CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT   TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 1:44 am

TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT


Ma thuật là một hình thái của tín ngưỡng nguyên thủy. Dưới dạng tàn dư, nó còn tồn tại mãi cho đến ngày nay.
Một trong những vấn đề khi nghiên cứu ma thuật là sự phân loại. Trong các tài liệu khoa học, ta thấy có nhiều cách phân loại. Sở dĩ như vậy là vì người ta dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại. Đáng chú ý hơn cả là cách phân loại ma thuật dựa trên mục đích. Theo tiêu chí này, người ta chia ma thuật ra làm 2 loại: Ma thuật đen và ma thuật trắng.
Cách đây 3 năm, tôi đã có bài nghiên cứu về ma thuật đen (tức là ma thuật làm hại được đăng tải trên tạp chí Dân tộc học. Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ đề cập đến ma thuật trắng, và nêu lên ý kiến nhận xét về sự phân loại ma thuật này.
A. MA THUẬT TRẮNG
I. Ma thuật trong hoạt động mưu sinh là dạng ma thuật xuất hiện vào loại sớm nhất trong xã hội loài người. Dưới xã hội nguyên thủy, nhất là trong giai đoạn con người mới hình thành, theo sự phân kỳ khảo cổ học là sơ kì đồ đá cũ, công cụ sản xuất bằng đá cũ rất thô sơ, kinh nghiệm kiếm sống còn rất ít ỏi, nên cuộc sống con người cực kỳ bấp bênh. Con người phải cầu đến các sức mạnh siêu nhiên, để vượt qua đói khát bệnh tật. Vì vậy mà nảy sinh và phát triển ma thuật trong hoạt động mưu sinh. Các nhà khoa học đã chia các hoạt động mưu sinh của con người ra làm 2 loại. Cổ xưa nhất là các hoạt động chiếm đoạt, thừa hưởng của cải sẵn có trong tự nhiên. Đó là các hoạt động săn bắt (khi mũi tên ra đời là săn bắn), lượm hái và đánh cá. Ở thời gian muộn hơn, với cuộc cách mạng đá mới, hoạt động của cong người là sản xuất thì trồng trọt ra đời, lúc đầu là trồng trọt bằng công cụ cầm tay, ở giai đoạn cao hơn, là trồng trọt bằng lưỡi cày và sức kéo của gia súc.
Có một thời kỳ người ta cứ tưởng rằng hoạt động mưu sinh nào của con người cũng đều mang tính ma thuật. Nhà dân tộc học nổi tiếng B.Malinôpxki sau một thời gian dài nghiên cứu thực địa ở các đảo Trobriăng, thuộc quần đảo Mêlanêdi châu Đại Dương đã nêu lên tập quan của thổ dân sau đây có tính quy luật. Khi trồng khoai sọ và môn thổ dân dùng ma thuật. Nhưng khi trồng dừa, chuối, xoài, mít thì không dùng ma thuật. Trong hoạt động đánh cá, nếu đánh bắt cá mập đầy nguy hiểm thì dùng ma thuật, còn các loại cá không nguy hiểm đến tính mạng con người thì không dùng ma thuật. Khi đóng thuyền thì dùng ma thuật, khi làm nhà thì không. Cư dân đảo Trobriăng rất thạo nghề chạm khắc trên gỗ. Nếu chạm trên gỗ mềm và hoa văn đơn giản, ai cũng làm được thì không dùng ma thuật, còn nếu chạm trên gỗ cứng hoa văn phức tạp, không phải ai cũng làm được thì lại dùng ma thuật. Từ đó Malinôpxki đi đến kết luật như sau:
Ma thuật được sử dụng trong hoạt động mưu sinh khi kết quả đạt được là bấp bênh: có may và có rủi, có khó khăn và có thuận lợi, có thành công và có thất bại, có vui mừng và có sợ hãi, có hy vọng và có thất vọng. Và như vậy khi hoạt động kiếm sống trong những điều kiện được đảm bảo, tổ chức lao động hợp lý, kết quả đạt được là chắc chắn thì khi đó không cần đến ma thuật.,
Tài liệu Dân tộc học cho ta hay rằng trong hoạt động mưu sinh của con người, ma thuật cổ xưa nhất liên quan đến săn bắt (săn bắn), hái lượm và đánh cá. Các bộ lạc của thổ dân Úc cho ta những ví dụ rất tiêu biểu về các loại ma thuật này. Thổ dân Úc sống cuộc sống du cư trên một miền đất, nhất là ở vùng sa mạc hè thì khô cằn, con người sống lay lắt. Mua mưa thì suối sông đầy nước, cây cỏ nẩy mầm xanh tươi, động vật sinh sôi nảy nở. Mỗi năm cứ mùa khô sắp qua, mùa mưa sắp tới, thổ dân tổ chức các nghi lễ đậm tính chất ma thuật gọi là “Intitrium”, đón mừng sự chuyển mùa, và sự sinh sôi của động vật và thực vật, cũng tức là sự sinh sôi của tổ tiên, mà thổ dân tin là tổ tiên xa xưa của mình.
Ma thuật mưu sinh tồn tại rất dai dẳng và mang tính phổ biến trong xã hội loài người. Cố nhiên hiện nay nó không còn ở dạng nguyên vẹn như thuở ban đầu, dưới xã hội nguyên thủy, mà chỉ là những dấu vết tàn dư mà thôi.
Sau đây là một số biểu hiện của ma thuật săn bắt (săn bắn). Người đi săn thực hiện các động tác phù phép vào các dụng cụ săn như lao, mộc, lưới. Vẽ các hình vẽ vào mặt và thân hình, xoa và bôi một số bột hoặc dưới dạng nước vào tay chân, thân hình và các dụng cụ săn, đeo vào người các loại bùa. Lại còn phải tuân thủ một số kiêng cữ: như không ăn một số thức ăn, không được sinh hoạt tình dục. Đối tượng săn bắt và con đường đi về đều phải tuyệt đối giữ bí mật. Rất kiêng gặp người đi giữa đường, đặc biệt là kiêng nhận các lời chúc may mắn v.v…
Về việc giữ bí mật khi đi săn, nhà Dân tộc học Việt Nam Nguyễn Trúc Bình, khi viết về tập quán đi săn của dân tộc Kháng ở Tây Bắc nước ta, cũng có nhận xét tương tự “Đặc biệt khi đi săn, họ không bao giờ nói là đi săn, mà chỉ nói là đi chơi”, hoặc không để ai biết, cũng không muốn ai hỏi vì sợ để người ngoài biết thì cuộc đi săn sẽ không may mắn(3).
Bộ lạc Úc sử dụng phổ biến ma thuật săn bắn như sau: Vẽ trên đất, cát hình con thú, rồi lấy tên bắn vào. Bộ lạc Punan của dân tộc Daiăc thì cột vào ống tên và tên những bùa phép bằng răng cá sấu hay đá. Họ bôi vào các bùa phép máu thú săn được. Còn bộ lạc Iban thì dùng làm bùa phép một chiếc gậy, mà đầu khắc hình con người. Ở bộ lạc Bagănda (Đông Phi), khi đi săn thú nhỏ thì làm phép vào lưới săn để con vật không thoát ra được. Các dân tộc Bắc Á thì tẩm vào dụng cụ săn bắt một thứ dầu thơm để cho thú vật không đánh được hơi người.
Ma thuật săn bắt ở người Nga có nét độc đáo sau. Khi gặp người đi săn trên đường đi, thì người ta nói: Không cho ngươi một chiếc lông nào cả. Đó là lời chúc may mắn, nhưng nói ngược lại. Vì chúc may mắn, sẽ gặp rủi ro. Nói không may mắn thì lại đạt kết quả. Vì vậy ngày nay, câu nói không may mắn khi gặp người đi săn, trở thành lời chúc may mắn không chỉ đối với việc đi săn mà tất cả các sự kiện trong đời sống con người, ví dụ đi thi, đi buôn bán, đi hỏi vợ v.v… (Câu chúc may mắn tiếng Nga là: “Hu ryxa Tecle, hu repa”
Ma thuật đánh bắt cá. Người ta có tập quán gác các dụng cụ đánh bát cá trên gác bếp. Ý nghĩa thực tiễn là giữ độ bền cho dụng cụ. Ở đây, chẳng có gì là ma thuật. Nhưng trước khu buông câu, người đi câu nhổ nước bọt 3 lần vào lưỡi câu đã tra mồi, thì đó đã là ma thuật, với mong muốn sức mạnh siêu nhiên giúp cho câu được cá.
Ma thuật chăn nuôi. Để cho gia súc khỏi bị các bệnh tật, và không bị thú dữ ăn thịt, người ta treo các con ác là trên một sợi dây nhỏ ở chuồng gia súc, để cho các loại tà ma không vào chuồng được.
Khi lấy gậy lùa gia súc ra đồng cỏ, thì lúc trở về, cũng phải cầm chiếc gậy ấy về chuồng, nếu không gia súc sẽ không trở về, hoặc thất lạc. Khi bò đẻ, đưa bê về chuồng, thì trước đó phải khép cửa bếp lò lại nếu không bê sẽ thích húc nhau. Không được vuốt lưng bên, nếu không nó sẽ chậm lớn.
Ma thuật trồng trọt. Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng nghề trồng trọt của con người bắt ngồn từ hoạt động lượm hái, thừa hưởng của cải sẵn có trong tự nhiên. Lượm hái trong xã hội nguyên thủy là công việc của nữ giới, khi săn bắn là hoạt động của nam giới. Vì lượm hái trong sự phân công lao động tự nhiên theo giới nằm trong tay phụ nữ, nên nghề trồng trọt sơ khai là sáng tạo của nữ giới. Vì vậy, có thể nói ma thuật trồng trọt gắn trước hết và chặt chẽ với nữ giới. Dưới xã hội nguyên thủy, nghề trồng trọt sơ khai mang lại kết quả bấp bênh, nên người ta phải cần đến sự viện trợ của sức mạnh siêu nhiên, tác động đến cây trồng, cho thật nhiều của cải vật chất để nuôi sống con người. Nghề trồng trọt nguyên thủy là nghề trồng trọt băng tay, ở các miền nhiệt đới, loại hình kinh tế là nương rẫy, đao canh hỏa chủng.
Ma thuật trồng trọt hiện diện ở tất cả các khâu của quá trình làm rẫy, từ khâu tìm và chuẩn bị đất canh tác, gieo hạt, bảo vệ hoa màu, đến thu hoạch và ăn cơm mới.
Sau đây là một số biểu hiện nổi bật của ma thuật trồng trọt. Thổ dân Anhdiêng ở Nam Mỹ (vùng châu thổ Ôrinôcô) có tập quán lâu đời, gieo hạt phải là phụ nữ chứ không phải là nam giới, vì phụ nữ mới làm cho hạt giống sinh sôi nảy nở. Ở xú Uganđa, người ta tin rằng, phụ nữ có chồng mà không sinh được con, thì cũng không làm cho hạt giống nảy mầm được.
Ở Nga trước đây khi trồng bắp cải, nông dân chôn vào giữa các luống một hòn đá tròn, ngụ ý bắp cải khi thu hoạch sẽ to và chắc như hòn đá. Còn trước khi thu hoạch lanh, các cô gái chải tóc thật mượt mà, với niềm tin cây lánh sẽ dài như tóc mình. Nói chung, trước khi ra đồng gieo hạt, nông dân thường mặc áo quần sạch sẽ, để cho cỏ không mọc lên ở cánh đồng.
Trong trồng trọt, yếu tố cần hàng đầu là nước. Vì hạn hán, mùa màng thất bát, có khi mất sạch. Cho nên ma thuật cầu mưa phổ biến rộng rãi trên khắp các lục địa. Ma thuật bắt chước trong cầu mưa được nhiều dân tộc áp dụng. Thầy phù thủy ở Ấn Độ để cầu mưa chống hạn, leo lên mái nhà, từ đó đổ nước xuống đất. Người ta tin rằng tiếng động do nước chảy trên mái nhà xuống có thể gọi được mưa trời
Ở nước ta, nếu trời không mưa, người Bana xưa thường lấy nồi đất ở nhà mồ ném xuống nước. Nếu vẫn không mưa, họ lấy các cây trong cột nêu (gơl) đập xuống nước hay lấy một con cá nhỏ nhét vào mồm cá lớn buộc một con thạch sùng vào đuôi con cá rồi vứt xuống nước(4).
Cách cầu mưa của người Khmú không chỉ là các hình thức ma thuật bắt chước diễn lại hiện tượng mưa rơi (vẩy nước, tuốt lá bắt chước tiếng mưa rơi mà còn là làm các điều “xúi quẩy” để chọc tức trời hay ma hạn hán (do) vì bực mình đổ mưa xuống(5).
Tìm hiểu ma thuật trồng trọt ta thấy nổi bật vấn đề rất độc đáo sau đây. Đó là sự gắn bó với tập tục thờ sinh thực khí của cư dân nông nghiệp. Ở các dân tộc thiểu số nước ta nói riêng là các dân tộc nói ngôn ngữ Nam Á ở Tây Bắc, đồng bào tin rằng lúa muốn sinh sôi nảy nở phải được tiếp sức bằng những tinh linh của hoa màu đã có mặt trên nương rẫy trước lúa như khoai sọ hoặc bầu bí. Người ta quan niệm khoai sọ là bạn tình hay nhân ngãi của lúa. Lúa là yếu tố cái, khoai sọ là yếu tố đực. Theo tập quán, bao giờ người ta cũng trồng vài khóm khoai sọ, bí. Trong lễ hoa màu người Khmú bôi bí, khoai sọ vào người nhau, lấy xôi ném vào nhau, ngụ ý muốn các yếu tố bầu, bí, khoai sọ kết với lúa, và tinh linh của khoai sọ, bầu bí làm tăng thêm tinh lực cho lúa, làm cho mùa màng bội thu.
Người Kháng ở Tây Bắc nước ta, trong một số nghi lễ nông nghiệp có treo trên một cây nứa một khúc gỗ hình sinh thực khí của đàn ông.
Ở một số dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Tây Nguyên nước ta, cầu thang lên nhà sàn bằng gỗ được đẽo gọt hình núm vú đàn bà. Nhiều tượng gỗ trên các nhà mồ dương vật và âm vật được khắc họa đậm nét. Ở vùng người Chăm cực Nam Trung bộ ta bắt gặp những sinh thực khí (nam nữ) bằng đá rất hoành tráng. Ngay ở dân tộc đa số ở vùng Dị Nậu (Phú thọ) vẫn còn tập tục có tính nghi lễ cướp nỏ nường hàng năm.
Tuy nhiên việc thờ hồn lúa nói lên sâu sắc hơn cả ma thuật trồng trọt. Nhiều dân tộc trên thế giới tin rằng lúa có hồn. Chính hồn lúa quyết định mùa màng bội thu hay thất bát. Vì vậy trong tín ngưỡng dân gian người ta rất coi trọng bảo vệ hồn lúa, chống lại các loại tà ma. Ở đây ta thấy rõ vai trò của nữ giới trong công việc phát minh nghề trồng trọt nguyên thủy.
Theo nhận thức của nhân dân, hồn lúa nhập vào bà chủ của gia đình, tức mẹ lúa. Mẹ lúa tượng trưng cho hồn lúa chủ trì việc gieo hạt cũng như gặt lúa.Trong quá trình làm mẹ lúa, bà ta phải câm như thóc và tuân thủ kiêng kỵ một số tập tục nhất định. Ai xúc phạm đến mẹ lúa, sinh thực khí của mình sẽ bị đau đớn.
Đồng bào tin rằng trước khi ăn cơm mới, nếu cho thóc hoặc cho người lạ cùng ăn, hồn lúa sẽ đi mất. Trước đây trong trường hợp như vậy theo nhà Dân tộc học Trần Mạnh Cát, người Giẻ-Triêng ở vùng Đắc Môn (Gia Lai - Kontum) phải đi chém đầu người về cúng hồn lùa. Đó là nguyên nhân của tục săn đầu người, nay đã được xóa bỏ, bằng cách thay thế đầu người bằng một khúc gỗ tượng trưng (6).
II. Ma thuật chữa bệnh
Nhiều nhà khoa học cho rằng tín ngưỡng của con người xuất hiện liên quan đến sự sợ hãi trước cái chết. Vì vậy có thể xem ma thuật chữa bệnh là loại ma thuật hình thành sớm trong xã hội loài người.
Theo Viện sĩ Nga M.N.Pơcrôpxki dưới xã hội nguyên thủy tăng lữ, thầy cúng, thầy phù thủy đồng thời là thầy thuốc. Vì người dã man không biết cái chết là không thể tránh được, nên thầy thuốc hồi bấy giờ có quyền lực đối với người bệnh lớn hơn rất nhiều so với thầy thuốc thời hiện đại. Đối với người có văn hóa, quyền lực đó là tương đối, nhưng với người dã man, quyền lực đó là tuyệt đối.
Ma thuật chữa bệnh có quan hệ hữu cơ với nghề thuốc dân gian. Mối quan hệ chặt chẽ đến mức mới nhìn qua rất khó phân biệt đâu là ma thuật chữa bệnh, đâu là nghệ thuật dan gian. Cố nhiên, nơi nào mà con người có trình độ văn hóa cao hơn và hệ thống y tế phục vụ con người tốt hơn thì ở đó ma thuật chữa bệnh càng ít có điều kiện để phát huy tác dụng.
Mặc dù giữa ma thuật chữa bệnh và nghề thuốc dân gian có mối quan hệ nhưng cần thấy rằng nghề thuốc dân gian ra đời sớm hơn nhiều so với ma thuật chữa bệnh.
Nguồn gốc của nghề thuốc dân gian nằm ở lớp văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại, như thời làm ra lửa hay chế tác công cụ sản xuất bằng đá cũ.
Một nghịch lý là trong trường hợp người ta dùng cả hai loại biện pháp để chữa cho một con bệnh, thì khi làng bệnh, người nhẹ dạ cho rằng đó là nhờ áp dụng ma thuật chữa bệnh còn nghệ thuật dân gian thì không đóng góp gì cho sự lành mạnh của con người.
Trong xã hội loài người cứ càng về sau thì yếu tố nghề thuốc dân gian càng phai nhạt dần trong việc chăm sóc sức khỏe con người, trong khi nền y học hiện dại ngày càng phát triển sâu rộng. Do đó các thầy phù thủy, các thầy cúng, các lang băm nhất là ở các quốc gia kém phát triển, càng được dịp sử dụng các thủ thuật bịp bợm, lừa gạt, phản khoa học để chữa bệnh mang lại bao tai họa cho sức khỏe của con người. Trong các thủ thuật chữa bệnh đó, không còn lại một hạt nhân “duy lý” nào của nghề thuốc dân gian cả.



Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT   TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 1:47 am

Tài liệu Dân tộc học thế giới cung cấp cho ta nhiều dẫn chứng về các cách chữa bệnh của con người.
Cư dân đảo Tasmani (một đảo ở phía Nam Oxtralia mà người cuối cùng đã bị thực dân Anh tàn sát cách đây vài thế kỷ) khi da bị cháy bỏng mà phát ban thì lấy tro còn nóng trong bếp đắp vào vết thương rồi buộc lại, phương pháp chữa bệnh này gần đây còn được một số nơi áp dụng. Các nhà du lịch châu Âu còn người thấy. Người ta cho rằng đó là các vật thể có khả năng ngăn ngừa bệnh tật, như một loại bùa hộ mệnh. Thổ dân Úc cũng có tập quán tương tự khi mang theo mình các xác ướp của con cái ở thời gian đầu. Không có gì là huyền bí ở hiện tượng này, nó chứng tỏ người mẹ thương con đến bực nào. Nhưng về sau lại mang tính ma thuật.
Chích máu để chữa bệnh được rất nhiều cư dân trên thế giới thực hiện. Lúc đầu nó có ý nghĩa thực tiễn, là rút máu độc trong người ta, nhưng về sau nó mang tính ma thuật chữa bệnh.Ví dụ, khi có bộ phận nào trong người bị đau, người ta lấy một sợi dây buộc lại, rồi lấy mồm kéo đầu sợi dây cho đến khi máu “xấu” xảy ra.
Nhiều nơi trên thế giới, người ta dùng các biện pháp đuổi ma bệnh. Để rửa dạ dày, người ta dùng cách gây nôn, gây mửa. Từ phương pháp mang tính hợp lý này, dần dần chuyển sang biện pháp ma thuật, dùng phân lợn trộn mật ong cho người bệnh uống để đuổi ma bệnh.
Để tẩy rửa bệnh, cư dân nhiều nơi dùng lửa và nước. Từ hành động có ý nghĩa thực tiễn ban đầu, dần dần nó mang tính ma thuật chữa bệnh với các nghi thức tín ngưỡng. Khi trẻ con bị bỏng da trên bếp lò, người ta đọc các câu phù chú. Và dùng lửa để chữa trị. Lửa được dùng không phải lấy ở đâu cũng được, mà phải thứ lửa sạch, hoặc bằng cách lấy 2 cành cây khô cọ vào nhau, hoặc lấy ra từ nhà thờ trong ngày lễ thánh. Việc lấy nước để chữa bệnh cũng vậy, không phải lấy đâu cũng được, mà phải lấy ra từ 3 chiếc giếng nước, hoặc từ một nơi linh thiêng nào đó.
Ma thuật chữa bệnh khi chuyên môn hóa thì hoàn toàn tách hẳn với y học dân gian. Các thầy cúng, thầy phù thủy bằng ma thuật muốn thực hiện các ý đồ chuyển bệnh của người này sang người khác, hay chuyển bệnh của người sang vật. Ví dụ lấy một chiếc đũa tẩm máu của người bệnh, rồi ném ra xa ai đi qua nhặt lên thì người đó mắc bệnh, còn con bệnh thì khỏi bệnh. Hoặc giả nếu con bệnh bị sốt rét, thì nhai một nắm cơm rồi nhả ra ngoài cánh đồng, nếu bầu bí mọc lên, thì con ma sốt rét xâm nhập vào bầu bí.
Để tăng thêm uy tín chữa bệnh của mình, các thầy cúng và thầy phù thủy đã không từ một trò bịp bợm trắng trợn nào. Ví dụ lấy từ trong con bệnh các vật thể như xương, hòn cuội, vỏ sò (đây chỉ là kết quả của thủ thuật nhanh tay kín đáo) và rêu rao rằng đây là các nhân tố truyền bệnh. Ở cư dân Đất lửa cực Nam châu Mỹ, thổ dân da đỏ tại Caliphocnia cũng có những dẫn chứng tương tự.
Để nói lên tính phản khoa học của ma thuật chữa bệnh, xin nêu thêm một số dẫn chứng sau.
Để chống bệnh giun sán ở trẻ con, người ta lấy một chậu nước, bỏ phân dê vào rồi trẻ con tắm.
Để chống bệnh vàng da (hoàng đản), người ta cho người bệnh uống phân ngỗng hay phân chó.
Để chống bệnh sốt rét, người ta xông khói con nhái khô hoặc đeo vào cổ người bệnh con nhái còn sống.
Để chữa bệnh ho lao, người ta cho bệnh nhân tắm trong một chậu nước lấy ra từ 3 chiếc giếng, bỏ vào nước rác rưởi láy từ 3 túp lều, phân từ 3 con chuột, đất sét từ 3 lò bếp, hoặc thầy cúng lấy trứng lăn trên người bệnh, đọc phù chú, rồi quăng trứng chó ăn, hoặc cho bệnh nhân tắm nước loại lợn con màu đen.
Nếu đau răng thì nhìn mặt trăng lưỡi liềm bằng mắt phải và nói thầm thì: Mặt trăng, mày hãy tròn vành vạch, còn tôi thì sức khỏe. Có nhà nghiên cứu đã thống kê đến 18 cách đầu mặt trăng để chữa bệnh.
Người đau đầu thì uống rượu ngâm óc con sóc; phủ lá bắp cải vào đầu. Trong trường hợp người ta nghi nguyên nhân đau đầu là do thầy phù thủy nhìn bằng con mắt không thiện cảm, và truyền bệnh, thì người ta dùng cách chữa bằng biện pháp sau: đọc phù chú, quăng vào chậu nước 27 hòn than, hoặc người chữa bệnh chậm rãi lấy nước từ trong bình này đổ vào bình kia.
Nếu đau mắt thì rửa bằng nước hòa với phân ngỗng, tốt hơn hết là lấy phân ngỗng từ tháng 5, hoặc giỏ vào mắt một giọt máu của cánh con chim bồ câu, lấy sữa đàn bà nhỏ vào mắt đau, hoặc rửa mặt bằng nước hòa với phân trẻ con.
Ở Việt Nam ta từ rất lâu có tập quán uống nước tiểu. Mẹ tôi, sau khi sinh các em tôi đã uống nước tiểu các em tôi và dùng nước tiểu đó để rửa mắt. Nhiều dân tộc trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay dùng nước tiểu của chính mình như liệu pháp (trị bệnh bằng nước tiểu) để chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ. Gần đây ở nước ta trên các phương tiện thông tin đại chúng rộ lên vấn đề này. Nhiều khả năng đây là y học dân gian, nhưng cần đi sâu tìm hiểu có hay không mối liên hệ giữa nó với ma thuật chữa bệnh.
Ma thuật chữa bệnh đối với các dân tộc nước ta ở các dân tộc thiểu số cũng như ở dân tộc đa số là không ngoại lệ.
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong công trình nghiên cứu về nhóm Khmú ở Tây Bắc nước ta có đề cập đến vấn đề này như sau: “Đồng bào tin rằng mỗi một người đều có hồn (hmall). Nếu vì bị một ma nào bắt giữ không trở lại xác, con người ta mất một sự cân bằng tự nhiên sinh bệnh và chết. Khi ốm đau cần phải bói để tìm xem loại ma nào làm người bệnh ốm. Có nhiều cách bói như bói áo, bói trứng, bói que v.v… Việc bói này thường do mo một” đảm nhận. Đó là một loại saman, tổ sư phù thủy. Nếu người ốm khỏi bệnh, họ phải coi người phù thủy như cha nuôi.
Trong trường hợp ốm nhẹ, người ta không cần đến “mo một”. Người chủ nhà hoặc một người thân nào “cứng vía”, dùng phương (ma) thuật của mình cúng cho con cháu họ hàng khỏi bệnh. Có khi người ta lấy áo chủ nhà trùm lên quả bầu hay ninh xôi để mượn vía “tinh” quả bầu hay mâm xôi buộc ma tha cho con bệnh.
Người Khmú còn tin ở việc ngăn ngừa không cho ma quỷ làm ốm đau. Họ thường dùng các con vật kỵ ma hay bùa phép. Chiếc “taleo” cắm ở đầu bản hay ở cầu thang là vật ngăn chặn không cho các loại ma vào bản, vào nhà. Các vật lạ đều có công dụng kỵ ma. Trẻ con đeo vào bớt ốm đau. Người lớn đeo vào để lỡ gặp nguy hiểm đến tính mệnh(7).
Đường lối y tế của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp Đông y với Tây y. Với sự phát triển ngày càng cao của dân trí, khoa học kỹ thuật, với sự chăm lo ngày càng hiệu quả sức khỏe của nhân dân, ma thuật chữa bệnh ở nước ta tất yếu sẽ ngày càng thu hẹp phạm vi tác dụng. Tuy nhiên không thể chủ quan cho rằng nó sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, trong đời sống xã hội.
III. Ma thuật tình ái:
Không khó khăn để thấy rằng quan hệ nam nữ vốn đồng hành với sự xuất hiện con người. Trước đó, tổ tiên của loài người khi còn là giới động vật cũng đã trải qua mối quan hệ này. Các nhà khoa học đã cho rằng bản năng động vật mà loài người thừa hưởng của tổ tiên động vật là sự tranh giành phụ nữ. Vì vậy cho nên ma thuật tình ái là một loại ma thuật cực kỳ cổ xưa. Nó mang tính phổ biến, và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Cố nhiên có nhiều dạng giống nhau ở các dân tộc nói lên sự thống nhất của nhân loại, nhưng cũng có những thủ thuật khác biệt, nói lên tính đa dạng và phong phú của văn hóa nhân loại.
Quan hệ giới tính (âm dương) là một loại quan hệ tự nhiên. Vì nếu không có mối quan hệ này thì loài người không thể tồn tại được. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu sinh con đẻ cái, phát triển giống nòi, dòng họ, dân tộc là cơ sở xã hội cho quan hệ tình ái được duy trì và với nó ma thuật tình ái có mảnh đất để phát triển.
Thủ thuật của ma thuật tình ái tuy nhiều nhưng chỉ nhằm hai mục đích, một là lôi kéo về phía mình đối tượng mình yêu thích, hai là đẩy ra xa mình đối tượng mình không có cảm tình. Trong ngôn ngữ Nga, nó thể hiện trong các giới từ: một là K hay là npu, hai là OT.
Tài liệu Dân tộc học cho ta hay rằng ở bán đảo Malacca (Đông Nam Á) chàng trai nào muốn cho một cô gái yêu mình, thì trong khi lúc cô ta ngủ, sai một bé trai đem một chất mỡ bôi vào vú cô gái. Còn cô gái thì cũng làm như thế, sai một bé gái đến bôi mỡ vào vú chàng trai. Ở đảo Tân Britania, muốn chinh phục một cô gái, chỉ cần lúc nhảy múa, bôi vào lưng cô gái một chất gì đó mang tính ma thuật. Ở đảo Bornéo (Indônêxia) nơi thổ dân Đa-i-ắc cư trú, người đàn ông muốn tranh thủ cảm tình của người phụ nữ nào chỉ cần bôi một chất dầu thơm vào áo hay một vật dụng nào đó của người phụ nữ là xong. Ở nước Nga, trước Cách mạng tháng Mười năm 1917, người vợ nào nếu bị chồng chê, thì lấy một ít sáp từ chiếc nến trong tay của một tử thi và một mẩu gỗ lấy từ cây thánh giá ven đường, bí mật khâu vào áo lót của chồng thì sẽ được chồng yêu trở lại.
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, trong công trình nghiên cứu nhóm Xinh Mul ở Tây Bắc nước ta, có viết về ma thuật tình ái của người Xinh Mul như sau: “Có thể phù phép vào cơm hay quả ngon và tìm cách để người con gái ăn. Họ tin rằng sau khi ăn những thứ bị bỏ “bùa” đó, người con gái sẽ yêu mình. Có khi bí mật phù phép vào áo người mình yêu. Khi mặc áo, người đó sẽ theo mình(Cool.
Ma thuật tình ái thường là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất hòa hay mâu thuẫn giữa con người trong xã hội.
Cũng ở nước Nga, từ thế kỷ XVIII, có một cô bé mới 9 tuổi mà đã buộc phải lấy chồng. Chồng cô ta lớn hơn cô ta nhiều tuổi, cô ta không yêu nên đã nhờ người dùng ma thuật lấy một chất bột nào đó bỏ vào ống giày của người chồng, để cho chồng chán cô ta.
Gần đây năm 1998, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin nước ta cho ấn thành một cuốn sách của Cao Quốc Phiên (Trung Quốc) đầu của cuốn sách :Đâu tục học Trung Quốc”. Theo lời đầu của cuốn sách. “Đầu thế kỷ 20 ở Mạc Cao Quật, huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc đã phát hiện được một gian thạch động chứa hơn một vạn cuốn sách, đó là văn vật quý báu của hơn một ngàn năm trước đó, do vua Đường đời thứ 5 tự tay viết sách còn chưa qua sửa đổi. Nó ghi lại phong tục dân tộc thời trung cổ, phản ánh rất chân thực và sâu sắc phong tục dân gian mà người đời sau chưa thay đổi”(9).
Trong cuốn sách đó, chứa đựng nhiều tài liệu rất có giá trị, liên quan đến phong tục tình ái (10).
Điều làm cho ta kinh ngạc là tại sao trong điện thờ trang nghiêm cửa Phật giáo lại phát hiện thấy tranh nam nữ giao phối? Tại sao các hòa thượng lại cảm thấy hứng thú như vậy đới với nam nữ yêu nhau mà đem nó cất giấu trong nhà đá Đôn Hoàng?
Bốn bức tranh nam nữ làm tình vẻ thật thô tục. Bức thứ nhất là nằm giao cấu, bức thứ hai là ngồi giao cấu, bức thứ ba là đứng giao cấu, bức thứ tư là quỳ xuống, còn nam từ phía sau giao cấu, bên cạnh còn có hai nam giới với bộ phận sinh dục cương đang đứng xem. Trong sách, còn nêu lên một số biểu hiện phong tục tình ái của Trung Quốc cổ đại, ngoài các bức tranh trên.
Trên các bức tường đá ở Tân Cương, còn giữ lại các bức tranh tân hôn tình ái (giao cấu) và những thiếu nữ khỏa thân trang điểm. Người ta còn phát hiện ở Tân Cương có hình thờ bộ phận sinh dục khắc trên đá. Trong một bức tranh trên đá có vẽ hơn 100 hình người và vật, nam giới thì vẽ rõ bộ phận sinh dục, nữ giới đều khỏa thân, có người còn nằm đè lên nam giới biểu hiện động tác giao cấu.
Người Trung Quốc đời Đường do sự phát triển của tập tục tình ái mà phát sinh ra một loạt phép ma thuật tình ái có thể nêu lên 4 phép sau:
1. Nếu muốn khiến cho chồng được yêu, lấy bàn chân đặt lên trên bụng chỗ rốn của chồng, thì sẽ được chồng yêu.
2. Nếu muốn được chồng tôn trọng, lấy móng tay cái của chồng, đốt lên thành than, hòa với rượu uống rất linh nghiệm.
3. Muốn được chồng yêu, phụ nữ tự lấy 14 sợi lông mày đốt lên thành than, hòa với rượu uống, sẽ nghiệm.
4. Muốn được chồng yêu, lấy đất đắp cửa, hạ thấp xuống 5 phân sẽ được chồng yêu.
Trong trường hợp người thanh niên đã có vợ, nhưng do hôn nhân không được mỹ mãn, đi cầu cô gái và cầu phụ nữ đã có chồng tư thông với mình, thì dùng các phương pháp ma thuật tình ái như sau:
1. Muốn được phụ nữ yêu, ngày tý bẻ một cành đào phía đông nam làm thành người gỗ để ở trên nóc nhà xí, sẽ nghiệm ( theo tín ngưỡng dân gian, cành đào có thể tránh tà và cũng có thể đuổi tà, nên người Đôn Hoàng lấy cành đào làm người gỗ và viết tên người mình yêu lên để đuổi quỷ).
2. Nếu muốn cho con gái yêu, ngày canh tý viết tên họ người con gái lên giấy, dán ở một chỗ nào đó, nếu thiếu nữ chưa có đối tượng thì sẽ yêu mình.
3. Nếu người nam giới muốn tư thông với người con gái, chọn ngày canh tý, viết tên của người nữ lên giấy, đeo trên bụng không quá một tuần sẽ được.
4. Nếu nam giới muốn cho phụ nữ yêu mình lấy 20 sợi tóc của nữ giới, đốt thành tro, hòa với rượu uống sẽ linh nghiệm.
5. Nếu nam giới muốn phụ nữ tư thông với mình chọn ngày canh tý, viết tên người đó lên giấy, đốt đi lấy tro hòa với rượu, uống lập tức sẽ hiệu nghiệm.
6. Nếu nam giới muốn cầu được nữ giới tư thông chọn ngày canh tý, lấy lông nách bên trái của mình, và móng tay cái đốt thành tro lập tức sẽ hiệu nghiệm.
7. Nếu muốn cho phụ nữ yêu mình lấy lá dương và lông mày của mình, đốt thành tro hòa với rượu uống lập tức sẽ hiệu nghiệm.
8. Nếu muốn cho con gái tự lại yêu mình, lấy một cành đào phía Đông Nam, viết tên nữ giới lên, rồi gác lên nóc nhà xí lập tức sẽ hiệu nghiệm.
Qua đây ta thấy, tóc, móng tay, lông mày, lông nách, cành đào, lá dương đều được dùng trong ma thuật tình ái.
Qua các dẫn chứng trên ta thấy trong ma thuật tình ái các yếu tố nghề thuốc dân gian đã không còn hiện diện nữa, mà thay vào đó là sự thần bí, là các biện pháp bịp bợm (như đặt bàn chân lên rốn chồng) hay hạ 5 phân đất đắp cửa, hoặc treo hình gỗ lên nóc nhà xí, hay các yếu tố liên quan đến hồn, phách, ma quỷ (như sợ quỷ đem hồn vợ mình đi nên lấy cành đào làm người gỗ do mê tín quỷ sợ gỗ đào).
Đừng nói gì xa, ngay người viết bài này cũng đã từng thử sử dụng ma thuật tình ái. Năm 1946, lúc mới 18 tuổi, tôi học ở trường Quốc học Huế. Mọi người đều biết trường này cách trường Đồng Khánh chỉ một con đường. Trên đường đến trường và từ trường về nhà, gặp nữ sinh là chuyện thường. Lớp học sinh đệ tứ niên chúng tôi, trong các cuộc chuyện trò có đề cập đến cái ngày nay gọi là ma thuật tình ái. Qua câu chuyện, tôi tiếp thu được hai điều. Một là muốn cho một cô gái yêu mình thì chỉ đi tiểu tiện vào nơi mà cô ta vừa đi. Hai là giẫm hai bàn chân của mình chồng lên dấu chân của cô gái đi trước. Điều thứ nhất, vì ở đường phố không thể thực hành được. Tôi thực hiện điều thứ 2. Nhưng khi giẫm lên dấu chân của cô gái đến 2,3 làn, tôi vẫn thấy không hiệu nghiệm. Cô ta vẫn tiếp tục đi, mặt tỉnh bơ, không tỏ ra bất kỳ một cử chỉ thiện cảm nào với tôi. Thế là từ hồi bấy giờ, cách đây hơn 60 năm, tôi đã ý thức được sự bịp bợm của trò ma thuật tình ái.
IV. Ma thuật chiến tranh:
Ma thuật chiến tranh là một loại ma thuật xuất hiện khá sớm trong xã hội nguyên thủy, mặc dù chưa xuất hiện giai cấp, chưa có tình trạng người áp bức và bóc lột người, nhưng không phải không có những mối xung đột đó có thể nêu lên như sau: Hoặc là do sự tranh giành thức ăn, hay tranh giành phụ nữ, đây là một sự tranh giành hoặc mang tính bản năng động vật mà con người thừa hưởng trực tiếp từ tổ tiên, vốn là giới động vật. Hoặc là do sự xâm phạm không gian sinh tồn giữa các bộ lạc, hoặc là do vi phạm luật tục của nhau hoặc là do các mâu thuẫn cá nhân, va chạm trong cuộc sống đời thường, vì dưới xã hội nguyên thủy, chỉ có chữ ta, chứ không có chữ tôi, nên mâu thuẫn cá nhân tất yếu dẫn ngay đến mâu thuẫn tập thể, của cộng đồng thị tộc hay bộ lạc.
Những mâu thuẫn kể trên không phải bao giờ cũng dẫn đến chiến tranh. Mối quan hệ chủ yếu dưới xã hội nguyên thủy là hòa bình hữu nghị. Khi có mâu thuẫn, các thị tộc, bộ lạc bao giờ cũng đặt lên hàng đầu sự giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Chỉ khi nào không giải quyết được bằng phương pháp hòa bình, mới dùng đến vũ lực.
Các nghiên cứu Dân tộc học, Nhân học và Xã hội học nói lên rằng ma thuật chiến tranh xuất hiện từ xã hội nguyên thủy, nhưng nó tồn tại ngay cả trong các xã hội giai cấp, có Nhà nước, thậm chí ngay cả trong thời hiện đại của xã hội loài người.
Ma thuật chiến tranh khác biệt với ma thuật làm hại ở tính chất không chỉ gây hại mà còn để tự phòng vệ. Nhà Dân tộc học Malinôpxki, người sáng lập ra trường phái chức năng trong Dân tộc học Anh, trong công trình nghiên cứu của mình về thổ dân ở các đảo Trobriăng, thuộc quần đảo Mêlanêdi, ở châu Đại dương cho biết, trước khi ra trận, các thổ dân đã tiến hành ma thuật, làm các động tác phù chú vào lao (vũ ký tấn công) và mộc (vũ khí phòng vệ).
Các chiến binh dưới xã hội nguyên thủy có tập quán mang các loại sắc bùa vào người, hoặc ở cổ, hoặc ở tay chân. Người ta tin rằng sắc bùa có khả năng ma thuật, vừa tăng thêm lòng dũng cảm cho chiến binh, vừa nâng cao hiệu lực của vũ khí của mình và chống lại hữu hiệu vũ khí của kẻ thù.
Năm 1935, khi Mussolini, xuất quân đánh Ethiơpi, đã dùng ma thuật chiến tranh để hỗ trợ cho đạo quân xâm lược. Các đơn vị quân đội Ý trước lúc ra trận đã được các tăng lữ cầu nguyện và làm phép rẩy nước thánh vào xe tăng, đại bác và súng bộ binh.
Một điều dễ thấy là trong quân đội nhiều nước, một bộ phận lớn xuất thân từ nông dân và thợ thủ công, trình độ văn hóa hạn chế, lại gắn bó chặt chẽ với tập quán dân tộc, nên trước lúc ra trận thường được bà nội, bà ngoại, bà mẹ và người vợ, người yêu tặng cho các lá bùa hộ mệnh, các cây thánh giá, tượng thánh, tranh thánh v.v… đeo vào người, với niềm tin các hiện vật có tính ma thuật này sẽ giúp lập chiến công, ít ra cũng giúp tránh được hòn đạn, mũi tên, bảo vệ được sinh mạng, và lành mạnh trở về với gia đình, quê hương xứ sở.
Trong khi ở các nước tư bản chủ nghĩa, các sĩ quan tìm mọi cách gây tâm lý chiến tranh bằng ma thuật, khuyến khích binh lính đeo các loại bùa ra trận thì Liên Xô trước đây, có đơn vị quân đội, trước khi ra trận, sĩ quan tập hợp binh lính, ra lệnh ném (vất) tất cả các lá bùa hộ mình, đối với ai còn mang nó trong người.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta vừa qua, không hiếm trường hợp sĩ quan và binh lính quân đội Mỹ cũng áp dụng ma thuật chiến tranh. Điều đáng ngạc nhiên là ở thế kỷ XX, binh lính của Mỹ cũng sử dụng thủ thuật ma thuật chiến tranh về căn bản không khác gì các chiến binh thời xã hội nguyên thủy. Trong người của lính bộ binh Mỹ hoặc của phi công Mỹ đã chết hoặc bị ta bắt làm tù bình trên chiến trường Việt Nam, không hiếm trường hợp người có mang trong mình nhiều lá bùa hộ mệnh. Những lá bùa này được bao bọc kỹ càng, cất giữ kín đáo, chắc chắn, chứng tỏ được người mang nó xem là vật thể thiêng liêng, những lá bùa hộ mệnh thực sự.
Ở nước ta, trước đây người Giẻ-Triêng khi chuẩn bị xuất chiến binh đi săn đầu lâu để về cúng hồn lúa, bao giờ cũng có sự chuẩn bị rất kỹ càng. Một mặt chuẩn bị chu đáo vũ khí tấn công, giáo, mác, cung tên, khiên mộc. Đồng bào coi trọng việc phù phép vào vũ khí, để tăng thêm hiệu lực của vũ khí, đồng thời đeo vào người các loại bùa hộ mệnh để tăng thêm sức mạnh và sự dũng cảm của con người. Từ lâu tục săn đầu lâu đã mất đi, thay vào đó là một khúc gỗ, hình đầu người.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT   TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 1:48 am

B, SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT ĐEN VÀ MA THUẬT TRẮNG
1. Hiện trạng
Sự phân loại này rất thịnh hành từ thời Trung thế kỷ và tồn tại mãi cho đến ngày nay.
1. Trong Từ điển Dân tộc học, Michel Panoff và Michel Perrin, giải thích như sau:
Ma thuật trắng, là loại ma thuật dùng để tránh xa ma quỷ hay để chữa bệnh cho những người bị ma quỷ làm hại. Nó không được xem là phản xã hội, trái với ma thuật đen
Ma thuật đen là ma thuật thu phục ma quỷ và các lực lượng siêu nhiên nguy hiểm để làm công cụ giết người. Tất cả các xã hội phân biệt loại ma thuật này với ma thuật trắng và lên án nó(11).
2. Trong Từ điển các Tôn giáo
Marguerita Marie Thiollier. Người ta phân biệt ma thuật trắng hay tự nhiên mang lại sự tốt lành như những nghi thức nông nghiệp, những lễ cầu mưa, chữa bệnh hay chữa vết thương, thành công của một doanh nghiệp…. và ma thuật đen, tức là phép phù thủy (sorcellerie). Nó tìm cách làm hại bằng những bùa yểm, những sự mê hoặc, những lời nguyền rủa(12).
3. Trong Bách khoa thư
a. Đại Bách khoa thư xô viết. Người ta chia ma thuật ra làm ma thuật đen để nói về các ma dữ và ma thuật trắng để nói về các ma sạch - thánh thần(13).
b. Đại bách khoa thư Larousse (Pháp).
Ma thuật đen là một loại ma thuật mà một số người tự cho mình gây được hiệu quả siêu tự nhiên nhờ sự can thiệp của ma, nhất là quỷ. Ma thuật trắng là nghệ thuật gây được một số hiệu quả nhìn bề ngoài là thần kỳ, nhưng sự thật nó là do những nguyên nhân tự nhiên(14).
c. Từ điển Bách khoa Việt Nam
Ma thuật đen, hành động nhằm đem lại một điều hại cho đối phương… Ma gà, ma cà rồng, ma lai…
Ma thuật trắng, hành động ngược lại với ma thuật đen, dùng phương pháp thần bí để ngăn chặn, xua đuổi ma quỷ, thần thánh, các lực lượng siêu linh bằng sức mạnh hay phép lạ của con người. Những đấng cứu thế, thầy cúng, thầy mo, thường được coi là người có ma thuật trắng, có thể cứu nhân độ thế, chữa bệnh tật, trừ được họa của ma thuật đen(15).
II. Nhận xét:
1. Căn cứ vào tác động của ma thuật đen đối với hoạt động của con người, ta thấy tất cả các dạng ma thuật đen đều có hại đối với đời sống cộng đồng, đều làm cho xã hội con người mất ổn định. Loài người lên án nghiêm khắc ma thuật đen, chống trả với nó quyết liệt và tìm đủ mọi cách để loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội, là hoàn toàn đúng đắn.
2. Đối với ma thuật trắng, tình hình có phức tạp hơn. Ở đây cần phân biệt hai loại đối tượng:
Một là người dùng ma thuật trắng hay nhờ thầy phù thủy, thầy cúng dùng ma thuật trắng để giúp mình, thực hiện một việc gì đó, có lợi cho mình. Yêu cầu đó được thỏa mãn trên cơ sở chà đạp lên quyền lợi của người khác.
Trong ma thuật chiến tranh, dùng phù phép bùa chú để tăng thêm hiệu lực của vũ khí và sự dũng cảm là để giết kẻ thù và chiến thắng
Như vậy, nếu ma thuật chiến tranh gọi là ma thuật trắng, thì nó chỉ trắng có một nửa.
Trong ma thuật tình ái, dùng ma thuật để cho cô gái yêu mình trong khi cô ta đã có người yêu. Thậm chí dùng ma thuật để lôi kéo những phụ nữ đã có chồng con. Tình yêu đôi lứa không dựa vào sự tự nguyện, lại còn đi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, tại sao loại ma thuật này gọi lầm thuật trắng. Nếu gọi là ma thuật trắng, thì chỉ được trắng một nửa.
Trong ma thuật chữa bệnh, có trường hợp thầy lang, thầy phù thủy chuyển bệnh của người này sang người khác.
Còn trong ma thuật mưu sinh, ta cũng thấy tình hình tương tự. Người đi săn dùng ma thuật để cho người đi săn khác không theo được dấu vết thú rừng, nếu gặp được thú thì bắn cũng không trúng đích, dù cự ly gần. Còn trong trồng trọt. trong khi dùng ma thuật làm cho mình được mùa, thì lại làm cho người khác mất mùa. Đặc biệt nguy hại là dùng ma thuật làm tổn hại đến hồn lúa của nhau.
3. Như vậy, tất cả các loại ma thuật đều có hại ở những mức độ khác nhau, và đều cần loại trừ. Chia ma thuật ra làm hai loại đen và trắng, không có nghĩa chỉ chống lại ma thuật đen, còn ma thuật trắng thì cứ để cho nó tồn tại, vì ngộ nhận là nó vô hại. Nó chỉ vô hại đối với người này, còn trong cộng đồng thì nó lại có hại đối với người khác.
4. Nếu tất cả các loại ma thuật đều là ma thuật đen, thì sự phân loại ma thuật thành ma thuật đen và ma thuật trắng không có lý do để tồn tại.
5. Kết luận thực tiễn của bài nghiên cứu này là như sau: Không có cái gọi là ma thuật trắng, chỉ đem lại lợi ích cho người này mà không gây tác hại cho người khác. Sau một thời gian lâu dài (từ trung thế kỷ) tồn tại, ngày nay đã đến lúc cần loại bỏ cách phân chia ma thuật ra làm hai loại đen, trắng ra khỏi các cách phân loại ma thuật.
Hà Nội, tháng 9 năm 2010
Phan Hữu Dật

Nghi Thức Và Thực Hành Ma Thuật
Các nghi thức trong ma thuật đều có những đặc điểm của một loại tôn giáo thờ ma quỉ, nỗ lực bắt chước công việc của Ðức Thánh Linh, bắt chước cách thể hiện đức tin Cơ-đốc chân chính. Tri thức và quyền lực trong ma thuật đều dối giả, do ma quỉ làm giả tri thức và quyền năng Ðức Chúa Trời. Các nghi lễ trong ma thuật thường bao gồm bốn yếu tố sau: phải có một lời khẩn đảo, có bùa chú, có nghi thức và có một vật linh (fettish).
Trong ma thuật trắng, lời khẩn đảo đuợc dâng lên Ba Ngôi Ðức Chúa Trời, Ðức Cha, Ðức Con và Ðức Thánh Linh, vì thế đây là hình thức rất dễ làm nhiều người lầm lẫn tưởng đó là chính giáo. Trong ma thuật đen, những lời khẩn đảo này hướng về Sa-tan và thuộc hạ là ma quỉ, tà linh. Ðôi khi những lời khẩn đảo này còn được kèm theo việc trích máu để viết lời cam kết, tương ứng với việc nhân danh Chúa Giê-xu trong Cơ-đốc giáo. Bùa chú được dùng để cầu, gọi, vận hành quyền lực ma thuật trong ma thuật đen được coi là tương ứng với việc dùng Kinh Thánh và cầu nguyện trong Cơ-đốc giáo. Việc dùng vật linh trong các nghi thức tế tự của ma thuật đen được coi như tương ứng với việc dùng nước trong lễ báp-tem hay bánh và chén trong Tiệc Thánh của Cơ-đốc giáo. Vật linh là những vật được người ta tin rằng có tính chất lưu xuất ra năng lực ma thuật.
Chúng ta có thể lấy một thí dụ trong quyển sách ma thuật khá phổ biến ở Âu châu, mệnh danh là “Sách Thứ Sáu và Thứ Bảy của Môi-se” để thấy lối dùng bùa chú trong ma thuật như thế nào. (1) Ðem luộc một miếng thịt heo trong nước tiểu của một người bịnh rồi dùng món độc vật này đem cho một con chó ăn. Khi con chó chết thì người đau sẽ khỏi bệnh. (2) Ðể chữa bệnh, ăn lá hồ đào trên đó có viết một câu Kinh Thánh. (3) Bùa giúp phụ nữ thụ thai có thể làm như sau: lấy một sợi tóc của chính người phụ nữ đó kẹp vào ổ bánh mì rồi vừa đem cho gia súc ăn vừa đọc thần chú.
Trong ma thuật, người ta còn sử dụng vật linh, có tác dụng như bùa, nghĩa là bất cứ vật gì được coi là mang sức mạnh ma thuật, như ở Việt Nam, có người lính đeo nanh heo rừng, móng cọp tin rằng giúp tránh đạn khi ra trận, có nhà treo chùm xương rồng trước cửa để xua đuổi tà ma… Samuel Keller, một Mục Sư người Ðức thuật lại một trường hợp dùng vật linh làm bùa như sau. Một phụ nữ hàng ngày bị một giọng nói đàn ông phát ra từ trong người. Cứ mỗi lần như thế, từ một phụ nữ hiền lành nhu hòa, bà trở thành cứng cỏi, gắt gỏng với một sức mạnh lạ thường. Ngày kia, Mục Sư Keller để ý thấy bà đeo một bao da nhỏ quanh cổ. Ông nắm lấy bao đó thì bỗng có một giọng nói đàn ông la lên: Ðừng vứt túi đó đi! Nhưng Mục Sư Keller bất chấp, cứ giựt ra thì tình trạng bị khống chế của người phụ nữ kia giảm hẳn đi. Khi mở bao ra ông thấy có hàng chữ “Ta là người nắm giữ bảy loại sốt rét trong tay và có thể sai khiến bảy thứ quyền lực. Nếu ngươi dấu bao này và sống trong danh ta, ngươi sẽ luôn luôn thành công và ta sẽ bảo vệ ngươi.” Nạn nhân là bà Frau Brandstatter thú nhận rằng trước đó đã mua túi bùa từ một người gypsy. Thật ra túi bùa này không có quyền lực gì cả mà chỉ là một đầu cầu cho ma quỉ xâm nhập tấn công bà Brandstatter. Ðiều chúng ta cần lưu ý là lòng mê tín dị đoan tin vào các vật linh chính là đầu mối hấp dẫn, mời gọi các tà linh xâm nhập hoành hành. Tự nó, nanh heo, móng cọp, xương rồng, tỏi... không có tác dụng gì, nhưng lòng mê tín của con người đặt vào các vật đó có thể khiến cho ma quỉ, tà linh xâm nhập, tạo ra những tác dụng siêu nhiên khiến cho con người lầm tưởng những vật vô tri đó có quyền lực siêu linh.
Như đã đề cập nhiều lần, quyển sách ma thuật rất phổ biến ở Âu Châu là cuốn “Sách Thứ Sáu và Thứ Bảy của Môi-se”. Ðây chỉ là một hình thức đánh lận con đen, dùng tên Môi-se, trước giả năm quyển sách đầu của Cựu Ước là Ngũ Kinh Môi-se. Người ta cũng dựa vào sự kiện Chúa truyền lịnh Môi-se làm phép lạ trước Pha-ra-ôn và quần thần ghi trong sách Xuất Ai-Cập 7: 8,9 để coi Môi-se là ông tổ của ma thuật, “Ðức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Khi nào Pha-ra-ôn truyền cho các ngươi: Hãy làm phép lạ đi, thì ngươi sẽ nói cùng A-rôn rằng: Hãy lấy cây gậy của anh liệng trước mặt Pha-ra-ôn, gậy sẽ hóa thành một con rắn” và trong Xuất Ai Cập 9:23 “Môi-se bèn giơ gậy mình lên trời, Ðức Giê-hô-va làm cho sấm động, mưa đá sa, lửa chạy trên mặt đất...”
Quyển “Sách Thứ Sáu và Thứ Bảy của Môi-se” là sách tà thuật, cố ý gán cho Môi-se là thánh tổ ngành ma thuật. Quyển Sách Thứ Sáu trình bày cách thiết lập liên lạc, thông đồng với Sa-tan. Quyển Sách Thứ Bảy chỉ dẫn những người đã có mối liên hệ với Sa-tan phương thức thâu đạt quyền thống trị qua phương tiện ma thuật. Những người lưu giữ những sách này và thực hành chắc chắn sẽ phải trả giá rất đắt vì sẽ khiến người đó trở thành nô lệ ma quỉ. Những tri thức họ thâu đạt do quỉ đem đến, những quyền lực ma thuật được ma quỉ ban cho sẽ là những thứ họ phải đổi bằng những thảm họa đau thương trong cuộc sống bị ma quỉ ức hiếp thậm chí đến mức độ bị chúng chiếm hữu, còn gọi là bị quỉ ám.
Các loại sách báo về ma thuật, chiêm tinh, bói toán rất nhiều và đó là phương tiện đưa nhiều người rơi vào con đường nô lệ cho ma quỉ. Ban đầu nhiều khi chỉ là do hiếu kỳ, hoặc muốn tìm hiểu lãnh vực siêu hình, thậm chí tìm hiểu để đả phá. Tuy nhiên, sau khi đã thử áp dụng, thấy linh nghiệm, sẽ mau chóng bị thu hút vào quĩ đạo của ma thuật trở thành nô lệ cho ma quỉ lúc nào không hay. Chúng ta cần lưu ý rằng có rất nhiều lối mòn đưa con người dính dấp vào các hoạt động ma thuật. Có những lối mòn khởi sự từ tinh thần mê tín dị đoan, kiêng cữ theo tập tục, truyền thống, nhưng ma quỉ, tà linh sẽ lợi dụng lòng mê tín đó khiến cho có linh nghiệm thực sự và như vậy là cá cắn câu. C.S. Lewis là một học giả người Anh bảo rằng thái độ của một người vô thần không tin ma quỉ hay thái độ của một người mê tín tin đủ thứ thần linh cũng đều có lợi cho ma quỉ, cũng đều khiến con người bị chúng lừa dối. Không tin có ma quỉ thì không vì lòng vô tín chủ quan đó mà ma quỉ không hiện hữu. Trái lại, nó chỉ khiến cho con người đui mù mất cảnh giác trước tác động của ma quỉ. Còn quá tin ma quỉ, sẽ bị chúng lợi dụng, dẫn dụ, mê hoặc trong các hoạt động thông linh, không bao lâu sẽ bị xiềng xích, cột trói đến nỗi không thể tự mình gỡ ra được. Người ta bảo rằng trong ma thuật vào thì dễ nhưng ra rất khó và chỉ có Ðức Chúa Trời mới có thể giải cứu được mà thôi.
Sau khi đã được Chúa giải phóng, những người từng dính dấp đến ma thuật cần có thái độ dứt khoát đối với mọi hình thức thông linh. Các thầy pháp tại Ê-phê-sô thời Phao-lô sau khi thấy quyền năng Chúa đã qui phục ăn năn, đến với Chúa. Họ đã đốt một khối lượng sách ma thuật, bói toán rất lớn. Lu-ca ký thuật trong sách Công Vụ 19:13-20 như sau:
“Bấy giờ có mấy thầy trừ quỉ là người Giu-đa đi từ nơi này sang chỗ kia mạo kêu danh Ðức Chúa Giê-xu trên những kẻ bị quỉ dữ ám, rằng: Ta nhân danh Ðức Chúa Giê-xu này là Ðấng mà Phao-lô giảng, để truyền khiến chúng bay. Các kẻ làm việc đó là bảy con trai của Sê-va, tức là một người trong bọn thầy tế lễ cả Giu-đa. Song quỉ dữ đáp lại rằng: Ta biết Ðức Chúa Giê-xu và rõ Phao-lô là ai; nhưng các ngươi là kẻ nào? Người bị quỉ dữ ám liền sấn vào chúng, thắng được hai người trong bọn và hành hạ dữ lắm, đến nỗi phải trần truồng và bị thương, trốn ra khỏi nhà. Phàm người Giu-đa và người Gờ-réc nào ở tại thành Ê-phê-sô đều biết việc đó, thì sợ hãi và danh Ðức Chúa Giê-xu được tôn trọng. Phần nhiều kẻ đã tin đến xưng tội và tỏ ra việc mình đã làm. Có lắm người trước theo nghề phù pháp đem sách vở mình đốt trước mặt thiên hạ; người ta tính giá sách đó cộng là năm mươi nghìn miếng bạc. Ấy vậy nhờ quyền phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng.”

Thực Hành Ma Thuật
Vì ma thuật là một phần trong kế hoạch toàn cầu của Sa-tan, nó đã được dùng trong vô số lãnh vực khác nhau để chống lại Chúa cũng như con người, hủy hoại súc vật và cả những vật vô tri giác nữa. Phần lớn ma thuật được dùng để phòng thủ chống lại các cuộc tấn công, khơi dậy yêu, ghét, gây ra chết chóc cho thú vật và loài người, chữa lành cũng như gây ra bệnh tật.

Ếm Chú
Ếm chú là vận dụng quyền lực ma quỉ qua việc thôi miên, dùng từ lực hay những hình thức ma thuật khác. Hầu hết những người thực hành ma thuật dù ma thuật trắng hay đen đều biết cách ếm chú. Có trường hợp họ có thể tức khắc làm tê liệt một người thí dụ như bắt một tên trộm đang lúc hành sự. Một nhà thôi miên Thụy sĩ có thể sử dụng ếm chú buộc một khách hàng phải trở lại trả tiền lệ phí nếu anh ta quên. Nói chung, người bị ếm chú có thể bị mù, điếc, câm hay đau đớn ở một phần thân thể nào đó và tất cả những điều này sẽ hết khi được giải. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp những lời nguyền hay ếm chú chỉ do mê tín thì không có tác dụng nhưng một khi việc ếm chú xuất phát từ ma thuật thì chỉ có thể hóa giải hậu quả khi quyền lực ma thuật được rút lại.
Nhiều tay thực hành ma thuật đã có thể khơi dậy xúc cảm yêu, ghét, thù hận trong lòng nạn nhân của chúng bằng bùa yêu, bùa ghét...Ðối với một số người, hiện tượng này chẳng qua chỉ là mê tín dị đoan, nhưng cần lưu ý rằng không phải tất cả là mê tín vì nếu có dính dáng đến ma quỉ, tà linh thì đó là những hiện tượng siêu nhiên có tác dụng thực sự.
Nông dân một số các nước Âu châu, nơi ma thuật đen từng một thời thịnh hành, thường chứng kiến cảnh súc vật dê, bò tự nhiên lăn ra chết một cách bí mật có thể truy nguyên từ những người thù ghét họ sử dụng ma thuật áp dụng cho gia súc. Trong nhiều năm, một tay thực hành ma thuật dựa vào sách ma thuật có tên là Sách Thứ Sáu và Thứ Bảy của Môi-se, chỉ dùng ma thuật mà đã giết tổng cộng 32 con heo của một nông gia trong một nông trại gần Zurich, Thụy-sĩ. Nhiều người cho đây là những chuyện huyền hoặc, mê tín, nhưng cần nhớ rằng Thánh Kinh đã khẳng định những việc dị thường như vậy là do quyền lực của ma quỉ. 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8-10 ghi như sau: “Bấy giờ kẻ nghịch luật pháp kia sẽ hiện ra, Ðức Chúa Giê-xu sẽ dùng hơi miệng Ngài mà hủy diệt nó, và trừ bỏ nó bởi sự chói sáng của sự Ngài đến. Kẻ đó sẽ lấy quyền của quỉ Sa-tan mà hiện đến, làm đủ mọi thứ phép lạ, dấu lạ và việc kỳ dối giả; dùng mọi cách phỉnh dỗ không công bình mà dỗ những kẻ hư mất, vì chúng nó đã không nhận lãnh sự yêu thương của lẽ thật để được cứu rỗi.”
Những người sử dụng ma thuật không những có thể chữa lành bệnh tật một cách siêu nhiên qua quyền lực của ma quỉ, mà còn có thể gây nên bịnh tật cho thân xác, xáo trộn tâm trí, tinh thần những người chúng thù ghét. Mặt khác, những người đi tìm sự chữa lành bệnh tật qua con đường ma thuật, có thể được toại nguyện tạm thời, nhưng sẽ phải lãnh hậu quả kinh khủng nghiêm trọng, lâu dài hơn về sau. Một thiếu nữ 15 tuổi bị lao xương vào thời các phương tiện y khoa bó tay. Bà mẹ quá lo định đem con đi chữa bằng bùa chú, ma thuật. Cô y tá ở bệnh viện hết sức khuyên can nhưng không được, cô liền báo cho vị mục sư của bà này. Ðiều đáng tiếc là vị mục sư đó đã không thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề mà chỉ coi quyết định của bà mẹ kia là do mê tín dị đoan nên đã không hết sức can gián. Cuối cùng, bà mẹ đã đưa con cho pháp sư để chữa bằng ma thuật. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, cô gái dần dần bình phục, nhưng không bao lâu, tâm trí cô thay đổi và cuối cùng trở nên điên loạn. Ma thuật không chỉ ảnh hưởng đến thân xác, làm đau, làm mạnh mà còn có thể ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trí, tâm hồn nạn nhân, và trong những trường hợp đó, y khoa sẽ không giúp ích gì mà nạn nhân chỉ có thể tìm được sự giải cứu thực sự qua đức tin đặt nơi quyền năng huyết báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Những Hiệu Quả của Ma Thuật
Ma thuật là phương tiện phóng ra sức mạnh đặc biệt của Sa-tan và thuộc hạ. Ngoài những hiệu quả thấy được trước mắt như gây bệnh, làm chết hoặc chữa lành, hậu quả gian ác kinh khủng hơn hết của ma thuật là làm suy yếu đức tin, phá hủy mối tương giao giữa con người với Ðức Chúa Trời. Ðiều ma quỉ ghét nhất là mối tương giao giữa con người với Ðấng Tạo Hóa, vì thế chúng luôn luôn tìm mọi cách phá vỡ mối tương giao đó. Một trong những quỉ kế rất hiệu nghiệm đó là nó đem lại sự chữa lành tạm thời cho thân xác, nhưng để lại những tổn thương kinh khủng cho tâm trí, tâm hồn nạn nhân. Nguyên tắc bù trừ được áp dụng ở đây. C.S Lewis từng nói “ma quỉ chữa cho con người một bệnh ngoài da, nhưng đem đến cho nạn nhân của nó bệnh ung thư.” Lời khuyên khôn ngoan cho mọi người là, đừng bao giờ mua bán, đổi chác với ma quỉ bất cứ dưới hình thức nào với điều kiện nào, vì luôn luôn con người sẽ phải lãnh phần thua lỗ.

Ách Thống Trị Tàn Ác của Ma Quỉ
Thông thường, trong những gia đình có người thực hành ma thuật thì cũng sẽ có đủ thứ tai ương, bạo động, tự tử, điên loạn xảy ra cho cả dòng dõi thuộc gia đình đó. Những thảm cảnh trong gia đình thường khi kéo dài cho đến ba bốn đời, như lời Chúa cảnh cáo trong sách Xuất Ai-cập 20:5 “Hễ ai ghét ta ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời.” Rất nhiều người thực hành ma thuật, nhất là những người đã trích máu giao kết với ma quỉ để được ban cho quyền lực siêu nhiên thường là những người đến cuối đời có cái chết bi thảm trong kinh hoàng. Ðây là những người chết mà không có ai tiếp nối sự nghiệp ma thuật. Xiềng xích thông linh sẽ không buông tha cho đến tận nhiều đời nối tiếp, trừ phi được giải cứu bởi quyền năng Chúa.


Giải Phóng Khỏi Ma Thuật

Ma thuật không phải là một loại bệnh tật, nhưng là sự vận hành ảnh hưởng quyền lực ma quỉ. Ðể thoát khỏi quyền lực của ma thuật và xiềng xích của ma quỉ, người từng bị cột trói trong đó cần biết những điều sau:
1. Ðức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu đem lại đắc thắng mọi quyền lực gian ác của sự tối tăm. Công tác khải đạo Cơ-đốc với các nạn nhân của thông linh và ma thuật cho thấy đức tin nơi quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu giải phóng hoàn toàn người đặt lòng tin nơi Chúa vì: “Con Ðức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ” (I Giăng 3:8b).
2. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã “giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội” (Cô-lô-se 1:13,14). Trong Giăng 8:36 chính Chúa Giê-xu khẳng định, “Vậy nếu Con giải phóng các ngươi, các ngươi thật sẽ được tự do.” Như vậy khi người ở trong xiềng xích của ma quỉ do thực hành ma thuật hướng đức tin về Chúa, người đó ở trong tình trạng sẵn sàng được giải phóng. Sa-tan, và thuộc hạ là ma quỉ, tà linh có thể khống chế ức hiếp con người đủ cách, nhưng có một giới hạn chúng không thể xâm phạm và vượt qua, đó là ý chí, mong ước của một người muốn đến với Chúa, muốn van nài, kêu xin Chúa, muốn đặt đức tin nơi Chúa, thì chúng không thể ngăn cấm dù có thể tạo ra nhiều áp lực ngăn trở.
3. Người ở trong xiềng xích của tà thuật phải xưng tội với Chúa, và công khai từ bỏ tất cả mọi liên hệ trong mọi hình thức với các hoạt động và quan điểm thông linh. Sự xưng tội đầy đủ về tất cả các dính dấp đến thông linh, chân thành cầu nguyện với Chúa để dứt khoát từ bỏ là những điều thiết yếu cho sự giải phóng hoàn toàn. Trong những trường hợp trầm trọng, nghĩa là khi nạn nhân lậm quá sâu và quá lâu trong ma thuật thì Sa-tan và các tà linh cần phải trước hết bị trục xuất trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, thông thường người thi hành chức năng này cần kèm theo sự kiêng ăn và cầu nguyện như lời Chúa dạy (Mác 9:29).
4. Tiếp tục trung tín bước đi trong đức tin. Người được giải phóng khỏi xiềng xích của ma thuật cần trung tín theo Chúa, giữ mối thông công gần gũi với Chúa, chuyên cần học Kinh Thánh và cầu nguyện, sử dụng mọi phương tiện chiến đấu của Ðức Chúa Trời để chống cự ma quỉ (Ê-phê-sô 6:10-20) như Thánh Phao-lô xác định: “Vả những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng Ðức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy...” (II Cô-rinh-tô 10:4)
Việt Hà Biên Soạn
http://buangaivn.com/vanphapthanthong/showthread.php?t=1310
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT   TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Truyện ma] Oan hồn dốc đá (Phần 2)
» [Truyện ma] Oan hồn dốc đá (Phần 3)
» [Truyện ma] Oan hồn dốc đá (Phần 1)
» Tổng hợp link down sách các thể loại ebook miển phí .
» Số Phận và ái dục

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: MA QUỶ-
Chuyển đến