CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance Empty
Bài gửiTiêu đề: THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance   THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 6:53 am

THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance

by

C. W. Leadbeater

The Theosophical Publishing Society
26, Charing Cross, S.W, London

1899



1 Nhãn thông là gì

2 Nhãn thông đơn giản : Đầy đủ

3 Nhãn thông đơn giản : Một phần

4 Nhãn thông không gian: Có chủ ý

5 Nhãn thông không gian: Chủ ý một phần

6 Nhãn thông không gian: Không chủ ý

7 Nhãn thông thời gian: Quá khứ Past

8 Nhãn thông thời gian: Tương lai

9 Các phương pháp phát triển




Chương 1

NHÃN THÔNG LÀ GÌ



Nhãn thông có nghĩa đen không gì hơn là “sự thấy rõ ràng”, và nó là một từ vẫn thường bị dùng sai một cách đáng tiếc, và thậm chí bị dùng để miêu tả mánh lừa của một tay lang băm trong một màn trình diễn. Ngay cả trong nhận thức bị giới hạn, nó chứa đựng một phạm vi rộng lớn các hiện tượng, với những thay đổi rất lớn về tính chất đến nỗi thật khó khăn để có thể đưa ra một định nghĩa về mặt từ ngữ có thể vừa cô đọng vừa chính xác. Nó từng được gọi là “nhãn quan tâm linh”, nhưng không có sự diễn tả nào có thể sai lạc hơn, bởi trong đại đa số các trường hợp không có năng lực nào liên kết với nó xứng đáng được ca ngợi bằng một tên gọi cao quý như vậy.

Vì mục đích của bài luận, chúng ta có thể định nghĩa nó là năng lực nhìn thấy được những gì mắt thường không thấy. Cũng cần thiết phải nói rằng rất thường khi (mặc dù không phải là luôn luôn) nhãn thông đi kèm với nhĩ thông, tức là khả năng nghe được những gì lỗ tai bình thường không nghe được; và vì vậy trong lúc này khi nói đến nhãn thông ta sẽ ngầm hiểu có kèm theo nhĩ thông, để tránh việc cứ phải dùng hai chữ dài luộm thuộm khi mà một chữ cũng đã đủ.

Cho phép tôi làm rõ hai điểm trước khi bắt đầu. Đầu tiên, tôi không có ý định viết cho những người không tin rằng có một thứ gọi là nhãn thông; cũng như tôi không tìm cách thuyết phục những ai còn nghi ngờ về vấn đề này. Trong quyển sách nhỏ này tôi không có đủ chỗ để làm công việc đó; những người đó phải đọc nhiều sách chứa về các trường hợp này, hoặc tự làm thí nghiệm theo hướng khoa thôi miên. Tôi tự xác định độc giả của mình là những người biết nhãn thông tồn tại, và đủ thích thú với chủ đề để tìm kiếm những thông tin về các cách thức và khả năng của nó; và tôi chắc chắn với họ rằng những điều tôi viết là kết quả của những nghiên cứu và thí nghiệm hết sức kỹ lưỡng, và mặc dù nhiều năng lực mà tôi sẽ phải miêu tả có vẻ mới mẻ và thật tuyệt vời đối với họ, tôi hoàn toàn không nói một điều nào mà tôi chưa tự mình chứng kiến.

Thứ hai, mặc dù tôi sẽ cố gắng tránh các thuật ngữ chuyên môn càng nhiều càng tốt, nhưng vì tôi viết chủ yếu cho những nghiên cứu sinh của Theosophy, tôi cảm thấy đôi khi có thể sử dụng các thuật ngữ Theosophy mà tôi tin là quen thuộc, để được ngắn gọn và không cần phải giải thích chi tiết.

Với những ai cảm thấy khó khăn với các thuật ngữ này, tôi chỉ có thể xin lỗi và khuyên họ tìm đọc những tác phẩm Theosophy căn bản, như các tác phẩm của bà Besant hoặc trước khi mà có thể giải thích chi tiết về nhãn thông, chúng ta nên dùng một ít thời gian xem xét các vấn đề căn bản, để ta có thể có trong đầu một vài hiểu biết rộng rãi về các cõi giới khác nhau mà trên đó thông nhãn vận hành, và những điều kiện để nó có thể hoạt động được.

Chúng ta luôn luôn biết chắc rằng trong các tác phẩm Theosophy những năng lực này là di sản của nhân loại nói chung – rằng, ví dụ như, khả năng nhãn thông là tiềm ẩn trong tất cả mọi người, và những người có nhãn thông đã biểu lộ đơn giản là tiến bộ hơn một chút trên một phương diện so với những người khác. Đây là sự thật, và mặc dù nó có vẻ mơ hồ và không thực đối với phần lớn mọi người, đơn giản bởi vì họ cho rằng một năng lực như vậy là một cái gì đó hoàn toàn khác lạ với những gì họ từng kinh nghiệm qua, và cảm thấy khá chắc chắn rằng họ, ở mọi mức độ, không thuộc về phạm vi phát triển của nó.

Sẽ là có ích để xóa bỏ ảo giác này nếu chúng ta hiểu rằng nhãn thông, những giống như nhiều thứ khác trong tự nhiên chủ yếu chỉ là một vấn đề vè rung động, và thực tế không có gì hơn là sự phát triển của những năng lực mà tất cả chúng ta đều đang sử dụng hàng ngày. Chúng ta sống trong một biển không khí và dĩ thái, cái sau thấu nhập vào cái trước, cũng như tất cả vật chất cõi trần; và trong cái biển vật chất mệnh mông đó, những ấn tượng tạo lên chúng ta từ bên ngoài chủ yếu là do các rung động. Điều này tất cả chúng ta đều biết, nhưng, có lẽ chưa bao giờ đối với chúng ta, số rung động mà chúng ta có khả năng đáp ứng thật sự là rất ít.

Giữa những rung động cực nhanh ảnh hưởng đến chất dĩ thái có một phần nhỏ - rất nhỏ - mà võng mạc mắt người có khả năng đáp ứng, và những rung động này tạo ra nơi chúng ta một cảm giác mà ta gọi là ánh sáng. Cần nói rằng, chúng ta chỉ có khả năng nhìn thấy những vật thể phát hoặc phản xạ ánh sáng thuộc một loại riêng biệt.

Cũng với cơ chế tương tự mà màng nhĩ tai người có khả năng đáp ứng với một phạm vi rất nhỏ những rung động tương đối chậm – đủ chậm để tác động lên không khí xung quanh chúng ta; và ta cũng chỉ có thể nghe những âm thanh phát ra từ những vật có thể tạo rung động ở một khoảng tần số riêng biệt.

Trong cả hai trường hợp có một vấn đề mà khoa học đã biết rõ là có một lượng rất lớn những rung động cả cao hơn và thấp hơn hai khoảng rung động này, và do đó có rất nhiều ánh sáng ta không thể thấy, và rất nhiều âm thanh ta không thể nghe. Trong trường hợp của ánh sáng, tác động của những rung động cao hơn và thấp hơn là dễ hiểu với hiệu ứng gây ra bởi các tia quang hóa ở một đầu quang phổ và các tia nhiệt ở đầu còn lại.

Sự thật là các rung động tồn tại ở mọi mức tốc độ mà ta có thể tưởng tượng ra được, lấp đầy toàn bộ khoảng giữa các sóng chậm, như âm thanh, và sóng nhanh, như ánh sáng; và không chỉ như vậy, bởi chắc chắn rằng có những rung động còn chậm hơn âm thanh, và vô hạn các rung động còn nhanh hơn ánh sáng. Như vậy ta bắt đầu hiểu rằng những rung động mà ta nhìn hoặc nghe chỉ giống như hai nhóm nhỏ xíu những dây được chọn từ cây đàn hạc khổng lồ của sự vô hạn, và khi ta nghĩ đến những gì mà ta đã học hỏi và phỏng đoán được chỉ từ những mảnh vụn nhỏ nhoi đó, ta mơ hồ thấy được những gì có thể nằm phía trước nếu ta có khả năng sử dụng cái toàn bộ vĩ đại và tuyệt dịu.

Một sự thật khác cần được nhìn nhận trong mối liên hệ là có sự khác biệt rất lớn giữa người này với người khác, mặc dù vẫn nằm trong giới hạn khá nhỏ hẹp, trong khả năng đáp ứng với ngay cả rất ít những rung động nằm trong khả năng của giác quan thông thường. Tôi không nói về sự thính tai hay mắt cho phép một người nhìn thấy một vật mờ hay nghe một âm thanh nhỏ hơn người khác; đó hoàn toàn không phải vấn đề về sức mạnh nhãn quan, mà là tính nhạy cảm.

Ví dụ, nếu một người nào đó làm một lăng kính , và tạo một quang phổ lên một tờ giấy trắng, sau đó cho một số người đánh dấu lên tờ giấy giới hạn tối đa của quang phổ mà mỗi người nhìn thấy được, nhà thí nghiệm chắc hẳn sẽ nhận ra rằng sức mạnh nhãn quang của họ khác biệt thấy rõ. Một số người sẽ nhìn thấy màu tím xa hơn nhiều so với đa số mọi người; những người khác nhìn màu tím kém hơn, trong khi nhìn xa hơn về phía màu đỏ một lượng tương ứng. Vài người lại có thể nhìn xa hơn cả về hai đầu, và đó là những người mà ta gọi là những người nhạy cảm – nhạy bén với một khoảng rung động rộng hơn đa số người ngày nay.

Trong việc nghe, sai biệt tương tự cũng có thể được kiểm tra bằng cách tạo ra một âm thanh không quá cao để vẫn nghe được – nằm trên rìa của vùng nghe được – và tìm xem có bao nhiêu người có thể nghe được nó. Một ví dụ cho trường hợp như vậy là tiếng rít của một con dơi, và thí nghiệm sẽ chỉ ra rằng vào một đêm mùa hè, khi toàn bộ không khí đầy những tiếng lanh lảnh, tiếng kêu the thé của những loài vật nhỏ, có một số lớn những người hoàn toàn không hề hay biết gì về nó, cũng như không thể nghe thấy gì cả.

Những ví dụ đã cho thấy rất rõ rằng không có một giới hạn xác định cho khả năng đáp ứng của con người đối với những rung động của cả không khí lẫn dĩ thái, mà giữa chúng ta có những người đã có một năng lực rộng rãi hơn những người khác; và người ta cũng thấy được là khả năng của cùng một người dao động trong những hoàn cảnh khác nhau. Không khó để chúng ta hình dung con người có khả năng phát triển năng lực này, và học hỏi để nhìn thấy nhiều thứ vô hình, nghe nhiều thứ vô thanh với những người khác, bởi chúng ta đã biết chắc chắn sự tồn tại của một số lượng khổng lồ những rung độ thêm vào, và đơn giản như nó vẫn là, chờ để được nhận biết.

Những thí nghiệm với tia Röntgen cho ta một ví dụ về những kết quả đầy kinh ngạc được tạo ra khi mà ngay cả rất ít những rung động thêm vào những rung động thêm vào được đưa vào trong khả năng nhận biết của con người, và sự trong suốt đối với tia này của nhiều loại vật chất đến nay được cho là không hề trong suốt ngay lập tức cho ta một cách mà ít nhất có thể giải thích một loại nhãn thông cơ bản như đọc một lá thư bên trong hộp kín, hay mô tả sự hiện diện trong căn phòng bên cạnh. Học cách nhìn bằng tia Röntgen thêm vào những tia sáng thông thường sẽ đủ để bất kỳ ai thực hiện một phép thuật loại này.

Cho đến lúc này chúng ta chỉ mới nghĩ về sự mở rộng của các giác quan thuộc về vật chất cõi trần của con người; và khi ta nhớ rằng thể dĩ thái của một người thật sự chỉ là phần thanh của cơ thể vật chất, và vì vậy tất cả giác quan chứa một lượng lớn chất dĩ thái ở mọi cấp độ đậm đặc, những khả năng của nó vẫn còn tiềm ở ẩn đa số chúng ta, ta sẽ thấy được là ngay cả khi hạn chế bản thân chỉ trên con đường phát triển này thì cũng đã có đủ mọi loại khả năng to lớn sẵn sàng mở ra trước mắt chúng ta.

Nhưng bên cạnh và vượt xa hơn tất cả những thứ này ta biết rằng con người sở hữu một thể cảm xúc và một thể trí, mỗi cái này đều dần dần được đánh thức theo thời gian, và sẽ đáp ứng với những rung động của vật chất nơi cõi giới của nó, từ đó mở ra trước mắt Linh Hồn, khi nó học được cách hoạt động thông qua những thể này, hai thế giới hoàn toàn mới mẻ và rộng lớn của minh triết và quyền năng. Những cõi giới này, mặc dù chúng đều ở xung quanh ta và tự do thấu nhập vào nhau, không thể được xem như có vật chất riêng biệt và hoàn toàn không dính dáng gì với nhau, mà đúng hơn là cái này tan chảy thành cái khác, vật chất thấp nhất cõi trung giới tạo thành một chuỗi trực tiếp với vật chất cao nhất cõi trần, cũng như vật chất thấp nhất cõi thượng giới làm thành chuỗi với vật chất cao nhất cõi trung giới. Ta không nên nghĩ chúng như một loại vật chất mới mẻ và khác lạ, mà đơn giản là vật chất cõi trần được phân chia thành thanh nhẹ hơn và có rung động nhanh hơn, tạo nên những điều kiện và tính chất hoàn toàn mới.

Không khó để chúng ta có thể nắm bắt khả năng về một sự mở rộng dần dần và đều đặn của các giác quan, vì thế chúng ta có thể nghe và nhìn với những rung động cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với những gì mà chúng ta thường nhận biết. Một phần lớn những rung động thêm vào này thuộc về cõi trần, và sẽ cho chúng ta khả năng nhận biết những ấn tượng liên quan đến chất dĩ thái, cái mà cho đến nay vẫn là một quyển sách đóng kín đối với chúng ta. Những ấn tượng như vậy vẫn sẽ được thu nhận thông qua võng mạc của mắt; dĩ nhiên chúng sẽ tác động lên phần dĩ thái chứ không phải vật chất rắn của võng mạc, tuy nhiên ta sẽ có thể cảm thấy là chỉ có một cơ quan đặc biệt thu nhận chúng, chứ không phải toàn bộ bề mặt thể dĩ thái.

Có những trường hợp đặc bất thường, trong đó những phần khác thuộc thể dĩ thái đáp ứng với các rung động thêm vào dễ dàng như, hoặc thậm chí là hơn so với cặp mắt. Tình trạng bất thường như vậy có thể được giải thích theo nhiều cách, nhưng phần lớn đó là những tác động của sự phát triển thể cảm xúc, từ đó các phần nhạy cảm của cơ thể hầu như luôn luôn tương ứng với một trong những luân xa, các trung tâm sinh lực của thể cảm xúc. Và mặc dù, nếu ý thức trên cõi trung giới chưa phát triển, những trung tâm này có thể không hoạt động trên cõi giới của nó, chúng vẫn đủ mạnh để kích thích hoạt động của chất dĩ thái mà chúng thấm nhập vào.

Chú thích của nn: trường hợp một người bịt mắt đọc sách, chỉ cần không che ấn đường, có lẽ thuộc loại này.

Đến đây có lẽ có nhiều thứ có thể gây khó khăn cho nhiều bạn, nhất là những bạn mới làm quen với Theosophy. NN xin được giải thích một chút về các khái niệm như dĩ thái, cõi trung giới, thượng giới. Vì đây là các khái niệm rất cơ bản của Theosophy, các bạn nên đọc thêm trong các sách và nắm thật kỹ.

Vũ trụ chia làm 7 cõi, nơi trần gian mà chúng ta đang sống đây là cõi thấp nhất, cõi thứ 7, thường được gọi là cõi trần. Lên một cõi là trung giới, lên thêm 1 cõi nữa là thượng giới. Cõi càng cao thì vật chất càng thanh nhẹ, hay nói đúng hơn, chính vật chất cõi trên kết hợp theo một cách đặc biệt bởi huyền lực tạo nên vật chất cho cõi dưới. Vì vậy các cõi này không nằm riêng biệt mà xen lẫn, thấu nhập vào nhau, như nước thấm vào cát vậy. Các cõi này có thể xem là các bầu đồng tâm với nhau, và cõi càng cao thì vật chất càng nhẹ nên vươn ra xa hơn. Sự khác biệt giữa các cõi không nằm ở vị trí địa lý mà nằm ở giới hạn tâm thức.

Cõi trần: physical plane

+ Vật chất cõi trần chia làm 2 loại, loại bình thường ta vẫn biết và 1 loại gọi là dĩ thái, ether. Sự phân chia này là do trạng thái của vật chất, mức độ đậm đặc của chúng. Như chúng ta đều biết các trạng thái rắn, lỏng, khí của vật chất, trên 3 trạng thái đó còn có 4 trạng thái khác, thanh nhẹ hơn. 4 trạng thái đó có thể được phân chia ra để nghiên cứu, nhưng cũng có thể gọi chung là dĩ thái.

+ Thể xác dùng để hoạt động tại cõi trần này không chỉ gồm phần rắn chắc như ta đã biết mà còn phần thanh nhẹ bằng dĩ thái, gọi là thể dĩ thái (etheric body). Thể này là một phần của thân xác vật chất chứ không phải một thể riêng như thể cảm xúc hay thể trí. Thể này có hình dáng giống hệt thể xác rắn chắc, chỉ ló ra bên ngoài thêm chừng nửa phân, nên còn gọi là etheric double. Nhiệm vụ của thể này là cung cấp và chuyển hóa sinh lực cho cơ thể, các huyệt đạo và luân xa không nằm trên thể xác đậm đặc mà vốn nằm trên thể này. Các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, nhân điện, các phép luyện tập khai mở luận xa… đều được thực hiện trên thể này.

Cõi trung giới: astral plane

+ Đây là cõi giới của người chết, sau khi bỏ thân xác thì họ sinh hoạt trong cõi giới này. Như đã nói, sự khác biệt không nằm ở vị trí địa lý mà nằm ở giới hạn tâm thức. Vì vậy người chết vẫn ở xung quanh ta và có thể nhìn thấy ta rất rõ ràng, nhưng ta thì không. Đặc tính cõi này rất khác với cõi trần, vì vậy nó tạo ra rất nhiều hiện tượng mà ta gọi là “tâm linh”, nhưng thật ra đó là một từ bị lạm dụng và những trường hợp ngồi đồng, sự hiện hình của ma quỷ… không có gì đáng để dùng một từ như vậy cả. Các bạn nên đọc nhiều về cõi này, vì nó giúp ta giải thích được rất nhiều hiện tượng nan giải, hiểu biết về cõi này sẽ cho ta một cái nhìn thoáng qua về cách thức các lực cõi cao vận hành và biểu lộ nơi cõi trần.

+ Cơ thể mà linh hồn dùng để hoạt động nơi cõi này là thể cảm xúc. Trước đây các từ astral body, emotional body, desire body được dịch là cái vía, nhưng vì khái niệm “vía” có thể được dùng ở nhiều nơi khác với các nghĩa khác nhau, nên nn muốn tránh sữ dụng từ này. Sau khi chết, linh hồn và các thể khác rút khỏi thể xác qua đỉnh đầu, khi này thể vía mới được sắp xếp lại và được linh hồn sử dụng như một thể độc lập, hoàn toàn giống như lúc ở cõi trần linh hồn nhận thức thông qua thể xác vậy. Dĩ nhiên là thể xác được tạo nên từ vật chất cõi trần, thì thể cảm xúc cũng được tạo nên từ vật chất cõi trung giới, cùng tính chất thì mới nhận biết nhau được. Nhiệm vụ của thể này là biểu lộ các đặc tính về cảm xúc và ham muốn. Khi ta bị kim chích, tín hiệu từ thể xác được truyền lên cái vía, rồi đưa linh hồn nhận biết, sau đó tín hiệu lại đi trên đường cũ theo chiều ngược lại trở về thể xác mới tạo thành cảm giác đau.

Cõi thượng giới:

+ Hay còn gọi là cõi trí tuệ (mental plane), thiên đàng (devachan), cõi trời sắc giới là 4 cảnh (hay cõi phụ, subplane) thấp, cõi trời vô sắc là 3 cảnh cao của cõi này. Tính chất cõi này quá khác biệt và vượt xa khả năng nhận biết của não bộ nên ta không cần đi quá sâu vào. Sau khi chết, linh hồn trú ngụ trong thể cảm xúc nơi cõi trung giới một thời gain dài ngắn tùy người, với đa số người bình thường thì khoảng vài chục năm. Sau đó, linh hồn và các thể cao bắt đầu rút khỏi thể cảm xúc, rồi thì linh hồn tiến lên cõi thượng giới, sử dụng thể trí để hoạt động. Cõi này ngập tràn phúc lạc, thời gian lưu ngụ tại đây phụ thuộc vào những tư tưởng tốt đẹp của con người khi còn ở cõi trần. Dù với một người tàn ác, suốt cả cuộc đời chỉ có duy nhất 1 lần y biết yêu thương hay cảm nhận điều tốt đẹp của cuộc đời thì y cũng sẽ được lên cõi này một thời gian ngắn, gặt hái phần thưởng xứng đáng của y. Rồi khi chén phúc lạc đã được uống cạn, linh hồn rũ bỏ thể trí, chuẩn bị cho lần đầu thai tiếp theo.

+ Thể trí (mind, mental body) thường được chia làm 2 phần: hạ trí (lower mind) và thượng trí (higher mind). Hạ trí là nơi bắt nguồn các tư tưởng cụ thể, các hoạt động trí tuệ bắt nguồn từ nơi đây, truyền xuống thể cảm xúc nhuộm màu ham muốn, rồi xuống đến bộ não, bộ não chỉ làm công việc của một cái máy đánh chữ.

+ Thượng trí còn gọi là nhân thể (causal body, Phật gọi là A lại da thức), là nơi của các tư tưởng trừu tượng, và chứa đựng các nguyên nhân, hay nghiệp, dùng cho việc luân hồi. Các tư tưởng xấu chỉ thấy nơi hạ trí, không bao giờ chạm được nơi đây.

+ Linh hồn: ngụ tại phần cao của cõi này, ở đa số mọi người linh hồn còn ở cảnh thứ 3, chưa lên cao hơn được.


Hy vọng những điều trên giúp các bạn có thể đọc hiểu được phần nào quyển Claivoyant.

Ở đoạn kế cuối của msg 5, nn ghi dư chữ "đặc", đúng ra chỉ là "Có những trường hợp bất thường...". NN xin dịch tiếp quyển sách.



Khi ta làm việc với các giác quan cõi trung giới, cách thức hoạt động lại rất khác. Thể cảm xúc không có một giác quan chuyên biệt – một thực tế mà có lẽ cần có đôi lời giải thích, bởi nhiều nghiên cứu sinh Theosophy cố gắng nắm bắt sinh lý học cảm thấy khó mà dung hòa điều đó với những tuyên bố rằng vật chất trung giới thấu nhập hoàn toàn vào vật chất cõi trần, giữa hai thể có sự tương ứng chính xác và thực tế là mỗi một vật thể cõi trần đều có một đối phần bằng chất liệu cõi trung giới.

Tất cả những phát biểu trên đều đúng, và những người không nhìn thấy cõi trung giới rất có khả năng hiểu sai điều đó. Tất cả vật cõi trần đều có vật tương ứng bằng chất liệu trung giới liên kết với nó luôn luôn – không thể bị chia cắt trừ khi do một huyền lực cực kỳ mạnh mẽ, và ngay cả khi đó sự chia cắt cũng chỉ diễn ra đến khi nào huyền lực còn được duy trì. Nhưng liên kết giữa các hạt vật chất trung giới với vật chất cùng loại lỏng lẻo hơn nhiều với vật chất cõi trần tương ứng của nó.

Lấy ví dụ một thỏi sắt, ta có một khối phân tử cõi trần ở trạng thái rắn – ta có thể nói rằng các phân tử đó có thể, dù không nhiều, thay đổi vị trí tương đối giữa chúng, mặc dù mỗi hạt rung động rất mau trong phạm vi của nó. Đối phần bằng chất liệu trung giới của nó là những gì mà ta thường gọi là vật chất rắn trung giới – vật chất thuộc cõi phụ thấp nhất và đậm đặc nhất của cõi trung giới; tuy nhiên các hạt của nó thay đổi vị trí tương đối luôn luôn và rất mau chóng, di chuyển cũng dễ dàng như các hạt trong chất lỏng cõi trần vậy. Vì vậy không có sự liên kết lâu dài giữa bất cứ hạt thuộc cõi trần nào với cùng lượng vật chất trung giới là đối phần của nó tại một thời điểm cho trước.

Điều này cũng hoàn toàn đúng với thể cảm xúc của con người, để tiện lợi chúng ta có thể xem nó gồm hai phần – khối đậm đặc choán chính xác toàn bộ vị trí của thể xác, và phần vật chất trung giới loãng hơn xung quanh khối đó. Trong cả hai phần này, và giữa chúng, các hạt, như đã mô tả, lưu thông không ngừng, vì thế khi một người quan sát chuyển động của các phân tử trong thể cảm xúc sẽ nghĩ đến hình ảnh các phân tử nước đang sôi.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance   THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 6:54 am

Vì vậy, dễ dàng để hiểu rằng mặt dù mỗi cơ quan của thể xác luôn luôn phải có đối phần của nó với cùng lượng vật chất trung giới, nó không hề giữ cùng các hạt trong hơn một giây đồng hồ, và do đó không có sự tương ứng nào đối với các dây thần kinh cõi trần chuyên biệt – vật chất tạo thành dây thần kinh mắt hoặc tai, và cứ thế. Vì thế mặc dù mắt hay tai cõi trần chắc chắn luôn luôn có đối phần trung giới của nó, mảnh vật chất trung giới riêng biệt đó không có khả năng đáp ứng với các rung động tạo nên cái nhìn hay nghe trung giới nhiều hơn (hay ít hơn) bất kỳ phần nào khác của thể cảm xúc.

Đừng quên rằng mặc dù ta luôn nói đến “cái nhìn trung giới” hay “cái nghe trung giới” là để cho dễ hiểu, chúng ta biết rằng những ấn tượng đó là hoạt động đáp ứng của các rung động truyền các thông tin đến ý thức của con người, khi y hoạt động trong thể cảm xúc, có cùng tính chất như khi truyền đến y bằng mắt và tai khi y ở trong thể xác. Nhưng với các điều kiện hoàn toàn khác biệt của cõi trung giới, các cơ quan chuyên biệt là không cần thiết để có thể tạo ra kết quả này; vật chất thuộc mỗi phần của thể cảm xúc đều có khả năng cho ra những đáp ứng như vậy, và do đó một người hoạt động trong thể cảm xúc nhìn thấy các sự vật đằng sau, bên dưới, phía trên một cách rõ ràng, mà không cần phải quay đầu.

Có một điểm sẽ là không công bằng nếu bị bỏ qua hoàn toàn, đó là vấn đề các luân xa đã được nhắc tới ở trên. Các nghiên cứu sinh Theosophy đều quen thuộc với ý tưởng về sự tồn tại của một số trung tâm lực ở trong cả thể dĩ thái và thể cảm xúc, lần lượt được sinh động hóa bởi ngọn lửa hỏa xà thiêng liêng khi con người tiến hóa cao. Mặc dù các trung tâm này không thể được mô tả như là các cơ quan theo cách hiểu thông thường, bởi vì con người không nhìn hay nghe thông qua đó, như khi nhìn hay nghe bằng mắt và tai, nhưng rõ ràng là năng lượng để kích hoạt các giác quan trung giới, mà mỗi cái khi phát triển cung cấp khả năng đáp ứng với các rung động mới cho toàn bộ thể cảm xúc, được cung cấp thông qua sự sinh động hóa đó.

Tuy nhiên, những trung tâm này cũng không có lượng vật chất trung giới cố định nào. Chúng đơn giản là những xoáy tròn trong vật chất của thể - các xoáy mà thông qua đó tất cả các hạt lần lượt được chuyển qua - những điểm, có lẽ, tại nơi mà lực từ các cõi cao ảnh hưởng lên thể cảm xúc. Sự mô tả này cũng chỉ có thể diễn đạt phần nào, bởi vì thật ra chúng là các xoáy bốn chiều, vì vậy lực đi qua và tạo ra chúng có vẻ như tự nhiên xuất hiện mà không đến từ đâu cả. Nhưng trong mọi trường hợp, bởi vì tất cả các hạt đều lần lượt đi qua mỗi nơi đó, rõ ràng là mỗi trung tâm hoàn toàn có thể tuần tự đánh thức năng lực tiếp nhận các mức độ rung động khác nhau ở tất cả các hạt trong thể cảm xúc, do đó tất cả các giác quan trung giới đều hoạt động tích cực như nhau ở mọi phần của thể.

Cái nhìn trên cõi thượng giới một lần nữa lại khác hẳn, trong trường hợp này ta không còn có thể nói về các giác quan riêng biệt như thị giác hay thính giác, mà đúng hơn phải xem đó là một giác quan chung đáp ứng đầy đủ mọi rung động truyền đến, khi một đối tượng được ý thức, nó lập tức nhận biết đầy đủ, giống như nó nhìn, nghe, cảm nhận, và biết tất cả mọi thứ có thể biết về đối tượng của nó chỉ với một vận động tức thì. Và ngay cả năng lực tuyệt vời này cũng chỉ khác biệt ở mức độ mà không phải ở bản chất so với những gì chúng ta có vào lúc này; trên cõi thượng giới, cũng như ở hạ giới, những ấn tượng truyền từ vật quan sát đến người quan sát đều nằm dưới dạng các rung động.

Nơi cõi bồ đề lần đầu tiên chúng ta bắt gặp một năng lực mới mẻ hoàn toàn không có một điểm chung nào với những gì ta đang nói đến, bởi ở đó một người ý thức mọi thứ theo cách hoàn toàn khác, mà trong đó những rung động bên ngoài hoàn toàn không có một vai trò gì hết. Khách thể trở thành một phần của chủ thể, và y nghiên cứu nó từ bên trong thay vì từ bên ngoài. Nhưng nhãn thông hoàn toàn không có liên quan gì với loại năng lực này.

Sự phát triển, hoàn toàn hay một phần, của một trong những năng lực này sẽ nằm trong định nghĩa của chúng ta về nhãn thông - sức mạnh nhìn thấy những gì vô hình đối với mắt thường. Nhưng các năng lực này có thể được phát triển theo rất nhiều cách, và có lẽ nên nói sơ về các hướng phát triển này.

Chúng ta có thể giả sử rằng một người có thể bị tách biệt trong suốt quá trình tiến hóa của y trừ ra những ảnh hưởng bên ngoài nhẹ nhàng nhất, bắt đầu theo cách hoàn toàn bình thường, y chắc hẳn cũng sẽ phát triển các giác quan theo cách thông thường. Y sẽ thấy các giác quan cõi trần chậm rãi mở rộng tầm hoạt động cho đến khi có khả năng đáp ứng với tất cả các rung động cõi trần, của chất dĩ thái cũng như vật chất đậm đặc; sau đó, tuần tự, là khả năng cảm nhận phần thô trược của cõi trung giới, rồi đến phần thanh nhẹ cũng được thêm vào, cho đến một thời điểm mà năng lực nơi cõi thượng giới ló dạng.

Tuy nhiên, trong đời sống thực, sự phát triển thông thường như vậy rất hiếm gặp, và rất nhiều người đôi khi lóe lên cảm giác về cõi trung giới mà không hề có cái nhìn dĩ thái. Và sự bất thường trong phát triển này là một trong những nguyên nhân chính gây ra những sai lầm trong nhãn thông của những người phát triển không đồng bộ - một khiếm khuyết không thể tránh được trừ khi có một khóa huấn luyện lâu dài dưới sự hướng dẫn của một vị thầy đủ khả năng.

Đến đây nn xin bỏ qua một số đoạn và dịch tiếp phần tiếp theo. Có 1 chỗ sách có nói về quyển "Rationale of Mesmerism" của ông Sinnnett, các bạn có thể tham khảo thêm.

Để làm việc với hiện tượng này, chúng ta sẽ sắp xếp chúng dựa theo khả năng quan sát mà không phải là trên các cõi mà nó được thực hiện, do đó ta có thể phân loại các trường hợp nhãn thông với các đề mục sau:

1- Nhãn thông đơn giản – đúng như tên gọi, đơn thuần là sự khai mở nhãn quan, cho phép người sở hữu khả năng này nhìn thấy bất cứ thực thể bằng chất dĩ thái hay trung giới nào hiện diện xung quanh y, nhưng không bao gồm năng lực quan sát các vật ở xa hay các hình ảnh thuộc một thời điểm khác hiện tại.

2- Nhãn thông không gian – khả năng nhìn thấy những cảnh vật hay sự kiện ở xa người quan sát về, và cùng quá xa cho sự quan sát thông thường hoặc bị che khuất bởi các vật thể trung gian.

3- Nhãn thông thời gian – như tên gọi, là khả năng nhìn thấy những vật hay sự kiện xảy ra tại một thời điểm nào đó, hay, nói cách khác, năng lực nhìn vào quá khứ hay tương lai.






CHƯƠNG -2-

NHÃN THÔNG ĐƠN GIẢN: ĐẦY ĐỦ



Chúng ta đã định nghĩa điều này là một sự khai mở đơn thuần về thị lực dĩ thái hay trung giới, cho phép người sở hữu khả năng này thấy mọi thứ xung quanh y trên các cấp độ tương ứng, nhưng không thường kèm theo khả năng nhìn ở một khoảng cách xa hay đọc được quá khứ hay tương lai. Nhưng thật khó có thể bỏ qua những năng lực sau, bởi nhãn quan trung giới luôn luôn có một phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với ở cõi trần, và những hình ảnh rời rạc thuộc cả quá khứ và tương lai lại thường tình cờ được nhìn thấy bởi ngay cả những người có nhãn thông nhưng không biết cách làm chủ chúng; tuy nhiên có một sự phân biệt rất rõ ràng giữa những cái nhìn ngẫu nhiên thoáng qua và năng lực nhất định cho phép thực hiện việc nhìn trong không gian hoặc thời gian.

Ta thấy ở nơi những người nhạy cảm mọi mức độ nhãn thông loại này, từ những người có những ấn tượng mơ hồ khó có thể được gọi là nhìn, cho đến sự sở hữu hoàn toàn thị lực tương ứng với dĩ thái và trung giới. Có lẽ cách đơn giản nhất là chúng ta sẽ bắt đầu miêu tả những gì sẽ được nhìn thấy trong trường hợp của sự phát triển đầy đủ năng lực này, cũng như những trường hợp chỉ sở hữu một phần năng lực tự nhiên xuất hiện nơi họ.

Ta hãy bắt đầu với thị lực dĩ thái trước. Loại này đơn giản bao gồm, như đã nói, sự nhạy cảm với nhiều mức độ rung động hơn so với bình thường, tuy nghiên người sở hữu nó nhìn thấy nhiều thứ mà đa số nhân loại chưa thấy được. Ta hãy xem xét những thay đổi đạt được nơi các vật thể thông thường, sống động và chết cứng, để thấy những yếu tố hoàn toàn mới mẻ mà nó giới thiệu đến chúng ta. Nhưng xin nhớ những gì tôi sắp sửa miêu tả là kết quả của sự sở hữu năng lực đó một cách đầy đủ và hoàn toàn có kiểm soát, và hầu hết các trường hợp gặp trong đời thực sẽ dễ dàng bị thiếu sót ở một khía cạnh nào đó.

Thay đổi ấn tượng nhất sinh ra trong hình dạng của các vật thể không có sự sống khi đạt được năng lực này là hầu hết chúng đều trở nên trong suốt, do sự khác biệt về bước sóng của một số rung động mà người quan sát hiện đã trở nên nhạy cảm với chúng. Y thấy mình có khả năng thực hiện thật dễ dàng câu thành ngữ “nhìn xuyên qua một bức tường gạch”, bởi với thị lực mới đạt được bức tường gạch dường như không có vẻ gì đặc hơn một màng sương mỏng. Vì vậy y thấy mọt thứ diễn ra trong một căn phòng bên cạnh giống như không hề có bức tường nào che chắn; y có thể miêu tả chính xác bên trong một hộp bị khóa, hay đọc một bức thư được niêm phong; với một chút luyện tập y có thể đọc một đoạn văn trong một cuốn sách đóng kín. Khả năng cuối cùng này, mặc dù hoàn toàn dễ dàng với thị lực trung giới, nhưng khá khó dùng với thị lực dĩ thái, bởi thực tế là mỗi trang phải được nhìn xuyên qua tất cả những gì chồng lên trên nó.

Một câu hỏi thường gặp là dưới những hoàn cảnh nào một người luôn nhìn thấy thị lực bất thường này, hay chỉ khi y muốn như vậy. Câu trả lời là nếu năng lực đã phát triển đầy đủ nó sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của người đó, và y có thể dùng nó hay thị lực thông thường theo ý muốn. Y chuyển từ cái này sang cái khác cũng dễ dàng và tự nhiên như ta thay đổi sự tập trung của cặp mắt từ nhìn vào quyển sách đến theo dõi sự chuyển động của một vật cách đó một dặm. Đó là sự tập trung của ý thức vào một khía cạnh của vật quan sát: và mặc dù y sẽ hoàn toàn nhìn rõ khía cạnh mà y đang chú ý, y cũng sẽ luôn luôn ý thức lờ mờ về khía cạnh khác, cũng như khi ta tập trung nhìn vào một vật đang cầm trong tay thì cùng lúc ta cũng thấy mờ mờ bức tường đối diện của căn phòng như một cái phông nền.

Một thay đổi thú vị khác, đến từ sự sở hữu thị lực loại này, là mặt đất cứng mà người đó đi trên bỗng trở nên trong suốt đến một chừng mực, do đó y có thể nhìn xuống một độ sâu đáng kể, cũng như ta nhìn vào mặt nước tương đối trong suốt. Điều này cho phép y quan sát một sinh vật đào bới dưới đất, cho tới phân biệt một mạch than đá hay kim loại nếu không nằm quá sâu, và cứ như vậy.

Giới hạn của thị lực dĩ thái khi nhìn xuyên chất rắn có vẻ tương tự với cách chúng ta nhìn xuyên qua nước hay sương mù. Ta không thể thấy xa hơn một khoảng cách nhất định, bởi trung gian mà ta nhìn xuyên qua không hoàn toàn trong suốt.

Hình ảnh của những vật thể sống cũng thay đổi đáng kể với người đã tăng cường sức mạnh nhãn quan đến mức độ này. Cơ thể người và động vật trong suốt đối với y, do đó y có thể quan sát hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể, và chuẩn đoán bệnh tật ở một mức độ nào đó.

NN xin nói thêm 1 chút về vấn đề dĩ thái và phong thủy. Vì đây là ý kiến riêng của nn nên không dám khẳng định là đúng, chỉ xin nói qua để mọi người tham khảo thêm.

Như đã nói, dĩ thái là vật chất ở trạng thái thanh nhẹ hơn các dạng rắn, lỏng, hơi. Đây là khái niệm mà khoa phong thủy gọi là “khí”. Đôi khi đọc sách xưa ta thấy nói “nhìn thấy khí bốc lên”, thì đó không phải là nhãn quan thông thường, vì ngay cả dạng hơi không màu thì mắt thường cũng không nhìn thấy thì làm sao thấy “khí” vốn ở một trạng thái còn tinh vi, nhẹ nhàng hơn. Đó chính xác là cái trong sách gọi là thị lực dĩ thái, tức khả năng đáp ứng với các rung động nhanh hơn bình thường, từ đó nhìn được các vật thể làm bằng chất dĩ thái. Những thánh nhân làm ra khoa phong thủy chắc chắn đều nhìn thấy khí này, bởi chỉ có như vậy họ mới có thể biết được dạng đất nào là xấu, dạng nào là tốt, biết được các huyệt vị, long mạch… Bởi vì không nhiều người có được khả năng đó nên các thánh nhân mới dạy cách dùng hình để luận khí, nhìn vào các vật hữu hình mà đoán cái vô hình và luận định tốt xấu.

Khi hiểu rằng “khí” cũng là vật chất, ta có thể giải thích dễ dàng một số điểm căn bản của khoa phong thủy như sau:

+ Khí có ở khắp nơi, xuyên thấu qua đất cát, nước, không khí bởi nó thanh nhẹ hơn. Điều này tương tự như nước thấm qua đất cát vậy.

+ Hình và Khí liên quan mật thiết với nhau. Đó là do lực hấp dẫn. Chất rắn đậm đặc hơn nên gây lực hấp dẫn lớn lên chất “khí” thanh nhẹ, vì vậy khí thường được tạo hình giống y như hình thế đất.

+ Các nơi kết huyệt có lẽ giống như các huyệt đạo trên cơ thể người vậy. Tất cả đều làm bằng chất dĩ thái. Có thể những người vừa học y vừa học phong thủy đều biết điều này.

+ Tại sao khí của khu đất có thể ảnh hưởng đến con người. Chúng ta biết rằng con người có một thể dĩ thái, cùng mức độ với khí này. Vì vậy, theo luật đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, chúng ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Tại sao có người hưởng được cái tốt của khu đất có người không? Tại sao cái “đức” lại quan trọng? Người không tốt thì “khí”, hay thể dĩ thái cũng bị biến đổi thành xấu đi ở mức nào đó. Khi đó khí đến người từ tốt cũng thành xấu. Điều này cũng tương tự như nước trong lành mà cho chảy qua một đường ống dơ bẩn vậy.

(bỏ qua vài đoạn và tiếp tục)

Bất cứ ai sở hữu loại thị lực mà chúng ta đang nói đến cũng sẽ có khả năng thấy được thể dĩ thái của con người; nhưng vì thể này có kích thước gần như bằng với thể xác, nên sẽ khó có thể gây được sự chú ý trừ khi nó đang được bảo vệ tạm thời trong trạng thái hôn mê hay dưới tác dụng của thuốc tê. Sau khi chết, khi thể dĩ thái đã rút khỏi thể xác hoàn toàn, nó sẽ trở nên rõ ràng với người quan sát, và y sẽ thường cuyên nhìn thấy nó lơ lửng nơi những mồ mả mới xây khi đi ngang qua một nghĩa trang nhà thờ hay một nghĩa địa. Nếu y tham dự một buổi cầu hồn y sẽ thấy chết dĩ thái rỉ ra khỏi người đồng tử, và sẽ quan sát được nhiều cách mà các thực thể thông linh sử dụng nó.

Ý kiến của nn: việc nhìn thấy thể dĩ thái là một lợi thế lớn trong việc chẩn đoán và chữa bệnh. Khoa nhân điện, châm cứu, bấm huyệt có lẽ thực hiện việc điều trị trên thể này. Trong lên đồng, người đồng tử sẽ bị thực thể rút bớt sinh lực từ thể dĩ thái này, dẫn đến mệt mỏi thậm chí gây nguy hiểm, ai ngồi đồng thường xuyên đều biết, và đây là một trong rất nhiều lý do khiến Theosophy không đồng ý với việc này.

Một thực tế khác khó mà không gây được sự chú ý của y là sự mở rộng nhận thức về màu sắc. Y sẽ nhận ra y có khả năng thấy được những màu sắc hoàn toàn mới, không hề giống một chút nào những gì nằm trong quan phổ như chúng ta đang biết, và do đó tất nhiên không thể miêu tả nó bằng bất cứ từ ngữ nào. Và y không chỉ thấy các vật thể hoàn toàn tạo nên bởi những màu sắc này, mà y còn thấy được những thay đổi trong màu sắc của nhiều vật thể quen thuộc y từng thấy, chúng sẽ có hay không có một màu nhẹ nào đó trong những màu mới, trộn lẫn với những màu cũ. Vì vậy hai mặt có màu sắc hợp với nhau hoàn toàn với mắt thường sẽ có thể có những sắc thái hoàn toàn khác biệt trong nhãn quan sắc bén của y.

Ý kiến của nn: chúng ta có thể làm một phép so sánh cho về vấn đề này. Giả sử loài người chỉ có khả năng nhìn thấy các màu như trắng , đen, xám. Khi đó có một người bỗng thấy được 7 màu, thì y sẽ không thể tìm được từ ngữ nào để diễn tả cho những người bạn của y biết được các màu đỏ, xanh… mà y nhìn thấy. Và lá cây từ màu xám bây giờ có màu xanh tươi đẹp. Nếu con người chỉ thấy lá cây màu xám thì làm sao tìm ra được chất diệp lục tố khiến cây có thể quang hợp, và còn biết bao nhiêu quan niệm về thế giới mà ta có được chỉ từ 7 màu hiện tại. Sự mở rộng thị lực dĩ thái cũng có ý nghĩa quan trọng như vậy, nó mở ra một chân trời mới mà ta khó có thể hình dung ra được. Và đây là điều mà đa số mọi người đều đạt được trong vài trăm năm tới, khi mà dòng tiến hóa vẫn tiếp tục chảy về phía trước, còn hiện tại, một số người đã đi trước những người anh em của họ.

Lúc này đây chúng ta đã chạm đến một số thay đổi chính về thế giới của một người khi y đạt được thị lực dĩ thái; và cần nhớ rằng trong đa số các trường hợp một sự thay đổi tương ứng ở các giác quan khác cũng sẽ xảy ra cùng lúc, vì vậy y có thể nghe, và thậm chí sờ được, nhiều hơn những người quanh y. Bây giờ giả sử một người có đạt được luôn cả thị lực trung giới, những thay đổi xa hơn nào sẽ được nhìn thấy?

Vâng, nhiều thay đổi lớn sẽ xảy ra; thực tế, một thế giới hoàn toàn mới sẽ mở ra trước mắt y. Ta hãy xem xét ngắn gọn những điều kỳ diệu của nó với cùng thứ tự như ở trên, và xem những khác biệt gì sẽ xảy ra đối với những vật thể không có sự sống trước tiên. Ở điểm này tôi có thể khởi đầu bằng cách trích dẫn một vấn đề khá lạ trong quyển The Vâhan.

Ý kiến của nn: quyển The Vâhan có lẽ do bà Blavatsky viết. Chữ Vâhan có nghĩa như Vehicle, tức là thể, hay phương tiện, có nghĩa gần giống body. Các thể xác, thể cảm xúc, thể trí… đều là những vehicle của linh hồn dùng để biểu lộ và hoạt động trên các cõi tương ứng. Linh hồn là một nguyên lý, chỉ có thể biểu lộ nơi thế giới vật chất thông qua vật chất.

“Có một sự khác biệt rõ rệt giữa nhãn quan dĩ thái và nhãn quan trung giới, và cái sau dường như có liên hệ với chiều không gian thứ tư…

“Cách dễ nhất để hiểu sự khác biệt này là lấy một ví dụ. Nếu bạn nhìn vào một người lần lượt với cả hai loại thị lực, bạn sẽ thấy những nút ở phía sau cổ áo của y trong cả hai trường hợp; nếu chỉ dùng thị lực dĩ thái bạn sẽ thấy chúng xuyên qua y, và sẽ thấy mặt sau gần với bạn nhất, nhưng nếu bạn nhìn bằng thị lực trung giới, bạn sẽ không chỉ thấy như vậy, mà giống như bạn cũng đang đồng thời đứng đằng sau y vậy.

“Hay nếu bạn nhìn một khối lập phương bằng gỗ có viết chữ lên tất cả các mặt bằng thị lực dĩ thái , nó sẽ giống như khối vuông làm bằng thủy tinh, do đó bạn có thể nhìn xuyên qua nó, và bạn sẽ nhìn chữ viết ở các mặt đối diện từ đằng sau, trong khi đó bên phải và bên trái sẽ không thấy rõ trừ khi bạn di chuyển, bởi vì bạn nhìn nó từ phía cạnh. Nhưng nếu bạn nhìn nó bằng thị lực trung giới bạn sẽ thấy tất cả các cạnh cùng lúc, và từ đúng hướng của nó, như thể toàn khối vuông được trải phẳng ra trước bạn, va bạn cũng sẽ từng hạt bên trong nó – không xuyên qua những hạt khác, mà tất cả được trải phẳng. Bạn sẽ nhìn nó từ một hướng khác, thẳng góc với mọi hướng chúng ta biết.

“Nếu bạn nhìn vào phía sau một cái đồng hồ bằng thị lực dĩ thái bạn thấy tất cả các bánh răng xuyên qua nó, và mặt trước xuyên qua chúng; nếu bạn nhìn bằng thị lực trung giới, bạn thấy mặt đồng hồ từ phía trên và tất cả bánh răng nằm tách biệt nhau, nhưng không cái nào nằm trên cái nào.

Ở đây ta có ngay ý chủ đạo, nhân tố chính của thay đổi; người quan sát nhìn một thứ từ một góc nhìn hoàn toàn mới, nằm ngoài tất cả những gì mà y từng tưởng tượng trước đây. Y không còn gặp một khó khăn nhỏ nhất nào trong việc đọc bất cứ trang nào của quyển sách đóng, bởi y không còn nhìn nó xuyên qua tất cả những trang khác trước hay sau nó, mà nhìn thẳng từ trên xuống như thể nó là trang duy nhất được nhìn thấy. Độ sâu của một mạch kim loại hay than đá không còn là vật chắn đối với nhãn quan của y, bởi vì y không còn nhìn xuyên qua chiều sâu của mặt đất. Bề dày của một bức tường, hay nhiều bức tường giữa người quan sát và vật, sẽ tạo nên một khác biệt lớn trong việc nhìn rõ với thị lực dĩ thái; chúng không tạo ra một khác biệt nào đối với thị lực trung giới, bởi trên cõi trung giới chúng không hề chắn giữa người quan sát và vật. Dĩ nhiên điều đó nghe có vẻ ngược ngạo và vô lý, và thật sự không thể giải thích được đối với một đầu óc chưa được luyện tập để nắm bắt ý tưởng này; nhưng điều đó không hề làm giảm bớt tính đúng đắn của nó.

Ý kiến của nn: ta có thể xem xét một ví dụ sau. Giả sử một sinh vật sinh sống và chỉ có khả năng ý thức trong không gian 2 chiều. Trên mặt phẳng đó có một hình chữ nhật. Sinh vật đó chỉ có thể nhìn thấy 1 đến 2 cạnh của hình chữ nhật, vì các cạnh còn lại bị các cạnh này che chắn. Nhưng đối với chúng ta, có khả năng nhận thức đến 3 chiều không gian. Nhìn từ phía trên xuống mặt phẳng đó, chúng ta thấy rõ ràng cả 4 cạnh của hình chữ nhật, không hề bị che chắn. Cũng như vậy nếu chúng ta có khả năng ý thức trên cõi trung giới, khi đó chúng ta sẽ ý thức thêm được chiều thứ 4, khi đó một khối vuông hoàn toàn phẳng lì với ta như hình chữ nhật kia vậy. Xin lưu ý là không phải cõi trần có 3 chiều và cõi trung giới có 4 chiều, không gian vốn có nhiều chiều, chỉ là não bộ bị giới hạn trong tư duy 3 chiều, còn thể cảm xúc có thể ý thức 4 chiều. Các bạn nên đọc quyển Scientific Romances của ông C.H.Hinton, phần viết về không gian 4 chiều rất hay.

Điều này đưa chúng ta đi thằng đến vấn đề đầy tranh cãi về chiều không gian thứ tư – một vấn đề vô cùng thú vị, nhưng chúng ta cũng không thể thảo luận tại đây này được. Những ai muốn nghiên cứu nó nghiêm túc như nó xứng đáng nên bắt đầu với quyển Scientific Romances của ông C.H.Hinton hay Another World của Tiến sĩ A.T.Schofield, và sau đó là tác phẩm lớn A New Era of Thought của tác giả trước. Ông Hinton không chỉ khẳng định ông có khả năng hiểu rõ một số hình ảnh trong không gian bốn chiều, mà còn nói rằng bất cứ ai chịu khó làm theo chỉ dẫn của ông đều có thể dần dần hiểu được như ông. Tôi không dám chắc năng lực đó có thể đạt được bởi bất cứ ai, như ông ấy nghĩ, bởi đối với tôi nó đòi hỏi một khả năng đáng kể về toán; nhưng dù sao đi nữa tôi có thể làm chứng rằng tesseract hay hình khối vuông bốn chiều mà ông miêu tả là đúng sự thật, vì nó là một hình dạng thường thấy nơi cõi trung giới.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance   THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 6:55 am

Nhưng ngay cả điều này cũng chưa phải là tất cả những khả năng mà loại thị lực này đem lại cho người sở hữu nó. Y không chỉ thấy bên trong cũng rõ như bên ngoài của tất cả mọi vật, mà còn cả đối phần trung giới của nó. Mỗi nguyên tử và phân tử vật chất cõi trần đều có nguyên tử và phân tử trung giới tương ứng với nó, và khối được tạo bởi chúng hoàn toàn rõ ràng rõ ràng trước mắt người có nhãn thông của chúng ta. Thông thường phần trung giới của bất kỳ vật nào cũng phóng một chút ra bên ngoài phần cõi trần, và vì vậy kim loại, đá và những thứ khác được nhìn thấy bao quanh bởi hào quang trung giới.

Ta có thể ngay lập tức thấy rằng ngay cả trong nghiên cứu vật vô sinh một người thu được rất nhiều nhờ loại thị lực này. Y không chỉ thấy phần trung giới của vật mà y nhìn, mà trước đây hoàn toàn vô hình với y; mà y còn thấy được nhiều hơn kết cấu vật chất so với trước đó. Một giây cân nhắc sẽ cho y thấy rằng cái nhìn mới đúng đắn rất nhiều theo nhận thức so với nhãn quan thông thường. Lấy ví dụ, nếu y nhìn một khối vuông bằng thủy tinh bằng thị lực trung giới, các cạnh của nó đều có vẻ bằng nhau, như ta biết chúng là như vậy, trong khi trên cõi trần y thấy các cạnh xa hơn theo luật phối cảnh – có nghĩa là, nó có vẻ nhỏ hơn so với cạnh ở gần, điều đó, dĩ nhiên chỉ là ảo giác do giới hạn của cõi trần.

(bỏ qua một vài đoạn)




Chú ý: NN dịch loạt bài này chỉ vì mục đích nghiên cứu mà mở rộng hiểu biết. NN hoàn toàn không có ý khuyến khích bất kỳ sự tìm học hay cố gắng đạt được thần nhãn. Thiên nhiên có lý do khi chưa cho con người có thần nhãn. Cũng như ta không thể cho em bé cầm dao chơi, bất cứ ai còn chưa tinh lọc bản thân thật tinh khiết, còn một chút ham muốn tầm thường, ích kỷ nào cũng không bao giờ nên tìm kiếm các loại quyền năng. Nếu ai muốn mau chóng có được nhãn thông hay bất cứ loại quyền năng nào, nn chỉ có một lời khuyên là hãy dọn mình trong sạch, khi đó các quyền năng sẽ tự tìm đến. Đã có quá nhiều đau thương, chết chóc, điên loạn vì tìm kiếm quyền năng ngoài tầm kiểm soát rồi.

Để hiểu rõ mối nguy hiểm chực chờ của thông nhãn đối với những ai chưa sẵn sàng, mà nn tin là tất cả, chúng ta chỉ cần tưởng tượng đến điều sẽ xảy ra khi có được nó nhưng không thể kiểm soát được. Mỗi khi đi làm về, một hồn ma bay ra với hình dạng ghê rợn nhất và rú lên một cách khiếp đảm. Đêm đêm khi ngủ, bỗng ta trở mình dậy và thấy 1 con ma đang cố bóp cổ ta. Những tiếng khóc than, những tiếng gào thét không lúc nào buông tha, những hình bóng cứ lượn lờ phảng phất quanh ta… Liệu có ai nghĩ mình đủ can đảm để trải qua hàng năm trời như vậy mà không phải vào nhà thương điên hay tự sát không? Đó chỉ là một số điều, mà có lẽ chưa phải là những gì đáng sợ nhất, có thể xảy ra. Chỉ có duy nhất một cách có nhãn thông chắc chắn an toàn đó là loại bỏ tất cả mọi ham muốn, tư tưởng xấu xa khỏi ta, đến mức hoàn toàn trong sạch, chỉ khi đó nhãn thông sẽ tự đến với sự kiểm soát đầy đủ và tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, không có cách nào khác. Những năng lực huyền bí là dùng để phụng sự nhân loại, nếu sử dụng vì mục đích ích kỷ thì sẽ gánh lấy hậu quả rất nặng nề. Mong mọi người sẽ tránh xa mọi hình thức được quảng cáo là phát triển nhãn quan tâm linh an toàn, chẳng có chút an toàn nào trong đó cả.

Phần nhãn thông đơn giản đã kết thúc, nhãn thông không gian và thời gian rất khó và chỉ có thể hiểu được khi đã nắm vững những phần căn bản. Vì vậy nn sẽ dịch trước chương 9. Hy vọng sẽ không có thêm ai khác tìm kiếm những năng lực này.





CHƯƠNG -9-

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN



Khi một người bắt đầu bị thuyết phục bởi tính xác thực về sức mạnh to lớn của thông nhãn, câu hỏi đầu tiên của y thường là, “Làm thế nào để tôi có thể phát triển năng lực này, năng lực tiềm tàng trong tất cả mọi người?”

Bây giờ thực tế là có nhiều phương pháp để có thể phát triển thông nhãn, nhưng chỉ có duy nhất một cách chắc chắn là an toàn để có thể được giới thiệu rộng rãi – chúng ta sẽ nói về nó sau cùng. Giữa những quốc gia kém phát triển của thế giới tình trạng nhãn thông đã được tạo ra theo nhiều dạng cần bị phản đối; trong một số bộ lạc không phải dân Aryan ở Ấn Độ (Ấn Độ chia thành người Ấn da trắng và thổ dân -nn), chỉ là sử dụng các loại thuốc có độc tính hay hít các khói xông gây mụ mị; giữa những thầy tu Hồi giáo, là bằng cách quay cuồng trong một điệu nhảy điên loạn say sưa tín ngưỡng cho đến khi chóng mặt và bất tỉnh đột ngột; giữa những người đi theo sự thực hành ghê rơn của phép cúng bái Tà thuật (Voodoo cult), bằng cách tế thần kinh khủng và các nghi thức ghê tởm của ma thuật đen. Điều đáng mừng là các phương pháp như vậy không nhiều trong loài người hiện nay, tuy rằng vẫn còn một số lớn những người học đòi loại huyền thuật cổ xưa này làm theo phương pháp tự thôi miên, chẳng hạn như nhìn chằm chằm vào một điểm sáng hay lặp lại một thể thức nào đó cho đến khi trạng thái mụ mị bán phần được tạo ra; trong khi đó có một trường phái khác trong số đó sẽ cố gắng đạt đến kết quả tương tự bằng cách sử dụng một số phương pháp điều tức của Ấn Độ.

Tất cả những phương pháp như vậy phải bị loại bỏ dứt khoát vì hoàn toàn không an toàn cho việc thực hành của một người bình thường không có một ý niệm gì về những việc y đang làm – y đơn giản tạo ra những thí nghiệm mơ hồ về một thế giới mà y không biết gì hết. Ngay cả phương pháp đạt được nhãn thông bằng cách cho phép bị thôi miên bởi một người khác cũng là một trong những cách mà tôi sẽ rùng mình với sự khinh ghét rõ nét nhất; và tất nhiên nó không bao giờ nên được thực hiện trừ khi có những điều kiện là tình cảm và sự tin tưởng tuyệt đối giữa người thôi miên và người bị thôi miên, và sự tinh khiết hoàn toàn trong tầm hồn và linh hồn, trong tư tưởng và ý muốn, những điều kiện như vậy thật sự hiếm thấy được ở bất cứ ai trừ ra những vị thánh cao cả nhất.

Các thí nghiệm liên quan đến trạng thái thôi miên đặc biệt vô cùng lý thú, khi mà nó đưa ra (giữa nhiều thứ khác) một khả năng của bằng chứng cho thực tế về nhãn thông đến những người hoài nghi, mặc dù ngoại trừ dưới những điều kiện như tôi vừa nhắc đến – những điều kiện, tôi thừa nhận, hầu như không thể thành hiện thực – tôi sẽ không bao giờ khuyên bảo bất cứ một ai làm đối tượng cho các thí nghiệm đó.

Trị bệnh bằng thôi miên, (trong đó, không đưa bệnh nhân vào trạng thái xuất thần, có một nỗ lực nhằm xoa dịu cơn đau, xua tan bệnh tật, hay truyền sinh lực vào y bằng các luồng từ lực) có một chỗ đứng hoàn toàn khác; và nếu người thôi miên, dù hoàn toàn chưa được huấn luyện, ở trong điều kiện sức khỏe tốt và mục đích trong sạch, có thể sẽ không gây ra tác hại nào lên đối tượng bị thôi miên. Trong trường hợp đặc biệt của một ca phẫu thuật, một người có thể đi vào trạng thái hôm mê thôi miên một cách hợp lý, những chắc chắn đó không phải là một điều kiện để một người có thể thực hiện cuộc thí nghiệm. Thật vậy, với bất cứ ai hỏi ý kiến tôi về vấn đề này, tôi sẽ mạnh mẽ nói rằng không nên thực hiện bất kỳ sự nghiên cứu thí nghiệm nào về cái mà với y vẫn còn là các lực khác thường của tự nhiên, cho đến khi mà trước hết y đã đọc thật kỹ tất cả mọi thứ viết về vấn đề, hay – tốt hơn hết – cho đến khi y được sự hướng dẫn của một vị thầy đủ tư cách.

Nhưng ở nơi đâu mà người thầy đủ tư cách có thể được tìm thấy? Chắc chắn không phải là giữa những người tự quảng cáo họ là những bậc thầy, những người sẽ đề nghị truyền đạt các bí ẩn thiêng liêng của các thời đại với một ít tiền, hay vẽ “vòng tròn tiến hóa” mà những ứng viên ngẫu nhiên được nhận vào cũng với giá đó.

Nhiều điều đã được nói trong luận thuyết này về sự cần thiết của sự rèn luyện kỹ lưỡng – về những lợi thế to lớn của những nhà thần nhãn được huấn luyện với những người chưa được huấn luyện; nhưng điều đó lại một lần nữa đưa chúng ta trở lại cùng một câu hỏi – sự huấn luyện này có thể được tìm thấy ở đâu?

Câu trả lời là sự huấn luyện có thể ở chính xác nơi nó vẫn luôn được tìm thấy từ khi lịch sử của thế giới bắt đầu – trong tay của the Great White Brotherhood of Adept, đứng ở, như nó vẫn luôn đứng đó, ngay phía sau quá trình tiến hóa của nhân loại, dìu dắt và hỗ trợ nó dưới dưới sự ngự trị của các Định luật Vũ trụ vĩ đại thay mặt cho Ý chí của Đấng Bất Diệt.

Nhưng làm thế nào, người ta sẽ hỏi như vậy, để được vào đó? Làm thế nào sự khát khao mong mỏi kiến thức có thể nói họ biết rằng y đang ao ước được chỉ dẫn?

Một lần nữa, chỉ bởi những phương pháp được kính chuộng từ muôn đời. Không có loại chứng chỉ mới nào không gây rắc rối có thể khiến một người được trở thành học viên của Ngôi trường đó – không có con đường hoàng gia dẫn đến sự hiểu biết đạt được nơi đó. Ngày nay, cũng như trong khói mù của thời xa xưa, người nào muốn thu hút sự chú ý của Họ phải bước vào con đường chậm chạp và gian truân của sự tự phát triển – phải học trước hết cách chế ngự bản thân và trở thành người mà y nên trở thành. Các bước tiến trên con đường có không có gì bí mật; tôi đã nói chi tiết về chúng trong From those who are pressing into this path the great Masters select their pupils, và chỉ bằng cách làm cho bản thân xứng đáng được dạy bảo mà một người có thể được dạy bảo. Không có phẩm chất xứng đáng, tư cách thành viên của bất kỳ Hội hay Tổ chức nào, dù bí mật hay không, sẽ không giúp ích gì cho mục tiêu của y dù chỉ là một chút. Đúng là, như tất cả chúng ta đều biết, theo đề nghị của một số những vị Chân Sư này mà Hội Theosophia đã được thành lập, và trong hàng ngũ của nó một số người đã được chọn ra để có liên hệ mật thiết hơn với họ. Nhưng sự lựa chọn đó dựa trên sự nhiệt thành của ứng viên, chứ không phải vì y là thành viên của Hội hay vì bất cứ ai trong đó.

ý kiến của nn: không phải chỉ Hội Theosophia mà tất cả các tôn giáo trên đời cũng đều từ Great White Brotherhood of Adept mà ra, các hội kín như Hội Tam Điểm cũng vậy. Vì vậy mà chân lý được các tôn giáo đưa ra đều hoàn toàn giống nhau .

Vì vậy, đó là cách duy nhất an toàn để phát triển thông nhãn – đi bằng tất cả nghị lực trên con đường tiến hóa tinh thần và trí tuệ, đến một giai đoạn năng lực này và những năng lực cao hơn nữa sẽ tự động bắt đầu biểu lộ. Tuy vậy vẫn còn một cách thực hành được chỉ dẫn giống nhau bởi tất cả các tôn giáo – nếu được làm theo một cách cẩn thận và cung kính có thể không gây tác hại nào, nhưng từ đó một loại nhãn thông rất thuần khiết đôi khi được phát triển và đó là sự thực hành thiền định.

Một người hãy chọn một giờ nhất định mỗi ngày – một thời điểm mà y có thể chắc chắn là yên tĩnh và không bị quấy nhiễu, mặc dù ban ngày tốt hơn ban đêm – và tại thời điểm đó y giữ tâm trí hoàn toàn tự do khỏi mọi loại suy nghĩ trần tục trong vài phút và, khi đạt đến đó, hướng toàn bộ năng lượng trong sự sống của y về lý tưởng tinh thần cao cả nhất mà y biết được.Y sẽ nhận ra rằng để đạt được sự kiểm soát tư tưởng hoàn hảo thật sự là vô cùng khó khăn so với những gì y nghĩ, nhưng khi đạt được nó, nó không thể khác hơn là điều hữu ích nhất đối với y, và khi y phát triển hơn và dễ dàng nâng cao và tập trung tư tưởng hơn, y sẽ từ từ nhận ra rằng những thế giới mới đang mở ra trước mắt y.

[Như một sự rèn luyện sơ khởi cho thành tựu tốt đẹp của việc tham thiền đó, y sẽ thấy rất nên thực hành sự tập trung trong những công việc thường ngày – ngay cả trong việc nhỏ nhất. Nếu y viết một lá thư, đừng nghĩ gì khác ngoài lá thư đó cho đến khi nó được hoàn thành; nếu y đọc một quyển sách, hãy nhìn thấy rằng tư tưởng của y không bao giờ được phép lang thang ra khỏi những gì tác giả muốn nói. Y phải học cách kiểm soát tư tưởng, và làm chủ nó hoàn toàn, cũng như các cảm xúc thấp hơn; y phải lao động cần cù để đạt được sự kiểm soát hoàn toàn về tư tưởng, từ đó y sẽ luôn biết chính xác mình đang nghĩ gì, và tại sao – nhờ đó y có thể sử dụng tâm trí, điều chỉnh hay giữ yên nó, như một kiếm sĩ kinh nghiệm điều khiển vũ khí theo ý muốn]

Dù sao, cuối cùng thì, nếu những ai tha thiết ham muốn thần nhãn có thể sở hữu nó tạm thời trong một ngày hay thậm chí là một giờ, chắc chắn là họ sẽ chọn để được giữ lại khả năng đó. Thật vậy, nó mở ra trước mắt họ những thế giới mới của tri thức, những sức mạnh mới đầy hữu ích, và với nguyên nhân sau này hầu hết chúng ta đều cảm thấy nó đáng giá; nhưng nên nhớ rằng với một người mà bổn phận sống nơi thế gian vẫn còn kêu gọi thì nó hoàn toàn không phải là một phúc lành thuần túy. Nơi người mà nhãn quan đã khai mở, kẻ đau đớn và người bất hạnh, kẻ xấu xa và người giàu sang đè lên họ như một gánh nặng hằng hữu, cho đến khi trong những ngày hiểu biết sau đó y thường cảm thấy bị thôi thúc muốn lặp lại lời cầu khẩn tha thiết trong những dòng thơ cuộn trào của Schiller:

Dein Orakel zu verkünden, warum warfest du mich hin
In die Stadt der ewing Blinden, mit dem augfeschloss'nen Sinn?
Frommt's, den Schleier aufzuheben, wo das name Schreckniss droht?
Nur der Irrthum ist das Leben; dieses Wissen ist der Tod.
Nimm, O nimm die trau'ge Karlheit mir vom Aug' den blut'gen Schein!
Schrecklich ist es deiner Wahrheit sterbliches Gefäss zu seyn!

which may perhaps be translated,

"Why hast thou cast me thus into the town of the ever-blind, to proclaim thine oracle by the opened sense?
What profits it to lift the veil where the near darkness threatens?
Only ignorance is life; this knowledge is death.
Take back this sad clear-sightedness; take from mine eyes this cruel light!
It is horrible to be the mortal channel of thy truth"

Và sau đó y thét lên lần nữa,

"Trả lại đây sự đui mù, bóng tối hạnh phúc ôi giác quan của tôi; lấy lại đi món quà đáng sợ của người đi!".

Nhưng dĩ nhiên đây là một cảm giác sẽ qua đi, khi mà nhãn quan cao hơn sẽ sớm chỉ cho người học viên thấy vài điều vượt xa nỗi thống khổ - linh hồn y sẽ sớm ngập tràn sự chắc chắn rằng, bất cứ điều gì hiện ra dưới đây dường như đều cho thấy điều đó, mọi thứ, không còn nghi ngờ gì nữa, đang làm việc cùng nhau vì điều tốt đẹp sẽ đến. Y suy ngẫm rằng kẻ tội lỗi và kẻ thống khổ vẫn ở đó, dù y có khả năng hiểu được họ không, và khi y có thể hiểu rõ họ, y có thể giúp đỡ họ tốt hơn là nếu y làm việc trong bóng tối; và vì vậy, dưới nhiều mức độ, y học được cách gánh vác một phần nghiệp quả nặng nề của thế giới.

Một vài người lạc lối, có được may mắn sở hữu một phần nhỏ của năng lực này, nhưng lại hoàn toàn không có hiểu biết đúng đắn về nó khi dùng nó cho những mục đích hèn hạ nhất – đến mức tự quảng cáo như những “nhà thông nhãn thực sự và được kiểm chứng”. Không cần thiết phải nó, việc sử dụng năng lực như vậy chỉ là một sự bán rẻ và hạ nhục nó, cho thấy rằng người sở hữu thiếu may mắn đã bằng cách nào đó nắm được nó trước khi mặt đạo đức nằm trong bản chất y được phát triển thích đáng để có thể chịu được sức căng mà nó gây ra. Sự ý thức về lượng nghiệp quả xấu có thể được tạo ra bởi hành động như vậy sẽ rất nhanh chóng biến sự ghê tởm của một người thành sự thương hại cho kẻ bất hạnh đã làm điều báng bổ rồ dại đó.

Đôi khi người ta phản đối rằng việc sở hữu nhãn thông phá bỏ mọi sự riêng tư, và tạo ra khả năng vô hạn khám phá các bí mật của người khác. Không nghi ngờ gì nó sẽ tạo ra một khả năng như vậy, tuy nhiên sự gợi ý đó khá là buồn cười với những ai thực sự có hiểu biết về vấn đề. Một sự phản đối như vậy có thể có cơ sở đối với những năng lực rất hạn chế của “nhà thông nhãn thực sự và được kiểm chứng”, nhưng người dùng nó để chống lại những người đã có năng lực rộng mở trong khi được dạy bảo, và từ đó sở hữu nó đầy đủ, đã quên mất ba điều: thứ nhất, thực sự là không thể hiểu được nếu bất kỳ ai, có trước mắt y cả một vùng trời kỳ vĩ để học hỏi mà những nhà thần nhãn thực sự đều nhìn thấy, lại có thể có khi nào muốn tò mò những bí mật tạp nhạp nho nhỏ của người khác; thứ hai, ngay cả nếu bởi một sự tình cờ không thể xảy ra mà nhà thần nhãn của chúng ta có sự tò mò khiếm nhã như vậy về những chuyện tầm phào lặt vặt, thì, sau cùng, một thứ như là danh dự của một quý ông, cái mà, trên cõi giới đó cũng như tại đây, chắc chắn sẽ ngăn cản y nghĩ về, dù trong giây lát, ý tưởng về việc thỏa mãn nó; và thứ ba, trong một khả năng chưa từng nghe nói đến, một người có thể gặp phải một pitri bậc thấp mà với ngài những lý do trên là vô nghĩa, những chỉ dẫn đầy đủ luôn được đưa đến mọi học viên, ngay khi y phát triển bất cứ dấu hiệu nào về năng lực này, cho đến giới hạn được đặt ra trong việc sử dụng nó.

Trích từ nguồn :

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/8884-theosophy/


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance   THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
THIÊN NHẢN THÔNG - Clairvoyance
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÁCH TẬP LUYỆN THIÊN NHẢN THÔNG ( HOW TO DEVELOP CLAIRVOYANCE )
» THÔNG BÁO 1
» HỘI THÔNG THIÊN HỌC
» THẦN LINH HỌC và THÔNG THIÊN HỌC
» Gửi các huynh đệ Thông thiên học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: - NHÓM NGHIÊN CỨU TÂM LINH ĐÔNG TÂY VÀ DIỂN ĐÀN TỰ DO VỀ TÂM LINH :: CHUYÊN ĐỀ NGOẠI CẢM HỌC - PSYCHIC-
Chuyển đến