CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 MẬT TÔNG TẢ PHÁI

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 147
Join date : 03/09/2009

MẬT TÔNG TẢ PHÁI Empty
Bài gửiTiêu đề: MẬT TÔNG TẢ PHÁI   MẬT TÔNG TẢ PHÁI I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 2:42 am


MẬT TÔNG TẢ PHÁI


Trong cuốn sử cương của chúng ta, chúng ta đã để ý tới sự khác biệt giữa Mật Tông Tả phái và Mật Tông Hữu phái. Những nét chính của Mật Tông Tả phái là: 1. Sự sùng bái những Sakti, những nữ thần mà những nam thần phối hợp trong một cuộc ân ái và suối nguồn mà họ múc những năng lực của họ; 2. Sự hiện hữu của những ma quỉ và ác thần, sự sùng bái thần Bhairava và những nghi thức phức tạp liên quan tới tang lễ; 3. Sự giao hợp và những hình thức khác của “hành vi phi luân” được kể trong những pháp môn tu tập dẫn đến giải thoát. Mật Tông tả phái gặp những phán đoán nghiêm khắc và sự phẫn nộ của luân lý đã ngăn cản nhiều quan sát viên muốn tìm hiểu nó. Song le sinh lực của nó thật lạ lùng; trong nhiều thế kỷ nó đã là một sức mạnh lịch sử vĩ đại nhất ở Đông phương, và chúng ta phải cố gắng đi tới một vài sự thẩm định về ba nét nổi bật nhất của nó.

1. Phật giáo cổ điển là một hệ thống nam tính nghiêm khắc, chỉ một số rất nhỏ của nữ thần tính được chấp nhận, ở một cấp bậc rất phụ thuộc. Chư thần cao đẳng đều trung tính, như những người ở trong những Phật độ. Nữ tính trên đại thể là một chướng ngại trên đường thực hiện tâm linh tối thượng; trong khi đi gần tới Phật tính Bồ Tát ngừng tái sinh dưới hình đàn bà: một người đàn bà tuyệt đối không thể trở thành một Đức Phật.

Bát-Nhã Ba-La-Mật (prãjnàpàramità) và thành Sở Tác Trí (Tàrà) là những nữ thần tính độc lập đầu tiên của Phật giáo. Sự tôn thờ Thành Sở Tác Trí hình như du nhập vào Phật giáo vào khoảng 150 sau T.L. Tàrà, từ tiếng Sanskrit tàrayati, là một đấng cứu thế phụ nữ giúp chúng ta “vượt qua” cho đến tận bờ bên kia đã gạt bỏ sợ hãi và kinh sợ và chấp nhận tất cả những bình dân. Bát Nhã Ba La Mật Prajnàpàramita, trái lại, phát sinh trong những nhóm siêu hình gia khổ hạnh. Trong Đại Thừa, Prajnãpàramità không những là một đức tính, một kinh bản và một Mạn-Trà, mà còn là một thần tính. Sự nhân cách hóa của trí tuệ siêu việt hình như đã bắt đầu vào khoảng đầu công nguyên. Trong những kinh Prajnàpàramità, nữ thần được gọi là “Mẹ của tất cả chư Phật”. Câu này nghĩa là gì ? Như đứa hài nhi sinh ra từ lòng mẹ, sự giác ngộ của Đức Phật là đến từ sự Toàn Bích Trí Tuệ. Chính Trí Tuệ chỉ đường cho chư Phật. Từ đó một nguyên lý âm được đặt cạnh Đức Phật, và một đôi khi được đặt trên ngài. Điều đáng ghi nhận là những kinh bản Prajnàpàramità, đề cao nguyên lý âm trong thế giới, đều phát sinh ở Nam Ấn độ, nơi môi trường Draxid còn duy trì nhiều ý tưởng mẫu quyền mà Bà-La-Môn giáo đầy hùng tính đã bãi bỏ Bắc Ấn. Gần như trong tất cả tư tưởng cổ điển chúng ta đều thấy ý niệm về một nguyên lý biểu thị đồng thời trí tuệ và nữ tính và đã phối hợp mẫu tính với sự đồng trinh. Trong thế giới Địa Trung Hải cùng thời đại đó, chúng ta gặp một Sophia, dập theo mẫu của Ishtar, Isis và Athènẹ; tượng trưng một sự pha trộn giữa ý tưởng về trí tuệ và ý tưởng về Magna Mater, và được đặt bên cạnh một nam nhân vật thượng đẳng. Giống như Ishtar và Mary Đồng trinh, Prajnàpàramità chủ yếu vừa là hiền mẫu vừa là trinh nữ. Prajnàpàramità phong phú chứ không cằn cỗi, có thể tạo ra nhiều thiện pháp, và những ảnh tượng chú trọng nhiều tới bộ ngực của nàng. Mặt khác như một trinh nữ, nàng còn “nguyên vẹn chưa ai đụng tới”, và kinh điển nhấn mạnh tới tính chất bất khả lãnh hội của nàng nhiều hơn bất cứ một khía cạnh vào khác.

Trong khi Phật giáo nhìn nhận tầm quan trọng của những thái độ nữ tính đối với thế gian và nhân cách hóa chúng bằng một số nữ thần đông đảo như vậy, thái độ giao cảm đối với nữ tính lại thường không được tán thành, và những sự liên hệ dục tính của nữ tính cũng như sự liên hệ giữa nguyên lý âm và dương chỉ được bàn sơ qua. Trong Mật Tông Tả Phái, những khái niệm rút ra từ cuộc sống dục tính được những khái niệm rút ra từ cuộc sống dục tính được công nhiên đem vào việc giải thích những hiện tượng tâm linh. Dĩ nhiên dục tính, hầu như không che đậy, thường tràn ngập trong kinh nghiệm thần bí là điều quá quen thuộc đối với những tâm lý gia. Ngay cả tư tưởng siêu hình trừu tượng cũng không hoàn toàn thiếu khía cạnh dâm đãng. Điều này ngay cả một triết gia mà người ta thường coi gần như phi nhân trong sự xa lánh những cảm tình nhân loại bình thường cũng cảm thấy. Người ta hỏi Emmamuel Kant tại sao ông không lập gia đình. Kant trả lời rằng, suốt đời ông, ông có một “tình nhân”; đó là siêu hình học và ông muốn trung thành với nàng. Tương tự, những tác giả của Prajnàpàramità ý thức rằng sự theo đuổi trí tuệ toàn bích chẳng khác nào tính chất của một cuộc tình ái với Tuyệt Đối. Tính chất bất khả lãnh hội khăng khăng của trí tuệ viên mãn trong tự thể gây thích thú đến cùng. Quả thực, người ta đã nói thẳng với chúng ta rằng một Bồ tát phải nghĩ tới trí tuệ toàn bích với cùng một cường độ nồng nàn, cùng một thái độ chuyên nhất mà một người đàn ông nghĩ tới một người đàn bà “đẹp, quyến rủ và duyên dáng” mà hắn đã hẹn nhưng nàng bị ngăn trở không được gặp hắn.

Tuy nhiên, những gì chỉ được nói một cách bóng gió trong phần lớn những cuốn luận thuyết được nói trắng ra trong phái Sàti. Thực tại tối thượng được quan niệm như sự phối hợp của một nguyên lý dương (động) với một nguyên lý âm (tĩnh). Nguyên lý chủ động được gọi là “phương tiện thiện xảo”, nguyên lý thụ động là “trí tuệ”. Duy chỉ có sự phối hợp của cả đôi mới có thể dẫn tới giải thoát. Duy chỉ có Tuyệt Đối là sự phối hợp của cả đôi, và hành động phối hợp mang lại cho Tuyệt đối “Cực lạc tối thượng”. Nghệ thuật của phái này, như ta thấy, trình bày chư Phật và chư Bồ Tát trong tác động giao hợp – mà người Tây Tạng gọi là Yab-Yum (Phụ Mẫu).

2. Trong Mật Tông Tả Phái, sự nhấn mạnh vào khía cạnh dữ dội của vũ trụ liên hợp với mục tiêu của sự tu tập Yoga. Tả đạo nhằm tước bỏ tự ngã của con người để con người có thể hoàn toàn đồng nhất với thần linh. Đối tượng mang lại một sự phá hủy toàn triệt và quên lãng hoàn toàn những yếu tố tạo thành tự ngã, nghĩa là những khát vọng và đam mê của chúng ta. Sự chủ định vào việc phá hủy tự ngã một cách nào đó giải thích sự xuất hiện của nhiều ác thần, tượng trưng những cố gắng tự hủy của Du-già-Sư. Đó là điều Dr.P.H.Pott đã nói tới “ý niệm về sự phá hủy dĩ nhiên làm người ta liên tưởng tới nghĩa địa nơi xác thân vật chất bị thiêu hủy. Nơi tựu thành những lễ nghi hiến dâng của “tả đạo” đương nhiên là nghĩa địa. Nghi lễ do khung cảnh tạo ra.” Theo thuật ngữ bí truyền, nghĩa địa là nơi mà giây liên lạc cuối cùng giữa con người và thế giới của nó bị cắt đứt.

3. Cuối cùng, chúng ta phải khảo sát những lý lẽ đã được đưa ra để biện minh cho tất cả mọi thứ hành vi phi luân. Quả thực người ta ngờ những tín đồ của bất cứ tôn giáo nào biện hộ coi như một bổn phận thiêng liêng những việc chẳng hạn như: “giao hợp hàng ngày trong những nơi vắng vẻ với những thiếu nữ 12 tuổi thuộc giai cấp Candàla”. Tam Nghiệp Bí Mật Kinh (Guhyusamaja-Tantra), một trong những kinh điển cổ nhất, và cũng là một trong những kinh điển thiêng liêng nhất, Mật Tông Tả phái hình như đã giảng dạy một giáo lý hoàn toàn trái hẳn với chủ trương khổ hạnh Phật giáo. Theo kinh đó, chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới Phật tính một cách dễ dàng nếu chúng ta “đào luyện tất cả những dục lạc giác quan, chừng nào chúng ta còn có thể ham muốn.” Những sự nghiêm khắc và khổ hạnh thất bại, trong khi “thỏa mãn mọi dục vọng” thành công. Những hành động phi luân nhất, cấm kỵ nhất lại có vẻ đặc biệt cám dỗ những tín đồ của học phái này. Người ta được phép thách thức sự cấm đoán nhằm hạn chế thực phẩm mà những nhà khổ hạnh được phép dùng. Người ta sống bằng thịt voi, ngựa và chó, và tất cả mọi thức ăn và đồ uống phải pha trộn với đồ ô uế, nước tiểu hay thịt. Chúng ta không ngạc nhiên khi học phái này bị gọi là sự thác loạn của tâm trí con người.

Mục đích của những học thuyết này hoàn toàn quen thuộc bất cứ những ai đã từng nghiên cứu tinh thần của huyền bí học. Điều mà người ta muốn ở đây, là cố ý cho những giác quan tiếp xúc với những đối vật kích thích chúng, hoặc bằng cách lôi cuốn mãnh liệt, hoặc ghê tởm. Một mặt, người ta chỉ có thể đi tới chỗ thể nghiệm viên mãn và lãnh hội thấu đáo được tính cách phù phiếm tương đối của những dục lạc này. Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng các bậc thánh Ky Tô giáo, những người đã chiến đấu chế ngự sự vật nhờm tởm bằng cách đặt mình vào nanh vuốt chúng. Những hành vi này phù hợp với tinh thần khổ hạnh. Ngoài ra, chúng ta dễ dàng thấy tại sao siêu hình học của Đại Thừa có thể đưa tới kết luận như thế này. Niết Bàn và thế gian này được coi như đồng nhất và là một; vì vậy những đam mê cũng không ở ngoài Niết Bàn, “đam mê cũng chính là Niết Bàn”. Cả hai ngành của Mật Tông cùng đồng ý với nhau về điểm đó. Hình thức Hữu phái chủ trương rằng những đam mê phải được thăng hoa trước khi trở thành những chiếc cánh của giác ngộ. Tình yêu nhục dục, tình yêu tự ngã, tình yêu đối với phụ nữ, với của cải thế gian được biện minh khi chúng là khởi điểm của một tình yêu rộng lớn, bao dung. Vì vậy không được diệt trừ những đam mê, mà phải thanh cao hóa và biến đổi chúng. Mật Tông Tả Phái mặt khác, cho rằng những đam mê trong hình thức trực tiếp và chưa thăng hoa cũng có thể dùng như những chiếc xe chở tới giải thoát. Ngoài ra, tôi tin rằng người ta phải nhìn nhận rằng vấn nạn đối với những sự tu tập phi luân được phát triển nhân danh tôn giáo đó, không có tính cách tôn giáo cho bằng xã hội. Có thể những Du già sư Tả Phái yếu kém về trí tuệ, nhưng chắc chắn họ không được kính trọng đúng mức; và họ cũng không muốn được kính trọng, đó là một điều chắc chắn không kém. Để thấu triệt về điểm này, chúng ta phải ý thức rằng tôn giáo có thể hiện hữu hoặc dưới hình thức giáo hội hoặc dưới hình thức cá nhân. Trong một tôn giáo tổ chức thành giáo hội, giáo lý và sự tu tập ít khi đi ngược lại với luân lý tính của xã hội bình thường. Những nhà thần bí đơn độc nhất, mặt khác, không nhìn thấy lý do đích thực tại sao tôn giáo và luân lý lại nhất thiết phải đi đôi với nhau. Luân lý bình thường của đám người bình thường chỉ xây dựng trên những cấm kỵ của xã hội, nghĩa là, chủ yếu, trên sự sợ hãi cô độc mà nhà thần bí coi như điều kiện lý tưởng của sự giải thoát tâm linh. Chừng nào còn khép nép dưới ảnh hưởng sự sợ hãi những cấm kỵ của xã hội, những Du già sư chưa đạt tới sự “tự do tinh thần”, mà chư vị hướng tới. Trong giai đoạn của sự tiến triển tinh thần này, trong đó chư vị còn cảm thấy bị trói buộc với ước lệ luân lý của môi trường xã hội xung quanh, các vị có thể thấy việc cắt đứt những ràng buộc với chúng, và sống riêng rẽ trong tịch liêu, xa lánh sự tán đồng ấm áp dễ chịu của bộ tộc là một việc có lợi. Sự phản kháng như vậy đối với những câu thúc của xã hội được gọi là chủ trương “Chống duy danh”. Chủ trương này xuất hiện vào những thời kỳ khác nhau của mọi tôn giáo, và trong Phật giáo, nó không dành riêng cho Mật Tông, nhưng người ta còn thấy nó trong Bất động tông và Thiền tông. Hành vi phi luân, do đó, có thể là một giai đoạn chuyển tiếp cần thiết để đạt tới một hành vi vô luân. Người ta tìm thấy gần như một phó bản sao y bản chánh của thuyết vô luân Phật giáo trong sự mô tả những quan điểm của một số “tín đồ của tinh thần tự do” trong Ruysbroeck: “Từ đó họ còn đi tới chỗ phát biểu rằng chừng nào con người còn có khuynh hướng về đức hạnh và ước muốn làm theo Thiên ý, hắn hãy còn bất toàn, vì còn lo âu thủ đắc. Vì thế họ nghĩ không bao giờ họ có thể tin vào đức hạnh, không bao giờ có công đức bổ sung, hay phạm tội. Tiếp theo, họ có thể ưng thuận tất cả mọi ước muốn hạ đẳng, vì họ đã trở lại trạng thái thơ ngây và luật lệ không áp dụng cho họ nữa. Họ tự cho mình tự do, thoát khỏi huấn giới và đức hạnh. Tự do trong xác thịt, họ cho thân thể bất cứ cái gì nó muốn. Đối với họ thánh tính siêu đẳng nhất đối với con người là theo bản năng tự nhiên, không ràng buộc trong mọi sự, đến nỗi hắn có thể buông thả cho tất cả mọi thôi thúc đưa đến thỏa mãn những đòi hỏi của thân thể.”
SỰ KIỂM SOÁT THÂN THỂ

Tuy vậy, người ta sẽ sai lầm khi quá nhấn mạnh tới sự bất đồng chia cách giáo lý của Mật Tông với giáo lý của Phật giáo nguyên thủy. Trong một điểm quyết định, Mật Tông trong mọi ngành vẫn còn trung thành với tinh thần của truyền thống Phật giáo. Thân thể vật lý ở đây, cũng như ở những nơi khác, được coi như đối tượng chính của mọi nỗ lực. Trước đây chúng ta đã lưu ý sự kiện rằng kỷ luật nghiêm túc đối với thân thể là căn bản của sự tu tập Phật giáo. Điều này áp dụng cho tất cả mọi tông phái bất kể những sự dị biệt của chúng.

Chính vì hành vi cao nhã của một tăng sĩ đã khiến Sàriputra qui y. Những sự thiếu thốn của một cuộc sống không nhà đòi hỏi một sự tự chủ đáng kể đối với thân thể. Như Đức Phật đã nói với Sàriputra, tăng sĩ phải chịu đựng trước nóng, lạnh tột độ, chịu được những sự hành hạ của đói khát; Tăng sĩ không được sợ muỗi, rắn rết, hay những tấn công của người hay thú. Không được dày vò mình với câu hỏi mình sẽ ăn ở đâu, ngủ ở đâu. Công việc chân tay thuộc về sinh hoạt chính yếu hằng ngày của đời sống Phật giáo, được thi hành một cách lặng lẽ, không bị những cuộc tranh luận giáo lý làm xáo trộn. Người ta luôn luôn khinh miệt và chống lại sự yên ấm của xác thân. Những cử động của bắp thịt là đối tượng của một sự chủ định thường xuyên. Nghĩa là người ta cố gắng ý thức việc người ta đang làm: Khi đi, đứng, ngồi, ,nằm, v.v… Sự hô hấp điều hòa và chuyên chú của Yoga kiểm soát hai buồng phổi và hệ thống hô hấp. Người ta chiến đấu sự đòi hỏi của các ống tiêu hóa bằng cách nhịn ăn, bằng luật không ăn quá ngọ (bất thực phi thời), bằng cách suy tưởng quyết liệt về những khía cạnh nhơ nhớp và ghê tởm của sự ăn uống. Những giác quan như ta đã thấy ở trên bị canh chừng một cách gắt gao. Sự kiểm soát và ép xác là yếu tính của cuộc sống tâm linh đồng thời thân thể, dù là một gánh nặng, cũng không được miệt thị. Đại định, như chúng ta thấy được tựu thành qua thân thể. Nó mang lại sự an lạc tuyệt vời và bình thản hoàn toàn, và vì tất cả tư tưởng đã bị xóa bỏ, sự thực hiện của trạng thái này tùy thuộc vào thân thể, vì thế người ta nói, “tiếp xúc với yếu tố bất tử bằng thân thể mình”.

Người nào đã từng thử thiền định hẳn phải nhận thấy rằng sự yếu đuối và rối loạn của thân thể có thể ngăn trở sự thiền định lâu dài. Vì thế Sukhavatìvyùha dạy rằng trong cảnh giới của vô Lượng Quang Phật, những xác thân vật chất của chúng sinh sẽ “Mạnh mẽ như kim cương của Nàràyana”. Mật tông đã lấy lại tư tưởng này và nhận những phương pháp tu tập Yoga có công dụng biến thân thể này thành một Kim cương thân, làm nó thành một cỗ xe tốt cho cuộc hành trình tâm linh và làm cho nó chín, đủ sức chịu đựng sức căng thẳng của công việc tâm linh chất lên nó. Về phương diện này, môn sinh lý học của Hathayoga được chấp nhận như có thế giá nhất. Người ta tin rằng thân thể gồm nhiều thần kinh, hay động mạch (nàdì), ống thần thông lực, và bốn trung tâm sinh lực mà người ta gọi là hệ thống thần kinh (cakra) hay liên hoa (padma). Trung tâm thấp nhất ở rốn, một trung tâm khác ở tim, một ở ngay dưới cổ, và một trung tâm cuối cùng ở trong đầu. Trong số vô vàn những thần kinh, ba thần kinh sau đây quan trọng nhất: hai ở hai bên tủy xương sống và thần kinh thứ ba ở giữa. Thần kinh bên trái tượng trưng Trí tuệ, bên phải, phương tiện thiện xảo, thần kinh trung tâm: Nhất Thể Tuyệt đối. Với sự trợ giúp của những phương pháp tu tập bí truyền hoàn toàn khó hiểu nếu không có tự chỉ dẫn của đạo Sư, Du-già-sư tạo ra sự đồng nhất của Trí tuệ và Phương Tiện Thiện Xảo trong trung tâm thần kinh thấp nhất, tạo ra ở đó Bồ đề Tâm (bodhi-citta). Tiếp đó người ta phải chuyển nó lên theo đường thần kinh trung ương cho đến khi nó trở thành một trạng thái đại lạc bất động trong trung tâm thần kinh cao nhất. Những sự điều tức hơi thở đóng một vai trò quan trọng trong việc này, bởi vì người ta nói chúng điều hòa Sinh Khí, đến lượt chúng chỉ định dòng thần thông lực trong những thần kinh. Tất cả tiến trình này, như người ta mô tả nó ở đây bằng những thuật ngữ tổng quát, có vẻ kỳ bí, và cần phải dùng nhiều giấy mực nữa mới có thể làm cho nó trở nên tạm thời thích đáng được. Tôi bắt buộc phải mời độc giả tham khảo hàng chồng luận thuyết tiện dụng về Hatha Yoga.

Ở đây chúng tôi chỉ muốn trình bày thái độ nghiêm trang mà Mật Tông dành cho thân thể. Chân lý ở trong thân thể, và phát nguyên từ thân thể. Trong Hevajra Mật Tông, đức Thế Tôn giải thích rằng, mặc dầu vạn pháp là không, thân thể vật lý cũng phải cần có, bởi vì vĩnh phúc tối thượng không thể gặt hái được nếu không có nó. Chân lý cứu cánh nằm trong thân thể: “Hắn ở trong nhà, nhưng người lại đi tìm hắn ở bên ngoài. Người nhìn thấy chồng người bên trong, nhưng người lại hỏi hàng xóm xem chàng nơi đâu.” Tương tự Saraha, thi sĩ Mật Tông xứ Bengale, viết: “Những nhà học giả giải thích tất cả mọi kinh điển, nhưng họ không biết rằng Phật thường trú trong vùng châu thân.” Cuộc chiến đấu miệt mài với sự cấu tạo thể chất của chính mình đã làm tròn đầy đời sống của Du-già Sư Mật Tông, và tất cả lý thuyết du-già sư có thể có không là gì khác hơn phẩm vật phụ của sự tu tập của ngài.

Sưu tầm từ nguồn http://www.thegioivohinh.com
Của Huynh Saigon42
Về Đầu Trang Go down
https://tamlinhvahanhphuc.forumvi.com
 
MẬT TÔNG TẢ PHÁI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tông phái Đạo giáo Trung Quốc
» Mật Tông ( TANTRA - Chi Phái Tình Dục) Một Bí Mật Chưa Được Tiết Lộ. Sự Tồn Giử Tinh Lực.
» Cách-lỗ phái - 格魯派
» NHỮNG TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ÐỘ
» PYTHAGORE VÀ TRƯỜNG PHÁI CỦA NGÀI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: MẬT TÔNG TỔNG QUÁT-
Chuyển đến