CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
HoaBachHop




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 09/11/2011

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Empty
Bài gửiTiêu đề: Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông   Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeWed Nov 09, 2011 2:03 am

Vạn Pháp Quy Tông !!! bản sách này ai từng không nghe, hoặc là một lần xem qua, hoặc là các bản chữ Hán, hoặc là các bản viết tay; người có cơ may thì được coi đủ cả bộ, người ít duyên thì cũng được vài trang; hoặc cũng từng nghe những lời truyền tụng. Nếu đã thích học môn huyền thuật hay văn hóa dân gian Trung Quốc, thì sách này được nhắc đến đầu tiên. Tác giả là Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đã là người thiên cổ, nhưng sách Vạn Pháp Quy Tông này vẫn không ngừng được đón nhận, càng khẳng định vị trí không thể thiếu trong huyền môn của nó.

Xưa nay có nhiều bản dịch chạy theo dòng thời gian. Đơn cử, trước năm 1975. Vạn Pháp Quy Tông đã xuất hiện ở Huế do vài vị Đại Đức tu hành phỏng dịch; nhưng cũng không phổ biến rộng rãi vì nhiều lý do. Bản dịch Việt ngữ lúc này mới chỉ là bản viết tay cũng chỉ lưu truyền có giới hạn. Trong Sài Gòn, khoảng năm 1970 thì bản này được Việt hóa toàn bộ, tuy nhiên lúc này cũng có nhiều bản dịch khác nhau nữa hoặc có những sách tương tự như nội dung cuốn sách này.

Hiện nay, ngay tại Trung Quốc hoặc Đài Loan cũng có nhiều bản Vạn Pháp Quy Tông khác nhau. Những cuốn sách này vượt ngoài tầm tay của giới Huyền Môn nước ta, phần cũng vì địa lý mà phần cũng vì ngôn ngữ bất đồng.

Vài chục năm về trước, từng xuất hiện một bản Vạn Pháp Quy Tông khá đầy đủ, được coi là bản Vạn Pháp Quy Tông chính thống, bản này hiện nay vẫn còn được lưu truyền. Hoàn cảnh lúc đó khiến nó phải ra đời vội vã, là bản quay rô-nê-ô, chữ đánh máy nhòe nhoẹt, lỗi địch lỗi viết rất nhiều, lại có những phần dịch quá tối nghĩa, khiếm khuyết nhiều đoạn bí ngữ quan trọng, đặc biệt những hình phù trong đây không rõ ràng hoặc không chú thích cụ thể; khiến người đọc lúng túng, mất phương hướng… cho đến trước khi có được bản dịch này chúng tôi vẫn mong muốn có được một bản dịch hoàn thiện hơn.

Lúc thầy Quang Tịch đưa cho tôi coi vài chục dị bản Vạn Pháp Quy Tông và có ý biên dịch lại, tôi không khỏi băn khoăn. Bản thân tôi cũng từng "đánh vật" với sách này trong suốt một thời gian dài, nên rất lo ngại bản dịch này không hơn được bản dịch trước. Hơn nữa, trên mạng cũng có mấy vị lăm le muốn dịch; nhưng chưa thấy ai dịch hoàn chỉnh, hầu như chỏ có mấy trang bỏ dở. Chỉ sau một ngày sau khi thầy Quang Tịch đưa tôi bản thảo, tôi đã đọc được hết tất cả 5 cuốn trong đó và phải khẳng định: Đây là bản dịch hoàn hảo nhất. Bản "Tân dịch Vạn Pháp Quy Tông" này ra đời đã bổ khuyết tất cả những gì mà các bản dịch trước đó chưa đáp ứng. Phải chăng, đó là sự tham khảo và đúng kết tinh hoa của tất cả các bản Hoa ngữ từng có.

Phần các hình bùa trong sách cũ được đăng rất mờ nhạt, có lẽ lý do chính là các thầy viết lại đó không có chuyên môn; nay được hoàn thiện lại, thậm chí có cả những bản bổ sung đối chứng. Phần hình bùa cũng được đánh số để người đọc không thể lầm lẫn bàu này với bùa kia. Các chương phiên dịch rất gần gũi và dễ hiểu đối với người Việt, không có tính chất ngôn ngữ địa phương, tuy nhiên vẫn không mất đi vẻ cổ điển trong ngôn ngữ Hán Việt. Các chương cũng tách bạch rõ ràng và cái chính là chúng được dịch sáng nghĩa. Ví dụ: chương nhâm độn, giúp chúng ta hiểu hơn về thuật Thiên văn – thời gian độn thức, hoặc thuật tiên đoán để mà có thế áp dụng ngay trong cuộc sống mưu sinh hiện tại. Điều lo ngại của tôi khi nghe thầy Quang Tịch dịch bản này còn ở chỗ: bản dịch cũ có nhiều phần Hán Việt khó hiểu, khiến cho người đọc bối rối; và thật đáng mừng là bản dịch này đã khắc phục hết các yếu điểm ấy, và cũng không để mất đi sự oai linh của chú pháp.

Bản dịch này, không những có thể dành cho những ai yêu thích văn hóa cổ truyền, những ai muốn tham khảo tâm linh mà còn là cẩm nang gối đầu giường cho những hành giả thực sư yêu thích học thuật và chứng nghiệm trong quá trình hành pháp. Ví như, trong số hàng loạt bùa thỉnh thần, hành giả có thế rút ra đạo bùa nào mà mình muốn dùng để thỉnh vị thần tiên nào đó, vì không nhất thiết phải thỉnh hết các chư thần trong đó. Có những bùa đuổi hung thần có thể trừ tà ma – âm khí, có những bùa trị bịnh dễ nhớ dễ làm có thể thực hành trong lúc thiếu thuốc xa thầy.

Càng quý ở chỗ: rõ ràng cho những phần dạy về luyện khí cho mọi người và đặc biệt hữu ích cho hành giả trong suốt cuộc đời hành đạo.

Giá bán sách này: tôi cho là mềm mại, dễ cho túi tiền của tất cả người bạn huyền môn, tính ra cũng chỉ cao hơn giá photocopy một chút. Bạn có thể mang đi bất cứ nơi nào bạn cần, đọc bất kỳ nơi nào muốn đọc. Khi cần không cần phải có máy vi tính để xem, khi cần trao đổi với bạn hữu huyền môn cũng lật ngay trang đó mà luận, thậm chí có thể lót tờ giấy xuống là vẽ được ngay đạo bùa không sai 1 nét, có thể giữ được tính linh của bùa.

Khi xưa dùng bản cũ, làm ròng rã suốt 100 ngày mà không ứng nghiệm, than thở với mấy bậc tiền bối, ông bảo: Không phải không có nghiệm mà là đọc sái nghĩa, bùa thì thiếu nét lem nhem, quỷ thần nào mà thực thi; giống như chu cấp hành trang mà không đúng chỗ xài, kêu múc nước thì lại thành xúc đất!!! Không đúng cách nên không thành là lẽ thường tình làm vậy.

Ấy trong vài tháng trước, có bản thảo của bản dịch này đem ra thực hành lại phép xưa theo như văn chỉ và phù thức trong đây; quả nhiên, dự trù trong vòng 49 ngày mà 30 ngày đã thấy ứng nghiệm. Lòng hân hoan xiết tả, thật như Đức Phật từng dạy: "Các pháp ứng nghiệm, ai có thực thi, người ấy tự rõ biết với pháp, như kẻ uống nước nóng hay lạnh, tự mình hay đó vậy".

Ước mong bạn đọc thành công, dù ít nhiều cũng thấy công lao người xưa lưu truyền lại hậu thế. Khen cho người công phu soạn thảo bản này, văn tự, bùa bèn, phương pháp, dẫn nhập, lưu xuất rõ ràng, văn phong mạch lạc, ngôn từ phóng khoáng, … không chỉ là công sưu tầm phiên dịch, không chỉ là lòng yêu mến huyền thuật mà còn là ngọn Đại Hải Đăng chiếu lên biển huyền thuật bao la mịt mùng.

Nếu được tiếp tục hưởng ứng, tôi sẽ bàn cùng thầy Quang Tịch cho ra những bản sách: Ngũ Độc Trùng, Bí ảo ái thuật, Vạn Pháp Thần Phù, cũng như một số sách viết về phép Lỗ Ban, phép Năm Ông, phép Xiêm (Thái Lan), phép Lèo (Lào), phép Mường, các bùa chú theo đạo Phù thủy Việt Nam.

Hãy xem bản dịch này, và đối chiếu với các bản dịch trước, chư vị sẽ thấy nhiều mục bí hiểm được phơi bày giống như giơ cái chén vừa úp lên, và khảng khái khẳng định: A!!! thì ra là như vậy.

Sài Gòn, cuối Thu Tân Mão

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông VanPhapQuyTong_info

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Vanphapquytong1

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Vanphapquytong2

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Vanphapquytong3

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Vanphapquytong4

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Vanphapquytong5

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Vanphapquytong6
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông Empty
Bài gửiTiêu đề: Sách Vạn Pháp Quy tông - Bản dịch Tiếng Việt mới nhất    Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông I_icon_minitimeFri Mar 23, 2012 3:31 pm

Sách Vạn Pháp Quy tông - Bản dịch Tiếng Việt mới nhất
Sách Vạn Pháp Quy tông - Bản dịch Tiếng Việt mới nhất - lời tựa của thầy Huyền Tấn
Bài viết về "Bản dịch Tiếng Việt sách Vạn Pháp Quy Tông" của thầy Huyền Tấn


-vạn pháp qui tông!!! ,ai mà không nghe đến hay từng 1 lần xem qua!?,nếu đã là người thích học thuật huyền môn hay văn hoá dân gian trung quốc cổ đại.xưa nay có nhiều bản dịch chạy theo dòng thời gian ,ví dụ trước 1975 bản nầy xuất hiện tại huế ,có vài vị đại đức tu hành tham khảo và phỏng dịch,nhưng không xuất hành rộng rải ,có chăng vì lý do đạo đức theo cách nhìn của thời bấy giờ…vì vậy nên bản dịch việt văn (bản viết tay) chỉ được lưu hành trong giới quen biết thân thiết ,về sau gần năm 1970 ,bản dịch nầy được việt hoá gần như toàn bộ ,song hành với bản dịch nầy còn có nhiều bản khác với các chủ đề khác nhau về huyền môn đạo giáo của trung hoa đạo sỉ,về sau nếu thời gian cho phép ,hy vọng gần đây sẻ trình bày nhiều hơn về nhửng quyển nầy ,có nội dung tựa như quyển vạn pháp qui tông vậy. trở lại hiện nay ,trung hoa có nhiều bản VPQT hay đài loan củng có ,nhửng quyển nầy cách xa tầm tay giới huyền môn nước ta ,chẳng nhửng vì biên địa mà còn vì ngôn ngử -may thay có bản dịch việt ra đời !,nhưng chưa kịp hoàn chỉnh bản thảo thì tình hình lại khiến cho nó phải ra đời vội vả ,với bản quay roneo ,chử đánh máy nhoè nhoẹt ,ngôn từ lắm tối nghỉa ,khiếm khuyết nhiều đoạn bí ngử quan trọng ,hình phù không rỏ nét ,hay không chú thích hình phù nầy là gì ? có ý nghỉa nào với pháp thuật nào ?...và còn 1 số điều khác nửa ,năng khiến người đọc không khỏi thắc mắc vấn vương …vẩn luôn mong mỏi 1 bản dịch hoàn thiện hơn ra đời .
-nay thời điểm thích hợp đả đến ,quyển tân dịch VPQT nầy ra đời ,hầu như bổ khuyết tất cả nhửng gì các dịch trước chưa đáp ứng ,bởi lẻ bản dịch nầy tập hợp tham khảo từ nhiều bản dịch khác từ xưa nay bằng hoa ngử từng xuất hiện trên thị trường.
-các hình phù được trích đăng từ cổ bản thiếu nét và mờ nhạt, nay được đăng bổ khuyết với nhửng linh phù mới rất rỏ ràng ,thâm chí bổ sung thêm nhiều chử phù có nêu tên mà vắng mặt trong bản dịch xưa .
-các chương được phiên dịch gần gủi dể hiểu với văn vần việt ,mà vẩn không làm mất vẻ cổ ngử hán việt huyền bí .
-các sê ri số thứ tự chỉ rỏ từng tên đạo bùa ,không thể nhầm lẩn .
-tách bạch từng chương một ,xem rất dể hiểu ,ví dụ chương về nhâm độn ,dịch sáng nghỉa hơn bản củ rất nhiều ,giúp ta hiểu hơn về thuật xem thiên văn –ngày giờ -tiên đoán của người xưa ( mà nay nếu chịu khó nghiên cứu am tường ,ta vẩn có thể áp dụng vào nhiều việc hổ trợ trong đời sống-như là giao tiếp –kinh doanh -khởi động …v v…vào nhửng thời điểm tốt nhứt củng như tránh được nhửng điều bất tường mà ta không mong muốn )
-trong bản dịch củ có quá nhiều đoạn văn bằng hán việt ,khiến người xem bối rối,nay bản tân dich nầy dùng rỏ ràng với văn việt ,khiến thư thả mà xem ,nắm chắc ý người xưa mà hành pháp ,tỉ lệ đến thành công tưởng như rỏ trước mặt (thực tế là có 1 ít pháp nhỏ ở đây đã được thành công bởi vài hành giả xem bản dich nầy )-dỉ nhiên là ngoại trừ các câu thần chú thông dụng như :”-cấp cấp như luật lệnh !!!-phụng sắc lệnh !!!”....thì không thể thuần việt được ,vì làm mất đi tánh oai linh của chú pháp !
-bản dịch nầy ,không nhửng dành cho học giả yêu thích văn hoá cổ truyền,mà chí yếu dành cho nhửng hành giả thực sự yêu thích huyền thuật và chứng nghiệm nó ngay trong thực tế hành pháp .
-tỷ dụ như trong số vài mươi phù thỉnh tiên và trục quỉ thần ,hành giả có thể rút ra đạo phù thỉnh vị thần mà mình mong muốn ,cúng tế xin đều mình cần mong ,mà vẩn không thiết phải bày đàn đầy lể mà thỉnh tất cả chư tiên thần .lại thêm các phù đuổi hung thần ,lại có thể dùng đốt nơi tà ma –âm khí –có thể bình an cho bản thân và gia đạo .lại thêm các phù trị bịnh ,dể viết ,dể nhớ(như bùa trị tam bộ,thượng trung hạ,bùa chú táo..v..v..) ,chỉ cần thực thi y chỉ trong hoàn cảnh thiếu thuốc xa thầy.
-ở đây lại có các bài luyện khí thể công rất tốt cho mọi người mà các đạo gia từng dùng trong suốt cuộc đời hành đạo ,niệm thêm thần chú lúc luyện thâu khí thì quá tốt ,không thì nhửng bài luyện khí nầy củng đem lại sự an lạc –bình tỉnh -sức khoẻ cho hành giả.
-nhửng mẹo thuật nho nhỏ ,dể làm ,dể tìm , đem đến nhiều thú vị trải nghiệm khi xem và thực nghiệm ,vì bản dịch rỏ ràng ,dứt khoát ,không dùng bí ngử khó hiểu như cổ bản trước 1975.
-về thời giá thì mềm mại , dể cho túi tiền của tất cả bạn huyền môn ,cái thuận lợi của 1 quyển sách là –mang nó đi đến kì cùng nơi nào -đọc bất cứ khi nào muốn đọc -đối chiếu hình ảnh và văn bài rỏ ràng với sách khác –không cần buộc phải có máy vi tính để xem-không cần có điện chạy máy –khi muốn thảo luận cùng bằng hửu huyền môn thì lật ra ngay trang ấy mà luận ,không cần phải dẩn nhau vào tiệm cà phê wifi ! thậm chí lót 1 tờ giấy can lại là có ngay 1 đạo phù không hề sai nét ,rồi ghi năm tháng hay điều mình mong mỏi vào để thực thi bùa ,ngay tại nhà ,tại bất kỳ nơi đâu…mà không cần máy in hay tìm kiếm tiệm in ( 1 đạo bùa vẻ tay ,dù cho can lại,rất là quan trọng tánh linh hơn bất kì bùa in nào , điều nầy mấy đạo hửu huyền thuật ai ai củng rỏ)
-khi xưa tôi dùng hình phù và chú thuật trong VPQT bản dịch củ ,chuyện ròng rả hơn 3 tháng trời không thấy ứng nghiệm , đem than vản cùng mấy bậc tiền bối ,mấy ông bảo :-không phải không nghiệm ,là vì ông đọc chú sái nghỉa (hư văn)rồi lại phù sai thiếu nét lem nhem ,như vậy quỉ thần nào mà thực thi!? Ví như chu cấp hành trang không đúng chổ xài ,kêu múc nước mà thành ra xúc đất ! không đúng cách nên không thành là lẻ thường tình vậy !
ấy mà cách nay vài tháng ,tôi xem qua bản dịch nầy ,liền thực hiện lại phép xưa theo văn chỉ và phù thức trong sách ,thấy rỏ ràng nên tự tin hơn ,quả nhiên !chuyện dự trù 49 hôm thì mới hơn 30 ngày đả thấy ứng nghiệm và còn đang tiếp tục ứng nghiệm!làm cho lòng cảm thấy hân hoan khó tả! cho nên còn háo hức tiếp tục các trải nghiệm khác trong sách nầy !
như đức phật từng dạy :”-các pháp chứng nghiệm ,ai có thực thi ,người ấy tự rỏ biết với pháp !như kẻ uống nước nóng hay lạnh ,tự mình hay đó vậy !”
ước mong bạn đọc thành công ,dù ít nhiều, để thấy công đức người xưa lưu truyền sách chẳng phải là thức đêm hôm công phu tầm kiếm soạn thảo , để rồi mang tiếng là vô dụng giải trí cho hậu bối đời sau .sách nầy văn tự ,bùa bèn ,phương pháp ,dẩn nhập ,lưu xuất rỏ ràng ,bởi do công cán phiên dich ,sưu tầm đối chiếu của các dịch giả trong 1 thời gian dài ,không quản ngại đường xá khó khăn trong lúc đi tìm các cổ bản mà đối chiếu , để cho đọc giả có cái đọc dể hiểu và chính xác với thực thi huyền pháp .
nếu sách nầy được đa số bạn yêu huyền môn hưởng ứng ,thời gian rất gần đây ,chúng tôi ước mong tiếp tục với các bản việt dịch về sách:-phép ngủ độc trùng –phép bí áo ái thuật-phép chú của của phù thuỷ trần triều việt nam ,chuyên sai thần ,khiển quỉ, ứng hiện ẩn hình , âm binh tát nước ,di dời đồ vật cách không , luyện thảo mộc hoá hình, một phân làm mấy ….v…v…..-củng như soạn thảo trình bày các chú pháp của dân tộc thiểu số dọc miền biên địa việt,miên ,lào .( các bài nầy đả được sưu tầm và hiện đang được phân thể cho tiện để lập thành chương ).
Riêng các mục ở chương 5 sách nầy ,nhờ bản dịch nay rỏ ràng ,ta dể nhận ra các môn như THÂU THÂN QUỈ hay CHẤN QUỈ KÍCH ,rất gần gủi với các pháp môn luyện âm phần của các pháp sư ở thái lan ,cho ta nhiều so sánh thú vị và càng thú vị hơn với pháp TIÊN ĐỒNG PHÓ THỂ ,nó tựa hồ như pháp luyện kumanthong-cậu nhỏ vàng-(phép kim thiếu niên) của thái thuật từng danh tiếng để đời trong giới huyền môn ,mà cách luyện được dịch trong sách nầy tương đối đơn giản và dể hiểu bản củ hơn nhiều.
mời các bạn cùng xem và đối chiếu với bản dịch VPQT ngày trước ,các bạn sẻ khám phá thú vị khi thấy nhiều chương mục bí hiểm xưa ,nay phơi bày ra như mình vừa giở cái chén úp lên:-…”A!.thì ra là như vậy!!!”
ĐỂ KHÂM TẬP
Vào niên hiệu Long Phiêu thời Hán Vũ Đế, ở vùng đất Hải Nam, trong cung Bạch Lộc trên núi Bạch Lộc có một đạo sỹ tên là Lý Huyền Tĩnh, cai quản điện Tam Thanh. Nơi đây đốt đèn, suốt cả mười năm không tắt. Một hôm đạo sỹ châm hương đốt đèn, thấy dầu đèn còn ít bèn rót thêm vào, nhưng lập tức cạn ngay, suốt ba đêm liền như vậy. Đạo sỹ liền nghi có người ăn cắp dầu. Sư trưởng biết chuyện đó bèn rầy la Huyền Tĩnh và nghi ngờ ông ta. Huyền Tĩnh bị oan, không biết bày tỏ với ai. Đêm đến, bèn cầm một cây thương, chui xuống dưới bàn để ngủ, trên bàn có để một ngọn đèn. Vừa ngủ chưa được bao lâu, chợt nghe thấy tiếng động lạ. Đạo sỹ vội choàng dậy và thấy một con rùa đá trên lưng đội bia đang hút dầu tưới lên lưng. Đạo sỹ nổi giận, định lấy thương đÂm nhưng con rùa nói rằng: “Tiên sinh là người tu hành, sao không biết thể theo đức hiếu sinh của đức Thái Thượng? Nay đã vào cửa phương tiện, thời phải làm điều phương tiện mới phải”. Sau khi nghe con rùa trình bày tình cảnh, Huyền Tĩnh bèn tới chái hiên phía Tây xem lại con rùa vẫn đặt ở đó thì biết nó vốn là một khối đá nhỏ được người thợ khéo đem đẽo thành rùa và đặt bia lên trên, cái bia quá nặng với nó. Chỉ vì sự vô tình của người thợ mà khiến cho con rùa nhỏ bé đã phải trải qua bao gian nan, chốc đã 500 năm nay. Xiết bao khổ cực chẳng thể kể hết. Nhưng may mắn thay, nhờ hấp thụ được tinh hoa của hai vầng nhật nguyệt, tinh anh của trời đất, thấm nhuần gió mưa sớm chiều lại thêm biết bao người đã lấy nước mắt để tắm rửa hình thể của nó, cùng sự đội ơn Hà tiên sinh sớm chiều đèn nhang, tụng kinh gõ mõ nên may mắn được nghe kinh và gắng công tu tập, sám hối, vì thế nên phải uống dầu cho lưng được nhuận. Không ngờ lần này lại bị đạo sỹ bắt gặp và cầu mong ông ta mở lượng từ bi, tha tội cho nó để khỏi phụ cái công cõng bia của rùa, và xin hãy lấy tấm bia ra khỏi lưng nó để nó được siêu thoát. Rùa sẽ không bao giờ quên công đức của ngài. Rùa dặn đạo sỹ vào lúc canh ba hãy chờ ở đây. Rùa nói thêm: “Khi xong việc, tôi sẽ đền ơn ngài bằng một cuốn Để Khâm tập của Cửu Hầu tiên sinh ở phủ Cửu Lão tiên đô. Sách này sẽ giúp cho chí đạo được xiển dương, cứu khổ phù nguy, giải trừ tai sách, hóa hung thành cát, an đạo phòng thân. Nếu tiên sinh tu luyện ở đây cho tới ngày thành công, chúng ta sẽ cùng nhau tới chốn Bồng Lai, vượt ra cái khổ của kiếp luân hồi”. Huyền Tĩnh nghe xong, rất đỗi mừng rỡ bèn dùng hết sức đẩy đổ tấm bia. Trong khi đẩy, càm thấy dường như có thần nhân giúp sức. Rùa bèn từ tạ mà đi. Huyền Tĩnh cả kinh, cười mà nói rằng: “Đến như loài vật mà còn gắng công tu trì như vậy, tại sao người lại không làm được?”. Từ đó về sau, đạo tâm ngày càng tinh tiến tựa như con nước xuôi dòng, chảy đi không ngừng. Đúng theo hẹn ước, vào lúc canh ba Huyền Tĩnh đứng chờ ở cửa điện. Quả nhiên rùa mang theo sách đến tạ ơn và trao khẩu quyết cho tiên sinh rồi đi mất. Huyền Tĩnh mang theo sách này tới núi Tử Vân tu luyện, luôn giấu kín sách trong vạt áo. Một hôm, Huyền Tĩnh treo áo trên vách đá để xuống xuôi lấy nước. Không ngờ lúc đó, Quỷ Cốc tiên sinh đi qua, thấy một chiếc áo thày tu đang treo trên vách đá có khói bốc ra. Quỷ Cốc kinh hãi nghĩ là trong áo có lửa, vội tiến đến lấy xuống để dập tắt. Nhưng nhìn kỹ lại không có lửa mà đó là ánh hào quang của quyển sách tỏa ra, tiên sinh lại thấy dưới vạt áo có sự rung động tựa như tay hoa chân múa, chẳng khác gì có con rắn cuộn tròn trong đó. Tiên sinh định mở sách ra coi nhưng chưa kịp coi thì Huyền Tĩnh đã ở dưới suối lên. Quỷ Cốc cười mà nói rằng: “Cuốn sách này chính ta nhận được từ Cửu Hầu tiên sinh, không biết ai đã đánh cắp mang cho nhà ngươi?”. Huyền Tĩnh bèn thuật lại chuyện con rùa đá. Quỷ Cốc than thở không ngừng và nói rằng: “Như vậy là do ngươi có duyên từ kiếp trước nên trời mới xui nên thế”. Lại bảo Huyền Tĩnh ngồi để xem tướng thì thấy cốt cách phi phàm, đúng là kẻ sỹ luôn gìn giữ nhân nghĩa. Các bậc cổ tiên thường nói: “Những kẻ có đức là đồng chí của ta”. Bèn vào trong am và mật truyền cho Huyền Tĩnh. Nhưng hai người sợ thiên cơ sẽ bị tiết lậu bèn giấu sách xuống dưới một phiến đá to trong thạch động và niêm phong cẩn thận. Huyền Tĩnh lạy Quỷ Cốc và tạ rằng: “Đội ơn tiên trưởng đã không trách cứ về tội lấy sách. Đệ tử nguyện đoạn trừ nghiệt căn, xuống trần cứu đời để đáp lại ân đức của người”. Nói rồi lạy tạ và từ biệt.
Sau này, vào năm thứ nhất niên hiệu Nguyên Bảo, Kỳ Bá vào núi tu đạo bèn thấy trong động có sánh sáng chói lòa. Ông thất kinh và nghĩ rằng: “Ta thường nghe nơi nào có mây ráng rực rỡ là nơi đó có phượng hoàng đậu. Nay ở trong đó tất có vật lạ”. Nói đoạn bước tới gần phiến đá và lật lên và bắt được cuốn sách. Từ đó tới nay sách được lưu truyền ở đời và không còn bí ẩn nữa nhưng chỉ được truyền thụ cho những người có đức. Ai may mắn gặp được sách này ắt là đã có thiện duyên từ nhiều đời nên đều dốc hết lòng thành đáp tạ. Trời đất, tổ sư, cha mẹ ba đời, công đức muôn đời chẳng dứt, phân hào chẳng sai, tự có báo ứng, đời đời tương truyền. Ai mà nhận được thời mang vàng lụa tới tạ, thề cùng trời đất và giữ gìn kỹ lưỡng rồi theo đó mà cẩn thận thực hành cho đúng ắt có kết quả linh nghiệm.
Năm thứ nhất niên hiệu Long Hán, tháng 8 ngày 11 đệ tử là là Trần Chí Đoan được truyền thụ, kính cẩn ghi lại bài tựa về nguồn gốc sự thể.
Lại thường nghe, Để văn có ba quyển là Thiên, Địa, Nhân, chia thành 12 chương. Bích Hà chân nhân là Trần Chí Đoan đã khơi mở ngọn nguồn, cõi lòng rộng mở như trời xuân ấm áp xua tan đi băng tuyết, mây tan trăng tỏ, thật vui sướng biết bao. Người tu hành chẳng khác nào ngựa hay đi cả ngàn dặm mà không có một chút chướng ngại. Như đó thời biết Đạo và người giống như chiếc xe hai bánh, nếu thiếu một bánh ắt không thể tiến lên được. Sách này tuy chỉ thuộc vào loại Tiểu thừa vi thuật nhưng thựa là then khóa của sự tu hành trợ đạo. Song khi tu luyện thì bản thân phải dày công tôi luyện cái khí âm dương điểm hóa, cho nên, phải có người phụ nữ để cùng hòa hợp âm dương mới luyện thành cái diệu dược của nội đan. Đó không phải chuyện dâm ô, mà thực sự là cái diệu dụng như hoa sen trong lửa vậy. Trong sự hao tổn có sự cát lợi, đục mà thành kết, không mảy may làm tổn hại tới âm khiếu. Đó chỉ là giả khí vậy thôi, người tu đạo không bao giờ vì lòng dâm dục mà làm tổn hại công phu tu luyện trường sinh của mình. Đến đây, tôi xin nhắc lại lời dạy của Tử Cực tiên sư: “Hãy cẩn thận giữ gìn chớ để người khác biết được, e có người ngu dốt bắt được sách này, chớ để lộ thiên cơ, nên nhớ càng làm càn thì thì trời càng giáng họa lớn, há không chẳng nên cẩn thận hay sao?” Sách này được giữ kín không đem truyền thụ ở đời, lại càng e ngại những kẻ học đạo sau này giữa đường thiếu thốn của cải để tiếp tục đi tới đích. Có tới 8, 9/10 bỏ dở công phu học tập. Cũng có kẻ ở chốn rừng sâu, đi lại trên núi, đường sá không tiện, có khi bị hổ lang hay tiểu nhân làm hại, nên không dám giữ bí mật. Nếu gặp được kẻ sỹ có đức, thời có thể truyền thụ và trợ giúp cho họ. Khi đã tu luyện thành công thời mọi việc đều sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, xuống nước không chìm, vào lửa không cháy, quỷ thần nghe mệnh, long hổ sợ kinh. Trước hết thời tụ khí luyện hình, đạp cương bộ đẩu, biến hóa khôn lường, lại có thể đi xuyên qua núi, qua tường, xát đá thành vàng, biến đất thành gò, mở toang sơn động để có thể thi hành cái thuật an thân cầu mệnh. Lại có thể luyện đan, biết trước được tương lai. Lại như Ngũ quỷ hỗn thiên khí, khi đọc chú thời lập tức tới ngay, người đẹp quay bước trở lại, hiểu rõ đạo căn, giải đoán ác mộng, biến hình khuê nữ…Lại có thể đề phòng mọi sự hiểm nguy, có thể dùng phép hắc nhãn định thần, biết phép kim thuyền thoát xác. Đạo không tự tồn, tôi chỉ trình bày những điều cần thiết để khuyến cáo kẻ hậu học phải cẩn thận giữ gìn, cẩn thận bí truyền, chớ có khinh xuất mà để tiết lậu. Gặp kẻ có đạo, không thể không truyền. Gặp kẻ vô đức, không thể không giấu. Kẻ thông trí gặp được sách này có thể giúp đời, kẻ ngu muội gặp được sách này ắt tự hại thân họ. Đó là đạo thường của trời đất vậy. Đạo cả xưa nay khó mà lường được, cũng bởi người tự chuyên. Mong người quân tử hậu học, tu luyện đạo đức rồi hãy chuyên tâm khảo xét để thi hành chí nguyện của mình. Mấy lời trân trọng viết ra, mong được trời đất, thần minh chứng giám.
Niên hiệu Long Hán thứ 4, năm Quý Sửu, tháng 11, ngày 6, Mao Phong Vân Thủy Đạo nhân kính cẩn viết tựa.

VẠN PHÁP QUY TÔNG
Dân tộc Trung Hoa sừng sững tọa lập ở phương Đông thế giới đã tạo ra một nền văn hóa Trung Quốc rực rỡ và huy hoàng. Với một phong cách đặc trưng riêng, nó đã cấu thành nên hệ thống văn hóa của phương Đông, cùng với nền văn hóa Cổ Hy Lạp và Cổ Ha Mã trong hệ thống văn hóa của phương Tây tạo thành thế chân vạc và đã có những cống hiến to lớn đối với nền văn hóa chung của thế giới.
Ngày nay, một dân tộc vừa cổ kính, lại vừa trẻ trung của chúng ta đang bước những bước dài hướng tới kỷ nguyên lịch sử mới. Trên thế giới, những quốc gia đang trong thời kỳ quá độ vật chất hóa, một lần nữa lại mang những mới mẻ của nó hòa nhập với văn minh cổ điển và một lần nữa lại khai thác những đại nghĩa tinh thâm vốn có. Đối với văn hóa Trung Quốc, chúng có thể tưởng tượng rằng sẽ đi từ các tầng thứ, các góc độ để tìm hiểu sự sâu sắc, huyền bí trong nó, chẳng hạn có rất nhiều các phương diện như văn hóa khu vực, văn hóa dân tộc, văn hóa khảo cổ học, văn hóa đạo đức tôn giáo, khoa học công nghệ…Rồi tiến hành giải quyết di sản văn hóa của chúng ta, miêu tả nên diện mạo chân thực của nó, phát huy truyền thống ưu tú của nó, bình luận công tội nghìn thu của nó, quy hoạch tiền trình rực rỡ của có. Tạo nên một sứ mệnh mệnh lịch sử nghiêm túc nhưng lại có sức hấp dẫn lớn đang đặt ra trước mắt chúng ta.
Văn hóa Đạo giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành của văn hóa Trung Quốc. Nguồn xa chảy mãi, trong dòng chảy lịch sử, nó đã đóng vai trò của một nhân vật khá quan trọng. Trong văn hóa Đạo giáo, đã bảo tồn một lượng lớn truyền thuyết thần thoại, tư liệu lịch sử, sự kết hợp chặt chẽ của ngôn ngữ, văn tự (như trong phù chú, đã bảo tồn rất nhiều triện văn, có loại bùa là sự diễn hóa của triện văn mà thành). Bản thân văn hóa Đạo giáo cũng hình thành nên rất nhiều hình thức đa dạng trong quá trình lưu truyền, như có các nghi thức trai tiếu, vẽ bùa niệm chú, dưỡng khí luyện công, tượng thần trong các cung quán, truyền thống thần tiên... muôn hình muôn vẻ. Đương nhiên việc nghiên cứu Đạo giáo phải là sự dung hợp và kết tinh của tư tưởng và triết học. Cần phải mang những lý luận của Đạo giáo về vũ trụ, xã hội, con người và các nghi thức của nó như kết cấu thần phả, trai tiếu, chúc chú, phù lục, thuật kiện thân, luyện đan tổng hợp lại. Như vậy, chúng ta có thể thấy, tông giáo sở dĩ là tông giáo là vì nó không phải chỉ có tư tưởng, mà còn có các nghi thức, phương pháp, thần phả và các quan niệm tôn giáo có sức hấp dẫn trong đó. Chúng ta cần phải khai thác nhiều hơn những nội dung này.
Bộ sách Vạn pháp quy tông là một tập hợp những thành tựu lớn của phù chú. Nó có nội dung phong phú, tinh nghĩa sâu rộng, Một khi may mắn mà được xem bộ sách này, thì tất sẽ không thể ngớt lời tán thán vì nội dung sâu rộng, tinh thâm của nó. Đồng thời, từ đó có thể lĩnh ngộ ra nhiều đạo dưỡng sinh và thuật tu thân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã từng nhiều lần gặp phải sự tàn hủy (như trong cách mạng Văn hóa, những sách về chúc chú, phù lục đều bị thiêu hủy hết). Trải qua nhiều thăng trầm, song sách này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian - trừ tà trị bệnh, vẫn luôn là sự tin cậy sâu sắc không chút nghi ngờ của muôn nghìn tín đồ thành kính. Nó là một bộ phận cấu thành văn hóa Đạo giáo. Việc chỉnh lý xuất bản lần này, nhằm cung cấp cho các độc giả muốn nghiên cứu, tìm hiểu, nhận được nhiều ích lợi trong đó. Đồng thời, phát huy phương châm “bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng” là tôn chỉ của sách này.
Đương nhiên, bất kể một hiện tượng văn hóa nào, cũng cần phải phô diễn sức sống sung mãn của mình trước mọi người. Nay mọi người đều cho hiện tượng văn hóa Đạo giáo này đã tách rời khỏi cuộc sống và bị gắn một định ngữ “cổ đại” lên đầu mỗi khi nghiên cứu, tịnh không có những sự thể nghiệm phong phú và những cảm thụ về nó. Với bộ Vạn pháp quy tông này, những thái độ phê bình cố nhiên là không ít. Song những sự phê bình ấy vẫn chỉ là dùng ánh mắt của của người hiện đại để bài kích cổ nhân. Dùng tiêu chuẩn ngày nay để phê bình tiêu chuẩn đời xưa. Họ coi những hiện tượng văn hóa cổ đại (nhất là những hiện tượng văn hóa không khiến cho người ngày nay thích thú) thảy không có giá trị. Họ quả thực không biết rằng đã rất nhiều lần trong lịch sử hiện tượng văn hóa này đã từng xuất hiện sống động trước thế nhân, trước những bậc quân chủ uy nghiêm không gì sánh được. Có nhiều bậc đế vương quân chủ như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Lương Vũ Đế đã thực hành văn hóa Đạo thuật như thuật luyện đan, chúc chú, phù lục, khiến chúng phát triển một cách mạnh mẽ, lẽ nào đều là những việc từ không sinh có, nắm gió bắt bóng sao? Những người phê bình thử đặt mình vào vị trí đó thì sẽ cảm ngộ được ý nghĩa cúa sách này. Thậm chí có thể trở thành tín đồ thành kính của nó.
Học thuyết Đạo gia là hệ thống tư tưởng sinh trưởng trong thời cổ đại của Trung Quốc. Từ rất nhiều phương diện, nó đã làm thỏa mãn nhu cầu của các giai cấp thời cổ đại của Trung Quốc, nhân đó mà trở thành một bộ phận cấu thành tinh thần dân tộc. Tư tưởng Đạo gia hay bất kỳ một hệ thống tư tưởng nào đều mang tính giai cấp. Song nếu chúng ta vượt ra ngoài khuôn khổ ấy để thẩm xét lại tư tưởng của Đạo gia thì sẽ phát hiện ra rằng sự truyền bá và tư tưởng của nó đã vượt lên trên giới hạn của giai cấp. Những người thống trị tối cao trong xã hội phong kiến đa phần sùng tín học thuyết Đạo gia. Sau khi học thuyết của Lão Tử và Trang Tử ảnh hưởng và trở thành một học thuyết riêng, thì bắt đầu từ thời Hán đã bắt đầu có hiện tượng đó. Vua Hán Vũ Đế từng thân tự đến thỉnh giáo Hà Thượng Công về sách Lão Tử. Vua Hán Cảnh Đế đặt sách Lão Tử lên trên Ngũ Kinh. Vua Hán Hoàn Đế sùng tín học thuyết Hoàng Lão và tế tự Lão Tử - nhân vật sáng thủy của Đạo gia từ thời Đông Hán bắt đầu chính thức trở thành biểu tượng của tông giáo. Từ đời Hán về sau, sách Lão Tử có Khai Nguyên ngự chú của Đường Huyền Tông, Chính Hòa ngự chú của Tống Huy Tông, Hồng Võ ngự chú của Minh Thái Tổ. Thời cổ đại, Trung Quốc có không ít những hoàng đế bài Thích diệt Phật, song Đạo gia và Nho gia rốt cục vẫn được trọng thị. Nông dân vốn là tầng lớp đối lập với địa chủ phong kiến những cũng từng mang học thuyết Đạo gia làm vũ khí tư tưởng của mình. Thời Đông Hán, Trương Lăng ở đất Thục đã sáng lập ra Thiên Sư đạo, tín đồ phần lớn là nông dân nghèo khổ. Cuối thời Đông Hán, Trương Tu lợi dụng Thiên Sư đạo để phát động khởi nghĩa, đặt quan Tế Tửu. Thiên Sư đạo lấy bộ Lão Tử làm kinh điển tôn giáo, bắt các tín đồ nhập giáo phải học thuộc. Thời Đông Tấn, Tôn Ân, Lư Tuần phát động khởi nghĩa, cũng lấy danh Thiên Sư đạo để hiệu triệu. Tư tưởng Đạo gia cũng từng trở thành lý luận của khởi nghĩa nông dân của Vũ Bùi. Các sĩ, đại phu thời phong kiến ở vào vị trí trung gian giữa thiên tử và thứ dân họ lại mang tư tưởng Đạo gia trở thành triết học xử thế của bản thân mình, thậm chí có khi sùng tín Đạo giáo, mong nhập vào cửa Huyền. Gia tộc của Vương Hy Chi nối đời tôn sùng Thiên Sư đạo, con trai là Vương Ngưng Chi lại càng thành tín, tới khi nhậm chức Nội Sử ở Cối Kê, đối mặt trước quân khởi nghĩa của Tôn Ân mà không có sự phòng ngự, chỉ cầu đảo Thiên Sư sai giáng quỷ binh xuống giúp. Ân Trọng là danh sĩ đời Tấn, sùng tín Đạo giáo tới mức như si như cuồng. Có thể thấy, sự truyền bá và ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia không chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp của giai cấp mà đã khuếch tán ra toàn xã hội. Từ phương diện của người tiếp nhận thấy, trên thì từ thiên tử, dưới tới thứ dân, bách tính đều mang một tâm lý công nhận chung. Vì thế, văn hóa của Đạo gia cũng đương nhiên trở thành đối tượng mà các giai cấp đều có thể tiếp nhận. Từ đó mà thỏa mãn nhu cầu phổ biến của toàn xã hội.
Tư tưởng của Đạo gia là một hệ thống sâu rộng, tinh thâm, theo sự biến đổi của lịch sử mà phát sinh diễn biến trên đa phương diện. Chủ trương siêu nhiên, vượt ra ngoài vật trở thành triết học xử thế của sĩ, đại phu thời phong kiến. Lý luận thanh tĩnh, vô vi được cải tạo thành thuật Nam diện[1] của bậc quân vương. Học thuyết dưỡng sinh trở thành lý luận của Y học. Sự thăng hoa của tư tưởng thoát tục xuất thế là sự truy cầu sự trường sinh của vu thuật trong tôn giáo. Tóm lại, tư tưởng Đạo gia đã làm thỏa mãn tột độ các nhu cầu phong phú của mọi người. Các thành viên, dù là bất đồng văn hóa, bất đồng giai cấp, bất đồng dân tộc đều có thể tìm thấy những nhu cầu của mình từ Đạo gia. Đối với sự lo lắng, Đạo gia là phương thuốc giúp an chấn. Đối với những người thích đẹp, Đạo gia là vật phẩm trang sức kỳ diệu. Đối với những người thiếu cảm giác an toàn, Đạo gia cung cấp cho họ vật bảo đảm tinh thần. Đối với những người muốn bảo vệ sự tự tôn thì Đạo gia cung cấp cho họ nhân cách tự do độc lập. Đối với những người có nhu cầu tìm hiểu, Đạo gia cung cấp cho họ phương pháp để xem xét thế giới và nhân sinh. Đạo gia đã thỏa mãn một cách toàn diện, nhiều tầng thứ nhu cầu của mọi người. Song nó cũng khiến người ta nảy sinh không ít những vọng tưởng, thậm chí còn có không ít những việc xuẩn động. Dù vậy, tư tưởng Đạo gia vẫn lấy đó làm nhu cầu phổ biến của các giai cấp, các dân tộc của Trung Quốc thời cổ.
Khoa học thường bởi diện mạo của Huyền học hoặc mê tín mà xuất hiện, mà mê tín vẫn chỉ là mượn hình thức của kinh nghiệm. Đạo gia dường như là vậy. Nó đã sử dụng mối quan hệ giữa “Đạo – Âm Dương – Ngũ Hành – Vạn vật” của Trung Quốc thởi cổ, đây là lý luận về tự nhiên, xã hội có cùng một nguồn gốc, cùng có cấu tạo và hỗ cảm với nhau. Nó lại lấy phả hệ của thần quỷ kết hợp với lý luận này. Nó đã căn cứ vào pháp thuật của đồng cốt, các nhà sấm vĩ để xây dựng nên các phương pháp trai tiếu, chúc chú, phù triện, lại căn cứ vào cảm giác và thể nghiệm của con người mà sáng tạo ra thuật kiện thân (làm thân thể khỏe mạnh). Lại từ những xuất phát tương tự trong cảm giác, lấy nguyên tắc hỗ cảm không giống nhau của loại vật làm căn cứ để sáng tạo ra thuật luyện đan. Về mặt này vẫn còn đậm dấu ấn tàn dư của tư duy nguyên thủy, và còn hòa trộn với lý tính của con người trong xã hội văn minh. Một mặt, nó bao gồm nhiều cấu tưởng thiên tài, một mặt nó còn gìn giữ sắc thái vu thuật phong phú khiến người ta phải kinh sợ.
Đối với sự huyễn tưởng về quỷ thần, đây vốn là sản phẩm của phương thức tư duy của loài người thời nguyên thủy, cũng là kết quả của sự sợ hãi đối với lực lượng vĩ đại và là sự mỏng manh của bản thân con người thời nguyên thủy. Tuy nhiên, quỷ thần trong Đạo giáo vốn đã có một kết cấu phả hệ hoàn chỉnh.
Bộ thần phả sớm nhất và có hệ thống nhất của Đạo giáo là tác phẩm trứ danh có tên là Chân linh vị nghiệp đồ một Lý luận gia Đạo giáo nhà Lương thời Nam Triều là Đào Hoằng Cảnh biên soạn. Trong bộ thần phả này, địa vị của chư thần đã được sắp xếp một cách có trật tự và sắp xếp thành bảy tầng thứ.
Tầng thứ nhất lấy Nguyên Thủy Thiên Tôn đứng đầu. Danh hiệu của Nguyên Thủy Thiên Tôn là Hư Hoàng Đạo Quân. Theo truyền thuyết đó là chủ của vũ trụ và muôn thần. Đó là tượng trưng của Đạo hư vô. Bên trái của ngài có Ngũ Linh Thất Minh Hỗn Sinh Cao Thượng Đạo Quân, Đông Minh cao Thượng Hư Hoàng Đạo Quân, Tây Hoa Cao Thượng Hư Hoàng Đạo Quân, Bắc Nguyên Cao Thượng Hư Hoàng Đạo Quân, Nam Lai Cao Thượng Hư Hoàng Đạo Quân…Bên phải của ngài có Tử Hư Cao Thượng Nguyên Hoàng Đạo Quân, Động Hư Tam Nguyên Thái Minh Thượng Hoàng Đạo Quân…
Tầng thứ hai lấy Đại Đạo Quân đứng đầu. Đại Đạo Quân gọi đủ là Thái Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Huyền Hoàng Đại Đạo Quân. Theo thuyết là chủ của muôn Đạo. Dường như là sự hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Bên trái của ngài có Tả Thánh Tử Thần Thái Vi Thiên Đế Đạo Quân, suất lĩnh một ban tiên nhân gồm Xích Tùng Tử, Vương Phương Bình…Bên phải của ngài có Hữu Thánh Kim Khuyết Đế Thần Hậu Thánh Huyền Nguyên Đạo Quân, suất lĩnh một ban tiên nhân gồm Vương Tử Tấn, Vương Bao…
Tầng thứ ba lấy Thái Cực Kim Khuyết Đế Quân làm đầu. Thái Cực Kim Khuyết Đế Quân có tục tính là Lý, là hóa thân đời thứ ba của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ở hai bên ngài là: Doãn Hỷ, An Kỳ Sinh, Y Huyền, Khổng Tử, Nhan Hồi, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Tư Mã Quý Chủ, Lộng Ngọc, Trang Tử, Lão Đam…
Tầng thứ tư lấy Thái Thanh Thái Thượng Lão Quân làm đầu. Thái Thượng Lão Quân tức Lão Tử. Đạo giáo thời kỳ đầu tôn Lão Tử làm thần của muôn thần, về sau làm giáo chủ của Đạo giáo. Hai bên của ngài có: Ngọc nữ, Lục Đinh Lục Giáp, các thần tự nhiên Thái Thanh Ngũ Đế, còn có Hà Bá, Lạc Thần, Trương Đạo Lăng, Quỷ Cốc Tiên sinh, Xích Tùng Tử, Đông Phương Sóc…
Tầng thứ năm lấy Trương Phụng làm đầu.
Tầng thứ sáu lấy Trung Mao Quân làm đầu.
Tầng thứ bảy lấy Phong Đô Bắc Âm Đại Đế làm đầu. Phong Đô Bắc Âm Đại Đế chính là tổ của quỷ thần. Xung quanh ngài có: Tần Thủy Hoàng, Ngụy Vũ Đế, Hán Cao Tổ, Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Trong tầng này, ở cấp quỷ quan có vẽ máu me và âm khí dày đặc.
Nói như vậy, tức từ sự lo lắng với cái sống và cái chết đã hình thành nên sức sống của tín ngưỡng tôn giáo trong nhân loại. Từ phả hệ quỷ thần tông giáo sản sinh trong tư duy nguyên thủy đã hình thành nên phương hướng truy cầu sinh mệnh, trốn tránh cái chết của loài người. Từ những diễn biến của vu thuật đã xuất hiện những nghi thức, phương pháp tôn giáo làm cầu nối giữa con người và quỷ thần.
Trong dòng phát triển của văn hóa nhân loại, chúng ta có thể thấy vu thuật tồn tại ở mọi nơi. Hễ có bệnh tật, tất cầu vu nghiễn[2] để cầu thần xua quỷ. Muốn biết trước tương lai, liền thỉnh vu nghiễn để bói rùa xem xương thú. Hy vọng được mùa, lại thỉnh vu nghiễn cầu mưa. Thân nhân có người chết liền thỉnh vu nghiễn tới để an ủy chân linh, khiến họ lại có được sinh mệnh mới. Các chủng loại của vu thuật rất phong phú: Có tế tự, có ca vũ, có đọc chú, có phù triện…Trong một mớ vi thuật dường như hỗn độn, ly kỳ cổ quái lại có một điểm chung rất rõ, nó là móc xích nối các loại vu thuật lại với nhau thành một thể thống nhất, đó chính là sự kết hợp giữa con người và thần lực. Dựa vào lực lượng thần linh siêu việt nhân gian mà con người mới có thể chiến thắng được bệnh tật, vụ mùa bội thu, linh hồn được lên trời, dự báo được tương lai. Người mà có thể kết hợp được với thần lực, hoặc giả nói đó là người nửa thần nửa người, đó gọi là vu nghiễn. Bất cứ loại vu thuật nào có hiệu nghiệm thì nhân tố quyết định trước hết là “thần thông”. Bộ sách Vạn pháp quy tông này có nội dung rộng lớn, thâu thập rất nhiều các chủng, các dạng của hoạt động vu thuật như phù lục, chú ngữ, chú ca, phương thức tế tự, hiện đang trình hiện trước mắt bạn đọc.
Ngày nay chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa Trung Quốc mới của Chủ nghĩa Xã hội thì tất phải tiến hành tổng kết có tính phê phán đối với những thành tựu của học thuật đã qua. Hiện tại, chúng ta nghiên cứu Quốc học, cần phải có thái độ phân tích. Nội dung của truyền thống học thuật Trung Quốc vốn tinh thô lẫn lộn. Trong đó có những tri thức chân chính phù hợp với thực tế khách quan, tới nay vẫn còn cung cấp cho chúng ta những gợi mở sâu sắc. Song cũng có những thuyết hư vọng, trái ngược với thực tế khách quan. Chúng ta nghiên cứu học thuật truyền thống, cần phải lọc thô lấy tinh, khử ngụy tồn chân, loại bỏ những cặn bã lưu truyền từ xưa của lịch sử, phát huy những giá trị chân lý, khám phá những chân lý mà tiền nhân còn chưa phát hiện. “Tuy có món ngon mà không ăn thì không biết được mùi vị của nó”. Đọc hết sách này, hy vọng có thể mở ra những tầm nhìn mới cho độc giả nâng cao trình độ tri thức về phương diện văn hóa Đạo giáo, thăng hoa tư tưởng, tăng thêm ánh sáng cho cuộc sống.

[1] Nghĩa là “ngoảnh mặt về hướng Nam”, tức thuật làm vua. Vì thời cổ vua ngồi quay mặt về hướng Nam.

[2] Tức thày đồng.
MỤC LỤC
Quyển 1:
Thỉnh tiên cơ pháp (phép thỉnh tiên cơ) - 25
Phần hương chú (chú đốt hương) - 25
Tịnh thủy chú (chú tịnh thủy) - 25
Chú chỉ bút mặc văn (văn chú bút giấy mực) - 26
Họa phù thỉnh tiên chú (chú vẽ bùa thỉnh tiên) - 27
Thỉnh tiên lễ nghi (nghi lễ thỉnh tiên) - 29
Họa phù các dạng thức (các hình thức vẽ bùa) - 29
Khai đàn triệu đẩu chú (chú khai đàn triệu đẩu) - 30
Chúc quan phù sứ chú (chú chúc quan phù sứ) - 31
Thỉnh Lã chân nhân chú (chú thỉnh Lã chân nhân) - 31
Thỉnh Tử tiên cô chú (chú thỉnh Tử tiên cô) - 32
Thỉnh Bát tiên chú (chú thỉnh Bát tiên) - 32
Thỉnh Cửu tiên chú (chú thỉnh Cửu tiên) - 32
Thỉnh Thái Bạch tiên chú (chú thỉnh tiên Thái Bạch) - 32
Sắc thủy thư phù chú (chú sắc thủy thư phù) - 32
Tịnh khẩu thần chú (thần chú tịnh khẩu) - 32
Tịnh tâm thần chú (thần chú tịnh tâm) – 33
Tịnh thân thần chú (thần chú tịnh thân) - 33
An ủy thần chú (thần chú an ủy) - 33
Chúc khải văn thức (dạng thức văn chúc khải) - 33
Tịnh pháp giới chân ngôn (chân ngôn tịnh pháp giới) - 33
Hộ thân chân ngôn (chân ngôn hộ thân) - 33
Quy y chân ngôn (chân ngôn quy y) - 33
(9) Đại minh lục tự chân ngôn (chân ngôn sáu chữ đại minh) - 34

Cát tiên trị bệnh pháp phù (phù phép trị bệnh của Cát tiên) - 34
Cát tiên bảo cáo (bài răn báu của Cát tiên) - 35
Sắc chỉ bút văn (văn sắc giấy bút) - 35
Trị thượng bộ chư bệnh phù (bùa trị các bệnh ở thượng bộ) - 35
Trị trung bộ chư bệnh phù (bùa trị các bệnh ở trung bộ) - 35
Trị hạ bộ chư bệnh phù (bùa trị các bệnh ở hạ bộ) - 36
Tổng sắc phù chú (phù chú tổng sắc) – 36
Trị thương thũng thông bí quyết (bí quyết trị các bệnh ung nhọt, phù thũng) - 36
Chú tảo bí quyết (bí quyết chú táo) - 36
Chú tảo bí ngôn (bí ngôn chú tảo) - 37
Trị chư sang độc hỏa đan (trị các chứng hỏa đan ung nhọt) – 37
Trị hàn nhiệt chứng hỏa đan (trị các chứng hỏa đan nóng lạnh) - 37

Lục giáp thần thư - (quyển Thượng) - 38
Lục Giáp Thiên thư tiền tự (bài tựa trước của sách Lục Giáp Thiên thư) - 38
Lục Giáp âm thần danh (tên các âm thần Lục Giáp) - 40
Lục Giáp dương thần danh (tên các dương thần Lục Giáp) - 40
Lục Giáp thần tượng (tượng thần Lục Giáp) - 41
Lục Giáp thần tổng chú (tổng chú thần Lục Giáp) - 41
Lục Giáp ấn thức dạng (các hình thức ấn Lục Giáp) - 42
Lục Giáp tế vật liệu (các thức tế thần Lục Giáp) - 43
Lục Giáp thần đàn thức (cách lập đàn tế thần Lục Giáp) - 44
Tẩu trung phá thành chú (bài chú khi đang chạy phá thành) - 44
Tam viên tướng danh tượng (Danh tượng của ba viên đại tướng) - 45
(10) Tu hành giới kị (các điều giới kị khi tu hành) - 45

Lục Giáp thần thư – (quyển Trung) - 46
Triệu Ngũ thiên nữ thần tự (bài tựa thỉnh Ngũ thiên nữ thần) - 46
Ngũ thiên nữ danh tượng (danh tượng của Ngũ thiên nữ) - 46
Thiên nữ Khê nữ thần chú (bài chú Thiên nữ Khê nữ) - 47
Tế Thiên nữ Khê nữ vật thức (các phẩm vật tế Thiên nữ Khê nữ) - 47
Thỉnh thánh thần thời tiết kỳ (thỉnh thánh thần theo kỳ thời tiết) - 48
Thỉnh Ngũ đế đàn thức (cách lập đàn Ngũ đế) - 48
Ngũ Đẩu Bát Quái đàn thức (cách lập đàn Ngũ Đẩu Bát Quái) - 49
Tạo mộc ngưu loa mã pháp (phép làm trâu gỗ ngựa máy) - 52
Bất dụng hỏa tiễn tạo pháp (phép đun nấu không dùng lửa) - 53
Triệu thỉnh thánh thần từ thức (lời văn triệu thỉnh thánh thần) - 54

Lục Giáp thần thư - (quyển Hạ) - 56
Thiên thư tá quốc tự (bài tựa sách Thiên thư giúp nước) - 56
Thập nhị Khê nữ danh tượng (danh tượng của mười hai Khê nữ) - 57
Thập nhị Khê nữ ấn thức (ấn thức của mười hai Khê nữ) - 60
Thôn phục phi thân quyết (bí quyết thôn phục phi thân) - 60
Tế Tam viên tướng lễ nghi (nghi lễ tế ba viên đại tướng) - 60
Truy nguyệt tái hiện quyết (bí quyết khiến trăng hiện lại) - 61
Đông Hoa quân thoát xác pháp (phép thoát xác của Đông Hoa quân) - 62
Cửu phẩm tiên trợ công hành (công hành tiên trợ cửu phầm) - 63
Ngũ đế phá thành pháp (phép phá thành của Ngũ đế) - 63
Lục Giáp thiên thư hậu tự (bài tựa sau của sách Lục Giáp Thiên thư) - 65

Quyển 2:
(11) Chử hắc đậu ẩn gia pháp (phép nấu đậu đen để ẩn tránh) - 66
Triều Bắc đẩu tinh chú (bài chú chầu sao Bắc đẩu) - 66
Chử đậu chú thất biến (chú nấu đậu, đọc 7 lần) - 67
Lục Giáp thư phù chú (chú vẽ bùa Lục Giáp) - 67
Lục Giáp tổng phù chú (chú tổng phù Lục Giáp) - 67
Ẩn thân tàng giá bí pháp (bí pháp ẩn thân che giấu) - 67
Ngũ phương Lôi công ấn (ấn Ngũ phương Lôi công) - 67

Lãnh Khởi Kính tiên sinh thần thuật (thần thuật của Lãnh Khởi Kính tiên sinh) - 68
Thỉnh quyết diệu pháp (diệu pháp thỉnh quyết) - 68
Dẫn thử thiện pháp (phép dẫn chuột) - 68
Chiêu hoan lạc pháp (phép chiêu vời sự vui vẻ) - 69
Hòa hợp yếu pháp (yếu pháp để hòa hợp) - 69
Hòa hợp chú ngôn (lời chú hòa hợp) - 69
Bộ cương bí quyết (bí quyết bộ cương) - 70
Thôi thần chú ngôn (lời chú thúc giục thần linh) - 70
Cấp thôi thần chú (lời chú gấp thúc thần linh) - 70
Hòa hợp bí pháp (bí pháp hòa hợp) - 71
Tị quái phù (bùa tránh tà quái) - 71
Tịch tai họa pháp (phép tránh tai họa) - 71
Tịch tai họa phù (bùa tránh tai họa) - 71
Tịch đao binh thỉ thạch pháp (phép tránh đao binh, tên, đá) - 72
Phản hung vi cát pháp (phép chuyển hung thành cát) - 72
Ẩn hình bí pháp (bí pháp ẩn hình) - 72

(12) Thái Thượng kim tỏa liên hoàn ẩn độn pháp (phép ẩn độn (phép ẩn độn như vòng vàng nối nhau) - 73
Sắc niệm tổng chú - 75
Đạp khôi cương bộ đẩu pháp (phép đạp khôi cương bộ đẩu) - 77
Hợp dụng vật kiện (cách hợp dùng các vật) – 78
Tu thất chủng danh hương pháp (phép chuẩn bị bảy loại danh hương) - 79
Lệnh bài tiền hậu diện thức (hình thức mặt trước, mặt sau của lệnh bài) - 79
Ma quang bí pháp (bí pháp về ma quang) - 79
An tinh thần chú (chú an tinh thần) - 79

Kim Cương linh thông bảo kiếm pháp (phép Kim Cương linh thông bảo kiếm) - 81
Bức thiên như ý đại pháp tự (bài tựa Đại pháp bức thiên như ý) - 82
Phổ triệu chú (thần chú triệu thỉnh khắp nơi) - 83
Lục Giáp Lục Đinh ấn (ấn Lục Giáp Lục Đinh) - 83
Tín hương phương (cách thức tạo tín hương) - 84
Đăng hỏa độn quyết (bài quyết đăng hỏa độn) - 84
Triệu thổ địa chú (chú triệu thổ địa) - 85
Thỉnh Hắc Sát thần chú (bài chú thỉnh thần Hắc Sát) - 85
Chấp thảo ẩn hình tị nạn pháp (phép cầm cỏ ẩn hình lánh nạn) - 86
Di sơn hoán cảnh pháp (phép dời non đổi cảnh) - 86
Hồ lô thượng sắc phù (sắc phù trên hồ lô) - 87
Thần tiên hỏa khanh pháp (phép lò lửa của thần tiên) - 87
Hạnh tử giả thi thuật (thuật hành tử mượn thây) - 88
(13) Lục Giáp Canh Thần danh (tên Lục Giáp Canh Thần) - 88
Hài độn bí pháp (bí pháp tránh nạn bằng hài) - 89
Thoát thân thủ thi chú (chú thoát thân giữ xác) - 89
Ô thần thiết cước báo (báo thân quạ chân sắt) - 89
Khai kim khẩu chú (chú khai kim khẩu) - 90
Hát yêu hô ấp pháp (phép bắt hồn người chết để sai khiến) - 90
Tương tổ Bạch Hạc Tử Chi chú (bài chú về Tương tổ Bạch Hạc Tử Chi) - 91
Bộ Khôi Cương quyết (quyết bộ Khôi Cương) - 93
Bạch hạc linh hình chú (chú Bạch hạc linh hình) - 93
Bạch hạc phù thức (hình thức bùa Bạch hạc) - 93
Tử chi linh cầm chú (bài chú về chim thiêng Tử chi) - 93
Luận Hạc thần sở tại (luận về sở tại của Hạc thần) - 94
Tạo hạc thảo nhị bài (tạo hai thẻ bài hạc cỏ) - 94
Ngũ quỷ hỗn thiên pháp (phép Ngũ quỷ hỗn thiên) - 95
Hỗn thiên chú (chú hỗn thiên) - 96
Cửu linh phù (bùa cửu linh) - 96
Chúc thức chú (chú chúc thực) - 96
Khai hầu chú (chú khai hầu) - 96

Hỗn luyện Liễu linh chú pháp (phép chú hỗn luyện Liễu linh) - 97
Thủ mộc chú (chú lấy gỗ) - 98
Truy hồn hiện hình chú (chú truy hồn hiện hình) - 99

Âm hồn báo tông (báo tông về âm hồn) - 99
Thu hồn chú (chú thu hồn) - 100
(14) Mê hồn trận - 100
Giáp tín phù (tín phù về Giáp thân) – 100
Đinh tín phù (tín phù về Đinh thân) - 100
Bát vương danh (tên tám vị vua) – 100
Linh tín hương phương (phương thức tạo Linh tín hương) – 101
Tín mĩ hương phương (phương của Tĩn mĩ hương) - 102
Thần ấn thức (dạng thức Thần ấn) - 103

Quyển 3:
Bộ thiên ca bí quyết (bí quyết về bộ thiên ca) - 104
Tam viên biến (phép biến tam viên) - 104
Nhị thập bát tú ca biến (bài ca biến nhị thập bát tú) - 110
Cách thiên quy mô (quy mô cảm cách tới trời) - 128
Kỳ vũ tự (bài tựa cầu mưa) - 128
Kỳ vũ lễ nghi (nghi lễ cầu mưa) - 129
Kỳ vũ đàn tràng dụng vật (các vật dùng cho đàn tràng cầu mưa) - 130

Ngũ phương tỉnh thổ thủ thủy pháp (phép lấy nước ở giếng đất năm phương) - 130
Thỉnh ngũ phương thánh thủy chú (chú thỉnh thánh thủy ở năm phương) - 132
Thủ bạch hùng kê quan huyết chú (bài chú lấy máu mào gà trống trắng) - 132
Dữ Long thần khai quang chú (bài chú khai quang với Long thần) - 132
Kỳ vũ đăng đàn chú (bài chú đăng đàn cầu mưa) - 132
Tịnh khẩu chú (chú tịnh khẩu) - 132
Tịnh thân tâm chú (chú tịnh thân tâm) - 132
Tịnh thổ địa thần chú (thần chú tịnh thổ địa) - 133
Kim quang chú (chú kim quang) - 133
(15) Tịnh hương chú (chú tịnh hương) - 133
Sắc thủy chú (chú sắc nước) - 133
Tịnh thiên địa chư chân chú (chú tịnh thiên địa chư chân) - 133
Phát văn điệp chú (chú phát văn điệp) - 134
Hộ thân chú (chú hộ thân) - 138
Bắc phương Huyền thiên chú (chú Bắc phương Huyền Thiên) - 138
Vũ âm tính thủy - 139
Lôi môn bí quyết ca (bài ca bí quyết Lôi môn) - 139
Xuân quý vũ tình tinh (các sao chủ tạnh - mưa cuối xuân) - 141
Hạ quý vũ tình tinh (các sao chủ tạnh - mưa cuối hạ) – 142
Thu quý vũ tình tinh (các sao chủ tạnh - mưa cuối thu) - 142
Đông quý vũ tình tinh (các sao chủ tạnh - mưa cuối đông) - 143

Luyện Do Cơ thần xạ pháp (luyện phép bắn tên thần của Do Cơ) - 143
Cáo thần tế văn (văn tế cáo thần) - 144
Cung phụng vật thức (cách thức các vật cung phụng) - 145
Thần tiễn xạ pháp (phép bắn tên thần) - 145

Hư Vô chân nhân tạo thần đạn pháp (phép tạo đạn thần của Hư Vô chân nhân) - 145
Âm dương độn bí quyết (bí quyết về âm dương độn) - 146
Âm độn pháp (phép âm độn) - 146
(16) Dương độn pháp (phép dương độn) - 147

Cửu Thiên Huyền nữ nhĩ báo (phép báo bằng tai của Cửu thiên huyền nữ) - 148
Truy thần chú (chú truy thần) - 150
Minh nhĩ chú (chú minh nhĩ) - 150
Khai hầu chú (chú khai hầu) - 150
Điền lôi - 150
Cầu thông minh chú (chú cầu thông minh) - 150
Chương liễu nhĩ báo (báo ở tai bằng chương liễu) - 150
Kim quang chú (chú Kim quang) - 151
Tịnh thiên địa chú (chú tịnh thiên địa) - 151

Quyển 4:
Chu Dịch nội bí Đinh Giáp đại pháp (Đại pháp Đinh Giáp Nội bí trong Chu Dịch) - 152
Bí văn tự (bài tựa bí văn) - 152
Tịnh khẩu chú (chú tịnh khẩu) - 156
Dao cửu phượng quyết chú (chú bắt quyết cửu phượng) - 156
Tịnh thiên địa chú (chú tịnh thiên địa) - 156
Ngưỡng khải thần chú (bài chú tấu lên thần linh) - 157
Tổng nhiếp triệu thần chú (bài chú thỉnh mời khắp các thần linh) - 157
Thái Dương linh phù (bùa linh Thái Dương)
Nhất khí chú (chú nhất khí)
Thái Dương chú tịnh phù (bùa và chú Thái Dương) - 158
Thái Âm chú phù (bùa và chú Thái Âm) - 158
Truy thần chú phù (bùa chú truy thần) - 159
Tam Thai nhị Đẩu phù (bùa tam Thai nhị Đẩu) – 159
(17) Minh nhĩ chú phù (bùa chú về tai kêu) – 159
Khai hầu chú phù (bùa chú về mở họng) - 160
Tuyên âm chú phù (bùa chú tuyên âm) - 160
An thần chú phù (bùa chú an thần) - 160
Kim quang chú (chú Kim quang) - 160
Truy hồn chú (chú truy hồn) - 161
Thần tướng hiện hình chú (chú khiến thần tướng hiện hình) - 161
Tồn tưởng quyết (bài quyết tồn tưởng) - 161
Phần tâm hương chú (chú đốt tâm hương) - 162
Phần tiền tài chú (chú đốt tiền giấy) - 165
Thân tấu phù thức (dạng thức tấu bẩm) - 165
Thư phù bí quyết (bí quyết thư phù) - 167
Tịnh khẩu chú (chú tịnh khẩu) - 168
An thần chú (chú an thần) - 168
Tịnh thân chú (chú tịnh thân) - 168
Sắc thủy chú (chú sắc nước) - 168
Sắc chỉ bút chú (chú sắc bút giấy) - 168
Tế thần lễ nghi (nghi lễ tế thần) - 168
Cô hư pháp (phép cô hư) - 169
Thủ ngũ phương khí nhập phù (lấy khí ở năm phương vào bùa) - 169
Đông đẩu ngũ tinh - 170
Nam đẩu lục tinh - 170
Tây đẩu tứ tinh - 170
Bắc đẩu thất tinh - 170
(18) Trung đẩu ngũ tinh - 170
Ngũ đẩu danh (tên năm sao) - 169
Hộ đàn phù thức (dạng bùa hộ đàn) - 170
Huyền nữ ấn thức (dạng ấn Huyền nữ) - 170
Lục Đinh thần danh (tên các thần Lục Đinh) - 171
Lục Giáp thần danh (tên các thần Lục Giáp) - 171

Bí truyền nhĩ báo thiên lí pháp (phép bí truyền tai nghe ngoài nghìn dặm) - 171
Tịnh khẩu chú (chú tịnh khẩu) - 171
Truy thần phù chú (bùa chú truy thần) – 171
Minh nhĩ phù chú (bùa chú minh nhĩ) - 171
Khai hầu chú (chú khai hầu) - 171
An thần chú (chú an thần) - 171
Thần tướng hiện hình chú (chú khiến thần tướng hiện hình) - 171
Lục Giáp phù tịnh chú (bùa và chú Lục Giáp) - 171
Thị phụng thần vị (hầu dâng thần vị) - 174
Truy thần chú (chú truy thần) - 174
Lục Đinh Lục Giáp tự (bài tựa Lục Đinh Lục Giáp) - 175
Lục Giáp húy chú (húy chú về thần Lục Giáp) - 175
Lục Đinh húy chú (húy chú về thần Lục Đinh) - 175

Chí Cương Đạo nhân bí thuật - 176
Châu lệ truyền thần - 176
Sơn thước tác họa bình (chim sơn thước làm họa bình) - 177
Sơn cù báo tín (chim sơn cù báo tin) - 177
(19) Huỳnh hỏa tụ ngư (lửa đom đóm tụ cá) - 178
Nguyệt thiềm khởi tử (con cóc trên mặt trăng sống lại) - 178
Chi dịch quỷ thần (sai khiến quỷ thần) - 179
Bắc xá thần bi (thần bi ai ở nhà phía bắc) - 180
Long y ích mị (áo rồng càng thêm quyến rũ) - 180
Bàn vận bí pháp (bí pháp chuyển rời) - 181
Lục Đinh phù chú (bùa chú Lục Đinh) - 182
Ngọc Nữ quá hà cương quyết (bài quyết Ngọc nữ qua sông) - 183
Tị binh chú (bài chú tránh binh) - 183
Phóng hỏa quang pháp (phép phóng hỏa quang) - 183

Đào Chu Công thôi hoa thập nhị cẩm thuật (12 thuật thúc hoa của Đào Chu Công) - 183
Dưỡng tàm bí pháp (bí pháp nuôi tằm) - 184
Nhân bất giác pháp (phép khiến người không biết) - 184
Chỉ đố diệu pháp (diệu pháp làm ngừng ghen ghét) - 185
Chỉ dâm diệu pháp (diệu pháp làm dừng dâm dật) - 185
Cầu tử kỳ pháp (phép lạ cầu con) - 185
Chú kính tử pháp (phép chú tấm gương) - 185
Trị đạo vật pháp (phép trị ăn trộm đồ vật) - 186
Trị dương bất xuất pháp (phép trị dê không ra) - 186
Đoạn thử huyệt pháp (phép chặn hang chuột) - 186
Độc tước tử pháp (phép khiến chim sẻ chết) - 186
Thôi kê minh pháp (phép giục gà gáy) - 186
(20) Lưu ngư hoạt pháp (phép giữ cho cá sống) - 187
Tịch văn trùng pháp (phép trừ muỗi) - 187
Trừ sắc bí pháp (phép trừ chấy rận) - 187
Chiêu nhân cô tửu pháp (phép mời người mua rượu) - 187
Triệu cầm điểu pháp (phép gọi chim chóc) - 187
Hóa thủy dị thuật (thuật lạ hóa nước) - 187
Hóa hỏa dị thuật (thuật lạ hóa lửa) - 188
Chỉ phong dị pháp (phép lạ ngừng gió) - 188
Hành chu chỉ phong pháp (phép đi thuyền ngừng gió) - 188
Chiêu phong dị thuật (thuật lạ gọi gió) - 188
Dậu mao chiêu phong thuật (phép gọi gió) - 188
Giải phọc kỳ pháp (phép lạ cởi trói) - 188
Giải tỏa kỳ pháp (phép lạ mở khóa) - 189
Môn hộ tự khai pháp (phép làm cửa tự mở) - 189
Tử mẫu tiền pháp (phép tiền con theo mẹ) - 189
Kết ấn quyết pháp (quyết pháp kết ấn) - 190
Phu phụ tương ái pháp (phép khiến vợ chồng thương yêu nhau) - 190
Khoảnh khắc khai hoa pháp (phép làm hoa nở trong khoảnh khắc) - 190
Kỳ táo hộ phúc pháp (phép cầu thần bếp hộ phúc) - 190
Tạo tử hà bôi pháp (phép tạo chén màu ráng tía) - 191
Tạo hổ phách bôi pháp (phép tạo chén hổ phách) - 191

Khang thiệu Tiết tiên sinh quan mai số (cách xem số Mai hoa của tiên sinh Thiệu Khang Tiết) - 191
Quan thiên văn chi ứng (xem thiên văn ứng ở trên trời) - 192
(21) Sát địa lý chi ứng (xem địa lý ứng ở dưới đất) - 192
Cận thủ chư vật chi ứng (lấy các vật ở gần) - 192
Viễn thủ chư vật chi ứng (lấy các vật ở xa) - 193
Thảo mộc chi ứng (các điềm ứng về cây cỏ) - 194
Cầm thú chi ứng (các điềm ứng về cầm thú) - 194
Tạp vật chi ứng ( các điềm ứng về tạp vật) - 194
Chiết tự chi ứng (các điềm ứng về chiết tự) - 194
Toán tiểu nhi bệnh pháp (phép xem bệnh của trẻ con) - 197
Tự nhiên ma pháp - 198

Quyển 5:
Để Khâm tập Thiên văn bí chỉ - quyển Thượng (bí chỉ Thiên văn của tập Để Khâm) - 198
Tụ khí luyện hình pháp (phép tụ khí luyện hình) - 203
Hỗn Nguyên Lục Giáp phù (phù Hỗn Nguyên Lục Giáp) - 205
Chỉ mặc bút nghiên chu pháp (phép dùng giấy, mực, bút, nghiên, son) - 205
Đạp cương bộ đẩu pháp (phép Đạp cương bộ đẩu) - 205
Phù cơ giáng bút pháp (phép phụ đồng giáng bút) - 206
Quan hạc thành tường pháp (phép xem hạc thành điềm lành) - 206
Ngũ quan khu dịch quỷ thần pháp (phép sai khiến quỷ thần của Ngũ quan) - 207
Bố vũ đoạn nghê pháp (phép giăng mưa dứt cầu vồng) - 208
Khí sinh vân vụ pháp (phép khiến không khí sinh ra mây mù) - 209
Dữ thóa vi giang pháp (phép tạo sông hồ) - 209
Triệu thỉnh thập tướng pháp (phép triệu thỉnh mười tướng) - 210
Túc để sinh vân pháp (phép khiến dưới chân sinh mây) - 210
Hàng long phục hổ pháp (phép hàng long phục hổ) - 211
Thiên môn độc bộ pháp (phép bước đi một mình ở cửa trời) - 212
Nhậm họa cầm điểu pháp (phép vẽ chim theo ý muốn) - 212

Để Khâm tập Địa lý bí chỉ - quyển Trung (bí chỉ Địa lý của tập Để Khâm) - 213
Niệm thổ thành khâu pháp (phép niệm đất thành gò) - 213
Xuy mao vi hổ pháp (phép thổi lông thành hổ) - 213
Đoạn đới vi xà pháp (phép cắt đai làm rắn) - 214
Xuyên sơn thấu bích pháp (phép xuyên núi thâu vách) - 214
Sát thạch vi kim pháp (phép nát đá thành vàng) - 215
Kim tùy khí nhập pháp (phép vàng theo khí vào) - 216
Thâu thân quỷ đại pháp - 217
Chấn quỉ kích lôi pháp - 217
Bình khai tiên động pháp (phép bình phong mở ra động tiên) - 218
Noãn hoàng đại hình pháp (phép trứng gà thay hình) - 219
Tảo mộc vi chu pháp (phép lấy gỗ táo làm thuyền) - 219
Thiết tịch thủ tửu pháp (phép đặt tiệc lấy rượu) - 220

Để Khâm tập Nhân sự bí chỉ - hạ ( bí chỉ về Nhân sự của Để Khâm tập) - 221
Tiên đồng phó thể pháp (phép tiền đồng phó thể) - 221
Tế đồng nhĩ báo pháp - 221
Yêu vũ tiên nữ pháp (phép mời tiên nữ múa) - 223
Tá địa gia bộ pháp (phép mượn đất để đi) - 224
Thoát y giải đới pháp (phép lột áo cởi đai) - 224
(23) Trà dẫn xuân tâm pháp (phép trà dẫn xuân tâm) - 225
Bất kỳ tự chí pháp (phép không hẹn mà tới) - 225
Giai nhân phản bộ pháp (phép làm người đẹp quay bước lại) - 226
Nguyệt lão phối ngẫu pháp (phép làm Nguyệt lão phối ngẫu) - 226
Linh phụ tương tư pháp (phép làm đàn bà tương tư) - 227
Giải nhương ác mộng pháp (phép giải trừ những cơn ác mộng) - 227
Hình biến khuê nữ pháp (phép biến hình khuê nữ) - 228
Hắc nhãn định thân pháp (phép hắc nhãn định thân) - 229
Mộng yêu như sự pháp (phép làm giấc mộng theo ý muốn) - 230
Kim thuyền thoát xác pháp (phép ve sầu thoát xác) - 230

Phụ lục:
Tam Sơn tổ sư đề thuật thi (thơ đề của Tam Sơn tổ sư) - 231
Yêu vũ tiên nữ tế văn (văn tế mời tiên nữ múa) - 232
Chấn quỷ kích lôi tế văn (văn tế chấn quỷ kích lôi) - 232
Thâu thân quỷ đại tế văn (văn tế thâu sinh quỷ) - 233
Thanh Thạch đạo nhân bí truyền luyện lão thân ứng chương (chương luyện khỉ già bí truyền của Thanh Thạch đạo nhân) – 233
TÂN KHẮC VẠN PHÁP QUY TÔNG - QUYỂN MỘT
Thỉnh tiên cơ pháp (phép thỉnh tiên cơ)
+ Phần hương chú (chú đốt hương, khi thỉnh dùng ba mâm hoa quả, trà rượu mỗi thứ ba chén, thành tâm bái thỉnh thì tự nhiên sẽ giáng lâm): “Đạo do tâm hợp, tâm giả hương truyền, hương phần ngọc lô, tâm trú tiên nguyện, chân linh hạ giáng, tiên b
Về Đầu Trang Go down
 
Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ÔNG PHẠM BÁ NÓI NHỮNG TIÊU CỰC VỀ ĐẠO XUẤT HỒN Tức pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp
» Tôi muốn mua sách mới của trang Huyền bí học thi làm cách nào mua được?
» Tổng hợp link down sách các thể loại ebook miển phí .
» HUYỀN CÔN ÐẠI PHÁP
» NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: ĐẠO GIÁO :: PHÁP THUẬT CỦA ĐẠO GIA-
Chuyển đến