CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

  HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH    HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 5:29 am

Một số thành quả của phương pháp này đã được chứng minh và cổ động, nhưng cũng lại xuất hiện những trường hợp người tập khó kiểm soát, kiềm chế và điều khiển hành vi của mình. Gần đây, người Hà Nội đã chú ý nhiều hơn đến khí công tĩnh công ý thức do nhà khoa học NQT Hoàng Vũ Thăng nghiên cứu và phổ cập.
NQT Hoàng Vũ Thăng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống y lý; học Đại học Tổng hợp khoa Vật lý, nghiên cứu và luyện tập khí công từ nhỏ; viết sách từ năm 1988 và bắt đầu phổ cập từ 1992. Từ đây, phương pháp “Tĩnh công Khí công Dưỡng sinh” (tạm gọi tắt là “Tĩnh công”) rất khó nhắm của ông đã được khoảng 7.000 người ở phía Nam tập luyện. Sở dĩ gọi Tĩnh công là “khó nhắm” vì khó học hơn động công, người tập phải tự làm chủ tâm thức của mình mà “tiến” từ từ, không “mỳ ăn liền” được. Đã có nhiều người theo, không ít người bỏ trước khi đến “ngưỡng”, đến ngộ, nhưng số bệnh nhân có sức khỏe tăng tiến đã chứng minh sức mạnh hùng hồn của phương pháp này.
Hiện tại, với tư cách thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu có ứng dụng khoa học, NQT Hoàng Vũ Thăng hoạt động dưới “cờ” của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (U.I.A.) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Sau một số lớp, CLB ở Hà Nội, ông cùng các cộng sự đã tổ chức 13 chuyến luyện tập tại Côn Sơn – Chí Linh – Hải Dương. Trồng cây đến ngày ăn quả, Tĩnh công đã mang lại những hiệu quả thần diệu, làm không ít thầy thuốc Tây y có tên tuổi phải tròn mắt ngạc nhiên để rồi tìm đọc.
Nhà sư Thích Đức Thiện cho biết trước khi xuất gia, mắc rất nhiều bệnh mãn tính như suy nhược thần kinh, viêm phế quản, thận, gan, dạ dày, khớp. Nhờ luyện Yoga và tu thiền, thầy khỏi bệnh, nhưng khi trở trời vẫn bị hành. Tháng 4/1995, Thầy bắt đầu học tĩnh công, sức khỏe thấy tăng tiến, đầu óc sáng suốt, sức đề kháng với thời tiết khá hơn, rét 12oC vẫn tắm nước lã buổi sớm.
Cụ Bùi Văn Sửu 80 tuổi ở xóm Hà, thôn Trung – Dịch Vọng đã trên 30 năm sống chung với bệnh hen, sau 9 tháng tập Tĩnh công đã có thể cắt cơn trong năm phút.
Một “ca” có lẽ là kỳ thú hơn cả là cụ Lâm ở số 8 ngõ Phan Chu Trinh. Năm 1992, cụ bị liệt nửa người bên trái, tự chữa chạy được bằng xoa bóp, bấm huyệt nên đã nhúc nhắc được, liền thân già lên Côn Sơn theo một lớp Tĩnh công, cụ đã gọi ra được những khả năng tiềm ẩn trong con người mình. Sau 9 ngày tập luyện, cụ Lâm tự leo được núi, lên Thạch Bàn chân hỏa ở Thanh Hư Động, rồi lại tự mình xuống núi được. Tặng lại NQT Hoàng Vũ Thăng chiếc batoong, cụ xúc động nói: “Thưa thầy, tôi xin trao lại thầy “vũ khí” của tôi”. Khỏi phải kể, cụ Lâm đã trở về nhà trong sự ngạc nhiên, xúc động của gia đình và bạn bè như thế nào.
Nếu như những người già, người bệnh quan tâm đến Tĩnh công như một công cụ để sống vui, sống khỏe hơn cho mình và bạn bè, thì giới y học lại thấy ở đây một công cụ để chẩn đoán, chữa bệnh mới. Có thể kể ra đây những tên tuổi chẳng còn lạ gì trong làng vốn được đào tạo từ nước Pháp, Liên Xô (cũ). Đó là Giáo sư Vi Huyền Trác – bộ môn bệnh học Đại học Y, GS-TS Phạm Văn Phúc – nguyên Giám đốc BV. Saint Paul, GS. Đỗ Doãn Đại – nguyên Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Y tế, GS-TS Nguyễn Quý Tảo… Đến với tĩnh công từ nhiều lý do, trong đó không ít sự tò mò, mỗi người đã bắt đầu bổ sung tự điều chỉnh lại hệ thống khám – chữa bệnh của mình. GS. Vi Huyền Trác cho là phương pháp Hoàng Vũ Thăng cao cả ở chỗ ai cũng học được, khai thác được trường năng lượng vũ trụ “rất lạ, khi tôi có thể cắt cơn đau, gây ngủ cho bệnh nhân từ xa”. GS-TS Phạm Văn Phúc đã ứng dụng tĩnh công vào ngoại soi, tức là “đọc” bệnh không cần sự giúp đỡ của máy móc và các triệu chứng lâm sàng, kết quả một số trường hợp còn chính xác hơn sự phán đoán thông thường.
Sau một thời gian thử nghiệm ở CLB, các lớp học, giờ đây việc nghiên cứu – ứng dụng Tĩnh công Dưỡng sinh đã sang một giai đoạn mới: thành lập Trung tâm của môn phái, tất nhiên cũng với tư cách là một sự tìm tòi khoa học. Trung tâm sẽ có trụ sở ở số 1 Giang Văn Minh (trong xưởng mỹ thuật quốc gia), do nhà nghiên cứu NQT Hoàng Vũ Thăng làm Giám đốc điều hành. Sự ra đời của cơ sở nghiên cứu – ứng dụng này sẽ cho phép khoa học hơn những điều thần diệu, làm cho cuộc sống quanh ta thêm nhiều kỳ thú, bất ngờ.

HOÀNG ĐỊNH
(Báo Hà Nội mới)
VẤN ĐỀ CỦA KHOA HỌC TƯƠNG LAI

Khoa học ngày nay (còn được gọi là khoa học phương Tây hiện đại) đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển này dường như đưa tới một cuộc cách mạng mới trong Khoa học Kỹ thuật. Jean Guitton – Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp nói: “Người ta thấy rằng đằng sau những thí nghiệm vật lý học hiện đại, thái độ của chúng ta đối với các khái niệm về vật chất, sự sống, tinh thần và về Linh hồn… sẽ khác với thái độ mà thế kỷ 20 có”.
Ông cũng nói rõ: “Tôi thấy dường như cần phải có một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để mở ra một kỷ nguyên mới cho Vật lý học”.
Như vậy cần phải có kỷ nguyên thứ Ba của khoa học kỹ thuật, kỷ nguyên của những quan điểm mới này gắn bó mật thiết với khoa học công nghệ.
Như Igor Bogdanov mơ ước “Đến khi công nghệ vi mô của loài người phát triển cho phép chúng ta thâm nhập vào các vật thể tồn tại còòn nhỏ bé hơn Nguyên tử, thậm chí hạt Quark, thì chúng ta có thể có được chỗ bám (dù mong manh) vào vương quốc mây mù của THÔNG TIN VŨ TRỤ”.
Trong lý luận Khí công có đề cập tới khái niệm Linh khí – Khí vi tế, thông tin phải chăng có liên quan tới những vấn đề trên?
Ngày nay vấn đề tâm linh càng ngày càng được lưu ý nhiều, các hiện tượng tâm linh cũng được chú ý, nhưng cho đến nay mọi vấn đề đều chưa rõ ràng.
Trong thực tế luyện tập khí công (cũng như không ít các phương pháp và nhiều hiện tượng kỳ lạ khác). Có trạng thái gọi là Thái hư Ảo cảnh, có các hiện tượng ánh sáng, hình ảnh, thậm chí âm thanh và dường như nó chứa đựng các thông tin vũ trụ (còòn gọi là không gian thông tin).
Trong quá trình luyện tập khí công, người luyện phải làm chủ khí qua các giai đoạn như sau:
• Khí cảm (cảm nhận cảm giác về tính chất của khí).
• Khí quang (phản ánh được màu sắc của khí).
• Khí hình (quan sát hình ảnh của khí).
Như vậy phải chăng chúng ta nắm bắt được thông tin?
Thầy NQT Hoàng Vũ Thăng có nói: “Bất cứ một phương pháp tu luyện nào cũng là quá trình chế ngự Cảm giác và giải phóng Tư tưởng”. Phải chăng cũng là để cho phép con người thâm nhập vào cái thế giới gọi là THÔNG TIN VŨ TRỤ – THẾ GIỚI TÂM LINH?
Luyện khí công là làm chủ quá trình:
“tạo TINH – sinh KHÍ – hóa THẦN – hoàn HƯ”.
Vậy hoàn Hư phải chăng cũng là Thông tin – Tinh thần – Tâm linh.
Như vậy khí công, khoa học hiện đại và khoa học Đông phương cổ có chung một cái đích như nhau!
Vấn đề còn ở tương lai, nhưng theo tôi chính phương pháp khí công của thầy Hoàng Vũ Thăng sẽ là một trong những phương pháp tiếp cận tốt những vấn đề này.


TRẦN DUY THỤY
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH    HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 5:47 am

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
THEO PHƯƠNG PHÁP NQT HOÀNG VŨ THĂNG

☼ LỚP CƠ BẢN
Bao gồm các bài:
1. Thở khí công Luyện hơi thở đồng bộ và tác động vào hoạt động của khí.
2. Quán khí công Luyện dùng ý thức để điều hành được khí.
3. Nhập khí công Luyện đưa cơ thể vào trạng thái thu nhập khí.
4. Sinh khí công Luyện kích thích phát sinh nội khí trong cơ thể.
5. Thanh khí công Luyện vận khí tự chữa bệnh.
6. Dưỡng khí công Luyện vận khí tự dưỡng sinh.

☼ LỚP NÂNG CAO
Bao gồm các bài:
1. Nội chu thiên Luyện vận khí trong các tạng trong cơ thể.
2. Tiểu chu thiên Luyện vận khí trong phủ tạng.
3. Ngũ hành công Luyện vận khí theo hệ thống riêng của mỗi tạng.
4. Thập chuyển Khí pháp Luyện chuyển vận khí để tạo ra hiệu quả tốt.
5. Thanh hỏa pháp Luyện dùng nhiệt khí chữa bệnh.
6. Chưởng công & Vô hình pháp Luyện thu phát khí bằng tay.

☼ LỚP ĐẶC BIỆT
Bao gồm các bài:
1. Nội khí pháp Chuyên luyện nội khí trong cơ thể.
2. Ngoại khí pháp Chuyên luyện với ngoại khí bên ngoài.
3. Hoán khí pháp Chuyên luyện quá trình Tinh - Khí - Thần.
4. Hóa khí pháp Chuyên luyện Khí quang pháp.
5. Chuyển luân pháp Chuyên luyện hệ thống Luân xa.
6. Vô hình pháp Chuyên luyện Vô hình khí.
7. Trị liệu pháp Chuyên luyện phát công hỗ trợ.

Bắt đầu từ số này chúng tôi xin hướng dẫn luyện tập khí công dưỡng sinh tự chữa bệnh theo phương pháp của NQT Hoàng Vũ Thăng.
TÔI TIẾP NHẬN HIỆN TƯỢNG KHÍ QUANG NHƯ THẾ NÀO?

Trong luyện tập Khí công có một giai đoạn mà người luyện phải làm chủ khả năng KHÍ QUANG – một khả năng phản ánh màu sắc ánh sáng của khí cũng như mọi sự vật và hiện tượng ở vùng trán. Ở đây còn nhiều điều rất bí ẩn nhưng vô cùng hấp dẫn. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của GSTS Lê Quang Minh thông qua thực tế luyện tập của mình để chúng ta cùng tham khảo.


Tôi luyện tập khí công mấy tháng nay. Thật may mắn là tôi được học trực tiếp với Chưởng môn, và được luyện các bài nâng cao đặc biệt của những người đã luyện từ đầu những năm 90. Tuy chưa thể lĩnh hội hết được những sâu sắc của phương pháp, nhưng Thầy đã gợi lên cho chúng tôi nhiều suy luận, đánh thức sự ham muốn tìm tòi, khám phá của một lĩnh vực mới mẻ đầy hấp dẫn.
Câu chuyện của tôi bắt đầu từ một buổi luyện tập đặc biệt tại Côn Sơn. Theo sự dẫn tập của Thầy, tôi đi dần vào trạng thái thiền định, giống như một giấc mộng ánh sáng, hình ảnh, thậm chí phong cảnh rất đẹp. Trên đường về tôi có trao đổi với anh bạn đã luyện lâu năm, thì được biết các anh cũng có các hiện tượng đó, tuy nhiên tôi mới tập mà đã tiếp cận được cũng là may mắn. Khi về Hà Nội tôi có luyện lại nhưng không được như cũ, tôi cũng hiểu là kết quả đó một phần có sự hỗ trợ của Thầy.
Đến khi chúng tôi đi Ba Vì, lúc nghỉ ngơi thấy trời quang đãng, tôi tự nhiên đi vào trạng thái thiền định thì thấy có hình ảnh mặt trời trong đầu, như khi tôi luyện Thái dương công, nhưng lần này đẹp và dịu hơn rất nhiều thời gian lưu trữ hình ảnh cũng lâu hơn so với các lần trước; song vẫn chưa thật ổn định, lúc thấy lúc mất. Tôi mày mò tìm hiểu rất lâu, cho đến khi được học bài “Nê hoàn công” và “Khí quang pháp” tôi mới vỡ lẽ ra rất nhiều. Tôi chăm chỉ luyện tập, dần dần tôi có thể tiếp cận với hiện tượng khí quang và điều khiển mặt trời di chuyển theo ý muốn như bài tập.
Qua học Thầy tôi được biết là cần phải khai mở Ấn Đường – Một vị trí vô cùng quan trọng với người luyện công. Hiện tượng Khí quang có nhiều điều bí ẩn hấp dẫn, nhưng việc khai mở Ấn Đường lại vô cùng phức tạp đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại. Tôi thấy con đường còn nhiều gian nan thử thách; nhưng với những kỷ niệm êm đềm trong những buổi luyện tập dã ngoại; với những khởi sắc trong việc điều trị bệnh; với những kết quả đã đạt được ban đầu; tôi tin tưởng rằng tôi sẽ đạt được điều mình mong muốn như không ít người luyện tập phương pháp này đã đạt được.

LÊ QUANG MINH

Khí công vấn đáp
CON ĐƯỜNG LUYỆN KHÍ CÔNG


HỎI: Vẫn thường nghe nói đến Khí công. Thấy Khí công gắn liền với Dưỡng sinh và cũng như các khả năng kỳ lạ của các võ sư Khí công, nhưng không rõ ràng thậm chí như huyền thoại là tại làm sao?

ĐÁP: Ngày nay với sự phát triển của các phương pháp Dưỡng sinh, Võ thuật, Khí công được đưa vào chủ yếu là phép thở khí công, còn các môn công phu kỳ dị không được đưa vào với các lý do sau:
1. Con đường dẫn tới luyện khí công, bao giờ cũng bắt đầu từ sự thở. Sự thở kết hợp với tâm ý chạy theo vòng vận khí, từ đó chân khí phát sinh, ngũ khí xuất hiện mới là khí công thực thụ. Nhưng sự thở thường là sự kích thích ban đầu mà thôi, chứ không phải là tất cả. Ngày nay nhiều người quan niệm khí công là luyện thở, như vậy là hoàn toàn sai lầm và chưa hiểu biết về khí công. Tại sao vậy? Thực chất của sự thở là theo nhịp thở cùng tâm ý để hạ Tâm hỏa, đón Tốn phong tụ tại Đan Điền, đốt Tinh thành Khí đi lên, tản ra toàn bộ cơ thể. Qua quá trình luyện tập, khi đã kích thích được rồi thì sự thở không còn ý nghĩa vì hoạt động của cơ chế sinh khí, hành khí và phát khí đã trở nên tự động và phụ thuộc vào ý thức. Ở mức độ cao, chỉ mới chớm nghĩ bằng tâm ý thì khí đã tràn ngập cơ thể khiến cho toàn bộ cơ thể hoạt động với công năng tối đa, mà năng lượng cho hoạt động đó chỉ ở mức tối thiểu. Hơn nữa qua thời gian luyện tập, các cơ quan quan trọng cơ thể trở nên hoàn hảo, hoạt động với hiệu suất và sự đồng bộ cao nhất.
2. Do sự truyền thụ khí công chính tông, từ xưa theo phương pháp tâm truyền và bí truyền, cho đến ngày nay lại thất truyền nhiều, cho nên việc khảo cứu và trình bày dưới quan niệm hiện đại rất khó. Từ các khó khăn về ngôn ngữ cho đến sự khác biệt quan niệm xưa và nay làm cho sự nghiên cứu khí công trở nên khó khăn. Ví dụ như các quan niệm cổ dựa trên quan niệm Kinh dịch và Vô vi, cùng với các quan niệm Đông y mà ngày nay các cơ sở này cũng không mấy ai hiểu thấu đáo, chưa nói đến hiểu tất cả để có thể tổng kết mà hiểu đúng nó. Một cơ sở duy nhất có thể khắc phục được các vấn đề trên là sự luyện tập và khả năng thực thụ, có nghĩa là dùng thực nghiệm để bổ chứng lý thuyết. Nhưng vấn đề cũng không đơn giản vì không mấy người luyện khí công đạt được kết quả cần thiết.
Nói tóm lại chân lý của khí công như mọi chân lý khác có công thức sau:

CHÂN LÝ = THỰC NGHIỆM + LÝ THUYẾT

Trong lĩnh vực khí công, thực nghiệm và lý thuyết đều khó cả, cho nên dễ bị mai một và hiểu lầm là vậy.
Như trên đã nói, phần lớn các nghiên cứu khí công do các nhà nghiên cứu có tri thức hiện đại thực hiện, nhưng họ lại không đạt được năng lượng khí công cần thiết. Ngược lại các nhà khí công tài ba lại khó khăn trong việc lý giải logic, bởi phần lớn họ xuất thân từ các môn phái hẹp, cho nên khả năng tổng hợp bị hạn chế. Một đặc điểm quan trọng nữa cần nhắc tới là các nhà khí công cao siêu thường là người xuất thế, phong cách tư tưởng thoát tục, không ham lý luận trong khi nói hay dùng hình tượng, cho nên khác hẳn với sự duy lý hiện đại. Tất nhiên kho tàng tri thức của nhân loại cần một lý thuyết đầy đủ, đúng đắn về một vấn đề, để thế hệ tiếp sau có thể đón nhận và kế thừa được các tinh hoa của tiền nhân. Những yêu cầu này rất khó, nhưng đó lại là việc cần làm trong nhiều vấn đề cần làm của nhân loại.
Về thực chất, muốn hiểu biết về khí công không thể không hiểu biết về y lý phương Đông, và càng không thể hiểu được một quá trình áp dụng thành công các y lý đó vào chữa bệnh đạt kết quả, nhất là các phương pháp có liên quan tới khí công, ví dụ như bấm huyệt chữa bệnh, xoa bóp chữa bệnh, và dùng khí công chữa bệnh. Ở đây tiêu chuẩn quan trọng cho người mang danh là luyện khí công và dùng khí công chữa bệnh là:
◘ Nếu dùng tay (tức dùng Chưởng công) thì tay phải nóng lên hay lạnh đi tùy theo sự điều khiển, có nghĩa là tay phải phát ra một loại bức xạ năng lượng sinh học và hiệu ứng cấp. Cần thiết là phải tạo ra nhiệt trước khi có các hiệu ứng khác.
◘ Dùng mắt (Miêu công) thì phải gây phản ứng cho vùng tác động dù là hiệu ứng nhiệt hay lan truyền, hay nhu động…
◘ Nếu dùng Thần công thì sóng não α (alpha) phải có biên độ rộng, giải tần hẹp đồng thời đối tượng được tác động phải có cảm giác rõ ràng.
Muốn đạt được điều trên thì phải trải qua một quá trình luyện tập rất vất vả, cho nên không mấy ai đạt được. Nhưng đó lại là điều kiện bắt buộc. Có nghĩa là chính mình đã luyện thì mới hiểu rõ được lý luận và khả dĩ mới hướng dẫn người khác được.
Ngoài ra còn có một vấn đề không thể không đề cập tới, đó là mang danh là người luyện khí công phải là người hầu như bất khả xâm phạm đối với các chứng bệnh và nguyên nhân khí mà trong Đông y nói là “thất tình” (bảy thứ tình trạng tâm lý gây rối loạn khí bên trong) và “lục dâm” (sáu thứ tà khí bên ngoài nhập vào gây bệnh). Hơn nữa cách sống, cá tính, quan hệ xã hội phải thể hiện là người đạt được đạo, có tâm đạo, có mục đích sống hướng thiện giúp đỡ mọi người.
Các dòng khí công chính tông còn tồn tại đến ngày nay rất hiếm, phần lớn đã đi vào truyền thuyết. Hơn nữa các dòng này lại có các quan niệm rất khác nhau cho nên cũng khó tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết chung, ví như Thái Cực nội gia quyền, Thiếu Lâm ngoại gia quyền và phái Nga Mi… rất khó thống nhất các quan niệm với nhau, từ quan niệm về bản chất khí cho đến vòng vận khí, từ các phương pháp luyện cho đến phương pháp thực hiện công phu.
Lịch sử khí công có gắn bó rất nhiều đến võ thuật. Nhưng sự phát triển của võ thuật ngày nay nặng về biểu diễn quyền cước, binh khí còn khí công bị coi nhẹ và bị thất truyền, các võ sư hiện đại bị mất cái gốc luyện khí.
Sự cân bằng giữa các năng lượng chân thân và năng lực sử dụng là cần thiết, mà thực chất năng lực chân thân phải cao hơn năng lực sử dụng vài bậc, thì đến khi sử dụng mới không gây hậu quả xấu cho bản thân. Ngày nay người luyện võ ham ngoại công quyền cước, binh khí mà quên khí công, đó là điều tối kỵ. Do võ thuật phát triển như vậy nên khí công lại càng khó nghiên cứu và trình bày.
Các khả năng kỳ lạ của khí công, cũng như các khả năng kỳ lạ của con người mà ngày nay chúng ta được biết đến nhiều; thường được phủ lên một bức màn bí ẩn và coi đó là các hiện tượng dị thường. Quan điểm đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Các khả năng đó là khả năng tiềm ẩn của con người mà chẳng qua, con người do chưa hiểu rõ và tự chứng minh được các khả năng này, và vì hoàn cảnh sống không thuận lợi cho nên đã tự đánh mất nó. Chúng ta không nên thấy các khả năng này chưa được phổ biến mà phủ nhận nó, mà cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc có hệ thống về lý thuyết kết hợp với thực hành để tìm lại khả năng đã mất của mình.
Với chừng đó vấn đề xung quanh lĩnh vực khí công, đã rất phức tạp nhưng cũng rất có ý nghĩa đối với sức khỏe, hạnh phúc, tuổi thọ của nhân loại. Đó là điều không phải xa vời, vô ích, mà ngược lại nó hết sức bức thiết cho nhân loại ngày nay.


HỎI: Liệu có sự phân loại hợp lý trong lĩnh vực khí công để khí công trở nên rõ ràng và dễ tiếp thu hơn?

ĐÁP: Có. Nếu chúng ta lấy các tiêu chuẩn sau đây để đánh giá:
A. Sự phụ thuộc vào quá trình thở của phổi và hệ hô hấp cùng các thực khí đi ra theo đường thực quản.
B. Sự phát sinh ra luồng chân khí mà biểu hiện là nóng Đan Điền (phần bụng), Mệnh Môn (phần lýng). Sau đó có chạy theo mạch Nhâm (đường trung tâm trước) và mạch Đốc (đường trung tâm sau) cuối cùng là vào phủ tạng rồi tản ra toàn cơ thể.
C. Sử dụng năng lực mà thiên về năng lực cơ bắp, gân, cốt, tức là năng lực bắt buộc phải có sự va chạm với đối tượng, năng lực này gọi là năng lực Hậu thiên.
D. Sử dụng năng lực do chân khí phát ra từ các vị trí đặc biệt không bắt buộc có sự va chạm với đối tượng, mà vẫn gây ra các tác động thực sự. Năng lực này gọi là năng lực Tiên thiên.
Với các tiêu chuẩn trên ta phân loại như sau:
◘ Theo tiêu chuẩn là nội khí Hậu thiên, đó chính là sự thở thường.
◘ Theo 2 tiêu chuẩn A kết hợp với C cùng với sự luyện tập cơ bắp gọi là nội công.
◘ Theo 3 tiêu chuẩn A kết hợp với B và B cùng với sự luyện tập quyền cước, binh khí đây chính là võ thuật hiện thời.
◘ Theo tiêu chuẩn B là nội khí Tiên thiên đây chính là phép đạo khí dưỡng sinh.
◘ Theo 2 tiêu chuẩn B kết hợp với D là môn công phu chính pháp của năng lực Tiên thiên.
◘ Vậy mục đích của bộ sách Khí công Công Phu là làm sáng tỏ năng lực Tiên thiên “do chân khí phát ra”.
Trên đây là sự phân loại các đặc điểm trong lĩnh vực khí công công phu, là cơ sở để chúng ta xem xét các hiện tượng có liên quan. Nhưng quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu là phải tìm bản chất khí Tiên thiên, cũng như việc luyện tập và áp dụng nó. Trong tất cả các khả năng có thể có, thì khả năng áp dụng khí công công phu vào chữa bệnh là khả năng có ý nghĩa nhất và cũng là vấn đề tâm đạo mà nhân loại đáng quan tâm.


HỎI: Như vậy luyện tập năng lực tiên thiên có lâu hay không và lợi ích của nó?

ĐÁP:
1. Về thời gian luyện tập năng lực Tiên thiên phụ thuộc và các điều kiện sau:
◘ Người luyện phải chọn được một lược đồ pháp thích hợp và khi ðã chọn thì phải tuyệt đối tuân thủ mọi yêu cầu của lược đồ pháp đó.
◘ Người tập phải có thầy hướng dẫn. Người thầy phải có năng lực Tiên thiên thực sự, hơn nữa phải hiểu rõ nó để có thể trợ giúp cho người luyện (ví dụ như truyền công, giải huyệt..) và xử lý được các biến động trong quá trình luyện.
◘ Người luyện căn cứ theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà tìm ra được các điều kiện thời gian, không gian luyện tập phù hợp với lýợc đồ pháp đã chọn.
◘ Người luyện phải chuyên cần, nhẫn nại, đôi khi phải chịu khổ luyện.
◘ Người luyện phải biết tận dụng các cơ may của trời đất (ví dụ biết được lúc thuần Âm, thuần Dương, thuần Thủy, thuần Hỏa) mà luyện để rút ngắn thời gian.
◘ Người luyện phải tìm được các phương pháp bổ trợ và có thể kết hợp cùng thuốc để kích thích quá trình luyện.
◘ Người luyện phải có được tâm đạo đúng đắn, tâm không vọng động, ý không tranh hơn, ý chí mềm nhưng kiên định.
◘ Người luyện phải khép mình vào các chế độ sinh hoạt phù hợp.
◘ Người luyện phải dành một số thời gian nào đó, để luyện thực sự có nghĩa là phải chọn một số thời gian tách khỏi cuộc sống hàng ngày để tạo ra các bước ngoặc cơ bản trong quá trình luyện.
◘ Người luyện phải tìm được một sự ứng dụng khả năng, để đưa quá trình luyện vào giai đoạn hòa đồng giữa bên trong nội khí và bên ngoài ngoại khí, để dùng sự phát ngoại khí, để dùng sự phát ngoại khí kích thích sự phát nội khí. Ban đầu dễ nhất là chọn con đường học phát khí trị bệnh cho ngýời khác và cho mình. Đó cũng chính là bước đầu đi vào con đường tâm đạo.
2. Lợi ích của năng lực Tiên thiên là:
◘ Có thể tự chữa bệnh, dưỡng sinh để trường sinh bất lão, đầu óc sáng suốt, năng lực sống và làm việc cao.
◘ Có thể chữa bệnh cho người thân và mọi người.
◘ Có thể đạt được một số khả năng siêu việt mà người thường không có.


HỎI: Trong khi luyện, điều ràng buộc tối quan trọng nhất của người luyện là gì?

ĐÁP: Trong nhiều ràng buộc quan trọng của quá trình luyện khí, thì điều quan trọng nhất là phải chọn con đường tâm đạo, để khi luyện tâm ý dễ ổn định. Một trong những ràng buộc của con đường tâm đạo là không được sử dụng sát khí, bởi vì sử dụng sát khí là ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mệnh của người khác. Ngay việc sử dụng sát khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân, bởi như vậy là tâm đã loạn, khí đã biến sẽ đi vào trạng thái tự phá hủy công phu đạt được, nhẹ thì phải luyện lại rất vất vả, nặng thì có thể mang tật suốt đời. Chưa kể nếu gặp phải người giỏi hơn thì có thể sẽ chết.


HỎI: Ngày xưa sự luyện tập phải theo một tôn giáo nào đó, đồng thời phải gia nhập một môn phái và chấp hành mọi luật lệ của môn phái đó. Ngày nay người luyện có phải như vậy không, trong khi vấn đề tôn giáo và môn phái đang là vấn đề khó khăn và có nhiều điều cần làm sáng tỏ?

ĐÁP: Không nhất thiết phải như vậy. Tất cả là do tâm đạo và ý chí của con người. Sự ràng buôc của tôn giáo và môn phái cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là hướng con người vào tâm đạo và tạo điều kiện cho con người có trạng thái tâm lý ổn định và có ý chí kiên định để luyện tập công phu có kết quả, để sử dụng một cách có lợi ích. Ngày nay con người không nhất thiết đi theo tôn giáo và môn phái là tránh được sự mê tín và thần thánh hóa bản chất của khả năng.
Tuy nhiên, vẫn cần phải khép mình vào một luật lệ, kỷ luật của một môn phái hiện đại để quá trình luyện tập có kết quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên cần nhắc lại các luật lệ và ràng buộc đó phải tuyệt đối không được xâm phạm vào con đường tâm đạo mà chỉ được phép làm rõ con đường đó hơn mà thôi.
Bất cứ ai, môn phái nào xây dựng luật lệ trái với tâm đạo thì sẽ hứng phải hậu quả không lường được, và có hối cũng không kịp nữa. Tuy nhiên cũng phải xem xét nghiêm túc thế nào là con đường tâm đạo. Không thiếu người đã đi lầm đường, vì quan niệm con đường tâm đạo sai lầm.


HỎI: Xin cho biết mục đích thực tế của việc luyện khí công công phu?

ĐÁP: Mục đích của việc luyện khí công công phu không có gì ngoài việc luyện cho bản thân vô bệnh, đạt được một số khả năng để thực hiện ý tưởng tâm đạo của mình. Vấn đề mấu chốt là phải phát sinh được chân khí, vận hành thông suốt trong kinh mạch và đưa ra ngoài để tạo công phu. Chân khí phải được sinh ra liên tục, dồi dào, chuyển động vận hành trong cơ thể liên tục và đúng hướng, không loạn, không nghịch, không bế, không tắc, không tán quá, vượng quá, và không suy quá. Ngũ khí được tạo ra với bản sắc riêng, phải vận hành đúng kinh và đồng bộ với nhau.
Đó là mục đích cụ thể của luyện khí công dù ở mức độ nào đi chăng nữa.


HỎI: Thế nào là con đường luyện khí công đúng đắn?

ĐÁP: Con đường luyện khí công đúng đắn và có kết quả từ những mục đích thiết thực cho đến những mục đích cao siêu phải trải qua ba giai đoạn chính sau:
Quá trình luyện khí công tự chữa bệnh:
Phàm là con người dù khỏe đến đâu cũng có khi mang bệnh. Tại sao vậy? Thường chân khí trong con người sinh ra yếu, vận hành không thông, dễ biến động, dễ bị bệnh do bên trong loạn thất tình, bên ngoài lục dâm xâm nhập. Chân khí thì yếu, Ngũ khí bất hòa, Vinh khí và Vệ khí rối loạn vì vậy mà mang bệnh. Khi mang bệnh nhẹ thì ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nặng là chết, do đó quá trình luyện khí công tự chữa bệnh là hết sức có ý nghĩa. Mục đích của quá trình này là tạo lập sự đồng bộ, đả thông kinh mạch cho chân khí sinh ra vận hành tốt, ngũ khí đồng bộ, Vinh khí, Vệ khí luôn thấm nhuận. Bệnh tật từ ðó lui, sức khỏe từ ðó tốt. Nãng lực sống và làm việc từ ðó ðýợc nâng cao. Bên cạnh ðó quá trình luyện khí công tự chữa bệnh được coi như là giai đoạn nhập môn của khí công, bước đầu làm quen dần với những yêu cầu và động tác cần thiết, tạo điều kiện cho thói quen cũng như cơ thể bước vào các giai đoạn sau được tốt hơn.
Quá trình khí công dưỡng sinh:
Đó là giai đoạn hai của luyện khí công Công phu, còn được gọi là giai đoạn cơ bản. Nó là nền tảng của khí công công phu, luyện nội khí – khí công.
Khi chúng ta đã đẩy lùi được bệnh tật, cơ thể đã đạt được sự ổn định, mà không duy trì và nâng cao nó thì lại rất dễ quay lại trạng thái bệnh tật. Chân khí phải được sinh ra liên tục, làm cho Ngũ khí luôn xuất hiện và đồng bộ với nhau. Bởi vậy quá trình luyện khí công dưỡng sinh là quá trình luyện cho Chân khí, Ngũ hành khí, Vinh khí, Vệ khí luôn xuất hiện và chạy thông suốt đúng hướng, khiến cho thể trạng con người luôn tốt, luôn đạt được hiệu suất cao trong hoạt động. Hơn nữa giai đoạn khí công dưỡng sinh cho phép người luyện hoàn thành quá trình cơ bản trong khí công và từ đó có thể luyện các phần nâng cao có kết quả hơn. Tuy nhiên nhiều người không nhất thiết phải luyện nâng cao mà chỉ cần luyện hai giai đoạn cơ bản là tự chữa bệnh và dưỡng sinh cũng đủ và cũng chỉ cần luyện ở mức độ phù hợp, không cần khổ luyện như người luyện chính thống.
Quá trình khí công nâng cao:
Đó là giai đoạn cuối cùng của luyện khí công công phu, còn gọi là giai đoạn nâng cao. Nó là giai đoạn sử dụng năng lực khí công công phu, ngoại khí công công phu.
Ở giai đoạn này luyện tập phát chân khí ra ngoài, thực hiện công phu thông qua một số vị trí đặc biệt (như Chỉ công là phát khí ra ngón tay, Chưởng công là phát khí từ lòng bàn tay, Miêu công là phát khí từ Ấn đường, Thần công là phát khí từ Bách Hội). Tất nhiên quá trình này còn mang một ý nghĩa nữa: Đó là mối quan hệ giữa bên trong cơ thể và bên ngoài vũ trụ trên cơ sở khí.Như vậy quá trình luyện khí công nâng cao là:
Duy trì quan hệ đồng bộ với thế giới bên ngoài, tiếp thu năng lượng tinh chất của vũ trụ.
Tập trung chân khí và ngũ khí vào vị trí đặc biệt phát huy công phu.
Một vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là hấp thụ được năng lượng bên ngoài, rồi chuyển hóa thành năng lượng công phu, mà không phạm tới chân khí bản thân, có như vậy mới đạt được công phu tuyệt hảo.


HỎI: Những yêu cầu luyện tập khí công công phu rất khó, trong khi người hiện nay chịu nhiều ràng buộc, như vậy phải chăng không thể luyện tập khí công công phu?

ĐÁP: Đúng là con người hiện nay có nhiều sự ràng buộc. Nhưng không có nghĩa là con người phải chấp nhận sự chi phối đó mà phải hóa giải nó và tìm chính trong hoàn cảnh của mình những điều có lợi.
Trong luyện tập khí công công phu, đã đành là nếu có đủ điều kiện, thì dễ thành công, nhưng đó là các điều kiện thuận. Trong luyện tập khí công công phu đôi khi lại cần điều kiện nghịch và các điều kiện trái ngược đôi khi đem lại kết quả không ngờ.
Ở đây xin dẫn ra một dẫn chứng của giới tu hành: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Thế có nghĩa là sao?
Phàm người tu hành, tu tại chùa thì có gì ghê gớm đâu, vì mọi điều kiện đều tốt cả, đến như tu chợ, tức là tu với tác động bên ngoài, còn tác động bên trong coi như không có, cho nên cũng chưa phải ghê gớm. Tu tại gia mới đáng nói. Giữa những ràng buộc bắt buộc về sự tồn tại, về trách nhiệm là sự tác động bên trong, bên ngoài luôn luôn ảnh hưởng, đôi khi giằng xé, hành hạ người tu hành, ấy vậy mà thành công đó thật đáng nói.
Trên thực tế luyện khí công công phu, bao giờ cũng gồm 2 quá trình thuận và nghịch. Chính trong quá trình nghịch lại cho phép đạt tới thành công nhanh hơn. Ví như tác động của âm thanh xung quanh ta gây cản trở rất lớn cho việc luyện, nhưng nếu chúng ta né tránh nó, chờ khi có giảm đi lại là sai lầm. Nếu kệ nó, không lưu ý đến nó, thậm chí cố luyện lúc nó tăng cao nhất, như vậy ta có thể đạt tới sự bất phụ thuộc vào âm thanh mà từ đó luyện công có kết quả. Hay như khí lạnh có hại cho cơ thể, việc vận hành chân thân chống lại nó lại làm cho chân khí phát sinh và vận hành cao hơn.
Nói chung, bất cứ điều kiện nào dù xấu, dù tốt đều có chỗ hữu dụng và gặt hái được thành công.
Việc luyện khí công công phu cũng phải hiểu và chuẩn bị một số điều kiện cần thiết, nhưng không có nghĩa là ngặt nghèo quá, mà phải hiểu được bản thân mình, thuận tự nhiên, theo phương pháp đúng mà tiến hành, không lo gì không thành công.
ĐƯỜNG VÀO KHÍ CÔNG

Nói đến khí công. Thông thường người ta vẫn nghĩ đến những điều kỳ dị: nào là thấu thị, nhìn qua tường chữa bệnh từ xa, v.v… Đó cũng chính là những vấn đề tôi muốn tìm hiểu trước khi thực sự được học khí công. Nhưng Hoàng Vũ Thăng đã cho tôi thấy, lên trên tất cả những hiện tượng kể trên, cái mà ta cần hiểu, đó là con người từ đâu đến, con người sẽ đi đến đâu, con người phải làm gì để tự cứu mình, cứu đồng loại. Muốn như thế, ta phải trả về nguyên gốc của mình, đi tìm con người đích thực, trên cơ sở đó, có thể khám phá vũ trụ, khám phá không gian năng lượng, vĩ đại ở chỗ không bao giờ cạn kiệt, và sẽ trao cho ta những khả năng vô hạn mà thế giới hữu hình bất lực, không có cách gì khai thác được. Lý luận thật là hấp dẫn nhưng còn sự thật thì sao? Tôi chỉ nêu qua những sự việc, mà chính tôi đã được thể nghiệm, chưa có tổng kết, mà chỉ có tính chất phát hiện rất sơ bộ.

- Một số bệnh nhân đã được chẩn đoán, chữa bệnh từ xa như viêm đường hô hấp, viêm thận cấp, khỏi bệnh trong vòòng vài giờ đồng hồ. U sơ vành tuyến vú, tiêu biểu trong 15 ngày trong khi đó chữa nội khoa để điều hòa nội tiết tố phải vài tháng.
- Giảm đau sau khi mổ đã giúp cho bệnh nhân sớm hồi phục (từ 72 giờ xuống 24 giờ).
- Giảm đau hoặc cắt đau trong ung thư nhanh chóng và lâu bền bất kể ở giai đoạn nào.
- Một bệnh nhân mù hoàn toàn đã có thể đọc được đồng hồ một cách chính xác đến giờ phút.

Những hiện tượng trên ngày càng nhiều, đặc biệt là nhiều phát công viên đã được đào tạo để phòng bệnh và chữa bệnh một cách rộng rãi. Phong trào học tĩnh công để chữa bệnh, sống khỏe mạnh ngày càng lan rộng. Nhiều nghiên cứu đi vào thế giới vô hình đang được tiến hành một cách nghiêm túc.

Về tương lai, cấp thiết nên chia các công trình nghiên cứu ra làm hai loại:
1. Loại mà khoa học hiện đại có thể kiểm chứng được bằng cách áp dụng thống kê khoa học, cho các thang điểm, sử dụng phương pháp mù đơn, mù kép, Placebo v.v… đồng thời quy chuẩn hóa các kết quả này.
2. Loại mà khoa học hiện đại chưa thể với tới được như ngoại soi, thấu thị, phẫu thuật khí công, chữa bệnh từ xa v.v… Có như thế ta mới có thể tham gia vào thế kỷ 21, thế kỷ mà con người làm chủ được vận mệnh mình.

Tôi rất mong sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu, để phát triển môn tĩnh công theo phương pháp Hoàng Vũ Thăng, để xây dựng con người và đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh và vững mạnh.

GS.BS. VI HUYỀN TRÁC

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH    HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 5:47 am

MẮT NGƯỜI NHÌN RÕ HƠN MÀN HÌNH X QUANG

Chúng tôi có mười hai người, gồm cá bác sĩ, kỹ sư, giảng viên đại học, các cán bộ cao cấp trong quân đội nghỉ hưu, phần lớn đã luyện môn khí công dưỡng sinh ít nhất từ ba đến sáu tháng. Ngày 26-9-1994, chúng tôi cùng nhau lên Côn Sơn (Chí Linh – Hải Hưng) học lớp khí công nâng cao do Khí – Công – Sư Hoàng Vũ Thăng hướng dẫn. Sau mười ngày luyện tập, chúng tôi đã đạt được một số kết quả không thề ngờ được.
Xin giới thiệu với bạn đọc một trong những kết quả đó.
Sau một thời gian ngắn ôn luyện những bài khí công cơ bản, chúng tôi được Thầy cho luyện để khai mở huyệt Ấn đường ở nhiều cấp độ. Ai học khí công cũng đều biết huyệt Ấn đường còn được mệnh danh là con mắt thần, con mắt thứ ba, Thiên Nhãn Thần. Chúng tôi thường dậy từ ba bốn giờ sáng để tự luyện, nghỉ chút ít để làm vệ sinh, ăn sáng, đi bộ lên núi tập với sự dẫn dụ của Thầy. Trưa về ăn bữa ăn đạm bạc, nghỉ ngơi. Chiều nghe giảng lý thuyết, mạn đàm, tối lại tập luyện.
Sau ít ngày, phân nửa số người trong đoàn đã có thể qua huyệt Ấn đường nhìn thấy cơ quan nội tạng của mình (Nội soi) hoặc của đối tác (Ngoại soi) để khám bệnh, có thể là rõ và chi tiết hơn máy X quang. Có người đạt tới mức cao hơn, nhìn rõ từng chi tiết trong mỗi cơ quan nội tạng (Van tim, động mạch vành, dòng máu đang chuyển động trong mạch, các khí nội tạng có màu sắc theo Ngũ hành…) Cá biệt có anh chưa hề luyện khí công bao giờ, sau sáu ngày đã có thể xem ti vi bằng huyệt Ấn đường trong khi nhắm mắt. Một anh khác nhìn qua tường xây, thấy rõ mọi sinh hoạt, đồ vật, hoặc nhìn sâu xuống đất hàng mét.
Tôi có thể cung cấp cho bạn dọc tên, họ, địa chỉ của những người kể trên để tiện xác minh hư thật.
Bác sĩ Nguyễn Vĩnh
380D Dịch Vọng – Từ Liêm – Hà Nội

nguồn: Bán nguyệt san SỐNG VUI KHỎE - Số 2
Ngày Rằm tháng Mười Một năm Giáp Tuất - 1994
(trang 50)
NGƯỜI NHÌN KHÔNG CẦN MẮT
Bách Hội

Tôi đã bao phen háo hức tìm đọc những chuyện kỳ lạ bốn phương. Khỏi nói, tôi khâm phục biết mấy các dân tộc có những người con có khả năng kỳ diệu. Ở Trung Quốc, có người phát công nướng chín con cá đang sống trong lòng bàn tay. Ở Nga, ở Ba Lan một số người có thể chữa bệnh từ xa, không dùng thuốc mà chữa được một số bệnh nan y, có tài đọc quá khứ, tương lai. Ở Mỹ, Anh… Kể không xiết các khả năng kỳ lạ ẩn dấu trong con người.
Đóng góp vào kho chuyện kỳ lạ mà có thật, chúng ta có hiện tượng Đỗ Bá Hiệp, Bích Hằng góp phần tìm được hàng trăm di cốt liệt sĩ không còn dấu dạng. Lại còn có các nhà ngoại cảm, nhân điện ở cả hai miền Bắc – Nam. Cũng là chăm đọc mà thấy, nghe kể mà biết vậy.
Nào ngờ.
Vào một chiều cuối tháng 10-1994 tôi tình cờ có mặt trong cuộc họp mặt một nhóm các nhà khí công ở khu tập thể cao cấp quân đội Khu vực Mai Dịch – Từ Liêm – Hà Nội. Đang lúc mọi người ngồi chuyện vui, mấy anh cùng hỏi một người đàn ông cao, gầy, đôi mắt rất sáng:
- thế nào. Sau khi ở Côn Sơn về, cậu còn giữ được khả năng đó không?
Người đó gật đầu:
- Dạ còn và ổn định hơn.
Một anh ra lệnh:
- thế thì nhắm mắt lại!
Người đàn ông nhắm chặt mắt. Mọi người giơ trước mắt anh những đồ vật khác nhau, anh đều nói trúng. Một anh tóc bạc bảo:
- Thôi đừng thử nữa. Hôm ở Côn Sơn hắn ngồi nhắm mắt xem ti vi ngon lành. Tưởng hắn ngủ, mình giơ tay làm nhiều động tác khó trước mắt, hắn làm theo không sai.
Đang vui mấy anh hỏi:
- Bịt mắt lại, cậu có nhìn được không?
- Chắc được!
Họ dùng khắn, buộc kín mắt người bạn. Một anh viết mấy dòng, giơ lên. Người đàn ông đọc nhanh.
Tất cả ồ lên:
- Thằng giỏi!...
Tôi hỏi biết người đàn ông mắt sáng vừa học xong lớp khí công nâng cao ở Côn Sơn (Hải Hưng). Anh vẫn đang luyện tiếp, với nhiều chương trình khó.
Bạn đọc có muốn biết tên và làm quen người đàn ông đó không?

B.H

nguồn: Bán nguyệt san SỐNG VUI KHỎE - Số 2
Ngày Rằm tháng Mười Một năm Giáp Tuất - 1994
(trang 51)
NHỮNG NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI TỬ THẦN

L.T.S. Trong vốn cổ y học Phương Đông và Việt Nam, lưu giữ nhiều bài thuốc, phương thuốc, phương pháp chữa trị được nhiều bệnh nan y. Nhà văn Nguyên Bình giới thiệu với độc giả đôi nét về những con người đã từng đối mặt với tử thần, trở về cuộc sốnbg với một sức lực dồi dào hơn, tinh thần minh mẫn hơn. Họ khỏi bệnh như có phép thần, trong lúc y học hiện đại đã chịu bó tay.
Xin giới thiệu với các bạn đọc thiên phóng sự của anh.

Tôi ở với ông mười ngày, không hề biết ông từng hai lần qua mặt tử thần:
Bữa đó, ngày 25-9-1994, chúng tôi lên Côn Sơn học lớp khí công nâng cao. Nhóm chúng tôi bốn người, cùng Thầy đi xe máy lên trước. Đến gần Bắc Ninh, trận mưa cuối thu dai dẳng theo chúng tôi tới gần Phả Lại. Nhiều quãng đường đất đỏ lở lói, bùn quánh chặt bánh xe. Vừa đi vừa lo cho nhóm đi xe đạp, trong đó có ông. Tuổi già, đường xa mưa gió, liệu các cụ có quỵ giữa chừng? Lên được đến Côn Sơn, có còn đủ sức để tập luyện?
Gần bốn giờ chiều, lo xong nơi ăn chốn ở, tôi cùng Thầy ra ngã ba Sao Đỏ đón nhóm đi xe đạp. Trong số ba người, ông đến trước. Gặp Thầy, ông tươi cười:
- Chào Thầy! Các lão “trai trẻ” đi đường an toàn, sẵn sàng theo Thầy lên núi tập ngay.
Thầy vốn còn trẻ, mừng vui:
- Cháu rất lo cho các cụ, nhất là bác. Đạp xe hơn tám chục cây số, trời lại mưa, đường đi quá khó, phải chuyện chơi đâu.
Tốp các cụ đi xe đạp sau cùng cũng vừa tới.
Cả đoàn họp mặt, nghỉ ngơi chút ít, rồi cùng đi bộ lên chùa Côn Sơn vãn cảnh.
Vãn cảnh gần ba cây số vừa đi vừa về, tôi thấy ông lúc nào cũng tươi, hay chuyện. Dáng mảnh mai, hơi gù, ông bước đi nhanh nhẹn, thanh thoát.
Suốt mười ngày ở Côn Sơn, lúc nào ông cũng dậy từ 3 giờ sáng, ngồi tập. Rồi tắm nước lạnh. 5 giờ 30 cùng mọi người leo núi, tập luyện. Chiều, sau giờ học lý thuyết, ông nhảy xuống hồ bơi liền 2-3 cây số. Những giờ rảnh rang giữa các buổi học, ông tranh thủ chữa bệnh cho mấy nhân viên nhà nghỉ. Ông phát chưởng công, chỉ công khá mạnh, chữa khỏi một ca viêm thận, một ca thần kinh tọa mãn tính.
Rất nhiều người quý mến tính hồ hởi của ông.
Ông N.C 68 tuổi, nguyên hiệu phó một trường Đại học ở Hà Nội. Năm 1981, sau những cơn đau bụng dai dẳng, ông vào nằm điều trị ở bệnh viện Việt-Xô. Càng làm các xét nghiệm, các bác sĩ phụ trách ca bệnh càng bối rối. Dạ dày của ông có u bờ cong nhỏ, lớp đệm bị xơ hóa, tế bào rối loạn trật tự. Gặp ca bệnh quá hiểm nghèo, bệnh viện mời các giáo sư bác sĩ đầu ngành giỏi nhất đến hội chẩn, trong đó có giáo sư Vũ Cộng Hòa, nhà vi trùng học số một. Hội đồng giám định y khoa lần đó do giáo sư Tôn Thất Tùng phụ trách.
Cơ thể ông sụp đổ nghiêm trọng. Đau dữ dội ngày đêm. Bệnh viện chỉ còn biết tiêm thuốc giảm đau. Cuối năm 1981, ông được đưa sang Tiệp Khắc. Lại những xét nghiệm liên miên, hội chẩn đi hội chẩn lại. Các thầy thuốc Tiệp Khắc đưa ra quyết định cuối cùng: Cắt bỏ dạ dày. Ông không đồng ý. “Nếu phải chết, thì về nằm trên đất mẹ vẫn hơn”. Ông nghĩ thế. Chưa hết hạn ba tháng ở nước bạn, ông xin về nước. Lại vào bệnh viện Việt-Xô.
Trong những cơn đau dày vò, ông vẫn lóe sáng một tia hy vọng: Nhất định ta sẽ tìm được đường thoát, nhưng tìm đâu bây giờ?
Một buổi, giáo sư Tôn Thất Tùng nói với ông:
- Anh đừng quá tin ở thuốc tây. Nó là con dao hai lưỡi. Ngay cả thuốc bổ, tiêm vào, uống vào họa may bổ được một nửa, nửa kia gây hại. Tôi vừa ở Pháp về. Bên đó người ta đổ xô vào tìm các dược liệu có sẵn trong thiên nhiên.
Tuy rất bận, giáo sư vẫn nán lại nói cho ông biết một số kết quả của những công trình y học, dược học hướng về tự nhiên.
Ít lâu sau, dịp may đã đến. Một chủ tịch tỉnh, vừa là thủ trưởng cũ vừa là bạn, đến thăm ông. Người bạn hỏi han rất kỹ các bác sĩ điều trị, rồi nói với ông:
- Bệnh của anh là khó rồi, tôi có một địa chỉ, anh cố tìm đến, người ta sẽ giúp. Muốn sao cũng phải sống cái đã!
“Phải sống cái đã”, nghe mới ngon lành làm sao, trong tình thế tuyệt vọng.
Cái mầm sống chưa hề lụi tàn trong ý chí thôi thúc ông đến ngay địa chỉ cần tìm. Ông gặp được bà H., phó chánh án tòa án nhân dân tối cao. Người đàn bà chức trọng quyền cao ấy cũng là người nghiên cứu, hiểu sâu nhiều y lý Phương Đông. Bà thuộc lòng y lý, phương, thang của các danh y: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông.
Trò chuyện hồi lâu, bà bảo:
- Bệnh bác nếu gặp duyên, có thể khỏi. Tôi không đủ thời gian làm thuốc cứu người, song có ghi nhớ được ít nhiều lưu giữ trong dân gian. Xin mách bác dùng thử.
Bà dẫn giải thêm cho người bệnh vững tin: Bài thuốc được mách cho nhiều người ở miền nam lành bệnh. Riêng trường hợp ông phó tư lệnh sân bay Tân Sơn Nhất thật đáng tiếc. Ông bị ung thư trực tràng di căn, chỉ còn chờ chết. Công việc ở sân bay vừa giải phóng không thể thiếu ông. Mọi khả năng cao nhất của nền y học cả nước đã được huy động. Cả giải thưởng cực lớn được treo cho nhóm thầy thuốc nào giữ mạng cho ông trong 6 tháng, thời gian tối cần cho những trọng trách ông phải làm trọn. Đáng tiếc, ông chỉ uống được ít ngày thuốc này rồi bỏ để chạy theo các thức thuốc khác đắt tiền. vậy mà ông vẫn sống thêm được một năm.
Thuốc bà phó chánh ánh mách rất đơn giản: Đó là cây dừa cạn. Dùng từ rễ đến ngọn, phơi khô, băm nhỏ, rang vàng rồi hạ thổ.
Về đến nhà. Ông N.C nhờ các bà cấp dưỡng của trường chế biến.. Mỗi ngày ông cân 400 gam, sắc uống thay nước.
Thật lạ kỳ. Chỉ một tuần sau khi uống thuốc mới, ông tươi tỉnh, khỏe lên từng ngày. Cơn đau giảm dần. Đã có thể ăn uống chút ít. Ít ngày sau, ông tập thể dục dưỡng sinh vừa sức. Kiên trì tập, kiên trì uống dừa cạn đến hơn một tạ thuốc, ông quyết liệt tuyên chiến với tử thần. Rồi ông khỏi bệnh, trước sự ngạc nhiên của các nhà y học nổi tiếng và sự vui mừng của bạn bè, người thân.
* * *
Nhưng Thần chết đâu có dễ buông tha một con bệnh nan y.
Tháng 11-1990, sau chuyến đi làm chuyên gia ở I-rắc trở về được hai tháng, ông lại ngã bệnh, nằm liệt giường.
Các xét nghiệm, X quang, siêu âm, làm các bác sĩ dựng tóc. Dạ dày đau nặng hơn lần trước, cả 8 múi ruột đều có u di căn. Mỗi ngày ông đi đại tiện hơn 30 lần. Đau dường như không chịu nổi.
Biết sắp chết, ông vẫn rất bướng. Chủ nhiệm khoa nội phụ trách soi trực tràng, thở ra:
- Bác ơi, không soi nổi đâu. Đưa máy soi vào, bục hết ruột đó.
Ông yêu cầu làm các biên bản cam kết, bục ruột ông xin lãnh phần!
Mặc dù vậy các kỹ thuật viên chỉ đưa máy soi vào được 20 cm, phải dừng.
Thần chết đã đứng ở đầu giường, trong những cơn đau nhức buốt, ông tỉnh táo nghĩ mẹo chơi thần chết thêm vố nữa. Đỡ lúc nào, ông đọc Ô-sa-oa (Ohsawa) lúc đó. Đọc qua các sách và những bài viết của Ngô Thành Nhân và Diệu Hạnh, những học trò của nhà thực dưỡng Nhật Bản vĩ đại. Ông tìm được đường sống. Ông không cầu xin Phật, nhưng Phật vẫn hiện về, bằng xương bằng thịt: Bác Phạm Long, đại tá công an đã nghỉ hưu, người đã nhiều năm tự mình thực hành khoa học ăn uống mới và tận tình hướng dẫn, cứu chữa một số bệnh nhân hết chỗ dựa vào ngành y chính thống biết tìm đến với bác.
Được bác Long thăm bệnh, hướng dẫn thêm phương pháp thực dưỡng, ông khỏi dần. Thần chết một lần nữa chào thua.
Nhưng ông nghĩ không có vũ khí trong tay để tự vệ, lưỡi hái tử thần lúc nào cũng có thể phạt ngang cuộc sống. Ông đọc sách về các phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, tìm đến học các trường phái khí công phòng, trị bệnh.
Có một lần, ông bảo tôi:
- Cái chính là con người dù bị bạo bệnh, không được buông xuôi. Phải biết nuôi mầm sống kề bên cái chết. Có bảo bối đó là thắng bệnh một nữa rồi.
Bài học quý của ông có lẽ ai cũng học được.
Sau khi lành bệnh, ông N.C trở thành thần hộ mệnh của những người quen biết không may lâm bệnh. Ông không nề hà, hướng dẫn, chữa trị cho bất cứ ca bệnh nào, khi có người nhờ cậy. Đương nhiên, kết quả cũng còn tùy theo bệnh trạng và cơ thể mỗi người, nhưng có những ca thật đáng tiếc do kém tin tưởng và thiếu kiên trì.
Ông N.C kể:
Đại tá Th. Bị u xơ tuyến tiền liệt, đã mổ cắt bỏ hai tinh hoàn. Ông ấy đã trở lại làm việc. Sáu tháng sau, bệnh tái phát, di căn ở trực tràng. U trực tràng cực lớn, làm người bệnh rất đau. Quân y viện chịu. Ông nghe kể về tôi, có đến hỏi. Tôi mách ông tìm tới bác Phạm Long. Ba tháng sau, viên quân y 108 xét nghiệm sinh thiết, siêu âm, kết luận là u trực tràng đã hết. Nhưng cho rằng chồng ăn như vậy là quá kham khổ, bà vợ lên tận Hòa Bình lấy thuốc lá của các ông lang người dân tộc. Ông đại tá được vợ khuyến khích bỏ chế độ ăn kiêng. Người ông ngày càng mập. Được hai tháng, bệnh tái phát. Bệnh nhân liệt toàn thân, rất đau đớn. Quân y viện chịu.Lúc đó ông trở lại với phương pháp thực dưỡng, song đã quá muộn. Một tháng sau, ông ấy chết, thật tiếc.
Ông N.C không bình luận gì thêm. Tôi hiểu là ông đau lòng trước một cái chết chưa đáng phải gánh chịu.
Tôi ngắm nhìn không chán ông già tuổi Đinh Mão gần bảy chục xuân rồi, mảnh mai, tươi tắn trước mặt mình. Bài học về sự nuôi mầm sống trong cái chết cận kề của ông thật đáng giá cho bất cứ ai còn muốn ở lại mặt đất này.
N.B
(Kỳ sau: Một ca bệnh tim cực nặng)

nguồn: Bán nguyệt san SỐNG VUI KHỎE - Số 3 & 4
Tháng Giêng năm Ất Hợi - 1995
(trang 78)

MỘT CA BỆNH NẶNG
Ông C.N là người rất từng trải, hiểu biết sâu nhiều lĩnh vực. Ông là chứng nhân, đồng thời cũng là người tham gia, tổ chức những cuộc thử nghiệm có hiệu quả về một số hiện tượng siêu nhiên mà giới khoa học còn đang mày mò nghiên cứu, tìm hiểu. Gần đây nhất là việc phát huy khả năng thấu thị của Đỗ Bá Hiệp, Bích Hằng và hai cháu nhỏ ở Ninh Bình. Nhờ công năng đặc dị của họ, hơn bốm trăm hài cốt liệt sĩ được tìm thấy, trong khi tất cả đã rơi vào vô vọng. Ông C.N kể:
- Đi tìm đồng đội đã ngã xuống là công việc thiêng liêng. Chúng tôi huy động tất cả mọi khả năng có thể được. Kể cả những khả năng tưởng như huyền hoặc. Qua một số lần thử nghiệm thành công, lời khen có, chê có. Thậm chí chúng tôi còn gánh cịu tiếng xấu là đầu têu làm trò mê tín dị đoan; Có những vụ việc chúng tôi phải sắp đặt hết sức công phu. Có quay phim, ghi âm, biên bản từ A đến Z. Lại cẩn trọng mời Bí thư hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh sở tại chứng kiến, ký kết. Có kết quả, thử công bố. Lập tức nhận được đòn hội chợ của dư luận, thậm chí của cơ quan chức năng. Sự việc dồn tụ được báo cáo lên anh Văn. Đại tướng lắng nghe. Rồi mời gọi những người tham gia, hỏi rất kỹ. Sau rốt, Đại tướng nói:
- Với tư cách nguyên ủy viên Bộ chính trị, phụ trách khoa học, tôi công nhận công trình của các đồng chí là một ngành khoa học mới. Song với trình độ dân trí của ta chưa cao, các đồng chí nên tiếp tục vừa làm, vừa nghiên cứu, tổng kết. Làm thật hiệu quả, không nóng vội tuyên truyền. Như vậy được việc hơn.
Quả là Đại tướng có tầm nhìn chiến lược. Chúng tôi từng đưa tin về những kết quả hiển nhiên, cũng bị phản ứng. Ngay cả người tham gia công việc, dù mắt thấy tai nghe, cũng còn nghi hoặc. Bữa đó, chúng tôi ngồi trò chuyện cạnh phòng máy vi tính. Qua lớp kính màu, có thể thấy các nhân viên kỹ thuật đang chăm chú làm việc trước những thiết bị xử lý thông tin cực kỳ hiện đại. Kết quả công việc của những nhà khấu thị - ngoại cảm cũng được đưa vào bộ nhớ của máy vi tính. Để những người đang sống và cả con cháu của chúng ta biết rằng chúng ta không loại bỏ một khả năng nào, miễn sao tìm được hàng chục vạn đồng đội còn mất tích trong các cuộc chiến tranh giữ nước.
Ngồi nói chuyện với tôi và ông C.N còn có đại tá, nguyên trưởng khoa quân sự trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông cùng học một môn phái khí công – công phu với tôi. Ông đã đạt được một số công năng đặc dị, song rất kín tiếng. Đại tá nghe ông C.N kể, rất thích thú. Nhưng cũng như mọi lần, ông dặn tôi:
- Chúng ta đang tiếp xúc, chứng nghiệm những ngành khoa học không truyền thống, đúng hơn là những ngành khoa học cao mà qua quá trình tiến hóa, nhân loại đã để mai một. Cậu có nói gì, viết gì cũng chỉ nên công bố những kết quả đã được kiểm chứng nhiều lần.
Tôi hỏi:
- Thế còn trường hợp của N.T.A, cháu ruột ông C.N mà hồi nãy ông nói tới, anh nghĩ sao?
Đại tá nhấn mạnh:
- Cậu phải trực tiếp kiểm tra đi, kiểm tra lại, rồi hãy viết.
*
* *
Năm tám tuổi, N.T.A bị sưng khớp toàn thân. Nằm bệnh viện nửa tháng, cháu đi lại được và tiếp tục đến trường. Gia đình A. mừng vì cháu qua được bệnh nặng. Nhưng 5 năm sau, bệnh của A. tái phát. Các khớp tay, khớp chân, khớp cổ sưng to, đau đớn, kèm teo cơ. Chữa trị bằng thuốc nam 3 tháng, A. khỏi đau khớp, song gánh chịu di chứng nặng nề. Cậu bé mười ba tuổi bấy bớt, dặt dẹo, luôn tức ngực, thỉnh thoảng ho ra máu, đuối thở. Từ Vĩnh Phúc, A. được đưa về Hà Nội. Cậu bé qua nhiều cửa ải giám định: bệnh viện Việt-Xô, các viện quân y 108, 103… Các thầy thuốc giỏi đều lắc đầu thở dài trước những kết quả hiển nhiên trùng lặp của những phương tiện hiện đại bậc nhất. A. bị hở và hẹp van tim hai lớp, vôi hóa động mạch chủ, tràn dịch bộ phận màng. Tim phù, suy độ 3. Phổi cũng có chuyện: cao áp động mạch, A. còn mắc thêm bệnh sa gan.
Một bác sĩ thân với gia đình, bảo mẹ A.:
- Cháu sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Nhưng chị đừng vội thất vọng. Ngành y nước ta đang có nhiều tiến bộ vượt bậc…
Đó cũng là một cách an ủi. Còn hơn để gia đình và bệnh nhân buộng xuôi. A. chỉ còn một cơ may duy nhất: ra nước ngoài, chờ thay tim. Song cơ may đó chắc không bao giờ đến, đối với một gia đình không sung túc.
Cánh cửa cuộc đời mới hé mở trước mắt cậu thiếu niên, dường như đã khép chặt lại.
A. âm thầm khóc nhiều đêm. Thật đau đớn nếu phải từ giã thế giới này, cuộc đời này, giữa tuổi hoa niên.
A. bước sang tuổi 14 với cơ thể còm cõi, bệnh đầy mình. Nhưng cũng từ những ngày đầu năm mới 1988, em gạt bỏ mặc cảm bệnh tật. Gia đình cho A. theo học các thầy dạy phương pháp dưỡng sinh. Dù hai thầy chưa có kết quả, A. vẫn hy vọng gặp được thầy giỏi, giúp em sống thành người hữu ích.
A. lặn lội đi tìm thầy. Và em đã gặp.
Thầy là người cao lớn, điềm đạm, nói tiếng xứ Nghệ. Không hỏi nhiều, không nói nhiều, thầy nhận dạy A. và H., một bạn cùng tuổi ở thành phố Việt Trì. Thầy sống độc thân trong một căn nhà tranh, gần đền Và. Ban ngày thầy đi làm ở nhà máy quốc phòng, đêm đến dạy các học trò, chữa bệnh giúp bá con cô bác quanh vùng. Thầy dạy hai học trò nhỏ môn khí công thiền tĩnh và thất tinh quyền. Mới ba ngày đã mở được luân xa Ấn Đường. Mười ngày sau, A. nhìn được cá tạng phủ (như Biển Thước xưa ở Trung Quốc uống nước ao Phượng Trì, nhìn rõ gan ruột người đời). Chuyện như có điều khó tin. Nhưng với A., một chân trời mới đã mở ra. Em vừa tập luyện vừa chữa bệnh, vừa giúp thầy khám bệnh cho người khác. Cả năm trời, thầy dạy ngồi tĩnh tâm nhìn né nhang cháy. Cho tới khi cây nhang để cách hai thước cháy bùng lên. Cho tới khi cây nhang đang cháy tắt lụi. Những công năng đó trước mắt người đời bị coi là trò ảo thuật, trò phù thủy, mê tín dị đoan. Nhưng với A., đó là cuộc sống, là những nấc thang đưa em trở về từ cõi chết. Còn hơn nữa, A. sẽ trở thành người có ích, sống cho ra sống.
Ba năm, bệnh tật của A. lui dần. Em đã có thể xin vào làm công nhân, đi khảo sát, thiết kế các công trình đường sông.
Một ngày đầu thu năm 1992, dù ở cách xa nhau ba chục cây số, không hẹn, nhưng A. và H. cùng đem lễ lên thầy. Cả hai nghẹn ngào đứng trong gian nhà tranh trống trơn. Thầy đã bỏ đi, không một lời từ biệt. Họ nhớ lại, cách đó ít hôm, thầy bảo:
- Nếu phải xa nhau, các con đừng tìm gặp thầy, vô ích. Còn căn duyên, chúng ta còn gặp lại. Thầy còn phải dạy bảo thêm các con.
Ngay cả tên thầy, họ cũng không được biết.
Xa thầy ít tháng, đầu năm 1993, bệnh của A. lại kịch phát. Em đi lại lẩy bẩy. Nói chỉ một hai tiếng là thở dốc, ho thắt lồng ngực. Nằm không thở được. Muốn ngủ đôi chút, phải ngồi tựa cả đống chăn.
Lại những ngày đăng đẳng khám nghiệm, chờ đợi ở các bệnh viện lớn. Đã tính đến cả một ca phẫu thuật tim. Nhưng các thầy thuốc giỏi về bệnh tim, sau hội chẩn đều lắc đầu. Ở Hà Nội, chỉ có bệnh viện Việt Đức mổ tim giỏi, song cũng chỉ giải quyết được phần van tim trong ca bệnh này. Như vậy, mối đe dọa từ tim vẫn cò nguyên đó.
Gần nửa năm trời vật lộn với bệnh hiểm nghèo, sức A. ngày càng đuối.
Nhưng một lần nữa, cuộc sống không từ bỏ em.
*
* *
Một buổi sáng, A. đến nhà tôi. Cậu hơi xanh, nhỏ nhẹ, ít nói. A. vừa đi xe máy về thăm nhà, qua quãng đường cả trăm cây số. Hồi này A. có thể đạp xe đạp đi khắp Hà Nội, đến thăm các bệnh nhân và theo hướng dẫn của Thầy, chữa bệnh cho họ. Đương nhiên là không lấy tiền công. Như Thầy, A. nghỉ ngơi rồi theo phác đồ Thầy chỉ định, phát công từ xa chữa bệnh thiếu máu não cho vợ tôi. Cậu vừa phát công, vừa ngoại soi tim, A. nhận xét:
- Tim cô mỗi lần bơm, máu trào lại quá nhiều. Lượng máu lên đến não rất ít.
A. làm việc rất tận tụy. Vậy mà đôi lúc còn bị Thầy mắng là hay lãng trí. A. nói riêng với tôi:
- Thầy mắng vậy thôi, nhưng rất thương cháu. Sau này, tôi mới biết A. được Thầy thương tới mức nào.
A. kể:
Dì ruột của A. biết tiếng Thầy, đưa cháu đến tận nhà. Lúc đó A. ở tình trạng thật thảm. Cậu được Thầy nhận, vô điều kiện. Cả tháng trời, một thầy một trò, vừa chữa bệnh, vừa học. Ai đã qua học khí công – dưỡng sinh, đều biết nếu không nhập được khí vào luân xa Đan điền, không làm chủ được khí, thì kết quả bằng không. A. tập vận khí vào Đan điền, mới chớm hít vào, đã phải thở hắt ra. Biết bao công phu của thầy và trò, A. mới nạp nhận được khí tiên thiên, chiếc chìa khóa mở đường sống. Luyện tập hai tháng, A. không còn ho ra máu. Cậu đi lại sinh hoạt bình thường. Rồi gan trở lại vị trí cũ. Đến nay tim A. đang dần ổn định. A. khỏe lên trông thấy, được Thầy cho đi cùng, học chữa bệnh. Tin đó bay về tận quê nhà. Mẹ A. thu xếp ra Hà Nội, đến nhà bác C.N mếu máo:
- Bác ơi, hãy cứu lấy cháu! Nó ốm yếu thế, mà Thầy bắt đi phát công phát khí gì đấy chữa bệnh cho người ta, thì đến quỵ mất.
Ông C.N vừa giảng giải, vừa mắng mỏ chút ít, bà em mới tạm yên tâm quay về. Ông nhận xét:
- Những người do trình độ thấp, không hiểu, có thể dùng kết quả thực tế thuyết phục. Nhưng những người có hiểu biết, lại cố tình không công nhận, thậm chí góp phần vùi dập cái mới, thì chính là họ rất dở.
Hiện A. đang theo học khóa đào tạo dài hạn ở viện y học dân tộc.
Chắc các bạn muốn biết có phải A. đã gặp lại Thầy cũ ở đền Và. Thưa chưa. Người Thầy yêu quý của A. bây giờ là nhà khoa học khí công – công phu nổi tiếng NQT Hoàng Vũ Thăng.

N.B
(Còn tiếp)

nguồn: Bán nguyệt san SỐNG VUI KHỎE - Số 5
Mồng Một tháng Hai năm Ất Hợi - 1995
(trang 52)

BÀN VỀ SỰ TỬ (cái chết)

1. Con người đương lúc khí huyết cường tráng, cái chí buông lung, thuận theo lục dục, thì có điều gì chẳng dám làm. Đến khi khi huyết thọ hại, trăm bệnh nảy sinh, thì giờ chết sắp đến. Dầu có con cái đầy nhà, thế cũng chẳng được; vô số tiền bạc lo cũng không kham. Tới chết mới ăn năn thì việc đã rồi. Ai không sợ chết, mà phải sợ trước khi chưa chết kia. Nếu chờ tới gờ sắp chết mới sợ chết, thì chết khó mà khỏi được. Ai không sợ bệnh, mà sợ bệnh trước khi chưa bệnh kia. Nếu đợi tới lúc mang bệnh mới sợ bệnh ắt bệnh khó mà trị được.
2. Thử xem trong thiên hạ, có vật gì trọng hơn tánh mạng nữa không? Thử xem trong thiên hạ có cái gì lớn hơn sanh tử nữa không? Chẳng có người nào không ham sống, nhưng lại chẳng ham cái đạo trường sinh. Chẳng có người nào không ghét chết, nhưng lại chẳng ghét việc làm giục chết nhanh.
Con người ở trần thế việc này nối việc kia, phải chờ chết mới hết việc. Nếu chờ tới lúc sắp chết, thì có phương pháp nào mà tránh khỏi cái chết được? Chi bằng sớm kíp hồi tâm, đem mọi sự trần nhân duyên buông bỏ hết một lượt, làm người trường sanh xuất thế, chẳng là hay hơn sao?
3. Có kẻ hỏi: Trần duyên vương vấn, lâu tháng chầy năm, một mai buộc phải buông bỏ hết, chẳng là khó lắm chăng?
– Trả lời: chỉ tại người chẳng muốn buông bỏ, cho nên nói khó. Chớ như chết rồi, có gì mà không buông bỏ chăng? Nay tuy chưa chết, phải tạm coi như chết rồi, buông bỏ hết một lượt, thì có chi không hay? Lại hỏi: Buông bỏ là buông bỏ cái chi?
– Buông bỏ cái hột giống sanh ra tứ đại ngũ uẩn, tình thức. Người chơn tu hành, giống như kẻ chết hẳn một phen, rồi sống lại mới là tốt cho. Người chết hẳn là người không bị thế gian vấn vương, không có đạo lý chi huyền diệu cả. Phải chọn yên tịnh như thế đó mới phải. Câu “Sớm mai nghe Đạo, chiều chết cũng đành” là lời Đức Phu Tử dạy người rất cấp thiết, vì ngài cho rằng bậc thượng sĩ nghe Đạo, trong khoảnh khắc liền thoát sanh tử.
Bạch Tẫn lão nhơn nói rằng: Người xưa nói:
“Cửu thế tận cùng mang lý lão,
Thùy nhơn khẳng hướng tử tiền hưu”
Nghĩa là:
Người thế bôn ba già mỏi sức,
Mấy ai thấy chết chịu dừng chân
Nếu có kẻ thấy cái chết trước mặt kia mà dừng bước lại, thì chẳng những hoãn được sự chết, mà còn có thể thoát khỏi sanh tử nữa.

BÌNH CHÚ

- NQT Hoàng Vũ Thăng -

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH    HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 5:49 am


1. Con người khi đang khỏe, lại đem cái sức chạy theo cái Chí (cái Chí nhỏ hẹp buông lung, gặp đâu làm đó. Thích đâu theo đó, để thỏa mãn nhu cầu trước mắt). Cho đến khi lực bất tòng tâm, thân mang bệnh tật mới hối nào còn kịp (đó là cái Thế chẳng được nữa). Than ôi! Tới khi đó nhà cửa bạc tiền con cháu cao sang cũng chẳng nghĩa gì. Bởi vậy sợ chết là phải sợ cái chết khi đang còn kịp, sợ bệnh là sợ lúc đang còn có cơ phục hồi. Tức là phải biết khi bệnh tật và cái chết mới nảy sinh thì mới kịp. Nên nói Tri Mệnh, Tri Bệnh từ Tri Tâm, Tri Thân là vậy!
2. Tính mạng con người là cái quan trọng nhất, mà sự sanh tử cũng là cái lớn nhất. Ai cũng muốn sống, nhưng phải sống thuận lẽ Trường sinh, nếu không cũng chỉ là làm cho cái chết đến sớm hơn và đau đớn hơn.
Con người sinh ra ở đời, hết việc này tới việc khác liên miên không dứt. (Thứ do người, do trời, nhưng cũng có thứ do chính mình nữa), chỉ có chết mới hết sự. Chờ đến khi gần kề cái chết mới đi tìm cái sống bằng nhiều phương pháp (lúng túng lộn xộn) thì chẳng sao cho kịp. Nếu vậy chi bằng tự mình sớm hồi tâm, bỏ mọi việc trần duyên vương vấn quấy đảo, mà sống trường sanh xuất thế (sống theo đạo pháp trường sanh, nhưng ứng xử trong thế xuất), có thế mới xả nghiệp hành Thiền trường sanh bất lão đến độ tiên cảnh nhàn du được.
3. Với người đời trần duyên vương vấn đã lâu, không dễ gì bỏ được ngay. Chỉ vì còn tham còn tiếc còn lo đầu tính đuôi. Có người muốn đạt được một vài ý nguyện rồi mới buông bỏ. Chỉ e đạt rồi không buông bỏ được, không kịp mà ngậm hờn thôi. Xét ra chỉ có chết mới rũ bỏ trần duyên, nhưng phải chết trong khi đang sống thì mới đạt Đạo được. (Điều này có nghĩa phải làm cho Nhân Dục Tục Lụy chết đi, tiệt đi, mới có cơ cho chân Tâm khai lộ mà Tâm thân thoát tục hóa thanh). Con người có Tứ Đại phải tính, có Ngũ Uẩn phải nghĩ, làm cho tâm trí tỉnh mê. Người chân tu phải tự chết một lần (tự diệt) rồi mới tái sinh đạt Đạo; Tự chết là không có vương vấn, không có Đạo Lý chi huyền diệu cả (ý này vi thâm (cao sâu)). Đạo và Lý phải là một chứ dụng Lý để hiểu Đạo là sai. Con người dụng Lý để thấy Đạo huyền diệu là sự sai lầm không thể tha thứ. Đạo Lý là vi diệu, phải yên tịnh vắng lặng, nội không động, ngoại không loạn thì mới chiêm nghiệm vào sâu trong tâm khảm được.
Thượng sĩ (Thượng nhân triết sĩ) nghe mà hiểu Đạo, còn thường sĩ phải làm mới hiểu, còn bậc Đại sĩ mình với Đạo nhập một, đứng ngoài vòng sanh tử.
Người thế bôn ba thấy chết vẫn đi vào cái chết. Nhưng thấy chết mà dừng bước vào con đường gây ra cái chết là thoát sanh tử. Quan trọng là vậy, tiếc rằng người đời đã không thấy mà cứ đi, tức là tự tìm cái chết.

N.Q.T

PHÉP THẦN THÔNG
ĐÔNG HƯNG

Có ba vị học thức rất ham thích khoa học. Các vị sực thấy bí về phép thần thông. Nghe tin trên miền núi cao có một ông tiên, các vị nghĩ chắc phải ông tiên mới có thể giúp ta gỡ bí, giảng giải cho ta về phép thần thông. Nghĩ thế tin thế, các vị cùng nhau lên núi.
Sau nhiều ngày dò tìm với vô vàn gian khổ hạnh, ông tiên vẫn bặt tăm. Một buổi sáng, các vị thấy xa xa chỗ chân núi, có một người ngồi bên tảng đá giơ tay vẫy vẫy. Các vị nghĩ rằng người ấy đang có việc gì cần cầu cứu, các vị đi nhanh tới. Đến nơi, thì ra là một ông già phương phi đạo mạo. Các vị cúi đầu chào rồi mở lời:
- Kính chào ngài! Phải chăng ngài vừa vẫy gọi chúng tôi?
- Tôi biết các ông muốn gặp tôi hỏi điều thắc mắc đã âm ỷ từ lâu trong lòng.
- Thưa quả là có như thế. Nhưng ai đã mách ngài vậy?
- Không ai cả, quy luật siêu lý tuyệt đối đã mách bảo tôi.
- Kính thỉnh ngài giảng giải cho chúng tôi về quy luật siêu lý tuyệt đối ấy.
- Các ông hãy lấy củi đốt lửa sưởi cho ấm đã. Các ông đang lạnh cóng mà.
Khi lửa đã cháy lên ấm áp, ông già để nguyên chân trần cùng quần áo lòa xòa bước lên đứng giữa đống lửa trước sự kinh ngạc của các vị. Ông già đứng trên đống lửa tươi cười nói:
- Quy luật siêu lý tuyệt đối là như thế này đây.
Các vị quan sát ông già từ chân lên tới đầu, rồi kính cẩn thưa:
- Lạy ngài! Ngài đứng giữa đống lửa mà quần áo không bị cháy, thên thể không bị bỏng. Phải chăng quy luật siêu lý tuyệt đối là phép lạ phi thường?
- Luận giải hiện tượng như các ông là theo duy lý tương đối, lập giả thuyết.
- Vậy thưa! Luận giải hiện tượng theo siêu lý tuyệt đối thì phải như thế nào?
- Tôi biết tại sao cháy, tại sao bỏng. Tôi vận dụng đúng theo quy luật tôi biết nên quần áo tôi không bị cháy, thân thể tôi không bị bỏng. Chỉ là thế, chứ nào có quyền phép gì đâu!
- Cúi thỉnh ngài giảng giải cho về quy luật không bỏng không cháy ấy.
- Vấn đề phải thử nghiệm, nghĩa là phải tự thân trải qua sự kiện mà hiểu ra vấn đề chứ không thể giảng giải được.
- Kính thưa ngài! Biết rõ vấn đề mà không giảng giải được vấn đề là điều chúng tôi không sao hiểu được. Xin ngài thấu cho nỗi gian nan khổ hạnh, lặn lội đi tìm ngài. Nay hân hạnh được ngài đón cho gặp mặt, kính thỉnh ngài đoái tình giảng giải cho.
- Các ông cho rằng cứ hiểu rõ vấn đề là có thể giảng giải minh bạch được vấn đề. Vậy nếu có anh người rừng miền xích đạo, anh ta chưa biết nước đá lạnh, anh ta xin các ông giảng giải: “Nước đá lạnh là thế nào?” Các ông thử giảng giải cho anh người miền xích đạo kia đi.
Các vị cắn môi suy nghĩ rồi một vị thưa:
- Chúng tôi đặt cục đá lạnh vào tay anh ta, rồi bảo anh ta rằng: Nước đá lạnh là thế này này.
Ông già cười lớn rồi nói:
- Tôi vừa đứng trên đống lửa vừa bảo các ông rằng: “Quy luật siêu lý tuyệt đối là thế này đây.” Sao các ông còn chưa thỏa mãn?
Trong lúc các vị sững sờ ngơ ngác thì ông già nói tiếp:
- Nếu không có cục nước đá lạnh, các ông phải dùng lời lẽ giảng giải, chắc các ông sẽ bảo người rừng miền xích đạo: Nước lã gặp lạnh dưới âm độ thì đông đặc như cục đá. Sờ tay vào cục nước đá thì anh sẽ thấy tê tê, rát rát, buốt buốt khó chịu. Nếu các ông giảng giải như thế, anh người xích đạo kia sẽ đòi các ông giảng giải âm độ là thế nào và hỏi lại các ông rằng: “Sờ tay vào cục than hồng tôi cũng cảm thấy tê tê, rát rát, buốt buốt khó chịu, vậy ra lạnh của nước đá nóng của than hồng cùng cho ta cảm giác như nhau sao?” Là bậc học thức, các ông có dám cả gan trả lời cho xong chuyện rằng: “Đúng như nhau thế đấy” hay không? Rõ ràng ngôn từ hay văn tự đâu có đủ giảng giải minh bạch được mọi vấn đề!
Các vị ngần ngừ, lúng túng rồi gượng thưa:
- Thưa… đây là trường hợp hãn hữu ngoại lệ.
- Không hãn hữu ngoại lệ đâu, bình thường thôi! Này nhé! Vừa rồi các ông đi lấy củi, có ông bị ngứa ở cổ tay, tôi thấy ông gải cổ tay mấy lần. Các ông đều thừa biết ngứa là thế nào. Vậy các ông hãy giảng giải đi. Ngứa là buồn buồn, tê tê, rát rát hay đau đau? Có tiếng nào diễn tả đúng cảm giác ngứa đâu? Còn đây! Trên đường đi các ôn gpha3i nghỉ đêm tại các xóm làng. Dân làng đã mời các ông uống trà và rượu của họ. Các ông đã cùng nhau nhận xét: Trà làng này ngon hơn trà làng kia, rượu xóm ven rừng đậm đà hơn rượu xóm bên bờ suối. vậy các ông hãy giảng giải vị ngon của trà vị đậm đà của rượu ra sao đi. Và còn đây nữa! Cách đây mấy ngày, các ông được chứng kiến một tai nạn: bà mẹ xả thân chống thú dữ cứu con. Vết thương quá nặng bà ta phải chết. Trước khi chết bà ta muốn thấy mặt con. Một chú nhỏ, mặt và mình đầy vết móng thú cào được dìu đến. Bà ta cố ngước mắt nhìn con, miệng cố hé nửa cười, nửa mếu rồi gục xuống chết. Chú nhỏ ngất xỉu theo. Các ông đã giúp cứu tỉnh được chú nhỏ. Ngay tối hôm ấy, một ông thổ lộ: “Cứ tưởng đến cặp mắt cố ngước nhìn con và cặp môi cố hé nửa cười, nửa mếu kia, lòng ôi lại thấy nhoi nhói đau?” Vậy các ông hãy giảng giải cảm giác nhoi nhói đau ấy đi. Đau ở đâu? Đau ở bụng, ở ngực, ở tim, ở phổi hay đau ở đầu? Và đau như thế nào? Như bị đâm, bị đập hay như bị bóp, bị kẹp?
Các vị cung kính thưa:
- lạy ngài! Lạnh của nước đá, ngứq của thân thể, vị ngon của trà, vị đậm đà của rượu cùng các cảm xúc thương đau quả là bình thường xảy ra hàng ngày và đúng như ngài dạy: đều là vấn đề phải thể nghiệm mà tự hiểu biết chứ không thể dùng ngôn từ, văn tự diễn giải minh bạch được. Chúng con nông nổi, nhất là quen thói duy lý của khoa học nên không nhận ra cái lẽ phải thể nghiệm ấy. Cúi lạy ngài cảm thông xá bỏ cho tội xúc phạm ngài. Chúng con quả tình không cố ý. Lạy ngài! Chúng con may mắn được ngài cho gặp đây, cúi thỉnh ngài mở lượng bao dung, thi thố thần thông cho chúng được dịp tập dượt thể nghiệm vấn đề. Thưa đó là nguyện ước thiết tha đã âm ỉ trong lòng từ nhiều năm nay!
Các vị cùng cúi lạy, ông già giơ tay ngăn lại rồi hỏi:
- Các ông cho rằng: hiện tượng xảy ra khác thường ngoài tầm hiểu biết của người ta là quyền phép thần thông hay sao?
- Thưa nếu không phải thế thì không biết chúng con phải hiểu thế nào về các hiện tượng xảy ra ngoài tầm hiểu biết của chúng con nữa?
- Cứ như các ông hiểu thì chính các ông đã từng thi thố thần thông rồi mà.
- Oan chúng con! Nào đã bao giờ chúng con thi thố thần thông đâu?
- Các ông bình tĩnh nghe tôi kể đây! Trên đường đi, các ông phải nghỉ đêm tại một nhà nghèo ở ven rừng. Các ông lấy chai dầu hôi ra rót vào đèn thắp sáng, rồi rót dầu vào bếp, châm lửa đun nước pha trà, pha sữa. Thấy chai nước của các ông đốt cháy được, bố con chủ nhà đã ngạc nhiên lắm rồi. Kế đó vì nhà trống trải, gió lùa thổi tắt đèn mấy lần, các ông phải đặt đèn vào trong một bình bằng nhựa. Lúc đi ngủ, để tiết kiệm dầu và các ông còn muốn vào nằm yên ổn trong màn rồi đèn mới tắt. Một ông đã vặn kín nắp bình nhựa lại rồi vào màn nằm. Ngọn đèn lu dần rồi tự tắt. Bố con chủ nhà đã ngạc nhiên đến thế nào về cách tắt đèn bằng vặn kín nắp bình nhựa thì các ông đã rõ. Sáng sớm hôm sau, được thể các ông đã làm bố con chủ nhà phải ngạc nhiên thêm một lần nữa. Một ông cầm thuốc lá hút, tay kia kín đáo hứng mấy giọt nước mưa ở chỗ giọt tranh. Hút đến hơi thuốc cuối cùng, thay vì dụi tắt tàn thuốc thì ông đã chùi khô tay đang tê cóng rồi ung dung bóp tắt tàn thuốc còn đang đỏ hồng trước mặt bố con chủ nhà. Bố con họ vội vồ lấy tay ông xem, thấy tay ông không hề hấn gì, bố con họ ngạc nhiên đến sững sờ. Có đúng như vậy không?
- Lạy ngài, quả có đúng như thế.
- nếu bố con chủ nhà bảo là các ông có quyền phép thần thông thì các ông giảng giải cho họ ra sao?
- Chúng con sẽ bảo với họ rằng: “Chúng tôi biết rõ tính chất của sự vật nên chúng tôi làm được chút ít khác thường như thế, chứ nào có quyền phép gì đâu.”
Ông già cười lớn rồi chậm rãi:
- Tôi cũng như các ông thôi. Tôi cũng biết rõ tính chất của sự vật, tôi đã ứng dụng đúng như tôi biết. vấn đề ở đây là: Bố con người rừng kia chưa biết những gì các ông đã biết, cũng như các ông chưa biết những gì tôi biết. thế là việc làm khác thường của các ông cũng như của tôi nghiễm nhiên được tôn vinh là quyền phép thần thông, trong khi sự thật chỉ là chúng ta đã ứng dụng những gì ta đã biết được về quy luật thiên nhiên.
Có điều các ông chỉ biết được phần nào mặt thuần lý tương đối hữu hạn của quy luật, còn tôi thì đã biết đến cả mặt siêu lý tuyệt đối vô biên của quy luật.
các vị liền quỳ xuống thưa:
- Lạy thầy! Được gặp thầy đây thật là may mắn ngàn năm một thuở của chúngcon. Cúi thỉnh thầy cho chúng con được bái sư thọ giáo.
Ông già vung tay “phát lực” nâng các vị đứng cả dậy, rồi tươi cười nhìn vẻ sửng sốt của các vị, ôn tồn nói:
- Chưa được đâu! Trong các ông đây, có ông sắp trình luận án tiến sĩ vật lý, một ông sắp công bố sáng kiến quan trọng về y khoa, còn một ông đang khá thành công trong chương trình nghiên cứu kỹ thuật cơ khí. Dễ gì trong phút chốc, các ông có thể rũ bỏ tương đầy hứa hẹn đang “vẫy gọi” ấy?
- Thưa thầy! Chúng con không từ bỏ tương lai hứa hẹn của chúng con đâu. Chúng con tin chắc rằng một khi thấu hiểu được cả hai mặt tương đối và tuyệt đối của quy luật thiên nhiên thì hẳn là tương lai của chúng con phải huy hoàng gấp bội. Xin thầy.
Ông già ngắt lời:
- Các ông cho rằng thấu hiểu mặt siêu lý tuyệt đối vô biên của quy luật thiên nhiên chỉ cần học thêm như đang học vật lý học thêm thiên văn, đang học y khoa học thêm dược khoa hay đang học cơ khí học thêm điện khí! Đâu có đơn giản như thế!
- Lạy thầy! Nếu không phải là học thêm như thế thì chúng con phải làm sao? Xin thầy…
- Còn lẩn quẩn trong căn nhà thì làm sao thấy được hình thù căn nhà. Nhưng cứ ra khỏi nhà nhìn lại, tự nhiên ta thấy ngay hình thù căn nhà mà khỏi phải suy đoán lôi thôi. Cũng như cứ đứng ở mặt trăng nhìn về, ta sẽ thấy ngay trái đất hình cầu. Nếu chỉ vận dụng lý trí học thêm bao nhiêu cũng vẫn là loay hoay ở bên trong căn nhà mà thôi.
- Lạy thầy! Ra khỏi căn nhà là thế nào? Xin thầy giảng rõ cho…
Ông già trầm ngâm một chút rồi vụt bảo:
- Một ông hãy chỉ cho tôi đâu là ông đi.
Các vị lại sửng sốt, ngơ ngác, rồi một vị thưa:
- Thưa! Thân xác này là con, giác quan, ý thức của con là con. Chẳng lẽ các thứ này không phải là con hay sao?
- Các thứ đó không phải là ông đâu. CHỦ các thứ đó mới đích thực là ông chứ. Này nhé! Qua mắt ông nhìn thấy tôi, qua tai ông nghe tiếng tôi, qua ý thức ông hiểu biết tôi đang làm gì, nói gì, rồi ông cảm mến tôi và quyết định: Xin bái sư… Vậy MẮT, TAI, Ý THỨC kia đâu phải là ông. Ngay xác thân kia cũng chỉ là chốn cho ông trú ngụ thôi. Các thứ đó đều chỉ là phương tiện, tiện nghi do TẠO HÓA phú bẩm để ông sử dụng trong suốt kiếp sống.
Rõ ràng phải là cái gì đó đã THẤY, đã HIỂU BIẾT, đã CẢM MẾN, đã QUYẾT ĐỊNH mới chính là CHỦ các phương tiện, tiện nghi kia, nghĩa là mới đích thực là ông chứ.
Các ông đã lầm nhận các phương tiện, tiện nghi kia là chính mình rồi thì đi đâu, ở đâu, bất cứ lúc nào, các thứ đó cũng vây bọc chặt lấy ông, chụp kín ông, như thế làm sao ông còn có thể nhận ra đâu mới đích thực là mình được nữa? Cũng như đã nhận căn nhà mình đang cư ngụ là chính mình rồi thì làm sao còn có vấn đề ra khỏi căn nhà nữa?
Phải nhận ra được mình không phải là căn nhà mà chính là CHỦ căn nhà thì vấn đề ra khỏi căn nhà có gì là khó hiểu đâu! Có điều nhận ra chính mình là CHỦ thân xác, giác quan, ý thức là điều khó khăn nhất trong suốt kiếp sống, khó hơn cả lên cung trăng kia đấy. Nhưng các ông yên tâm! Cứ có quyết tâm, thành khẩn quyết tâm thì rồi sẽ có lúc ta nhận ra địa vị CHỦ của ta.
- Thưa thầy! Chúng con tin chắc không thiếu quyết tâm, nhưng không biết chúng con phải quyết tâm như thế nào đây? Xin thầy…
- Các ông phải trở về dọn mình đi đã. Bằng trầm tư mặc tưởng nghĩa là bằng suy tư sâu xa, các ông hãy thành khẩn tự kiểm điểm nếp sống đang sống, nếp nghĩ đang nghĩ để từ đó nhận ra những gì nếp sống đang sống, nếp nghĩ đang nghĩ đã ràng cột mình vào mặt thuần lý tương đối hữu hạn của quy luật thiên nhiên. Nhận ra được mối ràng cột nào thì hãy dũng cảm dứt bỏ ngay nó đi cho tâm tư được thư thái thanh thản.
NGHIỆN rượu, trà, thuốc là ràng cột đấy. MÊ quyền thế, sang giàu, đỏ đen, sắc dục là ràng cột đấy. UẤT hận, ưu phiền, nuối tiếc, vấn vương những chuyện đã qua là ràng cột đấy. Khắc khoải trông chờ, thấp thỏm KINH hoàng những chuyện chưa đến là ràng cột đấy. Đến cả THÍCH được yêu, được khen, được mọi người coi mình là quan trọng cũng là ràng cột đấy.
Bỏ được NGHIỆN ta thấy thảnh thơi thư thái thế nào thì dứt bỏ các mối ràng cột khác ta cũng sẽ thấy thảnh thơi, thư thái như thế. Khi nào các ông tự thấy thường xuyên thảnh thơi, thư thái khi đó các ông mới có thể nhập môn.
Các vị nôn nóng hỏi:
- Lạy thầy! Dọn mình là phải dứt bỏ cả bẩy tình hay sao? (Bẩy tình là: HỶ, NỘ, ÁI, Ố, CỤ, AI, DỤC).
- Bình tĩnh,. Không phải thế! Dứt bỏ bẩy tình thì con người thành gỗ đá rồi còn gì? Các ông vẫn thường tự nhủ: “Người NGU nghĩ chuyện quá khứ. Người DẠI nghĩ chuyện vị lai. Người KHÔN chỉ nghĩ chuyện hiện tại.” Sử dụng bẩy tình trong kiếp sống cũng như vậy. Hãy để bẩy tình thoải mái, tự nhiên, ứng hiện trước chuyện đang xảy ra. Chuey65n đang mừng, đáng thương, đáng lo thì cứ mừng, cứ thương, cứ lo. Chuyện đáng tiếc, đáng giận, đáng sợ thì cứ tiếc, cứ giận, cứ sợ. Nhưng chuyện qua rồi thì đừng buông thả bẩy tình lan man, vướng mắc vào quá khứ hay vị lai của các chuyện nữa. Phải vận dụng bẩy tình như thế, tâm tư mới có thể thường xuyên thảnh thơi.
Các vị trầm ngâm đăm chiêu rồi thưa:
- Lạy thầy! Dọn mình như thầy dạy thật không dễ dàng đối với chúng con. Từ ngày cắp sách đi học, chúng con mổi ngày mỗi chìm sâu trong lòng “đại dương duy lý” của khoa học. Nay phải thay đổi tận gốc rễ nếp sống đang sống, nếp nghĩ đang nghĩ thì dù có quyết tâm mấy cũng phải cần thời gian chuyển đổi tâm tư, mà thời gian chuyển đổi tâm tư này chắc không chỉ đôi ba năm. Thỉnh thầy hãy thấu cho nỗi khó khăn hầu như tuyệt vọng của chúng con. Mai đây, khi chúng con dọn mình được như thầy dạy thì bấy giờ chúng con làm sao gặp lại được thầy? Cho dù có may mắn đặc biệt, chúng con gặp lại được thầy thì hẳn khi đó thầy đã già yếu, khi đó chúng con đâu dám nhẫn tâm phiền hà tuổi già của thầy. Giờ đây thầy đang cường kiện, cúi thỉnh thầy đoái tình, mở lượng châm chước cho chúng con sớm được nhập môn.
Ông già nghiêm nghị nói:
- vấn đề không phải là đoái tình, là mở lượng, là châm chước, là sớm muộn, mà là có thể giúp các ông đạt được nguyện ước hằng hoài vọng hay không kìa!
- Vậy thưa thầy, chúng con phải làm sao bây giờ?
- Các ông bình tâm nghe tôi nói đây. Các ông có hẹn trước với tôi đâu, vậy mà các ông vẫn hăng hái vượt mọi gian nan khổ hạnh, đi vu vơ tìm kiếm tôi. Ấy thế mà chúng ta vẫn gặp nhau. Tôi có cùng đi với các ông đâu, vậy, mà tôi vẫn biết được các chuyện xảy ra trên đường các ông đi. Bây giờ các ông hãy trở về chăm lo dọn mình đã. Sự thành đạt dọn mình của các ông sẽ thông qua quy luật siêu lý tuyệt đối mách bảo chúng tôi. Phần chúng tôi cũng thông qua quy luật vẫy gọi và tiếp nhận các ông. Các ông hãy yên tâm, tôi không phải là người duy nhất có thể vẫy gọi và tiếp nhận các ông đâu! Mừng các ông đã có quyết tâm dọn mình. Chúc các ông sớm thành công trong việc dọn mình. Hẹn gặp các ông một ngày không xa!
Dứt lời, ông già nhấc thân khỏi đống lửa, bay là là vào miền núi cao mây phủ mênh mông.

ĐÔNG HƯNG

TU LUYỆN

Nắm vững cơ bản trước khi tự chữa bệnh
Sự kết hợp của phương pháp luyện khí với võ thuật và y học hình thành nên một phương pháp mới: khí công dưỡng sinh, gắn liền phương pháp tu luyện chính của Đạo gia với quan điểm Tinh (Tinh thần) và Mệnh (Thể xác) song tu, nhưng lấy Mệnh làm chính. Vậy, "khí công là phương pháp luyện khí, làm chủ khí trong cơ thể..."

Khi tập luyện, có cần thay đổi chế độ sinh hoạt của người luyện?
Có. Trong quá trình luyện khí, chế độ sinh hoạt của người luyện thay đổi tuỳ thuộc vào bài luyện dành cho họ. Ví dụ đối với người bệnh, họ cần có điều kiện luyện tập khác, phải phù hợp với sự trợ khí của thầy giáo.
Mỗi ngày nên luyện bao nhiêu lâu?
Tuỳ theo hiệu quả của bài tập. Tuy nhiên không nên luyện quá nhiều, chỉ khoảng 30 phút mỗi ngày.Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khí công của khí công sư Hoàng Vũ Thăng nằm gần đình Giáp Nhất. Không phải ngẫu nhiên mà thầy đặt trung tâm của mình gần đình chùa. Không khí thanh tịnh, trong sạch của khu đền làm cho tâm hồn con người thanh tịnh hơn, rộng mở hơn, tu tập nhanh hơn.
Tôi đến gặp NQT Hoàng Vũ Thăng khi thầy đang có lớp. Hướng dẫn xong những học viên đang ngồi tập quanh một vòng tròn âm dương, thầy trả lời những câu hỏi của chúng tôi. "Trước hết, bạn phải hiểu thế nào là khí công", thầy Thăng nói.
Như đã biết, khí công lấy luyện khí là con đường tu tập chính, là sự kết hợp giữa quan điểm phương Đông với khoa học hiện đại để tăng sức khoẻ cho con người. Khí công bắt nguồn từ Trung Hoa, lúc đầu gắn với thuật trường sinh, sau đó lại đi lẫn vào Thiền học và cuối cùng mới tách ra và quan hệ mật thiết với võ thuật và y học. Sự kết hợp này tạo nên một phương pháp mới: khí công dưỡng sinh, lấy mục đích làm chủ khí trong cơ thể là mục đích tu luyện chính. Vậy, "khí công là phương pháp luyện khí, làm chủ khí trong cơ thể".
Thưa thầy, hiện nay có bao nhiêu trường phái khí công? Điểm khác biệt của các trường phái khí công này?Trước hết phải nhắc đến ba trường phái Yoga của Ấn Độ, khí công của Trung Hoa và khí công của Việt Nam. Yoga Ấn Độ đi sâu vào trạng thái vô thức, thiền định. Khí công Trung Hoa thiên về phần thực, gắn liền với võ thuật tức là đi về phần Động mà quên đi phần Vô thức. Khí công Trung Hoa còn được gọi là Động khí công. Khí công Việt Nam thiên về sử dụng ý thức điều khiển khí nên được gọi là Tĩnh khí công, tức là toạ công, dùng tâm thức điều khiển mọi hoạt động. Sự khác nhau cơ bản của ba trường phái là xuất phát điểm: yoga thiên về thể lực (Hatha yoga), khí công thiên về năng lực, thiền định thiên về tinh thần. Hiện nay có rất nhiều trường phái sử dụng cách tu luyện khí. Nhưng tựu chung lại, đó là sự kết hợp của ba trường phái này nhưng mỗi phái có một cách hành công khác nhau.
Vì sao lại gọi là Tĩnh khí công Việt Nam?
Tĩnh khí công Việt Nam đi vào con đường làm chủ khí hay còn gọi là Tĩnh khí công ý thức, hướng đến khai thác những khả năng còn tiềm ẩn của con người. Các thiền sư phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn này và sử dụng tâm thức để chế ngự, điều khiển các hoạt động trong cơ thể. Và quá trình tu luyện của các vị thiền sư đã giữ gìn, bổ sung cho Tĩnh khí công ý thức Việt Nam. Tĩnh khí công ý thức là dùng ý thức để điều khiển sự vận động hành khí trong cơ thể ở trạng thái tâm thần tuyệt đối yên tĩnh, trạng thái cơ thể trống không hay còn gọi là vô ngã vô tâm đồng thời dùng ý chí, tâm thức tập trung cao độ vào một chương trình đã được vạch sẵn.
Hiện nay, nhiều người cảm thấy không tin tưởng vào khí công. Họ cho rằng, Yoga còn có những động tác hỗ trợ mới có hiệu quả, còn khí công chỉ là toạ công đơn thuần thì có thể đem lại hiệu quả chữa trị với người bệnh?
Tĩnh khí công không có động tác hỗ trợ như Yoga, là sự tĩnh toạ đơn thuần. Nhưng nếu có thực sự tập luyện, đạt được đến trình độ cảm khí, người tập sẽ cảm nhận được cái động trong cái tĩnh, cảm nhận được dòng khí luân chuyển trong cơ thể, thu nạp khí mới bên ngoài và đẩy trọc khí ra khỏi cơ thể theo các đường kinh mạch. Chỉ có tập luyện thực sự với cảm nhận được điều đó. Trên thực tế, Yoga chính pháp rất khó tập và căng thẳng, khó phù hợp với người hiện đại. Khi tham gia tập khí công, học viên cần đáp ứng những điều kiện nào như tuổi tác, sức khoẻ...? Và có phải chỉ có người bệnh mới nên tập khí công?
Không phải vậy. Bất cứ người nào cũng có thể tham gia tập khí công. Người tập không chịu sự ràng buộc của bất cứ điều kiện nào, kể cả tuổi tác, sức khoẻ. Mỗi lứa tuổi có một cách tập khí công khác nhau. Ví dụ như đối với trẻ nhỏ, người tập chỉ cần luyện ý là chủ yếu. Với người lớn tuổi, cần làm chủ khí với các bài tập khác nhau.
Khi mới tham gia luyện khí, người luyện phải trải qua những bước cơ bản nào?
Quá trình luyện khí có ba giai đoạn cơ bản là nhập môn (chỉnh lý sức khoẻ), cơ bản (nắm vững kỹ thuật cơ bản), nâng cao (thực hiện các công phu cao cấp). Thông thường, với những người mới nhập môn, chúng tôi hướng dẫn họ cách toạ công, điều kiện để toạ công và cách thở hay còn gọi là Điều tức công (thở khí công). Cách điều tức rất quan trọng. Có biết cách thở, thở sâu, tạo ra khí, phù hợp với sự vận động của khí thì mới có thể vận hành được khí. Giai đoạn nhập môn thường kéo dài 10 buổi học với sự trợ giúp của thầy giáo và các sư huynh tại lớp cộng với sự tập luyện chăm chỉ của học viên ở nhà.
Thở là bài học đầu tiên đối với mỗi người luyện, vậy các bước thở dành cho học viên mới như thế nào, thưa thầy?Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng mỗi người có hai trạng thái thở: thở ra và hít vào theo bản năng tự nhiên. Đối với tập luyện khí công, đó là bốn trạng thái: hít vào, nén khí, thở ra, ngưng thở. Quá trình này diễn ra khi cơ thể được thư giãn hoàn toàn, lưỡi đặt lên hàm trên và thở bằng mũi. Bước luyện đầu tiên là hơi thở hít vào phải sâu, thật đều, chậm. Càng sâu, càng đều, càng chậm càng tốt. Chu trình đầu tiên chúng tôi dành cho học viên là: hít vào (10 giây), nén thở (5 giây), thở ra (10 giây, đẩy hết trọc khí ra), ngưng thở (5 giây). Sau đó tiếp tục hướng dẫn tuỳ theo hiệu quả của bài tập.
Các bài tập được xây dựng trên cơ sở nào? Hiện nay có bao nhiêu bài tập cơ bản dành cho bệnh nhân? Với mỗi bệnh nhân cụ thể, thầy giáo có cần xây dựng những bài tập riêng dành cho họ không?
Hiện nay có khoảng 20 bài tập dưỡng sinh các loại. Các bài tập này được xây dựng trên cơ sở phân loại khí với những quá trình phù hợp. Các bài tập dưỡng sinh đơn giản hơn so với các bài tập chữa bệnh. Với từng bệnh nhân cụ thể, với thể trạng bệnh và sức khoẻ khác nhau nên chúng tôi xây dựng những quá trình tập luyện khác nhau dựa trên các bài tập cơ bản.
Thưa thầy, có thể tự luyện khí công được hay nhất thiết phải có sự hướng dẫn của thầy giáo?
Có thể tự luyện khí công theo sách hướng dẫn và mức độ cảm khí của người luyện. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của người dẫn, người luyện sẽ đạt được thành tựu nhanh hơn. Bởi người đi trước có kinh nghiệm, trình độ có thể hướng dẫn tập theo đúng phương pháp, cách thức. Có hai điều kiện đối với người tự luyện là phải có căn đạo và đọc nhiều sách: có thể chất phù hợp với con đường tu đạo, cốt khí phù hợp và có tinh thần; đọc nhiều sách để bổ sung kiến thức về khí công, để không đi lạc so với con đường chính đạo.
Tập luyện khí công ở thiên nhiên có tốt cho quá trình tu tập tự chữa bệnh của học viên?
Điều kiện tự nhiên là tác nhân đối với người tập luyện. Đến với thiên nhiên, con người tìm được sự thanh thản nhanh hơn. Đối với từng địa điểm tập, con người cũng thu được nhiều khí tốt, khí thiếu cho mình. Hiện nay, có bao nhiêu điểm tập luyện khí công ngoài thiên nhiên như Côn Sơn?Có rất nhiều điểm như Sóc Sơn, Suối Mơ, Mẫu Sơn, Ba Vì, Kim Bôi... Mỗi địa điểm có một vị thế khác nhau, một loại khí khác nhau. Ví dụ như ở Kim Bôi, đi qua con suối khoáng sau khu nghỉ vào trong một khu hang ngầm dưới đất, đó là nơi khí âm hội tụ.
Đối với những bệnh nhân thiếu âm khí, tôi hay dẫn họ đến đấy tập luyện. Tuy nhiên, mỗi vùng tuỳ từng thời gian, từng mùa mới có được khí tốt, phù hợp với người tập nên thầy dẫn cần tìm hiểu kỹ khí từng vùng trước khi đưa học viên đến tập.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Khí công có thực sự chữa được bệnh?
Trước hết cần hiểu được mối quan hệ giữa khí công và y học. Hai vấn đề này cùng gắn bó với nhau ở quan điểm về khí và khí hoá, quan điểm về kinh mạch, huyệt và tạng phủ, quan điểm về âm dương ngũ hành... Dựa trên mối quan hệ này, người ta đã phát triển khí công hỗ trợ chữa bệnh. Tác động của khí công có thể hỗ trợ tốt cho người bệnh ở những điểm sau: hỗ trợ nâng cao nội lực cho người bệnh; hỗ trợ thông kinh mạch, kích thích huyệt đạo của người bệnh; giúp người bệnh đẩy trọc khí ra ngoài.
Trong khí công có ba hiệu ứng tác động có thể gây tác dụng trị liệu là: Tác động thông xả - dựa trên nguyên tắc của cổ nhân "Thông thì bất thống (đau)", xả hư khí bệnh tật ra khỏi cơ thể; Tác động cân bằng - tạo ra sự cân bằng trong cơ thể và vùng bệnh theo nguyên tắc cân bằng âm dương và ngũ hành; Tác động loại bỏ - đây là tác động đặc biệt của khí công. Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.
Do đó, theo quan điểm y học phương Đông, khí công chỉ có thể hỗ trợ chữa bệnh chứ không trực tiếp chữa trị bệnh tật. Chữa được bệnh hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của người tập luyện.
Vì sao lại nói là thu ngoại khí vô hạn để hỗ trợ nội khí hữu hạn trong cơ thể? Điều này cũng dựa trên quan điểm phương Đông. Quan điểm phương Đông cho rằng con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ. Nhưng con người cũng như mọi vật đều hữu hạn. Khí trong cơ thể gọi là nội khí cũng vậy. Để khắc phục những thiếu sót của nội khí, khai mở để thu nạp ngoại khí, linh khí của đất trở, bổ sung cho nội khí để nâng cao cái hữu hạn bên trong. Thông thường, người luyện khí công thu khí qua đỉnh Bách hội và Ấn đường.
Luyện khí công rất tốt cho sức khoẻ và chữa bệnh. Vậy, khí công có giúp ích cho việc làm đẹp, giữ gìn sắc đẹp của người phụ nữ?
Có. Như tôi đã nói, khí công là phương pháp dưỡng sinh tự điều trị bệnh. Hiện nay, tôi có khoảng 20 bài tập dành cho dưỡng sinh, làm đẹp. Tuy nhiên, phương pháp luyện tập có đạt hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào mức độ nắm vững căn bản của người tập và phụ thuộc vào hệ thống nội tiết tố của mỗi người.

Xin cảm ơn thầy!

HIÊN VÂN

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH    HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitimeWed May 16, 2012 3:41 am


THÔNG BÁO VỀ CÁC KHÓA VÀ LỚP HỌC TỈNH KHÍ CÔNG CỦA THẦY HOÀNG VŨ THĂNG

HẢY VÀO LINK :

http://tinhkhicong.org/forum/viewforum.php?f=5&sid=f390a21c6aaf468b5c052fe00f1e7313






Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





 HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH    HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ -   TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
HOÀNG VŨ THĂNG ĐẠI SƯ - TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO
» THUYẾT ÂM DƯƠNG NGỦ HÀNH TTRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
» Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)tt
» Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)tt/tt
» Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: KHÍ CÔNG TỔNG QUÁT :: GIỚI THIỆU CÁC CAO THỦ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG-
Chuyển đến