CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Tứ Niệm Xứ

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Tứ Niệm Xứ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tứ Niệm Xứ    Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:24 am

1.5. Áp dụng:

1.5.1. Hơi thở: áp dụng cho cả hai trình độ (thấp và cao). khi an trú chánh niệm đằng trước mặt thì tu sĩ sẽ thấy rằng: khi mình thở "ở ngoài này" thì cái ông đang ngồi xếp bằng đó cũng thở y chang như mình! Sự hoạt động đồng bộ này là dấu hiệu của "nguyên con cái tâm" nó đang học và khi nó học thì nó hiểu rằng: Tất cả đều có, khi còn cái phòng xẹp này! Và tất cả sẽ biến mất, khi không còn cái phòng xẹp này nữa (dĩ nhiên).

Mở ngoặc:

Trước đây chỉ có cái "Thô Tâm" nó hiểu mà thôi, còn cái "Vi Tế Tâm" thì nó cứ lăng xăng nên sự hiểu biết này chưa có đủ sức mạnh để ngăn cản những sự xé rào (bỗng dưng mình cảm thấy ưa cái này, thích cái kia), và nhất là những cơn bùng dậy của Tham, Sân, Si sau khi đã... ngủ ngầm một thời gian! Nay, cũng là bổn cũ soạn lại, nhưng lần này thì có cái khác là: Nguyên con cái tâm nó biết và một khi nó biết rõ là như vậy, thì nó tự điều chỉnh. Nên chỉ cần vài tuần, hay vài ngày thì nó đã đủ sức mạnh để hiểu rõ cái tình trạng "Vô Duyên" hay sự "Lãng Xẹt" khi mình tham cái này, giận cái kia, hay thích cái nọ! Ái mà dứt được rồi, thì cái gì mà còn?

Đóng ngoặc.

Kết quả:

Tập như vầy thì cũng đã đủ để siêu vượt thế gian rồi.

1.5.2. Đi (Đứng, Nằm, Ngồi): Chỉ áp dụng cho trình độ cao, hành giả vừa đi vừa quán thấy nguyên cả bộ xương mình cũng đang đi, y chang như mình đang đi ở... ngoài này!

1.5.2.1. Trí Tuệ: Cả bộ xương mà đi đứng nằm ngồi thì rõ ràng là tu sĩ hết còn cái nhìn ở lớp da (ai cũng biết cái nhìn này tạo ra sự phân biệt: có Nam, có Nữ, có Già, có Trẻ, có Đẹp, có Xấu,...) mà nó đã vào tới tận cùng xương tủy. Chỉ cần nguyên con cái tâm (gồm cả hai phần: Vi Tế tâm và Thô Tâm) mà thấy được như vậy thì tự nó hiểu rằng không có Nam, không có Nữ, không có Già, không có Trẻ,... vì vậy mà nguyên con cái tâm nó dứt được hết các phân biệt này nọ.

1.5.2.2. Kết quả: đi coi vũ sexy thì chỉ thấy bộ xương nó cục cựa, nhìn thấy người đẹp cười thì cũng chỉ thấy có bộ xương nó cười. Tham ái tự dứt: A Na Hàm và A La Hán trong tầm tay. Tập tới đây thôi cũng là đủ rồi! Không cần tập thêm cái gì nữa cả.

Chuyện bên lề: Một cô ở Utah đang tập tới đây thì bỗng nhiên có nhận xét rằng: "Chú ơi, con đang tập cái chú đang nói đó! Nhưng sau đó thì cái chuyện "Vợ Chồng" nó trở nên lảng xẹt à! Sao nó tự nhiên, con thấy nó dửng dưng dễ sợ luôn!" Đệ trả lời: "Thì chỉ có thằng điên, con khùng nó mới mê cái... bộ xương mà thôi! Con, thì chú thấy con đâu có điên gì đâu! Nên nó là như vậy đó!"

1.5.3. Thọ, Tâm, Pháp: Ba cái này rất là dể làm! Chỉ cần tu sĩ chú ý đến cái phần không gian trong cái hình ellipse (cái hào quang).

Nguyên tắc: Một khi mà nguyên con cái tâm nó đã biết thế nào là đẹp thế nào là xấu thì nó tự động không thèm tham gia vào những hành động hay những suy nghĩ dẫn đến những cái xấu nữa! Y như tình trạng đem cứt mà để lên bàn thờ vậy! Nguyên con cái tâm nó không chấp nhận và nó cũng không làm được như vậy luôn.

Thực tế, khi an trú chánh niệm đằng trước mặt của "Thân trên Thân" thì nó đã tự động dẫn đến cái chuyện không còn Tham, Sân, hay Si rồi! Nhưng để gọi là "đóng chốt" luôn cái tình trạng này, nên các tu sĩ khác cũng đã cẩn thận cho "nguyên con cái tâm" nó học hỏi và hiểu biết luôn với mục đích là để chừa luôn, không còn thèm Tham Sân Si nữa: Bằng cách cho nguyên con cái tâm nó hiểu rằng những chuyện gì sẽ xảy ra khi mình Tham, Sân và Si.

1.5.3.1. Thực hành:

Cho tới bây giờ thì khó có cơ hội để mà Sân hận được! Nên chỉ còn hai cách:

1.5.3.1.1. Nhìn người ta đang Sân Hân hay Tham: Sau đó thì nhìn hào quang của người đó. Tu sĩ sẽ thấy nó dơ như cứt vậy! Chỉ cần một lần thôi thì nguyên con cái tâm nó chê và không thèm chơi luôn với ba cái Pháp lăng nhăng này.

1.5.3.1.2. Hồi tưởng lại hồi xưa: Mình cũng còn giận hờn như ai vậy và tác ý muốn thấy lại cái hào quang của mình ngay vào lúc đó: Liền thấy ông ngồi Kiết Già với cái đầu thì trọc mà lại có cái hào quang quá là dơ dáy! Dĩ nhiên chỉ cần làm một lần thôi thì cả nguyên con cái Tâm nó đã thuộc bài và không thèm chơi với ba cái pháp theo kiểu xịt bộp này nữa! Trên đây chỉ bàn đến kết quả tất nhiên của kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt. Nay đệ lại bàn về sự mầu nhiệm của an trú chánh niệm đằng trước mặt đối với ác nghiệp quá khứ và nguyên tắc trả nghiệp! Muốn bàn về vấn đề này thì nên biết về vài thông số kỹ thuật mà đệ đã thực nghiệm qua: Tất nhiên là khi an trú chánh niệm đằng trước mặt thì tu sĩ sẽ có thể đo được sự xuất hiện lâu hay mau như thế nào của đề mục. Tuy rằng không chính xác cho lắm nhưng cũng gọi là tàm tạm.

Và sau khi nhìn lại từ trình độ Tứ Thiền thì đệ đã đúc kết ra được thời gian tối thiểu mà đề mục xuất hiện đằng trước mặt để xác định trình độ tâm linh của cá nhân đó như sau:

- Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu tới 12 giây: Sơ Thiền

- Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu từ 12 tới 40 giây: Nhị Thiền

- Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu từ 40 tới 70 giây: Tam Thiền

- Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu trên 70 giây: Tứ Thiền

Theo Kinh sách thì:

Tuổi thọ của Sơ Thiền: từ 1/3 đến 1 A Tăng Kỳ Kiếp [1 A Tăng Kỳ là: Một con số một với 47 con số không (từ điển Phật Học của Đoàn Trung Côn)]

(Và một kiếp là vài trăm vạn năm ở Trái Đất)

Tuổi thọ của Nhị Thiền: từ 2 đến 8 Đại A Tăng Kỳ Kiếp.

Tuổi thọ của Tam Thiền: từ 12 đến 32 Đại A Tăng Kỳ Kiếp.

Tuổi thọ của Tứ Thiền: từ 500 đến 16000 Đại A Tăng Kỳ Kiếp

Như vậy tuổi thọ này nó tính ra làm sao đối với một Con Người đang tu tập với cách an trú chánh niệm đằng trước mặt? Ví dụ như là tu sĩ chỉ tới Sơ Thiền có 12 giây đồng hồ:

Phải hiểu rằng tu sĩ chỉ ở Sơ Thiền chỉ có 12 giây thôi và hiện tượng tuột định liền xảy ra. Lý do là do hết sức, hoặc là do độ nhập Chánh Định chưa có mạnh cho lắm vì chưa quen vậy thôi. Tuy vậy chỉ cần 12 giây vàng son này thôi thì tu sĩ đã có thể bao trùm vài ngàn kiếp ở Trái Đất thuộc về quá khứ!

Tại sao

Mở ngoặc:

Đường trở nên cực kỳ trơn trợt, xin Các Bạn giảm vận tốc đọc lại thật là chậm và suy nghĩ cho kỹ:

Đóng ngoặc.

Lý do là vì tu sĩ chết ở Sơ Thiền 12 giây trước đó và tiếp tục sống lại liền ở đây! Do vậy mà cái tuổi thọ mà tu sĩ đã sống 12 giây ở Sơ Thiền, nó... lại bao trùm ngược về quá khứ, Có nghĩa là khi sống 12 giây ở Sơ Thiền thì tu sĩ đã sống tương đương với vài chục ngàn năm ở Trái Đất vào thời quá khứ!

Trả nghiệp:

Đối với một người không có tu hành (anh A):

Khi người này (anh A) bị ai đó đá một cú vào đít của mình, thì chỉ có một ý nghĩa duy nhất là: Vì kiếp trước anh A này đã có đá vào đít của người kia một lần! Và chỉ là như vậy mà thôi. Do vậy mà anh A rất là hận người đá vào đít của mình! Vì anh A đâu có biết nguyên nhân hồi kiếp trước đâu nè!

Đối với người tu tập theo cách an trú chánh niệm đằng trước mặt thì Nghiệp quả cũng sẽ tới với một cú đá vào đít, y như anh A đã bị! Nhưng vì âm hưởng của thời quá khứ (do tuổi thọ 12 giây ở Sơ Thiền) nên nghiệp quả còn mang một tính chất đặc biệt nữa là: Nó lại đại diện cho vài ngàn cú đá ở vào những kiếp quá khứ! Do vậy mà tu sĩ này nhận cú đá với nụ cười trên môi. Vì tu sĩ biết chắc rằng: Mình đã có dịp trả nghiệp vào thời quá khứ nhanh gấp vài ngàn lần so với một phàm phu!

Vì lý do đó mà Đức Phật Thích Ca chỉ nhắc chừng cho những tu sĩ mới tu, Ngài đã nói:

-- Ông bị muỗi cắn suốt đêm và ông ngủ không được à! Ông nên nhẫn nại...

-----------
http://www.hoasentrenda.com/TapTin/TT3/tt3-81to120/99.htm
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Tứ Niệm Xứ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tứ Niệm Xứ    Tứ Niệm Xứ  I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:23 am


Tứ Niệm Xứ


Vipassana và con chó cỏ
Jul 5, 2007

HL: Trong Vipassana cái khó hiểu nhất là cái câu "An Trú Chánh Niệm đằng trước mặt". như trong bài kinh quán niệm hơi thở của Trung Bộ Kinh tập ba: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung118.htm

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt.
Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Nay lại bàn tiếp:
Và sau đó là hàng loạt chi tiết như: Chánh Niệm vị ấy thở vô; chánh niệm vị ấy thở ra. Thông thường thì hành giả hay thông qua cái chi tiết trên (trú niêm trước mặt).

Và nhảy vào làm ngay vipassana ngay trên cảm giác của thân thể hay ngay trên những biểu hiện của tâm thức. Hành động vội vàng này cũng giúp hành giả vào được một ít thanh tịnh này nọ. Nhưng sự thanh tịnh theo kiểu của các bậc Thánh (như Tu Đà Hườn, Tu đà Hàm,...) thì chưa được.

Tại sao? Là vì:

Tuy rằng sau một thời gian thực tập như trên thì cái cảm giác của "Vô Thường" nó có xuất hiện, nhưng tình trạng này chỉ là tình trạng... ba chớp ba nháng, và chưa được thường trú.
Do chưa được thường trú nên hạnh phúc Giải thoát chưa hiện tiền. Do hạnh phúc Giải Thoát chưa hiện tiền nên quả vị Bậc Thánh còn bấp bênh.

Ví dụ như khi gặp chuyện bực mình thì hành giả bị lôi cuốn ngay vào đó liền và do tính cách bị lôi cuốn vào đó nên tham sân si cứ loạn xạ cả lên.

Khác với cảnh của Đức Vua Bình Sa Vương, với quả vị Tu Đà Hườn cùng với nghiệp sát cao như núi Hy Mã Lạp Sơn! Trong đoạn trích dẫn sau đây, quý Bạn sẽ thưởng thức phản ứng của người thánh tăng này khi gặp chuyện trắc trở theo kiểu "trời ơi, đất hỡi" này!
Trích Đoạn từ cuốn "Đức Phật và Phật Pháp" của Narada http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp11.htm

[...]
Hoàng tử Ajatasattu (A Xà Thế) bị Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) xúi giục, âm mưu sát hại vua cha là Bimbisara (Bình Sa Vương) để chiếm ngôi. Nhưng công việc bại lộ, Ajatasattu bị bắt quả tang, và người cha đầy lòng bi mẫn không đành xử phạt xứng đáng như quần thần xin, mà còn nhường ngôi vàng cho hoàng tử, vì thấy con thèm muốn làm vua. Để trả ơn, vị hoàng tử bất hiếu vừa lên ngôi liền hạ ngục cha và ra lệnh bỏ đói cho chết dần. Chỉ một mình hoàng thái hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trong túi áo đem cho chồng. A Xà Thế hay được quở trách mẹ... Sau lại, bà giấu trong đầu tóc. A Xà Thế cũng biết được. Cùng đường, bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sữa. Vua gợt lấy món ăn này để nuôi sống. Nhưng Ajatasattu (A Xà Thế) cũng bắt được, và cấm hẳn mẹ không cho vào thăm vua cha nữa.
Lúc ấy Bimbisara (Bình Sa Vương) cam chịu đói, nhưng lòng không oán trách con. Ngài đã đắc Quả Tu Đà Hườn nên thản nhiên, cố gắng đi lên đi xuống kinh hành, chứng nghiệm hạnh phúc tinh thần
.
Thấy cha vẫn vui tươi, Ajatasattu (A Xà Thế) nhất định giết cho khuất mắt nên hạ lệnh cho người thợ cạo vào khám, lấy dao bén gọt gót chân vua cha, xát dầu và muối vào rồi hơ trên lửa nóng cho đến chết. Khi người cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm, ngỡ rằng con mình đã ăn năn hối cải, cho người đến cạo râu tóc để rước về. Trái với sự ước mong của Ngài, anh thợ cạo đến chỉ để thi hành lệnh dã man của Vua A Xà Thế một cách tàn nhẫn, đem lại cho Ngài một cái chết vô cùng thê thảm.
[...]

Nay, đệ lại bàn tiếp về chi tiết quan trọng trên:
Đây là cái mồ chôn tập thể của những ai đang miệt mài tập vipassana mà không biết cách
"An_Trú_Chánh_Niệm_Đằng_Trước_Mặt"

Do không biết cách "An_Trú_Chánh_Niệm_Đằng_Trước_Mặt"
mà suốt thời gian miệt mài sati, hành giả chỉ có thể chơi với Thô Tâm mà thôi, còn Vi Tế Tâm thì chưa đụng tới được.

Chuyện này, cũng y như trò chơi "Đập đầu con chó cỏ" ở các chợ phiên. Người chơi chỉ cần cầm cái búa và đập lên đầu những con chó cỏ sẽ trồi lên từ những cái hang. Con chó trồi và khi người chơi đập được vào đầu nó thì nó lại thụt xuống và con khác lại trồi lên...

Cảnh này y chang như tình trạng làm vipassana mà không có biết:
"An_Trú_Chánh_Niệm_Đằng_Trước_Mặt"

Tư Tưởng, y như những con chó cỏ, nó cứ trồi lên và khi mình nhìn ra được nó, y như lúc người chơi dùng búa đập trúng vào đầu của con chó cỏ, thì nó lại biến mất hay đúng hơn là nó lại chìm xuống luồng Bhavanga. Và rồi từ đó nó lại tiếp tục trồi lên, để rồi mình lại nhìn ra nó và nó lại chìm xuống luồn Bhavanga. Chu kỳ này cứ lập đi, lập lại bất tận. Tạo nên một sự thanh tịnh nào đó nhưng chưa phải là sự thanh tịnh của các bậc thánh.

Kỹ thuật:

Để thức hiện thật đúng lời dạy của Đức Phật, bọn mình phải biết cách "An_Trú_Chánh_Niệm_Đàng_Trước_Mặt".

Khi theo dõi hơi thở. Hành giả nhắm mắt 100% và dùng trí tưởng tượng của mình mà tưởng tượng ra: Một cái khung hình trong đó có cái bụng của mình và cái bụng đó (cái bụng trong khung hình) đang phòng xẹp theo cái bụng thiệt của mình, khi mình thở.

- Trở ngại: Vô số kể, khó vô cùng vì nó (cái bụng trong khung hình) không thèm ăn khớp với cái bụng thật của mình. Hình ảnh thì lúc có, lúc không, cứ mờ mờ, ảo ảo thấy mà chán!

- Tinh tấn: Cứ làm như vậy sau một thời gian, thì sẽ cảm thấy rằng:

1. Mức độ "bị lo ra" tan biến, vì độ tập trung tư tưởng nó mạnh hơn.

2. Do mình đã... rủ quyến được nguyên con "cái tâm" (Gồm cả thô tâm và vi tế tâm) vào công việc làm vipassana

3. Do nguyên con "cái tâm" nó làm nên khi nó phát hiện ra cái Vô Thường thì cái Vô Thường nó trụ lâu dài hơn.Và có thể, nếu tinh tấn, thì mình đạt được quả vị Thánh Tăng và sống rất là hạnh phúc bất chấp chuyện gì xảy ra cho mình, y như vua Bình Sa Vương với đứa con cực kỳ bất hiếu kia.

Mến.

--------------------------
Trích từ Tập Tin 3.
Tham khảo: http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=720.msg4081;boardseen#new



42600- Kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt

Sep 12, 2007

YP: Kính gửi anh HL,

YP có vài điều cần nhờ đến anh. Mong anh giúp YP:

1. Anh giảng chi tiết kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt.

2. Ngoài công dụng tàng hình với các vị Hộ Pháp, kỹ thuật này cũng được nhắc đến trong bài kinh Tứ Niệm Xứ của Đức Phật. Mong anh giải thích thêm công dụng tốt đẹp của kỹ thuật này.

Cám ơn anh HL nhiều lắm.

Mến,

HL: Chào chị YP,

Trước khi vào đề thì Chị cho đệ mua đứt hai cái chữ "Kính Gửi" đi! Nghe sao thấy nó ngầu đời quá và không có bình dân học vụ gì hết. Hì hì hì!!! Vì Chị chưa thấy cái bản mặt của đệ nên Chị chưa thấy đệ bình dân học vụ đến mức độ nào. Tuy rằng đệ rất là nghiêm chỉnh khi trình bày này nọ nhưng lại là một người cực kỳ vui tính và đệ lại rất là ngại cái mâm trên (Chữ của Chị BY) hay cái ghế (Kinh Duy Ma Cật). Vậy thôi, mời Chị cùng các Bạn thưởng thức chiêu này.

An trú chánh niệm đằng trước mặt: Một kỹ thuật mà cho đến nay, có thể nói là đã gần như là thất truyền trong Phật Giáo. Giá trị:

Anh Sơn (A La Hán ở Đà Lạt) đã từng than thở:

-- Tui mà biết được cái kỹ thuật An trú chánh niệm đằng trước mặt và sự mầu nhiệm của nó thì tui đã không uổng phí thời gian trong vòng 30 năm để tu tập tầm bậy tầm bạ.

An trú chánh niệm đằng trước mặt có đề cập đến trong kinh điển nhưng không có một ai biết được hết cái giá trị siêu phàm vượt thánh của nó! Vì sự thật là: rất ít ai biết cách thức an trú chánh niệm đằng trước mặt!

Nên nhớ rằng: Kinh Majjhima Nikaya (trung bộ tập 3) kinh số 107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna sutta) có đề cập đến một trình tự tu tập và trong đó, Đức Phật cũng có nhắc đến chuyện chú ý tỉnh giác khi đi đứng nằm ngồi và sau đó là quy trình "an trú chánh niệm đằng trước mặt" và chỉ có bấy nhiêu mà thôi, còn phần kỹ thuật thì không ai biết nó ra làm sao cả! Khi niệm Thân, sau một thời gian thực tập và tu sĩ đã tỉnh giác được rồi, thì kế đến là phân kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt trên "Thân" nó là như thế này:

1. Bước thứ nhất: Tu sĩ nhắm mắt 100% và nhìn chăm chăm về hướng đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và dùng trí tưởng tượng của mình, tưởng tượng ra một cái hình ellipse (hột vịt mà hai đầu đều bằng nhau) dựng đứng. Thông thường thì khi hình này hiện ra thì đã có một hình ảnh (mờ mờ) của một Con Người ngồi theo thế kiết già và bận áo Thầy Chùa màu vàng. Như vậy trong kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt với đề mục là "Thân" thì hành giả phải thấy được hai 2 thành phần của Con Người:

a. Thành phần Hào Quang (là phần không gian trong cái hình ellipse)

b. Và phần thân thể là cái hình Con Người bận áo Thầy Chùa, đầu trọc ngồi kiết già ở trong cái hình ellipse đó.

1.1. Ý nghĩa:

Tu sĩ đang bận áo Chánh Pháp và đang thực tập về cách quán hay an trú chánh niệm đằng trước mặt với đề mục là "Thân" với mục đích là ly khổ (cái đầu trọc)

1.2. Trình độ:

- Bước thứ nhất (Thấp): Hành giả dùng trí tưởng tượng của mình và bằng cái nhìn chăm chăm vào cái linh ảnh đó và... tô (sơn) nó lên, và làm cho nó thật là rõ, khi cái hình nó nổi lên rõ ràng thì đó là dấu hiệu báo rằng bước thứ nhất đã tạm được

- Bước thứ nhì (Cao): Hành giả dùng trí tưởng tượng và... thấy luôn cả bộ xương. Đây là trình độ cao nhất mà hành giả có thể an trú chánh niệm đằng trước mặt trên đề mục là "Thân".

1.3. Khó khăn:

Khó vô cùng, vì nó đòi hỏi "nguyên con cái tâm" (Vi tế tâm và Thô Tâm) phải tham gia vào việc quán hay an trú chánh niệm đằng trước mặt. Do vậy mà tu sĩ phải thật là chú tâm vào công thức quán này, thì nó mới chịu ra. Và phải kiên định lập trường (phải tập cho xong) cũng như tinh tấn đến cao độ, có thể nói là tập "một mất một còn" với nó... thì mới xong cái phần căn bản này!

1.4. Nhận Xét:

1.4.1. Kỳ lạ là: Tuy rằng tu sĩ, đang nằm, hay ngồi trên cái ghế, để quán thì lúc nào hình ảnh của Con Người trong cái hình ellipse cũng đều ngồi ở tư thế Kiết Già! Và lúc nào cũng bận đồ cà sa màu vàng và đầu lúc nào cũng là đầu trọc.

1.4.2. Một khi cái phần căn bản trên đã làm xong thì khi áp dụng kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt vào Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì chỉ là trò hề! Nó rất là dễ làm và có kết quả có thể nói là rất là tức thời!
Về Đầu Trang Go down
 
Tứ Niệm Xứ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
» Hiểu về trái tim - Thích Minh Niệm
» PHƯƠNG PHÁP NIỆM 10 DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT
» Ảnh hưởng của quan niệm triết học Trung Hoa trong điển cố
» Khám phá khoa học: Niềm tin thiện ác tác động trực tiếp đến tuổi thọ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: PHẬT GIÁO BẮC TÔNG :: TỊNH ĐỘ TÔNG-
Chuyển đến