CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Giới thiệu Mật Tông Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 147
Join date : 03/09/2009

Giới thiệu Mật Tông Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Giới thiệu Mật Tông Việt Nam   Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeSat Oct 17, 2009 5:01 am


Giới thiệu Mật Tông Việt Nam

Mật tông Phật giáo, tức Mật thừa hay Kim Cương thừa, là một sáng tạo phối hợp giữa các phương pháp tu luyện cổ xưa của nền văn minh tâm linh Ấn Độ với Triết lý Đại Thừa của Phật giáo. Chữ "Mật Tông" tiếng Anh là Tantra dùng để chỉ chung các giáo lý bí truyền Ấn Độ giáo, những cái có từ trước khi Phật giáo xuất hiện, ví dụ Mật Tông của Ấn Giáo. Những nhà nghiên cứu thấy rằng Mật Tông Ấn Độ giáo dù không được phái Vệ Đà chính thống công nhận, nhưng vẫn song hành và hòa trộn với sự tồn tại và phát triển của Vệ Đà và Áo nghĩa Thư (Upanisad). Thường thì các tôn giáo đều có phần công truyền và phần bí truyền, ngoài Mật Tông Ấn giáo còn có mật Tông của đạo Jaina, đạo Bon hoặc của nhiều đạo khác nữa. Vì vậy để phân biệt và chỉ rõ Mật Tông của Phật giáo ta dùng chữ Mật Tông Phật giáo, Mật thừa (Tantrayana) hoặc Kim Cương Thừa (Vajrayana) thì mới chính xác.

I. Vắn tắt lịch sử
Mật Tông Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 5-6 tại bắc Ấn Độ, nghĩa là ngay khi Giáo lý Đại Thừa xuất hiện. Chính những bộ luận Trung quán và Duy thức đã đóng góp những nền móng cơ bản cho Mật thừa. Ngài Nagarjuna (Long Thọ) 600-650 được coi là vị Tổ sư của Mật giáo. Ngài thuộc dòng Bà la môn, thọ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá tu 12 năm đắc thánh quả Đại thủ ấn tất địa (Mahamudràsiddhi). Đệ tử của Long Thọ là Nagarboddhi (Long Trí). Long Trí truyền cho Thiện Vô Úy. Phải phân biệt ngài Long Thọ (thế kỉ thứ 7) xiển dương Mật giáo với ngài Long Thọ (thế kỉ thứ 2) đã viết Trung Quán luận. Tuy nhiên người ta thường tin rằng Long Thọ đời sau chính là hóa thân của Long Thọ đời trước.
Đến thế kỉ thứ 7, Mật tông được truyền sang Trung Quốc bởi các cao tăng Ấn Độ.
- Subhākārasiṃha (Thiện Vô Úy) 637-735, là đệ tử của Long Trí, từng là vua xứ Orrissa. Ông là người dịch bộ kinh Đại Nhật (Mahavairocana sutra) ra chữ Hán và đã được vua Trung Quốc Đường Huyền Tông tôn làm quốc sư. Các đệ tử của ngài là Nhật Hạnh, Huyền Siêu, Minh Trí, Nghĩa Lâm.
- Nhất Hạnh 638-727 người tỉnh Nhật Lệ, Trung Quốc, học trò của Thiện Vô Úy, cùng dịch kinh Đại Nhật.
- Vajrabodhi (Kim Cương Trí) 663-723 là anh em với Thiện Vô Úy
- Amoghavajra (Bất Không Kim Cương) 705-774 là đệ tử của Kim Cương Trí
Cuối thế kỉ thứ 8, Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) mới đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Tây Tạng, sau đó là Atisa (thế kỉ 11) là người có đóng góp rất lớn. Tại Tây Tạng, Mật Tông Phật giáo được phát triển thành một tông phái đầy uy danh với rất nhiều đạo sư cùng nhiều hệ truyền thừa lừng lẫy. Khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mật Tông Tây Tạng phải chịu cảnh phân tán lưu vong. Tuy nhiên chính vì cái duyên lưu vong này mà tinh hoa Mật giáo Tây Tạng mới lộ diện cho toàn thế giới được học hỏi.
Đầu thế kỉ thứ 9, Đạo sư người Nhật Kukai (Không Hải) đem Mật Tông từ Trung Quốc về Nhật Bản, lập ra Chân Ngôn Tông (shingon shu).
Mật Tông từ Ấn Độ còn được truyền sang Bhutan, Nepal, Mông Cổ và Nga.
Lúc ban đầu, Mật Tông chỉ được truyền khẩu. Đến cuối thế kỉ thứ 6 và thứ 10, Mật Tông mới dần dần được kết tập và hệ thống hóa.
.
II. Phân loại
Theo dòng phái
Mật Tông Tây Tạng có rất nhiều dòng phái phụ (subsect) xuất phát từ bốn dòng phái chính:
1. Cổ Mật (Nyingma) là dòng Mật cổ nhất sang lập bởi Padmasambhava (Liên Hoa Sanh)
2. Kagyu có những Đại sư nổi tiếng như Gampopa, Naropa, Niguma v.v…
3. Gelug sáng lập bởi Je Tsongkapa vào thế kỉ 15 từ truyền thống Kadampa (bởi Atisa) Hiện giờ là dòng của Đạt Lai Lạt Ma.
4. Sakya lập bởi Sakya trizin với truyền thống đào tạo các đại học giả.
Lúc đầu Mật Tông Trung Quốc chia làm Chân ngôn Tông và Kim Cương tông. Sau đó Nhất Hạnh đã tổng hợp lại. Hiện giờ chưa có tư liệu về các tông phái hay hệ truyền thừa Mật Tông tại Trung Quốc.

Theo mức độ cao thấp
Với nội dung phong phú và đa dạng, Mật Tông được chia ra nhiều mức độ để phù hợp với các loại trình độ hiểu biết cao thấp khác nhau:
1. Kriya tantra: Sự Mật Tông Sự Mật là Mật Tông thực hành các nghi lễ, đàn pháp, cúng dường, ấn chú…sử dụng cơ thể, vật chất và hiện tượng bên ngoài (ngoại vi). Ví dụ cúng dường ngoại vi là cúng dường các phẩm vật bên ngoài cơ thể. Kriya Tantra được xếp vào loại Mật Tông “ngoại vi” là mức độ thấp.
2. Carya tantra: Hạnh Mật Tông cũng được xếp vào loại Mật Tông bên ngoài.
3. Yoga tantra: Mật Tông Du già, là loại Mật Tông cao hơn vì đã có những pháp thực hành bằng quán tưởng, tuy nhiên vẫn xếp vào loại Mật Tông bên ngoài.
4. Anuttarayoga tantra: Mật Tông Tối thượng Du già, là loại Mật Tông “nội thể”, có cứu cánh “tức thân thành Phật”. Một pháp cúng dường gọi là “nội thể” ví dụ cúng dường các khí lực, năng lựợng tâm, hoặc các madala do sự quán tưởng bên trong. Mật Tông Tối Thượng Du già gồm các mật điển quan trọng là Guhyasamaja tantra (Tập hợp cácBí mật) và Kalachakra (Thời luân tức Bánh xe thời gian) Hevajra-tantra (Hô Kim cương). Đây là pháp môn dành riêng cho hạng đại căn. Bản thân Mật Tông Vô Thượng còn chia ra ba cấp độ khác nhau:
1. Mahayoga
2. Anuyoga
3. Atiyoga (Tib. Dzogchen)
Trong khi Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật) được thừa hưởng được toàn bộ các Tantra và các tinh hoa của giáo pháp, thì Mật Tông ở Trung Quốc Nhật Bản… gọi là nhóm Đông Mật, giáo pháp có hạn chế hơn, vì không có bộ Vô Thượng Du Già [3]. Đông mật, có lẽ chỉ gồm hai loại Mật Tông cấp độ “bên ngoài” là Kriya và Carya tantra cho nên sự thực hành chỉ giới hạn ở một số phép lập đàn pháp, cúng dường, sử dụng ấn, chú, linh phù v.v…có tính “ngoại vi”. Căn cứ vào các loại cấp độ như phân biệt ở trên, cho thấy Mật Tông Việt Nam (Đông Mật) trong quá khứ còn non yếu ở mức độ sơ cấp. Muốn đạt đến cứu cánh giải thoát một đời thành Phật, đòi hỏi một giáo pháp trọn vẹn hơn với cả bốn mức độ Mật Tông và các Mật Điển Tối Thượng thừa.

III. Triết Lý và các khái niệm đặc thù của Mật Tông
Mật Tông ra đời sau khi Phật Thích ca nhập diệt khoảng một nghìn năm. Lúc này Đạo Phật đã phân chia và suy vong. Và cũng tại thời điểm này, triết lý Đại Thừa đang hồi sung mãn nhất. Các Đại sư Ấn Độ đã sử dụng và sáng tạo từ Triết lý Đại Thừa một cách vô cùng phong phú. Trong đó triết lý Tánh Không và Bát Nhã được đặt làm nền tảng. Triết lý Sự Sự vô ngại và Lý Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiên cũng được vận dụng. Tuy thế Mật Tông lại giữ cho sự phát triển bay bổng của nó một định hướng đúng đắn của Đạo Phật, bằng cách giữ nguyên truyền thống Giới – Định – Huệ, và sự tôn trọng các kinh điển thời Đạo Phật còn nguyên thủy. Mật Tông diễn tả bản thể nguyên thủy của thế giới tức PHẬT TÁNH bằng năm vị Phật Thiền (dhyana-Budhas), thường được gọi là Ngũ Trí Như Lai. Năm vị Phật Thiền tức năm Trí được chuyển hóa từ năm thức của tâm thế gian khi giác ngộ.
- Nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Thành sở tác trí, được biểu tượng bằng Phật Bất Không Thành Tưu (Amoghasiddhi)
- Ý thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Diệu Quán Sát trí, được biểu tượng bằng Phật Vô Lượng Quang (Amitabha)
- Mạt-na thức khi giác ngộ sẽ biến thành Bình Đẳng Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava)
- Alaya thức khi giác ngộ sẽ biến thành Đại Viên Kính trí, biểu tượng bằng Phật Bất Động (Akshobyha).
- Trí Huệ toàn mãn gọi là Pháp Giới Thể Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Đại Nhật (Mahavairocana)

Phật Bộ
PhậtĐại Nhật – Vairocana
Pháp GiớiThể Tánh Trí: sự tròn đầy viên mãn của Trí huệ Phật
Vị Trí: Trung Ương
Chủng Tự: OM
Chân Ngôn: Om Vairochana Om
Ấn: Chuyển Pháp Luân

Kim Cang Bộ
Phật Bất Động– Akshobyha
Đại Viên Cảnh Trí, Chuyển hóa từ thức thứ Tám (Alaya thức)
Vị Trí: Đông
Chủng Tự: HUNG
Chân Ngôn: Om Akshobhya Hum
Ấn: Xúc Địa Ấn

Bảo Bộ
Phật Bảo Sanh – Ratnasambhava
Bình Đẳng Tánh Tríchuyển hóa từ thức thứ Bảy (mạt na thức)
Vị Trí: Nam
Chủng Tự TRAM
Chân Ngôn: Om Ratnasambhava Tram
Ấn: Thí Nguyện Ấn

Liên Hoa Bộ
Phật Vô Lượng Quang– Amitabha
Diệu Quán Sát Trí chuyển hóa từ thức thứ Sáu (Ý thức)
Vị Trí: Tây
Chủng Tự: HRIH
Chân Ngôn: Om Amitabha Hrih
Ấn: Thiền Định Ấn

Nghiệp Bộ
Phật Bất Không Thành Tựu– Amoghasiddhi
Thành Sở Tác Trí chuyển hóa từ năm Thức (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân)
Vị Trí: Bắc
Chủng Tự: AH
Chân Ngôn: Om Amoghasiddhi Ah
Ấn: Vô Úy Ấn
Triết Lý và Kinh Điển Mật Tông cũng chia Thế Giới thành hai giới (lãnh vực, realm). Tuy chia thành hai, nhưng hai giới là một toàn thể thống nhất. Hai giới gồm:
- KIM CANG GIỚI (Vaijradhàtu): là Pháp thân, là lãnh vực của TRÍ-HUỆ bát nhã, là Tánh Không, là Chân Đế.
- THAI TẠNG GIỚI (Garbhadhàtu):Là lãnh vực của THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG, là cái LÝ vận hành thế giới hiện tượng, là phương tiện của sự tu chứng, là Tục Đế. Mật Tông gọi thế giới hiện tượng là “Thai Tạng giới”. Mọi vật, sự vật và hiện tượng trong Thai Tạng giới đều vận động để phát triển và chuyển hóa đến mức trưởng thành cuối cùng là Trí Huệ. Do đó Mật Tông nhận thức và sử dụng “Thai Tạng Giới” như phương tiện để đạt đến Trí Huệ. Từ Bi là trạng thái tâm thuộc về Thai Tạng giới, cho nên Từ Bi cũng đựợc dùng như là phương tiện cứu độ.Ngoài ra cùng nội dung và ý nghĩa tương tự, chữ Thai Tạng giới dùng để ám chỉ lãnh vực của trí năng tiềm ẩn của tất cả mọi người lúc chưa hiển lộ thành Trí Huệ. Ví dụ Tâm của người thực hành chưa giác ngộ thuộc về “Thai Tạng giới”, giống như tình trạng của một thai đang phát triển, nghĩa là còncần phải tu tập nuôi dưỡng để hoàn chỉnh.
- MẠN ĐÀ LA (Mandala): Đặt trên nguyên lý Sự Sự vô ngại, Mật Tông xem con người và vũ trụ có cùng một cấu trúc và cùng một lý vận hành. Mạn Đà La là một “sơ đồ” có tính biểu tượng của vũ trụ, của các thành phần của vũ trụ, hoặc chính của bản tâm con người. Mật Tông nhìn bản thể của vũ trụ như tập hợp các thành phần tâm thức (tức trí huệ sau khi chứng ngộ). Trong Mạn Đà La, trí huệ được biểu tượng bằng các vị Phật. Hoạt dụng và hành trạng của các vị Phật được biểu tượng bởi các vật dụng mà các vị Phật cầm nắm hoặc đi kèm. Khi quán tưởng một Man Đà La, người thực hành có thể trực nhận những nguyên lý sâu kín nhất của vũ trụ và cũng có nghĩa là những nguyên lý sâu kín nhất trong nội tâm của mình. Mạn Đà La chia làm 4 loại: Đại Mạn Đà La, Pháp Mạn Đà La, Tam Muội Mạn Đà La và Yết Ma tức Nghiệp Mạn Đà La. Ví dụ về hai Đại Man Đà La chính yếu của mật Tông:
- Mandala Kim Cang giới: Gồm bốn vị Phật thiền xung quanh một Pháp tánh Phật. Ý nghĩa này ám chỉ khi các Thức của người thực hành Thiền đã chuyển thành bốn Trí của một vị giác ngộ, thì sự phối hợp của bốn trí sẽ tạo thành thực thể thứ năm: đó là Trí Huệ Bát Nhã tức pháp thân của Phật (Tathagata). Mạn Đà La Kim Cang giới cũng gọi là Man Đà La Ngũ Trí Như Lai. Các vị thày và cả các nghệ nhân đã sáng tác rất nhiều Mạn Đà La Kim Cang Giới theo nguyên tắc bố trí này.

- Mandala Thai Tạng giới: Thường được biểu tượng bằng vòng tròn của tám hoa sen xếp liên tiếp.

- ẤN (Mudra): Cũng dưạ trên nguyên lý sự sự vô ngại, Ấn là tư thế cơ thể dùng làm biểu tượng bí mật (secret symbol) cho một vị Phật, hoặc cho một trạng thái tâm. Tư thế biểu tượng của bàn tay và các ngón tay được gọi là Thủ Ấn. Tư thế bí mật của toàn bộ cơ thể gọi là Thân Ấn. Mudra nên dịch là Ấn, nếu dịch là Thủ ấn sẽ bị hẹp nghĩa, ví dụ Mahamudra nên dịch là Đại Ấn hoặc Đại Biểu Tượng sẽ chính xác hơn là Đại Thủ Ấn.
- Ví dụ Ấn Chuyển Pháp Luân (Dharmachakra-mudra) của Đức Phật Đại Nhật

- Ví dụ Thủ Ấn Liên Hoa (Lotus-mudra) khi trì chú Đại Bi

- Shakti, nữ thần trong Mật Tông.Tư thế "một chân co một chân duỗi" là một Thân Ấn của các vị Thần trong Mật Tông:

- Hình một vị Phật (Buddha) và người phối ngẫu (consort) thường thấy ở Mật Tông cũng là một loại tư thế cơ thể biểu tượng cho sự phối hợp của Phương tiện “dương” và Trí huệ “âm”. Vì vậy đây cũng là một Ấn, và loại ấn này thuộc về Nghiệp Ấn (karma mudra).

- CHÂN NGÔN (Thần chú, dharani, mantra): là âm thanh bí mật của một vị Phật tức của một vị thày bổn tôn. Khi đệ tử đọc lên âm thanh của một vị thày bổn tôn thì rung động của âm thanh tức rung động của bản tâm người đệ tử sẽ tương ưng với rung động bản tâm của vị thày. Vì trong năm thức của con người, tánh nghe có tính thù thắng hơn cả, nên rung động của âm thanh thần chú tạo nên một tương ưng tâm-tâm rất mạnh mẽ. Mỗi một vị Phật, hoặc một vị Hóa thần, đều có một hoặc nhiều thần chú riêng. Thần chú của Mật Tông Phật giáo thường bắt đầu bằng âm OM
Ví dụ thần chú của Phật Tỳ Lô (Đại Nhật): OM AMOGHA VAIROCANA MANI PADMA JVALA PRAVARTAYA HUM
Ví dụ thần chú của Phật Quán Thế Âm: OM MANI PADME HUM
- LINH PHÙ (yantra): là hình vẽ dùng để biểu tượng dùng để nối kết với một năng lực bí mật của các vị Phật hay thần thánh. Linh phù có thể là hình vẽ bí mật, một mandala, một thần chú bằng tiếng Sanskrit.

- Các vị HÓA THẦN (Yidam):Các Hóa Thần được biểu tượng như những người đã giác ngộ. Nói cách khác Hóa thần cũng chính là Hóa thân của các vị Phật. Ví dụ Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân như Bà Bạch Y, Tara, Chuẩn Đề v.v…Kinh điển có nói đến 32 tướng hóa thân của Quán Thế Âm. Có rất nhiều vị Hóa Thần trong Mật Tông. Có vị hình tướng hiền lành nhưng cũng có vị hình tướng dữ dằn gọi là ác thần Heruka. Phái Niyingma (Cổ Mật) sử dụng đến 8 loại Heruka. Trong sự tu tập, vị thày có nhiệm vụ lựa chọn một loại Hóa Thần thiện hay ác cho phù hợp với bản tâm của đệ tử. Đệ tử dùng sức quán tưởng để đồng hóa (identification) chính mình với các vị Hóa Thần đó, tức là các vị Phật.

- Các PHÁP QUÁN ĐỈNH (Abhisheka): Tâm giác ngộ trong Mật Tông được truyền đi một cách liên tục kế tiếp từng hệ truyền thừa. Cũng giống như nguyên lý cơ bản của các pháp tu tập khác của Mật Tông, lễ Quán Đảng là những nghi thức biểu tượng (symbolic rites) để tạo ra một tương ưng giữa Tâm và Tâm. Y cứ vào đó, trạng thái tâm (chưa giác ngộ) của người đệ tử được pháp quán Đỉnh tạo điều kiện làm quen và giúp cho tương ưng với tâm giác ngộ của một vị thày. Sự tiếp chạm bàn tay người thày và đỉnh đầu người học trò được hiểu như sự tiếp chạm làm quen của hai dòng năng lực. Khi bước vào một dòng phái Mật Tông, người đệ tử được thày làm một "pháp Quán Đảnh chính" rất quan trọng cho suốt đời sống tu hành của mình. Pháp Quán đảnh chính rất quan trọng cho nên có khi phải thực hiện trong thời gian đến hai ngày. Sau đó tùy theo kỹ thuật tu, người đệ tử sẽ được làm những "pháp Quán Đảnh riêng" cho từng một pháp tu tập đặc biệt nào đó. Có khi các vị Thày cũng làm lễ Quán Đảnh cho từng bài giảng trong khóa học.
IV. Nguyên lý tu chứng trong Mật Tông
Đạo Phật và tất cả tông phái hiển giáo là những phương pháp diệt khổ, xuất phát từ sự nhìn thấy Khổ Đế và Tập Đế. Phương pháp diệt khổ bắt đầu bằng cách sửa đổi và tiêu diệt nguyên nhân gây khổ, như tịnh hóa thân tâm bằng trì Giới và thực hành các phép Định và Quán. Bằng cách này hành giả chuyển hóa Tâm thức thế gian thành Huệ Trí và đạt được giác ngộ. Vì đối trị “Nguyên nhân” của Vô minh để đạt đến giác ngộ cho nên Đạo Phật nguyên thủy cũng như các tông phái hiển giáo được gọi là Nhân thừa.
Mật tông sử dụng một phương pháp hoàn toàn mới lạ và sáng tạo so với Hiển giáo. Căn cứ vào triết lý Lý Sự vô ngại và Sự Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiêm, các bậc thày nhìn thấy sự đồng nhất giữa con người và vũ trụ, giữa phàm nhân và thánh nhân. Mật Tông dùng cách đồng hóa thân tâm của người đệ tử chưa giác ngộ với chính thân tâm của một vị Phật hay một vị thày đã giác ngộ. Vì dùng ngay bản tâm giác ngộ tức “Kết quả” của sự tu tập làm phương tiện, cho nên Mật Tông cũng được gọi là Quả thừa.
- Tam mật tương ưng tức phương pháp làm tương đồng Thân Khẩu Ý của người thực hành với Tâm Khẩu Ý của một vị Phật. Mật Tông dùng các loại Ấn, chú, linh phù, hóa thần…để thực hiện sự tương ưng này.
- Năng lực của Dharani: Dharani là những lời, tức ngôn ngữ, tức âm thanh, tức những rung động xuất phát từ bản thể tuyệt đối của vũ trụ, tức nguyên ngôn. Khác với Dharani, ngôn ngữ mà ta sử dụng hằng này chỉ là sự phát triển suy đồi của nguyên ngôn, chỉ còn mang tính qui ước và đã tách rời khỏi mối liên hệ mật thiết với bản thể tuyệt đối của vũ trụ. Dharani vừa là biểu hiện vừa có thể nối liền với năng lực của bản thể tuyệt đối của vũ trụ, cho nên khi trì dharani ta có thể câu thông với bản thể tuyệt đối của vũ trụ, nói theo ngôn ngữ Phật giáo tức là Phật tánh.
- Một nguyên lý thứ ba là tính thống nhất giữa Tâm và Vật. Mật Tông cho rằng cơ thể vật chất và cơ thể khí lực có mối liên hệ trực tiếp của Tâm. Từ hư không nguyên thủy, diễn tiến của vũ trụ đưa Tánh Không đến dạng khí lực rồi sau đó đến cõi hữu hình vật chất. Tánh Không giống như cái khăn đang mở rông bị gấp lại, rồi cột gút nhiều lần để trở thành cơ thể vật chất hữu hình. Muốn trở về tình trạng ban đầu ta phải tháo gút theo qui trình ngược lại. Tịnh hóa phải bắt đầu từ cơ thể khí lực rồi sau đó mới đến việc tịnh hóa tâm. Mật Tông đã sử dụng hiểu biết về khí lực, luân xa, luồng hỏa xà để thực hiện cứu cánh giải thoát. Mật Tông cũng sử dụng cơ thể như một lò luyện đan (alchemy) để tinh luyện tâm. Các luồng khí lực, các chất tiết bên ngoài hay bên trong cơ thể cũng được vận dụng cho qúa trình chuyển hóa từ phàm ra thánh.
- Nguyên lý thứ tư dựa trên khái niệm Bardo. Mật Tông quan niệm không gian và thời gian của vũ trụ hay của từng cá thể có thể được chia làm các bardo: Bardo lúc sống, lúc thiền định, lúc ngủ, lúc nằm mộng, lúc chết, lúc đầu thai. Tất cả các Bardo này tồn tại liên tục trong một thể thống nhất (continuum). Sáu pháp của Naropa là các phương pháp tu tập trong các loại Bardo.
- Nguyên lý thứ năm phát xuất từ quan niệm Phật Tánh vốn sẵn có nơi từng cá thể. Sự trực nhận được Phật tánh vốn sẵn có đưa đến giác ngộ tức thì. Thiền Dzogchen của Mật Tông cũng là loại đốn Ngộ bằng Kiến tánh, không cần phải sử dụng các phương tiện nào khác. Tuy nhiên khả năng và điều kiện để một hành giả kiến tánh không phải là chuyện đơn giản, trái lại phải chuẩn bị rất kĩ càng với thời gian lâu dài không thể ước lượng được.

V. Mật Tông trong lịch sử Phật giáo Việt nam
Mật Tông có lẽ cũng đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu. Tương truyền pháp sư Tinidaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580. Sư trù trì chùa Pháp Vân, Hà Đông truyền dạy cả Thiền lẫn Mật. Hình ảnh của Mật Tông trong giai đoạn này có thể là kiến trúc của Chùa Thầy [1]
Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp, mà nhiều vị còn rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),... đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập “Tổng Trì Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng chân ngôn kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ tương ưng thân, khẩu, ý.
Năm 1963 tại Hoa Lư, Ninh Bình, đã phát hiện một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10. Cột kinh này do Đinh Liễn, con của Đinh Tiên Hoàng, dựng năm 973. Trên cột có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông. Năm 1964, phát hiện được cột kinh thứ hai. Năm 1978, lại phát hiện thêm 14 cột kinh tương tự ở Hoa Lư. Trên các cột kinh này đều có khắc bài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni (Usnisavijaya dharani). Đây là bài chú bằng chữ Hán phiên âm từ tiếng Phạn. Mười bốn cột kinh nói trên đều không còn nguyên vẹn, nhưng xét những dòng chữ còn lại thì thấy các minh văn tương đối giống nhau. Trong đó, có ba cột còn khá nguyên vẹn, có thể đọc được đầy đủ các dòng chữ.
Một số những ấn, chú, linh phù đã phổ biến từ rất lâu trong quá khứ được coi như dấu vết của Mật Tông trong Phật giáo Việt Nam. Phật tử Việt Nam rất quen thuộc với các thần chú như Ngũ bộ chú, Lục tự đại minh thần chú, chú Chuẩn Đề, chú Tỳ lô, chú Đại Bi…Trong suốt lịch sử Thiền Tông Việt Nam, đặc biệt vào khoảng thế kỉ 11, Phật giáo Việt Nam xuất hiện rất nhiều những dị nhân, mà sự tu luyện có liên hệ đến các pháp hành trì Đông Mật. Ví dụ huyền thoại từ sư Vạn Hạnh đến Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải v.v… gắn liền với các pháp Tổng trì tam muội, Đại Bi Đà la ni, các phép trị bệnh , các thần thông biến hóa:
- Vạn Hạnh (?- 1025) Chùa Lục Tổ, làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Người Cổ Pháp, họ Nguyễn. Gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã khác thường, gồm thông ba học nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng với Định Huệ thờ Thiền Ông chùa Lục Tổ làm thầy. Ngoài lúc hầu hạ, Sư học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền Ông viên tịch, Sư chuyên tập pháp môn Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm việc riêng mình. Bấy giờ Sư nói ra lời nào thiên hạ đều cho là phù sấm. Hoàng đế Lê Đại Hành hết lòng tôn kính Sư. [2]
- TừĐạo Hạnh (?-1117): Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích … Lộ nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế. Một hôm, rình Đại Điền ra ngoài muốn gây sự đánh, bỗng nghe thấy trên không trung có tiếng thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Muốn sang chùa bên nước Ấn Độ cầu phép lạ để đánh Điên, đường đi qua đất rợ Kim Xỉ (răng vàng) thấy hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày đọc kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần. [3]
- Nguyễn Minh Không (1066-1141): Đạo Hạnh đã hóa, Minh Không trở về chùa cũ cày ruộng. Hơn hai mươi năm, ẩn hơi kín tiếng. Khi đó Lý Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn gầm rú đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu bó tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng:
“Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa khỏi bệnh nhà vua tất phải tìm được Nguyễn Minh Không).
…Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói:
“Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”
Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc lớn đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vẩy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết. Vu bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ để thưởng công [3]
- Dương Không Lộ (?- 1119): Thiền sư Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang, huyện Hải Thanh là người họ Dương ở Hải Thanh vậy, mấy đời làm nghề câu cá, bỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Già-la-ni-môn. Trong các năm Chương Thánh, Gia Khánh đời Lý Nhân Tông thường cùng Giác Hải là đạo hữu ở ẩn đất Hà Trạch quên cả thân mình, ngoài không đi đến đâu, trong thì tu thiền định. Thấy tâm thần tai mắt nhẹ nhàng sáng sủa, có thể bay lên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải nể phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùng quái đản, người ta không sao lường biết được [3]
- Nguyễn Giác Hải: Thiền sư Giác Hải họ Nguyễn, người Hải Thanh, ở tại chùa Diên Phúc quận nhà. Thưở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền con làm nhà, lênh đênh trên mặt nước. Năm hai mươi lăm tuổi bỏ nghề ấy, cắt tóc đi tu, lúc đầu cùng thiền sư Không Lộ thờ một thầy ở chùa Hà Trạch. Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng Thông Huyền chân nhân được triệu vào ngồi hầu trong chùa Lương Thạch ở Liên Mộng. Bỗng có đôi tắc kè gọi nhau, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo: “Hãy còn một con xin để nhường nhà sư”. Sư đọc thần chú,trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt.[3]
Về Sự đồng hành giữa Thiền và Mật trong Đạo Phật Việt Nam
Rõ ràng là có sự đồng hành giữa Thiền và Mật trong Đạo Phật Việt Nam. Ghi chép về các vị Thiền sư Việt Nam trong Thiền Uyển Tập Anh cho thấy rất nhiều Thiền sư cũng hành trì Mật giáo. Tuy nhiên phải hiểu chính xác là "đồng hành" chứ không có "phối hợp" hoặc "hỗ trợ". Thiền Tông không có hổ trợ cho Mật Tông trong sự tu chứng hoặc ngược lại. Pháp thực hành Mật Tông cần sức định và quán của thiền nguyên thủy chứ không cần đến những thủ thuật của Thiền Tông (vốn không quan tâm đến năng lực định và quán). Tại sao Mật Tông chưa bao giờ là một tông phái độc lập trong Phật giáo Việt Nam? Ta có thể hiểu sự kiện này vì Mật Tông Việt Nam trong quá khứ là một mảng không hoàn chỉnh của Đông Mật. Ngay bản thân Đông Mật tại Trung Quốc hình như cũng chưa có những Mật điển tối thượng thừa để người thực hành đạt được giải thoát với quả vị tối thượng.
VI. Nội dung của Mật Tông Việt Nam
Trong quá khứ, ngoài những huyền thoại, lịch sử Phật giáo Việt Nam không còn lưu lại những kinh điển gì của Mật Tông. Bàn về kinh điển Mật giáo là bàn về những tài liệu xuất hiện gần đây nhất.
Kinh điển Mật Tông ở Việt Nam
Năm 1928 cụ Khánh Hòa có thỉnh ba tạng kinh của Trung Hoa, Nhật Bản đem về VN. Cho đến năm 1970, chưa có ai dịch phần Mật Giáo trong Đại Tạng, hoặc có dịch cũng rải rác không đáng kể. Hiện giờ kinh sách mật tông được Việt dịch nhiều hơn [4]. Thày Thiền Tâm dịch Đại Bi kinh, Tôn thắng Phật đảnh kinh. Thày Thích Đồng Hạnh dịch Pháp yếu căn bản của Mật Tông, Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni. Cư sĩ Phi Bằng dịch Thánh cứu độ Phật mẫu tu trì pháp. Cư sĩ Hồng Đức dịch Đa rị tâm kinh, Đại phật đảnh như lai phóng quang tát đát đa bát đát ra đà la ni kinh…Thày Quảng Trí và cư sĩ Huyền Thanh là nhóm đang tích cực dịch và hiện đã hoàn tất một khối lượng đáng kể về Mật kinh, có thể tham khảo các kinh này tại trang BỒ ĐỀ TÂM.ORG
Kinh sách Đông Mật xuất nguồn từ Trung Quốc thì rời rạc không hệ thống, lại không có chú thích cần thiết, không có cao tăng luận giải và hướng dẫn, cho nên ngoài việc giúp hành giả tự tu tự chứng một số thần thông, chắc chắn không thể định hướng cho một pháp giải thoát hoàn thiện.
Từ thời đổi mới, khi thông tin được giao lưu nhiều hơn, một số sách Mật Tông được xuất bản tuy không chính thức. Lúc này là giai đoạn xuất hiện những tư liệu về Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật). Trần Ngọc Anh đã dịch Cơ sở mật giáo Tây Tạng của Govinda. Ni sư Trí Hải dịch Giải Thoát trong lòng bàn tay của Pabongka Rinpoche, Tạng thư sống chết. Lục Thạch dịch Kalachakra của Glenh Mullin và nhiều tài liệu khác. Khi việc xuất bản chính thức được tự do hơn, nhóm Thiện Trí thức đã có công chuyển dịch rất nhiều tài liệu Mật Tông Tây Tạng từ Anh sang Việt.
Như vậy cho đến hết thế kỉ 20, Mật Tông Việt Nam vẫn chưa đủ duyên để lập phái, chưa có Tổ hay hệ truyền thừa. Đa số người thực hành mật Tông tại Việt Nam chỉ tin vào tính linh thiêng thần bí của các bộ kinh nhỏ rải rác, rồi sử dụng ấn chú linh phù để mong thành tựu một thần thông nào đó. Làm sao để phân biệt thật giả trong số kinh sách này. Đối với Phật giáo công truyền, chúng ta còn chưa chắc rằng một cuốn kinh dạng phổ biến nhất lại không là do người đời sau viết ra. Với Mật tạng vấn đề còn phức tạp hơn nữa. Người Trung quốc vốn có truyền thống không chia sẻ những vốn quí thuộc về gia đình, dòng tộc, hay quốc gia. Kinh điển Phật giáo đặc biệt là Kinh Mật vốn được coi là quốc bảo của triều đình phong kiến Trung Quốc, làm sao biết được không có sự cắt xén, và cố tình sửa đổi để bảo mật. Ví dụ: Chú Uế tích Kim cương nguyên thủy có 46 chữ, nhưng vua nhà Đường cho cắt bớt đi 3 chữ với một lý do để chú bớt linh khi phổ biến trong nhân dân. Vậy khi đưa Mật tạng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc có thể nào những đàn pháp, ấn chú, linh phù đã không bị sửa đổi! Nội dung một cuốn kinh Mật giáo Trung quốc chỉ là tập hợp những câu thần chú, nguyên thủy được viết bằng tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), khi đến Trung Quốc nó được dịch ra Hán Văn. Quan sát những bản Hán văn được dịch thành âm Hán Việt, ta thấy các câu Thần chú có nhiều sai lạc.
- Thứ nhất cách phát âm của người Trung Quốc bẩm sinh không chuẩn (ví dụ chữ Rờ bị đọc là Lờ) nên họ phiên dịch thần chú cũng không chuẩn. Tất cả chữ R phải đánh lưỡi đều bị phiên âm thành chữ L. Ví dụ: OM ROM phiên âm là Úm Lam. BRUM phiên âm thành Bộ Lâm hoặc Bột Lỗ Úng
- Thứ hai, việc phát âm sai đưa đến bản dịch của thần chú có số âm tiết không giống số âm tiết của câu chú trong bản tiếng Phạn. Ví dụ lấy một thần chú ngẫu nhiên trong Tú Diệu Mẫu Đà La Ni:
…Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã (NAMO RATNATRAYÀYA)
Nẵng mô một đà dã (NAMO BUDDHÀYA)
Nẵng mô phộc nhật-la đà la dã (NAMO VAJRA DHÀRÀYA)
Nẵng mô bát nại-ma đà la dã (NAMO PADMA DHÀRÀYA)
Nẵng mô tát phộc cật-la ha nản_ Tát phộc thương bà lị bố la ca nản
(NAMO SARVA GRAHÀNÏAMÏ _ SARVA A’SAMÏ PARIPÙRAKANÏÀMÏ)…
Trích từ: Phật thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni kinh, Huyền Thanh dịch [5]
So sánh âm tiếng Hán Việt và âm tiếng Phạn Latin hóa, ta thấy sự sai biệt khó chấp nhận được. Là người dịch rất nhiều kinh Mật Tông tiếng Hán sang tiếng Việt, Cư sĩ Huyền Thanh cũng nhận thấy có nhiều sai lạc về âm và âm tiết của những câu thần chú. Nên anh đã bỏ nhiều công sức để hiệu chỉnh các âm thần chú cho gần đúng với âm của Phạn ngữ đã Latin hóa. Do đó những kinh Mật Tông tiếng Việt của dịch giả Huyền Thanh đôi khi có chú thích: “Huyền Thanh phục hồi Phạn ngữ” là ám chỉ công việc đó.
Tổng kết sưu tầm tài liệu Mật Tông ở Việt Nam tới nay cho thấy chỉ có những kinh điển Đông Mật dịch từ Hán Tạng sang Việt. Tất cả các kinh này đều thuộc đẳng cấp Krya và Carya (Sự Mật Tông và Hạnh Mật Tông). Nghĩa là hai loại Mật Tông được xếp là ngoại vi (outer), thấp hơn so với Anuttarayoga Tantra (Tối thượng Du già Mật Tông) là loại được xếp vào lọai nội vi (inner). Tuy nhiên thời gian gần đây trang Bồ Đề tâm.Org có đưa lên mạng những tài liệu Đông Mật dịch từ Hán sang Việt ghi là thuộc Du già Mật Tông. Ngoài ra còn có một kinh ghi là thuộc về Tối thượng Du già Mật Tông. Vậy có chăng:
Tối thượng Du già Mật Tông (Anuttarayoga tantra) ở Việt Nam?
Sách Lĩnh Nam Chích Quái, cũng như sau này ở Thiền Uyển Tập Anh đều kể một câu chuyện về tái sinh có định hướng: Từ Đạo Hạnh đã chủ ý chết rồi hóa sinh làm con của Sùng Hiền Hầu để tạ ơn. Đây có phải là một pháp Phowa, chủ ý chuyển di thần thức để nhập thai? Liệu trong quá khứ Việt nam có giáo lý về các loại Mật Tông trình độ cao hay không, đó cũng là một câu hỏi cần xác định. Giả thuyết cho là Thiền sư Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi đã đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Việt Nam ( thế kỉ thứ 6) thì phải biết rằng lúc đó Mật Tông Phật giáo chỉ mới tượng hình. Mãi đến thế kỉ thứ 7, Ngài Long Thọ (Nagarjuna) được coi như tổ của Mật Tông, lúc đó mới xuất hiện. Cho nên ở thế kỉ thứ 11 Từ Đạo Hạnh, nếu biết Phowa, thì chắc hẳn đã tiếp nhận bí pháp này từ một nguồn khác nữa! Tuy nhiên ngoài huyền thoại, hậu thế chúng ta không biết gì hơn.Đối với Mật Tông Trung Quốc (Đông Mật) trong một thời gian dài phát triển có thể đã nhận được phần kinh điển của Tối thượng Du già. Nhưng tâm lý của người đời trước rất tôn trọng tính “bí mật” này của Mật kinh nên chuyện lưu giữ và truyền bá giáo pháp đương nhiên là tuyệt mật. Vì thế, dù có giáo pháp của Mật Tông tối thượng, thì Trung Quốc cũng không bao giờ để nó được truyền về các nước khác, đặc biệt các nước được gọi là chư hầu!
Nghi ngờ về tính chính xác của kinh điển Đông Mật tại Việt Nam.
Khi Kinh điển Mật Tông, được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc, người nghiên cứu về Phật học thấy ngay rằng có rất nhiều kinh dường như chẳng có dính dáng gì đến cứu cánh giải thoát của Đạo Phật cả. Có thần chú chỉ nhắm vào tài lộc, phúc thọ, những giá trị ảo tưởng của thế gian, như cầu quan được quan, cầu tài được tài, cầu thọ được thọ v.v…!
Chính những nội dung (đã bị thay đổi) như vậy khiến nhiều người đã hiểu sai con đường rất trí huệ của Mật Tông dựa trên triết lý Tánh Không và Bát Nhã. Trong thời gian tới đây có thể có những học giả sẽ cho ta biết chính xác về những loại kinh điển này.
Sự truyền thừa
Về mặt công khai tại Việt Nam cho đến nay vẫn không xác định được có hay không hệ truyền thừa chính thức của Mật tông từ quá khứ. Có người cho là thầy Thích Viên Thành (mất 2002) là tổ thứ 11 của Mật tông Việt Nam? Nhưng không rõ phả hệ.

VII. Mật Tông ở Việt Nam trong thế kỉ 20
Theo lệ thường, các chùa VN vào lúc 4 giờ sáng, cũng có trì tụng khóa bản của Mật Giáo như Đại Bi và Thập Chú, và trong các thời kinh sáng, trưa, tối, các sư ở VN đều có trì tụng kinh Đại Bi, để khởi đầu các thời kinh. Chú Đại Bi được rút ra trong Thiên Thủ Thiên Nhản Đại Bi Tâm Đà La Ni, là một bản kinh chú lớn của Mật Giáo, đả được mọi tín đồ Phật Tử tại VN biết đến và trì tụng. Dù thế, khi được hỏi về tông phái Mật Giáo, các Phật tử gần như không biết đến mặc dù bản than vẫn trì tụng mật chú mỗi ngày!Từ thế kỉ hai mươi, đã có một số tu sĩ Phật giáo Việt Nam tu và dạy mật Tông.
Trước năm 1975, thày Thích Viên Đức có dịch một số kinh sách Mật Tông như Hiển Mật viên thông, Đại thừa trang nghiêm bảo vương, Chuẩn Đề Đà la ni hội thích, Mạt pháp nhất tự Đà la ni. Tất cả gom lại xuất bản thành một Bộ Mật Tông, với lời giới thiệu rất uyên bác của giáo sư Ngô Trọng Anh, được xuất bản tại Sài gòn. Thày Thích Viên Đức còn dịch các quyển khác như: Quán thế âm thập nhất diện thần chú, Tạp tập Đà la ni, Tô tất địa. Tuy nhiên nội dung các sách chỉ là tập hợp những thần chú, ấn khế linh phù. Ngoài ra, sách không giúp người đọc hình dung được về bất cứ triết lý hay hệ thống tu tập nào cả. Với nội dung như vậy, có lẽ Mật Tông Việt Nam chỉ là Krya tantra, tức phần thực hành đơn giản và thấp nhất của Kim cương thừa Ấn Độ hay Tây Tạng.

Hòa thượng Nhẫn Tế


Có thế danh là Nguyễn văn Tạo (Nguyễn tấn Tạo) sinh năm Kỷ Sửu (1889) tại làng An Thạnh (tức Búng), Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương.) Nguyên là một viên chức trong ngành y tế, chán cảnh đua tranh danh lợi và nung nấu ý nguyện cầu Đạo giải thoát, ngài đã xin thôi việc và chú tâm vào việc tu hành. Ngài xuất gia với Hòa Thượng trụ trì chùa Sắc tứ Thiên Tôn tự tại Búng (Bình Dương), được đặt Pháp hiệu là Nhẫn Tế. Sau này ngài cầu Pháp với Hòa Thượng Thích Huệ Đăng ở núi Thiên Thai (Bà Rịa) và được nhận Pháp hiệu là Minh Tịnh. Sau đó cảm thấy không thỏa mãn thầy lại tìm học tại Ấn Độ (1935), sau đó theo đoàn Lạt Ma tây Tạng đang chiêm bái thánh tích tâi Ấn Độ để đi Tây Tạng . Đến Lhasa tháng 6 năm 1936. ngài được Đại Thượng Tọa Lama Nhiếp Chính (có thể là Đạt Lai Lat ma thứ 13) ban Pháp danh là Thubten Osall Lama. Thày về đến Việt nam ngày 20 tháng 6 năm 1937. Hòa Thượng Nhẫn Tế là người Việt Nam đầu tiên đi tới Tây Tạng trong bối cảnh đất nước này còn chính sách hạn chế sự hiện diện của những con người và văn minh ngoại quốc trên xứ sở của họ.

Chùa Tây Tạng Bình Dương : Vào khoảng 1928-1930, các ông Cao Minh, Huyện Trường cùng một số các vị có đaọ tâm đã vận động để xây một ngôi chùa đặt tên là Bửu Hương tự. Đến năm 1937 chùa mời được hòa thượng Minh Tịnh lúc đó vừa đi Tây Tạng về làm trù trì, Thày Minh Tịnh đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Kế thừa hiện nay là thày Tịch Chiếu. Chùa được xây cất vào khoảng năm 1930 trên đường Thích Quảng Đức thị xã Thủ dầu Một. Kiến trúc và bố trí theo kiểu chùa Tây Tạng. Không chắc là từ thời Minh Tịnh đã có chính thức truyền dạy Mật Tông. Vì rằng thời gian lưu trú của thày Minh Tịnh ở Lhasa quá ngắn, mà thời gian tu học của một Lạt ma hay của bất cứ một dòng phái Mật Tông nào thì cũng quá dài. Không biết thày Minh Tịnh tức Thubten Osall Lama đã học với dòng phái nào ở Tây Tạng, và pháp Mật Tông này có được truyền lại hay không ? Có người cho rằng sự truyền thừa này vẫn tiếp diễn nhưng lại ở bên ngoài chùa Tây Tạng của thày Tịch Chiếu và thế hệ thứ ba? Thày Minh Tịnh đương thời có 03 đệ tử: Tịch Chiếu, Không Chiếu và Thường Chiếu. Thày Tịch Chiếu tiếp tục tu tại cùa Tây Tạng. Thầy Thường Chiếu lấy đạo danh là Như Như Thích Thường Chiếu đạo nhân, tu tại một chùa nhỏ ở Gò Vấp. Thầy gầy gò ăn mặc xuyềnh xoàng, người trong xóm chỉ quen gọi là bác sáu thợ may. Năm 1998 tôi có gặp, trông thày đã yếu lắm, nhưng cũng cố gắng đứng để đánh một hồi trống rất dài trong khi chúng tôi đứng chắp tay ngay đấy im lặng để lắng nghe. Một bà trong chùa nói rằng thầy ít tiếp khách và chỉ đánh trống khi …cảm thấy “vui”. Thày mất sau đó khoảng hai tháng. Thày Thường Chiếu cũng chỉ nói về Thiền tông khi đàm đạo, không thấy nhắc gì đến mật Tông!
Ngoài chùa Tây tạng Bình Dương có thể thuộc về hệ Tây Mật (?) vì Hòa Thượng có qua Tây tạng một thời gian ngắn, còn lại tất cả những khu vực khác của Mật Tông Việt Nam đều là Đông Mật tức Mật Tông hành trì qua sách vở kinh điển truyền đến từ Trung Hoa.

Sa môn Thích Quảng Trí


Thầy Thích Quảng Trí tên thật là Phạm Thuyên sinh năm 1948 tại Quảng Nam. Thày ưa thích và tìm hiểu Mật giáo từ nhỏ. Năm 1960 Thầy xuất gia với bổn sư hòa thượng Thích Minh Thể và được đặt pháp danh là Quảng Trí. Năm 1964, Đức bổn sư viên tịch nên thày đến Phật học viện Long Tuyền và cầu xin hòa thượng Thích Chơn Phát làm y chỉ sư. Trong giai đoạn này vì kinh điển thiếu thốn nên việc tìm học nghiên cứu rất khó khăn. Năm 1970 thầy vào Sài Gòn tiếp tục tu tập và cùng thày Thích Viên Đức tham cứu, phiên dịch và lưu hành kinh Điển Mật giáo dưới dạng đánh máy. Năm 1981 gia đình cư sĩ Liên Hoa phát tâm ấn tống một số kinh điển do thầy dịch. Năm 2000 thầy hướng dẫn cư sĩ Huyền Thanh sưu tập và biên dịch các kinh điễn Mật giáo và cho lưu hành các tập “Mật Tạng Phật giáo”. Đến 2005 ở Việt Nam đã lưu hành được 6 tập dưới dạng photocopy. Trong thời gian này hai tập “Mật Tạng Phật giáo Việt Nam” đã được ấn tống và đang lưu hành trên nước Mỹ. Sự cần mẫn và kiên trì của Thày Quảng Trí khi cống hiến cho công trình chuyển ngữ bộ Mật Tạng là một công đức lớn lao cho nền Phật học Việt Nam. Cuộc sống và công việc âm thầm của Thày chính là Mật Hạnh trong truyền thống Mật Tông.

Tỳ kheo Thich Viên Đức


Hiện chưa có tư liệu về nhân thân. Thày Thích Viên Đức được Hòa Thượng Vạn Ân và Từ Thạnh ở Phú Yên trao truyền Ấn Khế Bí Mật, là người dạy và phổ biến Mật Tông (Đông Mật) tại Việt Nam từ cuối thế kỉ trước. Thày cũng dịch rất nhiều bản kinh Mật Tông từ Hán sang Việt, trong đó có Bộ Mật Tông gồm nhiều bộ kinh Mật rất phổ biến và quan trọng. Rất tiếc vì sự nghiệp thày quá ngắn ngủi!
Hòa Thượng Thích Phổ Ứng tại Linh Quang Tịnh xá, đường Nguyễn Khoái, Khánh Hội, có công khai chữa bệnh tà ma, cho nên cũng có thể hiểu ông là người hành trì Mật Tông. Hòa Thượng Thiền tâm cũng được biết có hành trì Mật Tông và đã dịch vài kinh về mật giáo.
VIII. Mật Tông Việt Nam hiện tại

Trong nước
1. Hòa Thượng Thích Viên Thành và dòng truyền thừa Drukpa
Dòng truyền thừa Drukpa đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 do cố Thượng Tọa Thích Viên Thành, viện chủ chùa Hương và chùa Thày. Theo lời mời riêng của Ngài John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), thày đã viếng thăm Bhutan với mục đích đề cao giáo pháp dòng Drukpa và mong đem sự thực hành này để phát triển tâm linh cho tăng ni phật tử trong nước.
Tháng 09 năm 2006: Các cao tăng của dòng Drukpa đã đến hà Nội để làm các pháp quán đảnh Đức văn Thù, A Di Đà, Dược Sư và Quán Thế Âm.
Tháng 12, ngày 7, 8, 9 năm 2007: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII cùng các vị Nhiếp chính và cao tăng đã sang Việt Nam để làm lễ quán đảnh cầu quốc thái dân an cho Việt Nam. Nhân dịp, cũng là kỉ niệm 800 năm dòng truyền thừa Drukpa và 15 năm Drukpa có mặt tại Việt Nam. Đoàn đã đến Hà Nội ( Chùa Quang Ân, chùa Vạn Niên) Hà Tây (Chùa Hương) và Vĩnh Phúc (Chùa Hà Tiên). Xem thông tin về lễ quán đảnh tại Link này

Dòng truyền thừa Phật Giáo Drukpa khởi nguồn từ Đức Phật Vajradhara (Kim Cương Trì), truyền không gián đoạn xuống các bậc Đạo sư giác ngộ Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechunpa, Phagmo Drukpa và Lingchen Repa. Ngài Lingchen Repa là thầy của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I, và là thày của Tsangpa Gyare - hiện thân của Đại Bồ Tát Quán Thế Âm, hoá thân chuyển thế của Đức Vua Songsten Gampo - vị hoàng đế theo đạo Phật đầu tiên của Tây Tạng.

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa hiện nay là hoá thân chuyển thế từ đời thứ XII người đứng đầu đồng thời nắm giữ dòng truyền thừa Drukpa ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác.
Mật Tông đang phát triển. Cũng trong những ngày tháng hiện tại tốt đẹp cho sự phát triển này, sẽ thiếu sót nếu không nói về công trình chuyển đổi từ chữ Siddham của Kinh điển Mật Tông sang dạng chữ Phạn Latin hóa.
Tống Phước Khải và Dương Đức Thịnh đã cùng nhau hoàn thành phần mềm bộ gõ Siddhamkey 2.0 [6] để có thể chuyển những văn bản cổ chữ Siddham sang văn bản chữ Phạn được Latin hóa. Hiện giờ, với phần mềm này, các câu thần chú viết bằng chữ Siddham đã có thể chuyển sang chữ Latin nhanh chóng. Sự phát âm do đó chính xác hơn nhiều so với thần chú âm Hán Việt trước đây. Phục hồi Phạn chú bây giờ chỉ còn là những cái click chuột đơn giản. Tống Phước Khải sinh năm 1974, chuyên viên tin học độc lập, từng là tác giả của bộ gõ font chữ Hán Nôm (Hanokey 2.0). Dương Đức Thịnh và Tống Phước Khải cũng vừa hoàn thành một bia đá lớn khắc thần chú Thủ Lăng Nghiêm bằng chữ Siddham tại chùa Viên Thông Tp Hồ Chí Minh.

Tại hải ngoại:
Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam đã ra hải ngoại và đã có nhiều cơ hội gặp gở và được quán đảnh bởi nhiều vị Sư Mật Giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan …nên đã có sự tiến bộ đáng kể. Ngoài ra đã có nhiều cơ hội tiếp xúc kinh điển, sách vở về sự tướng lẩn giáo tướng. Nhiều trung tâm Mật Giáo Việt Nam được xây dựng và hoằng hóa Mật Giáo cho người Việt tại hải ngoại, nhờ thế giới tu học Mật Tông Việt Nam tại hải ngoại có nhiều lợi duyên để tu học dể dàng hơn.
Khoảng thập niên 90, tại Mỹ, có
- Hội Ái Hữu Mật Giáo, đoàn Mật Giáo Virgina – 3628 Annadale rd - Annadale VA 22003.
- Mật Giáo Colorado – 917S . Ventura St – Aurora , CO 80017, do cư sĩ Triệu Phước, pháp danh Bửu Sơn, pháp hiệu Đức Quý thành lập. Hội nầy ấn hành các bản kinh như : Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển trung, Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển thượng, Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn đề Đà La Ni Hội Thích, Tập San Mật Giáo ...
- VietNalanda ( Vietnalada.org) trước đây là Viet_Vajra foundation
Trụ sở Maryland. Gồm hai bộ phận: Viet Lotsawa Institute và Viet Tibet house.

Thày Thích Trí Siêu

Thầy Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.
Tuy xuất thân từ Ðại Thừa, nhưng thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Zen, Kim Cang Thừa Tây Tạng. Thầy đã có những cuốn sách viết rất am hiểu về Mật Tông Tây Tạng, ví dụ cuốn Đại Thủ ấn (Maha mudra).

Sư Tuệ Năng (Lobsang Tenzin)
Thế danh là Lê Bá Hy, sanh năm 1933, tại Hương Thủy, Thừa Thiên. Thọ giới tỳ kheo dòng Gelug Mật Tông Tây Tạng với pháp danh Lobsang Tenzin . Được sư phụ Lobsang Nyima Rinpoche cho về Bắc Ấn nhập thất tự tu. Một thời gian sau sư về Bồ Đề đạo tràng nhập thất ở Việt Nam Phật Quốc. Tại đây sư gặp viện trưởng một tu viện Miến Điện và lại có duyên được giới thiệu về Yangon gặp Hòa thượng thiền sư Mahashi để học hỏi thêm và thọ đại giới lần hai cùng Đạo Phật Nguyên Thủy với pháp danh Ukumara.

PHAM Donald (Kusho Konchog Osel )

Donald Phạm, con một nha sĩ người Việt, sống cùng gia đình tại Laguna Niguel, quân Cam, California. Xuất gia từ năm 16 tuổi, và theo học trình Geshe tại một tu viện của Mật Tông phái Gelug, tức phái của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện giờ. Học trình Geshe là tiến sĩ Phật học của mật Tông Tây Tạng, rất gian khó và kéo dài khoảng 20 năm. Cùng với sự kiện nhiều người Việt nam tu học Mật giáo Tây Tạng, kỳ duyên đưa cậu bé Việt nam đến với dòng Gelug của Đức Đạt lai Lạt Ma, lúc tuổi còn rất trẻ, làm cho chúng ta có thể nghĩ đến một phong trào Mật Tông đang lớn lên tại cộng đồng Phật tử hải ngoại.

Tóm lược:

Từ một Mật Tông “bên ngoài” tức cấp độ thấp, trong suốt một quá trình dài phát triển, bị kềm chế vì nhiều yếu tố khách quan, chúng ta đang tiến tới một Mật Tông với giáo pháp toàn diện và hoàn chỉnh, nhờ tiếp xúc với Mật Tông thế giới, đặc biệt như Mật Tông Tây Tạng và Mật Tông Bhutan. Những bản kinh Mật Tông xưa cổ với chữ Siddham giờ đây có thể xuất hiện trên Internet nhờ cố gắng của nhiều chuyên gia tin học. Riêng ở Việt Nam bộ gõ Siddham 2.0 sẽ giúp những Thần chú không còn bị phiên âm sai lạc nữa. Nhiều năm qua có nhiều người Việt ở hải ngoại đã thọ lễ quán đảnh và chính thức tu tập với các dòng phái Mật Tông Tây Tạng. Hiện nay dòng truyền thừa Drukpa đã chính thức đến Việt Nam. Sách vở Mật Tông đủ loại không còn hiếm hoi như trước đây nữa. Cả Đông Mật lẫn Tây Mật sẽ cùng phát triển trong tương lại gần. Dù là một pháp tối thượng thừa rất khó học khó tu do lệ thuộc nhiều điều kiện khắt khe, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn có rất nhiều người yêu thích Mật Tông. Có lẽ cơ hội và thời điểm đã đến cho những ai có duyên với pháp môn này.

Phạm Doãn ©️, tháng bảy 2008
Kinh sách Mật Tông ở Việt Nam

Khác rất xa với thời gian khoảng mười năm trước đây, tài liệu về kinh sách Phật giáo nói chung và Mật giáo nói riêng đã gia tăng số lượng và chất lượng một cách bùng nổ. Riêng về Mật Giáo, kinh sách đã không còn là những tư liệu bí mật riêng của từng người hay từng nhóm. Hiện nay rất nhiều tư liệu về Đông Mật và Tây Mật đã xuất hiện và được dịch ra tiếng Việt bởi rất nhiều vị xuất gia và cư sĩ. Trang dưới đây chỉ là thông tin có tính tượng trưng.

Một số tài liệu Mật Tông Tây Tạng đã được Việt dịch
1 Nhà Xuất bản Thiện trí thức
Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gửi cho Vua Gautamiputra, Peter Della Santina
Chánh Pháp Nhãn Tạng, Thiền sư Đạo Nguyên - Nguyễn An Cư Việt dịch (sách)
Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Việt dịch: Liên Hoa
Con Đường Kim Cang Thừa Về Sự Tịnh Hoá, Lama Thubten Yeshe, Việt dịch Kiến Không
Con Đường Căn Bản Đến Giác Ngộ, Chošgyam Trungpa - Việt dịch: Trùng Hưng
Chú Giải Về P’howa, Chagdud Khadro, Dịch giả: Cư sĩ Nguyên Giác
Cuộc Đời của Milarepa, Lobsang P. Lhalungpa, Thiện Tri Thức
Cuộc Đời Siêu Việt của 16 Tổ Karmapa Tây Tạng, Karma Thinley -Việt dịch: Nguyễn An Cư
Đại Ấn Thiền Xoá Tan Bóng Tối của Vô Minh, Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje
Đại Toàn Thiện Tự Nhiên, Nyoshul Khenpo Rinpoche - Nguyễn An Cư Việt dịch
Đánh Thức Trí Thông Minh, J. Krishnamurti - Nguyễn An Cư dịch (sách)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Chúa Jesus, Vĩnh An dịch (sách)
Delog Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết, Delog Dawa Drolma - Liên Hoa Việt dịch
Giáo Huấn Dakini, Do Yeshe Tsogyal ghi lại
Yoga Giấc Mộng và Sự Thức Hành Về Ánh Sáng Tự Nhiên, Namkhai Norbu - Michael Katz biên tập, Thiện Tri Thức
Kho Tàng Tâm của các Bậc Giác Ngộ, Bản dịch Việt: An Phong và Đương Đạo
Mật Thừa Tây Tạng, Tsongkapa, Đức Dalai Lama và Jeffrey Hopkins
Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối, Dalai Lama giảng giải, Việt dịch: Đoàn Phụng Mệnh
Một Kho Tàng Các Giáo Huấn Siêu Việt, Orgyen Kusum Lingpa - Việt dịch: Liên Hoa
Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày, Đương Đạo
Năng Lực Chữa Lành Của Tâm, Tulku Thondup - Việt dịch: Tuệ Pháp
Nghệ Thuật Để Sống Trọn Vẹn Ý Nghĩa Cuộc Đời, Akong Tulku Rinpoche - Việt dịch: Nguyễn An Cư
Những Chữ Vàng, Garab Dorje, Thiện Tri Thức
Những Giáo Huấn của Gampopa, Lama Yeshe Gyamtso -Thiện Tri Thức
Những Khai Thị từ Đức Liên Hoa Sanh về Con Đường Đại Toàn Thiện, Việt dịch: An Phong
Những Yoga Tây Tạng Vể Giấc Mộng và Giấc Ngủ, Wangyal Rinpoche Tenzin - Việt dịch: Đương Đạo
Phật Tâm, Tulku Thondup Rinpoche- Việt dịch: Đương Đạo
Sáu Yoga của Naropa, Nguyễn An Cư và Trùng Hưng Việt dịch (sách)
Sông Lửa Sông Nước, Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản, An Cư Việt dịch
Sống TrongTham Thiền, Namkhai Norbu - Trùng Hưng & An Phong Việt dịch (sách)
Tánh Giác Lộ Toàn Thân, Karma Chagmé
Thiền Tập, Cư Sĩ Nguyên Giác
Thực Tại Thiền, Đương Đạo
Tu Hành Tâm Linh Liên Hệ Với Trung Ấm, Nguyễn An Cư Việt dịch
Tử Thư Tây Tạng của Guru Rinpoche theo Karma Lingpa - Việt dịch: Kiến Không
Trí Huệ và Đại Bi, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Việt dịch: Thiện Tri Thức
Viên Ngọc Như Ý, Sự Thực Hành Guru Yoga, Dilgo Khyentsen Rinpoche - Liên Hoa Việt dịch
Vài Chú Giải Về Thiền Ðốn Ngộ, Nguyên Giác
Uống Dòng Suối Núi, Những Bài Ca của vị Thánh được Mến Yêu của Tây Tạng, Milarepa - Tha Nhân dịch

2. Cư sĩ Trần Ngọc Anh pháp danh Như pháp quân
- CƠ SỞ MẬT GIÁO TÂY TẠNG (Foundations of Tibetan mysticism của Lama Anagarika Govinda)
- NGHIÊN CỨU KINH ĐẠI NHẬT của R.Tajima .
- KINH ĐẠI NHẬT THÍCH NGHĨA của Nhất hành Thiền Sư thuật ký .
- Và nhiều sách khác còn được gìn giử trong gia đình người thân của Ông ...
3. Ni sư Trí hải

- Giải thoát trong lòng bàn tay (Pabongka Rinpoche, Trí Hải dịch 1995)
- Tạng thư sống chết (Sogyal Rinpoche)
- Phật Giáo Truyền Thống Tây Tạng (Geshe Kelsang Gyatso)
- Tương quan giữa Thiền và Mật

4. Cư sĩ Lục Thạch
- GIƠI THIỆU VỀ MẬT TÔNG (trích từ Ocean of indivisble method and wisdom)
- BÁNH XE THỜI GIAN (kalachakra Glenn Mullin)
- HAI KHUÔN MẶT TÂM THỨC
- TÂM GIẢI THOÁT NỘI TẠI
Và nhiều sách khác
5. Nguyên Giác Phan Tấn hải
- Chú giải về Phowa
- Hướng dẫn về pháp môn chuyển di thần thức siêu tịnh độ (Chagdud Khadro)
- Đức Đat lai Lạt Ma: Hỏi và đáp
- Duy trì hay không truyền thống tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng
- Lời dạy tâm yếu về Đại Thủ Ấn (Nguyên Giác dịch)
6. Thích Trí Siêu
- Đại Thủ Ấn (Maha Mudra Chuk Dorje)
7. Minh Thiện Trịnh Chỉnh
-Cây Giác ngộ - phần ba: Kim Cương Thừa (Peter Della Santina, PhD)
7. Thích Hằng Đạt
- Lược thuật về những tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng

Một số tài liệu Đông Mật được Việt dịch

1. Sa môn Thích Quảng Trí


- Phật Nói Tạo Tháp Diên Mạng Công Đức Kinh - Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh dịch Phạn chú (PDF)
- Tô Tất Địa Yết Ra Cúng Dường Pháp - Quyển 1 - Quyển 2 -Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh dịch Phạn chú (PDF)
- Tô Tất Địa Yết Ra Kinh - Quyển Thượng - Quyển Trung - Quyển Hạ --- Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu tập Phạn chú (PDF)
- Mâu Lê Đà La Ni Chú Kinh -Thích Quảng Trí dịch (PDF)
- Phật Nói Xí Thạnh Oai Đức Đà La Ni Kinh --- Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu tập Phạn chú (PDF)
- A Lợi Đa La Đà La Ni A Lỗ Lực Kinh - Thích
Về Đầu Trang Go down
https://tamlinhvahanhphuc.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 147
Join date : 03/09/2009

Giới thiệu Mật Tông Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giới thiệu Mật Tông Việt Nam   Giới thiệu Mật Tông Việt Nam I_icon_minitimeSat Oct 17, 2009 5:04 am


- A Lợi Đa La Đà La Ni A Lỗ Lực Kinh - Thích Quảng Trí dịch (PDF)
- Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh - Thích Quảng Trí dịch (PDF)
- Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni - Thích Quảng Trí dịch (PDF)
- Bí Mật Yếu Thuật Pháp - Thích Quảng Trí dịch (PDF)
- Đại Oai Lực Ô Khu Sa Ma Minh Vương Kinh - Thích Quảng Trí dịch (PDF)
- Kim Cang Thủ Quang Minh Quán Đảnh Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp Phẩm - Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu tập Phạn chú (PDF)
- Ngũ Đại Hư Không Bảo Bộ Bí Mật Thức Kinh -Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu tập Phạn chú (PDF)
- Ngũ Đại Ngưu Vương Vũ Bảo Đà La Ni Nghi Quỹ -Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu t ập Phạn chú (PDF) NEW
- Phật Nói Kinh Đại Như Ý Bảo Châu Luân Ngưu Vương Bảo Hộ Thần Chú -Thích Quảng Trí dịch (PDF) NEW
- Thánh Ca Nễ Phẫn Nộ Kim Cang Đồng Tử Bồ Tát Thành Tựu Nghi Quỹ - Quyển Thượng - Quyển Trung - Quyển Hạ -Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu tập Phạn chú (PDF)

Mật Tạng PGVN (Tập 1) . T. Viên Đức, T.Thiền Tâm, T.Quảng Trí, T. Thông Đức, CS Huyền Thanh, Như Pháp Quân
Mật Tạng PGVN (Tập 2) . T. Viên Đức, T.Thiền Tâm, T.Quảng Trí, T. Thông Đức, CS Huyền Thanh, Như Pháp Quân

Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Tự Tại Vương Chú Kinh. Thích Quảng Trí dịch
Ngũ đại Ngưu Vương Vũ Bão Đà La Nghi Quỹ. Thích Quảng Trí dịch
Quyền hiện kim sắc ca na bà đề Cửu mục thiên pháp. Thích Quảng Trí dịch
Ngũ Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Tốc Tật Đại Thần Nghiệm Bí Mật Thức Kinh. Thích Quảng Trí dịch
Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Tự Tại Vương Chú Kinh. Quyển thượng. Thích Quảng Trí dịch
Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Tự Tại Vương Chú Kinh. Quyển Trung. Thích Quảng Trí dịch
Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Tự Tại Vương Chú Kinh. Quyển hạ. Thích Quảng Trí dịch
A Súc Như Lai Niệm Tụng. Thích Quảng Trí dịch Huyền Thanh sưu tầm Phạn bản
Ngũ Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Tốc Tật Đại Thần Nghiệm Bí Mật Thức Kinh. Thích Quảng Trí dịch
Quyền hiện kim sắc ca na bà đề Cửu mục thiên pháp. Thích Quảng Trí dịch
Mã Minh Bồ Tát Thành Tựu Tất Địa Niệm Tụng -Thích Quảng Trí dịch, Huyền Thanh sưu tập Phạn chú (PDF)

Nhóm dịch thuật của Thày Quảng Trí: họp mặt ngày 10/08/2008

3. Thày Thích Viên Đức

Bộ Mật Tông gồm các kinh Hiển Mật Viên Thông , Kinh Chuẩn Đề Đà La ni , Kinh Đại Thừa Bảo Trang Nghiêm Vương , Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni , Kinh Đại Bảo Quản Bát Lầu Các Thiên Trụ Bí Mật Đà La Ni , Kinh Bảo Nhiếp Ấn Đà La Ni , Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng và một số bản kinh quan trọng khác.

3. Cư sĩ Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài

A Lợi Đa La Đà La Ni... Huyền Thanh dịch
A Súc Như Lai Niệm Tụng. Thích Quảng Trí dịch Huyền Thanh sưu tầm Phạn bản
Bảo tàng thần. Huyền Thanh dịch (mới)
Bảo Tàng Thần Đại Minh Mạn Noa La Nghi Quỹ . (Q thượng , Q. hạ) Huyền Thanh dịch (mới)
Thánh Bảo Tàng Thần Nghi Quỹ. (Q thượng , Q. hạ) Huyền Thanh dịch (mới)
Bạch Cứu độ Phật Mẫu Tán. (PDF)Huyền Thanh dịch
Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương... (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Biểu tượng của cõi Tịnh Thổ Tịnh Lưu Ly. Huyền Thanh dịch
Bất không Quyến Sách Tỳ Lô Giá Na Phật Đại quán đỉnh quang chân ngôn .Huyền Thanh dịch

Chú Ngũ Thủ. Huyền Thanh dịch
Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh. Vọng Chi, Huyền Thanh dịch
Chuẩn Đề Phật Mẫu. Huyền Thanh dịch
Cúng dường 12 trời Đại Uy Đức. (PDF). Huyền Thanh dịch
Du Già Liên Hoa Bộ. Huyền Thanh dịch
Du Già Kim Cương Đỉnh Kinh (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.. Huyền Thanh dịch
Dược Sư Như Lai Quán Hạnh. Huyền Thanh dịch
Dược Sư Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ. Huyền Thanh dịch

Đa La Bồ Tát Hộ Trì (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài
Đại Tỳ Lô Xá Na Thành Phật Thần Biến gia trì kinh (thượng). Huyền Thanh (mới)
Đại Tỳ Lô Xá Na Thành Phật Thần Biến gia trì kinh (hạ). Huyền Thanh (mới)
Đô Bộ Đà La Ni Mục. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Đô Biểu Như Ý Chuyển Luân Ma Ni ... Huyền Thanh dịch
Ha Gia Yết Lợi Bà Tượng Pháp. Huyền Thanh dịch
Ha Gia Yết Lợi Bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Huyền Thanh dịch
Kim Cương Đỉnh Du Già 37 Tôn Tâm Yếu. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Kim Cương Đỉnh Du Già 37 Tôn Xuất Sinh Nghĩa. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Kim Cương Đỉnh Du Gia 18 Hội Chỉ Quy. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Đại Thừa... Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Kim Cương Đỉnh Kinh Đa La Bồ Tát Niệm Tụng Pháp. (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài
Kim Cương Đỉnh Giáng Tam Thế.... Huyền Thanh dịch
Kim Cương Đỉnh Kinh Tỳ Lô Giá Na... (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Kim Cương Đỉnh Du Già Lý Thú Bát Nhã. (PDF)Huyền Thanh dịch
Kim Cương Đỉnh Liên Hoa Bộ Tâm Niệm Tụng Nghi Quỹ.(PDF) Huyền Thanh dịch
Kim Cương Khủng Bố Tập Hội.... Huyền Thanh dịch
Kim Cương Phong Lâu Các Nhất Thiết Du Kỳ Kinh (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Kim cương đỉnh du già thiên thủ thiên nhãn. (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài
Kinh Bồ Đề Trường Trang Nghiêm Đà La Ni. (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài (mới)
Kinh Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật. (PDF)Huyền Thanh dịch
Kinh Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Ma Gia. (PDF)Huyền Thanh dịch
Kinh Thật Tướng Ban Nhược Ba La Mật. (PDF)Huyền Thanh dịch
Kinh Đại Thánh Hàn Lâm Nan Noa Đà La Ni (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài (mới)
Kinh Lễ Tán 21 Loại Cứu Độ Phật Mẫu. (PDF)Huyền Thanh dịch
Kinh tán dương 108 danh của Đức đa la tôn bồ tát. (PDF)Huyền Thanh dịch
Kinh Trang Nghiêm Vương Đà La Ni Chú. Huyền Thanh dịch (mới)
Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Tiêu Chướng .(PDF) Huyền Thanh dịch (mới)
Kinh Tâm Từ. Huyền Thanh dịch
Kinh Nhất Thiết Như Lai Danh Hiệu Đà La Ni. Huyền Thanh dịch
Kinh Vô Năng Thắng Đại Minh Vương Đà La Ni. Huyền Thanh dịch
Kinh Vô Năng Thắng Đại Minh Tâm Đà La Ni. Huyền Thanh dịch
Kinh Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Huyền Thanh dịch
Kinh Thánh Mẫu Phật Tiểu Tự Bát Nhã. Huyền Thanh dịch
Kinh Quán Tưởng Phật Mẫu Bát Nhã. Huyền Thanh dịch
Kinh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa. Huyền Thanh dịch

Lược Thuật Kim Cương Đỉnh Du Già. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Mã Đầu Quan Âm Đà Ra Ni Huyền Thanh dịch
Mật Tạng PGVN (Tập 1) . T. Viên Đức, T.Thiền Tâm, T.Quảng Trí, T. Thông Đức, CS Huyền Thanh, Như Pháp Quân
Mật Tạng PGVN (Tập 2) . T. Viên Đức, T.Thiền Tâm, T.Quảng Trí, T. Thông Đức, CS Huyền Thanh, Như Pháp Quân
Mười sáu Tôn Đời Hiền Kiếp (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Mười Tám Khế Ấn. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Nghi Quỹ Pháp Tạo Thứ Tự của Thiên Thủ Quán Âm.. (PDF). Huyền Thanh dịch
Nghi Quỹ Pháp Tạo Thứ Tự của Thiên Thủ Quán Âm.. (PDF). Huyền Thanh dịch
Nghi Quỹ cúng mười hai thiên (PDF). Huyền Thanh dịch
Nghi Quỹ Tùy Quân Hộ Pháp Huyền Thanh dịch

Nhất Thiết Bí Mật Tối Thượng... (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Nhiếp Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh....(PDF)Huyền Thanh dịch
Như Ý Luân Đà La Ni. Huyền Thanh dịch
Như Ý Luân Bồ Tát Quán Môn Huyền Thanh dịch
Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp Phẩm. Huyền Thanh dịch

Pháp thành tựu quán niệm Lục độ mẫu. (PDF)Huyền Thanh dịch
Pháp bố thí thức ăn uống cho quỷ đói. Huyền Thanh dịch
Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni. Thích Quảng Trí dịch. Huyền Thanh sưu tầm Phạn bản
Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm phá địa ngục. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Phật Đỉnh Đại Bạch Tản Cái Đà La Ni Kinh (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Sa Môn Phật Đà Ba Lợi. Huyền Thanh dịch
Phật nói Kinh Thắng Phan Anh Lạc Đà La Ni. (PDF) Huyền Thanh dịch (mới)
Phật nói Kinh Tối Thượng Ý Đà La Ni. Huyền Thanh dịch (mới)
Phật nói Kinh Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Huyền Thanh dịch
Phật Nói Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Liễu Nghĩa. (PDF)Huyền Thanh dịch
Phật Thuyết Như Ý Luân Liên Hoa....Huyền Thanh dịch
Phật Thuyết Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm... Huyền Thanh dịch
Phật thuyết Đại BạchTản Cái Tổng Trì Đà La Ni Kinh (1). (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Phật thuyết Đại BạchTản Cái Tổng Trì Đà La Ni Kinh (2). (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Phật Thuyết Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Thần Chú Kinh. Huyền Thanh dịch
Phật Thuyết Thánh Đa La Bồ Tát Kinh (PDF)Huyền Thanh dịch
Phật Thuyết Tỳ Nại Gia Kinh. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch

Quan Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng....Huyền Thanh dịch
Quan Thế Âm Bồ Tát Như Ý Đà La Ni Kinh.... Huyền Thanh dịch
Quan Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Luân... Huyền Thanh dịch
Quan Thế Âm Bồ Tát Như Ý Luân. Huyền Thanh dịch
Quan Âm Ngũ Bộ Chú. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Quán Tự Tại Bồ Tát Tùy Tâm Chú Kinh. (PDF)Huyền Thanh dịch
Quán Tự Tại Bồ Tát Du Già. Huyền Thanh dịch
Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ... Huyền Thanh dịch
Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chân Ngôn... Huyền Thanh dịch
Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Bi Trí Ấn... Huyền Thanh dịch
Quán Tự Tại Bồ Tát Thuyết Phổ Hiền.. Huyền Thanh dịch

Tám Mươi Tư Vị Thánh Tăng Tây Tạng. Keith Dowman. Lê Trung Hưng dịch
Tán Quán Thế Âm Bồ Tát Tụng. Sa Môn Tuệ Trí. Huyền Thanh dịch
Thanh Tịnh Quán Thế Âm Phổ Hiền.... Huyền Thanh dịch
Thánh cứu độ Phật Mẫu Tu Hành Pháp. (PDF)Huyền Thanh dịch
Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát. Huyền Thanh dịch
Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Công Đức Tán. Đại Sư Thi Hộ. Huyền Thanh dịch
Thập Nhất Diện Thần Chú Kinh. Huyền Thanh dịch
Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát. Huyền Thanh dịch
Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Mật Ngôn . Quyển thượng. Huyền Thanh dịch
Tu Tập Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát Quán Hạnh. Huyền Thanh dịch
Thất Tinh Như Ý Luân Bí Mật Pháp Kinh...Huyền Thanh dịch
Thí Bát Thiên Nghi Tắc. Quán Đỉnh A Xà Lê thuật. Huyền Thanh dịch
Thiên Chuyển Đà La Ni Huyền Thanh dịch
Thiên Chuyển Đà La Ni Kinh. Huyền Thanh dịch
Thiên Thiên Nhãn Quán Tự Tại....(PDF)Huyền Thanh dịch
Thiên thủ thiên tý quán thế âm bồ tát Đà la ni thần chú kinh (PDF)Huyền Thanh dịch
Thiên Quang Nhãn Quán Bát Nhã Tự Tại Bồ Tát....(PDF)Huyền Thanh dịch
Tiêu Trừ Nhất Thiết Thiểm Điện Chướng Nạn .....(PDF) Huyền Thanh dịch (mới)
Tổng Thích Đà La Ni Nghĩa Tán. Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Trì Thế Đà La Ni Kinh (PDF) Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
Tú Diệu Nghi Quỹ. Ngài Nhất Hạnh soạn. Huyền Thanh dịch

Cư sĩ Liên Hoa:
Cái nhìn của một hành giả về Bộ Đại Thủ Ấn. Cư Sĩ Liên Hoa
Đại Bi Quán Thế Âm hay Liên Hoa Bộ. Cư Sĩ Liên Hoa
Tiểu luận Yết Ma Bộ hoặc cái dụng của Đạo Phật. Cư Sĩ Liên Hoa
Tiểu luận Bảo Bộ hay sự khai triển Phật chất.... Cư Sĩ Liên Hoa
Tiểu luận Kim Cang Bộ hay tính không trong PG. Cư Sĩ Liên Hoa
Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh -- Thích Thiền Tâm dịch (PDF)

SƯU TẦM TỪ WEBSITE :

http://phamdoan.110mb.com/Tu%20lieu%20suu%20tam.html/Kinh%20sach%20mat%20tong.html





Về Đầu Trang Go down
https://tamlinhvahanhphuc.forumvi.com
 
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIỚI THIỆU MẬT PHÁP THỜI LUÂN - Introduction to the Kalachakra
» Nhìn Ra Thế Giới Với Võ Thuật Việt Nam
» Hành trì Mật tông Tây Tạng Tại Việt Nam .
» Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông
» Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: MẬT TÔNG TỔNG QUÁT-
Chuyển đến