CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TIÊN MẮC ĐỌA

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TIÊN MẮC ĐỌA Empty
Bài gửiTiêu đề: TIÊN MẮC ĐỌA   TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 10:17 pm

TIÊN MẮC ĐỌA

DIEU EN EXIL
VAN DER LEEW
Dịch giả: Nguyễn văn Minh và Huỳnh văn Tuất
ÁNH ĐẠO TÙNG THƯ
KÍNH DÂNG:
“Đức Giám Mục Leadbeater người đã giáo huấn tôi,
và ban ân cho tôi nhiều hơn là tôi có thể đền đáp lại”.
J.J. VAN DER LEEW
MỤC LỤC
Lời tựa

I. Thảm kịch của linh hồn bị lưu đày
1) Sự thức tỉnh của linh hồn
2) Sự chiến đấu trong con người
3) Vì không hiểu biết nguyên lai
4) Chân tánh của chúng ta
5) Thảm trạng của linh hồn
6) Cần thay đổi thái độ

II. Con đường dắt đến Chơn Nhơn
1) Sự thức tỉnh của linh hồn
2) Biến đổi trong thể vía
3) Biến đổi trong thể trí
4) Tai hại của một trí tưởng tượng
III. Thế giới của Chơn Nhơn
1) Biến đổi trong thể xác
2) Đời sống của chúng ta tại thế gian
3) Sắc đẹp của Chơn nhơn
4) Làm thế nào để có mãi tâm thức Chơn Nhơn
IV. Các quan năng của Chơn Nhơn
1) Ý chí của Chơn Nhơn
2) Không có một ý chí yếu đuối chỉ có một
sự tưởng tượng vô kỷ luật
3) Việc sử dụng ý chí trong Huyền môn Học
4) Chúng ta là con Đường Đạo
5) Quyền năng của tư tưởng sáng tạo
6) Sử dụng ba quyền năng
7) Sự cách biệt là một trạng thái dị thường
V. Sau cuộc lưu đày
Kết luận
Tham thiền về Chơn Nhơn

LỜI TỰA

Tôi viết các trang nầy khi tâm thức Chơn Ngã bừng
sáng nơi tôi khiến trong khoảnh khắc tôi nhận ngay được bao kiến thức, nhưng các kiến thức này cần rất nhiều ngày để trở thành sự thật và nhiều trang giấy để được giải bày.
Tôi không có công gì trong việc truyền bá các giáo lý nầy; tôi nhận được – cũng như chúng ta nhận được mọi điều trên CON ĐƯỜNG ĐẠO – rồi chỉ phổ biến lại với hy vọng các giáo lý ấy giúp ích mọi người cũng như đã giúp tôi.
J.J. VAN DER LEEW



LỜI GIẢI

Trong hình kế bên, các độc giả thấy ba con ngựa kéo một chiếc xe đưa Chơn Nhơn về Quê cũ.
Chơn Nhơn ấy là chúng ta. Chúng ta đang phản bổn, huờn nguyên nghĩa là đang tiến trên con đường trở về quê hương của chúng ta ở một cõi thiêng liêng. Chúng ta là những “cùng tử” đang trở về quê Cha như đã nói trong kinh Pháp Hoa.
Trên con đường tiến hóa nầy, chúng ta phải nhờ sức ba con ngựa, như trên con đường thỉnh kinh, Tam Tạng phải có ba đồ đệ phò trì.
Ba con ngựa hay ba đồ đệ nầy tượng trưng ba thể mà chúng ta dùng để sống ở các cõi biểu hiện:
- thể xác ở cõi Trần
- thể vía ở cõi Trung giới, sau khi từ giả cõi Trần
- thể trí ở cõi Thượng giới, sau khi từ giả cõi Trung giới và trước khi luân hồi trở xuống trần gian.
Đặc tính các thể nầy được tả rất khéo trong truyện Tây Du: thể xác là Sa Tăng ngớ ngẩn; thể vía là Bát Giới háo sắc, mê ngủ, lười biếng, ham ăn giống như lợn; thể trí là Tôn Hành Giả lăng xăng nhảy nhót như khỉ, lại còn ngạo mạn, khinh dễ Phật Trời đến dám đại náo Thiên Cung. Vì vậy các nhân vật nầy phải được dạy dỗ, huấn luyện nhiều năm để cải tà, qui chánh, và theo phò Tam Tạng thỉnh kinh.
Các thể của chúng ta cũng thế, chúng cũng cần được huấn luyện nhiều năm mới chịu phục vụ Chơn Nhơn trên con đường tiến hóa. Sự huấn luyện nầy rất khó khăn vì lúc đầu, Chơn Nhơn quên nguồn gốc thiêng liêng của mình. Trong giai đoạn nầy, nó tự đồng hóa với ba thể nên chỉ biết nuông chiều, thỏa mãn chúng. Nhưng một ngày kia, nó giác ngộ, biết chúng không phải là mình mà chỉ là những dụng cụ, là ba con ngựa của mình. Chừng đó, Chơn Nhơn tách ra, bước lên địa vị Chủ Nhơn và bắt đầu huấn luyện chúng. Sự huấn luyện nầy thường biến thành những trận chiến đấu gay go giữa Chơn Nhơn và phàm ngã do ba thể ương ngạnh tạo thành, và chỉ chấm dứt khi nào ba thể đã thuần.
Đến đây con đường tiến hóa chuyển sang một giai đoạn mới trong đó con người sống với tâm thức Chơn Nhơn để tiến đến sự điểm đạo lần thứ nhất.
Trên đây là một vài điều nên biết qua để đọc quyển sách nầy được dễ.



CHƯƠNG I

THẢM KỊCH CỦA LINH HỒN BỊ ĐÀY

Con đường Huyền Bí Học thường được gọi là con Đường Đau Khổ.
Thật ra, không có lý do nào để xem đó là con Đường Đau Khổ thay vì con Đường Vui Sướng, vì cùng một kết quả, có khi phàm ngã thấp hèn đau khổ mà Chơn Ngã cao thượng lại vui.
Tánh cách vui vẻ hay cực nhọc của các kinh nghiệm tùy phương diện quan sát của chúng ta. Trên con Đường Huyền Bí Học, mục đích cấp thời là thực hiện sự hòa hợp giữa Phàm Ngã với Chơn Nhơn, và sự hợp nhất nầy chỉ có thể thực hiện vào kỳ Điểm Đạo lần thứ nhất. Trong lịch sử linh hồn con người, kể từ lúc được cá thể hóa, không có biến cố nào quan trọng bằng sự Điểm Đạo vì sự kiện nầy là bước đầu của một đời sống mới, đời sống ý thức trong con Người Thật hay Chơn Nhơn.

SỰ THỨC TỈNH CỦA LINH HỒN

Trong cuộc hành hương ở cõi vật chất nầy, bao giờ con người còn tự đồng hóa hoàn toàn với các thể của mình và bị các thể nầy chủ trị thì con người quên hẳn bản chất thiêng liêng thật sự của mình và chưa đau khổ, vì những sự thỏa mãn của họ mang tính cách thú dục. Nhưng khi linh hồn bị giam hãm trong khám đường trần thế bắt đầu nhớ đến quê hương thiêng liêng đã rời bỏ từ lâu, khi nhờ ảnh hưởng của tình thương, của mỹ lệ và của đức hạnh, linh hồn ý thức được chân tánh của mình thì lúc đó đau khổ mới phát sanh. Chừng đó chúng ta mới nhận thấy mình giống Prométhée bị xiềng chặt vào khối vật chất. Chúng ta phải ý thức được thật sự mình là ai, nhiên hậu mới biết được rằng mình bị giam cầm và lưu đày. Khi một người lìa quê từ thuở nhỏ để sống lưu vong trong nhiều năm nơi đất khách, quê người trong sự thiếu thốn và cơ cực của cảnh lưu đày, lớn lên anh chỉ có thể nhớ mang máng thuở xưa anh có sống ở một nơi xinh đẹp hơn. Có thể một ngày kia, khi nghe được một giọng hát quen từ thuở bé, anh băn khoăn trực nhớ những chi đã mất, lúc đó, với một sự đau khổ đột ngột, anh nhận thấy rằng minh là một kẻ lưu đày đã lìa bỏ biết bao nhiêu điều yêu mến. Kỷ niệm nầy khiến anh khao khát trở về quê hương mình, và sự ham muốn đó càng ngày càng trở nên nồng nhiệt. Chỉ đến lúc đó thì sự đau khổ và sự chiến đấu mới bắt đầu; đau khổ - vì anh biết đã mất rất nhiều, chiến đấu – vì anh thử cố gắng thu lại những chi đã mất.
Sự thức tỉnh của linh hồn cũng giống như thế, trong lúc nó tiến triển, nó đem lại cho chúng ta cả vui lẫn khổ. Vui, vì bao giờ con người còn sống một đời đầy thú dục của các thể, y cũng nếm qua được ít nhiều khoái lạc; khổ, vì khi nhớ lại chân tánh và quê hương mình, y cố gắng chiến đấu đêm ngày để thoát ra khỏi áp lực nặng nề của thế giới vật chất đang chủ trị và đồng hóa y với các thể. Vì trước kia, y không ngờ rằng các thể nầy là những giới hạn chật hẹp nên nay chúng mới trở thành cái áo choàng Nessus bám chặt vào vai và y phải gắng sức nhiều mới mong gỡ được. Bây giờ, y mới thấy mình được hợp thành do hai nhân vật; một mặt, y ý thức được Chơn ngã hằng gọi y không dứt trở về quê hương thiêng liêng, mặt khác, bản chất thú dục kết chặt y với các thể và chế ngự y.

SỰ CHIẾN ĐẤU TRONG CON NGƯỜI

Không có vấn đề nào, không có khó khăn nào trong đời sống của con người quan trọng hơn sự ý thức ta là hai nhân vật kết hợp. Vì thế mà Thánh Paul, quằn quại trong sự tranh đấu giữa thể xác và linh hồn, than một cách thống khổ: “Tôi không làm điều thiện mà tôi muốn, trái lại, tôi lại làm điều ác mà tôi không ưa. Vậy nếu tôi làm điều mà tôi không muốn, thì không phải chính là tôi làm, mà do tội lỗi trú ẩn nơi tôi. Tôi nhận được một định luật nơi tôi: khi nào tôi muốn làm điều phải, điều ác đến kế bên. Trong nội tâm, tôi cố vui theo luật trời, nhưng xác thân tôi lại tuân theo một luật khác trái hẳn lại và xô tôi vào vòng tội lỗi. Tôi thật hết sức khổ sở ! Ai giải thoát tôi ra khỏi cái xác chết nầy?” Trong quyển sách “Các lời thú tội” của Thánh Augustin, sự chiến đấu nội tâm nầy được mô tả một cách thấm thía hơn: “Một bên thì lòng ngưỡng mộ sự vinh quang của Ngài nâng tôi lên để hợp nhất với Ngài, một bên thì sức nặng của sự yếu hèn kéo mạnh tôi xuống để xô dập tôi vào chỗ đê tiện, nơi tôi cố gắng vượt lên. Và sức nặng đó không chi khác hơn là những dục vọng xác thịt của tôi”. Và tiếp theo: “Trong tâm tôi, nỗi vui giả tạm và buồn tênh chiến đấu luôn với các nỗi buồn sung sướng và tôi không biết sự chiến thắng sẽ nghiêng về bên nào”. Đó là kinh nghgiệm thiên thu của con người chiến đấu, sự kinh nghiệm mà triết gia Goethe diễn tả rất đúng khi than: “Hỡi ôi ! hai linh hồn đang sống trong người tôi”. Đó là kinh nghiệm của bất luận người chí nguyện nào dấn thân trên con Đường Huyền bí Học, đó cũng là kinh nghiệm của bất cứ một người nào cố gắng sống một cách thanh cao để vâng theo mệnh lệnh của Chơn Nhơn nhưng bị các ham muốn của phàm ngã trì kéo xuống. Sự tranh đấu đó không dung tha một ai cả. Con rắn nhiều đầu nầy gây hấn dưới trăm ngàn hình thức, khiến đời sống của sinh viên huyền bí học trở thành một thảm kịch vô cùng đau khổ, trong đó các thể phung phí sinh lực nhiều và trở nên suy nhược. Trong đời sống của con người, có chi khó chịu bằng suy tưởng một đàng rồi sau đó lại hành động một nẻo? Bởi thế chúng ta cảm thấy tự khinh lấy mình, sự khinh khi mà Hamlet nói còn “đắng hơn là máu”, và thất vọng vì không khi nào sống được theo ý muốn của mình. Và trong thảm kịch ấy, điều bi thảm hơn hết là nó không hữu ích mấy; nó chỉ là kết quả của sự ngu dốt về các hoạt động của tâm thức của chúng ta.

VÌ KHÔNG HIỂU BIẾT NGUYÊN LAI

Sau cùng con người tự tìm ra được mình. Đây là một chơn lý kỳ lạ nhưng thông thường: sự thèm khát hiểu biết của con người khởi đầu bằng một điều xa xăm và kết thúc bằng một vịêc gần gũi. Người thượng cổ đã nghiên cứu vòm trời cao nhưng chỉ có người cận đại mới bắt đầu thám hiểm tâm hồn mình.
Phần đông người đời thấy chính mình là một sự huyền bí, có kẻ không ngờ rằng sự huyền bí nầy lại có được.
Chúng ta hãy thử hỏi một người thường rằng họ thật sự là ai; họ cảm giác, suy tư hay hành động thì điều chi xảy ra, và cái chi tạo thành sự tranh đấu giữa điều phải và điều quấy mà họ nhận thấy nơi tâm họ, thì họ chẳng những không trả lời được mà họ còn cho những câu hỏi trên là kỳ dị. Thật không có chi lạ bằng thấy một con người trọn đời, chịu đựng mọi điều khổ nhọc để chỉ hưởng những khoái lạc tạm bợ, nặng nề mà không hỏi vì sao mình phải sống !
Khi gặp một người đi lang thang cực khổ và thiếu thốn đủ điều, nếu chúng ta hỏi y đi đâu và y trả lời không biết thì chúng ta sẽ cho y là một kẻ điên. Trường hợp nầy giống hệt trường hợp phần đông thiên hạ trong đời sống hằng ngày; họ đi trên đường đời từ thuở trắng răng đến lúc bạc đầu mà không hề hỏi mình đi đâu; hoặc nếu có hỏi, họ cũng hỏi một cách qua loa và không cố gắng tìm câu giải đáp.
Nhưng trong cuộc hành hương dài đăng đẳng đến một ngày kia, linh hồn không thể tiếp tục sống mà không biết đến lý do của đời sống mình; đến một ngày kia vì thế giới xung quanh không cung cấp được một sự thỏa mãn lâu dài, linh hồn ngưng đeo đuổi ảo tưởng một cách cuồng nhiệt như bấy lâu và dừng chân vì kiệt sức trong sự yên lặng và cô đơn. Đến giờ phút nầy, linh hồn không buồn nhìn các ảo tưởng chung quanh nữa và quay mắt vào cảnh giới nội tâm, cảnh giới của Chơn Ngã, và tìm được nơi đây một chơn lý bất di bất dịch và một thế giới mới lạ hoàn toàn. Lúc đó, và chỉ lúc đó mà thôi, những câu hỏi về đời sống sẽ được giải đáp, nhưng như EMERSON đã nói, linh hồn không bao giờ trả lời bằng lời nói, mà bằng đối tượng của các cuộc sưu tầm của chúng ta.

CHÂN TÁNH CỦA CHÚNG TA

Trong thời gian chiến đấu, chúng ta tự đặt nhiều câu hỏi về mục đích của đời sống, nhưng khi các câu trả lời đến, chúng không đáp ngay câu hỏi, mà lại diễn biến theo kinh nghiệm của sự thật.
Bởi thế, về con người huyền bí, câu trả lời không phải là sự mô tả cách thức cấu tạo con người, mà lại là sự khám phá cái Chơn Ngã thân mật và cảnh giới của Chơn Ngã. Trong cảnh giới nầy, xuyên qua sự chiến đấu hằng ngày giữa hai nguyên lý Chơn Ngã và Phàm Nhơn, chúng ta thấy hiện ra một chơn lý tuyệt đẹp.
Thiêng liêng là đặc tánh của con người, vì con người là con của Đức Thượng Đế nên được chia sớt bản tánh của Đấng Cha trọn lành. Quê hương thật của con người là Cảnh giới Thiêng liêng, nơi đó y sống và hoạt động từ “vĩnh cửu nầy đến vĩnh cửu khác”. Trong cảnh giới nầy, Chơn Nhơn có những hoạt động đặc biệt, và sống một cuộc đời an lạc và vinh quang ngoài sức hiểu biết của con người. Tuy nhiên, có một bài học hay một kinh nghiệm mà Chơn Nhơn không thể tìm trong cảnh giới ấy nên nó phải chuyển tâm thức đến những cõi biểu hiện, để ý thức trong ngoại cảnh phức tạp, cái “Ngã” với cái “Phi Ngã”. Và chỉ nơi đó mà thôi, nhờ các thể tạo thành bằng chất của ngoại cảnh liên hệ, Chơn Nhơn mới nhận định được cái Ngã của mình, cái Ngã của một cá thể riêng biệt. Trong quê hương thật sự của Chơn Nhơn, không có sự phân biệt giữa cái Ngã và cái Phi Ngã, và các phần tử đều hòa hợp trong tâm thức chung của toàn thể. Vì thế, quan niệm về cái Ta riêng biệt không thể hoạch đắc được tại cõi thiêng liêng nầy. Chỉ trong các cảnh giới biểu hiện là cảnh giới vật chất, tình cảm và tri thức, nhờ sự đối chiếu giữa chủ thể và khách thể, Chơn Nhơn mới ý thức được cá thể riêng của mình. Như vậy, chính vì muốn học hỏi mà Chơn Nhơn mới giáng xuống các cõi biểu hiện và mượn những chất của các cõi nầy để tạo thành các thể. Đó là sự thiên di của linh hồn đến các cõi tối tăm được diễn tả một cách tượng trưng trong lịch sử của sự Sáng Tạo Vũ Trụ. Thiên Đàng nguyên thủy không phải là một trạng thái lâu dài, tuy rằng nó rất tốt đẹp và điều hòa. Linh hồn cần phải nếm qua những quả Thiện, quả Ác và quả Hiểu Biết, dù rằng phải xa lìa Thiên Đàng. Vì tự xét cần phải hiểu biết các cõi vật chất, linh hồn mặc vào “những áo da” là những thể vật chất, và phải chịu đựng những điều kiện nặng trọc của đời sống vật chất. Sự lưu vong nầy rất dài và sẽ kết thúc bằng sự cứu rỗi và sự phục sinh khi nào linh hồn ý thức được trở lại bản tánh thiêng liêng của mình, nghĩa là khi nào Đấng Chí Tôn hiện nơi tâm con người. Lúc đó, linh hồn trở về Thiên Đàng với một tâm thức rộng rãi hơn, phong phú hơn nhờ hưởng được nhiều kinh nghiệm của các kiếp ở cõi biểu hiện.

THẢM TRẠNG CỦA LINH HỒN

Như thế, chúng ta có thể xem các kiếp luân hồi kế tiếp của linh hồn trong các cõi biểu hiện như là một lối hoạt động đặc biệt của Chơn Nhơn, nhằm mục đích hoạch đắc những kinh nghiệm không thể thu thập được bằng cách nào khác hơn. Sự giam hãm tâm thức thiêng liêng trong ba thể (thể xác, thể vía và thể trí) là một bi kịch, một sự sa đọa vào vật chất, đó là nguyên nhân của tất cả những nỗi buồn khổ mà linh hồn phải chịu suốt cuộc hành hương của mình. Bởi vì khi linh hồn ký thác một phần tâm thức của mình vào ba thể là những dụng cụ phục vụ, phần nầy lại đồng hóa với các thể và lầm tưởng mình là các thể. Do đó, phần tâm thức nầy tách ra khỏi tâm thức vô biên của Chơn Nhơn để sống riêng rẽ với các thể và trở thành một cá thể cách biệt và chống đối với mọi sinh vật: cá thể ấy là Phàm Nhơn.
Đó là sự tích của chàng NARCISSE đẹp trai: thấy bóng mình soi dưới nước, NARCISSE toan ôm bóng ấy vào lòng nên nhào sâu dưới dòng sông. Tâm thức ta cũng thế: khi nhập vào ba thể, nó đồng hóa với các thể, tách khỏi Chơn Ngã cố hữu và quên hẳn nó là con của Thượng Đế nên nó cũng chìm sâu trong biển vật chất.
Đó là tấn kịch dài nhiều thế kỷ của linh hồn lưu vong, sa đọa và quên hẳn di sản thiêng liêng của mình vì trót phục lụy một cách vô ý thức các thể là những dụng cụ của mình. Thảm kịch này được tượng trưng bằng sự tích SOPHIA bị bọn cướp bắt giam, chưởi mắng và sỉ nhục cho đến lúc được Đấng Ki Tô đến giải thoát để đưa về quê thiêng liêng.
Làm sao có thể tưởng tượng một tấn kịch thê thảm hơn, một sự sa đọa nhơ nhớp hơn tình trạng của một linh hồn thuộc hàng quí tộc vinh sang và thiêng liêng nhất, mà nay lại quên nguồn gốc để hạ mình làm nô lệ cho vật chất trong một đời sống xấu xa, ô nhục ! Nhưng thỉnh thoảng ta mới nghĩ đến thảm kịch nầy khi nhơn loại hiện ra rất xấu xa trong sự hận thù, hung bạo, tục tằn, vô minh, thiển cận hay điên cuồng và chừng ấy, ta mới ý thức được một cách đau khổ sự đồi trụy của Chơn Ngã bất diệt ở nơi ta.

CẦN THAY ĐỔI THÁI ĐỘ

Nếu chúng ta cảm giác ở ta có hai nhơn vật – một cái Ta cao thượng bên trong và một cái Ta thấp hèn bên ngoài – là vì chúng ta vô minh. Con người không phải hai mà là một. Chúng ta là cái Ta thiêng liêng và chỉ là cái Ta đó mà thôi. Cảnh giới nó là cảnh giới của chúng ta, đời sống của nó là đời sống của chúng ta. Nhưng khi ký thác tâm thức thiêng liêng của chúng ta vào các thể dùng để thu thập kinh nghiệm, chúng ta lại đồng hóa với các thể và quên hẳn chúng ta là ai. Vì vậy, tâm thức bị tù hãm trong ba thể và chỉ biết chạy theo các dục vọng của chúng để trở thành cái mà chúng ta gọi là cái Ta thấp hèn hay Phàm Ngã. Tiếng nói của nội tâm, tiếng nói chính của chúng ta từ nay được xem như là tiếng gọi của Chơn Nhơn, và giữa Chơn Nhơn và Phàm Ngã, một sự chiến đấu nổi lên gây biết bao đau khổ. Nguyên nhân các đau khổ nầy là sự vô minh nên chúng sẽ đương nhiên chấm dứt phần nào khi chúng ta biết được bản chất chơn thật của chúng ta. Chúng ta cần phải thay đổi hẳn thái độ. Trước hết, cho rằng ở ta có hai nhơn vật là một quan niệm sai lầm. Chúng ta mãi cho rằng linh hồn hay Chơn Nhơn với tất cả những chi được xem là quí báu đều thuộc về một nhơn vật đứng trên cao vời vợi, còn chúng ta là bản chất đê hèn, là Phàm Ngã, chúng ta lặn hụp dưới hố sâu. Đoạn, chúng ta mới cố gắng vượt lên để đoạt các tài sản quí báu đó, cố gắng một cách gian lao vì chúng ta tưởng tài sản ấy là hoàn toàn xa lạ. Các cố gắng ấy thường được cho là “kinh khủng”. Về cảm hứng thanh cao, kiến thức kỳ diệu, năng lực tâm linh hay tình cảm bác ái, chúng ta cũng nói từ Chơn Nhơn giáng xuống. Chúng ta mãi phạm một điều sai lầm căn bản là đồng hóa mình với những chi không phải là mình, và đề cập mọi vấn đề tâm linh với sự sai lầm ấy. Điều kiện thành công trước tiên trong lãnh vực tâm linh là tin một cách tuyệt đối rằng chúng ta là Chơn Nhơn; điều kiện thứ nhì, cũng quan trọng và chánh yếu không kém, là tin ở quyền năng của Chơn Nhơn và can đảm sử dụng các quyền năng nầy một cách tự nhiên. Thay vì xem tâm thức thường nhật của chúng ta là tự nhiên và bình thường, và ngước mắt nhìn Chơn Nhơn như một nhơn vật cao cả không thể tiến gần, chúng ta phải xem tâm thức thường nhật ấy là dị thường và trái với trật tự thiên nhiên. Đời sống của Chơn Nhơn phải là đời sống hằng ngày của chúng ta.

SỰ CÁCH BIỆT LÀ MỘT TRẠNG THÁI DỊ THƯỜNG

Chúng ta không sao tưởng tượng được các cố gắng lớn lao và liên tục nhằm duy trì các ảo tưởng rằng ta là phàm ngã riêng tư. Từ sáng đến chiều, chúng ta xác nhận, bảo vệ cái phàm ngã thân yêu ấy mỗi khi nó bị công kích, chúng ta săn đón cách nào để cho không ai quên nó, khinh thường nó hay thiếu lễ độ đối với nó. Mặt khác chúng ta còn cố gắng thực hiện những điều nó mong muốn riêng để nó hiêu hiêu cách biệt mọi người.
Khi Chơn Nhơn đồng hóa với các thể vô thường dùng để biểu hiện nó, thì các ảo tưởng về cái Ta riêng biệt xuất hiện. Vì vậy, khi tâm thức của Chơn Ngã giáng xuống các thể thì nó không nhập vào được mà dường như bị vặn lại để bao ngoài các thể trong một trạng thái dị thường trái hẳn với thiên nhiên. Nó giống như một sợi dây cao su cột vào một vật gì và bị kéo giãn. Nếu thả ra thì dây cao su trở về trạng thái điều hòa lúc trước. Cũng thế, tâm thức của chúng ta đang bị cột chằng với các thể, ta hãy mở nó ra, hãy giải thoát nó. Nói khác đi, chúng ta chỉ cần từ bỏ cái ảo tưởng biệt lập mà chúng ta rất mến yêu thì cái tâm thức riêng rẽ đã tạo ra phàm nhơn sẽ tự nhiên trở về với cái Ta lớn hơn là Con Người Thật. Chúng ta thường nói đến sự cố gắng vô biên để vươn lên tâm thức thiêng liêng, nhưng chúng ta đâu có để ý đến các nỗ lực kinh khủng đang duy trì cái Ta riêng biệt. Đúng ra, chúng ta duy trì cái ảo tưởng đó mà chúng ta không dè. Xác nhận cái Ta riêng rẽ một cách bất lợi cho những kẻ chung quanh, thâu đoạt những điều chúng ta ham muốn và giữ gìn những điều chiếm hữu, tất cả những việc đó trở thành bản tánh thứ nhì của chúng ta khiến chúng ta không để ý đến các nỗ lực to lớn ấy nó nhằm xác nhận và phô trương phàm ngã.
Vậy chúng ta cần chấm dứt các nỗ lực sai lầm ấy để chúng đừng giam hãm chúng ta làm nô lệ cho các cõi vật chất và ngăn cản không cho chúng thấy sự thật về các cõi nầy. Chúng ta hãy xác nhận, quả quyết và duy trì sự thiêng liêng của Chơn Nhơn. Trong sự xác nhận đó, không thể có một sự kiêu căng hay một sự chia rẽ nào, vì đặc tánh của hai cõi thật của chúng ta là sự hợp nhất, trong đó, không thể có sự tự mãn và sự vĩ đại cá nhơn. Sự ngạo mạn là một thứ cây chỉ có thể nẩy nở ở các cõi vật chất nặng trược mà thôi; ở quê hương của chúng ta, nó không thể mọc được. Giải thoát tâm thức ta ra khỏi áp lực của các thể, nhận thức các quyền năng mà chúng ta sẵn có với tư cách là Chơn Nhơn, nhất quyết không để bị ràng buộc trở lại trong mạng lưới của đời sống vật chất, đó là phương cách duy nhất để đạt mục đích của chúng ta là chấm dứt sự chiến đấu khốc liệt giữa Chơn Nhơn và Phàm Nhơn, nó đầu độc đời sống của bao nhiêu người chí nguyện đang nghiêm trang vươn lên sự Điểm Đạo, từ cái Ta đê hèn đến cái Ta khả kính.

THỎA HIỆP KHÔNG ĐỦ, CẦN PHẢI HÀNH ĐỘNG

Đọc một tư tưởng hay, học một tư tưởng qui chưa đủ, chúng ta còn phải mang ra thực hành mới hưởng lợi được. Trong những trang sau đây, chúng ta sẽ thử thực hiện một kinh nghiệm là nhìn nhận chúng ta là Chơn Nhơn trong tâm thức thật của mình và cố giải thoát tâm thức đó ra khỏi mọi giới hạn để đưa nó vào cõi của sự an vui và sự tự tại thiêng liêng, nghĩa là vào cõi thật của nó.
Vào thời đại của chúng ta, phải hành động chớ không nên nói suông. Ý tưởng nầy rất thông thường và rất đúng, cần được áp dụng một vài loại diễn thuyết hay sách mà tác giả hay diễn giả không chỉ trình bày để mọi người thưởng thức, mà còn cố đưa họ vào những vùng bí ẩn, trong đó họ sẽ được dẫn đường, chỉ nẻo nhưng họ phải tự mình đi lấy mới được. Những bài diễn thuyết và những sách của chúng tôi thuộc về loại nầy nên cần được đem ra thật hành. Các độc giả và thính giả phải nhận thấy nơi tâm thức riêng của mình những điều đã được trình bày. Chúng ta sẽ áp dụng phương cách đó để tự tìm lấy cái Chơn Ngã của mình. Chúng ta không nên xem các trang nầy như ngắm một ngoại cảnh, trái lại, chúng ta cố hòa đồng và thực hiện trong tâm thức, các điều được đọc trong đó.


CHƯƠNG II

CON DƯỜNG DẮT ĐẾN CHƠN NHƠN

Khi chúng ta suy nghĩ về chúng ta và ghi nhận những ý tưởng hiện ra trong trí, chúng ta sẽ nhận thấy các ý tưởng ấy phản chiếu hình dạng và tên tuổi của chúng ta như trong một tấm gương soi. Ấy là cái ảo ảnh thứ nhứt cần vượt qua, vì bao giờ chúng ta còn trụ tâm vào hình dạng nầy là thể xác, chúng ta sẽ đồng hóa với nó, và đó chính là cái điều phải tránh. Vì khi chúng ta tự đồng hóa với thể xác hay với đối phần thanh nhẹ của nó là thể phách, chúng ta sẽ bị bắt buộc chạy theo các dục vọng và các điều kiện sinh sống của nó. Do đó, nẩy sanh sự yếu đuối, bịnh hoạn, sự nặng nề hay trơ lì khiến ta không thể đáp lại lời kêu gọi của nội tâm.

BIẾN ĐỔI TRONG THỂ XÁC

Mọi việc sẽ thay đổi hẳn khi chúng ta diệt được cái ảo tưởng rằng mình là thể xác, và nhận thấy rằng thể xác chẳng qua là một đứa tớ hay một dụng cụ để chúng ta sử dụng ở cõi trần. Chừng đó vị trí của chúng ta sẽ thay đổi lại. Thay vì đồng hóa với thể xác và để cõi trần chế ngự chúng ta qua sự trung gian của nó, chúng ta sẽ chế ngự lại cõi trần xuyên qua thể xác đã tùng phục chúng ta. Cái trọng tâm nay được di chuyển từ thể xác đến tâm thức. Chúng ta phải cảm giác rằng chúng ta đặt trung tâm của tâm thức phía sau thể xác và từ đó, chúng ta hành động bằng thể xác nhưng không hòa đồng với nó. Khi ta thay đổi thái độ đối với thể xác như vậy, ta thực hiện một sự thay đổi sâu xa ở con người. Giống như mạt sắt tụ hợp và xếp đặt theo những lực tuyến trong từ trường của viên đá nam châm, những phần tử của thể xác và thể phách cũng được sắp xếp theo ảnh hưởng chỉ đạo duy nhứt của Ý chí bên trong, thay vì ở trong trạng thái hỗn loạn rất dễ bị ngoại cảnh chi phối. Chúng ta phải cảm giác như thế, phải nhận thấy sự thay đổi ấy, một sự thay đổi quan trọng tạo nên do sự xác nhận rằng ta không phải là thể xác mà thể xác là vật sở hữu của ta. Kể từ nay, chúng ta phải cảm giác rằng một phần lớn năng lực và vật thực cung cấp cho thể phách và thể xác là do ở nội tâm chứ không phải lấy ở ngoại cảnh. Sự thay đổi toàn vẹn nầy cần được lãnh hội và cảm xúc hơn là sự xét bàn và thảo luận. Chúng ta phải cảm thấy thể xác rung động cùng một tiết điệu với tâm thức và tùng phục qui lệ và địều kiện của nội tâm hơn là của ngoại cảnh.
Dù hoạt động hằng ngày của chúng ta có ra sao chăng nữa, chúng ta cần phải giữ thái độ đó. Chúng ta phải luôn luôn cảm thấy rằng trong mọi hoạt động, chính chúng ta sử dụng một cách ý thức thể xác, chứ thể xác không tự nó hoạt động được. Sau đó, chúng ta buộc nó có những tập quán rất đều trong sự ăn, ngủ và thể dục để nó trở thành một dụng cụ hoàn toàn. Nếu các bắp thịt của chúng ta không được luyện tập hằng ngày thì chúng ta làm sao có thể mong có được một thân thể dẻo dai và bén nhạy? Sức khỏe cần hơn là chúng ta thường tưởng. Chúng ta còn nên dùng thức ăn chọn lọc để thể xác được linh hoạt và dễ dạy. Thay vì đụng chi ăn nấy, chúng ta nên chọn lựa những thức ăn nào có thể giúp thân thể trở thành một dụng cụ tinh khiết, khỏe mạnh và thanh bai. Trong lúc ăn, chúng ta phải ý thức rằng các thức ăn được phân phối trong thể xác chính từ bên trong. Hãy thực hiện việc đó và kinh nghiệm lấy hơn là xem như một đề tài học hỏi. Nên có cảm tưởng rằng chúng ta ăn một cách ý thức và với mỗi miếng ăn, chúng ta chuyển chất bổ vào cơ thể bằng một phương thức tâm linh. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo có chân trong một giáo hội hiểu rõ giá trị của các thánh lễ do Đấng Ki Tô đặt ra, và ý nghĩa của lễ ban thánh thể; họ cũng biết cách thức đặc biệt dùng bánh và rượu vang sau buổi lễ nầy. Các thức ăn cần được ăn với cách thức ấy vì rằng tất cả mọi vật đều được Đấng Ki Tô ban phép lành và sự sống của Ngài đều ẩn trong vạn vật, tuy rằng sự Hiện Diện của Ngài được biểu hiện một cách toàn vẹn hơn trong bánh thánh và rượu vang.
Với cách thức nầy, cũng như với nhiều cách thức khác, chúng ta cố tinh lọc thể phách và thể xác (cách thức nầy được các triết gia về phái luyện kim biết rõ và gọi là sự phục sinh), để chúng trở thành những dụng cụ hoàn toàn cho Chơn Nhơn. Sự biến đổi nầy rất thường thấy và một khi được thực hiện, nó sẽ đập tan cái áp lực của thể xác trên tâm thức; chừng đó thể xác sẽ là một dụng cụ thích nghi và hữu hiệu.

BIẾN ĐỔI TRONG THỂ VÍA

Bây giờ chúng ta đã thay đổi thái độ đối với với thể xác nên tâm thức ta đương nhiên rút khỏi thể nầy. Lẽ tự nhiên là: nó không rút ra trọn vẹn (vì như thế chúng ta sẽ buồn ngủ hoặc lâm vào trạng thái xuất thần), nhưng nó không còn bị giới hạn trong thể xác nữa và vươn cao lên, nhờ đó chúng ta mới có thể sử dụng thể xác để hoạt động.
Khi chúng ta đã rút tâm thức ra khỏi thể xác rồi, chúng ta phải thực hiện một sự biến đổi trong thể tình cảm là thể vía, cũng như chúng ta đã làm đối với thể xác. Chúng ta cũng gặp lại các nỗi khó khăn trước. Bấy lâu, chúng ta đã để thể vía tùy thuộc cõi tình cảm nên cõi nầy từ bên ngoài cấu tạo thể vía chúng ta với các ham muốn và xúc động của nó.. Lý do là chúng ta chưa phân biệt được giữa cái “Ngã” và cái “Phi Ngã” ở cảnh giới “bên trong” là cảnh giới của tình cảm và tư tưởng, và cho rằng các tình cảm và tư tưởng của chúng ta “phát sinh ngay trong chúng ta”, trong lúc chúng từ bên ngoài đến hay ít ra cũng bắt nguồn từ bên ngoài. Theo sự quan sát của những người có huệ nhãn, thì màu sắc của một thể vía như thế phân phối không đồng đều và thay đổi nhanh chóng theo ảnh hưởng bên ngoài. Tình trạng nầy cần phải thay đổi. Chúng ta phải xem cái vía và sử dụng nó như là một thể dùng để biểu hiện ở cõi Trung Giới. Chơn Nhơn phải luôn luôn xem chừng thể vía và cấu tạo nó từ bên trong bằng cách chuyển cho nó những tình cảm do nội tâm chọn lọc.
Quí vị thử cảm thấy sự thay đổi nầy nơi mình. Quí vị thử cảm thấy thể vía mình không còn các dục vọng và cảm xúc đê hèn, và với tư cách Chơn Nhơn, hãy chọn những tình cảm tốt đẹp để tô điểm nó như là một vật sở hữu. Quí vị hãy cảm xúc những tình cảm đó, hãy ý thức chúng tỏa chung quanh thể vía. Trước tiên, quí vị hãy cảm thấy lòng thấm đượm tình thương, một tình thương bao la ôm ấp muôn loài vạn vật, thay vì thứ tình thương ích kỷ chỉ muốn chiếm đoạt cho riêng mình. Quí vị hãy cảm thấy lòng sùng bái – sùng bái Đức Chơn Sư, các công nghiệp vĩ đại và các điều cao cả - tràn ngập thể vía. Kế đó, quí vị hãy nghĩ đến các người đau khổ và cảm thấy linh hồn từ bi của mình đến an ủi họ trên khắp thế gian. Sau cùng, quí vị hãy có những hoài bão tâm linh, quí vị hãy cảm thấy lòng hướng lên những điều cao thượng một cách nồng nhiệt và thể vía mình sáng rực trong trạng thái nầy. Khi quí vị, là Chơn Nhơn, đã quyết định những tình cảm nào sẽ là của mình, và đưa các tình cảm thanh cao ấy vào thể vía một cách ý thức, thì thể vía sẽ có một trạng thái mới. Không còn chứa chấp những tình cảm phất phơ, mập mờ và luôn luôn thay đổi, nó hiện ra sáng chói, luôn luôn phát huy những tình cảm cao đẹp do quí vị chọn lựa và rung động nhịp nhàng với các cảm xúc nội tâm. Bây giờ, người có huệ nhãn thấy nó khác hẳn lúc trước. Màu sắc nó không còn lờ mờ và phân từ vùng nữa mà trái lại chiếu rực rỡ từ trung tâm thành những vòng đẹp đẽ. Nó đã được biến đổi như thể xác.
Sự biến đổi nầy cũng có thể so sánh với một mớ mạt sắt trong một từ trường. Bây giờ thể vía đã có Ý chí làm trung tâm chỉ đạo và trở thành một đứa tớ ngoan. Không một kích thích hay một cám dỗ bên ngoài nào có thể gợi ở nó những cảm giác hoặc dục vọng mà chúng ta không muốn. Nó không còn dính liền với cõi Trung giới mà được tách rời ra để liên kết với Chơn Nhơn. Tình thế đã thay đổi hẳn; từ nay, thể vía sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của nội tâm và sẽ phát huy liên tục các tình cảm thanh cao để tô điểm cuộc đời.
Khi biến đổi thể vía được như thế, chúng ta tiến thêm một bước nữa đến sự chấm dứt cuộc chiến đấu giữa Phàm Ngã và Chơn Nhơn, trước kia rất gay go, vì trong lúc còn vô minh, chúng ta đã để cho các thể chế ngự một phần tâm thức của mình. Khi ta đặt thể vía dưới sự chỉ đạo của nội tâm, tâm thức của chúng ta được di chuyển một lần nữa; bấy lâu, nó bị liên kết vào thể vía, nay nó được giải thoát và đưa lên gần cảnh giới của nó. Nhờ vậy, thể vía được chăm nom và điều khiển từ bên trong và sẵn sàng vâng lệnh của chúng ta.

BIẾN ĐỔI TRONG THỂ TRÍ

Bây giờ đến lượt thể trí. Về một vài phương diện, sự biến đổi thể trí quan trọng hơn tất cả, vì nó chấp chứa một nguy cơ rất lớn đối với chúng ta mà chúng ta không ngờ.
Chúng ta không khi nào hành động hay nói năng mà chẳng suy nghĩ hay tưởng tượng trước hành động hay lời nói ấy, nhưng chúng ta không lưu ý đến. Những hoạt động trí thức rất nhanh, tâm thức của chúng ta lại là một lãnh vực còn rất mới lạ, nên chúng ta không biết được những điều xảy ra trong đó. Tuy nhiên, chúng ta không thể giơ tay lên mà không suy nghĩ trước về cử chỉ nầy. Vậy khi hành động, chúng ta tạo trước một hình ảnh, và vì hình ảnh nầy có tánh cách sáng tạo nên nó tự thực hiện và trở thành hành động. Trong chúng ta, tư tưởng là sự biểu hiện của Đấng Thánh Linh của Chúa Sáng Tạo. Nói khác đi, Năng Lực Sáng Tạo tối thượng biểu lộ trong quan năng suy tưởng. Khi suy tưởng, chúng ta tạo một hình ảnh và chuyển vào hình ảnh đó Năng Lực Sáng Tạo thiêng liêng, vì đó mà hành động phát sanh. Đôi khi, tư tưởng cần được lập lại nhiều lần để nó có đủ năng lực cần thiết. Khi một tư tưởng được lập đi, lập lại như thế, nó sẽ tạo nên tập quán và buộc ràng, cưỡng bách chúng ta.
Thật ra, nếu chúng ta tạo hình tư tưởng từ nội tâm một cách ý thức thì vô hại, Nguy cơ, một nguy cơ kinh khủng đe dọa đời sống của chúng ta, là chúng ta để ngoại cảnh tạo các hình ảnh ấy – thường là rất xấu – và dồn chất thanh khí sáng tạo; vì vậy các hình tư tưởng nầy chứa đầy năng lực và cần tìm cách trút vơi để thi hành chức vụ của chúng.
Chính sự hoạt động hỗn loạn nầy gây chiến đấu nội tại và các khó khăn tâm linh khiến cho thể trí thay vì phục vụ chúng ta lại sai khiến chúng ta. Bao giờ chúng ta còn cho phép thể trí tạo hình tư tưởng theo tác động bên ngoài thì chúng ta nguy mất và cuộc chiến đấu tiếp diễn không ngừng.

TAI HẠI CỦA MỘT TRÍ TƯỞNG TƯỢNG HỖN LOẠN

Chúng ta hãy lấy ví dụ một người nghiện rượu. Người nầy biết rõ các tai hại của tật xấu ấy; gia đình nghèo khổ, tiền lương phung phí, vợ con thiếu hụt, và trong lúc sáng suốt, anh quyết định chừa rượu. Nhưng khi đi qua quán rượu, anh thấy người ta ra vào và đôi khi, còn ngửi cả mùi rượu. Đến đây chưa có cám dỗ và cũng chưa có đấu tranh. Nhưng trong một khoảnh khắc, anh thấy anh uống rượu và tạo một hình tư tưởng của anh đang thỏa thích với rượu. Anh nghĩ rằng sự tưởng tượng nầy thỏa mãn được sự thèm của anh, nhưng thật sự, nó lại làm cho anh thèm thêm. Sau khi tưởng tượng như vậy, anh mới kêu gọi ý chí và nói: “Tôi không muốn uống rượu”, nhưng sự việc đã trễ rồi, và sự chiến đấu trở thành vô ích. Thường thì như vậy; khi hình tư tưởng được tạo thì hành động xảy ra. Có thể rằng hình tư tưởng nầy còn yếu và người nghiện có thể hủy diệt nó, nhưng anh cũng phải chiến đấu, phí sức và đau khổ. Phương cách tốt nhất là đừng tạo hình tư tưởng nói trên và can thiệp khi sự can thiệp còn hữu hiệu.
Trí tưởng tượng hỗn loạn nầy gây nhiều đau khổ hơn chúng ta tưởng. Biết bao trường hợp vướng vấp, sa ngã, nhất là về sắc dục, đều do trí tưởng tượng hỗn loạn, chứ không phải vì ý chí ươn hèn. Người ta có thể có những ham muốn nồng nhiệt, nhưng chính tư tưởng sáng tạo mới gây hành động. Phần đông người đời không hiểu hoạt động của tư tưởng, và không thấy, không rờ chúng được, nên cho chúng là vô hại. Đó là một nguy cơ to lớn. Người mê đắm sắc dục có thể nhìn kẻ mình ham muốn mà không sao, y cũng có thể nhớ tưởng đến kẻ ấy với điều kiện là đừng tưởng tượng các khoái cảm gây nên do sự thỏa mãn. Chỉ khi nào y tạo ra hình ảnh của chính y đang hưởng lạc, và cho phép dục vọng tăng cường hình ảnh nầy thì y mới lâm nguy.
Khi một người bị bao quanh bởi các món y ham muốn, y có thể khỏi phải chiến đấu nhọc nhằn nếu y đừng để trí tưởng tượng phản ứng trước những món ấy. Chúng ta cần nhân định rằng các món cám dỗ nầy tư chúng, chúng không có một quyền lực nào, trừ phi khi ta để trí tưởng tượng của ta sáng tạo những hình ảnh bất hảo. Một khi quyền năng sáng tạo của ta hoạt động sai rồi thì sự chiến đấu sẽ diễn ra. Chừng đó, chúng ta nhớ đến cái mà chúng ta gọi là ý chí để cố gắng chiến đấu với các tai hại do chính chúng ta tạo thành. Các cố gắng khó khăn và bấn loạn nầy không phải là Ý chí như người ta thường hiểu.

SỬ DỤNG Ý CHÍ

Trong quyển sách nổi tiếng về sức mạnh của trí tưởng tượng gây quyền năng sáng tạo của tư tưởng, ông Coué quả quyết rằng trong sự tranh đấu với Ý chí trí tưởng tượng lúc nào cũng thắng; tác giả nói đúng nếu ý chí được hiểu như là một sự kháng cự khó khăn và bấn loạn. Ví dụ: lúc tập cỡi xe đạp, chúng ta thấy đứng sựng trước mặt ta một thân cây nhưng ta lại đâm thẳng vào để té ầm xuống. Tại sao ta đâm vào cây? Là vì trí tưởng tượng hỗn loạn của chúng ta tạo hình ảnh ta đụng vào cây, rồi chúng ta lại tăng cường hình ảnh đó bằng sự sợ hãi. Kế đó, chúng ta mới nghĩ phải chống cự cách nào để tránh cây. Sự kháng cự nầy đã trễ và chỉ có hại, vì nó làm trí tưởng tượng càng thêm hỗn loạn.
Nếu chúng ta sử dụng ý chí đúng cách, chúng ta không khi nào lại để cho trí tưởng tượng phản ứng trước thân cây. Chúng ta lưu ý thấy cây nầy và bình tĩnh ghi nhớ sự hiện diện của nó mà vẫn giữ trong trí tưởng tượng hình ảnh con đường thênh thang, trống trải. Như vậy thân cây sẽ không làm bận trí ta và chúng ta sẽ bình yên đạp xe tiến thẳng trên đường.
Một câu chuyện cổ thuật ba người xạ thủ nhắm bắn một con chim đang đậu trên cành. Người thứ nhất nhìn thấy cành cây và bắn hụt con chim; người thứ nhì nhìn con chim và chỉ bắn mũi tên phớt nó; người thứ ba khi nhắm con chim (chắc đây là một con chim rất bình tĩnh), thì không nhìn cành cây hay con chim, mà chỉ nhắm mắt chim và y bắn trúng. Quyền năng của Ý chí cũng giống như thế, nó chỉ chú vào mục đích phải đạt mà thôi. Nếu người nghiện rượu nói lúc nãy biết vận dụng Ý chí, thì y chỉ có một ý tưởng duy nhất là tiếp tục con đường của y; nhờ đó, y có thể đi ngang qua quán rượu mà khỏi bị cám dỗ và chiến đấu. Đó mới chính là năng lực của Ý chí thật sự, nó giúp chúng ta tập trung trọn vẹn tâm trí vào một mục phiêu nhất định. Tác dụng của Ý chí không phải làm việc nầy hay tránh việc nọ, tác dụng của nó là giữ trong tâm thức một ý định duy nhất mà thôi.

MỘT ĐIỂM QUAN TRỌNG VỀ THỂ TRÍ

Như vậy, thể trí có một sự quan trọng đặc biệt. Chúng ta không thể để nó kết tạo một hình ảnh nào mà không có sự chấp thuận của ta là Chơn Nhơn. Quí vị hãy loại ra khỏi thể trí mọi hình ảnh, mọi tư tưởng bất hảo. Quí vị hãy huấn luyện nó như các thể khác để nó trở nên nhạy cảm và phục lụy nội tâm thay vì tùy thuộc ngoại cảnh. Sau sự thay đổi nầy, người có huệ nhãn thấy thể trí hiện rực rỡ dưới ánh sáng của nội tâm và hòa đồng với tâm thức Chơn Nhơn.
Nhưng như thế chưa đủ, vì với cách đó, chúng ta chỉ ngăn cản thể trí không cho trở thành một chướng ngại vật trên con đường tiến hóa, chỉ có thế thôi. Chúng ta còn phải biến đổi năng lực sáng tạo của thể trí thành những năng lực tốt đẹp. Thể trí trở thành vô hại chưa đủ, nó còn phải phục vụ chúng ta. Nó phải sáng tạo và tăng cường bằng cảm xúc, các tư tưởng xét cần thực hiện trong đời sống hằng ngày. Mục đích của sự tiến hóa chúng ta là sự toàn thiện, không phải toàn thiện một cách ích kỷ, mà với nguyện vọng làm vơi nhẹ phần nào gánh nặng của trần gian. Vậy thay vì cấu tạo trong trí ta những gì ta cố tránh như chúng ta thường làm một cách vô ý thức, chúng ta hãy tưởng tượng con người toàn thiện mà chúng ta sẽ trở thành. Với tất cả năng lực sáng tạo của thể trí, chúng ta hãy tưởng tượng mình là con người thiêng liêng về các phương diện bác ái, ý chí, tư tưởng sáng tạo trong lời nói và việc làm. Chúng ta hãy để hình ảnh nầy tràn ngập thể trí và tăng cường nó bằng các xúc động thanh cao của sự an lạc, lòng bác ái, sự cung hiến và các nguyện vọng tâm linh. Hình ảnh nầy sẽ đào luyện con người thiêng liêng nhờ năng lực sáng tạo của trí tưởng tượng. Năng lực nầy lúc trước gây cho chúng ta bao nhiêu đau khổ, thì bây giờ hữu ích bấy nhiêu, vì khi chúng ta sử dụng trí tưởng tượng một cách ý thức rồi chúng ta không còn là đứa tớ của nó nữa. Nó không còn sai khiến chúng ta mà trở thành một dụng cụ của chúng ta. Một năng lực thù nay trở thành năng lực bạn.
Năng lực sáng tạo của trí tưởng tượng trong vai trò kiến tạo thật vô biên. Chúng ta có thể sử dụng năng lực ấy không những trong cách ăn ở và trong hành động hằng ngày mà cả trong công việc làm và trong các trò tiêu khiển, một khi chúng ta biến thể trí thành một kẻ phục dịch hiền lành.
Bây giờ, quí vị hãy chuyển tâm thức ra khỏi thể trí và đặt nó dưới quyền sử dụng của Chơn Nhơn, cũng như quí vị đã từng làm đối với các thể xác và thể vía. Kể từ nay, ba thể tuân theo mệnh lệnh của chúng ta; trong các giới ảo tưởng, đó là ba con ngựa đang kéo chiếc xe do Chơn Nhơn cầm cương điều khiển. Chúng không còn buông lung chạy đâu tùy thích nữa mà ngoan ngoãn theo con đường do Chơn Nhơn đã chọn. Như vậy Chơn Nhơn đã giải thoát tâm thức ra khỏi sự trói buộc của ba thể và đưa nó vào cảnh giới của chính mình, nơi đây Chơn Nhơn có thể luôn luôn sử dụng các thể như là kẻ phục dịch rất ngoan

CHƯƠNG III

THẾ GIỚI CỦA CHƠN NHƠN

Một khi được giải thoát khỏi ba thể, tâm thức ta tự nhiên sẽ trở về hòa hợp với con người thật là Chơn Nhơn.
Quí vị còn phải cố gắng tiến thêm một bước nữa để ý thức không chút mảy may nghi ngờ, rằng mình là Chơn Nhơn, là linh hồn thiêng liêng bị lưu đày từ lâu. Quí vị hãy đưa linh hồn về quê hương của mình, hãy bước vào cõi đó là cõi sở hữu của mình, và trong khoảnh khắc, quí vị tự nhận ra mình là cái Ta thiêng liêng hòa đồng với bản tánh thiêng liêng của vạn vật. Đến lúc đó, chơn tánh của chúng ta hiện ra rất rõ rệt và sự tranh đấu gay go giữa Chơn Nhơn và Phàm Nhơn chấm dứt. Tâm thức bị giam cầm và lưu đày đã quay về với tâm thức chung mà lúc trước nó bị tách rời. Con người bây giờ là Một. Cái Ta thiêng liêng bên trong đã được giải thoát khỏi ba thể và biết sử dụng chúng một cách ý thức để làm dụng cụ.
Quí vị không nên chỉ hướng suông tâm thức về Chơn Nhơn bằng tư tưởng. Quí vị cũng không nên chỉ bằng lòng dùng trí thông minh nhìn nhận rằng mình là Chơn Nhơn. Quí vị hãy thực hiện việc đó. Quí vị phải là Chơn Nhơn, phải sống trong cảnh giới riêng biệt của Chơn Nhơn. Nếu quí vị thành công trong việc tách rời tâm thức khỏi các thể thì quí vị sẽ đưa tâm thức nầy dễ dàng về với Chơn Nhơn vì nó là của Chơn Nhơn, và cảnh giới của Chơn Nhơn lại là quê hương thật của mình.
Khi mới bước vào quê hương mà chúng ta đã lìa bỏ từ lâu, chúng ta nhận thấy một cảm giác tự tại và an vui kỳ diệu. Tuy nhiên lúc đầu, giống như một người bị giam cầm nhiều năm tại một nơi âm u và bị chói lòa trước ánh sáng mặt trời, khi trở lại cõi của chúng ta sau một cuộc lưu đày nhiều thế kỷ trong khám đường vật chất, chúng ta hơi bỡ ngỡ vì ánh sáng nhiều quá và cũng vì mọi giới hạn xưa đều không còn. Trong cảnh giới nầy, tất cả đều là ánh sáng và an vui: Chơn Nhơn sẽ phiêu diêu trong một hạnh phúc và một sự huy hoàng tuyệt vời nên không bao giờ muốn trở về cõi thế vô thường, hư ảo. Bây giờ, chúng ta biết mình là ai và khi nhận thấy mình và quê hương mình vô cùng mỹ lệ và thiêng liêng thì dù mùi trần có cám dỗ thế nào, chúng ta cũng không thể cho mình là các thể. Sự mê hoặc kềm hãm xưa đã tiêu tan và lần thứ nhất, chúng ta biết được thế nào là cái tâm an lạc và vô ngại.
Thật lạ thay khi tất cả bỗng trở thành giản dị ! Trong cõi của Chơn Nhơn chúng ta hành thiện một cách tự nhiên và quá khứ của chúng ta hiện ra phức tạp, rắc rối đến không sao hiểu nỗi.
Như vậy, chúng ta có đủ can đảm nhìn nhận chân tánh của mình, thì tất cả mọi tranh đấu, mọi cố gắng đều biến mất; đời sống trở nên đơn giản, bình dị và ngày tháng sẽ trôi qua trong sự điều hòa.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TIÊN MẮC ĐỌA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TIÊN MẮC ĐỌA   TIÊN MẮC ĐỌA I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 10:20 pm

ĐỜI SỐNG CỦA CHƠN NHƠN

Một trong các điều làm cho chúng ta ngạc nhiên khi chúng ta tự biết mình là Chơn Nhơn là nhận thấy Chơn Nhơn có một đời sống vinh quang vượt cao trên đời sống trần gian.
Cho đến những người biết Phàm Nhơn là sự biểu hiện tạm thời của Chơn Nhơn, họ cũng hiểu lầm rằng sự biểu hiện tạm thời đó đối với Chơn Nhơn là một điều rất quan trọng. Sự thật thì quãng đời ở trần gian chẳng qua là một hoạt động phụ thuộc của Chơn Nhơn. Ở cõi của mình, Chơn Nhơn có một đời sống rất huy hoàng, nhưng làm sao có thể diễn tả đời sống nầy bằng lời lẽ trần gian và các điều thuộc thế giới hữu hình !
Trên cõi của mình, Chơn Nhơn tích cực tham gia vào Đại Công Nghiệp của Đấng Tạo Hóa: cùng với các Thiên Thần và các Đấng Cao Cả khác, Chơn Nhơn góp sức vào việc tạo lập các cảnh giới cần cho sự duy trì vũ trụ nầy. Công nghiệp của Đức Thượng Đế là sáng tạo, và Chơn Nhơn vì là thiêng liêng cũng theo đuổi công trình sáng tạo đó. Chỉ nghệ thuật mới có thể diễn tả được sự nghiệp thật sự của con người thiêng liêng, và chúng ta phải nhờ tài diễn tả của các thi sĩ và nhạc sĩ nếu chúng ta muốn có một ý niệm về sự nghiệp nầy.
Như trong tập thơ của Shelley tựa “Prométhée giải thoát”, chúng ta thấy phảng phất hoạt động của Chơn Nhơn qua bài thơ “Hợp ca các Đấng Thánh Linh và Thời Gian”:
“Hãy tạo lập một màn tiết điệu huyền bí, - từ cõi thâm sâu của trời cao và từ các cõi xa xôi của hoàn vũ – hãy đến, hỡi các Thánh Linh vạn nặng và an lạc – hãy đến để ban hân hoan, vũ điệu và lời ca tràn ngập khắp nơi – giông như lượn sóng của muôn ngàn sông rạch cùng nhau tuôn trào ra đại dương huy hoàng và hòa hợp!”. Và tiếp theo đó, “Hợp ca các Đấng Thánh Linh” hát:
“Và lời ca sẽ kiến tạo – trong không gian mênh mông và trống rỗng – một cõi dùng làm dụng cụ cho Đấng Thánh Linh Minh Triết”.
Lời ca, tiếng nhạc, âm thanh họa chăng mời gợi được ý niệm về công nghiệp của Chơn Nhơn, tuy rằng nơi cõi của Chơn Nhơn không có chi giống với cái mà tại trần thế chúng ta gọi là âm thanh. Nói chung, công nghiệp nầy tương tự một đại hòa tấu, mà nhạc điệu và âm giai là những sinh vật sống động, luôn luôn ca hát để diễn tả bản tánh của mình và sáng tạo không ngừng với quyền năng sở hữu. Chúng ta còn có thể so sánh công nghiệp nầy với một khuôn lụa sáng ngời, trong đó những sinh vật giống như các điểm rực rỡ nối liền nhau bằng những lằn sáng chói. Nhưng không cái chi có thể diễn tả được sự hân hoan thuần khiết, sự toàn phúc tuyệt vời và cảm giác sung sướng của Chơn Nhơn được tắm mình trong ánh sáng của một “cảnh đẹp tuyệt vời chưa một ai nhìn ngắm”.
Một đoạn của Cựu Ước Kinh có nói rằng khi thế giới được tạo lập thì “các Con của Đức Thượng Đế reo vang vui mừng”. Lời nầy gợi hình ảnh của Chơn Nhơn, con thật sự của Đức Thượng Đế, đang phát huy hạnh phúc trong cõi của mình . . .
Tất cả công nghiệp giống như một nghi lễ bao la, một Thánh Ca khả kính phụ họa sự sáng tạo đang duy trì các cõi. Điều mà nơi thế gian chúng ta gọi là nghi lễ, chỉ là vang bóng của một nghi thức chân xác và vĩ đại mà Chơn Nhơn biết rõ trong cõi riêng của mình. Vì thế mà nghi lễ của các tôn giáo lớn và của Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) khiến chúng ta nhớ lại quê hương chúng ta; trong các nghi lễ nầy, phảng phất đâu đây những hòa điệu lẻ loi của một bài ca tuyệt diệu hằng vang lên ở quê hương của chúng ta.

ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA TẠI THẾ GIAN

Khi chúng ta đạt đến tâm thức Chơn Nhơn, đời sống trần gian mà chúng ta tưởng là vô cùng quan trọng, hiện ra hư ảo gần như một giấc chiêm bao. Đối với Chơn Nhơn, đời sống phàm trần chẳng qua là một phận sự bắt buộc, một bài học về cái ta riêng rẽ. Do đó, Chơn Nhơn phải lìa quê hương và chỉ những cảnh giới nặng đặc mới có đủ năng lực kháng cự và phân ly để phát triển cá nhân tính hay ý niệm về cái “Ta” rất cần cho Linh hồn.
Từ cõi của Chơn Nhơn, khi nhìn xuống trần gian, ta thấy lòng bình thản vô cùng vì đời sống trần gian hiện ra không còn quan trọng nữa và chỉ được Chơn Nhơn lưu tâm một ít mà thôi. Chúng ta giống như một nhà chính trị, quá bận rộn với công việc quốc gia, nên chỉ có thể dành đôi chút thì giờ cho những việc hoạt động riêng tư, nhỏ nhặt.

SẮC ĐẸP CỦA CHƠN NHƠN

Cõi của Chơn Nhơn không có các hình dạng và màu sắc của cõi trần, nhưng muốn tả cõi ấy, chúng ta phải dùng màu sắc và hình dạng nầy. Vậy chúng ta thử tả hình dáng của Chơn Nhơn, mặc dù Chơn Nhơn biểu hiện khác hẳn các sắc tướng của cõi hiện tượng. Do đó, quí vị cần thận trọng khi chúng tôi tả Chơn Nhơn như một người huy hoàng tột bực, nhưng hình dáng nầy thay đổi tùy thiên tài và sứ mạng của Chơn Nhơn trong Đại Công Nghiệp. Tôi biết được một Chơn Nhơn như pho tượng Apollo của người Hi Lạp, được trổ trong đá hoa sáng chói và siêu nhiên. Linh cảm là đặc điểm của vi nầy. Một Chơn Nhơn khác hơi giống tượng Thần Déméter tại Viện Bảo Tàng “British Museum”, gương mặt trang nghiêm, bình thản và an tĩnh đang trầm ngâm nghĩ ngợi về cõi thuộc phần vụ Ngài chăm nom và bảo trợ. Mỗi Chơn Nhơn đều có một hình dáng riêng sáng ngời và tuyệt đẹp, tùy sứ mạng hay thiên tài của mình.
Khi đã đưa tâm thức chúng ta vào cõi của Chơn Nhơn, và nhận biết rõ chân tướng thanh cao của mình, chúng ta không bao giờ còn cho ta là cái bóng của chân tướng ấy; khi đã biết mình là cái Ta thiêng liêng bên trong, thì không khi nào dù trong khoảnh khắc, ta còn ảo tưởng rằng chúng ta là thể xác và có ở một nơi nào trên cao một cái Ta thiêng liêng. Kể từ bây giờ, vị trí của chúng ta đổi ngược lại: khi đề cập đến mình, chúng ta nói đến một Đấng tuyệt vời là chúng ta, chớ không phải nói đến các thể trong đó chúng ta chỉ tạm đặt một ít tâm thức mà thôi.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MÃI TÂM THỨC CHƠN NHƠN?

Vì trong một thời gian rất dài, chúng ta tiến hóa như một kẻ bị đày trong ngoại cảnh tối tăm, nên xu hướng chung của chúng ta là đồng hóa với các thể, dù rằng chúng ta tự nhận được chúng ta là Chơn Nhơn.
Chúng ta thường vấp phải lỗi lầm nầy: sau khi đã cảm xúc được một kích động tâm linh ngắn ngủi nhưng dồi dào trong một buổi lễ hay một buổi tham thiền, chúng ta ngồi tiếc: “Chà, thật là tuyệt diệu, tôi tiếc rằng kích động đó đã qua”. Quí vị nên lưu ý đến sự lầm lạc nầy. Khi quí vị cảm giác được một điều cao thượng, thì phải nói: Thật là tuyệt diệu và tôi sẽ giữ mãi cảm xúc nầy ở tôi”. Hai lời nói trên khác nhau nhiều. Sự yếu đuối của chúng ta là sau khi chứng nghiệm được một cảm xúc quí báu, chúng ta lại cam chịu để nó mất đi. Quí vị đừng khi nào cam chịu như thế. Quí vị nên cưỡng lại và nói: “Tôi không để cảm xúc nầy thoát đi; tôi giữ mãi các điều thực hiện thiêng liêng nầy; Ta, cái Ta thiêng liêng, tôi quyết giữ nó lại”. Và ta có thể giữ lại vì những người khác đã giữ được. Vả lại, nếu một ngày kia, tất cả chúng ta sẽ sử dụng được các quyền năng thiêng liêng của mình và cũng sẽ có tâm thức Chơn Nhơn mà bây giờ chúng ta chỉ thấy thoáng qua trong chốc lát, thì tại sao ta không thực hiện các điều đó ngay bây giờ ?
Biết rằng mình là Chơn Nhơn, và đời sống của mình vui tươi, an lạc. Quí vị hãy quyết định sống đời sống đó. Quí vị đừng trở lại cảnh tối tăm của sự tù đày. Tại sao trở lại cuộc đời của phàm ngã, cái kiếp sống ngục tù, chật hẹp và đen tối khi quí vị có thể sống ở cõi ánh sáng của Đời sống thiêng liêng? Tại sao khộng lưu lại đây, làm việc nơi đây, sống tại đây?


CHƯƠNG IV
CÁC QUYỀN NĂNG CỦA CHƠN NHƠN

Biết ta là Chơn Nhơn, chúng ta nên hiểu rõ quyền năng của Chơn Nhơn.
Trước tiên là tình bác ái, một trạng thái của Chơn Nhơn. Cái quyền năng hợp nhất nầy được gọi theo danh từ Thông Thiên Học là Bouddhi (Bồ Đề Tâm). Khi tâm thức của Chơn Nhơn nhập vào ba thể và bị lệ thuộc phàm nhơn, thì ban đầu chúng ta có cảm giác ta là một sinh vật cách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh. Nhưng khi chúng ta trở lại với Chơn Nhơn thì cái ảo tưởng biệt lập đó biến mất, và chúng ta ý thức rõ ràng được sự hợp nhất. Lúc đó, mầu nhiệm thay, tuy vẫn biết mình là một cá thể, chúng ta lại chia sớt đời sống của mọi người, của vạn vật. Chúng ta là sự sống của thảo mộc đang nẩy mầm, của nước trong biển cả, của gió mây, của ánh sáng, của muôn loài. Năng lực của tình yêu là thế; trên con Đường chí thiện, đó là năng lực quyết định duy nhất. Cái sức mạnh nó đưa chúng ta đến sự Hợp Nhất thiêng liêng không phải là ý chí, cũng không phải là tư tưởng mà là tình thương yêu. Thương yêu là hợp nhất, và càng hợp nhất thì chúng ta cảm thấy thương yêu mọi người, cả cỏ cây, kim thạch. Hơn nữa, khi chúng ta tiến đến sự hợp nhất với Sự Sống thiêng liêng thì Sự Sống nầy lôi cuốn chúng ta như đá nam châm. Quí vị nên cố gắng cảm thấy quyền năng thương yêu của Chơn Nhơn bao trùm vạn vật và tan hòa tâm thức mình trong tâm thức bao la của Vũ trụ.
Bắt đầu, quí vị nên cảm thấy tâm thức riêng rẽ của mình như là một phần tâm thức của Đức Sư Phụ và cố hòa hợp trọn vẹn với Ngài. Sự hợp nhất nầy, quí vị đừng chiêm ngưỡng nó mà phải cảm xúc nó, nó phải là một sự thật hiển nhiên khiến quí vị cảm thấy rằng mình là một phần của Sư Phụ. Nhờ thế, quí vị sẽ nhận định rằng tình thương là năng lực quyết định duy nhất trên Con Đường Đạo. Sức mạnh của tình thương, lòng sùng bái các Sư Phụ và cái mức độ hòa hợp với Ngài, đó là những điều giúp chúng ta được các Ngài thu làm đệ tử.
Cũng theo cách thức ấy, nhưng trong một phạm vi vô cùng rộng lớn hơn, tâm thức chúng ta sẽ mở rộng mênh mông khi chúng ta cố gắng hòa hợp với tâm thức của Quần Tiên Hội. Tâm thức nầy, tuy được kết tạo bởi nhiều Đấng Cao Cả, nhưng chỉ được điều động do một ý chí duy nhất, ý chí của Đức Ngọc Đế. Khi chúng ta ý thức được đôi chút sức hợp nhất kỳ diệu của nó, chúng ta sẽ hướng mãi về nó để dần dần tiến đến sự Điểm Đạo lần thứ nhất.
Tình thương như đá nam châm, nó thu hút chúng ta vào lòng vạn vật để đưa chúng ta đến mục đích của sự tiến hóa là sự hợp nhất thiêng liêng.
Lúc nào chúng ta hiểu được như thế, chúng ta sẽ lãnh hội được ý nghĩa của câu châm ngôn huyền bí: “Tăng trưởng như một đóa hoa”. Dưới sức nóng và ánh sáng mặt trời, đóa hoa tươi nở, nó khao khát mặt trời và hướng về mặt trời. Chính tình thương mặt trời của hoa làm cho nó nở, tình thương của linh hồn đối với Thái Dương thiêng liêng cũng thế, nó giúp linh hồn tăng trưởng. Sự tăng trưởng nầy không có cho khó nhọc, và không cần được khuyến khích, thúc đẩy gì cả vì chúng ta hòa hợp một cách tự nhiên với những gì ta thương mến. Do đó, tình thương chúng ta phải bao la, rộng rãi để bao gồm vạn vật, vì trong vạn vật đều có sự sống thiêng liêng mà chúng ta đang tìm. Nếu chúng ta loại trừ một sắc tướng nào, chúng ta sẽ loại bỏ luôn chính sự sống thiêng liêng ở trong đó, và như thế, sự hợp nhất sẽ bị trở ngại. Trong tâm quí vị, đấng Ky Tô phải trở thành trung tâm hòa hợp vạn vật; trong tình thương Ngài. Quí vị hãy cảm thấy tình thương vạn vật và từ sự yêu thương Chúa, quí vị sẽ đi đến chỗ thương yêu mọi người, mọi vật. Chừng đó, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa thâm sâu của lời sau đây của Đấng Ky Tô: “Một khi các người làm điều chi cho một em bé nhỏ nhứt trong các em ta, chính là các người đã làm điều đó cho ta vậy”.
Lần nầy cũng thế, muốn thực hiện được tình thương của Chơn Nhơn, chiêm ngưỡng suông, nhận thức suông không đủ, chúng ta phải cảm xúc tình thương đó, phải trở thành tình thương đó để nó đưa chúng ta lâng lâng trên trời xanh đến mục đích tối cao. Đó là một quyền năng mà chúng ta phải tập sử dụng một cách ý thức.

Ý CHÍ CỦA CHƠN NHƠN

Chơn Nhơn có một quyền năng khác mà chúng ta phải học để nhận thức rằng nó thuộc về mình, đó là Ý Chí mà Thông Thiên Học gọi là Atma. Đừng lầm lẫn quyền năng thiêng liêng nầy với cái khiếu yếu ớt mà chúng ta thường gọi là “Ý Chí”. Tôi chưa biết một danh từ nào bị hiểu sai hay bị lạm dụng như thế. Chúng ta dùng nó khi chúng ta muốn: “ước mong” hay “ham muốn”. Chúng ta thường nói: “Người ấy có một ý chí yếu đuối”, nhưng nói thế thì sai. Khi chúng ta nói: “Các ý chí chống đối” thì ta hiểu đó là sự va chạm giữa điều ham muốn ích kỷ. Cũng như chúng tôi đã lưu ý ở đoạn trước, các ông Coué và Baudouin dùng danh từ ý chí để chỉ sự kháng cự khó khăn và bấn loạn, và chính vì thế mà vấn đề bị đặt sai trong quyển sách của hai ông.
Chúng ta hãy loại bỏ ý tưởng rằng ý chí “động tác”, rằng nhờ ý chí mà chúng ta đạt được kết quả. Động tác, thực hiện, không phải là phần vụ của ý chí mà thuộc một trạng thái khác của Chơn Nhơn; đó là sự hoạt động sáng tạo. Ý chí là một Đế vương muốn “điều nầy việc nọ được làm” nhưng tự mình thì không làm lấy việc đó. Định nghĩa theo tâm lý học thì ý chí là quan năng tập trung tâm thức vào một việc nhất định. Như thế, chúng ta thấy rằng ý chí là một năng lực rất thanh thản, bình tĩnh và yên lặng; tóm tắt, đó là năng lực trụ vào một điều và loại hẳn các việc khác. Năng lực ấy là một quyền lực phi thường mà ít ai hiểu được.

KHÔNG CÓ MỘT Ý CHÍ YẾU ĐUỐI
CHỈ CÓ MỘT SỰ TƯỞNG TƯỢNG VÔ KỶ LUẬT

Muốn hiểu rõ hơn, chúng ta nên phân tách vài trường hợp trong đó Ý chí thường được cho là yếu đuối. Ví dụ chúng ta quyết định thức dậy vào sáu giờ mỗi buổi sáng. Vào giờ nói trên, chúng ta thức dậy với cảm giác còn buồn ngủ và mệt mỏi. Nếu chúng ta biết cách sử dụng ý chí, chúng ta chỉ chăm chú vào một ý tưởng duy nhất là việc thức dậy và cương quyết loại trừ các ý tưởng khác, thì sẽ không có sự chiến đấu. Nhưng thường chúng ta đâu có làm thế, trái lại chúng ta để trí tưởng tượng xen vào để hình dung mình lạnh run khi rời bỏ chiếc nệm ấm và rất sung sướng được nằm ngủ trên giường. Những hình tư tưởng nầy rất tai hại vì chính do áp lực sáng tạo của chúng nó mà ta nằm lại ngủ thêm. Mỗi khi trí tưởng tượng đã hoạt động như thế rồi, chúng ta có kháng cự đi nữa thì cũng vô hiệu. Ví dụ chúng ta có thắng thì chúng ta cũng đã gây ra một trận chiến đấu gay go mà chúng ta có thể tránh dễ dàng nếu chúng ta hiểu rõ vai trò thực sự của Ý chí. Vậy khi chúng ta thất bại nằm lại trên giường, đó không phải do ý chí yếu ớt, mà vì trí tưởng tượng ngông cuồng. Việc sử dụng tư tưởng đúng cách là kềm giữ tư tưởng sáng tạo tập trung, bất động vào một ý tưởng duy nhất – ý tưởng thức dậy – và loại ra tất cả tư tưởng khác. Như vậy, chúng ta sẽ không cho phép trí tưởng tượng nghĩ đến các khổ sở khi phải ra khỏi giường và sự sung sướng được nằm trở lại. Chừng đó, chúng ta sẽ ngồi dậy và vui vẻ ra khỏi giường. Hamlet nói: “Trên màu sắc tự nhiên của sự quyết định, tư tưởng phóng vào cái bóng tái nhợt và ươn yếu”. Lời nói nầy là một sự thật tâm lý thấm thía. Ý chí là quyền năng chú định tâm thức vào đối tượng đã chọn và loại ra tất cả ý nghĩ và cảm xúc chống đối.
Một ví dụ khác: hầu hết phần đông chúng ta biết rõ cái cảm giác khó chịu khi chúng ta sắp sửa từ trên cao lao mình xuống nước. Chúng ta đã quyết nhảy, nhưng đến đúng lúc nhảy, chúng ta lùi lại để tập trung can đảm. Chúng ta lưỡng lự vì chúng ta tưởng tượng rằng nhảy là nguy hiểm và tốt hơn đừng nhảy. Nếu chúng ta đừng tưởng tượng như thế và tập trung tư tưởng vào một điểm duy nhất là sự nhảy, ta sẽ nhảy không chút khó khăn.

VIỆC SỬ DỤNG Ý CHÍ TRONG HUYỀN MÔN HỌC

Khi chúng ta hiểu rõ thế nào là ý chí thì nguyên do các cuộc thất bại hiện ra rõ ràng. Chúng ta thất bại vì đến lúc hành động thì chúng ta cho phép trí tưởng tượng tạo đủ thứ hình tư tưởng chống đối, và tăng cường hình tư tưởng nầy bằng tình cảm hay dục vọng khiến chúng trở thành những chướng ngại vật mạnh mẽ. Do đó, cuộc chiến đấu nổi lên với các tai hại của nó là đau khổ, phí sức và thất bại. Sử dụng đúng cách Ý chí là tập trung tâm thức bất động vào một mục tiêu duy nhất cho đến lúc thành công. Khi nào chúng ta cảm thấy và thực hiện được quyền năng thực sự của Ý chí, dù chỉ có một lần thì không thể nào nói nó yếu đuối được. Thật là một quyền năng thiêng liêng mà khi chúng ta hiểu rõ chức vụ và ý nghĩa, chúng ta sẽ hoàn thành dễ dàng sứ mệnh của chúng ta.
Vậy chúng ta hãy hướng tâm thức vào mục tiêu của chúng ta là sự toàn thiện để phụng sự thế gian. Đó phải là khát vọng duy nhất, quyến rủ và không thể chấp nhận một trở lực nào. Quí vị có thể nghĩ đó là một sự ham muốn ích kỷ, khi quí vị chưa vào cảnh giới của Chơn Nhơn và chưa ý thức được sự hợp nhất. Khi quí vị hiểu rằng sự sáng tạo là một – tuyệt đối và bất dịch – lúc đó quí vị mới nhân định sự cứu rổi cá nhân không bao giờ có được. Sự cứu rổi (hay là sự toàn thiện) là sự hợp nhất với sự sống thiêng liêng hiện diện trong vạn vật: bởi thế không khi nào sự cứu rổi lại có thể dành riêng cho một vài người. Sự chiến thắng của một người là sự chiến thắng của tất cả. Khi một người đạt được quả vị Tiên Thánh, thì với y, tất cả nhân loại, tất cả sự sáng tạo đều chiến thắng, một dây liên lạc mới được thành lập giữa Đức Thượng Đế và nhân loại, và một quyền lực mới được phát sinh để làm vơi bớt các đau khổ của con người. Trong Hài kịch Thiêng liêng (Divine Comédie) của Dante, khi một linh hồn được giải thoát khỏi Hỏa ngục và bước lên Thiên đàng, thì trọn Hỏa ngục đều hớn hở. Việc đó thật rất đúng vì sự thành công của bất luận một người nào là một sự vui mừng cho tất cả chớ không phải thuộc riêng cho một cá nhân. Mơ ước sự toàn thiện tức mong từ bỏ ảo tưởng về cái ta riêng rẽ để chấp nhận sự thật về đời sống đại đồng. Sự ích kỷ và sự toàn thiện không thể cùng đi chung với nhau.
Quí vị hãy cố gắng sử dụng cái quyền năng rất thiêng liêng này mà chúng ta ai ai cũng có sẵn để phụng sự Đại công nghiệp. Quí vị hãy tập trung tâm thức vào ý tưởng toàn thiện và để ý tưởng này chủ trị các hành động. Lúc đầu, việc này có lẽ khó nhọc, vì vừa làm công việc hằng ngày, vừa kềm tâm thức hướng lên những điều cao thượng, quả thật là một điều khó; tuy nhiên không bao lâu chúng ta sẽ quen và chừng đó, ý chí đạt sự toàn thiện sẽ trở thành một tiềm lực thường nhật trên đó các hoạt động hằng ngày sẽ hiện lên như trên một tấm lụa huy hoàng.

CHÚNG TA LÀ CON ĐƯỜNG ĐẠO

Kể từ nay, về một phương diện nào, chúng ta đã là toàn thiện và thiêng liêng. Cái Ta thật của chúng ta không phải là cái hiện tại thoáng qua và vô thường, mà là trọn cái quá khứ và vị lai; đó mới là con người toàn vẹn chứa sẵn nơi mình trọn một chu kỳ tiến hóa. Chúng ta vừa là con người cỗ lỗ, vừa là con người hoàn toàn, và mục đích các cố gắng của chúng ta đã thật sự nằm sẵn trong chúng ta. Bí quyết của sự tiến hóa là trở thành con người này. Có thế, chúng ta mới hiểu được câu phương châm huyền bí “Chúng ta phải tự trở thành Con Đường Đạo”. Đó là tất cả sự thật; tuy nhiên, muốn hiểu được nó, chúng ta phải nhận định với tâm thức Chơn Nhơn rằng sự toàn thiện không phải là một mục đích xa lạ có thể đạt từ bên ngoài, mà là một sứ mạng nội tâm nhằm thực hiện Chơn Nhơn. Khi đã hiểu rõ ý nghĩa của câu: “Tự chúng ta trở thành Con Đường Đạo”, chúng ta sẽ biết rõ rằng không có điều chi ở thế gian này có thể ngăn cách chúng ta với mục đích thiêng liêng mà chúng ta đã biết và không bao giờ quên. Chúng ta như đã nhận thấy sự thiêng liêng của mình và đã ý thức được rằng mục đích của chúng ta nằm ngay trong con người mình.

QUYỀN NĂNG CỦA TƯ TƯỞNG SÁNG TẠO

Đã hiểu biết tình Bác ái và Ý chí, và những quyền năng của Chơn Nhơn, chúng ta nên xem qua quyền năng thứ ba của nó là quyền năng sáng tạo mà Thông Thiên Học gọi là Manas (Trí tuệ). Nơi chúng ta, tư tưởng là sự biểu hiện của Đấng Chúa Thánh Linh, cũng như Ý chí là sự biểu hiện của Đấng Chúa Cha, và tình Bác ái là sự biểu hiện của Đấng Chúa Con. Đấng Chúa Thánh Linh là Chúa Sáng Tạo và khi nào chúng ta thực hiện được quyền năng đó thì chúng ta cảm thấy hứng khởi, thích động tác và sáng tạo. Chỉ một mình tư tưởng mới có thể hành động, sáng tạo và thực hiện các mệnh lệnh của Ý chí. Nếu Ý chí là Vua thì tư tưởng là Thủ Tướng, vì vậy, các hoạt động của tư tưởng sáng tạo phải luôn luôn đặt dưới sự điều khiển của Ý chí. Quyền năng sáng tạo của tư tưởng không có giới hạn. Khi chúng ta hiểu được nó thì chúng ta ý thức rằng vì là Chơn Nhơn, chúng ta có thể “làm được tất cả”, có thể thi hành mọi mệnh lệnh của Ý chí. Như vậy, tư tưởng sáng tạo phát sinh mọi hành động cụ thể và do đó, cần được điều khiển một cách ý thức, nếu không, nó sẽ bị phàm nhơn sai khiến và trở nên nguy hiểm.

SỬ DỤNG BA QUYỀN NĂNG

Đó là ba quyền năng của Chơn Nhơn (tuy nói là ba nhưng là một, vì chúng là ba trạng thái hợp nhất của một đơn vị tam phân). Đã hiểu rõ ba quyền năng và tác dụng của chúng, bây giờ chúng ta thử sử dụng chúng một lượt như là một đơn vị thuần nhất. Quí vị hãy hướng ý chí vào sự toàn thiện để phụng sự đời, hãy dùng tình thương để hòa mình vào sự toàn thiện và dùng tư tưởng để sáng tạo và thực hiện sự toàn thiện đó. Cách sử dụng này chắc chắn sẽ mang lại kết quả, vì quyền năng của Chơn Nhơn là thiêng liêng và vô biên. Chúng ta phải hành động như vậy không phải chỉ trong những lúc rảnh rang, mà bất kỳ lúc nào, dù phải bận công việc hằng ngày đến đâu. Bí quyết của các thành công tâm linh là ở chỗ đó. Đã nhận ra mình là Chơn Nhơn và đã ý thức được quyền năng của Chơn Nhơn, chúng ta chẳng nên để sa vào tâm thức phàm nhơn nữa; trái lại chúng ta hãy giữ mức đã đạt được, dù phải cố gắng đến đâu. Chúng ta không nên vươn lên để rồi lại té xuống. Thỉnh thoảng, khi một sự phấn khởi hay một sự thực hiện tâm linh nổi lên ở lòng ta như trong lúc tham thiền chẳng hạn, chúng ta hãy bám vào tình trạng ấy, hãy đứng vững vàng ở mức độ ấy. Trong lúc đầu, sự cố gắng có thể là một cực hình, nhưng rồi nó sẽ trở thành một thói quen và chúng ta sẽ làm công việc hằng ngày với một tâm trạng phiêu diêu ở mức độ mà chúng ta vừa đạt được. Tóm lại, chúng ta đang sống ở cõi cố hữu của ta chứ không phải là một nơi xa lạ mà chúng ta cố tìm cách tiến vào. Cõi đó là quê hương thiêng liêng của ta mà chúng ta đã quên trong một thời gian.


CHƯƠNG IV
SAU CUỘC LƯU ĐÀY

Đã tự nhận mình là Chơn Nhơn, chúng ta có thể từ trên cõi cao nhìn xem ba thể và quyết định rằng trong các cảnh giới của ảo tưởng, chúng sẽ là những kẻ tôi đòi và chỉ có thế thôi. Chúng ta sẽ không hạ thấp chúng xuống nữa, và cũng không để tâm thức phàm tục kềm giữ và chủ trị tâm thức Chơn Nhơn. Chúng ta phải ngự trên đỉnh núi cao để từ đây, ngắm không gian mênh mông của sự sống; chúng ta phải hành động, suy tư và cảm xúc từ đỉnh núi nầy. Chúng ta có thể và phải đến nơi đó.
Trên đỉnh núi ấy, quí vị hãy tưởng tượng ba thể của mình, quí vị hãy thấy thể trí cởi bỏ những hình ảnh tầm thường, vô ích, và từ nội tâm, quí vị hãy chuyển đến nó hình tư tưởng của sự toàn thiện nhằm phụng sự thế gian, quí vị hãy giữ gìn hình tư tưởng nầy và đừng khi nào để nó tan rã, bởi vì từ đây về sau, chính nó sẽ hướng dẫn đời sống của quí vị. Quí vị hãy giữ thể trí được như thế và quyết định trong tương lai, dù bị cám dỗ đến đâu đi chăng nữa, nó không được chấp nhận một hình tư tưởng nào mà không có sự thỏa hiệp của quí vị.
Tiếp đó, quí vị hãy nhìn xuống thể vía là thể tình cảm. Quí vị hãy quyết định nó sẽ dồi dào sinh lực do các cảm xúc của Chơn Nhơn. Nó phải được tràn ngập tình thương, lòng sùng tín, thiện cảm và hoài vọng tâm linh. Quí vị hãy nhìn nó chói rạng các cảm xúc ấy và không khi nào để nó chịu ảnh hưởng bên ngoài. Như thế, nó sẽ rung động với sự sống mới.
Bây giờ, quí vị nhìn lại thể phách và thể xác, và cũng quyết định rằng trong tương lai, chúng phải là những dụng cụ của Ý chí. Quí vị hãy xem cách thức Ý chí biểu hiện qua thể xác, cảm giác năng lực thiêng liêng của Chơn Nhơn tuôn trào trong nó và cảm thấy nó được phục sinh do ảnh hưởng bên trong. Đó là bí quyết phục sinh thể xác. Khi quí vị để nó trở thành một thể vận chuyển Atma như thế, nó sẽ được đổi mới, trở nên tinh khiết, khỏe mạnh, và thoát khỏi các bệnh tật và đau khổ mà trước kia nó phải chịu vì còn lệ thuộc vật chất. Quí vị hãy giải thoát thể xác khỏi cảnh nô lệ đó, để nó sống trong cõi trần mà vẫn thoát trần. Nó phải được hòa hợp với Chơn nhơn thay vì kết chặt với trần thế. Các thể của quí vị phải tùy thuộc Chơn Nhơn và nhận các quyền năng của Chơn Nhơn. Chúng phải là những vận hà cho các quyền năng nầy, nhưng về phần quí vị, quí vị phải ngự trên đỉnh núi mà ngắm xem các cõi.
Chừng đó, một sự an lạc thiêng liêng sẽ đến cùng quí vị và các nỗi khó nhọc sẽ tiêu tan. Làm sao các khó khăn nầy còn có thể có được khi quí vị đã tìm thấy thiên tính của mình, biết mình là Chơn Nhơn và không còn đồng hóa với các thể? Bây giờ, quí vị chỉ còn nghĩ đến sự toàn thiện và tư tưởng nầy sẽ chi phối trọn thể trí với một sự bình an hoàn toàn, vì theo một định luật thì không thể có hai hình tư tưởng cùng tác động một lượt trong thể trí. Với hình tư tưởng hoàn thiện ấy, quí vị vẫn làm công việc hằng ngày, nhưng tránh được những điều xấu xa không cho thâm nhập vào thể trí nữa. Trong tương lai, quí vị hãy luôn luôn đặt trọng tâm ở đời sống nội tâm, đừng cho các thể ảnh hưởng tâm thức cốt để ý thức về Chơn Nhơn lúc nào cũng được sáng tỏ. Quí vị hãy ra lịnh rằng mình đã trở về quê hương thiêng liêng và ở lại đó mãi mãi. Quí vị đừng ngần ngại cho mình là thiêng liêng, quí vị không có kiêu căng đâu, vì kiêu căng là trạng thái của sự chia rẽ mà quí vị bây giờ đã cảm thấy tan hòa trong một tâm thức mênh mông, và biết mọi tình cảm, tư tưởng và hành động đều bắt nguồn từ sự sống của Chơn Nhơn, nó tuôn trào xuống thế gian xuyên qua quí vị là những vận hà.
Và trong tâm thức đó, quí vị hãy cảm thấy hòa hợp với Đức Sư Phụ và thấy Ngài hiện ra với một niềm hân hoan khôn tả. Trước sự hiện diện của Ngài, vạn vật đều trở nên an lạc, còn chúng ta chỉ có một ước vọng duy nhất là được đến gần Ngài và cố gắng trở nên thanh cao như Ngài thanh cao và thiêng liêng như Ngài thiêng liêng.
Vì thế, con đường của Chơn Nhơn cũng là con đường Điểm Đạo. Sự Điểm Đạo là sự hòa hợp thường xuyên giữa tâm thức đã nhập trong các thể, và Tâm Thức Mẹ đã bị bỏ quên từ lâu. Đó là bước đầu của một đời sống mới, đời sống ý thức của Chơn Nhơn tác động qua sự trung gian của ba thể.
Những đức tánh cần thiết cho sự Điểm Đạo được kể như thế nầy hay thế nọ, nhưng khi chúng ta đạt được tâm thức Chơn Nhơn một cách thường trực, chúng ta đương nhiên sẽ có cùng một lúc các đức tánh khác. Tâm thức Chơn nhơn giúp chúng ta Phân biện dễ dàng bởi vì ngự trên cõi của Chơn Nhơn, chúng ta nhìn thấy sự sống dưới một quang cảnh chính xác. Tâm thức Chơn Nhơn loại trừ mọi ham muốn bởi vì khi tâm thức thoát ra và làm chủ các thể thì các thể không còn chạy theo những ham muốn riêng mà trở lại phục vụ Chơn Nhơn. Tâm thức Chơn Nhơn sẽ đưa ta đến một đời sống thanh cao vì lối sống của chúng ta không còn tùy tâm thức các thể mà được đặt dưới sự hướng dẫn của Chơn Nhơn. Tâm thức của Chơn Nhơn còn chứa đựng tình thương trong ý nghĩa rộng rãi nhất của danh từ nầy, vì cảnh giới của Chơn Nhơn là cảnh giới của sự Hợp Nhất; chúng ta không thể đạt đến tâm thức Chơn Nhơn nếu không thấy mình hòa hợp với muôn loài.
Ngoài ra, khi chúng ta tập sống với Chơn Nhơn, chẳng những chúng ta đạt được mục tiêu trực tiếp của cuộc tiến hóa là sự Điểm Đạo, mà chúng ta còn hưởng được một phần thưởng khác là sống một đời sống mới, vui tươi, hùng dũng và luôn luôn bình an.
Tất cả chúng ta có thể nhìn nhận ra mình và sử dụng quyền năng của mình. Đó không phải là một việc lạ mà chúng ta phải tìm ở đâu xa, chúng ta chỉ bước một cách dễ dàng vào cõi cố hữu của mình và hưởng những quyền sở hữu của mình.
Vậy chúng ta hãy vui mừng lên vì nguồn gốc thiêng liêng của chúng ta và hãy hưởng những quyền năng phát sinh từ nguồn gốc ấy. Chúng ta hãy cương quyết trở về quê hương của chúng ta mà chúng ta đã xa cách từ lâu để sống một cuộc đời lưu đày trong bao nhiêu năm ở các cõi tối tăm và đau khổ.
Nguyện cầu các Đấng Chơn Sư mà chúng con đang phụng sự ban ân huệ cho chúng con; nguyện cầu Tình thương của các Ngài nâng đỡ, hộ trì chúng con cho đến ngày chúng con đạt được sự Toàn Thiện và sự Vinh Quang của các Ngài.


KẾT LUẬN

Có thám hiểm cảnh giới Tâm thức, chúng ta mới biết được ta là Chơn Nhơn, đang sống trong cõi của Chơn Nhơn và dùng ba thể để biểu hiện ở các cõi thấp, chớ không phải là dụng cụ của ba thể. Các người chí nguyện phải tập sống với Chơn Nhơn theo cách thức trình bày trong quyển nầy cho đến khi có thể giữ mãi Tâm thức Chơn Nhơn ở lòng mình. Lý tưởng của chúng ta là khi đưa tâm hồn đến mức độ Chơn Nhơn thì hãy cố lưu lại đó chứ đừng để bị lôi cuốn xuống các hố nô lệ do các thể tạo thành. Có người thành công ngay lần đầu, những người khác thì vấp ngã khi một việc khó khăn xảy ra đột ngột. Dù trong trường hợp nào, chúng ta cần tập giữ vững tâm thức Chơn Nhơn để kiện toàn các thành công đã đạt hay để củng cố một tình trạng lung lay.
Trong các chương trước, chúng tôi phải nhiều lần giải thích dài dòng cách thức tập luyện nầy nên e nó có vẻ rườm rà, phức tạp. Vì vậy chúng tôi thấy cần ghi lại các điểm chính cho những ai muốn đạt tâm thức Chơn Nhơn. Cách thức đạt tâm thức nầy thì nhiều, nhưng cách được mô tả trong quyển sách nhỏ nầy đã tỏ ra hữu hiệu và đã từng giúp ích cho nhiều người tâm trạng khác nhau. Chúng tôi tưởng nên gọi nó là một sự tập luyện hơn là một sự tham thiền, tuy rằng sự tham thiền nào cũng là một sự tập luyện. Nếu sự tập luyện nầy được thực hiện trong một nhóm đông, thì một người nên đọc nhỏ bài tập sau đây để cho các cố gắng đều được phát sinh một lượt. Cũng như trong các buổi tham thiền, sự thoải mái thân thể quan trọng hơn là các tư thế khó khăn thường thấy ở phương Đông mà chúng ta không quen; chúng ta cần chọn một chỗ vắng vẻ để khỏi bị quấy rầy và tập theo các chỉ dẫn ghi sau.

THAM THIỀN VỀ CHƠN NHƠN

Nếu nhiều người tụ họp để tập thì trước hết phải nghĩ đến sự hòa hợp của nhóm và cảm xúc được sự hòa hợp ấy.
Kế đó, hãy nghĩ đến một lý tưởng cao thượng, đến Đấng Chơn Sư thì tốt hơn, và cố gắng cảm thấy tình thương mến và lòng chiêm ngưỡng Ngài thấm đượm lòng mình.
Bây giờ, hãy suy nghĩ về thể xác: thể xác là một kẻ tôi đòi, có phận sự phục vụ mình tại thế gian; hãy cảm thấy nó khỏe mạnh, cường tráng và nhận sinh lực từ một nguồn bên trong.
Đoạn, hãy đưa thể xác và thể phách ra khỏi tâm thức và hãy nhìn xem thể vía. Hãy loại tất cả các xúc cảm và dục vọng thấp kém ra khỏi nó và chuyển qua nó các tình cảm thanh cao: tình yêu vạn vật, lòng sùng mến Đấng Chí Tôn, sự xót thương những người đau khổ và sau cùng, những hứng khởi tâm linh. Làm sao cho các tình cảm nầy phát huy không ngừng từ thể vía.
Tiếp theo, ta cũng đưa thể vía ra khỏi tâm thức và hãy nhìn xem thể trí. Thể trí không còn một hình tư tưởng xấu xa nào và chói rực rỡ ánh sáng của Thượng Trí. Hãy tạo trong thể trí hình ảnh của chính mình, con người hoàn thiện trong ba trạng thái tình thương, ý chí và tư tưởng sáng tạo, và để hình ảnh nầy choán đầy thể trí.
Sau rốt, hãy đưa thể trí ra khỏi tâm thức, với cảm tưởng rằng ba thể là những dụng cụ toàn hảo của Chơn Nhơn.
Bây giờ, hãy ý thức mình là Chơn Nhơn, hãy đưa tâm thức mình về với Chơn Nhơn và sống trong cảnh giới riêng của nó, một cảnh giới xinh tươi và an lạc. Hãy cảm xúc sự bình an, sự tự tại, hãy nhìn sự huy hoàng của cảnh giới mình và nhớ rằng đó là quê hương thật sự của mình.
Kế đó, hãy thực hiện các quyền năng của Chơn Nhơn, trước tiên là tình thương, quan năng hợp nhất với vạn vật.
Hãy cảm thấy mình hợp nhất với Sư Phụ và trở thành một phần của tâm thức Ngài.
Hãy cố gắng hợp nhất với Quần Tiên Hội và cảm thấy tâm thức hùng dũng nầy bao trùm trọn thế gian, chứa đựng vạn vật và hòa hợp tất cả làm một.
Hãy cảm thấy mình là một với vạn vật đang sống với cảnh vật, với nhân loại. Hãy cảm thấy lòng tràn ngập tình yêu đối với mọi sinh vật và tâm thức mình hòa hợp vào tâm thức đại đồng.
Trong sự hợp nhất nầy, hãy cảm thấy lòng an lạc và hứng khởi đến mức thấy mình nhập vào tâm vạn vật, và cảm xúc tình thương của Đức Ki Tô; hãy cảm thấy mình là một phần của Sự Sống và Tình Thương của Ngài.
Bây giờ, hãy thực hiện Ý chí của Chơn Nhơn hay Atma, hãy cảm thấy Ý chí nầy mạnh mẽ vô cùng và tràn ngập tâm thức mình như ánh sáng của một linh đăng rực rỡ.
Hãy tập trung Ý chí vào một mục tiêu duy nhất; sự toàn thiện để phục vụ thế gian, và để mục tiêu duy nhất nầy thấm đượm tâm thức mình đến nỗi mình trở thành mục tiêu ấy.
Sau đó, hãy thực hiện năng lực sáng tạo của Chơn Nhơn là Manas (Trí Tuệ). Hãy cảm thấy năng lực sáng tạo đó vô biên, hãy dùng sức mạnh ấy tạo nên ý niệm toàn thiện rồi củng cố ý niệm nầy hầu tiến đến sự thực hiện.
Tiếp theo, hãy sử dụng một lượt ba quyền năng: Ý chí để chọn mục tiêu duy nhất (sự toàn thiện để phục vụ thế gian), tình thương để tiến đến mục tiêu nầy và nhập làm một với nó, và tư tưởng để sáng tạo và thực hiện mục tiêu. Chúng ta nên làm như thế trọn ngày.
Bây giờ chúng ta hãy ý thức mình là Chơn Nhơn; hãy nhìn xem sự mỹ lệ của cảnh giới mình, sự mỹ lệ chính của riêng mình trong cảnh giới đó, và quyết định duy trì tâm thức Chơn Nhơn nầy, mặc dù các trở ngại xảy trong ngày.
Rồi chúng ta hãy nhìn xuống ba thể, nhìn nhưng không quay xuống với chúng. Trước tiên là thể trí; hãy hướng vào nó ánh sáng của Thượng Trí và tạo nơi nó hình ảnh của mình là con người toàn hảo.
Kế đó, hãy nhìn thể vía và chuyển đến nó những tình cảm của Chơn Nhơn là tình yêu vạn vật, lòng sùng bái Chơn Sư, lòng xót thương những kẻ khốn cùng và các hứng khởi tâm linh. Thể vía phải phát huy liên tục các tình cảm cao quí ấy.
Sau cùng, hãy nhìn xuống thể phách và thể xác: hãy nhận thấy chúng nó là sự biểu hiện của Ý chí hay Atma, và quyết định rằng nó được thanh khiết, cường tráng và dồi dào sinh lực do một nguồn sống bên trong.
Hãy gìn giữ ba thể như thế để trở thành những con kinh toàn vẹn khả dĩ chuyển vận và phát huy những quyền năng của Chơn Nhơn.
Luôn luôn và bất cứ hoàn cảnh nào, hãy xem mình là Chơn Nhơn và duy trì tâm thức Chơn Nhơn.
Để chấm dứt, hãy ban ân lành cho thế gian ở chung quanh mình, làm vậy, chúng ta sử dụng ngay các quyền năng mà chúng ta vừa thực hiện được.
Tập xong, đừng vội quay về tâm thức phàm ngã mà hãy cố gắng giữ tâm thức Chơn Nhơn nầy trọn ngày. Quí vị cứ làm lụng như thường nhưng lúc nào cũng lưu tâm đến nó.

H Ế T
http://www.thongthienhoc.com/sach%20tien%20mac%20doa.htm

Về Đầu Trang Go down
 
TIÊN MẮC ĐỌA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  TẦM TIÊN HỌC ĐẠO
» KIẾM TIÊN 剑 仙
» TIẾN HÓA VÀ ẢO TƯỞNG
» Tiến Trình Thí Võ và Võ Học Hiện Đại
» NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NHÀ KHOA HỌC TÂM LINH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: - NHÓM NGHIÊN CỨU TÂM LINH ĐÔNG TÂY VÀ DIỂN ĐÀN TỰ DO VỀ TÂM LINH :: TÀI LIỆU BÀI VIẾT VỀ HUYỀN MÔN ĐÔNG TÂY-
Chuyển đến