CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeFri Dec 02, 2011 4:57 pm

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG
TRONG PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan - Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-78_4-7950_5-50_6-1_17-37_14-1_15-1/

Nghiên cứu những văn bản Kinh Phật, chúng ta biết rằng có sáu loại phép Thần Thông (abhiññā) hay là những sức mạnh tâm linh siêu thế, tức là:
Iddhividhi: Biến hoá thông.
Dibbasota: Thiên nhĩ thông.
Cetopariyañāṇa: Tha tâm thông.
Pubbenivāsānussatiñāṇa: Túc mạng thông
Cutūpapātañāṇa: Thiên nhãn thông
Āsavakkhayañāṇa: Lậu tận thông
Đây là danh sách được mô tả trong các bản văn Kinh Phật. Tuy nhiên trong các trang dịch tiếp theo sau đây thứ tự danh sách trên không được tuân theo một cách triệt để. Tác giả nghĩ rằng Thần thông đầu tiên tỏ ra thích hợp và liên quan nhiều đến hoàn cảnh thực tế ngày nay lại là thần thông thứ tư, tức là hồi tưởng lại tiền kiếp của (chính chúng ta). Tiếp theo sau là thần thông thứ năm, tức là Thiên nhãn thông hay là tri giác hiện tượng diệt sanh của chúng sanh tức là biết được tiền kiếp của họ. Lý do nằm phía sau điều này chính là những dữ liệu thu thập được trong chuyến đi thăm đầu tiên tôi thực hiện đến các ngôi đền Phật Giáo tại Ấn Độ vào năm Phật Lịch 2522. Những dữ liệu này đã chiếu luồng sáng mới nơi hiểu biết về những nguồn sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, đem lại cho tôi một ấn tượng không thể phai mờ và một niềm tin không hề lay chuyển về những gì đã mô tả lại nơi các bản văn Kinh Phật, cả trong những tác phẩm Kinh Phật viết bằng tiếng Pali và các tập Chú Giải nữa. Những vị học giả hiện đại thường coi những hiện tượng đó là không tự nhiên, tức là đi ngược lại với luật tự nhiên mà hiện nay, thẳng thắn mà nói, có một số các vị học giả Phật Giáo cũng không công nhận. Ta có thể thông cảm điều này vì họ chưa đụng chạm đến bất kỳ một hiện tượng điển hình nào trong cuộc sống thực tế, tức là chẳng có bất kỳ người đương thời với các vị đó có thể thực hiện được những việc kỳ lạ đó có thể nhắc lại và được kiểm định một cách thoả đáng. Những ví dụ cụ thể ta có được chỉ là những bản báo cáo do người khác kể lại, hoặc từ những bản văn Kinh Phật hay là do những lời đồn đại và những tin tức mang tính chất cảm xúc mạnh, rất nhiều những bản tường trình đó không đáng tin cậy và không thể tin được.
Ngoài những vấn đề này, vẫn còn một trở ngại lớn khiến ta chấp nhận những hiện tượng đó là đáng tin cậy hay ít nhất là hiện thực. Đó chính là thiếu tính chất ‘bằng cách nào ta biết được" có thể dùng một thành ngữ hiện đại để mô tả. Điều này ngụ ý cho thấy hiểu rõ lý do hay chính xác hơn, hiểu rõ chiều sâu luật tự nhiên ẩn dưới những kỳ công hình như không hợp với luật tự nhiên đó. Có một thực tế là cho dù các học giả có khả năng dịch toàn bộ những đoạn văn Kinh Phật Pali này sang tiếng bản xứ của họ một cách chính xác, liên quan đến ý nghĩa từng từ một. Hoàn cảnh này có thể so sánh với một người có học vị cử nhân, tiến sĩ khoa học xã hội nhân văn, thì chắc chắn không thể hiểu được các sách giáo khoa viết về ngành y hay ngành kỹ sư chế tạo máy được. Toàn bộ những yếu tố này khiến ta đặt kiến thức và tầm quan trọng abhiññā hay sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật vào góc bóng tối. Những bản tường trình như vậy đã được xử lý rất nhiều lần với ý khinh miệt về khía cạnh này nơi kiến thức Phật Giáo giống như một con nhện ghê tởm luôn nhả tơ để nhử những "côn trùng" mắc vào bẫy của chúng.
Chính vì thế công trình được trình bầy ở đây là kết quả của một nghiên cứu thấu đáo các bản văn Kinh Phật và là một niềm tin vững chắc vào khả năng và chân lý nơi những biến cố ghi lại được nơi các tập kinh cổ xưa. Thực vậy, có một số các bài tường thuật trong các tập Kinh Phật đó, đặc biệt là các tập chú giải, có khuynh hướng phóng đại, cường điệu hóa khiến cho những bản tường trình đó trở thành ‘kỳ cục.’ Như vậy rất cần phải có một số chú giải về vấn đề này.
Mong muốn của tôi là có một số học giả Phật Giáo và những nhà nghiên cứu tập trung vào những nguyên lý Phật Giáo chủ yếu và căn bản. Chính trong lời dạy của Đức Phật nói về luật nhân quả hay nhân duyên (paticcasamuppāda), đó là ‘có tâm thức, thì xuất hiện Danh và Sắc" và khía cạnh ngược lại, có Danh và Sắc thì cũng xuất hiện tâm thức." Điểm ta cần lưu ý đến ở đây là đa số chúng ta đều có khuynh hướng không tin, và rồi sanh ra nghi ngờ chính những lời dạy này của Đức Phật, cho dù thực chất đây là những điều căn bản, hay là điều cốt lõi nơi giáo lý của ngài. Hay nói cách khác, đây là một bản tóm tắt (summum bonum) luật nhân quả của ngài, tôi đã đề cập rất dài dòng đến đề tài này nơi một trong những cuốn sách tôi đã biên soạn mang tựa đề là Buddhavidyaa hay theo từ tiếng Anh là Buddhology tạm dịch là Phật Học cũng đã được sẵn sàng cho quí vị xử dụng.
Có điều là rất nhiều người thường có khuynh hướng không tin toàn bộ sự thật về thần thông (abhiññā) của Đức Phật, là vì họ không hiểu luật Nhân Quả (paticcasamuppāda) không có hiểu biết tương ứng với sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, không hề mảy may đi ngược lại với định luật tự nhiên. Có điều chắc chắn là abhiññā vượt quá luật tự nhiên như ta biết được và chấp nhận do những người đời bình thường với tầm "hiểu biết" giới hạn chỉ thông qua các giác quan kém phát triển của mình. Tuy nhiên đó vẫn là một luật tự nhiên. - trên một bình diện khác, cao hơn ta nên hiểu rằng định luật vật chất tự nhiên luôn luôn thích ứng với đối tác siêu nhiên, quyết định được ở giới hạn mức độ nào bản chất vật chất hay vật lý có thể hoạt động và vận hành. Nếu như và khi nào bản chất vật lý đó cũng phát triển đến mức độ có thể tự nổi lên vượt hẳn với giới hạn tri thức bình thường thì sẽ xẩy ra một sức mạnh hay một khả năng vượt trội hơn với góc độ những trí tuệ đó. Ta có thể gọi đây là một phép lạ hay bằng một từ nào khác, nhưng đó cũng chỉ là một hiện thực hay là một bản chất tự nhiên mà thôi.
Những việc kỳ diệu như: đi trên nước giống như đi trên mặt đất, bay lên hoặc di chuyển trên không trung giống như con chim bay, nhớ lại những biến cố xảy ra nơi tiền kiếp như thể chúng được ghi lại trong máy quay phim hay trong hệ thống máy tính, để nhìn (bằng con mắt tâm linh) điều ở xa và rất nhỏ, con mắt trần và bình thường không thể nhìn thấy cũng có thể thực hiện được đối với một tâm trí phát triển và được luyện tập đặc biệt nhằm vào mục đích đó. Những gì không thể thực hiện được và được coi như chống lại luật tự nhiên và vượt khỏi khả năng đã được luật tự nhiên xác định và giới hạn tới một mức độ nào đó. Câu nói "Thiên Chúa tạo dựng lên thế giới và muôn vật trong đó" nơi Ky Tô Giáo và "trí tuệ vượt trội hơn hẳn vạn vật vì toàn bộ những vật đó đều do trí tuệ mà ra." nơi Phật Giáo mang cùng một ý nghĩa. Từ Phật Pháp (Dhamma) trong câu nói trên của Đức Phật có ba ý nghĩa tức là, trước tiên những gì là vật chất, cả sanh vật lẫn thực vật, ta gọi là Rūpa hay Sắc, điều thứ hai được gọi là Nāma hay những gì thể gọi là "danh" hay là tên, ám chỉ những gì là phẩm chất hay cách thể hiện tâm linh tức là Vedanā là cảm thọ hay cảm giác, là Sañña hay tuởng, Sankhāra là hành và Viññana hay thức. Thứ ba là từ ám chỉ luật tự nhiên liên quan đến cả sanh vật lẫn thực vật.
Ngoại trừ việc thiếu kiến thức hiểu biết về luật nhân quả hay paticcasamuppāda, vẫn còn có một yếu tố khác nữa cũng góp phần cơ bản khiến cho người người hiện đại không tin vào thần thông (abhiññā) của Đức Phật. Thẳng thắn mà nói, đây chính là cách phóng đại tìm thấy nơi một số chi tiết trong những bài tường trình về một số phép lạ đó. Những bài tường trình này đặc biệt trong các tập chú giải Kinh Phật, một số chi tiết hình như rất kỳ cục và hầu như không nhất thiết phải có thật. Một ví dụ điển hình là Đức Phật chỉ cần bước có ba bước từ đỉnh ba ngọn núi trên trái đất để bước vào cõi thiên giới Tavatimsa. Theo như tập chú giải cho biết đó là vì ba ngọn núi này cũng di chuyển về phía trước khiến cho ngọn núi dùng làm bệ chân hay là hòn đá Đức Phật bước chân lên. Sau đó thì ba ngọn núi lại trở lại hiện trạng nguyên thuỷ. Rõ ràng là điều ngày khó lòng được chấp nhận là có thực theo nghĩa đen ngay cả đối với những ai sẵn sàng chấp nhận sự thật đó theo nghĩa có sức mạnh thần linh nơi chúng. Tuy nhiên, trong một ví dụ khác kể lại là Đức Phật đã trồng một cây soài từ một hạt soài và khiến cho cây soài mọc tươi tốt chỉ trong giây lát. Điều này có thể được vì tôi cũng đã được trực tiếp chứng kiến hiện tượng này. Nói chung, có thể có hai lý do về điều này. Trước tiên, đây có thể là một ảo giác hay là một ảo ảnh được thể hiện do sức mạnh thôi miên. Thứ hai là, đây rất có thể là một cây đã mọc lên thực sự có thể được đụng chạm tới, và được coi như là một quả hay một cây soài thực thụ. Tôi thường giữ kỹ những trái soài và lá cây soài như vậy trong một thời gian dài, trong thời gian đó vẫn được giữ nguyên vẹn và không tiêu tan di trong không khí.
Chính vì lý do đó tôi đã thử cố gắng đưa ra chính gợi ý hay quan điểm của mình liên quan đến một số việc kỳ công lạ lùng trong tác phẩm này, liên quan đến những nguồn văn bản rất thú vị, hầu có thể giải thích những liên quan nếu như muốn giải thích như vậy. Công trình hiện hành, như đã nói ở trên, chỉ có ý muốn trở thành một sự trung chuyển trung thực hay là một bản tường trình xuất phát từ cả hai nguồn Kinh Phật Pali và các tập chú giải. Việc phán quyết và quyết định cuối cùng cho dù có tin hay không tin và tin tưởng đến mức độ nào chắc chắn sẽ tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.
Tôi đã hoàn tất dịch tác phẩm thần thông - abhiññā từ tiếng Thái, gồm có ba tập. Bản tiếng Anh lại thử và có thể bao gồm nhiều tập hơn là bản gốc tiếng Thái. Mục đích là để tránh mỗi tập không quá dầy khiến cho khó xử lý. Cuốn đầu tiên bằng tiếng Thái được dịch thành hai tập, tập đầu tiên đang nằm trong tay bạn đấy.
Phiên bản tiếng Anh là một cố gắng của Ngài Siri Buddhasukh, một giảng viên tiếng Anh thuộc Hội Đồng Giáo Dục Mahamakut, đại học Phật Giáo, Thái Lan. Phiên bản này quả thực không phải là bản dịch nguyên văn, được thực hiện bằng cách cố gắng nắm được ý nghĩa cơ bản và chi tiết bằng tiếng Thái và chuyển thành một phiên bản Anh ngữ có thể hiểu được. Trong trường hợp có nghi ngờ gì về ý nghĩa, dịch giả luôn luôn tra cứu với tác giả để được giải thích cho đến khi nắm được ý nghĩa rõ ràng. Ngài Siri Buddhasukh cũng là một người biên tập tạp chí WFB Review thuộc nhóm Ái Hữu Phật Giáo thế giới, thường dịch một số tác phẩm của tôi sang tiếng Thái, cụ thể là những cuốn cơ bản như là Buddhavidy hay "Phật Học" và tập "Hành Thiền Dựa Trên Niệm Hơi Thở". Ở đây nôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn chân trọng về sự đóng góp quảng đại của ngài.
Tôi hy vọng là khả năng, cũng như sự thật, về những việc kỳ công của Đức Phật trong tương lai gần sẽ được chấp nhận và được các học giả và các nhà tư tưởng công nhận, không những chỉ ở Thái Lan nhưng còn ở các quốc gia khác nữa. Vào lúc này, đang lúc các phép lạ của nhiều giáo lý thuộc các tôn giáo khác đều được gán cho "vị chúa" của các tôn giáo đó. Chắc chắn sẽ có ngày hiểu biết và chấp nhận nguồn tư liệu đó sẽ đựơc công nhận. Điều này đặc biệt đúng trong những lời Đức Giê-su Ki-tô có nói: "Anh em hãy tin thầy; thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin chính những việc (thầy đã thực hiện) vậy," (John 14, 11) và "Thầy và Cha Thầy chỉ là một" (John 10, 30) Đây chính là lời khẳng định ngài đã từ chối không rút lại lời đó và kết quả là lời tuyên bố đó đã khiến cho ngài phải chết trên Thập Tự giá.
Phorn Ratanasuwan.
Tháng chín 4, PL. 2522
PUBBENIVĀSĀNUSSATIÑĀNĀ
TÚC MẠNG THÔNG HAY NHỚ LẠI TIỀN KIẾP
NHỚ LẠI TIỀN KIẾP có khả thi hay không? Bằng cách nào Đức Phật đã thể hiện được khả năng này? Trước khi trả lời câu hỏi đầy thách thức này, ta nên nghiên cứu những đoạn văn trong Kinh Phật trích dẫn những lời Đức Phật dạy về vấn đề này.
“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samadhi), do đó tuệ giác của ngài được thanh tịnh và sinh động, gạt bỏ được hết những ảnh hưởng phiền não, tuệ giác tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới nhập tuệ giác do vậy ngài có thể nhớ lại được những tiền kiếp. Rồi tỳ khưu còn có thể nhớ lại được rất nhiều kiếp sống trong quá khứ, nghĩa là, một, hai, ba, bốn, năm kiếp người, rồi mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, một trăm kiếp; thậm chí hàng ngàn hàng vạn kiếp nữa là đàng khác, xuyên suốt cả thành kiếp (Saṃvatṭa), kiếp (vivaṭta). Tỳ khưu nhận ra nơi các kiếp đó ngài đã có một danh xưng, sinh ra trong một gia đình nhất định nào đó, có màu da, tiếng nói và đã sử dụng những đồ ăn thức uống nhất định nào đó, ngài đã cảm nghiệm được nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc nào đó rồi lại trải qua một tuổi thọ nhất định; cuối cùng ngài đã “từ giã” kiếp sống đó và rồi lại tái sanh vào một cõi khác. Điều này chứng tỏ tỳ khưu có thể nhớ lại rất nhiều kiếp sống đã qua cùng với những chi tiết cuộc đời liên quan đến kiếp sống đó.
“Ôi, tâu Hoàng Thượng, giống như một người rời khỏi nhà mình và đi đến một nơi khác, rồi lại rời khỏi nơi ở đó và đến ở một nơi khác nữa. Để rồi từ đó người này quay trở lại chính ngôi nhà thân thương của mình. Người đó có dư khả năng nhớ lại những hành vi mình đã làm trong quá khứ ngay tại căn nhà này, người đó biết được đã đi đứng ra sao trong ngôi nhà đó, biết được lý do tại sao và bằng cách nào mình đã rời khỏi căn nhà thân thương của mình để đi tới nhà của một người xa lạ nào đó, trong ngôi nhà xa lạ đương sự đã đứng ngồi ở đâu nói năng những gì và giữ thinh lặng như thế nào…”
Những lời Đức Phật kể trên được trích từ Phẩm giới uẩn Sīlakkhandha trong tác phẩm “Trường Bộ Kinh (Long Sayings) (S. 9. 107) Đây là những lời Đức Phật đã nói với nhà vua Ajatasatu, mô tả lại những kết quả đáng mong đợi của những ai sống cuộc đời ly tục (vô gia cư) theo hệ thống Phật giáo, bắt đầu với những ai thuộc giai đoạn mở đầu n.l.(nghĩa là) những kết quả do Ngũ Giới hay Sīla đem lại. Vào cuối mỗi giai đoạn như vậy nguời đó khẳng định được thành tích do những kết quả đó đem lại đã đạt được trong cuộc đời này, tỷ như trong khi đã kinh nghiệm qua quãng đời đó, họ đã đạt được những kết quả và tiến bộ nào, chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa trong cuộc sống tương lai cả. Một điều đáng ghi nhận đó là những khả năng đó chẳng phải chỉ dành riêng cho Đức Phật, chỉ mình ngài mới có được khả năng đó, vì một số đồ đệ khác của ngài cũng đã thực hiện được như vậy, chỉ cần họ đạt đến được một mức độ nhập thiền nhất định nào đó, gồm Tứ thiền (4 th Jhana) cùng với một vài khả năng thuần thục hay là Vasī nhất định nào đó. Chiều sâu hay cao độ trong bậc Thiền này thể hiện ở mức độ có đặc tính “lãng quên” toàn bộ môi trường bên ngoài, đặc biệt là khả năng thần kinh nhĩ không phản ứng lại bất kỳ tiếng động bên ngoài nào, ngay cả tiếng sét đánh ngang tai. Đồng thời thân xác cũng chẳng còn phản ứng nào nữa, thần kinh thân cũng ngừng hoạt động ngay cả khi có bất kỳ người nào hay sức mạnh bên ngoài nào đó gây huyên náo hay kích động. Tuy nhiên tuệ giác của họ vẫn sống động, và tâm họ hoàn toàn tỉnh táo. Chẳng còn một suy tư nào xảy ra trong suốt thời gian đó.
Đặc Tính Thiền Phải Có
Điều này có nghĩa là trong những sát na đó toàn bộ tâm tham dục hoàn toàn bị diệt trừ. Thời gian thân xác đó ngồi thiền bất động trong bao lâu không quan trọng, thân xác chẳng còn cảm thấy tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi nào nữa. Muỗi đốt hay bất kỳ loại côn trùng nào cũng không thể gây phiền nhiễu họ được nữa. Lúc này Tuệ Giác được khống chế và thanh tịnh toàn diện, do đó khả năng tạo ra những hình ảnh tâm linh sống động rõ ràng y hệt như mắt thường nhìn thấy được. Tốc độ tạo qua đó hình ảnh tâm linh này được tạo ra chính là phản ứng trực tiếp và ngay tức khắc với ước muốn hay ý định của ta. Nguồn sáng nội tâm đó sáng rực lên và được khống chế hoàn toàn. Đây chính là điều kiện thiền cần thiết để nhớ lại tiền kiếp.
Một yếu tố khác nữa cũng đáng lưu ý đó là trước khi một thiền sinh (aspirant) có thể nhớ lại được tiền kiếp, người đó phải có khả năng gợi nhớ lại bất kỳ điều gì đã diễn ra với bản thân đến từng chi tiết như đang diễn ra trong suốt cả cuộc đời hiện tại vậy, có thể là ngày hôm trước, tháng trước hay năm đã qua hoặc lâu hơn thế nữa. Tất cả những điều đó phải xuất hiện được trong thâm tâm một cách chính xác tùy theo ý muốn không sai lầm. Không những đến lúc khả năng này có thể đạt đến không gian và thời gian nhớ lại được những biến cố này là hiện thực và có thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ con người hiện đại ngày nay có dư khả năng đạt đến được thành tích phi thường hay phép lạ (thần thông) y như những gì đã được đề cập đến trong Kinh Phật.
Tam Minh
Hiện nay, theo Kinh Phật chúng ta đã biết được Đức Phật có khả năng nhớ lại tiền kiếp của chính mình lẫn của người khác nữa. Một chứng minh rõ ràng nhất đó là ngài đã đạt được toàn giác, n.l (nghĩa là) vào đêm ngài đạt đến Giác Ngộ. Chính thời điểm đó, chúng ta nghe nói vào canh nhất trong đêm Đức Phật đã đạt Tuệ Giác, bởi đó ngài nhớ lại được những kiếp đã qua. Điều này người ta gọi là Túc Mạng Thông hay Nhớ Lại Tiền Kiếp (pubbenivāsānussatinñāṇa). Vào canh hai ngài đạt đến Tuệ Giác qua đó ngài có thể “nhận rõ” toàn bộ thế gian hay là các cõi gồm nhiều kiếp sống con người và được gọi là Hóa Sinh (Opapātika) (nghĩa là sinh ra một cách tự nhiên) điều này được gọi là Thần thông (Cutūpapātanñāṇa) (có nghĩa là luân hồi, tái sanh). Vào canh ba ngài đạt đến Lậu tận thông (āsavakkhayanñāṇa) (tận diệt được toàn bộ những lậu hoặc), nhờ đó ngài tận diệt vĩnh viễn một lần, toàn bộ những phiền não còn đang âm ỉ tận đáy sâu trong thâm tâm của ngài.
Có một tham khảo khác nữa là những đoạn Kinh Tụng, trước tiên là lời tán dương các ân đức Đức Phật đã thực hiện, một trong các ân đức đó chính là Minh-Hạnh-Túc (Vijjācaraṇasampanno), có nghĩa là Đức Phật là đấng toàn thiện cả về Minh (Vijjā) lẫn Hạnh (Caraṇa). Điều đầu tiên tức là Minh (Vijjā) được ám chỉ Tam Minh như đã đề cập đến ở trên. Tuy nhiên theo nghĩa rộng, còn gồm ba Phép Thần thông (Abhinñnñā) khác nữa nghĩa là những Thần Túc Thông (Iddhividhi) – một số biến hóa thần bí - Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota) và Tha Tâm Thông (Cetopariyanñāṇa) - nghĩa là đọc được tâm của người khác. Đức Phật cũng đã đạt đến được toàn bộ ba loại Minh vừa kể trên như đã được biểu thị trong tính ngữ ‘Vijjāsampanno’ (Minh cụ túc). Hạnh ở đây muốn ám chỉ hành động tu luyện hay là giới, điều này có nghĩa là Đức Phật không chỉ toàn thiện nhờ nhiều loại minh đa dạng, nhưng còn ở cả giới hay hạnh kiểm rất đáng tin cậy và hoàn toàn vị tha của Ngài.
Như vậy chẳng còn gì phải nghi ngờ, ngay cả những tham khảo trong Kinh Phật liên quan đến một thực tế là Đức Phật: thực sự có thể Nhớ Lại Tiền Kiếp tức là gợi nhớ lại được rất nhiều những biến cố thuộc nhiều kiếp đã qua, cả của riêng ngài lẫn của người khác nữa. Thực sự trong những bài thuyết pháp ngài diễn giảng cho nhà vua Ajātasattu, ngài chỉ đề cập đến trường hợp các vị tỳ khưu nói chung. Nếu quả thực một đồ đệ của Đức Phật lại có khả năng thực hiện được điều này, thì còn nghi ngờ gì nữa chính Đức Phật lại không thể thực hiện được tốt hơn thế rất nhiều, hay ít nhất thì cũng tốt hơn những gì các đồ đệ của ngài thực hịên được.
Tại Sao Và Bằng Cách Nào
Giờ đây lại nổi lên một câu hỏi nữa đó là: tại sao nhập thiền ở mức độ cao nhất như vậy lại khiến cho các thiền sinh (aspirant) nhớ lại được tiền kiếp và bằng cách nào ta có thể thực hiện được điều này. Chính vì thế tốt hơn hết chúng ta nên theo dõi câu chuyện sau đây được kể lại từ chính kinh nghiệm thực tế của Cô Sriphen Catadasri trong đoạn văn cô mô tả trong cuốn sách nhỏ của cô mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” trang 46 (To The Land Of Buddha).
Vào ngày 18 tháng 11 chúng tôi rời thành phố Korakkapur vào lúc năm giờ sáng, hướng về Lumbini nằm trong lãnh địa vương quốc Nepal. Đúng 9.30 sáng chúng tôi đến vùng tiền đồn Naugarh, tại đây vị trưởng đoàn, là cô Piyawan đã thu hết hộ chiếu của chúng tôi, rồi đến nộp cho văn phòng nhập cư để xin phép vào Nê-pan. Mãi đến gần 11giờ trước khi chúng tôi mới tới được Lumbini là địa điểm đã nhắm trước. Đường xá quá nhiều bụi bậm và mấp mô là khúc đường dẫn đến Lumbini đến nỗi quãng đường này là cả một cực hình thực sự đối với mỗi người chúng tôi. Người ta cho chúng tôi biết trên đường đi phong cảnh hết sức ngoạn mục, nếu trời tốt chúng tôi có thể nhìn thấy cảnh núi Hy-mã-lạp-sơn hùng vĩ. Nhưng có lẽ do bụi bậm và trời nóng, tầm nhìn quá hạn chế vào ngày hôm đó chúng tôi chẳng nhìn thấy điều gì thú vị ngoại trừ những cánh đồng khô cằn, nứt nẻ hai bên đường đi. Tôi cảm thấy tâm nặng nề và tự nhủ: chúng ta đang trên đường đi tới những nơi giúp chúng ta được Giác Ngộ, chứ không phải đến nơi vui chơi giải trí thoải mái. Chính vì thế cảm giác này đem lại tư tưởng “ly dục”. Cảm nhận này lẽ đương nhiên phải được mong mỏi chờ đợi như là một điều đương nhiên. Ngay do chính tư tưởng “ly dục” này tôi được lôi kéo vào nội tâm và đã trở thành quá hiển nhiên về những gì đang diễn ra bên ngoài.
Rồi sau đó hình như tôi được chứng kiến một rặng núi Hi-ma-lạp-sơn (Himalaya) kéo dài đến vô tận với thật nhiều những cánh rừng vĩnh cửu nằm dưới nhiều ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, những vùng dốc thấp hơn trải dài như một chiếc áo choàng bằng lá luôn phủ lên một màu xanh mướt. An sâu dưới đó là những dòng sông hung hãn, đem đến chất phù sa bổ dưỡng cho một vùng tiểu lục địa hình hoa sen. Tuy nhiên sức lạnh êm dịu cũng đã được cảm thấy và chúng ta nghe thấy những tiếng rì rầm của những con suối cũng như lạch nhỏ dưới chùm lá vấy bùn với những đóa hoa thơm ngọt ngào đua nhau khoe màu khoe sắc. Luồng gió lạnh thoáng thổi qua những đồ trang sức cho cánh rừng nổi bật lên trên những thảm cỏ xanh ngay phía dưới, tạo ra trên đám cỏ đó một bản phác thảo muôn màu muôn vẻ hết sức ấn tượng không bút nào tả xiết. Nằm giữa những cảnh quan đẹp đẽ và thanh tao hiện ra một cây cổ thụ oai vệ nổi vượt lên trên tất cả những lùm cây bao quanh đó, với những cánh hoa màu trắng tinh rải rác khắp vùng giống như những bông tuyết. Chính phía dưới cái tàn lá lạnh lẽo của cây cổ thụ oai phong lẫm liệt đó hơi thoáng toát ra những luồng ánh sáng sáu màu chói chang vừa thoáng xuất hiện, chiếu sáng cùng một lúc cả một dãy ngân hà gồm toàn những cánh hoa đang nở trong vùng đó. Rồi sau đó là tiếng tụng quen thuộc và đều đặn Bài Kinh Phật “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi...” và tôi như nghe thấy tiếng vị hoàng đế vĩ đại của chúng ta lên tiếng, “hãy đến lấy một ít đất thánh ngay tại nơi Đức Phật xuất hiện lên cõi đời này lần đầu tiên và đem về trưng bầy như là biểu tượng cho ngài tại những Ngôi Chùa Tự Do, Chùa Rừng Thông (Pine camp), thị trấn Lomsak thuộc tỉnh Petchaboon, Thái Lan.’
Rồi giây phút tiếp theo sau đó tôi hoàn toàn ý thức được điều gì đang diễn ra xung quanh tôi. Lúc này chúng tôi hầu như đã tới sát cổng vào Lumbini. Tôi xuống xe và đi theo những người khác, trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy bồng bềnh như đang trôi lơ lửng trên không hơn là đang đi trên đất. Sau đó ít phút tôi tự hỏi : đâu là nơi hài nhi Siddhattha đã đặt bước chân vinh quang đầu tiên lên hành tinh trái đất này.
Như thể trả lời cho câu hỏi trong tâm, tôi lại bị lôi cuốn vào trong nội tâm một lần nữa và tôi nhìn thấy một cột sáng chói chang nổi lên tại một nơi không xa lắm. Luồng sáng đó lại gặp một luồng sáng khác nữa cũng chói chang không kém. Điều này diễn ra gần chỗ một cây bồ đề thật lớn, kế bên một chiếc đầm sen hình như đối diện với tịnh xá Māyādevī.
Tôi trao đổi với Acharn Phorn chúng ta phải đến nơi đó. Ông hỏi tôi tại sao lại không xuất phát từ chỗ cây Bồ Đề gần kề bên tịnh xá kia. Nhưng tôi không trả lời một tiếng nào cả rất có thể vì tôi không thể mở miệng được, rồi sau đó lại rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê nữa. Tôi dẫn cả đoàn chúng tôi tới nơi hai luồng ánh sáng kia xuất hiện rồi gặp nhau gần bên cây Bồ Đề. Rồi Acharn Phorn thắp lên những ngọn nến, và những nén hương rồi cầu khẩn những chư thiên từ trời cao chứng giám cho lòng thành của chúng tôi trước khi bắt đầu tụng kinh. Sau đó tôi ngồi xuống và nhập thiền trong một thời gian dài.
Chính trong thời gian nhập thiền đó đã diễn ra buổi tụng kinh nhịp nhàng bài kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi tại phía hậu trường, trong khi đó ở phía tiền sảnh có những âm thanh vang rền vọng lên “Đây là chỗ ngài Bồ Tát đản sanh” Vì là một ngôi Thánh Tháp cuối cùng trên đường chúng tôi đi, báo hiệu một giai đoạn giáo Pháp phát triển sau ngày Đức Phật đã được Giác Ngộ. Pháp này được dùng làm luồng sáng đèn hiệu. Cứ theo luồng sáng đó cả cõi trần gian này sẽ được chúc phúc trong bình an đích thực. Bóng đen bao trùm thế giới trong một thời gian dài đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho luồng sáng giáo Pháp chói chang rạng chiếu. Kiếp sống thuộc toàn bộ những gì mà bản chất là phát triển, ngay cả núi đồi và vòm trời - tất cả những thứ đó được gọi là hành tinh này, đều được tươi mát trở lại khi được tắm trong luồng sáng giáo Pháp đó. Chính vì thế hãy tụng Kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi và để cho kinh đó chìm sâu vào tận đáy lòng các bạn. Đó là điều đang vang vọng lên khuyên nhủ từng người chúng ta.
Sau khi đã lấy một chút đất thánh ngay tại địa điểm đó, chúng tôi đến một thiền viện Nê-pan, tại đó Cô Piyawan đã sửa soạn bữa ăn trưa cho cả đoàn. Sau khi đã dàn xếp xong, như thường lệ việc phân phát Bố Thí Phā-pā sẽ diễn, chúng tôi rời khỏi nơi sanh của Đức Phật với suy tư nhẹ nhàng, rất khác nhau chẳng ai giống ai, tùy thuộc vào xu hướng và sở thích của mỗi người.”
Những đoạn văn trên được trích từ cuốn sách nhỏ mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” mô tả một phần Thị Kiến của Cô Sripen có được về những gì đã xảy ra dưới một góc độ khác xung quanh khu rừng vùng Lumbini. Hiện tượng là một cảnh tượng nguyên bản đã diễn ra vào chính ngày giờ và địa điểm Hài Nhi Siddhattha đã sinh ra hơn hai ngàn năm trăm năm qua. Những ai đã đọc tác phẩm kể trên của bà sẽ biết được bất kỳ điều gì bà đã xem thấy tại những địa điểm khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật cũng đều được mô tả như là những cảnh đã thực sự diễn ra vào thời đó. Chính vì thế, đây là bằng chứng gián tiếp khẳng định khả năng có thể nhớ lại được biến cố đã qua, hay nói chính xác hơn, đó chính là Tiền Kiếp vậy.
Tuy nhiên, rất có thể vẫn còn tồn tại một nghi ngờ nào đó, có thể hiểu được đặc biệt về sự thật những gì bà đã được chứng kiến. Có người sẽ hỏi đâu là bằng chứng để xác minh những cảnh đó hoàn toàn giống như những gì đã diễn ra từ hồi xa xưa? Để trả lời câu hỏi này và để làm rõ mối nghi ngờ còn phải bàn bạc trong nhiều chương sách dài hơn nữa và tốt hơn hết ta nên gác vấn đề này sang một bên và chưa nên đi đến một kết luận chung cuộc nào cả. Chính vì thế rất có thể vào một ngày nào đó một số người sẽ thay đổi thái độ và tìm ra được một phương thế thuận lợi hơn để làm điều này. Đối với một số người khác đã quen biết khả năng của cô Sripen trong lãnh vực này, sẽ sẵn sàng đi đến chỗ hiểu cô và tin tưởng là lời kể của cô là thực tiễn và đáng tin cậy. Thêm vào đó họ sẽ sẵn sàng hiểu ra và được chúc phúc với một đức tin không có gì phải thắc mắc cả. Thực vậy, một số đồ đệ của Đức Phật cũng đạt được khả năng làm gia tăng niềm tin nơi Tam Bảo. Chẳng có điều gì là quá phóng đại đối với Niềm Tin (saddhā) này cả. nếu ta gọi đó là niềm tin hay đức tin thì cũng vậy. Có tuệ giác hay trí thông minh hỗ trợ, một niềm tin nơi Tam Bảo chắc sẽ trở nên sâu xa và vững vàng không hề lay chuyển. Niềm tin đó là kho báu vô giá, vượt hơn hẳn các kho báu vật chất hay bất kỳ loại giàu sang phú quí nào.
Độc giả nên đọc lại một lần nữa đoạn văn được trích trong tác phẩm của Cô Sriphen, và quyết định xem cô ta có bịa đặt những câu chuyện đó để lừa bịp người khác hay không. Thực chất mà nói, đối với những ai biết về tác giả, không có gì phải lưỡng lự để hạ cố tin tưởng bài tường thuật của cô cả. Đối với tôi dứt khoát chẳng có mối nghi ngờ nào cả. Vì tôi hiểu được từ góc độ Phật giáo: tại sao điều này lại đúng và thực hiện được bằng cách nào. Thông qua những bản trắc nghiệm nghiêm túc trước đây về những vấn đề khác, tôi đã có thể hiểu được những cảnh về Lumbini được cô mô tả hoàn toàn giống như những gì đã xảy ra hai mươi lăm thế kỷ qua. Ngài ra mục tiêu đầu tiên của chúng ta là đi đến Ấn Độ đã đến lúc phải mang về một ít đất thánh từ bốn ngôi thánh tháp có liên quan đến những biến cố về cuộc đời của Đức Phật và đem về trưng bầy tại Ngôi Chùa Tự do, để nhớ lại nhà vua giải phóng Naresuan vĩ đại của chúng ta. Những chuyện kể này và còn nhiều chuyện kể khác của cô Sriphen chính vì thế đã trở thành những sản phẩm không thể tưởng tượng được dùng để củng cố cả những sự kiện lịch sử lẫn sự thật về việc nhớ lại tiền kiếp như là một khả năng thần thông cả Đức Phật và các một số đệ tử của ngài đã thực hiện được. Chính nhờ hiểu thấu đáo tuệ quán hợp lý, nên con người ta có thể đạt đến được niềm tin trung thực và đáng khích lệ nơi nhiều loại tuệ quán và khả năng Đức Phật. Trung thực mà nói, có nhiều Phật tử cho dù đã nhận Thọ Đại Giới làm tỳ khưu và có trí rất sâu rộng, vẫn còn phân vân lưỡng lự trong việc tin tưởng Đức Phật có được những khả năng thần thông và vượt lên trên tầm với của nhiều người phàm phu. Những nhân duyên về điều này có hai lý lẽ: thứ nhất, họ chẳng biết tí gì hay chẳng có ai thực hiện nổi điều đó, và hai là họ chẳng hiểu gì, bằng ít nhất về mặt lý thuyết, bằng cách nào con người ta có thể đạt được những khả năng đó. Đương nhiên không thể phủ nhận đã có mối hoài nghi như thế và cách biểu lộ như vậy là một kết quả tất yếu gây tổn hại đến diện mạo của Phật giáo. Điều quan trọng hơn chính là có nhiều người hiểu biết rất ít về những tác hại to lớn họ không chủ tâm gây ra cho tôn giáo họ đang tin theo. Cũng chính nhờ nắm được những dữ liệu khẳng định chân lý, khả năng Nhớ Lại Được Tiền Kiếp, nên tôi dám nói rằng chúng ta đã được thưởng công xứng đáng về những phó phẩm không thể mơ tưởng được trong chuyến đi tới Ấn Độ vào dịp này.
Những Vấn Nạn Thông Cảm Được
Lúc này một loạt vấn đề lại nổi lên:
Tại sao những hoàn cảnh đã diễn ra trên cõi nhân loại này nhiều ngàn năm về trước vẫn còn thấy xuất hiện nơi cõi thiên hà?
Liên quan đến những gì Cô Sriphen đã chứng kiến đang khi mất liên lạc với thế giới bên ngoài và vấn đề là chứng kiến thấy những cảnh tượng trong quá khứ đó liệu có phải do các các chúng sanh thiên cung giúp tạo ra cho cô thấy được những cảnh tượng đó chăng?
Hay toàn bộ những cảnh tượng đó vẫn tồn tại nguyên hình như vậy mãi mãi và chỉ có người nào đạt đến một bậc thiền nhất định và sâu xa nào đó mới có thể nhìn thấy?
Những cảnh tượng này có tồn tại giống hệt như vậy nơi các cõi thiên hà khác mãi mãi như vậy kể từ khi xuất hiện nơi cõi người, làm sao có thể như vậy được?
Đây thực sự là những câu hỏi rất có ý nghĩa cần phải được làm sáng tỏ trước khi ta có thể hiểu được hay chấp nhận bất kỳ chân lý nào về Nhớ Lại Tiền Kiếp có thể đạt được như là một chân lý về sự tồn tại các chúng sanh nơi chiều kích được gọi là Hóa Sinh (Opapātika) hay là các tiên cõi hiện đã được rất nhiều nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu Đông cũng như Tây chấp nhận.
Trước tiên, ta cần phải nhớ lại chân lý Đức Phật đã quảng diễn cho rằng toàn thể những người trần tục, hoặc ngay cả những vị Tôn giả ở cấp thấp hơn (chưa đạt đến Bậc A-la-hán), họ đều phải tồn tại, hay nói đúng hơn họ vẫn còn sống, ở đâu đó trong ba mươi cõi. [1] Điều này bất chấp một sự thật là họ đã chết hàng nhiều thế kỷ, hay thiên đại kiếp, hoặc ngay cả hàng triệu năm và hàng nhiều đại kiếp qua và điều này cho thấy miễn là họ chỉ còn một chút Ái dục (Tanha) tồn tại là đủ, được gọi là tham dục (craving) hay là ước vọng (chanda) còn sót lại nơi tiềm thức của họ là đủ. Cuộc sống như chính họ ước ao không thể đi đến chỗ kết thúc được ngay cả khi hành tinh trái đất này bị hủy diệt hay bị thiêu rụi toàn bộ cách này hay cách khác. Nhưng thọ mệnh cho dù dưới dạng con người, thú vật, hoặc cây cối, vẫn còn tiếp tục tồn tại trong tiềm thức (Vinñnñāṇa), tức là tâm. Có thể được gọi là cõi tiên, hay là cõi hữu tâm, hoặc có thể bất kỳ một tên nào khác. Sau một khoảng thời gian dài, có thể lên tới hàng đại kiếp, khi xuất hiện một hành tinh có thể chứa đựng được cuộc sống như hành tinh trái đất chúng ta, cuộc sống có chiều kích tốt đẹp hay tinh tế đó sẽ lại tái sanh một lần nữa trên hành tinh đó, cho dù được gọi bằng tên gì đi nữa hay được định vị ở bất kỳ nơi nào trong vũ trụ. Đây là một chu kỳ cuộc sống vô tận kéo dài cho đến khi nào như đã nói ở trên chỉ còn tồn tại một chút ước muốn nhỏ trong chiều sâu ý thức thăm thẳm.
Đây chính là căn bản bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Nai Isipatana. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chi tiết hơn cần được cứu xét về một kết quả từ đó như sau:
Những Cõi Song Hành
Sau thân xác thô thiển cư ngụ trên hành tinh trái đất này tan rã hết, vẫn còn tồn tại một vật tương đương hay là phiên bản của thân xác đó dưới dạng tinh tế hơn trong một chiều kích tốt đẹp hơn hay một kiếp sống khác. Một cuộc nghiên cứu hiện đại và có hệ thống đã được khá phổ biến ngày nay. Điều đáng chú ý ở đây chính là sự kiện cho thấy không thể diễn ra như thế được chỉ vì bằng sức mạnh hay khả năng nội tại của chính tâm thức. Sức mạnh này có thể duy trì và nuôi dưỡng phần đối tác hay là phần song hành với thân xác (kể cả tâm là đương nhiên) trong một giai đoạn dài thời gian vô tận. Như vậy một tuổi thọ tối đa chính vì thế mà dài hơn tuổi thọ tối đa của con người trên trái đất này. Nói theo kiểu toán học ta có thể nhân với n lần độ.
Nhưng sự liên tục này không có nghĩa chỉ là đặc quyền của con người mà thôi, toàn bộ những loại sự sống khác đều có phần chia sẻ trong đó. Điều này cũng kể cả thú vật, và cây cối. Đây là điều hơi lạ và khó tin, nhưng lại có thật không thể tưởng tượng nổi. Đó là với sự hiện hữu của những hình thái sự sống đó, còn tồn tại cùng một lúc môi trường tự nhiên như là núi non, rừng rậm sông ngòi v.v… thích ứng và đáp lại với thiên nhiên hay là mức độ tâm thức của các cảnh giới hay cõi đó. Chính vì thế các thức uẩn thuộc mức độ đó đều tham gia tạo ra, thông qua khả năng nội tại riêng của mỗi loại. Như thể môi trường “thiên nhiên” như vậy toàn bộ những gì tồn tại ở trong đó đều được phát sinh ra từ khả năng sáng tạo nội tại của tâm thức về cái gọi là “người quan sát” thể lý. Nếu như khái niệm này được chấp nhận. Thì không có mấy vấn đề liên quan đến việc Nhớ lại các tiền kiếp nữa.
Điểm khó khăn nhất, hay nan giải nhất, của vấn đề có lẽ là bằng cách nào những vật không có sự sống như núi non, rừng rú, sông suối v.v… có thể trở thành hiện hữu. Luật thiên nhiên cai quản sự tồn tại của chúng như chúng ta được biết cho đến hiện nay hình như tỏ ra không thay đổi và hoàn hảo. – cho dù sự thật là không hề có “thiên nhiên” hay luật tự nhiên nào khác hơn những gì chúng ta biết được cho đến ngày hôm nay điều này có nghĩa là, cho đến khi chúng ta bắt đầu rời xa khỏi thiên nhiên, một sự u sầu tuyệt vọng và một điều bất hạnh cuối cùng. Có một câu tục ngữ nói rằng. “Còn có nhiều điều hơn là mắt ta có thể thấy” Trong trường hợp này có thể trở thành rất hiện thực. Còn có nhiều điều cao siêu hơn là năm giác quan thô thiển của chúng ta có thể bắt gặp được do thân xác thô thiển của chúng ta có thể làm được”
“Hóa Thạch” Nơi Cõi Hữu Tâm
Để quay trở lại với chủ đề chính công trình nghiên cứu của chúng ta- Đó là pháp vũ trụ tuyệt đối, có thể nói một cách không ngoa chút nào là pháp luôn hiện hữu, ở bất kỳ nơi không gian và thời gian nào đều vẫn còn y nguyên như vậy. Một năng lực luôn hiện hữu, trường cửu vô tận và tinh tế vào bậc nhất. Đây là chân lý căn bản nhất - là nền tảng, hay là cơ sở cho những gì đã được biết như vật chất và năng lực vượt qua khỏi năng lực lãnh hội của năm giác quan thô thiển của chúng ta. Chính là loại hay mức độ năng lực này đã hơi thở sự sống vào cho vạn vật – gồm cây cối, muông thú và con người trên hành tinh này cũng như muôn vàn các chiều kích cuộc sống khác. Nguồn năng lực này không thể bị phá hủy. Hoàn toàn có thể và hợp lý ta thấy rằng một biến cố xảy ra hàng ngàn năm hay ngay cả hàng triệu năm vẫn có thể để lại những tàn dư nơi cõi hữu tâm - và một người quan sát giỏi vẫn quan sát được một lần nữa.
Năng lực như vậy, trong trường hợp này chính là mức độ năng lực đương nhiên, là mức độ cao nhất hay tiên tiến nhất về thiền định, hay nhập thiền được gọi là Jhana hay là Thiền Chứng (samāpatti), có thể dùng bất kỳ từ nào bằng tiếng Anh. Chỉ có nhập thiền ở mức độ hay cường độ này ta mới “nhìn thấy” những gì còn lại của những sự kiện tiền sử được bảo tồn lại trên “đá” nơi cõi hữu tâm. Giống như một nhà khảo cổ học hay là khoáng sản học có thể “đọc” được những biến cố lịch sử thông qua những “hóa thạch” không tiếp đất đó. Chính vì thế, Đức Phật hay các vị tôn giả có kinh nghiệm tham thiền hay nhập thiền chứng (sāmāpatti). Có thể nhớ lại hay đọc được những “hóa thạch” của chính họ lẫn của người khác, nhìn thấy những sự kiện đó một cách rõ ràng và sống động như thể chúng ta nhìn thấy những vật thực sự và sống động trong cuộc sống hàng ngày của ta.
Để nghiên cứu sâu hơn vào từng chi tiết, chúng ta có thể nói toàn bộ những vật thể, có sự sống hay không cho dù hình dạng, hình thù, màu sắc, âm thanh, khí, vị và cảnh xúc được có như thế nào đi chăng nữa, và có thể bền vững đến đâu chăng nữa, thì các nhà quan sát tiềm lực (có khả năng) luôn luôn vẫn có thể “quan sát” được. Chúng ta có thể tưởng tượng như chúng được ghi lại bằng một máy ghi hình, hay một máy ghi âm, hay bằng bất kỳ một dụng cụ khoa học nào khác như máy ghi hình truyền hình. Với độ nhạy cao và bền lâu. Hiểu theo nghĩa này các sự kiện đó không bao giờ bị “mất đi” nhưng chỉ biến đổi sang một độ nhậy năng lượng hay một độ tần số cao nào đó mà thôi.
Điều này là có thực, và trong thực tế, cuộc sống của con người và con vật trên đời này sau thời kỳ thân xác thô thiển này tan rã hết. Điều đáng lưu ý là có điều rất thực đối với những con vật tuyệt chủng như khủng long đã tồn tại và vẫn còn đó, không phải là những hóa thạch chế, nhưng là những thú vật sống động nhưng bằng xương bằng thịt như chúng đã thường tồn tại và di chuyển trên khắp bề mặt trái đất này, trước khi di chuyển đến sống động và khỏe mạnh vào cõi hữu tâm. Chúng sống động hoàn toàn giống như cách con người chúng ta sống động, và hoạt bát, có thể hoạt động thông qua giác quan của chúng. Nói tóm lại, nếu những con khủng long đó vẫn còn sống và khỏe mạnh, thì tại sao con người chúng ta (theo nghĩa rộng) lại không sống động như chúng (cho dù chúng ta không khỏe bằng, như trong trường hợp những con ở trong cõi (cảnh khổ).
Về Đầu Trang Go down
 
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» Không và Sắc trong Phật giáo
» PHƯƠNG PHÁP NIỆM 10 DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT
» GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI HÒA BÌNH THẾ GIỚI
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: PHẬT GIÁO BẮC TÔNG-
Chuyển đến