CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  Empty
Bài gửiTiêu đề: Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm    Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm  I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:00 am


Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm

Võ Sư Lý Hồng Tuấn

Người đăng, đánh máy: Thanh Long


Các nhà khoa học ngày nay đang có khuynh hướng chạy về phương đông để nghiên cứu về nền văn minh hàng ngàn năm trước tại các nước Á Đông.

Với những triết lý cao siêu mà gần đây đã làm trấn động và gây kinh ngạc cho các giới Tây Phương như ngành : Châm Cứu, Thôi Miên, Zen, Yoga, Tai Chi, v...v...

Các nhà khoa học đã công nhận và đem vào bệnh viện chữa trị cho bệnh nhân dưới hình thức vật lý trị liệu, châm cứu và đồng thời họ cũng sáng chế ra những loại máy điện tử để rò ra những huyệt đạo trong cơ thể con ngườị

Thiếu Lâm là một bộ môn rất cao siêu và minh triết mà hầu hết mọi người đều biết đến. Tinh hoa của Thiếu Lâm là Võ Đạọ Thực sự ra võ thuật chỉ là những kỹ thuật tự vệ, dùng quyền cước để chiến đấụ Nhưng nếu võ thuật chỉ giới hạn ở phần tự vệ và chiến đấu thì thật là thiếu sót rất lớn cho kho tàng văn hóa Đông Phương và mất đi phần minh triết cao siêu của chữ ĐạO mà các giới Tây Phương đã thầm thán phục và ngưỡng mộ.

Võ là ĐộNG, Đạo là TịNH. Tinh thần Võ Sĩ Đạo là mượn cái động để trở về cái tịnh. Có tịnh thì con người mới lập được quân bình cho chính mình. Có quân bình trong cơ thể thì mới phát sinh phần sáng suốt của trí tuệ.

Ngày xưa đạt ma sư tổ sang Trung Hoa truyền môn nội công, khí công và tĩnh tọa cho các đệ tử ở chùa Thiếu Lâm (hay còn gọi là công phu) hầu giúp các vị sư được khỏe mạnh, sống lâu và đầu óc minh mẫn, sáng suốt một cách phi phàm (mở tuệ).

Nội công là những thao tác giúp ta tự khai mở những huyệt đạo trong cơ thể, kết nạp thanh khí điển của càn khôn vũ trụ và đồng thời khử đi phần trược khí trong cơ thể. Trược khí nhiều thì sinh ra bệnh hoạn. Do đó nhờ luyện nội công cũng giúp cho ta quán thông được ngũ hành và tứ đại của bản thể. Qua đó tâm tánh của chúng ta sẽ trở nên trầm tĩnh, hiền hòa và bác áị

Khí công là phương pháp luyện khí đan điền, dùng hơi thở để nạp khí hạo nhiên và khôi phục lại nguyên khí. Khi nguyên khí được khôi phục thì con người sẽ được trường thọ, trẻ trung và vui vẻ yêu đời (hay còn gọi là pháp trường sinh).

Nhờ vận chuyển nội công và khí công hàng ngày, đốc mạch và nhâm mạch sẽ khai thông, từ đó con người sẽ sinh ra sáng suốt, minh mẫn và sẽ đi đến chỗ vi diệu mà hành giả cũng khó thố lộ ra cho người khác biết.

Trở lại vấn đề, do bối cảnh lịch sử sau này, từ những bộ nội công và khí công căn bản đó, Thiếu Lâm mới tác chế thành 72 đòn tay (cầm nã thủ), 72 đòn chân (bát quái kỳ môn địa tấn), 108 đòn chõ, 72 tuyệt kỷ thân pháp căn bản.

Sau khi đã đầy đủ nội lực căn bản (nội công) thì mới bước sang bài quyền.

Căn bản của một bài quyền bao gồm tấn pháp, thân pháp, quyền pháp và cước pháp. Tùy theo trình độ, nội lực, khí lực, võ sinh sẽ học những bài quyền đi từ sơ cấp cho đến trung cấp như : tiểu niệm mầu, tiểu khai môn, tứ trụ, la hán quyền, mai hoa quyền, v...v... Bước vào hàng trung cấp, võ sinh sẽ được chọn lựa để học chuyên ngành tùy theo thể tạng và sở trường của mình để luyện thành tuyệt chiêụ

Người tạng nhỏ thì luyện Báo Quyền, người thấp mà thân thể rắn chắc thì luyện Hổ Quyền, người trung bình thì luyện Xà Quyền, tạng người to lớn thì luyện Long Quyền, tạng người gầy cao thì luyện Hạc Quyền, v...v...

Muốn bước lên học tiếp những bài quyền của hàng cao đẳng thì cũng tùy theo căn duyên và trình độ nội lực và khí lực của hành giả. Vì nếu nội lực và khí lực chưa tròn đầy mà gắng tập hoặc lóm sẽ bị nội thương hoặc tẩu hỏạ

Tiểu đắc công phu căn bản của hàng trung cấp là xúc cốt công, nhuyễn công hay còn gọi là huyền công, đàn kình, khí kình và khinh linh quyền.

Khinh Linh Quyền là sự huyền diệu của tấn pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp phối hợp cùng tâm ý hiệp nhất. Cương, nhu, dũng, trí, tịnh, trong hư mà thật, trong thật mà hư, trong cương mà nhu, trong nhu mà cương, huyền huyền, ảo ảo, biến hóa không lường. Từ đây, hành giả mới bước sang lục hợp.

Lục Hợp là sự phối hợp giữa khinh linh và huyền công để điều khiển ngũ hành, tương khắc, tương sinh. Từ lục hợp mới bước sang tĩnh tuệ quyền, vô vi quyền (vô vi là sự trống không nơi tâm mà người đòi thường có câu : vô chiêu thắng hữu chiêu).

Vô Vi Quyền là liên kết giữa hệ thống thần kinh và huyệt đạo trong cơ thể nhờ vào sự công phu lâu ngày, do đó những huyệt đạo trong cơ thể sẽ dẫn khí lực ra rất maụ Khi muốn xuất thủ thì đòn tự ra chứ không còn phải vọng tâm mà động thủ. Nói cho dễ hiểu là mỗi cử động đều nhanh như phản xạ của cặp mắt khi gặp bụi thì nhắm lại, khi té thì tay tự đỡ lấy thân chứ không cần phải suy nghĩ trước khi nhắm mắt hay chống taỵ Từ vô vi quyền mới tác chế ra bài lúy quyền (võ say). Đứng ở tư thế mất thăng bằng như người say rượu mà vẫn xuất chiêu nhanh nhẹn, chớp nhoáng và đầy uy lực. Đến giai đoạn này, hành giả mới bắt đầu luyện bài Đạt Ma Khí Công.

Đạt Ma Khí Công : Thao tác đưa đến vô vi, vô vi đua đến khí lực, khí lực nuôi dưỡng thao tác. Thao tác có sự sắp xếp thứ tự sinh ra bài Đạt Ma Khí Công. Khi luyện Đạt Ma Khí Công, tâm linh sẽ được phát triển một cách sáng suốt, hiền hòa, từ bi, huyền diệu vô cùng. Giai đoạn này hành giả sẽ tự ngộ pháp, trí huệ sẽ mở về bên triết giới và lúc này hành giả mới thật sự thấu hiểu Thái Cực.

Thái Cực Quyền : là sự động tịnh biến hóa của lưỡng nghi mà tri giác không kịp kiểm soát (âm dương chi mẫu).

Biển có lặng minh châu mới phát
Lòng cho yên mới hiện được thần.

Tâm thật yên lặng thì mới có thể thấu hiểu được yếu lý của Thái Cực Quyền. Thái Cực là nguyên lý cấu tạo nên càn khôn vũ trụ. Do đó Thái Cực Quyền là trình độ của các cao nhân đã qua qúa trình lãnh hội võ đạo và đắc pháp công phu mới đi theo bài Thái Cực để luyện tâm và ý. Thái Cực Quyền không chỉ giới hạn là một môn võ dưỡng sinh như nhiều người lầm tưởng. Thái Cực Quyền là sự tổng hợp của các tinh hoa của võ đạọ Tóm lại võ đạo là mượn cái động để trở về với cái tịnh hầu lập lại quân bình âm dương trong cơ thể, khỏe mạnh, sống lâu, hòa ái, vui vẻ trong một tinh thần sáng suốt và minh mẫn.

Vũ môn thái cực khí thành văn
Thế sự như kỳ bất chấp tâm
Khôi phục nguyên âm thần Hiển lộ
Công phu hành tiến ngọc khai vầng.

Kính Bái,

Võ Sư Lý Hồng Tuấn.
Thất thập nhị huyền công Thiếu Lâm Tự

Người đăng, đánh máy: VietKiem




Võ công Thiếu Lâm được khám phá, trước tác bổ túc thêm mỗi ngày mỗi nhiều qua tinh thần kích lệ di ngôn của Tổ Sư để lại, do đó các Sư trưởng, các cao thủ thiên tài Thiếu Lâm Tự, lần lượt phân chi khai sinh nhiều lối luyện công vô cùng mới lạ, nhiều bài quyền tân kỳ nổi danh như: Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế, chế ra bài "Linh thú ngũ quyền" gồm Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc mỗi bài nếu thu hẹp lại thì có 4 cách biến chuyển theo tư thế của 4 loài thú tiên, cách luyện cực kỳ chậm chạp, bài này sau được dành cho môn đồ sở đẳng luyện nội công nhập môn trước khi chính tông luyện công ở các bực cao hơn. Cũng bài này khai triển thành 128 thế với những đường quyền, cước vô cùng lợi hại: Khi nhu khi cương, khi hư khi thực, chợt cao chợt thấp, chợt xa chợt gần, biến ảo dị thường.

Minh Tông đại sư một hôm đang luyện bài Mê tông La Hán quyền, chợt nhìn ra sân chùa, thấy những cách mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông, hòa điệu với tuyết phủ, người quyên mất thực tại, chân vẫn bước theo bộ vị mà tay cứ uốn éo theo tư thế của những cánh hoa rơi, mỗi cánh mai rơi rụng một khác, sau này người khám phá ra những thế quyền mới, trong ba ngày đêm sáng tác một loạt 5 bài quyền, gọi là "Ngũ Lộ Mai hoa quyền" bốn bài đánh theo bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây một bài chủ tại trung ương, tổng hợp của 4 bài kia, vận khí nhiều hơn dụng lực, bài này sau được chuyển danh thành "Mai Hoa Phong Vũ quyền", gọi tắt là Phong quyền, chủ nhu hòa vận khí, từ thế ẻo lả mềm mại như không có hơi sức. Phong quyền chuyên đánh gió, là khắc tinh của Lôi quyền. Ai đã từng luyện 5 bài Mai Hoa đều nhận thấy điều đó. Nhiều người lầm tưởng "Ngũ lộ Mai Hoa" là sáng tác của Ngũ Mai lão ni đời Mãn Thanh. (Hai danh từ giống nhau chỉ là sự trùng hợp vô tình. Ngũ Mai Lão ni nguyên họ Hoàng Hoa ở Bạch hạc sơn, Long sơn Tự, Họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc: Hoàng Hoa trại, trại được lập từ đời vua Sùng Chính nhà Minh, đặc biệt của phái "Bạch Hạc " là thương pháp nổi dahn nhất có bài "Bạch Hạc thiết hê thương" ) còn quyền cước hoàn toàn thuộc Thiếu Lâm.

Chiêu Đức sư trưởng nương theo bài La Hán Lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền, một bài quyền vời lối đấm đá ào ạt, mạnh như vũ bão, nhanh như điện chớp, bài này dùng để kết thúc trận đánh, hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông ngườị Năm pho sách của Tổ Sư để lại quá súc tích, hàm dưỡng nên đã trải qua bao nhiêu thế hệ, mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết. Từ 5 pho sách ấy những võ công mới lạ cứ sanh nở ra mãi, có người cao hứng mai lo luyện tập và truyền dạy những lợi thế của mình, lần ra những nguyên tắc căn bản.

Thiếu Lâm phái nổi lên một phong trào sáng tác sôi nổi hơn bao giờ cả -- xưa nay vật cùng tắc biến, thế sự thăng trầm, tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn, các trưởng lão Thiếu Lâm Tự dư hiểu điều đó, các ngài lo buồn và bắt buộc hành động để cứu vãn tình thế.

Mùa thu năm 1333, tây lịch, vào đời vua Huệ Tôn (Thuận Đế) niên hiệu Nguyễn Thông, Đại Hội võ thuật Thiếu Lâm khai mở, không phải để biểu diễn võ công tường trình công tác, mà để chỉnh lý nội bộ. Đại Hội này có mặt bốn vị Trưởng Lão tiền bối Thiếu Lâm đã ẩn cư gần 20 năm nay, nay lại xuất hiện để minh chức cho một khúc quanh trong lịch sử Thiếu Lâm. Triệu tập Đại Hội do sư trưởng đời thứ 12: Nguyên Hạnh thiền sư, dự Đại hội gồm có các trưởng tràng chi nhánh, các tân, cựu môn đồ, các quan nhân (nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh) mục đích của Đại Hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, kỳ Đại Hội cũng sửa lại một vài qui điều đã lỗi thờị Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi, gần 700 đại diện chi nhánh võ phái toàn quốc đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, phần cuối Đại Hội vô tình lái qua một hướng khác: các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày Tổ Sư viên tịch, mà các môn này đã được các Sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lý do nào lại không được tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau gần nửa tháng bế tắc Đại Hội và Sư trưởng chưa tìm ra phương pháp thích đáng thì Nguyên Nhiên tăng một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm đưa ra ý kiến là phải tập những võ công căn bản, sau đó ai có thiên tài gì tùy ý luyện riêng. ý kiến được chấp nhận.

Sau khi tổng kết lại thì ngoài 5 pho sách do tổ sư lưu truyền, số sáng tác sau này có cả ngàn thứ khác nhau, được xếp thành 72 loại, dù sau này có một thiên tài tìm thêm được các công phu mới nữa, và có la lớn lên rằng đây là loại đặc biệt chưa từng có thì cũng vui lòng được cho xếp vào một trong 72 trên vì cùng thứ và không ngoài 72 thứ mà Đại Hội đã ấn định, vd. như có nhiều cách tập khinh công khác nhau, cách tập có nhiều nhưng chung quy cũng để luyện khinh công thì được xếp vào tuyệt kỹ thứ 15 : có tất cả 8 phương pháp tập thủy công khác nhau và dù sau này có thêm nhiều cách mới nữa thì cũng thuộc bộ thủy công .. 72 môn loại này được thiên hạ truyền thành danh là 72 tuyệt kỹ, danh từ đặc biệt của Thiếu Lâm gọi là "Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ". Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ này cũng đủ căn bản ra thành lập một võ phái, lần đầu tiên một cao tăng Thiếu Lâm luyện được 7 tuyệt kỹ vang danh và kỳ nhân trong giới võ lâm Trung Hoa.
Thiếu Lâm Bạch Miêu Phái
Đà Hải

Người đăng, đánh máy : Thanh Y Khách






Vào năm 1820 có rất nhiều quan lại triều đình bị thất thủ chạy lạc đến huyện Triều Châu, Trung Quốc. Họ vào ngôi miếu có tên "Tứ linh miêu". Trong miếu có thờ Đạt Ma Tổ Sư và bốn con mèo ở dưới đế chân viền của bàn bao gồm: Bạch Miêu, Hoàng Miêu, Hắc Miêu, Tam Thể. Họ lấy tên Bạch Miêu đặt cho môn phái mình và cầu xin xăm để chứng nghiệm. Tất cả mọi việc đúng như họ cầu xin và môn phái Bạch Miêu ra đời từ đó.

Họ lấy vùng này làm nơi cư ngụ, sinh sống bằng nghề dạy văn, võ, y học. Trong thời gian này, một vài người trong số họ bị mất dần. Năm 1919, những người cao tuổi ở lại duy trì việc hương hỏa, lớp trẻ di cư sang Việt Nam sinh sống. Họ sống bằng nghề buôn muối, bán thuốc, thí võ để sinh nhai qua ngàỵ

Nơi đặt chân đầu tiên của họ đến vùng đất Việt Nam là kinh đô Huế, rồi sau đó lan dần đến Thái Phiên (Đà Nẵng ngày nay) và Faiphô (Hội An ngày nay). Năm 1919-1940, những minh sư truyền bá lại y học và võ học tại Faipho và Non Nước (Đà Nẵng) có thể kể đến: Quách Trịnh Thạch, Diệp Thế Phùng, Quách Mạnh Ôn, Miêu Khả Diệp, Thạch Chí Mìn. Đến năm 1956, một số minh sư chuyển vào vùng Chợ Lớn - Sài Gòn dạy tại bến Hàm Tử (Chợ Lớn). Tại Quảng Cái Đông, Non Nước những minh sư chịu trách nhiệm giảng dạy là: Quách Tịnh Khả, Quách Mạnh Hà, Lâm Quang Phướng, Quách Trịnh Thạch.

Trong thời gian này, các môn sinh ăn học tại Quảng Cái Đông, Non Nước được thượng tọa Thích Pháp Nhãn đỡ đầu. Hiện nay hầu hết các môn sinh đều thất lạc hoặc qua đời, còn lại anh Hoàng Bá Dũng trú tại Đà Nẵng với cấp bậc Bạch đai. Những bài quyền, công phu đặc trưng của môn phái là: Bạch miêu quyền, Thập bát thức, Trảo công quyền, Kinh công, Uyển công, Tâm pháp.

Hệ thống đẳng cấp của môn phái bao gồm các màu: đen, nâu, xanh, đỏ, và trắng. Chương trình huấn luyện gồm 5 hệ ứng với 5 màu đai: sơ cấp (đai đen, 12 tháng), trung cấp (đai nâu 24 tháng - xanh 12 tháng - đỏ 12 tháng), cao cấp (đai trắng 16 tháng). Thiếu Lâm Hắc Miêu Phái Thiếu Lâm Hắc Miêu phái do Đức Sơn thiền sư sáng lập, có nguồn gốc tại Quảng Châu, Trung Quốc. Môn phái này được biết đến ở Việt Nam do thầy Bạch Long Sơn ở huyện Trảng Bàng. Sau đó, thầy giảng dạy ở nhà người cháu họ ở chợ An Đông, Sài Gòn.

Những bài quyền đặc trưng của môn phái: Hắc miêu sơn, Trường đoản miêu sơn. Các thế tấn đặc trưng là Long tấn, Miêu tấn, Hạc tấn, Vĩ tấn.

Võ khí đặc trưng: Trường côn, đoản côn. Thiếu Lâm Hắc Miêu phái dựa vào Long tấn làm bộ pháp, bộ bông làm thủ pháp, dùng nhãn pháp chế ngự mọi hoạt động.

Võ phục của môn phái là màu đen, định 5 màu đai theo thứ tự: đà, xanh, vàng, đỏ, hồng. Ngày nay đai cao nhất màu hồng đổi thành màu trắng cho phù hợp với võ cổ truyền Việt Nam. Hiện nay, môn phái này do đại đức Thích Minh Thắng, tên thật Nguyễn Trần Hoàng Hải, biệt danh Hải Vân Sơn giảng dạy tại Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng và Đông Hà.

Về Đầu Trang Go down
 
Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm
»  Giảm Thiểu Cảm-Cúm mùa Ðông
» Làng võ không thể thiếu "võ gà"
» Giới thiệu Mật Tông Việt Nam
» GIỚI THIỆU MẬT PHÁP THỜI LUÂN - Introduction to the Kalachakra

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến