CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN Empty
Bài gửiTiêu đề: CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN   CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN I_icon_minitimeWed Apr 27, 2011 9:02 am


CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN

Khai tổ: Đại sư Thiện Vô Úy và Kim Cang Trí (Vajrabodhi) truyền sang Trung Hoa, ngài Bất Không (Amoghavajra) chính thức sáng lập vào thế kỷ 8.
Hoằng Pháp Đại sư (Kobo Daishi) truyền sang Nhật Bản vào thế kỷ 9.
Giáo lý căn bản: Kinh Đại Nhật và kinh Kim cang đảnh.
Tông chỉ: Dựa vào sự trì tụng chân ngôn và những nghi thức hành trì để tạo ra oai lực nhiệm mầu, giúp hành giả đạt đến cảnh giới giải thoát thông qua sự tập trung hoàn toàn vào các câu chân ngôn và những nghi thức hành trì.

LỊCH SỬ
Chân ngôn tông là tên gọi khác của Mật tông, được khởi nguyên từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 4 với sự ra đời của một hình thức kinh điển hoàn toàn mới trong Phật giáo là Tan-tra. Nhưng phải sang thế kỷ 6 thì tông phái này mới được phát triển mạnh và bắt đầu truyền sang các nước khác.

Vào thế kỷ 8, có ba vị tăng Ấn Độ là Thiện Vô Úy (637-735) Kim Cang Trí (670-741) và Bất Không (705-774) đã đưa vào Trung Hoa hệ thống kinh Tan-tra của Chân ngôn tông và gây được ảnh hưởng rất lớn đối với triều đình các vua Đường, thông qua những sự linh ứng nhiệm mầu mà họ tạo ra được qua việc trì tụng các câu chân ngôn và thực hiện các nghi lễ.

Tuy nhiên, chính ngài Bất Không là người có công lớn nhất trong việc sáng lập Chân ngôn tông, làm cho tông phái này trở thành một tông phái độc lập. Tuy chỉ tồn tại trong khoảng một thế kỷ, nhưng Chân ngôn tông cũng để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Thời gian sau đó, Chân ngôn tông chịu ảnh hưởng nhiều của các vị Lạt-ma đến từ Tây Tạng, biến dạng thành một kiểu Mật tông mang đậm màu sắc thần bí, và chỉ tồn tại dưới những hình thức pha trộn trong một số tông phái khác, không còn phát triển độc lập như trước đó.

Ngài Bất Không là người Ấn Độ, tên Phạn ngữ là Amoghavajra, Hán dịch nghĩa là Bất Không. Ngài là người phiên dịch rất nhiều kinh điển Phật giáo và là một trong những cao tăng có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Ngài sinh năm 705 tai Samarkand, cha là người Ấn Độ và mẹ là người Khang Cư (Sogdian), đến Trung Hoa từ năm 10 tuổi sau khi cha ngài qua đời.

Năm 719, ngài xuất gia học đạo với ngài Kim Cang Trí (Vajrabodhi), cũng là một vị tăng Ấn Độ. Năm 741, khi tất cả các tăng sĩ ngoại quốc đều bị trục xuất khỏi Trung Hoa, ngài cùng với một số người tổ chức hành hương để thu thập kinh điển, đi qua khắp các vùng Tích Lan, Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong chuyến đi này, ngài đã gặp ngài Long Trí (Nagabodhi), thầy của ngài Kim Cang Trí, tức là sư tổ của ngài, và được học một cách chi tiết hệ thống kinh Kim cang đảnh (Tattvasamgraha).

Ngài trở về Trung Hoa năm 746, mang theo khoảng 500 bộ kinh. Năm 754, ngài bắt đầu dịch phần đầu bộ Kim cang đảnh sang Hán văn. Đây là một bộ kinh điển cốt lõi của Mật tông Phật giáo, và công trình này là một trong những thành quả đáng kể nhất của ngài. Ngài xem giáo pháp này như là phương pháp tu tập hiệu quả nhất để đạt đến giác ngộ, và đã kết hợp những nền tảng của giáo lý này trong một số trước tác của mình.

Ngài bị bắt trong cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn vào năm 755, nhưng sau đó được các lực lượng của triều đình giải cứu vào năm 757, rồi được vua Đường Túc Tông đối xử rất cung kính. Khi ngài viên tịch vào năm 774, triều đình ban lệnh cả nước phải để tang 3 ngày, và truy tặng rất nhiều danh hiệu.

Theo sự ghi nhận của chính bản thân ngài, thì đã có 77 bộ kinh được ngài phiên dịch, mặc dù con số được chính thức đưa vào Hán tạng với tên ngài vượt xa hơn nhiều, hiện trong Đại Tạng Kinh (bản Đại Chánh tân tu) còn giữ lại được đến 166 bộ ghi tên ngài.

Mật tông bắt đầu được truyền ở Trung Hoa bởi ngài Thiện Vô Úy và sau đó là ngài Kim Cang Trí, nhưng với những đóng góp nổi bật của ngài Bất Không, người ta đã xem ngài như vị tổ sư sáng lập tông này.

Chân ngôn tông vào thời ngài Bất Không phát triển mạnh, môn đồ rất đông, nhưng được truyền nối có tám vị, mà nay chỉ biết được ba vị là Hàm Quang, Huệ Lãng và Huệ Quả. Các vị Hàm Quang và Huệ Lãng không thấy ghi chép môn đồ nối dòng. Chỉ có ngài Huệ Quả được chân truyền làm Tổ sư tông này, truyền pháp lại cho các vị Nghĩa Minh, Nghĩa Viên, Huệ Nhật, Huệ Ứng, Nghĩa Tháo. Ngoài ra còn có một đệ tử người Nhật là ngài Hoằng Pháp, chính là người đã truyền Chân ngôn tông sang Nhật Bản vào thế kỷ 9.

Ngài Hoằng Pháp là người Nhật, tên là Kobo Daishi, hay Kkai, người Trung Hoa gọi là Không Hải, cũng tôn xưng là Hoằng Pháp Đại sư.

Ngài sinh năm 774, xuất gia tu học trở thành một vị cao tăng rất được Nhật hoàng kính trọng. Năm 804, ngài đi đường biển sang Trung Hoa cùng một chiếc thuyền với ngài Truyền Giáo Đại sư. Khi đến kinh đô Trường An, ngài tham học với vị tổ sư Chân ngôn tông ở Trung Hoa lúc bấy giờ là Huệ Quả.

Năm 806, ngài trở về Nhật Bản và thành lập Chân ngôn tông, dựa trên giáo lý chân truyền từ ngài Huệ Quả, và lấy hai bộ kinh Đại Nhật (Mahvairocana Stra) và kinh Kim cang đảnh (Vajrẳekharastra) làm nền tảng.

Hoằng Pháp Đại sư viên tịch vào năm 835. Tín đồ Chân ngôn tông tin chắc rằng ngài không mất đi mà chỉ ngồi tịnh trong tháp thờ, chờ đến lúc Phật Di-lặc đản sinh để cùng giáo hóa chúng sinh.

Chân ngôn tông ở Nhật Bản được Nhật hoàng ủng hộ và phát triển rất mạnh. Đến nay, ở Nhật có khoảng 6.000 ngôi chùa thuộc tông này, với khoảng 7.700 vị tăng sĩ.

CHÂN NGÔN TÔNG

Chân ngôn tông (kanji: 真言宗, rōmaji: shingon-shū), là dạng Mật tông tại Nhật Bản, do Đại sư Không Hải (ja. kūkai, 774-835) sáng lập. Sư tu học Mật tông tại Trung Quốc và chuyên học về Chân ngôn (chân ngôn, chân âm, thần chú). Đặc biệt tông này rất quan tâm đến “ba bí mật” (Thân, khẩu, ý), đó là ba phương tiện để mỗi người đạt được Phật quả.
• Bí mật của Thân được bày tỏ qua các thủ ấn (xem ấn), trong các tư thế thiền định và trong cách sử dụng các pháp khí như Kim cương chử hay hoa sen. Các điều đó được xem có liên hệ cụ thể với một vị Phật hay Bồ Tát.
• Bí mật của Khẩu được diễn tả trong Chân ngôn và Đà-la-ni.
• Bí mật của ý dựa trên “năm trí” và thông qua năm trí đó hành giả tiếp cận với Chân như.
Qua các phép hành lễ với Thân, khẩu, ý, hành giả sẽ đạt mối liên hệ với vị Phật, đạt tri kiến “Phật ở trong ta, ta trong Phật”, đạt Phật quả ngay trong đời này.
Ba bí mật nói trên được khẩu truyền giữa thầy với trò trong các buổi hành lễ, điều này khác hẳn với các tông phái thuộc hiển giáo. Chân ngôn tông tôn xưng Phật Đại Nhật (sa. vairocana), chính là Pháp thân vô tận, là vị Phật nguyên thuỷ tuyệt đối, và chỉ kẻ được quán đỉnh mới được tu tập theo tông này. Phái này chủ trương không thể diễn tả giáo pháp bằng văn tự mà chỉ bằng hình ảnh nghệ thuật và vì vậy các mạn-đồ-la đóng một vai trò quan trọng trong tông này.
Hai Mạn-đồ-la quan trọng nhất của Chân ngôn tông là Mẫu thai giới mạn-đồ-la (sa. garbhadhātu-maṇḍala) và Kim cương giới mạn-đồ-la (sa. vajradhātu-maṇḍala), trình bày Phật Đại Nhật và các vị Phật khác. Trong một buổi lễ quan trọng của tông này, đệ tử Chân ngôn tông cầm hoa ném vào Mạn-đồ-la, hoa rơi đúng vị Phật nào thì đó là vị Đạo sư của người đó.
Chân ngôn tông không phủ nhận tính có thật của thế giới hiện tượng này cũng như hạnh phúc của con người trong thế giới đó. Tông này cho phép tăng sĩ hành lễ và được thu tiền. Qua thời gian, trong tông này nảy sinh tệ mê tín dị đoan và vì vậy cũng có nhiều bộ phái nhỏ xuất hiện. Ngày nay, tông này vẫn là một tông phái mạnh tại Nhật.

Chân ngôn tông căn cứ nơi Đại Nhật Kinh . Tông nầy lấy bí mật chân ngôn làm tông chỉ cho nên gọi là Chân ngôn tông hoặc cũng gọi là Mật tông.
Đại Nhật như lai truyền tông nầy cho Kim Cương Tát Đỏa. Kim Cương Tát Đỏa truyền cho Long Thọ, Long Thọ truyền cho Long Trí, Long Trí truyền lại cho Kim Cương Trí.
Đời Đường, Kim Cương Trí cùng với Bất Không sang Tàu. Bất Không thạo tiếng Tàu, hai người cùng dịch kinh luận truyền nhập nước Tàu.
Thế giới quan. Chân ngôn tông chủ trương lục đại. Lục đại là: địa, thủy, hỏa, phong, không, thức. Lục đại là chân thật thể của vũ trụ. Nó là bản nguyên của các tánh năng sinh, năng lưu. Xét về phương diện vũ trụ, thời lục đại gọi là thể đại (lục đại của thật thể vũ trụ).
Lục đại ấy hiện ra hình hài của ta gọi là tướng đại. Hiện ra ngôn ngữ động tác thời gọi là dụng đại.
Thể đại, tướng đại, dụng đại, ba loại ấy, lấy một là rõ cả ba. Ngoài thể đại, tướng, dụng không có được. Ngoài tướng đại thời thể, dụng không có chỗ nào nắm giữ được.
Vũ trụ vạn hữu không có gì là ra khỏi thể đại, tướng đại, dụng đại.
Gọi là chân như, chẳng qua đó là lý tánh nhân lục đại mà trừu tượng ra. Chân như rời lục đại không cầu đâu mà được, chân như ra ngoài tướng dụng không thể tồn tại.
Lục đại, rốt lại, chỉ là tâm vật nhị nguyên (địa, thủy, hỏa, phong là vật; không, thức là tâm). Lục đại thật là vật thường thức.
Thế giới quan của Chân ngôn tông thật là thường thức. Nó phủ định nguyên tố nguyên tử của khoa học. Tuy nó chủ trương lục đại, xem như là đa nguyên, kỳ thật nó là vật tâm nhị nguyên luận.
Vật tâm nhị nguyên ấy lại chỉ là trí lự của ta phân biệt ra như thế. Nếu theo phương diện sai biệt mà quan sát nó, thời uyển nhiên có phân biệt như thế. Nếu theo phương diện bình đẳng mà quan sát nó, thời nó là bình đẳng, là nhất như.
Gọi rằng vật, gọi rằng tâm, gọi rằng khách quan, gọi rằng chủ quan, kết cuộc chỉ là thật tại nhất như mà thôi.
Như thế, một mảy lông, một hạt bụi, cũng là cái tướng của thật tại, có gì là không phải lục đại sở sinh.
Tóm lại, do sự tượng mà trừu tượng ra, cái đó là lý tánh. Lý tánh chỉ tồn tại nơi sự tượng. Chân ngôn tông chủ thuyết bấy nhiêu ấy.
Nhân sinh quan. Con người, hoặc là xã hội, tất có thiện, ác, hai mặt. Cái đó gọi là "các các tự kiến lập". Phàm, thánh, phân ra là do nơi trình độ chấp trước, nghĩa là cố giữ quan điểm của mình. Ấy gọi là "các các thủ tự tánh".
Thánh nhân cũng có tam độc là tham, sân, si, như chúng phàm chớ có khác gì. Nhưng mà chỗ đặc sắc của thánh nhân là tam độc không bởi tiểu ngã (jivâtman) hành sử mà có, nhưng hành sử bởi xã hội, bởi vạn chúng.
Thế cho nên đại tham, đại si, ấy là tịnh bồ đề tâm (bồ đề: bôdhi, là chánh giác). Ấy gọi là tam ma địa (samâdhi: cái thể tịch tịnh, hay là chánh định).
Thánh nhân biết cái quả ở vị lai, nên chú ý đến cái nhân ở hiện tại. Thế là quan thế chủ nghĩa, rất là lạc thiên (optimiste).
Phật pháp không xa, nó ở tại lòng ta. Như thế toan xả thân để cầu gì?
Giải thoát luận. Chủ chỉ của giải thoát luận nơi Chân ngôn tông là ở nơi "tức thân thành Phật", cho nên nó bỏ chấp trước mà theo hoạt động của đại ngã (paramâtman).
Phương thức giải thoát của tông nầy là tam mật.
Tam mật tức là thân, khẩu, ý.

Về Đầu Trang Go down
 
CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BÍ MẬT CỦA CHÂN NGÔN – THẦN CHÚ VÀ CHÚ NGỮ CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG.
» THẦN ĐẠO NHẬT BẢN
»  LỊCH SỬ NHẨN GIẢ NHẬT BẢN
» Ý Nghĩa Của Chân Ngôn Thần Chú Trong Việc Chữa Lành
» LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN NGÔN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: TÔN GIÁO NHẬT BẢN :: CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN-
Chuyển đến