CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công Empty
Bài gửiTiêu đề: VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công   VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:58 am


VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công

1. VÀO ÐỀ
Hồi xưa khi còn học ViệtVõÐạo ở Hoa Lư từ năm 1970 đến 1975. Khí công không được giảng dạy trong chương trình học tập từ tự vệ nhập môn đến hoàng đai. Ðó là một sự bí mật đã kích thích tính hiếu kỳ và tò mò của tôi, những tưởng nếu mình học được khí công thì sẽ nhảy lên mái nhà, đi lướt trên mặt nước, bay từ cây này qua cây khác như trong truyện chưởng của Tàu chiếu tại Sài Gòn lúc bấy giờ do Vương Vũ, Ðịch Long, và Khương Ðại Vệ đóng. Rồi sau khi tập võ về nhà, tôi học lén nội công từ các bạn bè khác cùng lứa tuổi trong xóm đang học võ tự do để đấu đài, hay ra vĩa hè mua những cuốn sách của võ sư Hàng Thanh rồi tự học lấy, nhưng đa số những tài liệu này đều truyền miệng hay được dịch từ sách của Tàu mà ra, không có một căn cứ khoa học nào cả. Hên rằng hồi đó tôi còn trẻ hay ham chơi nên không đủ kiên nhẫn để tập nên mới thoát chết, chứ nếu tập thì đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Khi vượt biên sang Mỹ khoảng năm 1981, lúc đó tôi chú tâm vào việc hoc, nên sự luyện tập không được đều đặn và bị gián đoạn một thời gian. Tới năm 1989, do sự ngẫu nhiên tôi được học Tai Chi từ một người bạn Tàu cùng làm trong sở. Kinh nghiệm cá nhân của tôi lúc bấy giờ sau khi buổi tập đầu tiên là hai đầu gối rất mỏi, bài quyền trong rất chậm và nhẹ nhàng nhưng khi vào tập thì rất khó. Khoảng năm 1994 tôi đổi hãng lên làm việc ở San Franciso, nơi đây có một cộng đồng người Tàu rất lớn với một phố Tàu rất đông đúc và náo nhiệt, từ đó tôi được học thêm Tai Chi với sư phụ Liu Jishun và Susane. Liu Jishun là truyền nhân chính thức của Wu (Hao) Taijiquan và Susane là vô địch Yang Tai Chi bên Tàu. Thêm vào đó cạnh chỗ tôi ở có một công viên nhỏ, sáng thứ Bảy và Chúa Nhật nào cũng có một nhóm người Tàu tụ tập lại tập Tai Chi, thế là tôi xin phép họ được vào tập chung. Có một điều tôi quan sát thấy trước và sau những buổi tập, sư phụ chỉ cho họ xoa nắn hay vỗ nhẹ vào những vị trí khác nhau trên thân thể và hay vuốt từ mặt xuống chân, rồi từ chân ngược lại lên ngực. Tôi thấy họ làm thì cũng làm theo nhưng không hiểu là tại sao phải làm như vậy, hỏi sư phụ thì ông ta trả lời, không biết làm sao lại phải làm như vậy, chỉ biết rằng hồi xưa thầy của mình ở bên Tàu dạy sao thì truyền lại như vậy. Những điều này làm cho tôi thắc mắc rất nhiều, một hôm tôi ra ngoài thư viện mượn những sách về châm cứu hay xoa huyệt Shiatsu của Nhật, tình cờ khám phá ra rằng những chỗ mà mình vỗ hay xoa nắn là những huyệt đạo trên thân thể và những chỗ mình vuốt là đường kinh mạch về bao tử và lá lách. Nhưng tại sao phải làm như thế ? Vì đông y quan niệm rằng, nếu ngày nào cũng xoa nắn những huyệt đạo hay vuốt những đường kinh mạch về bao tử và lá lách sẽ làm cho hai bộ phận này được khỏe mạnh. Bên cạnh đó tôi có tập luyện với các hội (clubs) võ thuật Taekwondo và Aikido. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong các hội này, tất cả đai đen từ nhị đẳng trở lên, người nào cũng học hỏi thêm cách điều khiển nội lực và tập luyện các môn võ khác để quân bằng môn võ mình đang học. Ví dụ những người tập Taekwondo thì cũng tập thêm Aikio, Qi Gong, Judo, Jujutsu, và những người tập Aikido thì cũng tập thêm về Taekwondo…… Trong các môn võ này, có môn Aikido (Ai là trộn lẫn, Ki là khí hay nội lực, do là cách: cách trộn lẫn cái ki của mình với cái ki của địch thủ) rất gần gũi với khí công, vì họ rất chú trọng về huyệt đan điền ( Sheika-No-Itten) khi tập đòn, và tất cả trình độ đều tập chung với nhau, vì họ quan niệm nắm nội lực ( Ki hay Qi) của mỗi người mỗ khác, có người thì rất cứng, có người thì rất mềm, có người thì rất dẽo dai, cho nên cũng một đòn thế nhưng khi đánh ra phải thay đổi chút đỉnh để phù hợp với cái ki của mọi người. Nói tóm lại mục đích của bài viết này là chia sẻ những kinh nghiệm sống của cá nhân, và trình bày một cách thực tập khí công đơn giản dễ hiểu, và sự áp dụng của khí công vào Việt Võ Ðạo.
2. KHÍ CÔNG

2.1. KHÍ CÔNG LÀ GÌ ?
Khí (người Tàu gọi là Chi hay Qi, người Nhật gọi là Ki ) là không khí hay hơi thở, công (người Tàu gọi là Gong hay Kung) là làm việc hay tự kỷ luật lấy chính mình. Khí công ( Chi Gong hay Chi Kung, hay qi gong ) là cách tập hít thở, với sự kiểm soát của đầu óc, nói cách khác đây là cách tập hít thở một cách có ý thức được luyện tập hàng ngày. Cách tập này thuộc về bên trong hay nội công.
Ở một trình độ cao, khí công là một cách luyện tập để kiểm sóat được nội lực, phân phối qua 12 đường vô hình trong thân thể gọi là kinh mạch. Mỗi kinh mạch có liên hệ đến một cơ quan ..... phân phối qua 12 đường vô hình trong thân thể gọi là kinh mạch. Mỗi kinh mạch có liên hệ đến một cơ quan hay bộ phận trong người như phổi, ruột gìa, bao tử, lá lách. Nơi đó nội lực được tích trữ và phân phối theo những giờ nhất định trong ngày và thời tiết trong năm. Nằm dọc theo đường kinh mạch là những huyệt đạo dùng để chữa thương hay đả thương. Thí dụ huyệt đạo ''Ruột già 4'' nằm ở trong hình tam giác giữa ngón cái và ngón trỏ, ''nếu dùng tay bấm nhẹ vào đấy'' sẽ làm cho da dẻ hồng hào trị táo bón, làm giảm đau ở cánh tay, vai, và cổ. Nhưng nếu bấm mạnh sẽ sinh ra rất đau đớn ở bàn tay và tác hại đến chức năng của ruột già.
Các bậc cao thủ trong võ lâm thời xưa rất giỏi về huyệt đạo. Khi giao đấu, họ đánh vào huyệt đạo để gây nội thương cho đối phương, hay điểm huyệt để kiềm chế đối phương.

CÁCH TẬP KHÍ CÔNG:
''Khí công rất có ích lợi cho sức khỏe: ngăn ngừa được bệnh tật, tăng sức mạnh, chống suy nhược tinh thần hay mất trí nhớ cho người già và tăng tuổi thọ.''

2.2.1. Nên tập Khí Công từ tuổi nào ?
Cái tuổi lý tưởng bắt đầu tập khí công là khoảng 14 tuổi vì khí công đòi hỏi im lặng, tập trung, kiên nhẫn, không được lo ra, tâm hồn phải thư thái, cho nên rất khó tập cho con nít .

2.2.2. Nên tập khí công như thế nào ?
Có 3 cách tập khí công được phân loại như sau:
1. Tĩnh (bất động) : Cách tập đứng như cây, thích hợp cho người lớn tuổi.
2. Ðộng (di chuyển) : Những bài quyền Tai Chi thích hợp với tuổi trẻ.
3. Cách tập thứ ba bao gồm cả hai cách trên : tĩnh và động, thích hợp cho tuổi trung niên.
Cả ba cách tập trên đều bao gồm kiểm soát : Ý Nghĩ, Hơi Thở và các Bộ Phận Thân Thể. Nó đòi hỏi sự luyện tập đều đặn hàng ngày, ít nhất một tiếng mỗi ngày. Tập liên tục từ năm này qua năm nọ không được gián đoạn.
Trong ba cách tập trên, cách tập số 1 và số 2 được phổ thông hơn cả. Cách tập số 1 hay khí công tĩnh sẽ được hướng dẫn sau này, nhưng cách tập số 2 sẽ được đề cập đến 1 cách vắn tắc do sự phức tạp của các bài quyền .
Tập Ý NGHĨ và THẦN KHÍ sẽ đưa đến tâm tịnh hay thiền, đó là sự kiểm soát của ý nghĩ, cảm nhận và ý thức được cái việc mình đang làm. Ngày xưa các vị chưởng môn hay cao thủ trong các môn phái, cứ mỗi năm vào trong các hang động bế quan vài tháng, các đệ tử lấy một tảng đá lớn bịt ngoài hang và canh giữ không cho ai được quấy phá, vì lúc đó họ đã tập trung được thần khí quên hết tất cả mọi sự chung quanh và bên ngoài, cho nên nếu bị quấy nhiễu tâm trí sẽ bị giao động rất dễ bị thương nặng. TẬP THỞ để kiểm soát được hơi thở bao gồm những phương pháp: thở ra, hít vào, và thổi ra gây tiếng kêu.
TẬP CÁC BỘ PHẬN THÂN THỂ là kiểm soát được cách đi, đứng, ngồi, nằm, quỳ và xoa bóp.

2.2.3. Nên tập khí công ở đâu ?
Khi tập khí công nên đứng ở ngoài trời dưới tàng cây, lý do cây hấp thụ khí Carbon di-Oxide - CO2 và nhả ra khí oxygen, nếu người tập đứng gần cây sẽ hít được khí oxygen tinh tuyền nhất.
Khi tập nên đứng xa dây điện, cột điện và đài phát thanh, vì những nơi này xuất phát ra từ trường sẽ lấn áp từ trường của con người sẽ làm cho ta yếu đi rồi sinh ra bệnh.
Ðiển hình là các nhà sư tu ở những chùa trên núi, khi vào thành phố thì cảm thấy mình yếu đi vì nội lực bị lấn áp bởi từ trường của dây điện trên cao hay chôn ngầm dưới đất, và cảm thấy nội lực tăng lên khi trở về chùa.
Ở bên Mỹ, những người có nhà gần hay dưới cột dây điện, họ bị ung thư và kiện nhà vì họ cho rằng điện phát ra những sóng cực nhỏ gọi là từ trường làm cho họ bị ung thư. Nhà đèn khi bị kiện họ cũng không nhận, và cũng không đính chánh, nhưng họ gởi tài liệu đến khách hàng, khuyên khi đi ngủ, nên nằm xa chỗ cắm điện, đồng hồ điện, máy hát.
Khi tôi đang viết bài này thì trên trang đầu của CNN có tin là chánh phủ Ý yêu cầu đài phát thanh Vatican giảm bớt số lượng phát sóng mỗi ngày vì dân chúng sống ở gần đài phát thanh tại thành phố Santa Maria Di Galeria sợ rằng có một số bịnh nhân mắc bệnh ung thư vì ảnh hưởng của những làn sóng phát ra từ đài phát thanh.

2.2.4. Khi Tập nên quay về hướng nào ?
Khi tập nên quay về hướng Bắc để hòa hợp nội lực hay nhân điện của mình với năng lực hay từ trường của trái đất, vì kim la bàn luôn luôn chỉ về hướng Bắc do ảnh hưởng của từ trường trái đất. Nếu đúng như vậy thì nội lực sẽ được sung mãn và tăng tiến rất nhanh.
2.2. CÁCH TẬP 1 :

KHÍ CÔNG TỊNH :
Có hai cách tập được mọi người biết đến nhiều nhất là cách ngồi bông sen (full lotus) và bán bông sen (half lotus). Cách tập thứ ba là đứng như cây (standing like a tree) được tập rất nhiều ở bên Tàu và sẽ được hướng dẫn như sau:

ÐỨNG NHƯ CÂY:
Cách tập này thuộc về khí công tịnh được một triết gia đạo Lão tên là Wang Chong Yang sáng chế ra khoảng 2000 năm khi ông ta nghĩ về cây. Tuy cây đứng im, bề ngoài trông bất động im lìm, nhưng bên trong là cả một sự chuyển động, tăng trưởng không ngừng, rễ cây hút chất dinh dưỡng để phân phối đến cành lá, lá cây đâm hoa, nẩy lộc kết trái. Theo cách đứng này thì tứ chi tay và chân hơi cong lại làm cho gân và bắp thịt hơi co lại nên kích thích máu phân phối điều hòa trong thân thể.
Nếu đứng như cây khoảng một giờ -- Lượng hồng huyết cầu sẽ tăng lên khoảng 1,5 triệu bạch huyết cầu tăng lên 3600, và hemoglobin tăng lên 3.2 g trong một mét khối máu. Hemoglobin chuyên chở oxygen đến các tế bào và bộ phận trong người. Nếu không tin ta thử đứng 20 phút ở thế tự nhiên, sau đó đứng 20 phút nhưng đầu gối hơi chùng xuống và tay hơi cong lại, ta sẽ thấy tay và chân trở nên ấm áp vì ở vị thế này kích thích máu chạy lẹ hơn. Theo đông y, máu không lưu thông sẽ sinh ra đau, nếu đau hoài mà không hết sẽ sinh ra bệnh.
- Ðứng như cây có thể tập mọi nơi vào giờ nào cũng được. Nên tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút. -Ðối với người mới tập, chân yếu tay mỏi, nên đứng 5 phút thôi, tăng lên 5 phút mỗi tuần cho tới khi được 20 phút.

2.3.1. Ðứng như cây số 1 (hình số 3)
Trong cách tập này, THỞ TỰ NHIÊN như hàng ngày. Nói cách khác đừng để ý về hơi thở thí dụ như thở sâu, hai thì hay bốn thì
- Ðứng im lặng, người mềm ra, khoảng cách đứng bằng hai vai.
- Chun hai đầu gối xuống, khi vừa thấy đầu ngón chân bị che khuất thì ngưng lại.
- Nhấc hai tay lên cho đến khi hai cánh tay song song với mặt đất, ngón tay hơi rời ra, lòng bàn tay úp xuống.
- Nhắm mắt lại thở tự nhiên và điều hoà, để ý đến huyệt Ðan Ðiền (3 ngón tay ở dưới rốn). Cứ đứng như thế càng lâu càng tốt.
- Khi chấm dứt từ từ mở mắt ra, đầu gối đứng thẳng ra, buông 2 tay xuống.
- Xoa 2 bàn tay vào nhau và vuốt 12 lần, từ mắt ra đàng sau gáy . Ði qua di lại khoảng 10 phút.

2.3.2. Ðứng như cây số 2 (hình số 4) :
Cách tập như số 1, nhưng 2 tay để ở trước bụng, lòng bàn tay xoay vào bụng, 10 ngón tay đối diện vào nhau.

2.3.3. Ðứng như cây số 3 (hình số 5) :
Cách tập như số 1, nhưng 2 tay để ở trước bụng, lòng bàn tay xoay vào ngực, mười ngón tay đối diện vào nhau.
Tập số 1 khoảng 3 tháng, sau đó tập cách số 2 khoảng 3 tháng, và tập cách số 3 khoảng 3 tháng nữa . Sau chín tháng, tập cả 3 cách đứng trên trong nửa giờ, 20 phút cho mỗi cách đứng. Cách tập trên có vẻ đơn giản nhưng không dễ, vì đứng như cây là một cách tập năng động trong tư thế bất động, giống như một cái cây, ''bề ngoài trông im lìm, nhưng bên trong là cả một sức sống mãnh liệt, không ngừng tăng trưởng và phát triển, thân cây trở nên cứng cáp, cao hơn và to hơn.''
2.4 CÁCH TẬP 2:

KHÍ CÔNG ÐỘNG : Ðây là những bài Tai Chi gồm những động tác di chuyển nhẹ nhàng và chậm có ý thức với sự điều khiển của trí óc. Khi tập phải yên lặng, tâm hồn thanh thản, không được lo ra, thở tự nhiên, và đặt ý niệm vào mọi động tác. Ví dụ khi hai tay đẩy ra, động tác tuy mềm mại nhưng ta tưởng tượng rằng đang đẩy một bức tường hay một vật đằng trước mặt. Mỗi một động tác rất mềm đang khi di chuyển nhưng mạnh và cả quyết khi ngừng lại hay đụng mục tiêu.
Bài quyền Tai Chi giúp người tập được quân bằng giữa tinh thần và thân thể như người ta thường nói ''một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện''. Về tinh thần nó giúp cho não bộ được tăng trưởng điều hòa vì cùng một động tác nhưng được lặp đi lặp lại đằng trước đằng sau, bên trái, bên phải. Như chúng ta đã biết, nửa óc bên trái kiểm sóat thân hình bên phải, nửa óc bên phải kiểm sóat thân hình bên trái. Và mỗi một động tác được điều khiển một cách có ý thức bởi não bộ . Về thân thể, tập TaiChi là tập gân cốt, vì tấn làm cho xương cứng và di chuyển chậm, thư thái sẽ làm cho gân dẻo, máu huyết lưu thông điều hòa cho nên ngăn ngừa được bệnh tật.
Người Việt Nam mình thường gọi những bài Tai Chi là Thái Cực Quyền nhưng đây không phải là những bài Nhu Quyền do Tổ Sư Trương Tam Phong của phái Võ Ðang sáng chế ra, mà là các bài quyền do các dòng họ ở bên Tàu chế ra, được truyền từ đời này đến đời nọ cho con cháu ở trong gia đình mà thôi, nói cách khác những bài quyền này có tính cách gia truyền. Sau này có người xem lén hay đánh cắp các sách viết rồi mới truyền ra bên ngoài. Tai Chi được dòng họ Yang sáng chế ra đầu tiên, rồi từ đó được phân hóa ra thánh Wu Hao, Chen, Kim. Mọi môn phái được đặt tên theo tên họ của gia đình. Hiện nay Yang Tai Chi được tập nhiều nhất ở bên Tàu, và được phổ biến rộng rãi bởi sở thể dục thể thao Trung Quốc.

2.5 ÐƯỜNG TIỂU KINH MẠCH và ÐẠI KINH MẠCH:
Như đã nhấn mạnh ở trên, tập khí công hơi thở phải điều hòa tự nhiên, không nên chú trọng vào cách thở. Sau khi tập khoảng ba tháng theo cách tập ''Ðứng như cây'', thân hình sẽ tự nhiên chuyển động hay lắc lư vì ''khi Tĩnh đạt đến trình độ cao sẽ chuyển thành động'' . Khi xảy ra như vậy, không nên kiểm soát mà cứ tập một cách bình thường. Ðây là giai đoạn đầu tiến triển của Khí công, đường tiểu kinh mạch được đả thông. Hay nói cách khác khí lưu thông điều hoà theo tiểu kinh mạch. Theo Ðông Y, khi máu huyết lưu thông điều hòa, sẽ làm cho con người được khỏe mạnh, từ đó sinh ra nội lực, nếu nội lực được tiết ra nhiều quá sẽ đem đến chuyển động. Nếu cứ tiếp tục tập, sau 2 năm tới 3 năm, đường đại kinh mạch sẽ được đả thông : Cơ thể trở nên ấm áp cả về nội tạng cũng như ngoại tạng.

2.5.1 Tiểu Kinh Mạch (hình số 1) :
Khi đường tiểu kinh mạch được đả thông. Một luồng khí ấm sẽ chạy từ huyệt đạo số 1 đến số 5 rồi trở về số 1.
Dan Tien (Ðan Ðiền) : 3 đốt ngón tay ở dưới rốn. Ðây là trung tâm của nội lực, ta dùng nó để cắm 1 cành hoa, vẽ 1 bức tranh, công phá 1 viên gạch.
Hui Yin (Hội Âm) : Nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Ðây là huyệt tử, nếu đánh vào đây sẽ bị chết.
Ming Meng (Mệnh Môn) : Nằm sau lưng đối diện huyệt Ðan Ðiền . Ðây là huyệt của sự sống, tích tụ khí âm.
Bui Hui (Bách Hội) : Nếu lấy 2 ngón tay cái đè lên đầu hai tai, nơi mà 2 ngón tay giữa đụng nhau ở trên đỉnh đầu là huyệt Bách Hội tích tụ khí dương.
San Chung (Ðản Trung) : Nằm ở giữa 2 đầu vú, đây là huyệt tim .

2.5.2 Ðại Kinh Mạch (Hình số 2) :
Sau khi tập khí công được 2 tới 3 năm, đường Ðại Kinh Mạch sẽ được đả thông, người tập sẽ cảm thấy thân mình được ấm áp, bao gồm tay chân và các bộ phận trong người. Khí sẽ chạy vào các huyệt đạo số 1, 2, 6, 4, 5 rồi trở về số 1 được tóm tắt như sau:
Khí bắt đầu từ huyệt Ðan Ðiền (số 1) chạy tới huyệt Hội Âm (số 2)
Từ Hội Âm chạy tới huyệt Dũng Tuyền (số 6 nằm dưới lòng bàn chân)
Từ Dũng Tuyền (số 6) khí sẽ chạy trở về Hội Âm rồi qua Mệnh Môn (số 3) và Dazhui (Ðại Chùy) (số 7, nằm đàng sau ở phần cuối của cổ)
Từ Ðại Chùy khí sẽ chạy tới huyệt Laogon ( Lao Công ) (số 8 nằm ở lòng bàn tay) và trở về lại huyệt Ðại
Chùy ( số 7 )
Từ Ðại Chùy khí sẽ chạy qua huyệt Bách Hội (số 4) , Ðản Trung (số 5), và trở về lại huyệt Ðan Ðiền (số 1)
3. QUAN HỆ GIỮA KHÍ CÔNG VÀ ÐÔNG Y
Thuốc bắc hay thuốc Tàu quan niệm rằng con người là một nhất thể mà bệnh tật đều do mất quân bằng giữa âm và dương, nội và ngoại, nóng và lạnh, rỗng và đặc mà ra. Chính âm (đàn bà, màu đen, lạnh, mặt trời ( ?), mùa thu, mùa đông) và dương (đàn ông, màu trắng, nóng, mặt trăng ( ?), mùa xuân, mùa hè) hòa hợp với nhau mà sinh ra vũ trụ" âm dương tương thôi như sinh vạn vật". Âm và dương được biểu hiệu qua hình về tai-ji, trong đó thiếu vắng một cái gì tuyệt đối, "có nghĩa là không, không nghĩa là có" giống như bóng trăng rằm trôi lơ lững trên dòng sông mà nhà văn Cao Bá Quát ta:
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Thu trong bóng nguyệt dòng sông
Có không, không có, có không bao giờ
Cao bá quát

Hoặc
Âm dương tương thôi
Như sinh vạn vật
Ca Dao

Hoặc
Có âm dương có vợ chồng
Dẫu từ thiên địa đã vòng phu thê
Ca Dao

Âm dương là hai thái cực khác nhau, nhưng trong âm phải có dương và trong dương phải có âm. Cho nên muốn mạnh khỏe phải quân bình giữa âm và dương.
Khí công dùng để ngăn ngừa bịnh, nhưng thuốc bắc hay châm cứu dùng để chữa bệnh. Tập khí công để ngăn ngừa bệnh bằng cách quân bằng khí âm dương trong con người. Khí âm dương mất quân bằng sẽ sinh ra bệnh, khi chẩn đoán bệnh, thầy thuố kết luận rằng, bệnh nhân mắc bệnh vì dương thịnh âm suy hay âm thịnh dương suy. Nếu âm thịnh dương suy, thuốc bắc sẽ cắt những vị thuốc làm yếu âm và thịnh dương làm quân bằng lại âm dương. Trong châm cứu, những mũi kim được đâm vào ( ?) những huyệt đạo âm để kích thích những huyệt này phát ra khí âm nhiều hoi( ?) hơn ( ?) để quân bằng âm dương. Nói tôi( ?) tóm ( ?) lại âm dương quân bằng là kết quả của tập khí công.
4. ÁP DỤNG KHÍ CÔNG VÀO VIỆTVÕÐẠO
Mọi người đều tập võ lâu dài đều biết rằng, muốn tập võ có tiến triển thì phải cần có nội lực và căn bản. Vì nội lực làm cho người tập được khỏe mạnh, dẻo dai, và chịu đựng được khi đánh hay va chạm với đối thủ. Căn bản là cần thiết vi càng tập lên cao đều phải dựa vào căn bản từ vở lòng như thế tấn, đấm, chém, gạt, té cho đúng kỹ thuật. Ðòn thế không cần tập nhiều mà hơn nhau ở chỗ tập ít nhưng thuần thục.
Trong chuyện Lục Mạch Thần Kiếm có kể rằng khi pháp sư của nước Phổ Thồn (Thổ Phồn ?) là đại luân minh vương Cưu Ma Trí lên đại náo chùa Thiếu Lâm, các vị sư cao tăng trong chùa không ai địch lại ông ta. Lúc bấy giờ có một chú tiểu tên là Hư Trúc, chỉ học được La Hán Quyền và Vi Ðà Chưởng là môn vở lòng của Thiếu Lâm, nhưng nhờ có nội lực phi thường nên đánh với Cưu Ma Trí cả trăm chiêu mà không phân thắng bại. Quần tăng theo dõi cuộc chiến đều hoa mắt vì thấy Hư Trúc chỉ dùng có mấy chiêu vở lòng của Thiếu Lâm đánh đi đánh lại mà Cưu Ma Trí cũng không thắng nỗi.
Ta biết rằng võ học mênh mông không biết đâu là bờ bến, mình học cả đời cũng có người khác cao thâm hơn. Cho nên ta phải học tính khiêm nhường và học hỏi cái hay từ người khác.
Như đã nói ở trên, tập khí công đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn, phải tập luyện đều đặn mỗi ngày mới có kết quả. Khí công làm cho môn sinh được khỏe mạnh tránh được bệnh tật, từ đó mới có sức lực mà tập võ. Trong mỗi buổi tập, nên dành ra khoảng 20 phút để tập khí công. Ở trình độ từ hoàng đai một trở lên, sẽ bắt đầu dạy về kinh mạch và huyệt đạo để:

1. Bấm huyệt và Ðiểm huyệt
2. Xoa nắn những đường kinh mạch và huyệt đạo để ngăn ngừa bệnh tật và chữa bệnh.
3. Cứu thương cho môn sinh và chữa bệnh cho người khác.

Khí công được áp dụng vào các đòn chiến lược, các thế phản đòn và các bài quyền như sau:
Khi dạy đòn mới cho môn sinh phải chú trọng những điểm sau đây:
• Ðánh chậm trước, rồi sau đó mới tăng dần dần từ chậm lên nhanh.
• Ðòn thế phải đánh bằng ý lực, ý có nghĩa là mới đòn thế phải đánh một cách có ý thức với sự điều khiển của trí óc, chứ không được đánh một cách máy móc theo thói quen. Lực ở đây là nội lực, nghĩa là sức mạnh phát xuất từ huyệt đan điền mà ra chứ không phải bắp thịt bên ngoài, cho nên trước khi ra đòn hít vào, khí tụ tại đan điền. Khi ra đòn, thở ra, khí phát xuất từ huyệt đan điền ra tay hay chan, cho tay chân phải mềm hay thư thái khi ra đòn và quả quyết hay mạnh khi chạm mục tiêu.
• Mỗi động tác khi đánh phải mềm và thư thái khi ra đòn nhưng mạnh và quả quyết khi chạm mục tiêu.
Nếu không áp dụng những quy tắc ở trên, những bài quyền và đòn chiến lược chỉ là ngoại công, chỉ tập đến một mức nào đó thì ngưng chứ không tiến được nữa.

Về Đầu Trang Go down
 
VIỆT VÕ ÐẠO : Khí Công
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Võ Việt Nam hay ở chỗ nào?
» Đạo mẫu ở Việt Nam
» Tinh Anh Việt Võ
»  Sách Tự Học Viết Chữ Hán
» Nhìn Ra Thế Giới Với Võ Thuật Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến