CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 6:52 am


THẾ GIỚI NẦY DÀNH CHO NHỮNG BÀI SƯU TẬP CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
VỀ NHỮNG BÀI VIẾT CÓ GIÁ TRỊ VỀ VÕ THẦN VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
ĐỂ LÀM PHONG PHÚ THÊM CHO GIA TÀI HUYỀN MÔN VIỆT NAM CỦA CHÚNG TA .

THAY MẶT ĐỌC GIẢ VÀ DIỂN ĐÀN ,
CHÂN THÀNH CẢM ƠN TẤT CẢ TÁC GIẢ VÀ TẤT CẢ NGUỒN CUNG CẤP NHỮNG BÀI VIẾT QUÝ GIÁ NẦY

Ánh Sáng - T2 - Úc Châu
( Thành viên ban quản trị diển đàn)

Kính Bái
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 6:54 am



THẾ GIỚI THẦN QUYỀN VIỆT NAM

Thất Sơn Thần Quyền là gì?

Gần đây, thấy báo chí bắt đầu viết nhiều về Thất Sơn Thần Quyền, nhưng tiếc thay, thiên hạ chẳng hiểu gì về môn phái này. Đọc, chỉ thấy tức anh ách. Có một vài bài báo, chắc là đựoc nghe đệ tử của môn phái kể chuyện. Nhưng tiếc, các đệ tử ấy, dù đã đựoc thiên hạ đánh giá là cao thủ, nhưng sự hiểu về môn phái cũng quá hạn hẹp. Chỉ giỏi khoe quyền, khoe chuyện đi đánh nhau, hay thể hiện vài ba chiêu đặc biệt. Ây là đặc biệt với người thường, còn với trong môn, chẳng qua chỉ là chuyện tôm tép.
Sở dĩ dám nói với mọi người về Thất Sơn, vì mình là một trong những đệ tử của trưởng sư môn Nguyễn Văn Cảo ở Huế. So với những tên tuổi như ông Cư ở Phú Thọ mà báo chí hay lấy ra làm chuẩn mực, để nói về môn, thì mình chẳng có tí danh tẻo tèo teo nào. Nhưng có một điều, đệ tử trực tiếp của vị trưởng sư môn đầy tính huyền thoại này, thì ít đến nỗi đếm chẳng đủ 10 đầu ngón tay, ấy thế mà sư phụ lại chọn. Thế nên, dám mở mồm để nói về môn.
Thiên hạ nhìn về Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ trước khi đánh nhau là phải chắp tay khấn vái, là một môn phái thần bí với bùa ngải và các câu niệm chú. Không sai, nhưng chỉ là như thầy bói xem voi. Nếu Thất Sơn chỉ có vậy, chẳng bao giờ mình theo.
Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp. Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau. Tất nhiên, lúc đánh, vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.
Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chùng. Nếu muốn biét về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thẻ biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống. Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành.
Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu ko, đều có thể phải trả giá.
Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được. Tuỳ vào tâm đức, vảo kiếp trước của anh đã tình tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng.
Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước.
Và vì phụ thuộc nhiều ào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng.
Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa.
Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Âý là chuyện chọn đệ tử của trưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn.


Với danh sư Nguyễn Văn Cảo, cái tên ấy được lưu truyền trong thiên hạ. Sư phụ đi đến đâu là đệ tử tiền hô hậu ủng. Các VIP săn đón, nhờ vả. Đệ tử ngồi trước thầy, khúm núm và lúc nảo cũng lo đón ý. Thầy mới nói nửa câu, đệ tử đã hiểu. Khổ thân sư phụ gặp mình, cỏ hoang cũng gọi bằng cụ. Mình nhìn sư phụ như nhìn cha, nên chẳng thấy sợ sệt gì. Các đệ tử anh lúc nào cũng khép nép, còn mình thì hoàng tráng ngồi khoang chân nói chuyện môn, chuyện phải, giời đất cũng chẳng nề hà. Không phải không biết danh, biết phép của sư phụ, nhưng ngẫm, học môn là học đạo, là để tu tâm. Mà nói đến chữ tâm, chẳng phân ai cao thấp sang hèn, chẳng phân ngôi thứ. Vì thế nên thoải mái mà đàm đạo.
Vài dòng sơ khởi, để mọi người hiểu, Thất Sơn Thần Quyền, dù có huyền bí và vi diệu đến đâu, thì cũng là một môn phái thờ Phật, để rèn cho con người ta chữ tu tâm, học đạo, nên người.

phần: 7 : phần cuối cuả bài viết

VÀI LỜI KHUYÊN CUẢ NGƯỜI VÀO TU LUYỆN TRƯỚC:

hiện nay trên cać nước nói trung, việt nam nói riêng các đạo phái tâm linh có rất nhiều và hiện diện trong cuộc sống trong xã hội cuả con người, đạo phái nào cũng có cửa tu_mật tông_tu luyện chưởng pháp bằng tâm linh võ thuật...nhìn trung các đạo phái tập luyện võ thuật tâm linh, chưởng pháp điều lơ lớ nhìn giống như nhau ,khi họ tung cước đi quyền phóng chưởng .v.v.v. chỉ có vài điểm khác nếu ta thực sự để tâm quan sát kỹ, mới nhận biết được, hoặc những người cao tăng cuả các phái_tâm linh_họ có cảm nhận bằng những thính giác cuả kinh nghiệm tu luyện hoặc bằng giác quan thứ 6 mà tháng năm tu tập cuả < thần nhãn > đắc đạo mà nhìn nhận thấy được....
môn phái__thất sơn thần quyền__cuả đạo phật cuả con người việt nam , có từ thời nhà__LÝ__xuất sứ tại_huyện châu đốc_tỉ̉nh an giang_trong các thời kỳ _VUA CHÚA _phong kiến chỉ có người trong dòng tộc_HOÀNG THÂN MẪU THÍCH_và các cận thần cuả vua mới được phép tu tập theo học, chứ người dân thường không ai được phép học cả...theo dòng lịch sử các triều đại phong kiến cuả đất nước, nhà thờ tổ cuả môn phái .T.S.T.Q. đã dy chuyển ra_CỐ ĐÔ HUẾ_không ai trong môn phái biết từ thời_VUA_ nào...từ thửa khai sinh lập ra môn phái ,từ xa xưa cho tới nay môn phái vẫn chỉ có cái tên là_ THẤT SƠN THẦN QUYỀN_chứ không có___thất sơn thần quyền 1__hoặc 2_hay là tên nào khác nữa .... chỉ có thời thập niên 80 và 90 môn phái phát truyển quá mạnh mẽ, và làm cho trên giới võ lâm cuả giang hồ kính lể, không những vậy anh em trong môn còn cứu người chữa bệnh và__TRỊ TÀ MA NGOẠI ĐẠO__CỨU GIÚP CHÚNG SINH_nên dân gian qúy mến đặt cho thêm cái tên__YÊU ÁI_ là__QUYỀN THỀ__
môn phái : T.S.T.Q : ngày xưa trong môn có : 16 : lời thề nguyện
sau này cụ_SƯ TỔ_chỉnh sửa lại chỉ còn có : 9 : lời thề nguyện, cũng thời kỳ đó những ai ở trong môn chính gốc chân chuyền, không còn có phong cách : VUỐT MẶT : khi giao đấu hoặc gặp phải những chuyện sẩy ra khi va chạm với các phái võ lâm ,hoặc chạm phải các phái võ tâm linh khác ở cuộc sống hằng ngày ngoài đưởng ngoài chợ... phong cách cử chỉ vuốt mặt trước khi ra đòn hoặc giao đấu ,chỉ còn lại với những môn sinh cuả những ông thầy mấy gốc mà thôi....cử chỉ xin quyền ra đòn cuả anh em trong môn chính gốc chân chuyền ,rất đơn giản _ CHỈ BẮT QUYẾT_HOẶC ..._chứ người ngoài môn không thể biết phong cách__xin quyền_đó được....

khi nhập môn học trò phải đứng trươć ban thờ_PHẬT BÀ QUAN ÂM_để thề nguyện chỉ làm những việc có đức, cứu người chữa bệnh và tu nhân tích đức, mới được vào môn mà tu tập.

CHÍN LỜI THỀ NGUYỆN CUẢ MÔN PHÁI : T.S.T.Q

1 : con xin nguyện_hết lòng hiếu thảo với cha mẹ
2 : con xin nguyện_không phản lại môn phái : T.S.T.Q
3 : con xin nguyện_không phản lại đạo phật
4 : con xin nguyện_không phản lại thầy, người đã dùy dắt vào tu luyện,
5 : con xin nguyện_không phản lại bạn,coi bạn như anh em ruột thịt
6 : con xin nguyện_không ỷ mạnh hiếp yếu
7 : con xin nguyện_không ham mê, tửu, sắc, tiền, điếm
8 : con xin nguyện_hết lòng vì hiệp nghiã ,cứu người chữa bệnh
9 : con xin nguyện_không cưỡng bức những người đã có chồng con.

__ CHÍN LỜI NGUYỆN TRÊN ĐỆ TỬ CON XIN CHẤP HÀNH NGHIÊM CHỈNH...v.v.v......

__ những ai khi đã vào môn phái : THẤT SƠN THẦN QUYỀN : trong cuộc sống hàng ngày chỉ

_ ____KIÊNG KHÔNG ĂN

__ 1 : KHÔNG ĂN THỊT CHÓ: vì con chó có công trong việc 4 thầy trò_TAM TẠNG_đi lấy kinh phật....

__ 2 : KHÔNG ĂN CÁ CHÉP : vì cá chép trong đạo phật là : LONG QUÂN :_

3 : KHÔNG ĂN THỊT TRÂU: vì con trâu khi_PHẬT BÀ QUAN ÂM_bỏ xuất gía đi tu ,nó không húc chết ngài ở giữa rừng hoang, và còn giúp dân gian cùng chung sức làm ra luá gạo,

__ 4 : KHÔNG UỐNG RƯỢI SĂY : làm mất tính người


__ 5 : KHÔNG CẦM DAO : sát sinh giết hại các con vật
___ những ai đã vào tu tập ở trong môn, không ngại sợ đi dưới dây phơi có quần cuả phụ nữ...
__ không sợ ăn tỏi, như mấy đạo phái khác ngại sợ hoặc nhân gian đồn thổi đàm tiếu... khi tu luyện bàn thân có chót bị sơ xuất sai phạm, cũng không sợ bị < TẦU HOẢ NHẬP MA > NHƯ CÁC MÔN PHÁI KHÁC THƯỜNG HAY BỊ...
___ MÔN PHÁI : THẤT SƠN THẦN QUYỀN : LUYỆN CHƯỞNG PHÁP CUẢ THIÊN GIỚI , NÊN NHỮNG NG ƯỜI LÀ _PHÙ THỦY__PHÁP SƯ_ HOẶC CÁC ÔNG ĐỒNG , BÀ CỐT ,KHÔNG THỂ XEM BÓI CHO NHỮNG AI ĐÃ VÀO TU LUYỆN BÊN__THẤT SƠN THẦN QUYỀN_ĐƯỢC...VÌ BÊN ...T.S.T.Q...QUYỀN PHÁP CAO HƠN HẲN__ NÊN HỌ KHÔNG CÓ TƯ CÁCH XEM ĐƯỢC___CHỨ KHÔNG LUYỆN CHƯỜNG ÂM__HOẶC TÀ MA NGOẠI ĐẠO NHƯ CÁC ĐẠO KHÁC....
__ nên không có : ÂM BINH : như mọi người__LẦM TƯỞNG_hoặc thế gian suy nghĩ và chụp mũ ám chỉ...

_____ TRONG TÌNH HÌNH XÃ HỘI HIỆN NAY : các bạn muốn tìm thầy trong môn chính gốc trân chuyền để theo học, rất rễ và cũng cực kỳ khó khăn...
__ rễ là : rất nhiều các thầy trong môn ,bị phạm những môn quy, và phạm vào những lời thề cuả trong môn ,nên bị trục xuất, hoặc bị sa thải không giám trình diện, gặp bề trên nên bản thân không thể tiến nên trong môn phái được, nhưng vẩn nhận học trò để kiếm kế sinh nhai, hoặc diễu võ dương oai...hay tự đặt tên môn phái khác, và thành lập một võ đường lấy tên lai tặp đi để thoả lòng__THAM , THÂM , SĂN , SY__cho cuộc sống cuả bản thân và sự khát vọng tham lam ngông cuồng ngu suẩn....
__ hoặc một số các đạo phái khác : TÀ MA NGOẠI ĐẠO : cũng lấy tên là : THẤT SƠN THẦN QUYỀN :_ẨN VÀO TRONG ĐẠO PHẬT,ĐỂ LỪA ĐẢO CHÚNG SINH ,VÀ BUÔN THẦN BÁN THÁNH..V..V..V
___ CÒN TÌM ĐƯỢC NGƯỜI THẦY, CHÍNH TÔNG CỦA MÔN PHÁI, CHÂN CHUYỀN, CAO MINH CHÂN CHÍNH, ĐẮC ĐẠO THÀNH TÀI......quả thực là một hành trình cực kỳ vất vả và khó khăn thực sự....bởi những vị này họ chỉ nhìn vào mắt cuả các bạn, là họ đọc được ra : TÂM TƯ TÌNH CẢM, SUY NGHĨ THẬT GIẢ : trong lòng bạn rồi ,họ còn biết được cuộc đời cùa bạn về hậu sẽ ra sao, như thế nào....v..v..v nên các bạn rất khó để tiếp cận và ngỏ lời xin vào môn phái để tu tập, chứ không như thập niên 80 và 90 thửa trước các thầy nhập môn bừa bãi ......
__ môn phái : THẤT SƠN THẦN QUYỀN: trong nước và ở các nước ngoải, phát truyển rất mạnh và hùng hậu ,anh em trong môn phái ở việt nam đang chờ có dịp được lệnh cuả bề trên cho phép : TÁI XUẤT : để chứng tỏ cho công chúng và các võ phái khác biết, môn phái cuả đạo phật cuả con người việt nam, chứ không phải cuả một nước nào tràn vào và chuyền dậy cho dân việt nam ta ....
__ MÔN PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN .THỰC CHẤT CÓ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN RÕ RÀNG
__ LÀ MÔN PHÁI VÕ : TÂM LINH CUẢ ĐẠO PHẬT VIỆT NAM
__ VĂN BẰNG ĐÓ LÀ CUẢ CHẾ ĐỘ__ SÀI GÒN THỜI THIỆU__CHỨNG NHẬN TỪ NGÀY XƯA, CHO DÙ LÀ CHẾ ĐỘ NÀO CHỨNG NHẬN ĐI TRĂNG NỮA, CŨNG VẪN LÀ MỘT VĂN BẰNG CUẢ MỘT CHẾ ĐỘ CON NGƯỜI CÔNG NHẬN, CHỨNG NHẬN CHO CÓ PHÁP LÝ CÔNG LUẬN NHẬN BIẾT, VÌ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CUẢ LỊCH SỬ CUẢ ĐẤT NƯỚC__CHIẾN TRANH_NHƯNG ĐẠO PHẬT CUẢ CON NGƯỜI VIỆT NAM, CŨNG VẪN LÀ ĐẠO PHẬT VÀ CUẢ CON NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA....
__ CHỨ KHÔNG THỄ CUẢ CHẾ ĐỘ CŨ ĐÃ BÁN NƯỚC VÀ BÁN DÂN TỘC VIỆT NAM .....HOẶC CUẢ MỘT NƯỚC NÀO CẢ ....: VÌ NÓ XUẤT SỨ TRÊN VÙNG ĐẤT : THÁNH ĐỊA LINH THIÊNG CUẢ DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC CUẢ CON NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA... NÊN MÔN PHÁI NÀY LÀ CUẢ DÂN TỘC ,CUẢ NGƯỜI VIỆT NAM...CHỨ KHÔNG PHẢI CUẢ MỘT NƯỚC NÀO VÀO TRUYỀN BÁ DÂN TA HẾT CẢ.....
____ vài lởi khuyên chân thành cuả tôi gửi tới các bạn trong môn phái :
____ nếu bạn nào là anh em trong môn phái thực sự ,hãy siêng năng tập luyện ,tu nhân tích đức đừng nản lòng trong việc tu luyện ,đừng mang những câu : MẬT CHÚ CHÂN KINH CUẢ TRONG MÔN : ra mà khoe khoang với chúng sinh ở trên mạng ,đừng võ ngực ta đây và tự cao tự đại với quần chúng trên thiên hạ, và cũng đừng khoe ta đây là học trò cuả ai ...VÌ AI MUỐN THEO HỌC_PHẢI CÓ NHÂN DUYÊN...
__ bạn bị mất thầy : nếu có tâm thì gặp được người thầy khác cao minh, và đức độ tài hơn...
__ nếu bạn có đức và xuyên lăng tu tập ,thì rất mau chở thành tài và chóng được đắc đạo
__và bạn sẽ là người bất khả chiến bại khi gặp phải các môn phái _tâm linh khác ..._: HOẶC KHI ĐẤU GIAO HỮU VỚI ANH EM ĐỒNG MÔN... ví như câu ví trong môn : VÀNG GIÀ_ LÀ BÀ CUẢ ĐỎ.....
__ nhưng các bạn cũng hãy tự đặt câu tự hỏi lại cho chính mình....từ khi nhập môn cho tới bây gìờ...bạn đã bao nhiều lần lui tới nhà người bạn gọi là thầy ,để thăm hỏi cuộc sống sức khoẻ con cái và gia đình cuả̃ người thầy bạn....?...?...?...
__ hay bạn lại mất bóng mất hình và không mấy khi lui tới thăm người đã : DUỲ DẮT : bạn vào cưả tu : MẬT TÔNG CUẢ ĐẠO PHẬT : tu luyện:
__ trên mạng còn có một bạn trẻ tự sưng là học trò chân truyền cuả : CỤ CẢO : còn đăng tải 2 tờ đồ ăn cuả môn phái đưa nên mạng để chứng tỏ với mọi người, ta đây là học trò chân chuyền cuả : CỤ CẢO : còn nói năng ngạo mạng vô văn hoá, ăn nó nhố nhăng không coi ai trên dượi ra gì hết cả....
__̣ ĐÚNG LÀ MỘT KẺ KHUA MÔI MÚA MÉP, KHOÁC LOÁC VỚI THIÊN HẠ, CỨ TƯỞNG MÌNH ĐÃ LÀ CAO TĂNG GIỎI NẮM....
__NẾU BẠN LÀ HỌC TRÒ CHÂN TRUYỀN CUẢ : CỤ CẢO :__THÌ BẠN CÓ BIẾT NHÀ CỤ CẢO ĐÃ DY CHUYỂN ĐI ĐÂU CHƯA, CHUYỀN VÀO NĂM NÀO,TẠI SAO NHÀ CỤ CÀO PHẢI CHUYỂN TỚI NƠI Ở MỚI....
___ VÀ MỘT ĐIỀN NỮA : BẠN NÓI VỚI CÔNG CHÚNG : LÀ HỌC TRÒ CHÂN CHUYỀN CUẢ CỤ CẢO, THÌ SAO TÊN CUẢ CỤ CẢO BẠN VIẾT LÀ : NGUYỄN VĂN CẢO : LÀ SAI
__ : TÊN ĐỆM CUẢ CỤ CẢO, KHÔNG PHẢI LÀ < VĂN >....
__ THỰC LÀ MỘT TRÒ CƯỜI LỐI BỊCH ,TÔI NGHĨ RẰNG BẠN TU SẼ KHÔNG TIẾN ĐƯỢC VÀ SẼ RẤT KHÓ ĐƯỢC CHÍNH QUẢ ĐẮC ĐẠO .....
____ CÁC BẠN NÊN NHỚ : TẤT CẢ CÁC ĐẠO PHÁI Ở TRÊN XÃ HỘI, CHÂN CHÍNH NHƯ : ĐẠO PHẬT_ĐẠO THIÊN CHÚA_ĐẠO HOÀ HOẢ_ĐẠO CAO ĐÀI__ VÀ MỘ SỐ CÁC ĐẠO KHAĆ...TẤT CẢ CHÚNG SINH XUẤT TÂM TIN TƯỞNG VÀ TỰ NGUYỆN VÀO TU LUYỆN,CHỨ KHÔNG KÉO BỀ KEÓ ĐẰ̉̉NG, MUA CHUỘC LÒNG NGƯỜI, HOẶC GẤY MẤT ĐOÀN KẾT, NÓI SAI SỰ THỰC....
__TÔI MONG RẰNG CÁC BẠN TRẺ...NẾU AI KHÔNG BIẾT RÕ SỰ THỰC VỀ MÔN PHÁI : THẤT SƠN THẦN QUYỀN : ĐỪNG NÊN MẠNG A RUA TÒNG ĐẲNG, NÓi NĂNG LUNG TUNG... CHÚNG TA NÊN THỨC TỈNH GÍAC NGỘ ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ NGỘ NHẬN SỰ THỰC VÀ
__ĐỂ TÂM VÀO QUY Y TĂNG_QUY Y PHẬT PHÁP_ VÀ CÙNG GIÚP NHAU TRONG CUỘC SỐNG HIỂU BIẾT , VÀ CÙNG NHAU TU LUYỆN ,CHO MAU CHỞ THÀNG TÀI CHÓNG ĐƯỢC ĐẮC ĐẠO


___XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN : CHÚC CÁC BẠN CÙNG NHAU TU TẬP TỐT . CHÚC CÁC BẠN GẶP ĐƯỢC CAO MINH CHÍNH GỐC CHÂN TRUYỀN CUẢ MÔN PHÁI ĐỂ, THEO HỌC VÀ TU LUYỆN TỐT....


____LÃNGTỬGEMANY

vì điều kiện cuộc sống sô bồ cuả tôi,nơi sứ người,nên hôm nay mới viết tiếp phần < 7 > phần kết cuả chính sự tu luyện hiểu biết bản thân,để các bạn nhìn nhận và phân biệt trắng đen rõ rằng thực tế so sánh nhận biết: MÔN PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN : CHÍNH GỐC Ở XÃ HỘI...
mong các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi xin vào môn phái,để chánh bị nhầm lẩn vào phải đạo khác,thì các bạn sẽ uổng phí : CẢ MỘT KIẾP NGƯỜI VÀ CÒN ÂN HẬN SUỐT ĐỜI.....

http://thatsonthanquyen.forumotion.net/topic-n14.htm

Quê tôi ở gần biển,người dân ở vùng này chủ yếu làm nghề thợ mộc phải làm xa ở các tỉnh có rừng và anh em thợ tìm thấy môn này đầu tiên ở Cao Bằng.Anh em trong xã hầu hết tập luyện môn này và đấu nhau rầm rầm gây dư luận ko tốt,có những đệ tự còn bị công an xã bắt giam,bà con ko ai ủng hộ vì những hiện tượng thắp hương ,khấn vái và đánh nhau gây mất trật tự làng xã
Trong đó 2 em trai của tôi cũng làm thợ mộc và theo môn này
Điều chú ý đầu tiên ,tôi thấy cậu em trai út của tôi tập ngoài vườn.Em tôi thì chưa từng học võ bao giờ nhưng đi những đường quyền rất đẹp :đá vút cao,ngã lộn người xây xát mà ko thây đau ,thậm chí đá vào vật cứng lột cả da chân mà ko thấy ngại gì.Tôi bắt dầu tìm hiểu xem có điều gì mê tín ko??và tôi hỏi các bí quyết của môn này(lúc đó tôi đã vào ngành công an rồi_tôi vào ngành công an năm 1976):Thế nào là tự do tìn ngưỡng??
-Tự do :là được quyền lựa chọn
-Tín:là niềm tin
-Ngưỡng:là sự ngưỡng mộ
-Mê tín:là tin vào điều ko có sự thật
-Chính tín:là tin vào điều ko có sự thật
Như vậy những điều gì mà qua thực tế có thực,làm thực thì ta ko sợ mê tín

VÀO MÔN
Tôi cũng rất lo một môn võ có nhiều điều kì diệu như vậy mà vẫn nằm trong huyền bí_hay còn gọi là môn võ bí truyền bị mai một thì sẽ dần quên lãng.Đệ tự ít dần và những người làm được những điều kì diệu ko còn và thế hệ tiền bối cao tuổi sẽ mất đi thì tiếc quá!

Người nhập môn ngoài những tiêu chuẩn đã nêu trên thì khi nhập môn còn có những lời thề của môn hay còn gọi là môn quy.Nói chung những lời thề thường nêu cao cái đức của con người.Ví dụ:hết lòng hiếu thảo với cha mẹ,ko phản thầy,ko phản môn,hết lòng hiệp nghĩa,ko ham mê tửu sắc...

Điều kiêng kị(ăn):kiêng thịt chó,thịt trâu,cá chép,bia rượu ko uống say
sau đó người thầy sẽ thổi hương vào người mình,các vị trí huyệt,chỗ yếu điểm của cơ thể,chố hay tiếp xúc với va chạm sẽ được thổi kĩ hơn và sau đó thầy sẽ cho mình câu thần chú để đọc(câu này sẽ đọc suốt khi tập,khi chiến đấu và khi xin các việc khác)

Ghi chú:thần chú sẽ có loại khi tập luyện.loại chú độc để hạ địch thủ nguy hiểm

Người đang vào khi đọc thần chú sẽ có cảm giác ngã đổ xuống
và khi đổ xuống là được(có cả thức ăn riêng khi tập luyện môn này_ gọi là bùa).Người mới vào môn này ta ví như đứa trẻ mới sinh ra.Bắt đầu là cựa quậy,rồi lẫy,,ngồi dậy,bò rồi từ từ đứng dậy và đi chập chững.....chạy...
Người mới vào môn này cũng vậy:phải lăn lộn trên mặt đất ,cát sỏi đá..tất cả những nơi mình tập.Người lăn ít thì một ngày,người lăn nhiều thì nửa tháng đến một tháng .Nhưng theo kinh nghiệm thì lăn càng nhiều càng tốt sau đó chao đảo đứng lên như người say rượu,tay khuâ khoắng,chân đi chuệnh choạng chữ chi,dần dần co duỗi quỳ lộn....đá tạo thành các đường võ tuyệt đẹp,càng về sau tập luyện có phần nhàn nhã hơn và hơi thở đọc chú phát ra to dần(nghe như bơm xe đạp).Phần khí trong người phát triển dần(đây là phần chịu đòn,chịu lực ngã)thậm chí dộng đầu gối xuống gạch tím cả đầu gối mà vẫn chịu được(có phần về tâm linh giúp đỡ)

Trước khi vào môn này tôi nghe anh em nói khi vào môn sẽ có những khả năng sau:bản thân chịu đòn tốt,đòn của mình đánh ra mạnh gáp 6 đòn thường ( tựa như có nọc,khó chữa),được hộ mạng khi gặp lâm nguy,tự xin được các thế võ mà mình chỉ biiết tên hoặc muốn đi lại các thế võ hay khi xem trên phim ảnh.Vào 3 tháng là có thể hạ được võ sĩ
KHi chiến đấu hầu hết phụ thuộc vào dường quyền của tự nhiên dẫn,chữa bệnh và chữa thương bằng thổi hương.Có thể ăn được chén bát,bóng đèn(nếu ai muốn tập thêm)
Nếu ai vi phạm lời thề sẽ bị xử phạt tự nhiên

......
kì sau tôi sẽ viết tiếp
phần trên tôi viết hơi tỉ mỉ
các bạn thích tôi viết tỉ mỉ hay tóm tắt ý chính thì xin được góp ý để tôi còn biết
rất mong những vị đồng môn tham gia để tôi được trao đổi và hiểu biết nhiều hơn

Tôi ngồi với nhiều đệ tử,sư nhưng toàn tôi nói là chính.Tôi nói những điều tôi làm được và bất cứ lúc nào tôi cũng làm được
ví dụ như thuật khám bệnh.Tôi có thể dùng 3 ngón tay rê từ đỉnh đầu xuống chân ,vị trí nào có bệnh là tui biết ngay(có thể chuẩn đoán 80-90% bệnh của người đó_nhanh hơn các loại máy móc và thày lang khám bệnh)
tôi đã thử ở 2 bệnh viện lớn :198,103 và tất cả những người tôi đã thử đều đúng.
KHi khám bệnh hay cứu người tôi cũng chỉ dùng thần chú như lúc tập luyện và tôi đã cấp cứu được nhiều người bị ngất,trẻ em sốt giật ở nhiều nơi

Ta có thể nói dối cho người trần nghe nhưng ta ko thể nói dối thần phật trên đầu

http://thatsonthanquyen.forumotion.net/topic-n3.htm

Võ bùa "tái xuất giang hồ" ?

Giadinh.net - Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...

Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.

Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.

Cao nhân ẩn tích

Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?

Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".

Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.

Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.

Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.

Phận duyên tiền định

Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.

Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.

Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.

Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.

Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.

Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.

Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.

Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.

Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.

http://thatsonthanquyen.forumotion.net/topic-n5.htm

Thần Quyền

Có vị nào biết gì về môn võ thuật huyền bí này không,xin diễn giải dùm,BH đã có chứng kiến 1 lần,họ nhắm mắt ra đòn,nhưng đánh đaû trúng đó,nếu ai cương thì ra đòn cương,còn chịu thua thì đòn tự nhiên biến mất......??? Thật khó hiểu,có nhiều cú bình thưòng thì khó mà thực hiện được...
Sau khi mất đòn thì nằm thở như người bị lao
Cao nhân naò biết xin giải thích dùm

Tôi không phải là cao nhân đâu, nhưng có thể cho bạn biết chút ít về môn võ này

Người luyện võ này có thể thờ "Năm ông", hoặc "Lỗ ban"...
phải có câu thần chú nữa. Trước hết loại võ này chỉ dùng để phòng thân thôi, thích hợp cho những người hiền, không quậy phá.
Học khoảng vài tháng là được nhưng phải tu luyện thêm, sau khi học vài tháng thì mỗi lúc đánh cần phải đọc chú, múa máy theo bài bản khoảng 15 phút cho người begining thì "ông" nhập vào, sau khi "ông" nhập vào rồi họ đánh nhìn rất nhẹ nhàng, nhưng uy lực rất mạnh, chỉ cần trúng 1 cú đá nhẹ thôi là lăn quay. Trong lúc chờ "Ông" nhập vào thì rất dễ bị đối phương tấn công. Còn những người tu luyện lâu năm thì khi đụng chuyện "Ông" nhập vào liền, 10 người đánh là nằm cả đống hết mười người.
Hoặc là ông chú họ của tôi có lần bị đám thanh niên bắt nạt, ông chú tôi dùng chân khua 1 đường vòng rồi ông ta ngồi trong đó, đám thanh niên xông vào bước qua cái vòng tròn là tự nhiên bị té nhào giăng ra ngoài như có người nào đánh chứ ông chú tôi không hề đánh, lúc đó ông ta đang ngồi trong vòng tròn.

Những người nào luyện loại võ này mà hay đi đánh lộn, bắt nạt người khác thì chừng khoảng vài tháng là không còn linh nghiệm nữa, "Ông" không còn nhập và trái lại còn bị "ông" vật cho nữa nhìn thấy đau đớn lắm.

Những điều cấm kỵ trong loại võ này là:
Không được ăn thịt chó, thịt trâu, không được chui qua dây phơi quần áo (Kiểu dây phơi quần áo bên Vietnam mình), đồ dơ của đàn bà vv.
Một anh bạn trong xóm tôi bên VN học võ này nhưng hay đi đánh lộn lắm, tuổi trẻ háo thắng mà, lâu lâu "Ông" vật cho 1 trận người nhà phải lấy quần đàn bà phủ lên người, cầm chổi chà quét sân đập lên người một hồi thì "Ông" xuất.
Đôi điều có thể giải đáp phần thắc mắc của bạn

Tôi có nghe nói, khi "ông" nhập vào, nếu những người này đụng phải cứt gà sáp thì "ông" xuất liền, không biết phải vậy không?

Chỉ có mấy người mới học thần quyền thì bị thôi, những người học lâu năm thì không bị, nhưng mà trước khi bôi được cứt gà sáp lên đối thủ thì mình đã bị đối thủ hạ knock out rồi.

Thần Quyền có cái hay là tự mình tự tập luyện Kung fu. Cho nên mỗi ngày mỗi tiến. Khi luyện tập thì sức mạnh bằng 3, 4 người thường. Tay không có thể đấm vào gổ đámà không hề hấn gì hết. Một cái hay nữa là có thể luyện các môn võ khác, chẳng hạn đi bài Mai Hoa Quyền của phái Thiếu Lâm. Cho dù không có sư, nhưng mà khi lên Thần rồi, thì đi quyền rất là thuần thạo như là có học qua bài quyền đó. Bài quyền này đánh rất đẹp mắt, nhứt là lúc Thần nhập vô, tay chân múa kêu vù vù. Mặc dầu là mình trần, chỉ mặc có cái áo thung 3 lỗ, nhưng mà sức mạnh của cánh tay làm ra gió kêu vụt vụt. Như là holywood special effects vậy đó. Ở VN, nhà tranh không có cao, người học Thần Quyền lâu năm có thể phi thân lên mái nhà 1 cách dễ dàng.
Ngoài ra người luyện tập võ Thần quyền lâu năm có thể chửa trị các thứ bong gân, gãy xương vô cùng hủ hiệu. Họ chỉ cần cầm 3 cây nhang, đọc lên vài câu Thần Chú, rồi thổi vào vết thương là lần ngay tức khắc. I have seen this with my own eyes. My GrandMa was 70 at that time, bà nội lúc xuống cầu thang bả bị trượt chân. Mắc cá chân bị xưng vù lên, tím bầm. My brother luyện Thần Quyền được 8 năm trời, anh ta chữa trị mắt cá chân bà nội chỉ trong nháy mắt. Có một lần my brother tới ga xe đò đón bà chị. Bọn chạy xe gắn máy tưởng là my brother dành khách của bọn nó. Tụi nó lén chém sau lưng của anh ta. Nhưng lúc đó thì anh ta được Thần lên giúp che chở cho anh ta. Một nhát mã táu từ sau chém tới mà không xẻ thịt đứt tay gì hết. Chém thẳng vào ngưới anh ta, mà dường như có mặc áo giáp vậy. Ngay cả 1 tí máu cũng không có. Sau đó, anh ta phản ứng lại và anh dùng liên hoàn cước đá văng 4, 5 tên xe thồ té bò lăng bò lóc.
Bây giờ thì mình hối tiếc là không học, là tại vì thấy anh ta lúc lên Thần tập võ thấy dễ sợ quá, thật là vũ bão quá. Cho nên, mình không dám.

Ở Tôn Đản quận 4 các bạn đã có từng nghe qua rồi chứ, mấy tay anh chị ở đây hay dùng "bảo đao" chém lắm, tôi đã từng thấy 4 tay anh chị ở Tôn Đản chém ngay tay có thần quyền này, không bị chảy máu gì hết, 4 tay anh chị quỳ lạy như tế sao để xin tha mạng.

Nghe các bạn kể lại thật là thi'ch thú,nơi tui đang sinh sống (Norway)có một ngươì bạn dân Nha Trang có thần quyền,tới giờ tập thì anh ta lẩm bẩm mấy câu nghe rất lạ,rôì chân tay múa máy ra quyền,chiêu thức đi rất nhẹ nhàng,trông chẳng khác gì coi film kungfu,tui cũng hiểu biết ít về võ thuật thì thấy các đòn và bộ tấn giống như Thiếu lâm,chẳng lẽ thần quyền xuất phát từ Thiếu lâm???Sau khi "thóat" hỏi lại còn nhớ gì không thì đi lại cho anh em tập,anh ta chẳng nhớ gì hết.
Học Thần quyền nó đòi hỏi kiêng cử nhiều thứ lắm,môn võ này chỉ để tự vệ thôi,chứ không công hiệu khi hành hung kẻ khác,cũng may....
Ai muốn có sức khoẻ tốt,nên học môn võ kỳ lạ này,nó rất kỵ những cái gì thuộc vaò rượu,gái.....Khong dính vào 2 thứ này đã khoẻ và giữ hạnh phúc rồi....Nhung việc quan trọng là tìm ra thày dạy

heo tôi thì đừng nên tập môn này. Mộn này lợi ít mà hại rất nhiều. Người bị ma nhập tốn kém bao nhiêu để trục nó ra. Thì bây giờ lại có người muốn bị ma nhập.

Thần Quyền chẳng qua là những phái chuyên gọi âm hồn nhập vô mình để đánh võ. Khi bị nhập thì không biết gì cả. Có giết người cũng không hay, thật là mất hết tự chủ.

Tập bao lâu mà sau này bỏ không tấp nữa thì coi như không biết gì hết. Vậy tập để làm gì.!! Đó là chưa kể sẽ bi làm nô lệ cho âm hồn nào đó suốt đời suốt kiếp

Chuyện chém mà không chảy máu chắc QC không tin đâu. Nếu chém mà không chảy máu thì bắn chắc cũng không sao đâu hén.

Chuyện này có thiệt nè. Anh của QC là thầy dạy võ. Một hôm có 1 tay tới vỗ ngực và thách thức tất cả mọi người, nếu chỉ dám đánh với hắn 5 phút hắn sẽ kêu bằng sư phụ. Cuối cùng thì không ai đánh với hắn cả, hắn tức giận đi lui đi tới chửi rủa và chắp tay lẩm bẩm cái gì đó, 2 con mắt của hắn tự nhiên đỏ ngầu, hắn đi tới cái bàn võ sinh để đồ và chặt 1 cái thiệt mạnh bằng cánh tay. Cái bàn rất chắc chắn 2 người ngồi lên nhún nhảy cũng không suy suyển, vậy mà đổ sập dưới cánh tay của hắn, và cánh tay của hắn đu đưa không còn bình thường nữa. Sau khi chửi rủa 1 hồi hắn nằm ngửa sùi bọt mép, mọi người xúm lại khiêng hắn đi lên trạm xá. hi hi hi cánh tay phải của him cũng bể vụn tan nát, trạm xá phải chuyển lên bệnh viện để mổ ra và xếp xương lại.
Hết phim

Tôi có người bạn biết vài môn võ trong đó có Thần Quyền nên tôi cũng co dịp theo đến lớp tập ở bên Nhà Bè, chỗ Cầu Hàng đi tới một chút.
Trước khi tập tôi thấy ông thầy cho họ uống một ly nước gì đó, khi ra tập họ nhắm mắt miệng đọc chú và bắt đầu múa máy tay chân. Nhìn họ muá tay quơ chân giống như người say hơn là tập võ(nhìn rất chán), anh bạn cuả tôi cũng muá như vậy nhưng nhìn vào cũng nhận thấy có nét cuả Thiếu lâm vi anh ta tập Thiếu Lâm trên 5 năm. Tôi nghĩ là khi tập họ muá tay theo tiềm năng/những động tác thường ngày. Sau buổi tập anh bạn nói là không biết khi nãy đánh như thế nào.
Được biết chỉ vài năm tập ngươì theo Thần quyền có khả năng đánh người rất cao nhưng khi đánh không thể dừng đòn ( dễ có cơ hội ngồi tù, bóc lịch!), sau khi đánh, thần xuất, cũng đau, mệt, cơ thể bầm dập.


Có một anh bạn học chung trường đã phải trốn chui trốn nhuỉ một thời gian vì dùng dao sắt chuối chém xả tay một người học võ gồng, tay này từng biểu diễn đưa bụng cho ngươì cầm mã tấu chém mà không chảy máu. Trong lúc đánh nhau anh bạn tôi bi đau,tiện tay chộp con dao... làm luôn.

Các bạn ạ !
Thấy các bạn xôn xao quan tâm đến vấn đề này nên tôi cũng xin có vài dòng gọi là san sẻ kinh nghiệm của mình.
Xuất phát từ thắc mắc là:
Thật là vô lý khi nhiều người phải tốn rất nhiều công sức và mồ hôi để tập luyện ngày này qua tháng khác mới đạt trình độ Đai Đen một môn Võ thuật nào đó, trong khi đó chỉ cần chấp tay lâm râm vài câu thần chú gì đó là có thể đạt ngay một trình độ cao của môn Thần Quyền, như vậy là bất công (tôi nghĩ là ngay trong thế giới Thần Thánh cũng cần có công bằng chứ)
Cũng vì chuyện này nên nhiều người đã lưu tâm nghiên cứu, và ở miền Nam trước năm 1975 có người đã đích thân đi học môn này, sau khi nhập môn được Thầy thổi bùa luyện phép và cấp cho một số lá bùa hình chử nhật dài và cấp cao hơn là bùa hình vuông màu vàng để nuốt sống vào người và tập luyện. Ngay sau đó thì gởi ngay các lá bùa này về cho tờ Nguyệt san Võ Thuật thời đó, để toà soạn gởi đi phân tích.
Kết quả ra sao, chắc các bạn khó ngờ tới là: Trên các lá bùa ấy có chứa một hoạt chất kích thích gân cơ, tên gọi theo dân gian là "Mã Tiền", theo Tây Y là: Stricnine (!) với hàm lượng khác nhau, lá bùa vuông thì hàm lượng Mã Tiền cao hơn lá bùa dài.
Đây là chất độc rất nguy hiểm mà con nhà Võ thường ngâm rượu dùng thoa bóp ngoài da khi tập luyện, khi ngộ độc chất này nhẹ thì gây co giật gân cơ ngoài ý muốn và không kiểm soát được, nặng thì cơ tim co thắc gây đứng tim, ngộ độc nhẹ lâu dài có thể đưa đến tuyệt đường sinh sản.
Ai đó đã biết được tính dược lý của chất độc này nên bào chế thành loại mực màu dùng để nhuộm lên tờ giấy gọi là "bùa" và xây dựng thành môn võ (!?) có thể nói là rất phản Thể thao và phản khoa học, rất tai hại cho người dùng nó, dù là đem đốt đi thì chất độc này cũng còn nguyên tính chất .
Xin các bạn trẻ hãy cãnh giác, các bạn có thể kiểm chứng bằng cách như Tập san Võ Thuật thời ấy đã làm hoặc xin một ít mực màu đỏ dùng vẽ loằng ngoằng lên giấy đó, mang đi phân chất thì rõ.
Chào thân ái.

XIN các bạn trước khi tin thì suy nghĩ chút ít.Những chuyện thần quyền có sức mạnh vo địch la những chuyện bịa đặt thôi.Vì nhũng điểm sau:
1.hồi trứơc người ta lợi dụng quỷ thần để nhằm mục đích chính trị và quân sự(như bạch liên giáo)để mê mị dân chúng. rồi nhửng chuyện đó tồn tại đến nay(nhưng chỉ tập trung ở vùng dân trí thấp)
2.Những người tự nhận mình có Thần Quyền,ai cũng chỉ nói suông,không minh chứng được.còn người không có thần quyền thì chỉ nghe nói hoặc kể lại"ông bác nọ,ông anh kia của tui"mà không bao giờ nói những con người đó hiện ở đâu,để người ta đến tìm hiểu.
3.Sống trên đời để đạt thành công ở lĩnh vực nào,con người đều phải tu luyện,hoc tập,rèn luyện,lao động,mà có khi con chưa ra gì.Huống chi tin vào cái sự đọc thần chú mà thành công thì vô lý lắm.chẳng lẽ thần thánh chi là nguời biết võ?có thần nào là trạng nguyên bác học gì không?Để đi thi đai học dọc thần chú nhờ thần làm bài giùm.
nếu đã có thần quyền thì sẽ có phật quyền trị(vì thần chỉ là hạng tiểu tốt thôi)
Chào Bạn!
Nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu cho rõ hơn về môn võ công này, bạn nên tìm hiểu qua môn Hình ý quyền của Trung Quốc, một số có liên quan đến Mật giáo Tây tạng, Thiền võ Đạo, Kinh chú Pali của Nam Tông Thái Lan...Nói chung đây gọi đây là một môn võ cũng không thuyết phục cho lắm, vì nó liên quan nhiều đến việc tu hành như: trì chú, ngồi thiền và giữ một số giới luật... Còn về năng lực , công phu thì vẫn phải kiên trì tập luyện, nó có nhiếu mặt liên quan đến khí công, ở một khía cạnh nào đó nó được gọi là khí công đặc dị. Những công năng đó cũng tùy thuộc vào mức độ tập luyện mà thôi. Bạn hiểu võ thuật và võ công rồi chứ? Còn về Thần Quyền chỉ là một danh từ chung thôi, nhưng trong đó cũng có nhiều nhánh, nhiều chi phái khác nhau, có môn lấy phật giáo làm nền tảng, môn thì Đạo giáo, cái cốt là luyện TINH, KHÍ, THẦN như các môn nội công khác, cũng có tĩnh công và động công. Tĩnh công tương ứng với việc trì chú, tập trung tinh thần. Động công là lúc di chuyển theo thần thức và đọc những luồng kinh mạch kéo theo sự chuyển động của cơ thể khi niệm một câu chú, dần dần thành quen thuộc, phản xạ thành tự nhiên.....
vài dòng gửi đến bạn. Chúc Bạn vui khỏe.

Tôi không biết võ công nhưng cũng đã được chứng kiến 1 lần hồi còn ở bên đảo, số là có 1 anh kia giữa trưa tự dưng vác đao ra múa loạn xị, mọi người đều ì xèo vối nhau là : Nó đang bị bà nhập, hồi lâu anh ta ngưng và nằm lăn ra giữa sân, có một điều làm mọi người cười đó là quần áo anh ta rách tả tơi, để cả của quý ra, nhưng anh ta không biết gì cả.

Võ thuật kiểu này chắc hổng dám học he..he

có lẽ anh ta bị tẩu hỏa nhập ma

http://www.ivietnamese.com/forums/showthread.php?t=78050



http://www.thanquyen.com/forumdisplay.php?11-T%C3%A0i-li%E1%BB%87u-v%E1%BB%81-m%C3%B4n-ph%C3%A1i-TSTQ



THẤT SƠN THẦN QUYỀN
Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo
TP Huế, Việt Nam
Là môn phái tâm linh
Kết hợp giữa Mật tông và Quyền thiền


Trong chính các học trò lâu năm ở hàng cao của môn này có nhiều nhận thức về nguồn gốc môn phái khác nhau. Nguyên nhân là do họ phần nhiều là học trò cũ của các học trò thế hệ đầu hoặc thứ hai của Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, những người này thời kỳ trước không nắm rõ nguồn gốc môn phái.
Đặc điểm của các học trò trong môn này hầu hết cung kính, nể sợ quá mức vị trưởng môn nhân nên không mấy người dám hỏi thẳng, hỏi cụ thể, chính xác về môn. Học trò đời sau truyền cho học trò sau nữa cảm nhận và suy nghĩ về nguồn gốc của môn này theo suy đoán của họ – vì họ không dám hỏi trực tiếp.
Mặc dù vậy, trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo lại không phải là người hà khắc, thậm chí, một số người đã từng tiếp cận ông Cảo cho biết, ông là người kín đáo nhưng rất bao dung. Sở dĩ có sự sợ hãi không cần thiết vì yếu tố của môn là tâm linh khiến nhiều học trò dè dặt, không dám hỏi hoặc người nọ nhìn người kia sợ nên cũng sợ theo thành ra cứ truyền miệng những hiểu biết không chính xác.
Không chỉ nguồn gốc của môn mà ngay các thủ tục, quy cách trong quá trình tu học cũng bị “tam sao thất bản” rất nhiều nên phổ biến trong nhân gian những thủ tục khá rườm rà khi nhập môn, dẫn đạo và thực hành công năng.
Cũng giống nhiều môn phái khác, các đệ tử rất ghét và thù địch những ai dám thẳng thắn nói hoặc bình luận về những điểm yếu, điểm mê hoặc của họ. Tuy nhiên, những người thật tâm muốn tìm hiểu chính xác môn này, khi tiếp cận vị trưởng môn đã nhận được giải đáp đầy đủ.
NGUỒN GỐC…
Trong khi phần đông đệ tử không rõ nguồn gốc thì một số đệ tử cao cấp cũng chưa rành. Nhiều người cho rằng, môn phái của họ do một vị Sư tổ sáng lập. Vị này là ai? Người Tây tạng? người Việt Nam? Đều có những lời đồn như thế. Tuy nhiên trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo cho biết, môn phái này có 3 vị Sư tổ, đều là người Việt Nam, cùng học Phật pháp tại vùng núi Thất Sơn sáng lập ra môn phái này. Trước đó, cả 3 vị Sư tổ này đều theo học một môn phái của đạo Phật do một vị Sư giác ngộ người Thiên Trúc (Ấn Độ) sáng lập. Nơi ông Cảo và các sư huynh đệ đã luyện tập trước đây là vùng Bảy núi thuộc tỉnh Long An, miền nam Việt Nam. Môn phái này là một dòng phái của Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên, vị Thượng sư này được thờ tượng ở các bàn thờ của môn, ở vị trí cao nhất.
Có nhiều người vô hiểu biết, nghe lõm bõm rồi cho rằng, Thất Sơn Thần Quyền của Việt Nam chẳng qua là môn Quyền thề của Trung Quốc. Nhưng theo tìm hiểu của người viết, Quyền thề của Trung Quốc là một môn phái lâu đời của các Đạo sĩ trong khi Thất Sơn Thần Quyền lại là môn mới hình thành và xuất phát điểm từ vùng núi Thất Sơn của tỉnh Long An trên cơ sở của hệ phái Tì Ni Đa Lưu Chi kết hợp giữa Thiền tông và Mật tông.
Theo Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, người Trung Quốc không có môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Trong số 3 học trò đầu tiên mà ông Cảo dạy có một người có nguồn gốc Trung Quốc là ông Hợi (học trò đầu tiên), hai ông tiếp theo là ông Cư và ông Mạc (người Phú Thọ).
BÊN NGOÀI…
Nhiều người đã từng tham gia viết bài, bàn luận về môn phái khá bí hiểm này, vì nó không công khai. Đa số họ là người không ở trong môn nên không biết gì cụ thể về môn này, cũng chỉ ù ù cạc cạc nghe đồn, nghe lỏm, được dự xem một số buổi tập ở các sân… cóp nhặt lại và tự cho rằng mình có hiểu biết đầy đủ về môn phái tâm linh này. Kỳ thực họ vô hiểu biết.
Có thể thấy một số bài viết của người vô hiểu biết bày ra ở một số trang mạng Cảm xạ học với thái độ bài xích, bôi nhọ hoặc nhìn nhận vô cùng lệch lạc do vốn kiến thức về tâm linh sơ đẳng hoặc do thù địch.
Rất hiếm hoi mới tìm thấy một người nghiên cứu sách cổ, rất lâu năm ở Hà Nội nói về nguồn gốc môn phái Thất Sơn Thần Quyền khác đi. Theo tài liệu cổ mà ông này còn lưu giữ được, Thất Sơn Thần Quyền là một môn phái được cho là đã thất truyền ở Trung Hoa của Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ. Sau khi vị này vào Trung Hoa thì môn này được tiếp tục lưu truyền trong một thời gian rất ngắn và du nhập vào Việt Nam. Vùng du nhập cụ thể là Hà Nội, khu vực dốc Hàng Than, do một vị sư từ xa xưa kế thừa. Theo lý này, người ta còn hay gọi Thất Sơn Thần Quyền là Võ nhà chùa, vì thấy nhiều vị sư tập.
Đây là môn phái khá lạ ở Việt Nam. Nó là môn phái tâm linh thuộc dòng Mật tông – có sử dụng bùa chú. Nó có vẻ thuộc dòng Mật tông Tây tạng, nơi các vị Lạt Ma cũng sử dụng quyền thuật rất giỏi trong khi ở Việt Nam và Trung Quốc, Mật tông được biết đến ít gắn bó với quyền mà chỉ có thuật. Thất Sơn Thần Quyền ngoài thuật còn có quyền. Điểm khác biệt về quyền của môn tâm linh này so với Thiếu Lâm Tự là nó không có hình thế cụ thể để “bắt chước” theo. Các chiêu thức của nó tùy thuộc vào tâm thức của môn sinh trong khi thực hành mà xuất ra nên dù có tới hàng chục ngàn đệ tử nhưng đảm bảo không ai đi quyền giống ai. Chỉ có một người khẳng định có thể khiến cho hàng loạt đệ tử ra sân nhập thần và xuất quyền cùng một cách thức như nhau, đồng đều như các phái võ hay biểu diễn… đó là ông Nguyễn Văn Cảo.
LƯU TRUYỀN…
Có rất nhiều lưu truyền xung quanh môn phái này. Được biết, từ ông Cảo, môn phái này đã âm thầm đóng góp không nhỏ tinh hoa cho rất nhiều đệ tử là người trong quân ngũ, đặc biệt là thời chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Xa hơn nữa, ở vùng Bảy Núi, phái môn này đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo một bộ phận thanh niên yêu nước biết đến quyền + thuật để chống lại thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Tuy là môn phái có biểu hiện rõ nhất về Quyền và Thuật nhưng giá trị tinh hoa của nó lại nằm ở yếu tố Tâm Linh Tối Cao mà tất cả những người đi tìm tới Chân lý, Giác ngộ đều cùng nhắm tới.
Hiện tại, rất hiếm hoi có thể tìm thấy một đệ tử của môn này chú tâm hoàn toàn vào yếu tố Tâm Linh Tối Cao để đạt đến Đại giác ngộ. Hầu hết họ chỉ chú trọng vào Quyền + Thuật, do đó, thái độ xem trọng, nể vì cũng thường dành cho những người có biểu hiện về Quyền giỏi hoặc Thuật giỏi.
………………………….
“Ðại phàm tâm ấn của chư Phật không lừa dối ta. Tâm ấn tràn đầy như thái hư, không thiếu, không thừa, không đi, không tới, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạ; vốn không ở chỗ sinh, cũng không ở chỗ diệt, không lìa xa mà cũng chẳng không lìa xa vì phải đối lập các nhân duyên hư vọng mà phải đặt giả ra các tên như vậy. Cho nên chư Phật ba đời đều do đó mà đắc pháp, Tổ các đời cũng do đó mà đắc pháp, ta cũng do đó mà đắc pháp, ngươi cũng do đó mà đắc pháp. Ðến như những loài hữu tình hay vô tình cũng do đó mà đắc pháp” - Thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi bảo đệ tử Pháp Hiền.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 6:57 am


Giờ xin nói rõ hơn về chuyện Thầh Quyền ở VN rồi sẽ đến bùa chú ở tây phương. Như đã nói ở trên, ngày xưa vì ham vui và thiếu kiến thức Nug theo bạn tập Thần Quyền, nhưng có lẽ Thần chê nặng xác phàm nên chẳng thấy kết quả gì gọi là mỹ mãn sau vài tháng ngồi thiền và uống bùa. Có điều lạ là lúc ấy Nug có bạn gái dễ dàng, chắc không phải vì đẹp trai hay tài giỏi nhưng có lẽ vì “ma lực” của bùa, dĩ nhiên là Nug chưa biết bùa yêu. Ðó là chuyện ngày xưa, giờ thì bỏ ra chó không thèm gặm. Lúc luyện Nug phải uống bùa, muốn uống phải nín thở viết hay vẻ bùa lên giấy. Giấy và viết phải hoàn toàn mới chưa dùng lần nào và chỉ dùng trong việt vẻ buà và viết buà thôi. Nug có một cuốn sổ bằng hai bàn tay để viết bùa và vẻ bùa để uống. Bùa thì có nhiều loại như là Bùa Tổ, bùa gồng ở bụng và vài tên khác mà giờ Nug đã quên. Còn bùa nhức đầu, bùa buộc, bùa yêu thì chỉ dùng để sên người khác chứ lầm lẫn uống vào chắc cũng mệt. Thần chú “vô kim” (kim sẽ chạy lên đở ở lưng hoặc vai khi bị chém lén, nếu dao có dín máu chó thì đến lẹm (kim may bao bố) cũng thua, cũng gẩy) thì cả hai phái Thiên Tiên và Thất Sơn mà Nug còn nhớ giống như nhau đó là “uống trừ mạnh độc ngã hoạnh tư ngã nội gia đình nhập quanh tin sức cấp cấp y như ...”. Khi theo phái Thất Sơn (1980), đã sang đây, thì được “thầy” dùng mũi dao (dài như đoản kiếm) vẻ bùa khắp thân, vừa vẻ “thầy” vừa nói tiếng gì như tiếng Phạn. Nug nhớ mài mại lời “thầy” nói là lưng Nug có bùa Tam Ðao, ngực có bùa bảy kiếm ...vv. những bùa này nhầm bảo vệ thân thể . Vì nhác gan chẳng bao giờ đánh lộn hay giành gái với ai nên Nug không biết là những bùa ấy có công hiệu như lời không. Cả hai lần theo chẳng thấy Thần nào nhập và sau đó Nug được biết là “Ông Lục” có đến, đứng ngay cửa nhưng không vào. Ông đã không muốn vào thì làm sao ông muốn nhập vào Nug để đi vài bài quyền đẹp mắt cho được nà. Tuỳ theo “duyên” có người “được” ông Lục nhập; có người “được” thần Bạch Hổ nhập ...vv. chứ không nhất thiết là lúc nào cũng Lục. “Thầy” vặn dò là phải năn uống bùa và ngồi thiền, hy vọng ngày đẹp trời nào đó ông sẽ viếng. Sau vài năm tập luyện on/off chẳng thấy ông thèm để ý đến Nug. Một đêm nọ, đang ngồi nhà thì bổng dưng Nga dẫn chiếc xe đạp BMX (của ai gởi) đạp một vòng đến nhà “thầy” gần đấy. Gõ cửa, cửa mở, bước vào thì có khoảng môt chục người đang ngồi ăn nhậu. Vừa ngồi xuống “thầy” lên tiếng :”Dữ hông, gọi nãy giờ giờ mới tới!!!”, thì ra “thầy” và “đồng nghiệp” của “thầy” dùng âm binh gọi Nug. Ðêm ấy sau khi rửa chân Nug và hai người nữa vào phòng có bàn thờ. Phòng cửa kín mít, có kệ thờ, lư hương và tấm vải vàng có nhiều chử bùa vẻ, đèn đỏ nhỏ leo lét sáng mờ mờ cùng khói hương làm Nug cũng rờn rợn như bước vào một cõi âm u nào đó. Hai chàng kia thì sau khi “hai thầy” vừa chỉ tay nói vài câu tiếng Phạn hai chàng lăn đùng ra, một chàng tay đang thủ một thế của bài hổ quyền, chàng còn lại thì nằm một đống. Hai thầy xoay sang Nug, đang đứng chấp tay quá trán và trên người chỉ có cái quần sọc, vừa chỉ vừa la vừa nói như giận hờn gì lắm và đang “kể” tội Nga bằng tiếng Phạn. Khoảng gần một phút sau thì tự động người xoay tròn trong khi tay vẫn chấp quá trán, cứ y như đang múa balê, không ngưng được, xoay vòng, mất thăng bằng va vô tường, từ vách này sang vách nọ tưởng như bầm mình. Rồi cuối cùng, khoảng gần nữa tiếng đồng hồ sau, “ông” vẫn chưa nhập và “hai thầy” thì mồ hôi mẹ mồ hôi con tuông ra mệt mỏi ngồi thở hồng hộc như muốn đầu hàng cái thằng “nặng xác phàm” này. Chuyện bị vật và bỏ hẳn thần quyền theo đạo Công Giáo xin miển kể nơi đây .

Tây phương cũng biết “thư”, biết “ếm”, bùa yêu ...vv y như xứ mình nếu không muốn nói là mạnh hơn. Theo tài liệu của Cha Amorth thì đáng sợ nhất là voodoo ở Phi Châu và “macumbe” ở Brazil mà dân Haitian thường dùng. Theo như hiểu thì bị “thư” hay bị “ếm” tiếng Anh gọi là “being hexed” or "malefice" và bùa yêu là “love potion” hoặc “binding”.

Hex có hai loại, trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là khi một phát sư hay phù thủy bỏ bùa vào thức ăn hoặc thức uống để hại người. Những tay phù thủy này dùng nhiều vật lạ lùng như xương người chết; máu kinh nguyệt; various burned powders; animal part ...vv và tim là món được chuộng nhiều nhất và một số dược thảo để luyện bùa. Thần chú được đọc trong lúc luyện. Nạn nhân bị thư ngoài những triệu chứng đau đớn khác thì đau bụng là hầu như người bị thư nào cũng bị. Sau khi nạn nhân ói ra hết nhữhg vật lạ như đinh; cuộn dây kẻm; wooden doll, mảnh chai ...vv qua sự giúp đở của một exorcist thì bịnh sẽ dứt ngay. Ở VN và một số dân du mục dùng trứng gà để lấy những món “lạ” này ra, có khi lấy ra được cả rắn, chỉ khác nhau là ở VN thầy pháp bất ngờ cho dời nạn nhân đến rồi dùng trứng gà đập lên đầu, khi nào nạn nhân thấy nhột ở cổ thì khạc ra. Còn dân du mục (gypsies) thì dùng nguyên trái trứng lăn trên ngực nạn nhân trong khi lầm bầm đọc thần chú, xong, đập trứng ra sẽ thấy những vật thư lấy ra từ nạn nhân.

Cách gián tiếp là khi phù thuỷ dùng hình nộm hoặc hình ảnh, móng tay, quần áo ...vv. nói chung những vật thể thuộc về nạn nhân để hại người ấy . Thay vì hình nộm phù thuỷ có thể dùng một người cùng phái tính, cùng tuổi hoặc súc vật để ra tay. Những gì làm trên hình nộm sẽ xảy ra trên nạn nhân, điều lạ một khi giải thoát được một nạn nhân thì y như là trong gối hoặc nệm của nạn nhân ấy có những vật lạ như dây cà tha (chỉ 5 màu); móng tay; bím tóc bị buộc chặc; thú đang bằng nút (thường là chuột); mảng vải vấy máu; khúc cây; khúc sắt; cuộn dây kẻm cong queo hoặc búpbê bị đâm nát . Ðôi khi những vật này chỉ hiện ra sau khi gối hoặc nệm được Thánh Giá hoặc ảnh Ðức Mẹ chạm vào. Những vật lạ này phải được rảy nước phép trước khi đốt, tro hay những gì còn sót lại phải được bỏ xuống dòng nước chảy như suối hay sông và nhất là không nên đổ vào bồn cầu tiêu hay bồn rửa mặt trong nhà. Cha Candido Amantini kể rằng cái lỗi lầm ngài vấp phải lúc bắt đầu làm exorcist là ngày nọ khi cha exorcise một bé gái và sau khi câ.t vâ'n quỷ cha được biết là có một hex (như bùa ếm) được chôn dưới một gốc cây gần nha`. Cha đào lên, đó chỉ là một cái hộp bằng cây bên trong chư'a những món lỉnh kỉnh vô nghĩa, vì không biết nên cha chỉ đổ cồn và châm lửa. Từ đó và suốt 10 năm sau cha bị chư'ng đau bụng.

Bùa Yêu của tây phương mạnh không thua gì bùa yêu ở xứ ta. Thường thì phù thuỷ được mướn để làm chuyện này với một số tiền. Cha Amorth có kể lại chuyện một cô nọ mê vị hôn phu của bạn thân mình. Vì quá yêu anh chàng và sau một tời gian tìm cách mồi chày anh chàng không được cô nàng không tiếc tiền nhờ một phù thuỷ bỏ bùa yêu anh chàng này . Như các bạn đoán, hai người cuối cùng lấy nhau, và theo lời của anh chàng kia thì chẳng có gì gọi là hạnh phúc khi sống với nàng này, suốt ngày cứ như ở tù, không bỏ bà vợ được và luôn cảm nghĩ là mình bị áp lực cưới bà này.

Sơ Lược Về Môn Phái Thất Sơn Thần Quyền
(Bài viết leech tù TGVH)


Theo di ngôn của thái sư phụ (thầy Trần Ngọc Lộ, sư phụ của thầy Trần Đạo Đông) kể lại cho môn sinh trong thời gian truyền dậy — thầy cho biết là theo truyền thuyết môn võ Thất Sơn Thần Quyền xuất phát từ vị sư tổ có danh xưng là Hỏa Hỏa Chân Nhân, do cơ duyên được Phật Bà Quan Thế Âm truyền phép. Sau này sư tổ chọn lựa và thâu nhận 7 môn sinh và chọn vùng núi Thất Sơn (Châu Đốc, Việt Nam) để truyền dậy cho các môn sinh này. Tất cả 7 vị đã tu học và thành đạt như ý nguyện của sư tổ, ngoài những pháp thuật cao siêu do sư tổ truyền lại, mỗi vị đều có một số sở trường về thế võ đặc biệt của mình. Do kinh nghiệm, các vị thầy sau này xem cách đánh võ mà biết được môn sinh nào được vị thầy nào truyền dậy. Trong 7 vị đó, sư tổ đã xếp hạng lần lượt theo thứ bậc và danh xưng như sau:

• Vị đệ nhất có danh hiệu Bá Đương Đạo Trưởng
• Đệ nhị là Ngư Câu Lão Ông
• Đệ tam là Thanh Trúc Đạo Trưởng
• Đệ tứ là Hoành Thiên Đạo Trưởng
• Đệ ngũ là Ngũ Độc Bá Hành
• Đệ lục là Sa Thiên Đạo Trưởng
• Đệ thất là Nga Mi Lão Tổ
Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ huyền bí. Môn sinh được vị thầy truyền dậy theo một số chỉ dẫn căn bản bước đầu nhập môn. Tùy theo cơ duyên, đức độ, sức khỏe, đức tin và lòng thành khẩn mà mỗi người sẽ được chuyển quyền xuất thế để tự vệ hoặc tấn công đối thủ. Có người nhanh thì chỉ cần vài phút là có thể chuyển quyền ngay, có người vài ba lần mới chuyển và rất hiếm khi không chuyển quyền. Mỗi người khi xuất quyền có thể theo cách này hoặc cách khác, dùng vô chiêu để đối phó với hữu chiêu của địch thủ, tựu trung lại có những đặc điểm như sau: (1) khuôn mặt lộ vẻ chiến đấu, (2) cặp mắt sắc bén và tập trung vào đối thủ, (3) di chuyển nhanh nhẹn, (4) không sợ hãi, và (5) không biết đau đớn.
Môn võ học này không nhất thiết là người học trước là giỏi hơn người sau. Tài năng được tăng tiến tùy thuộc những yếu tố nêu trên và tùy thuộc ở sự chuyên cần tự luyện tập, nhất là luyện khí lực. Bốn bước cần để luyện tập bộ môn Thất Sơn Thần Quyền là : Luyện Võ • Luyện Khí • Luyện Thần • Học Đạo Để phù hợp với những môn học nêu trên, chúng tôi đã lấy tên môn phái là Thất Sơn Thần Võ Đạo. Nhiều môn sinh khi thành tựu ngoài luyện tập quyền cước để gia tăng sức khỏe, thân thể nhanh nhẹn, cường tráng, còn có thể chữa thương, chữa bệnh, và đem đạo đức cùng kiến thức để giúp đời, truyền bá phát triển môn phái.



Đánh Đồng Thiếp của Đạo Gia

Ông Từ liếc nhìn dò xét xem tôi có thích thú muốn nghe nữa không. Tôi rất thích thú với những sự hiểu biết rất rộng rãi về Thần Quyền của ông Từ; tôi ngồi im lắng nghe ông Từ cất giọng khàn khàn: Ông chú hôm nay chỉ nói về Thất Sơn Thần Quyền thôi. Vì ông chú cũng là người ở miền Trung. Khi nói đến môn phái Thất Sơn Thần Quyền, ai cũng phải nghĩ rằng đây là một võ thuật huyền bí khó hiểu. Môn phái này phát triển mạnh tại Huế, Quảng Trị và Ðà Nẵng trước năm 1975. Phái Thất Sơn Thần Quyền có 2 ngành: - một ngành chuyên về chữa bệnh - một ngành chuyên về quyền cước


Ông Từ liếc nhìn dò xét xem tôi có thích thú muốn nghe nữa không. Tôi rất thích thú với những sự hiểu biết rất rộng rãi về Thần Quyền của ông Từ; tôi ngồi im lắng nghe ông Từ cất giọng khàn khàn:
Ông chú hôm nay chỉ nói về Thất Sơn Thần Quyền thôi. Vì ông chú cũng là người ở miền Trung. Khi nói đến môn phái Thất Sơn Thần Quyền, ai cũng phải nghĩ rằng đây là một võ thuật huyền bí khó hiểu. Môn phái này phát triển mạnh tại Huế, Quảng Trị và Ðà Nẵng trước năm 1975. Phái Thất Sơn Thần Quyền có 2 ngành:

- một ngành chuyên về chữa bệnh
- một ngành chuyên về quyền cước

Ngoài ra môn phái còn phép khoáng sân , khi thượng đài hành giả dùng chân vẻ bùa dưới đất án ngử giửa đài , nếu đối phương tràn qua tấn công thì sẽ xây xẩm mặt mày không thấy đường…
Môn phái Thất Sơn Thần Quyền tôn Quán Thế Âm Bồ Tát là Tổ sư và thêm 8 vị thần đại diện sư tổ trong công tác dạy các môn đồ. Tám vị thần tên là :

1. Hỏa Hỏa Chơn Chơn
2. Bá Thiên đạo trưởng
3. Ngư Câu Lão Ông
4. Thanh Trúc đạo trưởng
5. Hoành Thiên đạo trưởng
6. Bá Hành ngũ độc
7. Sa Thiên đạo trưởng
8. Nga Mi lão tổ

Nếu có người muốn gia nhập môn phái thì phải: đứng trước bàn thờ tổ (Quan Thế Âm Bồ Tát) xưng tên họ và thề 9 điều :

1. Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ
2. Không phản thầy
3. Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt
4. Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền
5. Không ỷ mạnh hiếp yếu
6. Không ham mê tửu sắc
7. Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con
8. Hết lòng làm việc nghĩa
9. Không phản đạo

"Nếu con không làm tròn 9 điều thề trên thì con sẽ bị phanh thây làm muôn mảnh". Ðó là 9 điều tâm niệm của môn đồ Thất Sơn Thần Quyền.

NP chào các anh,

Wow, đây là lần đầu tiên NP được thấy biết rõ những quy tắc của Thất Sơn Thần Quyền. Anh NguyenTri cho NP hỏi nha, môn phái Thất Sơn Thần Quyền này có phải của thầy Nguyễn Lành không anh? Theo NP được biết thì hồi xưa ở bên Mỹ có một môn đệ của phái này đã lập quán tại Mỹ lấy tên là: "Seven-Mountain Spirit Kungfu." NP có thấy qua hình của vị thầy này rồi. Vị thầy này khoãng ba mươi mấy tuổi vào lúc ấy, để tóc rất là dài, xoã xuống, và đi đường quyền cũng đẹp lắm.

Theo NP được biết thầy Nguyễn Lành không những biết về "Thần Quyền," ông ta còn biết về bùa, ngãi nửa. Qua bài viết của anh, hình như "Thần Quyền" cũng có liên quan mật thiết với những Thiên Sư của Mao Sơn hay Long Hổ Sơn bên Trung Quốc phải không anh? NP nghe nói là anh có thể thỉnh Na-Tra, Tề Thiên Đại Thánh, hay Hồng Hài Nhi nhập thể, phải không anh?

Ông Từ như một ông đồ già ngồi thuyết giảng một cách nao nao bất tuyệt. Ông Từ ngưng lại nhìn tôi rồi lại tiếp tục giãi thích:

- Ông chú có nói khi mình học công phu bình thường cũng cần tu dưỡng vỏ đức trước cái đã. Đến khi học Thần quyền thì lại càng có nhiều kiêng kỵ hơn là vì trong các môn phái thần quyền thì ít nhiều đều có các lời nguyện trước liệt vị tổ sư gia, đại khái như 9 đều thệ nguyện trên của môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Môn đồ của Thất Sơn Thần Quyền cũng không được quyền thách thức và làm chạm tự ái các môn đồ của các võ phái khác. Nếu thách thức các võ phái trước thì hậu quả là sẽ bị thua dầu có giỏi cách mấy chăng nữa. Nếu vi phạm những đều thệ nguyện thì bị trừng phạt khi về nhà có thể bị mửa, tự mình đánh vào bản thân mình, có thể lao đầu vào vách...đó là võ đức mà phải gìn giữ, khiêm nhường như ông chú nói nếu không có võ đức sẽ bị phạt. Ngoài ra người môn sinh còn phải kiêng cử ăn những thứ này: thịt chó, thịt trâu, thịt cá gáy, mèo, khỉ, rắn, rùa, bầu, khế.

Lúc này tôi thắc mắc lên tiếng cắt ngang lời nói của ông Từ:
- Tại sao lại phải cử ăn những thứ đó?
Ông Từ nhìn tôi bằng cặp mắt trìu mến:
- Chó, trâu, cá gáy, mèo, khỉ, rắn, rùa không ít thì nhiều có giúp ít đến cho nhân loại, hoặc chư liệt vị tổ sư năm xưa, nên vì lòng biết ơn nên kiêng ăn. Thí dụ như Chó thì giúp giử nhà, là một người bạn chung thành với con người. Trâu thì bỏ công bỏ sức đi cầy bừa với nhân loại từ sớm tinh sương cho đến khi chiều tối… Còn tại sao lại phải kiêng ăn cả trái cây là vì trái khế là loại trái có tính khắc kỵ, các môn phái huyền bí đều cử ăn, vì cái chua của khế sẽ làm tan phép, uổng công tu luyện, và theo truyền thuyết trong huyền thuật thì bầu và bí đau là những vị ơn của một số tổ, vì có một số vị là từ Địa tiên tu lên, khi ăn tổ hờn phép không linh.

Những chuyện thần quyền mà tôi đã được nghe và thấy tận mắt cách đây 10 năm như trở lại trong ký ức tôi cái còn cái mất, chi tiếc không được đầy đủ như bây giờ nên tôi nôn nóng hỏi dồn:
Vậy chứ những người nhập vào xác mình có phải là những người âm hay không? Có hại mình không vậy?
Cũng với điệu bộ từ từ ông Từ cầm một tách trà mới rót lên miệng lâm râm khấn vái rồi mới uống. Uống xong tách trà giọng ông có phần bớt khan hơn:
- Những vị tổ đã giáng xuống độ vào xác của môn sinh làm nên những chuyện huyền nhiệm hơn khả năng của một người bình thường làm được. Khi môn sinh có thần nhập thân có thể có năng lực siêu nhiên như gồng chém không đứt, đánh được thập bát ban võ nghệ. Có người nhập xác Quan Thánh Đế, Tứ Đại Kim Cang, Huỳnh Cân Lực Sỉ, Na-Tra … tất cả đều là đẳng bật cấp thánh, thần mà thôi. Còn như các chư vị phật và bồ tát thì không bao giờ nhập thân. Các vị phật và bồ tát có hạnh nguyện khác nếu có cần giúp đở độ sanh thì các vị chỉ thị hiện ra chỉ dạy. Còn các vị thần, thánh, chư liệt vị tổ sư đều vì lòng độ tha mà tuỳ duyên độ chúng sanh nếu có ai cầu đến chư liệt vị tổ sư. Mổi vị tổ có một hạnh nguyện khác nhau nên thờ mổi vị phải biết mà kiêng cử, nếu không thì sẻ bị phạt.

Ông Từ như đi vào suy tư một vài giây rồi lại tiếp tục:
- Còn một chuyện nữa mà ông chú quên mất là cái tên Thất Sơn Thần Quyền là lấy tên của một vùng bảy núi ở Châu Đốc, một nơi thiên địa chánh khí tràn đầy, hội tụ nhiều điều huyền bí nhất vùng trên đất nước Việt Nam. Nơi đây cũng đã cưu mang rất nhiều vị tu hành pháp thuật và huyền thuật nổi tiếng. Thất Sơn Thần Quyền được một vị tổ ở Huế phát dương rất mạnh trước năm 1975.

Thêm một cách nhìn về môn phái TSTQ
Từ bé tôi đã từng được nghe tới "võ ma,võ bùa,quyền thề",nghe các bác các chú kể lại thì môn võ này vốn mượn sức mạnh từ bên ngoài,từ các thần linh.Ngừoi nào học võ ma phải có một lời thề khủng khiếp lắm,theo lời kể của một bậc cao nhân thì người học môn võ này càng đánh càng mạnh.Khi môn sinh nhập "thần" rồi thì sức mạnh trong người họ là vô hạn và các chiêu thức cứ thế tới với học một cách tự nhiên..v..Nghe nói vậy tôi vô cùng thích thú vì nó quá huyền ảo và nếu quả thực như thế thì nó là một môn võ vô địch.Thời gian trôi qua câu chuyện của quá khứ tưởng chừng đã đi vào quên lãng.Thế nhưng không,tình cờ tôi lại gặp một cao nhân trên đất séc tên T.Đ(xin phép không nói tên vì chưa được sự đồng ý).Một lần nữa câu chuyện năm xưa lại được nhắc lại nhưng lần này nó không còn huyền bí nữa.Mặc dù tôi và võ sư T.Đ không nói chuyện trực tiếp mà chỉ qua internet nhưng qua văn phong của ông tôi biết ông không phải là người chỉ biết nói xuông và ông không phải là người tầm thường.
Theo lời kể của võ sư chưởng môn T.Đ thì môn phái thất sơn thần quyền ra đời vào khoảng thời nhà lý và đây là môn võ của người việt nam chứ không phải của trung quốc như tôi vẫn nghĩ.Xuất sứ của nó cũng thât bất ngờ:
Thất sơn thần quyền ban đầu là môn võ được lưu truyền trong triều đình,chỉ truyền cho vua chúa và nhữung người cực kì thân tín với vua bảo vệ cho vua thì mới được học.Cũng theo lời kể của ông thì thất sơn tu theo mật tông của phật giáo như vậy tôi có suy nghĩ như thế này.
Thời lý đạo phật phát triển chyện các vị cao tăng được mời vào triều đình giảng kinh là chuyện bình thường.Ngoài chuyện kinh pháp họ còn mang tới những chiêu thức võ công của thiền môn.Sau đó những chiêu thức đó được hệ thống hóa lại thành một môn võ.Theo võ sư T.Đ thì thất sơn thần quyền giúp vua bảo vệ ngai vàng tôi có hai luồng suy nghĩ như sau.Thứ nhất nó gồm có những chiêu thức cực kì lợi hại có thể nói là tuyệt chiêu có sức sát thưong cao,thứ hai là tính chất "thề" của nó.Có lẽ nhữung người học môn võ này bao gồm cả những người có khả năng đoạt ngai vàng nhất,họ phải thề ràng sẽ mãi mãi trung thành với vua và không bao giờ phản bội.Có lẽ lời thề trong thất sơn thần quyền bắt nguồn từ đây sau này khi đã lưu hành ra bên ngoài thì lời thề bị biến tướng đi.....
Tâm pháp
Là Tâm pháp cội nguồn của môn phái Thất Sơn Thần Quyền nhưng nó hiếm khi được biết tới vì quá cao siêu so với những ham hố và tự mãn về quyền và thuật trong đa số các học trò.
- Thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi trao cho đệ tử Pháp Hiền tâm pháp trước khi Ngài nhập diệt niết bàn:
“Ðại phàm tâm ấn của chư Phật không lừa dối ta. Tâm ấn tràn đầy như thái hư, không thiếu, không thừa, không đi, không tới, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạ; vốn không ở chỗ sinh, cũng không ở chỗ diệt, không lìa xa mà cũng chẳng không lìa xa vì phải đối lập các nhân duyên hư vọng mà phải đặt giả ra các tên như vậy. Cho nên chư Phật ba đời đều do đó mà đắc pháp, Tổ các đời cũng do đó mà đắc pháp, ta cũng do đó mà đắc pháp, ngươi cũng do đó mà đắc pháp. Ðến như những loài hữu tình hay vô tình cũng do đó mà đắc pháp”

Thất Sơn Thần Quyền là gì?
Gần đây, thấy báo chí bắt đầu viết nhiều về Thất Sơn Thần Quyền, nhưng tiếc thay, thiên hạ chẳng hiểu gì về môn phái này. Đọc, chỉ thấy tức anh ách. Có một vài bài báo, chắc là đựoc nghe đệ tử của môn phái kể chuyện. Nhưng tiếc, các đệ tử ấy, dù đã đựoc thiên hạ đánh giá là cao thủ, nhưng sự hiểu về môn phái cũng quá hạn hẹp. Chỉ giỏi khoe quyền, khoe chuyện đi đánh nhau, hay thể hiện vài ba chiêu đặc biệt. Ây là đặc biệt với người thường, còn với trong môn, chẳng qua chỉ là chuyện tôm tép.

Sở dĩ dám nói với mọi người về Thất Sơn, vì mình là một trong những đệ tử của trưởng sư môn Nguyễn Văn Cảo ở Huế. So với những tên tuổi như ông Cư ở Phú Thọ mà báo chí hay lấy ra làm chuẩn mực, để nói về môn, thì mình chẳng có tí danh tẻo tèo teo nào. Nhưng có một điều, đệ tử trực tiếp của vị trưởng sư môn đầy tính huyền thoại này, thì ít đến nỗi đếm chẳng đủ 10 đầu ngón tay, ấy thế mà sư phụ lại chọn. Thế nên, dám mở mồm để nói về môn.

Thiên hạ nhìn về Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ trước khi đánh nhau là phải chắp tay khấn vái, là một môn phái thần bí với bùa ngải và các câu niệm chú. Không sai, nhưng chỉ là như thầy bói xem voi. Nếu Thất Sơn chỉ có vậy, chẳng bao giờ mình theo.
Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp. Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau. Tất nhiên, lúc đánh, vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.

Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chùng. Nếu muốn biét về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thẻ biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống. Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành.

Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu ko, đều có thể phải trả giá.
Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được. Tuỳ vào tâm đức, vảo kiếp trước của anh đã tình tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng.
Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước.
Và vì phụ thuộc nhiều ào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng.

Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa.
Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Âý là chuyện chọn đệ tử của trưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn.

Với danh sư Nguyễn Văn Cảo, cái tên ấy được lưu truyền trong thiên hạ. Sư phụ đi đến đâu là đệ tử tiền hô hậu ủng. Các VIP săn đón, nhờ vả. Đệ tử ngồi trước thầy, khúm núm và lúc nảo cũng lo đón ý. Thầy mới nói nửa câu, đệ tử đã hiểu. Khổ thân sư phụ gặp mình, cỏ hoang cũng gọi bằng cụ. Mình nhìn sư phụ như nhìn cha, nên chẳng thấy sợ sệt gì. Các đệ tử anh lúc nào cũng khép nép, còn mình thì hoàng tráng ngồi khoang chân nói chuyện môn, chuyện phải, giời đất cũng chẳng nề hà. Không phải không biết danh, biết phép của sư phụ, nhưng ngẫm, học môn là học đạo, là để tu tâm. Mà nói đến chữ tâm, chẳng phân ai cao thấp sang hèn, chẳng phân ngôi thứ. Vì thế nên thoải mái mà đàm đạo.

Vài dòng sơ khởi, để mọi người hiểu, Thất Sơn Thần Quyền, dù có huyền bí và vi diệu đến đâu, thì cũng là một môn phái thờ Phật, để rèn cho con người ta chữ tu tâm, học đạo, nên người.

Nguồn từ blog của chungnhi

Bàn về TSTQ
Thần Quyền còn được gọi là Vỏ Tổ , Phật Quyền , Thần vỏ Đạo v.v.....nhưng tựu chung cũng là cấp Thần mà thôi ! thường kẻ mới nhập môn thì được ông Thầy dùng nhang khoán Bùa thổi trên đỉnh đầu , tam tinh (trán) 2 bên 2 lổ tai , trước ngực sau lưng , 2 cánh tay , rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước Bùa có cấp vị Tổ vỏ nào đó theo hộ từ đó , và để cho tân môn sinh đó kêu , luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẻ luyện môn khác ! Sau khi uống xong ly nước phép đó rồi ông Thầy đó sẻ cho đệ tử ấy đứng chấp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây nhang giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền , đọc liên tục , đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện , có người lên mạnh , người lên yếu , người chậm người nhanh tùy căn cơ , và xác "nặng , nhẹ " , đặc điểm của Thần Quyền là bị đánh không đau , sức mạnh phi phàm , ra đòn nhanh lẹ và dũng mãnh không sợ đao kiếm , roi côn v.v....

Cấm kỵ của Thần Quyền cũng nhiều cái khác nhau giửa các môn phái , tuy nhiên những điều cơ bản chung là :
Không Phản Tổ , phản Thầy
Không tửu sắc , tà dâm
Không tham lam , trộm cắp
Không cậy mạnh hiếp yếu
Không ăn chó , trâu , mèo , khỉ , cá gáy.

Nếu phạm thì sẻ bị Tổ hành , vật , bắt ăn miểng chai , ngâm mình dưới sông , leo lên tuột xuống 1 cây dừa , cây đa cao nào đó v.v....trầy sát cả mình mẩy , khi đó phải có những người trong Môn Đạo đến đọc Chú đốt nhang xin giải thì mới hết !

Thần Quyền lên nhập xác có thể đánh Hầu quyền , Long quyền , Hổ quyền , Ưng quyền v.v....nói chung là thập bát ban vỏ nghệ cùng các thứ binh khí (chỉ có phi đao tui chưa có dịp thấy qua), có kẻ khi Thần về nhập xác phi thân nhảy lên nóc nhà 4 , 5 thước như chơi , khi đi bài quyền chuyển tấn , dậm tấn nghe rầm rầm rúng động cả mặt đất , sức mạnh dử lắm , mắt của kẻ Thần nhập xuất quyền lúc đó đứng tròng , đồng tử không đảo , không liếc ngang dọc chỉ nhìn thẳng , nhưng rất tinh tế không hề ngả , đụng bất kỳ chướng ngại đồ vật nào xung quanh ! người luyện Vỏ Thần thì thường có luyện luôn môn Gồng , những người học các môn này thường thì rất hiền , và không bao giờ ra tay đánh người trước (trừ những kẻ "ba mớ " ngựa non háu đá ), chỉ để hộ thân và làm việc nghĩa cứu khổn phò nguy giúp bá tánh mà thôi , những người luyện lâu môn này cũng có thể biết thêm các thứ : chửa bệnh , mở ếm , gở thư , trừ tà v.v..... gọi là nghề văn nghiệp vỏ theo tiếng bình dân của họ ! sau đây là bài chú xuất quyền của Vạn Thiên Giới Linh Thần Quyền :

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (12 lần)
NAM MÔ BÁT VƯƠNG PHẬT (9 lần)
NAM MÔ SƯ TỔ HỘI VẠN THIÊN GIỚI LINH (9 lần)
NAM MÔ SƯ PHỤ HỘI VẠN PHÁP TÔN LINH (7 lần)
NAM MÔ ĐẠI HÙNG LỰC CHÍ NGUYỆN ĐỘ TÂM LINH (3 lần )
Độ đệ tử....tên họ tuổi....Thần Quyền vô địch , thần cước vô song ,để đệ tử phò trì chánh Đạo.
Sau đó đọc liên tục 2 chử : ẶC RIN.

Nhìn chung khi học bất khi 1 môn gì mà có sử dụng thần chú, hoặc chịu sự chi phối của thầy thì tức là mình đã giao phó thân xác của mình cho Thầy, cho môn Phái, thân xác của mình cũng là thân xác chung cho các vị Thần. Do vậy nếu các vị bắt ăn uống, giữ giới thanh tịnh thì phải nghiêm túc tuân thủ, nếu phạm giới tất sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Ngoài ra cũng có nhiều tà phái cũng lợi dụng huyền thuật để chi phối người khác. Ngay như trường hợp giáo phái AUM bên Nhật là 1 ví dụ điển hình. Không phải tự nhiên mà những người trong giáo phái đó cứ tin tà tà theo ông Thầy. thực chất ông Thầy này cũng đã bị Ma chướng (phải là loại Ma rất cao như Thiên Ma) nhập vào người.
Nhiều người tu hành một thời gian đệ tử theo rất đông, có nhiều tài phép rồi sau đó bị Ma chướng nhập vào làm điều bậy bạ...mất hết uy tín, cái đó đều do bị các ma chướng lớn xâm nhập. Với người bình thường chúng ta, thân đầy ô uế thì chỉ cần vài loại ma nhỏ như tinh mỵ là đủ chết rùi!

xin kể một câu chuyện về TSTQ :
Quê tôi ở gần biển,người dân ở vùng này chủ yếu làm nghề thợ mộc phải làm xa ở các tỉnh có rừng và anh em thợ tìm thấy môn này đầu tiên ở Cao Bằng.Anh em trong xã hầu hết tập luyện môn này và đấu nhau rầm rầm gây dư luận ko tốt,có những đệ tự còn bị công an xã bắt giam,bà con ko ai ủng hộ vì những hiện tượng thắp hương ,khấn vái và đánh nhau gây mất trật tự làng xã

Trong đó 2 em trai của tôi cũng làm thợ mộc và theo môn này
Điều chú ý đầu tiên ,tôi thấy cậu em trai út của tôi tập ngoài vườn. Em tôi thì chưa từng học võ bao giờ nhưng đi những đường quyền rất đẹp :đá vút cao,ngã lộn người xây xát mà ko thây đau ,thậm chí đá vào vật cứng lột cả da chân mà ko thấy ngại gì.Tôi bắt dầu tìm hiểu xem có điều gì mê tín ko?? và tôi hỏi các bí quyết của môn này(lúc đó tôi đã vào ngành công an rồi_tôi vào ngành công an năm 1976):Thế nào là tự do tìn ngưỡng??
-Tự do :là được quyền lựa chọn
-Tín:là niềm tin
-Ngưỡng:là sự ngưỡng mộ
-Mê tín:là tin vào điều ko có sự thật
-Chính tín:là tin vào điều ko có sự thật
Như vậy những điều gì mà qua thực tế có thực,làm thực thì ta ko sợ mê tín

VÀO MÔN

Tôi cũng rất lo một môn võ có nhiều điều kì diệu như vậy mà vẫn nằm trong huyền bí_hay còn gọi là môn võ bí truyền bị mai một thì sẽ dần quên lãng.Đệ tự ít dần và những người làm được những điều kì diệu ko còn và thế hệ tiền bối cao tuổi sẽ mất đi thì tiếc quá!

Người nhập môn ngoài những tiêu chuẩn đã nêu trên thì khi nhập môn còn có những lời thề của môn hay còn gọi là môn quy.Nói chung những lời thề thường nêu cao cái đức của con người.Ví dụ:hết lòng hiếu thảo với cha mẹ, ko phản thầy, ko phản môn, hết lòng hiệp nghĩa, ko ham mê tửu sắc...

Điều kiêng kị(ăn):kiêng thịt chó,thịt trâu,cá chép,bia rượu ko uống say
sau đó người thầy sẽ thổi hương vào người mình,các vị trí huyệt,chỗ yếu điểm của cơ thể,chố hay tiếp xúc với va chạm sẽ được thổi kĩ hơn và sau đó thầy sẽ cho mình câu thần chú để đọc(câu này sẽ đọc suốt khi tập,khi chiến đấu và khi xin các việc khác)

Ghi chú:thần chú sẽ có loại khi tập luyện.loại chú độc để hạ địch thủ nguy hiểm

Người đang vào khi đọc thần chú sẽ có cảm giác ngã đổ xuống
và khi đổ xuống là được(có cả thức ăn riêng khi tập luyện môn này_ gọi là bùa).Người mới vào môn này ta ví như đứa trẻ mới sinh ra.Bắt đầu là cựa quậy,rồi lẫy,,ngồi dậy,bò rồi từ từ đứng dậy và đi chập chững.....chạy...
Người mới vào môn này cũng vậyhải lăn lộn trên mặt đất ,cát sỏi đá..tất cả những nơi mình tập.Người lăn ít thì một ngày,người lăn nhiều thì nửa tháng đến một tháng .Nhưng theo kinh nghiệm thì lăn càng nhiều càng tốt sau đó chao đảo đứng lên như người say rượu,tay khuâ khoắng,chân đi chuệnh choạng chữ chi,dần dần co duỗi quỳ lộn....đá tạo thành các đường võ tuyệt đẹp,càng về sau tập luyện có phần nhàn nhã hơn và hơi thở đọc chú phát ra to dần(nghe như bơm xe đạp).Phần khí trong người phát triển dần(đây là phần chịu đòn,chịu lực ngã)thậm chí dộng đầu gối xuống gạch tím cả đầu gối mà vẫn chịu được(có phần về tâm linh giúp đỡ)

Trước khi vào môn này tôi nghe anh em nói khi vào môn sẽ có những khả năng sau:bản thân chịu đòn tốt,đòn của mình đánh ra mạnh gáp 6 đòn thường ( tựa như có nọc,khó chữa),được hộ mạng khi gặp lâm nguy,tự xin được các thế võ mà mình chỉ biiết tên hoặc muốn đi lại các thế võ hay khi xem trên phim ảnh.Vào 3 tháng là có thể hạ được võ sĩ
KHi chiến đấu hầu hết phụ thuộc vào dường quyền của tự nhiên dẫn,chữa bệnh và chữa thương bằng thổi hương.Có thể ăn được chén bát,bóng đèn(nếu ai muốn tập thêm)
Nếu ai vi phạm lời thề sẽ bị xử phạt tự nhiên

Thất sơn thần quyền có 2 nhánh
nhánh thất sơn thần quyền 1 ở Thanh Hóa
nhánh thất sơn thần quyền ở Huế

Tầm Sư Thất Sơn Thần Quyền
Tôi là 1 người lớn lên ở Đông Anh 1 vùng ngoại thành Hà Nội. Những ngày từ thủa còn bé tôi được về quê chơi thuộc Huyện Ứng Hòa - Tỉnh Hà Tây(cũ ). Tôi thấy chú tôi cho tôi đi xem chú tập võ ở sân đình và chùa ( Chú tôi nói tập ở đây sẽ tiến bộ nhanh hơn - vì chú tôi theo Chính quyền. Hình như có Quyền tà và chính. Tà thì tập ở nghĩa trang, Chính thì tập ở những nơi thanh tịnh. Tôi cũng ko rõ lắm vì hồi đó bé quá nếu có gì nhầm lẫn xin các tiền bối thông cảm )1 môn võ công rất kì lạ. Môn võ ấy không cần tập bài quyền mà là đọc chú và phát quyền. Quyền đánh ra rất uy lực và dũng mãnh, Chú tôi có thể ăn thủy tinh, bát chén, lẫy đũa chọc thẳng vào mắt 1 nhát thật mạnh chiếc đũa gẫy mà chú tôi ko hề gì, ngoài ra cũng có thể dùng hương thổi và chữa 1 số bệnh .

Từ hồi ấy tôi đã thấy thích môn võ này đơn giản hồi ấy tôi nghĩ tập võ này mình sẽ đánh như côngfu phim chưởng. Tôi năn nỉ chú tôi dậy tôi nhưng chú tôi nói chú chưa đủ khả năng để dậy và dẫn dắt cho tôi. Mà tôi còn quá bé chưa hiểu đc về môn võ này và những điều kiêng kị, điều cấm giống như giới luật thiếu lâm tự. Từ ngày ấy đến nay đã hơn 15 năm, năm nào tôi cũng năn nỉ chú tôi dậy cho tôi. Chú tôi vẫn nói ko dậy cho tôi, chú tôi nói học môn võ này ko kiêng kị được sẽ phải nhận nhiều điều trừng phạt kiểu như báo ứng vì đã ko tuân thủ 16 lời nguyền nhập môn. Tôi buồn lắm và giờ tôi cũng lớn nhiều lúc tôi cũng muốn tự tìm thầy để học môn võ này. Nhưng thật sự tuy bây giờ đã 24 tuổi nhưng tôi cũng ko dư dả gì về kinh tế nhưng tôi vẫn cố gắng tìm thầy để học nhưng ko thể tìm nổi, Tôi tìm hiểu cũng nhiều nhưng ko biết tìm Thầy ở đâu để có thể bái sư.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:00 am


Đến hôm qua về giỗ ông tôi, sau khi cả nhà ngồi ăn cơm và có nói chuyện, trong câu chuyện thì có nói đến thằng em ông chú tôi đi đám cưới và có khoe khoang là cắn đc bát, ăn được chén. Sau đó say rượu và bị tai nạn nhưng cũng may là ko sao. Tôi chỉ nghĩ nó chỉ khoe vậy thôi, vì ngày xưa tôi cũng đã từng liều lĩnh và học theo chú tôi nhai mảnh gương, dao lam nhỏ tuy có thành công và ko bị gì nhưng tôi thấy rất ghê răng và nguy hiểm. Sau khi nghe song câu chuyện chú tôi lập tức đi tìm thằng em tôi. Tôi chạy theo đi cùng thì chú tôi nói là vì nể nó năn nỉ quá nhiều lên đã nhập thần cho nó, ko ngờ nó đi khoe khoang và rượu chè suốt ngày lên có lẽ đã bị phạm lời thề và bị tai nạn. Sau đó chú tôi bắt nó phải trả cuốn sổ có những câu chú và chiếc đai.Sau đó chú tôi nói với nó:" Chú thật sự nể cháu , nhiều người đến đây muốn chú truyền lại, nhưng chú chưa nhận lời ai. Vì mình cũng là người ko chưa ra gì. Chưa thật sự tuân thủ theo lời nguyền nhập môn. Mặc dù những người học võ cùng chú 18- 20 năm nhưng chưa ai theo đc bằng chú.Môn võ này chú tôi học của 1 người ở HN về nhà bà tôi cai nghiện thì phải sau đó đã đi Tiệp hay Đức gì đó truyền lại. Sau đó chú tôi đốt cuốn sổ đó . Cuốn sổ đó chú tôi đã giữ gần 20 năm. Nay chú tôi đốt đi cũng tức là tự phế võ công của chú vì đã vi phạm lời thề. Tôi năn nỉ chú giữ lại để cho tôi học vì tôi muốn rèn luyện sức khỏe và hứa sẽ tuân thủ lời thề. Tôi nay 24 tuổi nhưng chỉ nặng 47 cân. Mặc dù cố gắng năn nỉ nhưng chú tôi vẫn đốt. Sau đó chú tôi nói với tôi học môn võ này ai cũng học được nhưng giỏi đc hay ko và có duy trì được hay ko là cực kì gian khổ và phải có cơ duyên. Giống như đi tu vậy ko phải ai cũng đi tu được. Chú tôi còn nói nếu thật sự thích thì nên mạng mà google sẽ thấy nhiều thông tin về môn võ này. Thực ra môn võ của chú tôi ko phải tên là Quyền Thề mà tên thật là Thất Sơn Thần Quyền, nhưng người không biết và chỉ nghe đồn thì thường gọi đó là Quyền Thề. Chú tôi còn nói với nó.. đừng lên ăn thủy tinh và tập quyền nữa vì nó bị mất lực rồi. đừng cố tập nữa kô sẽ bị yếu đi. Chú tôi ko muốn rút thần cho nó vì nhiều người sau khi rút thần đã bị nhiều bệnh, thậm trí điên.
Cám ơn đã đọc bài viết


Một cái nhìn sơ lược về Môn Phái Thất Sơn Thần Quyền
Theo di ngôn của thái sư phụ (thầy Trần Ngọc Lộ, sư phụ của thầy Trần Đạo Đông) kể lại cho môn sinh trong thời gian truyền dậy — thầy cho biết là theo truyền thuyết môn võ Thất Sơn Thần Quyền xuất phát từ vị sư tổ có danh xưng là Hỏa Hỏa Chân Nhân, do cơ duyên được Phật Bà Quan Thế Âm truyền phép. Sau này sư tổ chọn lựa và thâu nhận 7 môn sinh và chọn vùng núi Thất Sơn (Châu Đốc, Việt Nam) để truyền dậy cho các môn sinh này. Tất cả 7 vị đã tu học và thành đạt như ý nguyện của sư tổ, ngoài những pháp thuật cao siêu do sư tổ truyền lại, mỗi vị đều có một số sở trường về thế võ đặc biệt của mình. Do kinh nghiệm, các vị thầy sau này xem cách đánh võ mà biết được môn sinh nào được vị thầy nào truyền dậy. Trong 7 vị đó, sư tổ đã xếp hạng lần lượt theo thứ bậc và danh xưng như sau:
Vị đệ nhất có danh hiệu Bá Đương Đạo Trưởng
Đệ nhị là Ngư Câu Lão Ông
Đệ tam là Thanh Trúc Đạo Trưởng
Đệ tứ là Hoành Thiên Đạo Trưởng
Đệ ngũ là Ngũ Độc Bá Hành
Đệ lục là Sa Thiên Đạo Trưởng
Đệ thất là Nga Mi Lão Tổ
Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ huyền bí. Môn sinh được vị thầy truyền dậy theo một số chỉ dẫn căn bản bước đầu nhập môn. Tùy theo cơ duyên, đức độ, sức khỏe, đức tin và lòng thành khẩn mà mỗi người sẽ được chuyển quyền xuất thế để tự vệ hoặc tấn công đối thủ. Có người nhanh thì chỉ cần vài phút là có thể chuyển quyền ngay, có người vài ba lần mới chuyển và rất hiếm khi không chuyển quyền. Mỗi người khi xuất quyền có thể theo cách này hoặc cách khác, dùng vô chiêu để đối phó với hữu chiêu của địch thủ, tựu trung lại có những đặc điểm như sau: (1) khuôn mặt lộ vẻ chiến đấu, (2) cặp mắt sắc bén và tập trung vào đối thủ, (3) di chuyển nhanh nhẹn, (4) không sợ hãi, và (5) không biết đau đớn.
Môn võ học này không nhất thiết là người học trước là giỏi hơn người sau. Tài năng được tăng tiến tùy thuộc những yếu tố nêu trên và tùy thuộc ở sự chuyên cần tự luyện tập, nhất là luyện khí lực. Bốn bước cần để luyện tập bộ môn Thất Sơn Thần Quyền là : Luyện Võ • Luyện Khí • Luyện Thần • Học Đạo Để phù hợp với những môn học nêu trên, chúng tôi đã lấy tên môn phái là Thất Sơn Thần Võ Đạo. Nhiều môn sinh khi thành tựu ngoài luyện tập quyền cước để gia tăng sức khỏe, thân thể nhanh nhẹn, cường tráng, còn có thể chữa thương, chữa bệnh, và đem đạo đức cùng kiến thức để giúp đời, truyền bá phát triển môn phái.

ST

Vài lời cuả người vào tu luyện trước
Hiện nay trên cać nước nói trung, việt nam nói riêng các đạo phái tâm linh có rất nhiều và hiện diện trong cuộc sống trong xã hội cuả con người, đạo phái nào cũng có cửa tu_mật tông_tu luyện chưởng pháp bằng tâm linh võ thuật...nhìn trung các đạo phái tập luyện võ thuật tâm linh, chưởng pháp điều lơ lớ nhìn giống như nhau ,khi họ tung cước đi quyền phóng chưởng .v.v.v. chỉ có vài điểm khác nếu ta thực sự để tâm quan sát kỹ, mới nhận biết được, hoặc những người cao tăng cuả các phái_tâm linh_họ có cảm nhận bằng những thính giác cuả kinh nghiệm tu luyện hoặc bằng giác quan thứ 6 mà tháng năm tu tập cuả < thần nhãn > đắc đạo mà nhìn nhận thấy được....
Môn phái__Thất sơn thần quyền__cuả đạo phật cuả con người việt nam , có từ thời nhà__LÝ__xuất sứ tại_huyện châu đốc_tỉ̉nh an giang_trong các thời kỳ _VUA CHÚA _phong kiến chỉ có người trong dòng tộc_HOÀNG THÂN MẪU THÍCH_và các cận thần cuả vua mới được phép tu tập theo học, chứ người dân thường không ai được phép học cả...
Theo dòng lịch sử các triều đại phong kiến cuả đất nước, nhà thờ tổ cuả môn phái .T.S.T.Q. đã dy chuyển ra_CỐ ĐÔ HUẾ_không ai trong môn phái biết từ thời_VUA_ nào...từ thửa khai sinh lập ra môn phái ,từ xa xưa cho tới nay môn phái vẫn chỉ có cái tên là_ THẤT SƠN THẦN QUYỀN_chứ không có___thất sơn thần quyền 1__hoặc 2_hay là tên nào khác nữa ....
Chỉ có thời thập niên 80 và 90 môn phái phát truyển quá mạnh mẽ, và làm cho trên giới võ lâm cuả giang hồ kính lể, không những vậy anh em trong môn còn cứu người chữa bệnh và__TRỊ TÀ MA NGOẠI ĐẠO__CỨU GIÚP CHÚNG SINH_nên dân gian qúy mến đặt cho thêm cái tên__YÊU ÁI_ là__QUYỀN THỀ__
Môn phái : T.S.T.Q : ngày xưa trong môn có : 16 : lời thề nguyện
Sau này cụ_SƯ TỔ_chỉnh sửa lại chỉ còn có : 9 : lời thề nguyện, cũng thời kỳ đó những ai ở trong môn chính gốc chân chuyền, không còn có phong cách : VUỐT MẶT : khi giao đấu hoặc gặp phải những chuyện sẩy ra khi va chạm với các phái võ lâm ,hoặc chạm phải các phái võ tâm linh khác ở cuộc sống hằng ngày ngoài đưởng ngoài chợ... phong cách cử chỉ vuốt mặt trước khi ra đòn hoặc giao đấu ,chỉ còn lại với những môn sinh cuả những ông thầy mấy gốc mà thôi....cử chỉ xin quyền ra đòn cuả anh em trong môn chính gốc chân chuyền ,rất đơn giản _ CHỈ BẮT QUYẾT_HOẶC ..._chứ người ngoài môn không thể biết phong cách__xin quyền_đó được....

Theo thegioivohinh.com

Sự phát trển cuả môn phái Thất sơn thần quyền ở các nước châu âu
đầu thập niên : 90 cơ quan ba tôi có chế độ con em trong nghành sang học tập lao động bên_liên băng đức_tôi có diện được đi trong đợt đó.mấy năm sau được tin anh độ sang_cộng hoà séc_theo diện đoàn tụ,tôi niền sang bên seć tìm,anh em lâu ngày gặp nhau 2 chúng tôi mừng vui nắm,cũng từ đó tôi hay sang bên seć và nhờ anh độ giứp đỡ bảo ban cho cách tu luyện ở trong môn...vài năm sau anh độ bàn với tôi,niên lạc về việt nam gặp__cụ cảo__xin ý kiến cuả cụ cho anh em chúng tôi nhận lại một số người trong môn phái ở 2 nước,liên bang đức và cộng hoà séc,số anh em tu luyện bị dán đoạn không có bề trên diù dắt nâng cấp giúp đỡ bảo ban hướng dẫn trên con đường tu luyện,phần thì không có điều kiện về thăm quê hương,phần là do xa việt nam quá lâu mải làm ăn buôn ba nơi sứ người,nên không còn biết tin tức anh em đồng môn hoặc người thầy cuả bản thân ở nơi đâu,hoặc một số anh em có người thầy trong môn bị phạm nội quy,phạm những lời thề trong môn,xa đọa bị xa thải người thầy bị mất gốc,học trò cũng bị ảnh hưởng theo không biết trông cậy vào ai nhưng họ vẫn miệt mài chăm chỉ tu tập hàng ngày rất tin vào môn phái và rất có tâm có đức...khi_cụ cảo_đồng ý anh em trong môn cuả 2 nước được tôi và anh độ kiểm tra,xem họ ở đẳng cấp nào,sau đó anh độ và tôi nâng cấp cho một lọat...từ xuất sư đai vàng,xuất sư đai đỏ,xuất sư đai tím cho khá nhiều người,và có buổi họp mặt anh em trong môn phái cuả 2 nước,theo ý kiến mà chúng tôi đã kiến nghị xin với_cụ cảo_sẽ cho anh em chuyền bá môn phái rộng dãi cho công chúng và cho cả người dân cuả nước sở tại , ai có tâm với đạo phật,có tâm muốn theo hoc̣ môn phái_thất sơn thần quyền_để chuyền bá giao lưu văn hoá đạo phật việt nam với dân chúng nước bạn,hiểu biết phong tục tập quán cuả con người và đạo phật cuả việt nam...học trò cuả anh độ bên đức đã nhận một anh tên là_petr_bản thân đã là một võ sư có 3 đẳng huyền đai,cuả 3 môn phái khác,hàng ngày vẫn mở lớp dậy cho dân đức vào buổi tối,nhưng đã xin ra nhập vào môn phái được gần 1 năm,và một phụ nũ người đức ra nhập môn để luyện tập tự chữa bệnh cho bản thân...bên cộng hoà séc,học trò cuả anh độ đã nhận 2 người là dân cộ́ng hoà seć,làm policie_hiện công tác tại trung tâm thủ đô,quảng trường con ngựa,hai người đó đã nhập môn phái hơn 2 năm,họ rất có tâm tín ngưỡng tôn sùng với phong cách lể nghĩa thắp hương khói,và lễ nghĩa cúng bái cuả tôn giáo dân việt nam nước ta,không những vậy từ khi nhập môn phái cho đến giờ,họ bỏ hết các buổi tập võ cuả cơ quan hành chính mà đơn vị tổ chức tập luyện hàng ngày,họ chỉ có tập luyện môn phái_thất sơn thần quyền_cuả việt nam ta....khi mới vào môn tập luyện,vợ con họ hết mực phản đối còn sẩy ra các cuộc cãi nhau trong gia đình,người vợ một mực không cho chồng tập luyện,vì phong cách cúng lễ và mùi hương khói cuả dân châu á ,dân châu âu họ rất sợ bị ảnh hương tới sức khoẻ của trẻ con trong nhà,nhưng anh em trong môn phái đến tận nhà, đả thông tư tưởng cho vợ con họ,và hướng dẫn khi vợ con cuả họ bị ốm đau bệnh tật trái nắng chở trời,chỉ bảo cho họ tự chữa khỏi bệnh cho vợ con,bằng nội công mà họ tu luyện hàng ngày...từ đó vợ và con cuả họ rất cảm kích tin tưởng vui vẻ mỗi khi người chồng đi tập luyện môn phái_thất sơn thần quyền_chở về....cuối năm ngoái nhân ngày rỗ tổ của môn anh em tổ chúc,anh độ đã trực tiếp ₫ứng ra kiểm tra xem phong cách tập luyện,cuả 2 anh_polici_dân seć ,anh độ có cho họ tập luyện và đấu thử,khi kiểm tra song có một anh phải thốt nên rằng...
__tôi không thể ngờ và tưởng tượng rằng.con người việt nam
__đạo phật cuả dân việt nam,lại có một môn võ,tâm linh hay đến mức không thể ngờ nổi.....

__theo tôi nghĩ một ngày không xa,trên các nước châu âu môn phái võ,cổ truyền cuả dân tộc cuả con người việt nam,phái võ_tâm linh cuả đạo phật_thất sơn thần quyền_sẽ có ngôi thứ rõ ràng ở các nước châu âu,và sẽ gây tiếng vang cho môn phái,dân châu âu sẽ hiểu biết tới,bản sắc văn hoá dân tộc,tính cách tín ngưỡng tâm linh đạo phật,cuả con người việt nam sống ở trên đất họ.....
__bên liên bang nga có,cậu thành_anh em trong môn thường gọi là_thành vuông_cũng đã truyền dậy cho khác đông đảo dân nước bạn theo học môn phái này.....

Theo thegioivohinh.com

Thất sơn thần quyền- võ cổ truyền việt nam.tại cộng hoà séc và liên bang Đức
Kính thưa cộng đồng bà con sống tại liên bang đức.môn phái _thất sơn thần quyền,của đạo phật việt nam ta có từ thời nhà lý,có từ rất lâu đời...nó xuất sứ ở một ngôi chuà sung quoanh có 7 ngọn núi bao bọc hiểm chở,tại huyện châu đốc tỉnh an giang việt nam nước ta...
Trải qua bao thăng trầm lịch sử,đất nươć hứng chịu bao nhiêu chiến tranh.từ phong kiến đến chiến tranh hiện đại cưả các đế quốc,những đệ tử trong môn vẫn ẩn dật tu luyện và chuyền bá cho công chứng cùng nhau tu luyện,và chữa bệnh cưú chúng sinh những ai có cơ duyên với đạo phật và môn phái_thất sơn thần quyền_sau sài gòn giải phóng,đất nước không còn bóng quân xâm lược,trong hàng ngữ anh bộ đội_ cụ Hồ_có một số anh em trong môn phục viên ra bắc mang theo môn phái này về quê hương và chuyền bá rộng rãi cho công chúng...
Giưã thập niên 80 giới võ lâm đất bắc xuất hiện một môn võ kỳ bí,họ bàn tán xôm sao về phái võ có sức chiến đấu cao,chiụ đòn phi thường,chữa bệnh lại rất nhiệm mầu,tiếng tăm lẫy lừng mỗi khi nhắc tới môn phái võ__Thất sơn thần quyền_là các phái võ khác đều kính nể...
Những ai đã chạm đòn đấu thử với phái võ này,sau đều tìm thầy của môn xin theo vào để tu luyện,vì môn phái này là cửa tu_mật tông chính thống cưả đạo phật,tu rất linh ứng nhiệm mầu,luyện tập lại rất đơn giản,hiệu quả cao,khi luyện tập tự chữa bệnh cho chính bàn thân mình,nhiều căn bệnh,như thấp khớp,đâu dạ dầy,thần kinh tọa,đau dây thần kinh,đâu đầu kinh niên,ho mãn tính,hen siễn,bị ủ đòn hoặc chấn thương do va chạm,hay dỵ ứng pấn hoa,kể cả đi đái đường cũng khỏi,cơ thể lạ̣i cường tráng khẻo mạnh nhanh nhẹn sạch bệnh trẻ lâu...
Sau 3 tháng tập luyện niên tục,sẽ tụ̉ dùng nội công của chính bản thân đã tích lũy chăm chỉ tập luyện mà có,tự chữa bệnh cho mọi người nhiều căn bệnh băǹg nội công mà bản thân đã tích luỹ chăm chỉ luyện tập hằng ngày...
Sau khi đất nước đổi mới.tháng 10 năm 2007 vuà qua,vị chủ trì trong môn phái _cụ Cảo_đã triệu tập tất cả các trưởng môn,ở các tỉnh thành phố trong nước và các trưởng môn ỡ nước ngoài về huế để họp mặt...cụ chỉ ra hướng đi cuả môn phái khi tái xuất nhân gian,truyền dậy cho công chúng,những ai có___tâm__đức__duyên__xin theo hoc̣,kể cả người nước ngoài...đươc̣ sợ đồng ý cuả_cụ Cảo_anh Độ bên_cộng hoà Seć,giao trắch nhiệm cho 2 môn sinh là người séc gốc,hiện làm__policie__công tác tại quảng trường con ngưạ,có nhiệm vụ làm đơn xin đăng ký với sở thể dục thể thao cuả _cộng hoà Séc,môn võ cổ truyền cuả đạo phật Việt nam,mở lớp dậy đại trà cho dân nước bạn,để chuyền bá giao lưu văn hoá tập quán tín ngưỡng cuả đạo phật Việt nam cho dân nước bạn hiểu...
Anh Độ chỉ đạo tôi mở lớp dậy tại chợ_đồng xuân_thành phố_lLip zíg_thu nhận môn sinh mới vào môn để luyện tập...tại liên băng Đức có anh__Petr__người dân Đức gốc,là võ sư có 3 đẳng huyển đai cuả 3 môn phái khác,xin vào được nhập môn từ tết đầu năm 2009,cùng một phụ nữ tuổi tứ tuần,nhập môn vào luyện tập để tự chữa bệnh cho bản thân,bị đau đầu kinh liên,thấp khớp và thần kinh toạ,với một số đông đảo anh em khác nủ̃a...ai đã nhập môn ở Việt nam do hoàn cảnh xa quê hương không có thầy hướng dẫn giúp đõ nâng cấp trên con đường tu tập,nếu thực sự có tâm muốn luyện tập lại cho con đường tu mau cở thành tài chóng được đắc đạo,khẻo mạnh sac̣h bệnh tật cơ thể cường tráng.......
hãy niên lạc với tôi qua số máy:091743123036
hoắc anh Độ trưởng môn bên cộng hoà seć
số máy là:420,773,957,782
để biết rõ thông tin nỏi nhận chính xác
ngày 15 tháng 10 năm 2009

Theo thegioivohinh.com
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:01 am


Câu chuyện của người thực -sự thực
......
Tôi sinh ra trên đất Hà thành,nhà tôi ỏ là con phố nhỏ nằm sau _lăng bác Hồ__cái phố ấy hơn 20 năm về trước,anh em trong môn phái ở̉ các tỉnh từ đẳng cấp cao tăng ,đến cấp thấp của các thế hệ trong môn phái thường hay lui tới quy tụ hội họp,vì nơi đây có rất nhiểu theo học môn phái _Thất sơn thần quyền_đông nhất Hà nội...sau hơn 8 năm trong quân ngũ trở về giữa thập niên 80,việc làm chưa có, nên hay ra quán nước ngoài phô ́buôn chuyện tụ tập...một hôm có mấy cậu đàn em nói chuyện, có phái Sơn đông đến thách đấu,tôi tò mò liền hỏi mói biết mấy cậu ấy học _Thất sơn thần quyền_cậu ta còn chỉ cho tôi vào số nhà 20 trong ngõ nên trên sân thượng mà xem trận đấu.từ bé lớn lên và trong thỏ̀i gian ở quân ngũ,tôi đi khá nhiều nỏi vùng dân tộc sống ngoài bắc,chủa nghe nói về môn phái này cả,sãn tính hiếu kỳ tôi liền đi ngay,khi tới nơi trận thủ hùng quyết đấu cũng chuẩn bị bắt đầu,có khoảng hỏn 20 thanh niên đúng vòng trong vòng ngoài,giữa có 2 thanh niên đang chuẩn bi ̣đấu...cậu bên Sơn đông to cao da đen dáng ngủỏ̀i lực lưỡng vạm vỏ̃, vai gấu đầu cua...còn thanh niên kia trong phố tên là_Lân_ con anh học điện lạnh , lại mảnh khảnh thấp bé nhẹ cân hơn,nói chung 2 đối thủ ko cân xứng khi thủ hùng quyết đấu...bên Thất sơn có cậu _Hùng Mõ_học trò củng cuả_Thành Vuông ,đúng ra cầm trịch,2 bên nhất chí đấu giao hữu tham khảo học hỏi ... khi bắt đầu_cậu Lân bên Thất sơn đứng giở 2 tay nên trỏ̀i, rạng 2 chân để hở̉ hạ bộ và 2 lá lách, mặt ngẩng nên nhìn trỏ̀i, không nhìn đối thủ...cậu bên Sơn đông thấy vậy liền nhẩy vào nhanh nhủ cắt tấn công đối thủ và tung ngay 1 đòn giủ̃a mồm đối phủỏng,rồi nhẩy ra thế thủ...đấi phủỏng bị dính đòn,vẫn đứng yên thế cũ không động đậy...lúc đó tôi nhìn rõ ỏ khóe môi có rỉ ít máu không nhiều...tiếng cậu_Hùng mõ_vang lên như quát...gọi quyền nhanh đều lên...ngay lúc đó cậu Lân nhủ ngủỏ̀i say rượu, chao đảo rồi hạ thấp ngủỏ̀i đi thế quỳ bằng 2 đầu gối,rồi như con khỉ đột phi thẳng vào đội phủỏng trúng ngay 2 chưởng vào mặt làm cho đối thủ đủ́ng không vủ̃ng loạng choạng,chân tay khua khoáng lung tung,không chịu đủọ̉c nủ̃a và xin thôi không đấu nủ̃a...mọi ngủỏ̀i xúm lại xem để ủ́ng củú,thì thấy chỗ đó sưng rất nhanh và tím ngắt trông khó tả...2 bên đưa nhau xuống dủỏ́i nhà,cậu Hùng mỏ̃ thắp hủỏng khấn phật bà quan âm rồi cầm hủỏng chủa cho cậu Sơn đông...điều tôi không thể tin nổi, chỉ sau có 5 đến 10 cậu bên Son đông hết sủng tím,â chỗ đó chỉ hỏi tấy đỏ...
hai bên ngồi uống nủỏ́c nói chuyện vui vẻ,tình cảmthân mật như chưa có chuyện gì xẩy ra,rồi các bên nhận nhau là bạn, anh em vui vẻ ra về

Theo thegioivohinh.com

ngay cái trận thư hùng cuả 2 môn phạ́i đó,tôi luôn tìm nhờ̀ bạn bè anh em xin giúp vào môn _Thất sơn thần quyền_để theo học...tôi hỏi khá nhiều ngủỏ̀i và được biết có anh bạn là__Độ con_theo môn phái này đã lâu,tôi liền tìm đến nhà thường xuyên để nhờ anh xin hộ,đủọ̉c anh Độ nhận lỏ̀i tôi mủ̀ng lắm,vài hôm sau anh dẫn tôi tói nhà anh_Dũng bạch_nhà ỏ đê La thành ô Chợ dừà,tói nhà anh Dũng chơi nói chuyện anh Dũng nhận lỏ̀i ngay làm tôi càng mủ̀ng vui trong lòng...cũng mấy hôm sau tôi và anh Độ tói nhà anh_Dũng_vảo buổi sáng để nhập môn,anh Độ cùng tôi ra Ô chợ dủ̀a mua đồ lễ nhập môn,chín bông hoa sen 1 kg cam ,1 kg bánh ngọt,1 kg táo tầu,mấy cây nến,còn chỉ mầu vàng...khi nhập môn anh Dũng bảo tôi đoc̣ 9 lỏ̀i thề nguyện cuả môn phái trủỏ́c bàn thỏ̀_Phật bà quan âm_nhủ̃ng lỏ̀i thề đó chủ yếu răn đe bảo ban cho các môn sinh đệ tử̉ khi đã vào môn phải__tu nhân tích đứ́c, làm nhủ̃ng việc thiện,kính trọng bố mẹ, anh em trong nhà phải kính trên nhủỏ̀ng dủò́i, trong môn phái anh em phải tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau cùng tu luyện tốt,phải tôn trọng thầy,không phản thầy, phản lại đạo Phật.v.v.v__sống sao cho đẹp đạo đẹp đỏ̀̀i....khi nhập môn anh Dũng dùng hưong,thổi trên khắp cỏ thể tôi,bịt các huyệt đạo,và khai quang mỏ thần nhãn cho tôi, sau đó đưa cho tôi cái đai mầu vàng, anh còn dặn kỹ giủ̃ gìn cần thận,đây là đẳng cấp,đeo vào cổ khi đi đâu cũng vậy,và cho tôi tập thử̉ vài lầ̀n...về nhà tôi rất chăm chỉ luyện tập,sáng dậy sóm tập,chủa ỏ nhà một mình cũng tập,tốt lại cùng anh em ra vủ̀ơn hoa Bắch thảo tập luyện...quyền pháp cuả tôi tiến rất nhanh, mạnh anh em ai cũng khen.3 tháng sau anh Độ tìm tôi rủ đến nhà anh Dũng_và anh Dũng lên cấp_đai đỏ cho tôi. Ba anh em ngồi nói chuyện,lúc đó tôi mỏ́i biết anh Dũng hiện là chủỏng môn phái đất bắc...cụ Nguyễn Cảo hay ra nhà anh Dũng ,để chỉ báo anh em trong môn cùng nhau tu tập...cũng lúc đó tôi mói biết anh Độ làm thầy tủ̀ mấy năm rồi. Khi nói chuyện tôi nhận thấy,mấy đúa con anh Dũng,và chị vọ̉ anh Dũng rất quý anh Độ...nên anh Độ xin anh Dũng lên cấp cho ai, anh Dũng đồng ý ngay, anh Dũng mấy lần muốn anh Độ vào trong huế thăm cụ Cảo, nhung vì anh Độ không có điểu kiện nên không thể đi được...

Thỏ̀i kỳ đó_Hà nội_phái Thất sơn _phát truyển rất mạnh,nhất là trên Cao bằng,cả thị xả tủ̉̀ già trẻ đều vảo học phái Thất sơn_ngủỏ̀i già vào hoc̣ cho khỏe mạnh sạch bệnh tật,thanh niên vào học theo phong trào, cũng là để rèn luyện cỏ thể cho củỏ̀ng tráng, mà còn tu tâm tu tính lại tụ̉ chủ̃a bệnh khẻo mạnh tốt...Hà nội thì cũng trả kém, cú tối đến anh em đi làm về họ thủỏ̀ng ra nói vủỏ̀n hoa công viên tu tập cho thoả mái, vì nhủ̃ng anh em mói vào phải tập nơii rộng,để lăn lộn nhiều nhận năng lủọ̉ng cuả trái đất, nên nhủ̃ng chỗ vủỏ̀n hoa nỏi công cộng rất đông anh em tập luyện...cũng thỏ̀i kỳ đó_các môn phái võ lâm đua nhau phát triển, mỏ lò dậy rầm rộ,nên anh em ra sân tập luyện toàn bị các phái võ khác để ý,trêu trọc rồi thắch đấu.các môn phái toàn đặt câu hỏi...
__tại sao bọn này tập võ_lại không có 1 thế tấn nào.???
_tại sao bọn này tập toàn phải _vuốt mặt...
_tai sao bọn này_tập toàn nhắm mắt....
_tạo sao bọn này__tập không có 1 kiểu bài vỏ chung .mỗi ngủỏ̀i một kiểu khác nhau....
__vậy bọn này đánh đấm đủọ̉c ai....

rồi các trận thủ hùng diễn ra để bảo vệ danh môn chính phái cuả nhau...
ác môn phái võ lâm thi nhau thách đấu vói phái _Thất sỏn thần quyền_để họ khua chủỏng danh thế tiếng tăm cuả môn phái mình,họ lên tiếng đuổi sân chiếm chỗ,không cho phái _Thất sòn_tập nủ̃a,anh em trong môn bị dồn vào thế _phải đấu_...tủ̀ chỗ phải đấu chuyển thành đến tận các lò võ thắch đấu,để đòi lại sự̣ công bằng cuả môn phái thên giỏ́i võ lâml úc bấy giỏ̀...nhủ̃ng ai đã trụ̉c tiếp đấu vói phái_Thất sỏn_dù họ có học đến tuyệt đỉnh của môn phái họ đi chăng nủ̃a,sau trận đấu thử, họ đề̀u tìm thầy bên _Thất sỏn_xin nhập môn và theo học hết cả...
cũng tại thỏ̀i kỳ đó__trên giỏ́i võ lâm xuất hiện một số các đạo phái khác,họ cũng luyện chủỏng pháp võ thuật,cũng ra sân tập giống nhủ phái_Thất sơn thần quyền_họ cũng thỏ̀ phụng,thắp hủỏng khấn vái trủỏ́c khi ra sân tập,cũng lăn lộn đi quyền,phóng củỏ́c tung chủỏng.mói thoạt nhìn thì hoàn toàn giống phái _Thất sơn_khi đề ý kỹ mói thấy có điểmn khác nhau,họ thủỏ̀ng thắp hương ỏ sân tập,khi tập họ sợ ngủỏ̀i đi đủỏ̀ng để ý biết,nhìn thấy họ tập luyện,có mấy điểm khác nủ̃a chỉ khi tiếp xủ́c vói họ trụ̉c tiếp mói nhận thấy có điểm khác đủọ̉c...
có một số anh em trong môn mói vào chuả có kinh nghiệm,ra sân tập cứ nghĩ là anh em trong môn phái,đúng nói chuyện thân mật,nhưng khi họ nên tiếng thắch đấu căng thẳng,mói võ lẽ ngã ngủã ngủỏ̀i, không phải anh em đồng môn...tôi còn nhó_tối hôm ấy mấy cậu em ra sân bóng trủỏ̀ng_Chu văn an_Hà nội, về kể chuyện vói nhau...bọn em vủ̀a đấu vói bọn hay thắp hủỏng ngoài sân tập,có 3 thăng đi vói nhau,một thằng vào đấu vói em,còn 2 thằng kia đúng ngoài tiếp quyền tiếp súc cho thằng đấu vói em,khi em cho một cú đấm vào mạng sủỏ̀n,nó không đỏ̃ đủọ̉c dính đòn,lạ thăy cả 2 thằng ỏ ngoài cũng khụy kêu đau như nhau....
Ở̉ Hải dủỏng anh em trong môn khi ra sân tập còn va chạm phải một phái tâm linh khác,củ chỉ luyện tập cũng như phái_Thất sỏn thần quyền_hai bên đấu bị dính đòn đều đau trối như nhau,có một nét khác biệt,phái đó khi bị trúng đòn,toàn lấy tay xoa chỗ bị đâu,rồi lại tiếp tục đấu.anh em trong môn kể cả_đẳng cấp đai tím_vào đấu cũng ngang phân,không phân thua thắng bại...
Mọi ngủỏ̀i trong môn hoang mangbàn tán,anh em các trủỏng môn của các vùng họp bàn củu ngủỏ̀i vào trong Huế xin ý kiến bề trên,đủọc sụ̉ đồng ý cho phép cuả bề trên...lúc đó đấu phái kia mói chịu thua_tâm phục _hổ phục....
Tất cả các trận đấu thủ hùng phân tài cao thấp,tranh chấp lãnh địa sân tập của các môn phái,các đạo phái bấy gỉò,đều trả giải quyết đủọ̉c việc gì,cho chính cuả môn phái nào cả,cho dủ thắng hay bại,cũng chỉ gây mất trật tụ̉ an ninh phủỏ̀ng xã,gây mất đoàn kết tình cảm vói nhau trong cuộc sống,cũng không tăng thêm phần nào uy danh tiếng tam đủọ̉c gì cho môn phái mình cả...cái nhận thủ́c tỉnh ngộ đó cuả anh em trong các môn phái,các đạo phái,nhận thấy và giác ngộ,ra đủỏ̀ng gặp nhau vui vẻ chào hỏi ,hoà nhã thân mật,không để ý về chanh chấp nói tập nũa, ai tập mặc ai....
____gỉói võ lâm đất bắc trở̉ lại sụ̉ thanh bình_đáng quý .....

Theo thegioivohinh.com

Thất Sơn Thần Quyền- Môn phái nhiều bí ẩn
Có thể nói thế này: Tôi nguyên là võ sinh của môn phái TSTQ. Vào khoảng tháng 8-9/1989, sau khi chứng kiến sự luyện tập của bạn, cùng sự đam mê võ thuật từ nhỏ nên tôi nằn nì bạn giới thiệu theo Thầy nhập môn. Sau rất nhiều lần đi lại, Thầy mới thu nhận tôi làm đệ tử. Sau khi sắm một cái lễ nhỏ, Thầy đã làm lễ cho tôi nhập môn phái. Thủ tục thì cũng không phức tạp lắm, chỉ có đoạn Thầy thổi hương khắp người làm tôi nhớ mãi. Quả thực lúc đầu tôi cũng không mấy tin vào môn phái này lắm. Bởi vì trước đấy tôi cũng theo học lõm bõm một vài môn phái, tập luyện bài bản, căn ke lắm.

Sau khi làm lễ nhập môn, tôi được Thầy cho một câu chú luyện tập (giờ k nhớ nữa). Sau khi đọc xong tôi thấy người cũng lắc lư và chân tay như có kiến bò phải vung vẩy, đấm đá lung tung, lăn lộn bừa bãi. Buổi đầu tập luyện do sân nhà Thầy hẹp, có bờ rào nứa nên tôi bị xước tay và Thầy thổi chú. Sau đó thấy hết chảy máu và cũng nhanh liền.

Tôi theo tập luyện được khoảng 2 năm thì do bị chi phối bởi nhiều yếu tố mà bỏ dở không theo nữa. Qua quá trình luyện tập, tự bản thân thấy có mấy điều sau:
- Nội lực tăng theo thời gian luyện tập. Lúc đầu thì bình thường, càng tập thì càng khoẻ. Vẩy tay nghe tiếng gió rít như cầm quạt mà phất vậy.
- Bệnh tật ít xuất hiện, nhất là bệnh đau đầu.
- Tâm tính thay đổi, nhường nhịn mọi người, thái độ khiêm cung.
- Đai (vàng) càng tập càng đen, xoắn tít lại.

Và điều gì đã xảy ra sau khi ngừng tập? Mọi cái khác thì tôi không cảm nhận được cụ thể, duy có 2 điều tôi thấy rất rõ ràng là:
- Đai đang đen sì mà chuyển dần sang màu vàng cho đến khi vàng như lúc mới nhập môn (Mặc dù được gói kỹ trong túi nilong);
- Nội lực suy giảm dần, vẩy tay không còn nghe tiếng rít gió nữa.

Theo tôi thì: Môn phái TSTQ mà nhiều người hay gọi tắt (hoặc có hàm ý giễu cợt) là Quyền Thề hoàn toàn có thật. Chẳng qua là chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc hoặc còn có ý nghi ngờ khả năng môn phái mà chưa được hệ thống võ học nước nhà công nhận.

Vậy thế cho nên: Trong cuộc sống đương đại có nhiều điều mà khoa học hiện đại còn chưa chứng minh được thì những gì mà ta chưa xem, chưa hiểu, chưa nhận thức rõ ràng thì đừng nên áp đặt ý chủ quan của mình vào để phán xét đúng sai.

Theo vanhoaphuongdong.com

Gosp nhặt bài tham khảo về 1 nhân vật tstq
BÀI SƯU TẦM :Giadinh.net - Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...

Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.

Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.



Cao nhân ẩn tích

Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?

Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".

Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.

Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.

Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.

Phận duyên tiền định

Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.

Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.

Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.

Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.

Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.

Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.

Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.

Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.

Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.

Võ phái kỳ lạ

"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.

Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).

Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.

Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.

Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.

Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.

Thần chú vào... võ công ra

Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.

Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.

Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.

Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.

Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.

Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.

Tỉ thí tranh tài

Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".

Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.

Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.

Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.

Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.

Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.

Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...

Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.

Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.

Dựng nghiệp bất thành

Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.

Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.

Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.

Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.

Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.

Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.

Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...

Lời thề của phái Thất Sơn

Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...
Một số bài viết của langtu.gemany
phần: 1

xin chào tất cả mọi người trên diễn đàn văn hóa phương đông...mấy năm nay tôi thường nên mạng vào các trang wét cuả đạo phạt việt nam,để học hỏi tìm hiểu kinh nghiệm tu luyện ở các cửa tu khác cho đường tu luyện mau thăng tiến...tôi có xem rất kỹ một số bài viết cuả mọi người bình luận về môn phái__thất sơn thần quyền__ở một số trang wét viết sai sự thực về môn phái...và một số bạn tự sưng là anh em trong môn phái,cũng viết bài đưa nên mạng để khua chương danh tính cuả bản thân với thiên hạ...thực chất họ chỉ là những kẻ__tu chưa đến nơi__luyện chưa đến chốn, và chỉ ở đẳng cấp quá thấp và nhỏ ở trong môn phái,chứ chưa ăn thua gì hết cả.....đáng ngại nhất có một số người chỉ nghe qua anh em bạn bè ,hoặc người ngoài kể chuyện,hay vô tình nhìn thấy,các môn phái võ tâm linh cuả các đạo phái khác,thắp hương,khấn vái,tập luyện...không biết rõ thực hư ra sao,môn phái võ tâm linh cuả đạo nào,cũng chụp mũ cho rằng đó là môn phái võ__thất sơn thần quyền....
___năm 2007 tôi có thường xuyên liên lạc về việt nam thăm hỏi anh em trong môn phái,và gặp trực tiếp thưa chuyện với__cụ cảo__sư tổ cuả môn phái,xin ý kiến,và gặp anh__độ_anh em trong môn thường gọi là__độ con_chưởng môn phái cai quoản anh em ở 2 nước__cộng hoà séc,và liên băng đức__đồng ý cho tôi viết bài đưa nên mạng,để mọi người cùng tham khảo bình luận và hiểu biết sự thực cuả môn phái__thất sơn thần quyền__
___nhưng vì bản thân tôi quá nam lũ bận rộn làm ăn nơi sứ người.nói đứng hơn,tôi không thích viết bài đưa nên mạng để anh em trong môn phái hiểu sai về tôi và mọi người nghĩ tôi la ̀ khua chương danh thế gây tiếng tăm là gì...tuy bản thân tôi đã trên 20 năm niên tục tập luyện trong môn phái,và có khá nhiều kinh nghiệm trong môn về mọi mặt,đẳng cấp không phải còn thấp nữa....
___nhưng cho đến hôm nay .tôi nhận thấy mình phải có trắch nhiệm nghiã vụ với môn phái__thất sơn thần quyền__,với đạo phật__,với anh em trong môn...và quyết định viết bài đưa nên mạng,nhờ các tranh wét thông tin đại chúng đăng tải,để mọi người cùng nhau tham khảo,bình luận,so sánh,và thực sự hiểu biết để có cái nhình thực tế,đúng đắn hơn về môn phái võ__thất sơn thần quyền_...không như nhứng bạn trẻ trên mạng đàm tiếu,không hiểu biết,viết sai sự thực,viết theo cảm hứng,viết theo kiểu a rua tòng đảng,và nhình nhận không có mấy thiện cảm,không lành mạnh thực tế...với những gì mà môn phái__thất sơn thần quyền__đang có ở lẻ sống cuả người dân việt nam ta.....

__bài viết dài,tôi sẽ đăng nhiều lần...
__bản thân tôi xa việt nam đã lâu,nên khi viết bài
__sẽ bị sai chính tả hoặc nhầm lẫn,kính mong mọi
__người thông cảm và__xem tiếp phần:2

ngày 24 tháng 11 năm 2009

phần:2

tôi sinh ra trên đất hà thành.nhà tôi ở nằm trên con phố nhỏ đằng sau__ lăng bác hồ__con phố ấy hơn 20 năm về trước vào thập niên 80_90,anh em trong môn phái từ đẳng cấp cao tăng,đến đẳng cấp thấp cuả các thế hệ trong môn phái thường hay lui tới quy tụ hội họp.vì nơi đây có rất nhiều người theo học môn phái võ_thất sơn thần quyền_đông nhất hà nội ...cũng chính tại nơi đây có các anh hùng hào kiệt,đã làm mưa làm gió trên giới võ lâm hà thành phải kính lể bái phục,mỗi khi nhắc tới môn phái__thất sơn thần quyền__
sau hơn 8 năm trong quân ngữ chở về giữa thập niên 80,việc làm chưa có nên tôi hay ra quán nước ngoài phố để buôn chuyện tụ tập...một hôm có mấy cậu đàn em nói chuyện với nhau,có phái sơn đông đến thắch đấu...tôi tò mò liền hỏi mới biết mấy cậu ấy học __thất sơn thần quyền__cậu ta còn chỉ cho tôi vào số nhà 20 trong ngõ nên sân thượng mà xem trận đấu cuả hai môn phái...từ bé lớn nên và trong thời gian ở quân ngũ,tôi đi khá nhiều nơi vùng dân tộc sống ở ngoài bắc,chưa hề nghe ai kể về môn phái này cả.sãn tính hiếu kỳ tôi liền đi ngay,khi tới nơi trận thư hùng quyết đấu cũng chuần bị bắt đầu,có khoảng trên dưới 20 thanh niên đứng vòng trong vòng ngoài...giữa có 2 thanh niên đang chuẩn bị thư hùng quyết đấu....
___cậu bên sơn đông giáng người,to cao da đen bóng,lực lưỡng vạng vỡ,vai gấu đầu để cua...
__còn thanh niên kia người trong phố con anh học điện lạnh,tên là lân,giáng người lại mảnh khảnh thấp bé nhẹ cân hơn...nói trung không cân sứng khi 2 bên thư hùng quyết đấu...
__bên thất sơn thần quyền .có cậu hùng,anh em toàn gọi là_hùng mỡ_học trò cưng cuả_thành vuông đứng ra cầm trịch cho 2 bên đấu...hai bên nhất trí đấu giao hữu học hỏi,được thua cũng vui vẻ không mang tính chất hằn thù cá nhân chỉ nên giao hưũ học hỏi không sát phạt ra tay hiểm độc...khi vào trận đấu_cậu lân bên thất sơn đứng rạng 2 chân, rơ 2 tay nên trời,để hở hạ bộ và 2 lá lách,mặt ngẩng nên nhìn trời, không nhìn đối thủ....cậu bên sơn đông thấy vậy liền nhẩy vào,nhanh như cắt tấn công đối thủ,tung ngay 1 chưởng vào mồm đối phương rồi nhẩy ra thế thủ thăm dò...
đối phương bị dính đòn vẫn đứng nguyên thế cũ không động đậy.
lúc ấy tôi đứng ngay cạnh đó nhình rất rõ ở khoé môi có rỷ chẩy ít máu không nhiều...tiếng cậu hùng mỡ vang nên như quoát...gọi quyền nhanh điều nên__ngay sau đó cậu lân người như săy rượi người chao đảo rồi hạ thấp người xuống đi thế quỳ bằng 2 đầu gối,rồi như 1 con khỉ độc phi thẳng vào đối phương tung ngay 2 đòn vào mặt,làm cho đối thủ đứng không vững loạng choạng,chân tay khua khoáng lung tung,không chịu nổi được nữa xin thôi không tiếp tục đấu nưã....mọi người xúng lại xem để ứng cứu,thì thấy chỗ đó sưng rất nhanh và tím ngắt trông như miếng thịt thối khó tả.hai bên đưa nhau xuống dưới nhà,cậu hùng mỡ thắp hương khấn xin__đứa phật bà quan âm_rồi cầm hương thổi chữa thương cho cậu bên sơn đông...
điều tôi không thể tin được nổi_chỉ sau có 5 đến 10 phút, 2 chỗ sưng cuả cậu bên sơn đông đó,hết sưng tím chỉ còn lại 2 chỗ tấy đo đỏ hết đau,không đáng kể....
hai bên ngồi uống nước nói chuyệ vui vẻ,tình cảm thân mật như chưa có chuyện gì sẩy ra,rồi họ nhận nhau là anh em bạn bè thân thiết, và họ chia tay nhau rồi vui vẻ ra về....

__vì tôi phải buôn bán và sinh hoạt,nên viết bài
__có phần chậm,mong các bạn vui vẻ và đón xem
__tiếp phần:3

ngày 24 tháng 11 năm 2009

phần:3


sau cái trận thư hùng cuả 2 môn phái đó,tôi luôn tìm nhờ bạn bè anh em chơi với nhau xin giúp cho tôi vào nhập môn phái__thất sơn thần quyền__để tu tập theo học,tôi hỏi khá nhiều người quen được biết có anh bạn là__độ_anh em thường gọi là_độ con_theo học môn phái này đã lâu,tôi liền tìm đến nhà chơi và ngỏ lời nhờ anh xin giúp,được anh độ nhận lời tôi mừng nắm...vài hôm sau anh độ dẫn tôi tới nhà anh__dũng bạch__nhà ở đê la thành,ô chợ dừa hà nội,tới nhà anh dũng chơi nói chuyện,anh độ ngủ ý xin giúp cho tôi,anh dũng nhận lời ngay làm tôi càng mừng vui trong lòng...mấy ngày sau theo như đã hẹn,tôi và anh độ tới nhà anh dũng vào buổi sáng tầm khoảng gần 10 giờ để nhập môn,anh độ cùng tôi ra chợ_ô chợ dừa mua đồ lễ để nhập môn__mua 9 bông hoa sen,1 kg cam,1 kg táo tầu,mấy gói bánh ngọt,mấy cây nén ,mấy thẻ hương,và con chỉ mầu vàng...
__khi nhập môn anh dũng cho tôi đọc 9 lời thề nguyện cuả môn phái,trước ban thờ phật bà quan âm___những lời thề chủ yếu bảo ban răn đe cho các đệ tử môn sinh khi đã vào môn tu tập phải__tu nhân tích đức,.làm nhửng việc thiện,kính trọng bố mẹ,anh em trong nhà phải kính trên nhường dưới.trong môn phái anh em phải bảo vệ tôn trọng lẫn nhau giúp nhau cùng tập luyện tốt,phải tôn trọng thầy,không phản lại thầy,phản lại đạo phật, phản lại môn phái,sống và tu tập sao cho đẹp đạo đẹp đời....
___khi nhập môn anh dũng dùng hương thổi trên khắp cơ thể cuả tôi,bịt các huyệt đạo và khai mở thần nhãn cho tôi,sau đó đưa cho tôi cái đai đã se , và dẫn tôi ra sân nhà tập thử mấy tăng, khi tập tôi thấy trong người như săy rượi,nâng nâng có cảm giác như có ai giúp sức và dẫn dắt trong cơ thể cuả tôi, sau đó anh dũng còn dặn kỹ về nhà hết sức cố giắng tập luyện cho nhanh tiến quyền và sạch bệnh tật cho có sức khoẻ....
về nhà tôi rất chăm chỉ tập luyện__sáng dậy sớm tập luyện...chưa tôi ở nhà một mình cũng tập luyện__tối thì cùng anh em trong môn phái ra sân vào vườn hoa_bắch thảo cũ,tập luyện...sau 3 tháng quyền pháp cuả tôi tiến rất nhanh mạnh,anh em trong môn ai cũng khen tôi tập tốt...sau 3 tháng anh độ tìm tôi rủ tôi tới nhà anh dũng,tới nhà anh dũng lúc đó tôi mới biết anh độ xin nâng cấp cho tôi,và anh dũng nên cho tôi cấp đai đỏ...ngồi nói chuyện tôi mới biết anh dũng lúc đó là__trưởng môn phái đất bắc,lúc bấy giờ__cụ cảo__hay ra ngoài nhà anh dũng để chỉ bảo anh em trong môn phái cùng nhau tu luyện....cũng lúc đó tôi mới biết anh độ làm thầy từ mấy năm rồi.khi nói chuyện tôi nhận thấy,cả nhà anh dũng,mất đứa con anh dũng,chị vượng vợ anh dũng rất quý mến anh
độ,nên anh độ xin nâng cấp cho ai,anh dũng đều ưng và đồng ý ngay....
___thời kỳ đó môn phái__thất sơn thần quyền__ở trên đất hà nội phát triển rất mạnh.nhất là trên cao bằng cả thị xã,từ người già đến người trẻ họ vào học môn phái này rất đông.không những vậy các đơn vị bộ đội đóng quân trên tỉnh cao bằng cũng cọ́ khá nhiều người theo học môn phái này,trong số đó có cả những anh em sỹ quan có số trong hàng ngũ bộ đội cũng theo vào hoc̣...người già vào môn để tập luyện cho sạch bệnh tật và cũng là để có tâm hướng tới phật môn để tu nhân tích đức,thanh niên vào học theo phong trào cũng là để rèn luyện cho cở thể cường tráng sạch bệnh tật,cho tâm tính thuần hoá,lại tự chữa bệnh cho bản thân,và có một sức khoẻ tốt để công tác và làm việc,không những vậy còn cảm nhận được sự tu hành đơn giản cuả những người có tâm với đạo phật...
__ở hà nội_cứ tối đến anh em đi làm về,họ thường ra vườn hoa,công viên,các sân bóng đá cuả các trường học,hay nơi công cộng rộng dãi để tập luyện cho thoả mái,vì anh em trong môn mới vào cần phải ra những nơi rộng rãi để năn lộn nhiều và nhận năng lượng cuả trái đất,nên những chỗ vười hoa nơi công cộng,rất đông anh em trong môn phái tập luyện...
__cũng thời kỳ đó_các môn phái cuả các võ lâm họ đua nhau phát triển mở lò võ dậy rầm rộ ở mọi nơi mọi chỗ,để họ kiếm kế sinh nhai...nên anh em trong môn phái ra sân tập toàn bị các môn phái họ để ý,trêu trọc,rồi thắch đấu...các môn phái họ toàn đặt ra những câu tự hỏi
__tại sao bọn này tập võ,không có một thế tấn nào
__tại sao bọn này trước khi tập,toàn phải vuốt mặt xin quyền
__tại sao bọn này tập,toàn phải nhắm mắt
__tại sai bọn này tập,mỗi người tập một kiểu,không đứa nào
tập giống đứa nào,không có bài bản thì tập luyện gì...
__vậy bọn này đánh đấm được ai...?.?.?
__rồi các trận thư hùng quyết đấu diễn ra để bảo vệ danh môn tránh phái cuả nhau trên xã hội...
các môn phái võ lâm thi nhau thắch đấu với môn phái__thất sơn thần quyền__để họ khua chương danh thế tiếng tăm cuả môn phái họ,và nên tiếng đuổi sân chiếm chỗ tập luyện không cho phát_thất sơn __ra sân tập nữa.anh em trong môn phái bị dồn vào thế phải đấu__từ chỗ bị phải đấu anh em đã chuyển thành đến tận các lò võ trên đất hà thành,thắch đấu để đòi lại sự công bằng cuả môn phái cuả mình trên giới võ lâm lúc bấy giờ....
___những ai đã trực tiếp đấu với phái__thất sơn thần quyền_cho dù họ có học đến tuyệt đỉnh cao siêu cuả môn phái họ đi chăng nữa,sau trận đấu đó họ đều tìm thầy bên__thất sơn__xin ra nhập và theo học hết cả.....

___ mời các bạn đón xem phần:4


_chiều tối_bên âu châu__24 tháng 11 năm 2009

phần:4

những sự trùng hợp của các phái võ tâm linh
đến nỗi người không tu luyện không thể nhận ra được.

cũng thời kỳ đó giới võ lâm trên giang hồ xuất hiện một số các đạo phái khác,họ cũng luyện trưởng pháp tâm linh,cũng ra sân tập như phái_thất sơn thần quyền.họ cũng thờ phụng cúng bái thắp hương khấn vái trước khi ra sân tập,cũng năn lộn đi quyền phóng cước tung chưởng phi thân,thoạt nhìn thì hoàn toàn giống bên phái__thất sơn thần quyền_khi ta để ý kỹ mới thấy có vài điểm khác nhau.họ thường thắp hương ờ sân tập,khi tập họ sợ người đi đường để ý biết nhìn thấy họ tập luyện...họ không những luyện chưởng pháp võ thuật,mà họ còn luyện cả trèo cây,họ luyện trèo cây toàn đầu cắm xuống đất chân đưa nên trời chứ không trèo cây bình thường như mọi người...và còn vài điểm khác nữa chỉ̉ khi ta trực tiếp quan hệ tiếp súc với họ mới cảm nhận được điều đó...hoặc có ai cũng tập luyện tâm linh, cho dù cả cuộc đời 2 người chưa hề gặp nhau nhưng khi họ đứng cạnh nhau sẽ nhận biết một cách rễ ràng vì trong tâm linh cuả bản thân họ,do tháng năm tu luyện nên đã nhận ra một caćh rễ ràng...
___vi ́ như 2 cục nam châm__ta để 2 cục cùng cực gần nhau,nếu cục nào có dòng tích điện cao hơn sẽ đẩn cục kia ra xa và mạnh hơn...

___có một số anh em trong môn mới vào chưa có kinh nghiệm,ra ngoài sân tập cứ nghĩ là anh em trong môn phái,đứng nói chuyện thân mật...
nhưng khi họ nên tiếng thắch đấu căng thẳng mới ngã ngửa người ra là không phải anh em đồng môn.tôi còn nhớ tối hôm ấy có mấy cậu em ra sân trường__chu văn an_hà nội về kể chuyện với nhau.bọn em vừa mới đấu với bọn hay thắp hương ngoài sân tập về,có 3 thằng chúng nó đi với nhau,1 thằng vào đấu với em,còn 2 thằng ở ngoài tiếp quyền tiếp sức cho thằng đấu với em,khi em cho một cú đấm vào mạng sường nó không đỡ được rính đòn.lạ thăy cả 2 thằng ở ngoài cũng khụy người kêu đau như nhau...phái này ở ngã tư sở hà nội vào vào mấy thập niên trước có một lò dậy,môn sinh rất đông hay ra sân bóng đá gần chỗ cầu mới tập luyện vào buổi tối...
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:02 am


__ở hải dương.anh em trong môn khi ra sân tập còn va chạm phải một phái võ tâm linh khác,cử chỉ tập luyện cũng như môn phái_thất sơn thần quyền_2 bên đấu với nhau bị rính đòn đều đau trối như nhau,có một nét khác biệt,phái đó khi bị rính đòn toàn lấy tay xoa chỗ bị đau sau vài giây họ lại bình thường và đấu tiếp tục,anh em trong môn phái,kể cả đẳng cấp_đai tím_vào đấu cũng ngang phân,không phân thua thắng bại...
mọi người trong môn hoang mang bàn tán.anh em các trưởng môn cuả các vùng họp bàn cử người vào trong huế́ xin ý kiến bề trên,được sự đồng ý,lúc đó phái kia mới chịu thua tâm phục,khẩu phục....
_phái võ này.họ học ở bên nước_cămbuchia_ở việt nam nước ta có rất nhiều người theo học,họ tập luyện cũng rất cao siêu và thâm hậu không như những người bình thường hiểu...
__tất cả các trận đấu thư hùng phân tài cao thấp,tranh chấp lãnh điạ sân tập cuả các môn phái các đạo phá́i bấy giở,đều trả giải quyết được việc gì cho chính bản thân cuả môn phái nào cả.cho dù thắng hay bại cũng chỉ gây thêm mất trật tự anh ninh phường xã ,gây mất đoàn kết mất tình cảm với nhau trong cuộc sống,cũng không tăng thêm phần nào uy quyền danh vọng tiếng tăm được gì cho môn phái cuả chính mình cả...cái nhận thức tỉ̉nh ngộ đó cuả các anh em trong các môn phái, các đạo phái nhận thấy và giác ngộ...ra đường gặp nhau chào hỏi vui vẻ,hoà nhã thân mật,không ai để ý và chanh chấp sân tập cuả nhau nữa,ai tập mặc ai, không quan trọng....
___giới võ lâm trên đất bắc chở lại sự thanh bình đáng quý...

__mời các bạn xem tiếp phần:5

đêm châu âu_lạnh băng giá

phần:5

__sự quy ẩn cuả môn phái:__thất sơn thần quyền__

__cuối thập niên 80 anh em trưởng môn cuả các tỉ̉nh các thành phố ngoài bắc họp bàn,người đứng đầu là__cậu: linh : anh em trong môn thường gọi là: linh con : nhà bên gia lâm hà nội,lúc đó là quyền trưởng môn phái đất bắc,tất cả anh em họp bàn xin ý kiến__bề trên ở trong huế__ và cử người trong môn phái đứng chịu đòn cho một số : võ sư __quyền anh_người ngoại quốc đấm ,để những người trong ban cuả sở thể dục thể thao hà nội,trong đó có một chú ; quân hàm thượng tá cuả bộ công an, kiểm nghiệm làm chứng,không những vậy,ban kiểm tra cuả sở còn lấy 2 tờ__đồ ăn cuả môn phái cho nhà chức trắch sét nghiệm,xem thực hư ở 2 tờ giấy trong đó có chứa hàm lượng nào, là thuốc kích thích làm cho con người mất cảm giác gây chịu đòn hay không,qua cuộc sét nghiệm trả có chất gì gây nguy hại cho con người cả,chỉ có ngoài mực in vào đó là_ bằng phẩm hoa hiên mầu đỏ mà dân gian vẫn dùng làm bánh trái và đồ ăn hàng ngày...
___và cho một số anh em trong môn phái ra biểu diễn tại nhà thi đấu : ở phố trịnh hoài đức hà nội, để mọi người cuả các môn phái khác xem sét phê bình góp ý.mấy ngày biểu diễn cuả anh em trong môn được mọi người trong ban và đông đảo quần chúng ngưỡng mộ thán phục hưởng ứng tán thành...đến lần cuối cùng cuả cậu_đai đỏ_là người dân tộc trên cao bằng ra biểu diễn,khi cậu ta đi trước có một người trong ban kiểm duyệt đi sau,người này rất giỏi về huyệt đạo trên cơ thể con người có tiếng trên giới võ lâm,và có ý thắc mắc__tại sao bọn này lại không có thằng nào có huyệt đạo trên cơ thể con người__nên đã điểm huyệt sau lưng để thử nghiệm xem bằng chứng có đứng sự thực hay không.?.?.?
__nhưng cậu đai đỏ ấy : là người dân tộc vùng sâu vùng xa nên sự quen biết va chạm trong xã hội không có, kém hiểu biết tính tình lại thẳng quá,đã nên tiếng nói lăng không giữ mồm giữ miệng,chứ không nói tực hoặc súc phạm..nhưng đã làm cho người đó tự ái phật lòng,nên mọi người trong ban kiểm duyệt đa số không đồng ý__và sau đó môn phái không được đăng ký vào danh sách cuả : võ cổ truyền dân tộc : vào thời bấy giờ__không những vậy còn bị mọi người trong ban cuả sở cho là : mê tín dỵ đoan...anh em trong môn phái ai cũng buồn vì bỏ ra bao nhiều công sức, không được việc gì lại còn bị mang tiếng_ ai cũng trắch cậu ngưởi cao bằng đó...biết được tin đó_cụ sư tổ_cho người nhắn tin ra an ủi anh em trong môn ngoài bắc
___đã vậy...vài ngày sau anh em trong môn phái lại nhận được tin,
__ông__ngô xuân chín : anh em toàn gọi là : chín cụt, lấy vợ ở làng hồ,thuộc phường bưởi,chỉ vì mưu sinh toan tính,muốn lập nghiệp ở trên đất_hà thành_nên bị bắt buộc và đứng nên trước đám đông cuả công chúng,trước bao nhiêu người chứng kiến lớn tiếng thề thốt__vĩnh viễn không bao giờ tập luyện__môn phái thất sơn thần quyền nữa....
__anh em trong môn phái biết tin__ngô xuân chín__có hành vi sử sự như vậy,không ai lui tới chơi hoặc quan hệ với vợ chồng xuân chín nữa.vì đã phạm phải...
__phản lại đạo phật
__phản lại môn phái
__phản lại lời thề nguyện trong môn
__đã vậy...lại thêm một số thaǹh phần trong môn phái,anh em thoái hoá biến chất không chịu tu luyện tập tành,ra đường làm những chuyện không lành mạnh,mất phẩm chất cuả những người theo đạo phập,khoe khoang làm mất phong cách cuả mọi người trong môn ảnh hưởng,cùng thêm một số các thầy lợi dụng vào môn phái vào đạo phật,có ý buôn thần bán thánh chục lợi cho bản thân bắt học trò phải làm những việc mà người cha người mẹ cuả học trò không đồng ý tán thành...
___biết được những sự việc ấy sẩy ra.cụ sư tổ triệu tập tất cả anh em trưởng môn của các tỉnh thành phố trên đất bắc họp mặt khẩn cấp,cụ khiển trắch anh em trong môn thu nhận học trò bừa bãi,không kiểm tra kỹ lưỡng tính tình,phong cách cuả học trò,nên đã để xẩy ra chuyện đáng buồn cho môn phái phải mang tiếng...tại cuộc họp đó,cụ tuyên bố tước bỏ quyền môn sinh đuổi ra khỏi môn cuả một số thành phần không đủ tư cách làm thầy và một số thành phần môn sinh khác....
___và cũng sau cái buổi họp đó__cụ tuyên bố tất cả cách môn sinh trong môn quy ẩn,và hàng ngữ các bậc làm thầy cấm không được nhận học trò bừa bãi nữa...
__kể từ đó môn phái thất sơn thần quyền : đi vào quy ẩn không màng tới chuyện cuả các phái võ trên giới võ lâm cuả giang hồ nữa...
__sau một thời gian hơn 2 thập niên...có 2 nhà báo của___gia đình _và tuổi trẻ___đã vào trong sở thể dục_hà nội_tìm lục trong hồ sơ lưu chữ,tìm kiếm thời gian tập luyện riêng tư cuả__ngô xuân chín__và đăng trên báo cuả trong nước và trên báo điện tử trên mạng....
___ngay sau khi có những số báo đó ra...anh em trong môn đã nhận được sự chỉ đạo cuả__bề trên sác minh cụ thể có phải là__xuân chín_tự đăng nên để khua chương danh thế cuả bản thân gây tiếng vang cho mình hay không...
__vì thực chất__những người tiền bối của thế hệ đi trước,và những thế hệ trong môn phái đi sau họ còn có_tâm _đức_tu luyện_còn cao hơn_xuân chín_rất nhiều,nhưng chưa ai có ý định đem môn phái và cuộc đời tu luyện cuả bản thân họ ra khua chương dang tính cả....
____các bạn nên so sánh và có cái nhìn thực tế hơn nhé.

____mời các bạn xem tiếp phần: 6

sự phát truyển cuả môn phái : thất sơn thần quyền,võ cuả đạo phật,cuả con người việt nam,giao lưu truyền bá cho dân châu âu.


__ngày 26 tháng 11 năm 2009

phần : 6

sự phát trển cuả môn phái : thất sơn thần quyền : ở các nước châu âu
__________________________________________________ ___


đầu thập niên : 90 cơ quan ba tôi có chế độ con em trong nghành sang học tập lao động bên_liên băng đức_tôi có diện được đi trong đợt đó.mấy năm sau được tin anh độ sang_cộng hoà séc_theo diện đoàn tụ,tôi niền sang bên seć tìm,anh em lâu ngày gặp nhau 2 chúng tôi mừng vui nắm,cũng từ đó tôi hay sang bên seć và nhờ anh độ giứp đỡ bảo ban cho cách tu luyện ở trong môn...vài năm sau anh độ bàn với tôi,niên lạc về việt nam gặp__cụ cảo__xin ý kiến cuả cụ cho anh em chúng tôi nhận lại một số người trong môn phái ở 2 nước,liên bang đức và cộng hoà séc,số anh em tu luyện bị dán đoạn không có bề trên diù dắt nâng cấp giúp đỡ bảo ban hướng dẫn trên con đường tu luyện,phần thì không có điều kiện về thăm quê hương,phần là do xa việt nam quá lâu mải làm ăn buôn ba nơi sứ người,nên không còn biết tin tức anh em đồng môn hoặc người thầy cuả bản thân ở nơi đâu,hoặc một số anh em có người thầy trong môn bị phạm nội quy,phạm những lời thề trong môn,xa đọa bị xa thải người thầy bị mất gốc,học trò cũng bị ảnh hưởng theo không biết trông cậy vào ai nhưng họ vẫn miệt mài chăm chỉ tu tập hàng ngày rất tin vào môn phái và rất có tâm có đức...khi_cụ cảo_đồng ý anh em trong môn cuả 2 nước được tôi và anh độ kiểm tra,xem họ ở đẳng cấp nào,sau đó anh độ và tôi nâng cấp cho một lọat...từ xuất sư đai vàng,xuất sư đai đỏ,xuất sư đai tím cho khá nhiều người,và có buổi họp mặt anh em trong môn phái cuả 2 nước,theo ý kiến mà chúng tôi đã kiến nghị xin với_cụ cảo_sẽ cho anh em chuyền bá môn phái rộng dãi cho công chúng và cho cả người dân cuả nước sở tại , ai có tâm với đạo phật,có tâm muốn theo hoc̣ môn phái_thất sơn thần quyền_để chuyền bá giao lưu văn hoá đạo phật việt nam với dân chúng nước bạn,hiểu biết phong tục tập quán cuả con người và đạo phật cuả việt nam...học trò cuả anh độ bên đức đã nhận một anh tên là_petr_bản thân đã là một võ sư có 3 đẳng huyền đai,cuả 3 môn phái khác,hàng ngày vẫn mở lớp dậy cho dân đức vào buổi tối,nhưng đã xin ra nhập vào môn phái được gần 1 năm,và một phụ nũ người đức ra nhập môn để luyện tập tự chữa bệnh cho bản thân...bên cộng hoà séc,học trò cuả anh độ đã nhận 2 người là dân cộ́ng hoà seć,làm policie_hiện công tác tại trung tâm thủ đô,quảng trường con ngựa,hai người đó đã nhập môn phái hơn 2 năm,họ rất có tâm tín ngưỡng tôn sùng với phong cách lể nghĩa thắp hương khói,và lễ nghĩa cúng bái cuả tôn giáo dân việt nam nước ta,không những vậy từ khi nhập môn phái cho đến giờ,họ bỏ hết các buổi tập võ cuả cơ quan hành chính mà đơn vị tổ chức tập luyện hàng ngày,họ chỉ có tập luyện môn phái_thất sơn thần quyền_cuả việt nam ta....khi mới vào môn tập luyện,vợ con họ hết mực phản đối còn sẩy ra các cuộc cãi nhau trong gia đình,người vợ một mực không cho chồng tập luyện,vì phong cách cúng lễ và mùi hương khói cuả dân châu á ,dân châu âu họ rất sợ bị ảnh hương tới sức khoẻ của trẻ con trong nhà,nhưng anh em trong môn phái đến tận nhà, đả thông tư tưởng cho vợ con họ,và hướng dẫn khi vợ con cuả họ bị ốm đau bệnh tật trái nắng chở trời,chỉ bảo cho họ tự chữa khỏi bệnh cho vợ con,bằng nội công mà họ tu luyện hàng ngày...từ đó vợ và con cuả họ rất cảm kích tin tưởng vui vẻ mỗi khi người chồng đi tập luyện môn phái_thất sơn thần quyền_chở về....cuối năm ngoái nhân ngày rỗ tổ của môn anh em tổ chúc,anh độ đã trực tiếp ₫ứng ra kiểm tra xem phong cách tập luyện,cuả 2 anh_polici_dân seć ,anh độ có cho họ tập luyện và đấu thử,khi kiểm tra song có một anh phải thốt nên rằng...
__tôi không thể ngờ và tưởng tượng rằng.con người việt nam
__đạo phật cuả dân việt nam,lại có một môn võ,tâm linh hay đến mức không thể ngờ nổi.....

__theo tôi nghĩ một ngày không xa,trên các nước châu âu môn phái võ,cổ truyền cuả dân tộc cuả con người việt nam,phái võ_tâm linh cuả đạo phật_ thất sơn thần quyền_sẽ có ngôi thứ rõ ràng ở các nước châu âu,và sẽ gây tiếng vang cho môn phái,dân châu âu sẽ hiểu biết tới,bản sắc văn hoá dân tộc,tính cách tín ngưỡng tâm linh đạo phật,cuả con người việt nam sống ở trên đất họ.....
__bên liên bang nga có,cậu thành_anh em trong môn thường gọi là_thành vuông_cũng đã truyền dậy cho khác đông đảo dân nước bạn theo học môn phái này.....

__đêm : châu âu 28 tháng 11 năm 2009

phần: 7 : phần cuối cuả bài viết

VÀI LỜI KHUYÊN CUẢ NGƯỜI VÀO TU LUYỆN TRƯỚC:

hiện nay trên cać nước nói trung, việt nam nói riêng các đạo phái tâm linh có rất nhiều và hiện diện trong cuộc sống trong xã hội cuả con người, đạo phái nào cũng có cửa tu_mật tông_tu luyện chưởng pháp bằng tâm linh võ thuật...nhìn trung các đạo phái tập luyện võ thuật tâm linh, chưởng pháp điều lơ lớ nhìn giống như nhau ,khi họ tung cước đi quyền phóng chưởng .v.v.v. chỉ có vài điểm khác nếu ta thực sự để tâm quan sát kỹ, mới nhận biết được, hoặc những người cao tăng cuả các phái_tâm linh_họ có cảm nhận bằng những thính giác cuả kinh nghiệm tu luyện hoặc bằng giác quan thứ 6 mà tháng năm tu tập cuả < thần nhãn > đắc đạo mà nhìn nhận thấy được....
môn phái__thất sơn thần quyền__cuả đạo phật cuả con người việt nam , có từ thời nhà__LÝ__xuất sứ tại_huyện châu đốc_tỉ̉nh an giang_trong các thời kỳ _VUA CHÚA _phong kiến chỉ có người trong dòng tộc_HOÀNG THÂN MẪU THÍCH_và các cận thần cuả vua mới được phép tu tập theo học, chứ người dân thường không ai được phép học cả...theo dòng lịch sử các triều đại phong kiến cuả đất nước, nhà thờ tổ cuả môn phái .T.S.T.Q. đã dy chuyển ra_CỐ ĐÔ HUẾ_không ai trong môn phái biết từ thời_VUA_ nào...từ thửa khai sinh lập ra môn phái ,từ xa xưa cho tới nay môn phái vẫn chỉ có cái tên là_ THẤT SƠN THẦN QUYỀN_chứ không có___thất sơn thần quyền 1__hoặc 2_hay là tên nào khác nữa .... chỉ có thời thập niên 80 và 90 môn phái phát truyển quá mạnh mẽ, và làm cho trên giới võ lâm cuả giang hồ kính lể, không những vậy anh em trong môn còn cứu người chữa bệnh và__TRỊ TÀ MA NGOẠI ĐẠO__CỨU GIÚP CHÚNG SINH_nên dân gian qúy mến đặt cho thêm cái tên__YÊU ÁI_ là__QUYỀN THỀ__
môn phái : T.S.T.Q : ngày xưa trong môn có : 16 : lời thề nguyện
sau này cụ_SƯ TỔ_chỉnh sửa lại chỉ còn có : 9 : lời thề nguyện, cũng thời kỳ đó những ai ở trong môn chính gốc chân chuyền, không còn có phong cách : VUỐT MẶT : khi giao đấu hoặc gặp phải những chuyện sẩy ra khi va chạm với các phái võ lâm ,hoặc chạm phải các phái võ tâm linh khác ở cuộc sống hằng ngày ngoài đưởng ngoài chợ... phong cách cử chỉ vuốt mặt trước khi ra đòn hoặc giao đấu ,chỉ còn lại với những môn sinh cuả những ông thầy mấy gốc mà thôi....cử chỉ xin quyền ra đòn cuả anh em trong môn chính gốc chân chuyền ,rất đơn giản _ CHỈ BẮT QUYẾT_HOẶC ..._chứ người ngoài môn không thể biết phong cách__xin quyền_đó được....

khi nhập môn học trò phải đứng trươć ban thờ_PHẬT BÀ QUAN ÂM_để thề nguyện chỉ làm những việc có đức, cứu người chữa bệnh và tu nhân tích đức, mới được vào môn mà tu tập.

CHÍN LỜI THỀ NGUYỆN CUẢ MÔN PHÁI : T.S.T.Q

1 : con xin nguyện_hết lòng hiếu thảo với cha mẹ
2 : con xin nguyện_không phản lại môn phái : T.S.T.Q
3 : con xin nguyện_không phản lại đạo phật
4 : con xin nguyện_không phản lại thầy, người đã dùy dắt vào tu luyện,
5 : con xin nguyện_không phản lại bạn,coi bạn như anh em ruột thịt
6 : con xin nguyện_không ỷ mạnh hiếp yếu
7 : con xin nguyện_không ham mê, tửu, sắc, tiền, điếm
8 : con xin nguyện_hết lòng vì hiệp nghiã ,cứu người chữa bệnh
9 : con xin nguyện_không cưỡng bức những người đã có chồng con.

__ CHÍN LỜI NGUYỆN TRÊN ĐỆ TỬ CON XIN CHẤP HÀNH NGHIÊM CHỈNH...v.v.v......

__ những ai khi đã vào môn phái : THẤT SƠN THẦN QUYỀN : trong cuộc sống hàng ngày chỉ

_ ____KIÊNG KHÔNG ĂN

__ 1 : KHÔNG ĂN THỊT CHÓ: vì con chó có công trong việc 4 thầy trò_TAM TẠNG_đi lấy kinh phật....

__ 2 : KHÔNG ĂN CÁ CHÉP : vì cá chép trong đạo phật là : LONG QUÂN :_

3 : KHÔNG ĂN THỊT TRÂU: vì con trâu khi_PHẬT BÀ QUAN ÂM_bỏ xuất gía đi tu ,nó không húc chết ngài ở giữa rừng hoang, và còn giúp dân gian cùng chung sức làm ra luá gạo,

__ 4 : KHÔNG UỐNG RƯỢI SĂY : làm mất tính người

__ 5 : KHÔNG CẦM DAO : sát sinh giết hại các con vật
___ những ai đã vào tu tập ở trong môn, không ngại sợ đi dưới dây phơi có quần cuả phụ nữ...
__ không sợ ăn tỏi, như mấy đạo phái khác ngại sợ hoặc nhân gian đồn thổi đàm tiếu... khi tu luyện bàn thân có chót bị sơ xuất sai phạm, cũng không sợ bị < TẦU HOẢ NHẬP MA > NHƯ CÁC MÔN PHÁI KHÁC THƯỜNG HAY BỊ...
___ MÔN PHÁI : THẤT SƠN THẦN QUYỀN : LUYỆN CHƯỞNG PHÁP CUẢ THIÊN GIỚI , NÊN NHỮNG NG ƯỜI LÀ _PHÙ THỦY__PHÁP SƯ_ HOẶC CÁC ÔNG ĐỒNG , BÀ CỐT ,KHÔNG THỂ XEM BÓI CHO NHỮNG AI ĐÃ VÀO TU LUYỆN BÊN__THẤT SƠN THẦN QUYỀN_ĐƯỢC...VÌ BÊN ...T.S.T.Q...QUYỀN PHÁP CAO HƠN HẲN__ NÊN HỌ KHÔNG CÓ TƯ CÁCH XEM ĐƯỢC___CHỨ KHÔNG LUYỆN CHƯỜNG ÂM__HOẶC TÀ MA NGOẠI ĐẠO NHƯ CÁC ĐẠO KHÁC....
__ nên không có : ÂM BINH : như mọi người__LẦM TƯỞNG_hoặc thế gian suy nghĩ và chụp mũ ám chỉ...

_____ TRONG TÌNH HÌNH XÃ HỘI HIỆN NAY : các bạn muốn tìm thầy trong môn chính gốc trân chuyền để theo học, rất rễ và cũng cực kỳ khó khăn...
__ rễ là : rất nhiều các thầy trong môn ,bị phạm những môn quy, và phạm vào những lời thề cuả trong môn ,nên bị trục xuất, hoặc bị sa thải không giám trình diện, gặp bề trên nên bản thân không thể tiến nên trong môn phái được, nhưng vẩn nhận học trò để kiếm kế sinh nhai, hoặc diễu võ dương oai...hay tự đặt tên môn phái khác, và thành lập một võ đường lấy tên lai tặp đi để thoả lòng__THAM , THÂM , SĂN , SY__cho cuộc sống cuả bản thân và sự khát vọng tham lam ngông cuồng ngu suẩn....
__ hoặc một số các đạo phái khác : TÀ MA NGOẠI ĐẠO : cũng lấy tên là : THẤT SƠN THẦN QUYỀN :_ẨN VÀO TRONG ĐẠO PHẬT,ĐỂ LỪA ĐẢO CHÚNG SINH ,VÀ BUÔN THẦN BÁN THÁNH..V..V..V
___ CÒN TÌM ĐƯỢC NGƯỜI THẦY, CHÍNH TÔNG CỦA MÔN PHÁI, CHÂN CHUYỀN, CAO MINH CHÂN CHÍNH, ĐẮC ĐẠO THÀNH TÀI......quả thực là một hành trình cực kỳ vất vả và khó khăn thực sự....bởi những vị này họ chỉ nhìn vào mắt cuả các bạn, là họ đọc được ra : TÂM TƯ TÌNH CẢM, SUY NGHĨ THẬT GIẢ : trong lòng bạn rồi ,họ còn biết được cuộc đời cùa bạn về hậu sẽ ra sao, như thế nào....v..v..v nên các bạn rất khó để tiếp cận và ngỏ lời xin vào môn phái để tu tập, chứ không như thập niên 80 và 90 thửa trước các thầy nhập môn bừa bãi ......
__ môn phái : THẤT SƠN THẦN QUYỀN: trong nước và ở các nước ngoải, phát truyển rất mạnh và hùng hậu ,anh em trong môn phái ở việt nam đang chờ có dịp được lệnh cuả bề trên cho phép : TÁI XUẤT : để chứng tỏ cho công chúng và các võ phái khác biết, môn phái cuả đạo phật cuả con người việt nam, chứ không phải cuả một nước nào tràn vào và chuyền dậy cho dân việt nam ta ....
__ MÔN PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN .THỰC CHẤT CÓ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN RÕ RÀNG
__ LÀ MÔN PHÁI VÕ : TÂM LINH CUẢ ĐẠO PHẬT VIỆT NAM
__ VĂN BẰNG ĐÓ LÀ CUẢ CHẾ ĐỘ__ SÀI GÒN THỜI THIỆU__CHỨNG NHẬN TỪ NGÀY XƯA, CHO DÙ LÀ CHẾ ĐỘ NÀO CHỨNG NHẬN ĐI TRĂNG NỮA, CŨNG VẪN LÀ MỘT VĂN BẰNG CUẢ MỘT CHẾ ĐỘ CON NGƯỜI CÔNG NHẬN, CHỨNG NHẬN CHO CÓ PHÁP LÝ CÔNG LUẬN NHẬN BIẾT, VÌ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CUẢ LỊCH SỬ CUẢ ĐẤT NƯỚC__CHIẾN TRANH_NHƯNG ĐẠO PHẬT CUẢ CON NGƯỜI VIỆT NAM, CŨNG VẪN LÀ ĐẠO PHẬT VÀ CUẢ CON NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA....
__ CHỨ KHÔNG THỄ CUẢ CHẾ ĐỘ CŨ ĐÃ BÁN NƯỚC VÀ BÁN DÂN TỘC VIỆT NAM .....HOẶC CUẢ MỘT NƯỚC NÀO CẢ ....: VÌ NÓ XUẤT SỨ TRÊN VÙNG ĐẤT : THÁNH ĐỊA LINH THIÊNG CUẢ DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC CUẢ CON NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA... NÊN MÔN PHÁI NÀY LÀ CUẢ DÂN TỘC ,CUẢ NGƯỜI VIỆT NAM...CHỨ KHÔNG PHẢI CUẢ MỘT NƯỚC NÀO VÀO TRUYỀN BÁ DÂN TA HẾT CẢ.....
____ vài lởi khuyên chân thành cuả tôi gửi tới các bạn trong môn phái :
____ nếu bạn nào là anh em trong môn phái thực sự ,hãy siêng năng tập luyện ,tu nhân tích đức đừng nản lòng trong việc tu luyện ,đừng mang những câu : MẬT CHÚ CHÂN KINH CUẢ TRONG MÔN : ra mà khoe khoang với chúng sinh ở trên mạng ,đừng võ ngực ta đây và tự cao tự đại với quần chúng trên thiên hạ, và cũng đừng khoe ta đây là học trò cuả ai ...VÌ AI MUỐN THEO HỌC_PHẢI CÓ NHÂN DUYÊN...
__ bạn bị mất thầy : nếu có tâm thì gặp được người thầy khác cao minh, và đức độ tài hơn...
__ nếu bạn có đức và xuyên lăng tu tập ,thì rất mau chở thành tài và chóng được đắc đạo
__và bạn sẽ là người bất khả chiến bại khi gặp phải các môn phái _tâm linh khác ..._: HOẶC KHI ĐẤU GIAO HỮU VỚI ANH EM ĐỒNG MÔN... ví như câu ví trong môn : VÀNG GIÀ_ LÀ BÀ CUẢ ĐỎ.....
__ nhưng các bạn cũng hãy tự đặt câu tự hỏi lại cho chính mình....từ khi nhập môn cho tới bây gìờ...bạn đã bao nhiều lần lui tới nhà người bạn gọi là thầy ,để thăm hỏi cuộc sống sức khoẻ con cái và gia đình cuả̃ người thầy bạn....?...?...?...
__ hay bạn lại mất bóng mất hình và không mấy khi lui tới thăm người đã : DUỲ DẮT : bạn vào cưả tu : MẬT TÔNG CUẢ ĐẠO PHẬT : tu luyện:
__ trên mạng còn có một bạn trẻ tự sưng là học trò chân truyền cuả : CỤ CẢO : còn đăng tải 2 tờ đồ ăn cuả môn phái đưa nên mạng để chứng tỏ với mọi người, ta đây là học trò chân chuyền cuả : CỤ CẢO : còn nói năng ngạo mạng vô văn hoá, ăn nó nhố nhăng không coi ai trên dượi ra gì hết cả....
__̣ ĐÚNG LÀ MỘT KẺ KHUA MÔI MÚA MÉP, KHOÁC LOÁC VỚI THIÊN HẠ, CỨ TƯỞNG MÌNH ĐÃ LÀ CAO TĂNG GIỎI NẮM....
__NẾU BẠN LÀ HỌC TRÒ CHÂN TRUYỀN CUẢ : CỤ CẢO :__THÌ BẠN CÓ BIẾT NHÀ CỤ CẢO ĐÃ DY CHUYỂN ĐI ĐÂU CHƯA, CHUYỀN VÀO NĂM NÀO,TẠI SAO NHÀ CỤ CÀO PHẢI CHUYỂN TỚI NƠI Ở MỚI....
___ VÀ MỘT ĐIỀN NỮA : BẠN NÓI VỚI CÔNG CHÚNG : LÀ HỌC TRÒ CHÂN CHUYỀN CUẢ CỤ CẢO, THÌ SAO TÊN CUẢ CỤ CẢO BẠN VIẾT LÀ : NGUYỄN VĂN CẢO : LÀ SAI
__ : TÊN ĐỆM CUẢ CỤ CẢO, KHÔNG PHẢI LÀ < VĂN >....
__ THỰC LÀ MỘT TRÒ CƯỜI LỐI BỊCH ,TÔI NGHĨ RẰNG BẠN TU SẼ KHÔNG TIẾN ĐƯỢC VÀ SẼ RẤT KHÓ ĐƯỢC CHÍNH QUẢ ĐẮC ĐẠO .....
____ CÁC BẠN NÊN NHỚ : TẤT CẢ CÁC ĐẠO PHÁI Ở TRÊN XÃ HỘI, CHÂN CHÍNH NHƯ : ĐẠO PHẬT_ĐẠO THIÊN CHÚA_ĐẠO HOÀ HOẢ_ĐẠO CAO ĐÀI__ VÀ MỘ SỐ CÁC ĐẠO KHAĆ...TẤT CẢ CHÚNG SINH XUẤT TÂM TIN TƯỞNG VÀ TỰ NGUYỆN VÀO TU LUYỆN,CHỨ KHÔNG KÉO BỀ KEÓ ĐẰ̉̉NG, MUA CHUỘC LÒNG NGƯỜI, HOẶC GẤY MẤT ĐOÀN KẾT, NÓI SAI SỰ THỰC....
__TÔI MONG RẰNG CÁC BẠN TRẺ...NẾU AI KHÔNG BIẾT RÕ SỰ THỰC VỀ MÔN PHÁI : THẤT SƠN THẦN QUYỀN : ĐỪNG NÊN MẠNG A RUA TÒNG ĐẲNG, NÓi NĂNG LUNG TUNG... CHÚNG TA NÊN THỨC TỈNH GÍAC NGỘ ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ NGỘ NHẬN SỰ THỰC VÀ
__ĐỂ TÂM VÀO QUY Y TĂNG_QUY Y PHẬT PHÁP_ VÀ CÙNG GIÚP NHAU TRONG CUỘC SỐNG HIỂU BIẾT , VÀ CÙNG NHAU TU LUYỆN ,CHO MAU CHỞ THÀNG TÀI CHÓNG ĐƯỢC ĐẮC ĐẠO


Dãy núi huyền bí Thiên Cấm Sơn
Ở Thất Sơn còn có môn võ ít người theo nhưng hiệu lực phi thường, gọi là Thần quyền Thất Sơn hay Sình tả. Theo dân gian thì Thần quyền còn gọi là võ bùa. Người theo môn võ ấy không cần luyện tập nhiều mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh, muôn người không địch nổi… Bởi cách thức có phần thần bí mà nhiều môn phái khác luôn tìm đến phân tài cao thấp. Vì thế có một thời môn võ này phải lui vào ẩn dật. Các vị cao niên vùng Bảy Núi ngày nay chỉ còn nhớ mang máng ngày trước có một vị cao tăng người Ấn Độ lưu lạc sang Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi làm chốn tu hành, mang theo môn võ kỳ lạ và đầy bí ẩn này.

Dãy núi huyền bí Thiên Cấm Sơn (núi Ông Cấm) được cho là nơi tướng cướp Đơn Hùng Tín một thời ngang dọc, lấy của người giàu chia cho dân nghèo. Ngày nay nơi đây như Đà Lạt thứ hai ở miền Tây với dải sương mù dày đặc trong những ngày cận tết. Ảnh: VĨNH SƠN
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái Thần quyền phải đứng trước bàn thờ thề đủ chín điều (càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ phát cho hai lá bùa. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những thông số mật mã của môn phái. Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công thì hai lá bùa ấy được đem đốt lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều như chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Người được truyền thần chú cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, tập quyền cước.
Trước khi tập, người luyện Thần quyền phải được sư phụ khai thông tất cả huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Môn sinh là nam giới thì dùng bảy nén nhang thổi bảy lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng chín nén và thổi đúng chín lần. Lời chú ấy không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai. Truyền chú xong, sư phụ bảo cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú nhập đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.
Đạo sĩ Ba Lưới kể người học võ Sình tả thấy mình lâng lâng như say rượu. Lúc thì thấy tay nhẹ bẫng, khi thì thấy nặng như khuân khối sắt vạn cân. Khi đã “nhập đồng” thì cảm giác mờ ảo, lúc thấy mình biết chưởng, lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường cũng không hề hay biết. Khi gặp đối thủ, người học bị đánh tơi tả nhưng chẳng hề hấn gì. Người dùng Thần quyền chẳng cần để mắt đến đối phương, cứ cho họ tấn công thoải mái. Rồi như có ai điều khiển, bỗng nhiên tay chân người nắm Thần quyền vung ra cú đòn cực mạnh, đối thủ lập tức văng ra xa và nằm bất động.
Người đánh võ Sình tả trước khi xuất chiêu đưa hai bàn tay câu nhau kiểu quay ngược, cùng đưa lên trán vẽ ngoằn ngoèo, khuôn mặt bỗng đỏ bừng. Người ta gọi đó là Quan công Thánh đế nhập hồn. Khi đánh thì gần như không vật gì có thể đả thương. Người đánh võ này tỏ ra oai lực phi thường, đạn bắn không chắc thủng. Tuy nhiên, với môn võ này, biết cách trị cũng rất dễ. Đối thủ chỉ cần mang những thứ gọi là sắc dục như hình thể phụ nữ khoả thân trưng ra trước mắt người đánh võ thì người này lập tức không còn chút công lực. Khuôn mặt tái mét và hiệu lực của võ cũng tan theo mây khói. Dân gian truyền rằng do Quan thánh là bậc chính nhân, không tham ái ố, sắc dục nên khi thấy những thứ dơ bẩn liền… hồn lìa khỏi xác người luyện võ!
Thiếu lâm Thất Sơn và những quy định nghiêm ngặt
Trước hết là một lòng hiếu thảo với cha mẹ, không phản môn phái, không phản thầy, bạn. Coi bạn như anh em ruột thịt, không cưỡng bức kẻ yếu. Không làm điều gian ác, không ham mê tửu sắc, không nản chí luyện tập, không thoái lui lúc hiểm nguy. Người học võ luôn bảo vệ kẻ yếu, nhịn kẻ mất lòng ta, thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; không tự cao, tự đắc, cứu người trong lúc nguy nan...
Người học phải năng luyện thân, tâm đồng trong sạch và cường tráng như nhau. Bỏ tất cả ham muốn như rượu, cờ bạc, hút sách, trai gái bất chính, không được dùng lời thô tục như chửi thề, nói trây… Không để lợi danh tiền tài làm hoen ố thanh danh, làm sai tôn chỉ. Sẵn sàng xả thân vì đời mà không cần sự bù trả. Sẵn sàng đứng về bên cô thế để bênh vực lẽ phải. Dùng võ đạo để cảm hoá kẻ hung bạo và sau đó dùng đức hạnh để thu phục nhân tâm. Không được đem võ đạo làm nghề nghiệp mưu sinh trong đời sống cá nhân, không háo danh, háo thắng; phải giữ trọn vẹn đức nhân hoà để hành thiện, bất đắc dĩ phải dùng võ thì chỉ dùng trong giới hạn; trọng đức độ để thu phục kẻ sai trái. Và không nên có hành động trừng phạt đối với kẻ sai trái.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:02 am


Môn sinh muốn tham gia thi đấu phải được sự chấp nhận của người huấn luyện và thông qua trưởng môn đương thời hay huynh trưởng thừa kế. Cấm tự ý thi đấu hay thách thức nhau để thi đấu và cấm dùng võ trong những việc bất chính. Môn sinh phải hết sức phục tùng và chấp hành đúng tôn chỉ của môn phái, nội quy giáo điều. Môn sinh phải đoàn kết và thương yêu, giúp đỡ bạn bè như anh em ruột thịt. Người đi trước chỉ dẫn người đi sau, người biết dạy cho người chưa biết bằng tất cả lòng chân thật, không kiêu căng, tự phụ; phải hết sức khiêm nhường ở bất cứ vị trí hay trường hợp nào.

Bí ẩn Thiên Cẩm Sơn


Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Năm 18 tuổi bỏ nhà lên núi một mình. Ông có thời gian 15 năm lập am tu trên núi, nơi cách nhà ông đang ở bây giờ vài trăm thước. Con đường lên núi Cấm ngày xưa rất khó khăn, u tịch, bốn bề cây cối um tùm chắn lối. Hình như không ai biết gì về cuộc sống, con người ngoài những câu chuyện huyền bí loan truyền trong dân gian. Đến khi cụ Nguyễn Văn Hầu khảo biên cuốn "Nửa tháng trong miền Thất Sơn và Thất Sơn mầu nhiệm" thì thiên hạ mới biết chút ít về vùng rừng núi huyền bí này.
Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á phát hào quang.
Núi Cấm (còn gọi là Thiên Cẩm Sơn, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên - An Giang) là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn. Nơi đây, năm xưa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) chạy trốn sự truy nã của nhà Tây Sơn đã trú ẩn trước khi chạy ra đảo Phú Quốc. Một số cấm vệ quân đã ở lại lập ra môn phái võ Thất Sơn lưu truyền đến ngày nay. Núi Cấm còn là nơi các nghĩa quân, chí sĩ yêu nước khởi nghĩa chống Pháp thất bại lui về đây ở ẩn, tu hành như Cao Văn Do (Bảy Do), cháu ruột của anh hùng Thủ Khoa Huân, người lập nên chùa Phật Lớn ngày nay.
Đạo sĩ Ba Lưới, nhân chứng sống về những câu chuyện Thiên Cẩm Sơn bí ẩn và huyền thoại Theo lời đạo sĩ Ba Lưới, ngày trước, muốn tồn tại trên núi Cấm phải có gan liều, phải giỏi võ nghệ. Phải chống chọi với thú dữ trong rừng như: cọp, hùm beo, mãng xà, rắn độc... Câu chuyện chưa được kiểm chứng qua lời kể của ông Ba Lưới khiến người ta nghĩ tới núi Cấm vẫn còn tồn đọng bao sự huyền bí, ly kì đến tận bây giờ vẫn còn là sự tò mò, muốn khám phá. Đó là vào một bữa trưa, trên đường bán thuốc nam ở dưới Châu Đốc, chàng thanh niên Ba Lưới trong lúc gánh nặng lương thực vượt đường lên núi về am thì gặp một con rắn hổ mây to đến vài chục ký, nằm chắn ngang đường. Nhìn ông, con rắn ngọ nguậy, mở cặp mắt đỏ trừng trừng, thở khè khè, phùng mang chờ chực tấn công ông. Ba Lưới bình tĩnh hạ giỏ lương thực xuống, rút đòn gánh, ra thế tấn thủ, quan sát chóp đuôi con rắn di chuyển và bất ngờ tung đòn hiểm tấn công dũng mãnh vào cổ rắn. Cuộc đấu giữa người và mãnh thú khá lâu mới hạ hồi kết thúc. Ba Lưới đã hạ gục được con hổ mây chúa với người túa mồ hôi, bở hơi tai với cây đòn gánh gãy làm đôi…
Đạo sĩ Ba Lưới (phải) và điêu khắc gia Thụy Lam trong ngày lễ khởi công Thiền Viện chùa Phật Lớn
Khoảng năm 1925-1930, rừng núi vùng Thất Sơn hầu như không thấy bóng người. Nếu có, con người cũng sống ẩn dật, lẩn tránh không gặp ai. Cuộc sống của dân dã sơn gần như biệt lập với đồng bằng. Ông Ba Lưới cũng là cư dân ẩn giật. Ông tự mình lập am, tự tìm thức ăn, nước uống và tu hành một mình giữa sơn lâm cùng cốc. Không chỉ có thú dữ, mà còn bao nhiêu thứ bệnh tật, thế lực thần bí vô hình khác mà con người không thể hiểu được. Từ đó mà đạo sĩ Ba Lưới chuyên tâm tìm các cây thuốc quý hiếm chữa bệnh, cứu người. Ông nuôi hươu, nuôi nhím quanh nhà và làm thuốc nam. Nhiều bài thuốc quý “bí kíp” được dân trên núi đồn đại, nhưng ông thản nhiên không giải thích một lời.
Năm nay đã đủ 100 tuổi, đạo sĩ Ba Lưới vẫn đi đứng nhanh nhẹn và khỏe mạnh lạ thường. Hình như cả đời ông chưa hề biết bệnh tật là gì. Cuộc sống hiện đại vốn gặm nhấm dần vùng hoang dã, khiến vùng Thất Sơn không còn yên tĩnh. Ông Ba Lưới cũng hòa theo không khí ấy, thường xuyên xuống núi, rít thuốc lá điệu nghệ và nói chuyện qua điện thoại di dộng một cách điệu nghệ. Từ nhà ông, lên xuống vài thung lũng khá sâu rồi lên chùa Phật Lớn cỡ 5 cây số nhưng ông đi như lướt trên dốc đá, nhẹ nhàng như không. Con trai Út ông Ba Lưới giơ tay chỉ về hốc úi xa xa, cho biết: “Mấy cái nhà xung quanh là của gia đình, ba tui ngủ trên nhà sàn “tuyệt tình cốc” riêng biệt trên dốc cao kia”.
Đạo sĩ Ba Lưới (phải) và điêu khắc gia Thụy Lam trong ngày lễ khởi công Thiền Viện chùa Phật Lớn. Tay tượng Phật Di Lặc bắt ấn Thâm niên, đắc đạo, ông Ba Lưới được bầu chức Trưởng Ban quản tự chùa Phật Lớn - ngôi chùa có gần 200 năm tuổi. Hễ có tiệc tùng, cưới hỏi, lễ lộc, dân lên trên núi rước ông về dự. Nhiều người biết ông nói, ông vừa kể chuyện mà ngồi uống “mấy két” (bia) mà chưa thấm tháp gì, khiến người trẻ tuổi nghe mà giật mình.
Ngày nay, ngành du lịch An Giang đã đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, kéo điện lên khu du lịch tâm linh với quần thể các chùa Vạn Linh, Phật Lớn, hồ Thuỷ Liêm, tượng Phật Di Lặc cao 33,36 mét lớn nhất Đông Nam Á nên thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước đến núi Cấm. Kiệt tác vừa xuất hiện nằm trên dãy núi tâm linh này được thực hiện bởi điêu khắc gia Thụy Lam - một nghệ sĩ thích lang thang và cũng chứa đầy những câu chuyện bí ẩn về tâm linh…

Thần Quyền- Huyền thoại có thật !!
Nói về võ thuật , chúng ta thường nghĩ ngay đến những trường phái nổi tiếng như Thiếu lâm ,Võ đang, Karate.....mà ít ai biết rằng có một môn phái vẫn âm thầm tồn tại và phát triển đó là Thần quyền.

Chắc các bạn sẽ đặt câu hỏi : Thần quyền là môn phái gì ,xuất xứ như thế nào , và hiệu quả đến đâu....

Do tình cờ, và cũng có thể là cái duyên kỳ ngộ...trong một đêm trăng sáng ,tôi được mục kích sở thị một lễ bái sư,nhập môn thật là ấn tượng...

Cạnh nhà tôi, có một ông hàng xóm,tuổi tác chừng khoảng hơn 50,dáng vẻ cũng bình thường như bao người nông dân khác...Nhìn bề ngoài thì chả ai nói đó là một võ sư cả !

Hôm đó khoảng 8h tối , như thường lệ,tôi sang nhà ông chơi, đang ngồi uống trà và bình luận về chuyện đồng áng....thì có 2 thanh niên bước vào...xách theo một cái túi...
Sau khi chào hỏi rất lễ phép với vị chủ nhà, có lẽ là đã có sự ước hẹn từ trước, hai thanh niên mở túi và đặt các lễ vật lên bàn thờ tổ sư...

Tôi định cáo lui, nhưng ông chủ nhà phẩy tay nói cứ ngồi chơi tự nhiên..
Nhấp ngụm trà xong,ông khoan thai đứng dậy và bảo 2 thanh niên kia vào làm lễ....

Sau khi thắp hương , ông bảo 2 thanh niên kia cởi hết quần áo dài và chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi đến quỳ trước bàn thờ....

Trí tò mò của tôi bị kích thích cao độ, không hiểu họ làm gì đây....

Rút 1 nén hương trên ban thờ ,ông chủ nhà lầm rầm khấn vái một hồi và dùng nén hương giống như là 1 kim châm cứu vậy " điểm huyệt cách không " từ trên đầu xuống gót chân của thanh niên...

Vì có chút kiến thức về y học ,nên tôi cảm nhận đó giống như việc phong bế các huyệt đạo vậy ! Bắt đầu từ huyệt Bách hội trên đỉnh đầu và kết thúc ở huyệt Dũng tuyền dưới chân....
Trong suốt quá trình đó, nén hương luôn cách da thịt khoảng 3-5cm...

Xong phần nghi lễ đó, ông chủ nhà nhà bảo 2 thanh niên bước ra ngoài ....
Chắp hai tay trước ngực ,ông lại khấn khứa gì đó....

Hai thanh niên kia bỗng xuống tấn và cùng thi triển một bài quyền...Tôi thật sự kinh ngạc khi thấy những động tác của họ !

Nó giống như là Túy quyền vậy ! Trông hệt như 2 người say rượu đang múa may quay cuồng....Dường như họ không có ý niệm về không gian xung quanh nữa.... Cái mương cạn ở cạnh đó sâu hơn 2m mà họ rơi xuống rồi lại bật lên cú nhẹ như không....
Bỗng ..."uỳnh"... 1 cái ,hóa ra một người vừa chém tay vào cái cột gỗ nghiến vuông đầu hồi nhà ! Ặc ! chém tay không vào cái góc nhọn của cây cột mới ghê chứ !
Vậy mà thanh niên kia thản nhiên như không có gì xảy ra vậy...Tôi trộm nghĩ : Bây giờ mà dính một đòn của họ chắc....đi xa ...quá!

Những đường quyền rất kín,lúc gần sát mặt đất ,khi thì lại vút lên cao...
Điều đáng ngạc nhiên là cả hai thanh niên kia (theo lời của võ sư) chưa từng một ngày theo học võ, vị chủ nhà là người sư phụ đầu tiên của họ !

Thêm một cách nhìn về môn phái TSTQ của các học giả

Lời giới thiệu
Nhiều người được nghe kể lại một vài câu chuyện ly kỳ liên quan đến môn võ bí hiểm có tên là Thần quyền, nó có thể làm một người không biết võ công nếu được gia nhập môn phái và tuân thủ những lời thề nguyện thì cũng có thể biến thành cao thủ võ lâm không ai địch nổi, nhưng môn sinh nào vi phạm lời thề cũng bị “thần” trừng phạt rất nặng. Chuyện thực, hư thế nào thì có lẽ đây là lần đầu tiên nó mới được tác giả Trần kim Cang trình bày khá rõ ràng trong cuốn Thần quyền lục pháp. Với truyền thống viết về các chủ đề liên quan mật thiết đến lĩnh vực tâm linh, bằng các tư liệu qúi và kinh nghiệm của mình, tác giả dẫn dắt một cách hệ thống cho người đọc và người nghiên cứu có điều kiện vén lên bức màn huyền bí mà người ngày nay muốn giải thích “thần linh” bằng khoa học, còn người ngày xưa thì thấy thần linh sống xung quanh họ, ngay cả cái cây ngọn cỏ đều có thần linh hiện diện. Cho nên cầu xin thần linh trợ giúp là tục lệ có gốc rễ sâu thẳm trong đời sống tâm linh lòai người, ở đó tục cầu thần nhập xác là thần bí nhất trong văn hóa thần bí thế giới mà Thần quyền nói chung hay Thần quyền lục pháp nói riêng là hiện tượng tiêu biểu và đặc sắc với mọi hình thức võ công, văn nghệ, chữa bệnh, bói tóan .v.v…
Khi thần nhập xác người ta ở trạng thái mất ý thức, tùy theo lọai thần nào nhập mà có biểu hiện tương ứng gần giống như tính cách vị thần đó, khoa học gọi đó là hiện tương đa nhân cách như một người tâm thần, hoặc gống người bị thôi miên để bộc lộ công năng phi thường như: Siêu trí lực thể hiện khả năng không cần học mà tự biết đành côn quyền, tự biết viết, biết hát, biết chữa bệnh. Siêu thể lực thể hiện khả năng vác nặng, nhảy cao gấp nhiều lần bình thường mà không biết mệt. Siêu nghị lực thể hiện không sợ, không đau khi nhảy vào nước sôi, lửa cháy hay bị đâm thủng. Ngoài ra có người bịt mắt vẫn đọc chữ hoặc nhớ được quấn từ điển dày .v.v… Những điều này đã được các nhà ngọai cảm, nhà khí công, thôi miên và cả những thiền nhân, yoga …biễu diễn mà không pha trộn sắc màu mê tín. Khoa học đang cần đến những thiết bị vô hình và cực kỳ hiện đại đang gìn giữ ở chính mỗi con người họ để giải thích và khám phá những bí ẩn trong kho tàng văn hóa tâm linh của dân tộc.
Chắc vẫn còn phải bàn luận thêm về nội dung, về tác dụng trong cộng đồng và ảnh hưởng đến mỗi cá nhân thực hành pháp, nhưng trên hết cuốn sách này đã trang bị những dữ liệu cơ bản để người xem tự lọai bỏ mọi điều nghi hoặc và hoang đường xoay quanh nó, khi đó chỉ còn lại những tinh hoa trường tồn và bất biến theo thời gian.
Thành phố Hồ Chí Minh
mùa hạ 2008
KS: TRẦN KỲ NGHĨA
Đại học Quân sự Hà Nội

Lời nói đầu
Xưa nay, khi người ta nói đến bùa chú thì có rất nhiều người cho rằng những thứ đó là trò huyễn hoặc, lừa bịp… Nhưng các bạn hãy lắng nghe chân lý, giá trị đạo đức và sự lợi ích tích cực của bùa chú để tránh rơi vào hiện tượng mê tín.
Cuộc sống phải lao động, lo toan, mạng sống cần được bảo vệ và bệnh đau phải chữa trị ngay. Bùa chú là bộ môn khoa học cổ xưa nhất, linh nghiệm nhất… có những năng lực trường tồn vượt không gian và thời gian. Nó chữa được thân và tâm bịnh khi chưa có thuốc men ra đời. Chúng ta có thể coi đó là một trong những liệu pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc nhưng mang hiệu quả nhanh nhất và ít tốn kém...
Thần quyền, Thần quyền lục pháp, Thất sơn thần quyền, Quyền thề, Võ bùa hay Phật quyền v.v… có khác nhau một chút về nội dung truyền dạy, cơ bản là giống nhau và đều được mô tả như một môn phái võ thờ Phật xuất hiện đầu tiên tại vùng Bảy núi - An giang. Thần quyền được xếp vào tục lệ cầu thần nhập xác còn gọi là tục giáng thần phụ thể, quốc gia nào cũng có phong tục này, người xưa đã hiểu nó là qúa trình xuất hồn và cầu xin một vị thần nào đó nhập vào thân xác để làm một việc phi thường khiến mọi người khâm phục và nể sợ, vì vậy nó mang tính huyèn bí và tâm linh rất sâu sắc. Rất ít tài liệu nói về thần quyền, người ta chỉ nghe kể lại thần quyền với những chuyện đã chứng kiến tận mắt về quyền cước cùng các điều cấm kỵ và dị thuật ... lạ lùng đến mức không thể tin được. Lại thêm những kẻ bịp bợm đã lợi dụng bày trò tà thuật kiếm tiền làm mọi người hoang mang không biết thật, giả ở đâu nên gây tác động xấu đến họat động của một xã hội pháp quyền. Vì thế thần quyền đã bị ngăn cấm.
Theo dòng thời gian, những điều thiêng liêng và tinh hoa sẽ rũ bỏ những cái áo dị đoan để trở về bản chất nguyên thủy của nó với nét văn hóa tâm linh đã bám rễ rất sâu trong lịch sử loài người. Ví dụ như tục lên đồng giờ đây đã gạt bỏ đi mầu sắc dị đoan ngày xưa để trở thành một họat động văn góa dân gian đặc sắc. Ít ai biết được tục lên đồng là anh em ruột với tục cầu hồn nhập xác. Cho dến nay khoa học nghiên cứu về thân thể con người còn lạc hậu nhất trong các lĩnh vực khoa học, những thành quả về sơ đồ gen, những máy móc tối tân trợ giúp nghiên cứu đến từng tế bào não… cũng chỉ đưa ra kết luận hời hợt và có khi trái chiều. Đã đến lúc cần thiết những chuyên gia nghiên cứu về y học, tôn giáo, thần học, dân tôc học, tâm lý, xã hội, lịch sử học v .v… để có đươc tri thức tổng hợp soi sáng mọi góc cạnh cũa hiện tượng có thật nhưng đầy chất huyền bí này. Với mục đích đó, tập sách Thần quyền lục pháp được trình bày thành từng chương ngắn gọn rõ ràng để người xem dễ nắm bắt và nghiên cứu sáu pháp môn với những đặc điểm và ứng dụng khác nhau . Đối với các môn sinh cũng được nhấn mạnh vào các tố chất về nhân - nghĩa - lễ- trí - tín (qua các điều thề) để thấy võ công dù có siêu phàm đến đâu cũng chỉ là nấc thang cơ duyên để bước tiếp lên pháp vô vi và huyền diệu.
Chẳng dễ gì đưa ra một vấn đề gai góc cứ âm thầm tồn tại trong những lời đồn đại mù mờ từ xa xưa, trong khi đó tài liệu về thần quyền còn thiếu thốn thì tập sách chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Người viết mong nhận được chỉ giáo của mọi độc giả gần xa để cùng gạn đục khơi trong một mạch nguồn văn hóa của dân tộc.
Thanh Tuyền Dầu Tiếng Bình Dương
Mùa hạ năm Mâu tý 2008
Liên Nhã TRẦN KIM CANG

Thất sơn thần quyền có nằm trong võ thuật việt nam ?
Theo http://mic.edu.vn/thongtinvothuat/lichsuvothuat/?ct=22
Việt Nam Bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa do ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa, các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ cổ truyền" vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng:
Thứ nhất, sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú;
Thứ hai: bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay; thứ ba, bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản); thứ tư, kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều người; thứ năm, tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực"
- dựa vào sức lực đối phương để triệt hạt đối phương v.v.
Danh sách chưa đầy đủ các phái võ Việt Nam bao gồm:
* Bạch Hổ võ phái
* Bạch Long Chiến Đạo
* Bình Định gia
* Việt Võ Đạo
* Nhất Nam
* Lam Sơn căn bản
* Lâm Sơn Động
* Phật gia quyền
* Sa Long Cương
* Không Động
* Long Hổ Không Hồng
* Hoa Quyền
* Lam Sơn võ đạo
* Nam Hồng Sơn
* Nam Huỳnh Đạo
* Nam Tông
* môn VO THUAT (Việt Nam)
* Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam)
* Phạm Gia võ phái
* Quán khí đạo
* Thăng Long võ đạo
* Thiên Môn Đạo
* Tân Khánh Bà Trà
* Thất Sơn Thần Quyền
* Thiếu Sơn Phật Gia
* Thiếu Lâm Long Phi
* Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn
* Thiếu Lâm Nội Gia Quyền
* Thiếu Lâm Bắc Phái Mai Hãn
* Võ Việt Nam

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:03 am


Kỳ tích và huyền thoại
Một danh sư Thất Sơn võ đạo đã mai danh tại Long Xuyên, cho biết: “Ngày xưa (đầu thế kỷ 20) tỷ thí võ đài không như bây giờ. Do nhiều hệ phái, chi phái xuất sơn hoà nhập với cộng đồng, ai cũng muốn phái của mình là đệ nhất võ lâm nên các võ sư thường tổ chức tỷ thí võ đài để tranh ngôi cao thấp. Vì vậy, nhiều cuộc thư hùng tranh tài cao thấp đã diễn ra”.

Thông thường, các võ sỹ không bao giờ dám tỷ thí võ đài nếu không có sự đồng ý của sư phụ.

Tỷ thí võ đài ngày xưa khác xa với đấu võ đài ngày nay như một số người lầm tưởng.

Ngày xưa, những cuộc tỷ thí võ đài thường do sư phụ, huynh trưởng của môn phái này với môn phái kia hoặc chi phái này với chi phái kia “thách thức” nhau. Họ chọn một bãi đất trống giăng dây hoặc vẽ vòng trên mặt đất. Trước mỗi trận thư hùng, hai bên đều lập bàn thờ tổ tại đài võ, khấn vái. Sau đó, sư phu hoặc huynh trưởng mỗi bên lập bản giao kèo, quy ước. Bên cạnh là hai chiếc quan tài để sẵn.

Trận thư hùng giữa võ phái thần quyền Thất Sơn ở cù lao Ông Chưởng và võ phái Trà Kha ở Bạc Liêu được võ sư Ba ở Cao Lãnh, Đồng Tháp kể lại: “Lúc đó, tôi 15 tuổi vừa nhập môn bái sư võ phái Thất Sơn vài ngày. Sư phụ tôi là Bảy Hớn. Nghe mấy huynh trưởng kể lại, mấy ngày trước, khi mọi người đang luyện võ thì một người gốc Miên xuất hiện xin gặp sư phụ. Người này tên No Sa Dăm là môn đệ của võ sư No Sa gốc Nam Vang đang mở võ đường ở Bạc Liêu. Họ nghe danh Thất Sơn Thần quyền đã lâu, nay muốn thí võ đài để học hỏi. Sư phụ tôi nhận lời. Bữa tỷ thí võ đài, bà con nghe tin chèo xuồng kéo đến coi cả ngàn người. Theo giao kèo giữa hai sư phụ thì, mỗi bên chọn ra 5 võ sỹ đấu thành 5 cặp. Võ sỹ bên nào văng ra khỏi vòng vẽ, xem như thua. Võ sỹ bên nào đo ván, lưng chạm đất, xem như thua. Võ sỹ bên nào đưa một cánh tay lên trời xem như xin thua. Đấu không nghỉ giải lao, đến khi có người thắng kẻ thua mới kết thúc trận. Bên nào có người bị thương, bị chết tự lo liệu thuốc men, chôn cất, không bên nào được thưa kiện ra Chánh quyền thuộc Pháp. Nếu bị pháp luật truy cứu, bên này phải làm tờ bãi nại cho bên kia. Hai bên đấu với nhau chỉ vì sỹ diện môn phái chứ không mua bán, tranh chấp gì cả. Sư phụ tôi lựa 5 đệ tử giỏi nhất ra đấu. Kết quả, phía Thất Sơn 1 người bị gãy tay, 1 người bể be sườn. Phía Trà Kha 2 người gãy chân, 1 người bất tỉnh. Thất Sơn Thần quyền có chiêu phá mã, còn phía gồng Trà Kha thì có chiêu khóa tay vật. Xem như hai bên bất phân thắng bại hẹn sẽ có dịp tái đấu. Sau đó cánh mạng tháng 8 bùng nổ, hai bên không có dịp gặp lại nhau. Sau này nghe nói No Sa Dăm đào tạo được rất nhiều thế hệ võ sỹ giỏi. Học trò của No Sa Dăm đào tạo được những võ sỹ nỗi tiếng sau năm 1975 như No Sa Long, No Sa Liên…”. Năm 1973, võ sư Ba có dịp gặp lại võ sư No Sa tại Sài Gòn. Lúc bấy giờ No Sa là huyến luyện viên trưởng đoàn võ thuật Caqmpuchia dẫn đoàn võ sỹ Campuchia sang đấu võ đài do Tổng hội võ thuật Sài Gòn tổ chức.

Sau này, vào khoảng thập niên 60 thế kỷ 20, những cuộc tỷ thí chết chóc không được tổ chức nữa mà chỉ tổ chức đấu vọ đài theo luật thể thao. Luật thể thao quy định hai võ sỹ đấu với nhau phải cùng hạng cân, mỗi trận chỉ có 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Võ sỹ bên nào cũng có săn sóc viên y tế đi theo và cuộc đấu luôn có hội đồng trọng tài chấm điểm.

Thời điểm này, phong trào võ thuật vùng miền Nam bộ như có làn gió mới, nơi nào cũng có võ đường tên tuổi như cồn: Sa Đéc có lò võ Sáu Cường; Lý Suol ở Châu Đốc; Bảy Biển ở Kiên Giang; Ba Hoằng ở Long Xuyên; Tiểu La Thành ở Vĩnh Long. Nhiều võ sư tạo được tiếng vang nhờ đào tạo được những võ sỹ vô địch trong các trận đấu võ đài. Đến tận ngày nay, những võ sư ấy vẫn còn được nhiều người nhắc như: Hai Diệp, Lê Bình Tây, Mười Nho, Nguyễn Mách, Cao Lý Nhơn, Út Dài, Phạm Thành Long, Lý Huỳnh Yến, Lâm Văn Có, Thiên Đường, Đoàn Tâm Ảnh, Tần Hớn, Vương Văn Quảng, Lâm Hổ Hội, Lê Hông Chương, Mười Cùi, Từ Thiện, Hồ Tường, TRần Xil, Lê Đại Hoan, Minh Sang… rất nhiều.

Họ thường tổ chức thi đấu tại Chợ Lớn (quận 5) mang tính giao hữu với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Hồng Kong. Trong những cuộc đấu giao lưu ấy, nhiều võ sỹ Việt Nam đã tạo được sự thán phục của các võ sư, võ sỹ nước ngoài. Báo chí thể thao dạo ấy đã bình luận từng tuyệt chiêu của các võ sỹ. Võ sỹ Minh Sang (võ đường Minh Sang) nỗi tiếng gan lỳ và ngọn quyền vũ bão; Võ sỹ Minh Sơn (võ đường Denis Minh) có cú đấm như điện xẹt; Võ sỹ Xuân Quỳnh là “cây trụ đồng của võ đường Kim Kê”… Những trận thư hùng này đã khiến các đối thủ nước bạn nhớ những tên đòn thế: “Bàn sa cước” của võ sỹ Nguyễn bình; Cú húc chỏ “hồi mã thương” của Minh Sơn; “Liên tiền cước” của Trần Nho…

Các nữ võ sỹ Việt cũng tạo nên song gió như Hồ Ngọc Thọ (võ đường Từ Thiện) vô dịch hạng ruồi nhẹ; Lân Ngọc Vân (võ đường Lâm Sơn Hải) vô địch hạng ruồi; Võ sỹ Xuân Liễu (võ đường Biên Hòa) vô địch hạng ruồi.

Trong một trận thư hùng giữa võ sỹ Việt với các võ sỹ Hong Kong là môn đệ của Lý Tiểu Long Vịnh Xuân Quyền xảy ra năm 1973 khiến báo chí thể thao miền Nam lúc đó tốn khá nhiều công sức bình luận. Trong đợt thi đấu này võ sỹ Trần Mạnh Hiền Việt Nam đã thắng tuyệt đối bằng nốc ao võ sỹ Châu Đạt Vinh Hong Kong bằng một cú đá thần sầu ở hiệp ba khiến khán giả hâm mộ võ thuật sôi sục. Ngày nay, những võ sỹ thuở ấy đã trở thành đại võ sư.

Nhờ những trận đấu võ đài ấy, các võ đường Việt Nam nườm nượp môn sinh đến đăng ký học võ. Thời điểm đó, học phí mỗi tháng khoảng 700 đồng/học viên. Chỉ cần huấn luyện 100 võ sinh là sư phụ có thể yêm tâm về cơm áo gạo tiền để chuyên tâm nghiên cứu võ học. Thời điểm đó, chiếc xe Hon Da 67 còm măng chính hãng, giá khoảng 15.000 đồng/ chiếc.

Bỗng dưng thời hưng thịnh của võ học Việt xẹp lép. Nhiều võ sư chạy theo kế sinh nhai bỏ nghề. “Loạn võ sư” bắt đầu manh nha phát triễn. Nhiều môn phái không hiểu từ đâu xuất hiện như: Sát Tử Quyền, Bạch Long Sát Tử Quyền, Vô Biên Võ đạo, Nghịch Tất Tử Võ phái, Cao Đài quyền pháp. Thậm chí một cơ sở sản xuất thuốc sơn đông mãi võ cũng tự sáng tác ra môn phái “Y võ” rồi tự lu loa là võ Việt Nam cổ truyền…

Nhiều nước đã tôn vinh môn võ xuất sắc của họ như Indo có pencatxilat, Trung Hoa có Thiếu lâm, Thái Lan có Maya… Còn Việt Nam, môn phái nào là Việt Nam võ đạo cổ truyền chính hiệu? Điều đầu tiên, có lẽ nên cấm tiệt những kiểu tự sáng tác vài bài quyền múa rối rồi xưng danh Võ Cổ Truyền Việt Nam kẻo làm mất mặt những tổ sư Việt và hãy giữ lại những tinh hoa của võ học Việt có từ trăm năm trước.

Truyện nhập môn
Ông Từ liếc nhìn dò xét xem tôi có thích thú muốn nghe nữa không. Tôi rất thích thú với những sự hiểu biết rất rộng rãi về Thần Quyền của ông Từ; tôi ngồi im lắng nghe ông Từ cất giọng khàn khàn: Ông chú hôm nay chỉ nói về Thất Sơn Thần Quyền thôi. Vì ông chú cũng là người ở miền Trung. Khi nói đến môn phái Thất Sơn Thần Quyền, ai cũng phải nghĩ rằng đây là một võ thuật huyền bí khó hiểu. Môn phái này phát triển mạnh tại Huế, Quảng Trị và Ðà Nẵng trước năm 1975. Phái Thất Sơn Thần Quyền có 2 ngành: - một ngành chuyên về chữa bệnh - một ngành chuyên về quyền cước
Ông Từ liếc nhìn dò xét xem tôi có thích thú muốn nghe nữa không. Tôi rất thích thú với những sự hiểu biết rất rộng rãi về Thần Quyền của ông Từ; tôi ngồi im lắng nghe ông Từ cất giọng khàn khàn:
Ông chú hôm nay chỉ nói về Thất Sơn Thần Quyền thôi. Vì ông chú cũng là người ở miền Trung. Khi nói đến môn phái Thất Sơn Thần Quyền, ai cũng phải nghĩ rằng đây là một võ thuật huyền bí khó hiểu. Môn phái này phát triển mạnh tại Huế, Quảng Trị và Ðà Nẵng trước năm 1975. Phái Thất Sơn Thần Quyền có 2 ngành:
- một ngành chuyên về chữa bệnh
- một ngành chuyên về quyền cước
Ngoài ra môn phái còn phép khoáng sân , khi thượng đài hành giả dùng chân vẻ bùa dưới đất án ngử giửa đài , nếu đối phương tràn qua tấn công thì sẽ xây xẩm mặt mày không thấy đường…
Môn phái Thất Sơn Thần Quyền tôn Quán Thế Âm Bồ Tát là Tổ sư và thêm 8 vị thần đại diện sư tổ trong công tác dạy các môn đồ. Tám vị thần tên là :

1. Hỏa Hỏa Chơn Chơn
2. Bá Thiên đạo trưởng
3. Ngư Câu Lão Ông
4. Thanh Trúc đạo trưởng
5. Hoành Thiên đạo trưởng
6. Bá Hành ngũ độc
7. Sa Thiên đạo trưởng
8. Nga Mi lão tổ

Nếu có người muốn gia nhập môn phái thì phải: đứng trước bàn thờ tổ (Quan Thế Âm Bồ Tát) xưng tên họ và thề 9 điều :

1. Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ
2. Không phản thầy
3. Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt
4. Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền
5. Không ỷ mạnh hiếp yếu
6. Không ham mê tửu sắc
7. Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con
8. Hết lòng làm việc nghĩa
9. Không phản đạo
"Nếu con không làm tròn 9 điều thề trên thì con sẽ bị phanh thây làm muôn mảnh". Ðó là 9 điều tâm niệm của môn đồ Thất Sơn Thần Quyền.
NP chào các anh,
Wow, đây là lần đầu tiên NP được thấy biết rõ những quy tắc của Thất Sơn Thần Quyền. Anh NguyenTri cho NP hỏi nha, môn phái Thất Sơn Thần Quyền này có phải của thầy Nguyễn Lành không anh? Theo NP được biết thì hồi xưa ở bên Mỹ có một môn đệ của phái này đã lập quán tại Mỹ lấy tên là: "Seven-Mountain Spirit Kungfu." NP có thấy qua hình của vị thầy này rồi. Vị thầy này khoãng ba mươi mấy tuổi vào lúc ấy, để tóc rất là dài, xoã xuống, và đi đường quyền cũng đẹp lắm.

Theo NP được biết thầy Nguyễn Lành không những biết về "Thần Quyền," ông ta còn biết về bùa, ngãi nửa. Qua bài viết của anh, hình như "Thần Quyền" cũng có liên quan mật thiết với những Thiên Sư của Mao Sơn hay Long Hổ Sơn bên Trung Quốc phải không anh? NP nghe nói là anh có thể thỉnh Na-Tra, Tề Thiên Đại Thánh, hay Hồng Hài Nhi nhập thể, phải không anh?

Sorry anh NguyenTri, NP hỏi hơi nhiều. Nhưng tại thích quá thành ra hỏi đại. Anh đừng chấp nhất NP nha. Cám ơn anh nhiều.
Ông Từ như một ông đồ già ngồi thuyết giảng một cách nao nao bất tuyệt. Ông Từ ngưng lại nhìn tôi rồi lại tiếp tục giãi thích:
- Ông chú có nói khi mình học công phu bình thường cũng cần tu dưỡng vỏ đức trước cái đã. Đến khi học Thần quyền thì lại càng có nhiều kiêng kỵ hơn là vì trong các môn phái thần quyền thì ít nhiều đều có các lời nguyện trước liệt vị tổ sư gia, đại khái như 9 đều thệ nguyện trên của môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Môn đồ của Thất Sơn Thần Quyền cũng không được quyền thách thức và làm chạm tự ái các môn đồ của các võ phái khác. Nếu thách thức các võ phái trước thì hậu quả là sẽ bị thua dầu có giỏi cách mấy chăng nữa. Nếu vi phạm những đều thệ nguyện thì bị trừng phạt khi về nhà có thể bị mửa, tự mình đánh vào bản thân mình, có thể lao đầu vào vách...đó là võ đức mà phải gìn giữ, khiêm nhường như ông chú nói nếu không có võ đức sẽ bị phạt. Ngoài ra người môn sinh còn phải kiêng cử ăn những thứ này: thịt chó, thịt trâu, thịt cá gáy, mèo, khỉ, rắn, rùa, bầu, khế.
Lúc này tôi thắc mắc lên tiếng cắt ngang lời nói của ông Từ:
- Tại sao lại phải cử ăn những thứ đó?
Ông Từ nhìn tôi bằng cặp mắt trìu mến:
- Chó, trâu, cá gáy, mèo, khỉ, rắn, rùa không ít thì nhiều có giúp ít đến cho nhân loại, hoặc chư liệt vị tổ sư năm xưa, nên vì lòng biết ơn nên kiêng ăn. Thí dụ như Chó thì giúp giử nhà, là một người bạn chung thành với con người. Trâu thì bỏ công bỏ sức đi cầy bừa với nhân loại từ sớm tinh sương cho đến khi chiều tối… Còn tại sao lại phải kiêng ăn cả trái cây là vì trái khế là loại trái có tính khắc kỵ, các môn phái huyền bí đều cử ăn, vì cái chua của khế sẽ làm tan phép, uổng công tu luyện, và theo truyền thuyết trong huyền thuật thì bầu và bí đau là những vị ơn của một số tổ, vì có một số vị là từ Địa tiên tu lên, khi ăn tổ hờn phép không linh.
Những chuyện thần quyền mà tôi đã được nghe và thấy tận mắt cách đây 10 năm như trở lại trong ký ức tôi cái còn cái mất, chi tiếc không được đầy đủ như bây giờ nên tôi nôn nóng hỏi dồn:
Vậy chứ những người nhập vào xác mình có phải là những người âm hay không? Có hại mình không vậy?
Cũng với điệu bộ từ từ ông Từ cầm một tách trà mới rót lên miệng lâm râm khấn vái rồi mới uống. Uống xong tách trà giọng ông có phần bớt khan hơn:
- Những vị tổ đã giáng xuống độ vào xác của môn sinh làm nên những chuyện huyền nhiệm hơn khả năng của một người bình thường làm được. Khi môn sinh có thần nhập thân có thể có năng lực siêu nhiên như gồng chém không đứt, đánh được thập bát ban võ nghệ. Có người nhập xác Quan Thánh Đế, Tứ Đại Kim Cang, Huỳnh Cân Lực Sỉ, Na-Tra … tất cả đều là đẳng bật cấp thánh, thần mà thôi. Còn như các chư vị phật và bồ tát thì không bao giờ nhập thân. Các vị phật và bồ tát có hạnh nguyện khác nếu có cần giúp đở độ sanh thì các vị chỉ thị hiện ra chỉ dạy. Còn các vị thần, thánh, chư liệt vị tổ sư đều vì lòng độ tha mà tuỳ duyên độ chúng sanh nếu có ai cầu đến chư liệt vị tổ sư. Mổi vị tổ có một hạnh nguyện khác nhau nên thờ mổi vị phải biết mà kiêng cử, nếu không thì sẻ bị phạt.
Ông Từ như đi vào suy tư một vài giây rồi lại tiếp tục:
- Còn một chuyện nữa mà ông chú quên mất là cái tên Thất Sơn Thần Quyền là lấy tên của một vùng bảy núi ở Châu Đốc, một nơi thiên địa chánh khí tràn đầy, hội tụ nhiều điều huyền bí nhất vùng trên đất nước Việt Nam. Nơi đây cũng đã cưu mang rất nhiều vị tu hành pháp thuật và huyền thuật nổi tiếng. Thất Sơn Thần Quyền được một vị tổ ở Huế phát dương rất mạnh trước năm 1975.
Đang nói tới đây thì có một người ông tuổi trạc lục tuần, thân hình ốm yếu, mở cửa hậu liêu bước vào, ông Kỳ - là trưởng ban nghi lễ của chùa. Ông thấy tôi và ông Từ thì liền chấp tay niệm hồng danh phật đi cùng với giọng Huế rất nặng của ông:
- Nam mô A Di Đà Phật! Ông Từ nãy giờ vẫn còn ngồi đây nói chuyện à. Bây giờ đã chiều, xuống tối rồi, tôi nghĩ bây giờ chắc cũng đến giờ mình cúng Thí Thực rồi. Thôi thì mình cúng sớm cho nó xong.
Ông Từ và tôi đồng chấp tay lên để trước ngực trả lễ:
- Nam mô A Di Đà Phật.
Ông Kỳ lạnh run lập cập nói:
- Trời bên ngoài lạnh quá. Bàn cúng Cô Hồn bên ngoài lại không có vì bị tháo ra để sữa chùa rồi chưa gắn vào lại. Tôi và ông Từ cùng đi cúng Thí Thực bên trong được không.
Ông Từ đứng dậy thủng thẳn trả lời ngắn gọn:
- Chắc được.
Ông Từ cùng chú Kỳ cả hai lên chánh điện đồ đạc và vật dụng sửa chữa chùa còn ngổn ngang trên Đại Hùng Bửu Điện. Cả hai bắt đầu nghi lễ Thí Thực bên cạnh bàn thờ ngài Hộ pháp ở trong chùa. Tôi thì dọn dẹp cho mọi thứ dưới hậu liêu lại cho gọn gàng hơn. Mọi thứ dưới hậu liêu có phần ngăn nắp hơn sau một hồi dọn dẹp tôi ngồi xuống để tâm lắng nghe những câu Án Thỉnh Cô Hồn vọng xuống hậu liêu từ Đại Hùng Bửu Điện. Giọng của ông Từ và của chú Kỳ và chuông mõ đều đều ấm cúng vang lên:
Hỡi Cô Hồn trước sau tề tựu
Nghe lời khuyên để sửa lỗi mình
Quán Âm, Địa Tạng oai linh
Thích Ca Phật Tổ, câu kinh giải nàn.

Hỡi uổng tử hồn oan phưởng phất
Noi tâm lành của Phật làm gương
Ta Bà cực khổ trăm đường
Mau tu thì được Phật thương cứu độ.

Hỡi hương hồn chết chìm đáy biển
Và bao người ngộ độc bỏ thân
Nghe chuông thức tỉnh dần dần
Đừng ham danh lợi phù trần nhiễu nhương.

Hỡi Cô Hồn chết thiêu chết chem.
Hổ giảo thân bị yểm bị trù
Kíp tìm kinh kệ sớm tu
Khỏi vòng xích sắt tội tù nghiệp oan.

Hỡi hồn thác trong cơn binh lửa
Chết phong ba, chết giữa núi non
Khi nghe chuông giục boong boong
Hương thơm toả khắp, hồn còn nghe kinh.

Hỡi hồn ở đầu gành cúi bãi
Nương gió mây, phảng phất lời xưa
Hồn ơi, hồn hỡi tránh chừa
Những người gian ác dối lừa Phật tiên.

Các hồn bị gấu, beo, rắn cắn
Cùng những hồn vắn số vô danh
Hãy nghe kinh kệ ăn năn
Rồi đây hồn sẽ vô ngần thảnh thơi.

Hỡi những hồn vì lời gièm xiêm
Đã huỷ mình chết lụn căm gan
Sớm nghe Kinh Kệ, lời vàng
Phật liền dẫn lối chỉ đàng hồn tu.

Xin hồn tỉnh hướng về Phật Tổ
Ngài từ bi cứu độ vong linh
Bao hồn sinh tử tử sinh
Hôm nay hồn được nghe kinh pháp mầu.

Sau khi đã thỉnh cô hồn xong hai ông làm đúng theo pháp đọc chú Phá Địa Ngục, kế đến chú Thỉnh Cô Hồn rồi mới đọc chú Giải Oan Kiết. Sau khi hoàn tất những nghi thức Thí Thực, tất cả mọi người lần lượt đi về. Ông Từ lại chuẩn bị cho buổi công phu vào lúc 7 giờ tối chỉ có một mình ông. Tối hôm đó trong giấc ngủ ông Từ trong thấy một người hình dung diện mạo giống hệt như vị hộ pháp trên Đại Hùng Bảo Điện. Ông ta tướng mạo oai nghiêm, thần uy lẩm lẩm trong bộ quan phục thời cổ xưa, thần thái có bộ như giận dữ chỉ tay ra ngoài.
Ông Từ giựt mình tỉnh giấc lò mò đứng dậy mở đèn lên đặng nhìn xem cho rõ ràng là ai đã đứng ngay cạnh giường ngủ của ông. Nhìn tới nhìn luôi một hồi trong căn phòng nhỏ rất gọn gằn của ông nằm đằng sau hậu liêu của chùa. Ông Từ chẳng thấy ai ông lại tắt đèn đi ngủ. Vài ngày nửa lại trôi qua một cách nhanh chóng. Tối đêm thứ sáu ông Từ lại thấy vị hộ pháp trang nghiêm đứng nơi cạnh giường ông chỉ tay ra ngoài. Cũng như lần trước ông Từ lại mở đèn nhưng lại chẳng thấy ai. Sáng sớm khoảng 7:30 sáng ông Từ vừa mở cửa hậu liêu của chùa thì đã thấy ông Vinh - hội trưởng chùa Phổ Minh vừa tới. Ông Từ vừa thấy ông Vinh thì liền hỏi:
- Ông có biết chuyện gì sảy ra không?
Ông Vinh vừa cười vừa nói nữa thật nữa đùa:
- Thì biết nên tôi mới tới nè.
Ông Từ lộ vẻ không gấp rút:
- Vậy thì ông nói trước đi.
Ông Vinh vấn tươi cười:
- Nói vậy chứ thật ra tôi đâu có biết chuyện gì đâu. Mới hồi sáng này lúc tôi đang ngủ thì tôi nghe có một giọng nói vừa nói vừa lắc tôi dậy: “Đi tới chùa, đi tới chùa.” Tôi tỉnh dậy thì đi tới đây.
Ông Từ chậm rãi kể lại những chuyện đã sảy ra cho ông Vinh nghe. Ông nói tiếp:
- Tôi nghỉ vị hộ pháp muốn mình cúng Thí Thực thì phải cúng ở ngoài chùa thì mới có thể thí thực cho các loại cô hồn được. Mình đã cúng thí thực trong chùa và lại ngay bên cạnh hộ pháp nên các cô hồn không thể vào chùa hưởng thí thực được.
Ông Vinh nghe nói vậy thì lập tức dọn dẹp sạch sẻ đóng lại bàn thiên ngoài chùa để cúng như mọi khi.
Quyền Thế Thất Sơn Thần Quyền Năng lượng cảm xạ - Thất sơn Thần quyền Thần Quyền còn được gọi là Vỏ Tổ , Phật Quyền , Thần vỏ Đạo v.v.....nhưng tựu chung cũng là cấp Thần mà thôi ! Thường kẻ mới nhập môn thì được ông Thầy dùng nhang khoán Bùa thổi trên đỉnh đầu , tam tinh (trán) 2 bên 2 lổ tai , trước ngực sau lưng , 2 cánh tay , rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước Bùa có cấp vị Tổ vỏ nào đó theo hộ từ đó , và để cho tân môn sinh đó kêu , luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẻ luyện môn khác ! Sau khi uống xong ly nước phép đó rồi ông Thầy đó sẻ cho đệ tử ấy đứng chấp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây nhang giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền , đọc liên tục , đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện , có người lên mạnh , người lên yếu , người chậm người nhanh tùy căn cơ , và xác "nặng , nhẹ " , đặc điểm của Thần Quyền là bị đánh không đau , sức mạnh phi phàm , ra đòn nhanh lẹ và dũng mãnh không sợ đao kiếm , roi côn v.v....tay không đở dao , gậy , chém không đứt , đâm không lủng.
Thần Quyền còn được gọi là Vỏ Tổ , Phật Quyền , Thần vỏ Đạo v.v.....nhưng tựu chung cũng là cấp Thần mà thôi ! Thường kẻ mới nhập môn thì được ông Thầy dùng nhang khoán Bùa thổi trên đỉnh đầu , tam tinh (trán) 2 bên 2 lổ tai , trước ngực sau lưng , 2 cánh tay , rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước Bùa có cấp vị Tổ vỏ nào đó theo hộ từ đó , và để cho tân môn sinh đó kêu , luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẻ luyện môn khác ! Sau khi uống xong ly nước phép đó rồi ông Thầy đó sẻ cho đệ tử ấy đứng chấp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây nhang giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền , đọc liên tục , đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện , có người lên mạnh , người lên yếu , người chậm người nhanh tùy căn cơ , và xác "nặng , nhẹ " , đặc điểm của Thần Quyền là bị đánh không đau , sức mạnh phi phàm , ra đòn nhanh lẹ và dũng mãnh không sợ đao kiếm , roi côn v.v....tay không đở dao , gậy , chém không đứt , đâm không lủng.

Kinh hội cầu tổ và bài chú xuất quyền của Vạn Thiên Giới Linh Thần Quyền :

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (12 lần)
NAM MÔ BÁT VƯƠNG PHẬT (9 lần)
NAM MÔ SƯ TỔ HỘI VẠN THIÊN GIỚI LINH (9 lần)
NAM MÔ SƯ PHỤ HỘI VẠN PHÁP TÔN LINH (7 lần)
NAM MÔ ĐẠI HÙNG LỰC CHÍ NGUYỆN ĐỘ TÂM LINH (3 lần )
Độ đệ tử....tên họ tuổi....Thần Quyền vô địch , thần cước vô song ,để đệ tử phò trì chánh Đạo.
THẤT SƠN THẦN QUYỀN VÀ NHỮNG NHẦM LẪN


Đã có một đôi bài viết về bản môn. Một vài người thích thú xin theo học. Nhưng qua một vài lời chát, thấy mọi người hiểu không chính xác về môn, nên cũng thất vọng. Cũng khó trách, thông tin về môn quá hiếm hoi nên mọi người ít hiểu. Một vài lời giải đáp đầu tiên:
Không ít người đòi học Thất Sơn vì coi đấy là một phái võ. Những người đòi học võ mà xin vào Thất Sơn, hầu như mình không giới thiệu. Thất Sơn nổi đình nổi đám vì những anh tài có khả năng võ học xuất chúng. Đúng. Nhưng không đủ. Thất Sơn thần quyền là một môn học tâm linh, dạy người ta tu tâm và hướng thiện. Quyền thuật và pháp thuật chỉ là 2 phương tiện để học. Tất nhiên, với người thường, nghe đến quyền và pháp của bản môn thì đã kinh hãi, nhiều khi không tin nổi nên lấy đó làm đích để học. Tiếc rằng, nếu chọn đó là đích thì khó tinh tấn. Nhiều đầu lĩnh của các vùng đã không thể tinh tấn được cũng bởi chỉ hiểu có thế. Đến giờ, những người là đệ tử của Thất Sơn mà tự xưng danh đình đám, lên báo chí này nọ, cũng đã hỏng, đã rơi cả rồi. Chỉ lên báo để khoe thế thôi, chứ có dám về đến bàn thờ Tổ đâu.
Một bạn muốn học, nhưng mới thử bảo Thiền đi, một năm quay lại đây gặp, tôi sẽ chỉ tiếp, thì giãy nảy, lâu quá. Theo Thất sơn là một sự kiên trì và dễ đổ vỡ. Nếu mong đạt được cái gì ngay, e rằng sẽ hỏng. Do đó, nếu không có ý chí kiên định, đừng học mất công. Nên để thời gian và tâm huyết làm việc khác.
Vì sao lại nói chọn đích là quyền và pháp thì khó tinh tấn?
Quyền có giỏi mà tâm không vững, quyền sẽ bị phá. Quyền trong Thất Sơn không phải là thứ bất di bất dịch. Hôm nay tôi có thể thắng anh, ngày mai tôi có thể thua đứa con nít, nếu tôi không rèn luyện và không định được tâm. Do đó, quyền có như không.
Pháp rất hay, rất vi diệu nhưng nhiều người ảo tưởng rằng pháp ấy do ta tu luyện được. Thực ra không phải. Pháp có được là do thần lực của các vị mà bạn xin, bạn nương thôi. Nên, hôm nay bạn thực hiện được một pháp, ngày mai, bạn làm điều sai trái, bạn sẽ mất. Pháp dễ có và dễ mất. Sự đúng hay sai trong mỗi việc làm, trong mỗi lần dụng pháp, nhiều khi bạn không biết. Nếu biết mình sai thì rất dễ sửa. Nhưng sai mà không biết, ấy mới là cái khó của đệ tử trong môn.
Mỗi đệ tử của môn, khi ra xuất sư, được làm đầu lĩnh thường tự cho mình cái quyền trừng phạt học trò, cho mình quyền sinh quyền sát. Nhiều người thường lớn tiếng, tao cho nó sống nó được sống. Thực ra, nếu tâm của trò ngay, thầy không trừng phạt được. Nói điều này để dẹp bỏ tư tưởng từ nhiều đời học trò, sợ thầy hơn sợ cọp. Thầy cho nói mới được nói. Thầy nên để trò kính, chứ không nên để trò sợ. Vì thực ra, một học trò có bản lĩnh và có tâm chí, sẽ chỉ kính thầy chứ không sợ thầy. Có làm gì đâu mà phải sợ?
Gần đây, thấy báo chí bắt đầu viết nhiều về Thất Sơn Thần Quyền, nhưng tiếc thay, thiên hạ chẳng hiểu gì về môn phái này. Đọc, chỉ thấy tức anh ách. Có một vài bài báo, chắc là đựoc nghe đệ tử của môn phái kể chuyện. Nhưng tiếc, các đệ tử ấy, dù đã đựoc thiên hạ đánh giá là cao thủ, nhưng sự hiểu về môn phái cũng quá hạn hẹp. Chỉ giỏi khoe quyền, khoe chuyện đi đánh nhau, hay thể hiện vài ba chiêu đặc biệt. Ây là đặc biệt với người thường, còn với trong môn, chẳng qua chỉ là chuyện tôm tép.
Sở dĩ dám nói với mọi người về Thất Sơn, vì mình là một trong những đệ tử của trưởng sư môn Nguyễn Văn Cảo ở Huế. So với những tên tuổi như ông Cư ở Phú Thọ mà báo chí hay lấy ra làm chuẩn mực, để nói về môn, thì mình chẳng có tí danh tẻo tèo teo nào. Nhưng có một điều, đệ tử trực tiếp của vị trưởng sư môn đầy tính huyền thoại này, thì ít đến nỗi đếm chẳng đủ 10 đầu ngón tay, ấy thế mà sư phụ lại chọn. Thế nên, dám mở mồm để nói về môn.
Thiên hạ nhìn về Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ trước khi đánh nhau là phải chắp tay khấn vái, là một môn phái thần bí với bùa ngải và các câu niệm chú. Không sai, nhưng chỉ là như thầy bói xem voi. Nếu Thất Sơn chỉ có vậy, chẳng bao giờ mình theo.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:04 am


Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp. Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau. Tất nhiên, lúc đánh, vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.
Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chùng. Nếu muốn biét về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thẻ biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống. Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành.
Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu ko, đều có thể phải trả giá.
Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được. Tuỳ vào tâm đức, vảo kiếp trước của anh đã tình tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng.
Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước.
Và vì phụ thuộc nhiều ào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng.
Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa.
Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Âý là chuyện chọn đệ tử của trưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn.


Với danh sư Nguyễn Văn Cảo, cái tên ấy được lưu truyền trong thiên hạ. Sư phụ đi đến đâu là đệ tử tiền hô hậu ủng. Các VIP săn đón, nhờ vả. Đệ tử ngồi trước thầy, khúm núm và lúc nảo cũng lo đón ý. Thầy mới nói nửa câu, đệ tử đã hiểu. Khổ thân sư phụ gặp mình, cỏ hoang cũng gọi bằng cụ. Mình nhìn sư phụ như nhìn cha, nên chẳng thấy sợ sệt gì. Các đệ tử anh lúc nào cũng khép nép, còn mình thì hoàng tráng ngồi khoang chân nói chuyện môn, chuyện phải, giời đất cũng chẳng nề hà. Không phải không biết danh, biết phép của sư phụ, nhưng ngẫm, học môn là học đạo, là để tu tâm. Mà nói đến chữ tâm, chẳng phân ai cao thấp sang hèn, chẳng phân ngôi thứ. Vì thế nên thoải mái mà đàm đạo.
Vài dòng sơ khởi, để mọi người hiểu, Thất Sơn Thần Quyền, dù có huyền bí và vi diệu đến đâu, thì cũng là một môn phái thờ Phật, để rèn cho con người ta chữ tu tâm, học đạo, nên người.
Khu du lịch Mũi Nai (Kiên Giang) là nơi tương truyền ông Đạo Lập đón thuyền trở về với câu chuyện biết tàng hình của ông Đạo Lập.

Những câu chuyện truyền khẩu từ đời này sang đời khác đã phủ lên các đạo sĩ Thất Sơn một màu sắc thần thoại.
Được mệnh danh là người có nhiều phép thuật và trị bệnh giỏi của Bửu Sơn Kỳ Hương là ông Phạm Thái Chung mà người đời thường gọi là ông Đạo Lập (do ông lập nên chùa Bồng Lai ở Bà Bài, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên).
Sang sông rộng bằng chiếc nón làm thuyền
Nhờ tự thân tu luyện nên dân gian truyền tụng ông Đạo Lập có nhiều phép lạ. Những lúc ngao du bốn biển, muốn sang sông rộng, biển sâu ông chỉ cần dùng chiếc nón lá rộng vành đang đội trên đầu thẩy xuống nước làm thuyền. Ông còn đoán biết trước chuyện chẳng lành xảy đến mà tránh, thậm chí đi mây về gió để kịp thời cứu khổ cứu nạn cho người khác.
Tương truyền buổi đầu thời Pháp thuộc, không biết ông Đạo Lập góp tay cho nghĩa quân thế nào mà thực dân Pháp cứ lùng bắt. Một lần ông đến Hà Tiên thăm nhà người quen, đúng khi bọn thực dân dò ra tung tích nên đến vây bắt. Chợt nghe có tiếng động, ông liền đứng lên cắp nón, cầm gậy xô cửa tầu khậu (nhà ngoài, nơi làm kho chứa hàng hóa) rồi bước vào trong, bảo chủ nhân khóa chặt cửa lại...
Lên nhà trên, chủ nhà thấy toán người Pháp đang lục soát, truy tìm ông Đạo Lập. Sau khi sục sạo khắp nơi, họ bắt chủ nhà mở cửa tầu khậu. Lúc ấy tâm trạng chủ nhà như chết đứng, cứ ngỡ mở cửa ra bọn Pháp tóm ông Đạo Lập là cái chắc. Ai dè, cửa mở, chẳng thấy gì trong đó, ông Đạo Lập đã biến đi tự bao giờ!
Dân gian truyền khẩu khi đảng Cần Vương còn hoạt động, ở vùng Châu Đốc có một người tên Thái được đảng tín nhiệm. Ông Thái được giao giữ tờ mật chiếu, nếu để bại lộ thì rất nguy. Ông Thái bèn giấu tại miễu thờ Thần Nông hoang vắng. Ít lâu sau ông đến kiểm tra thì phát hiện tờ mật chiếu mất. Một điều lạ là khi giấu ông Thái rất thận trọng, nhét mật chiếu vào trong tờ giấy đề chữ “Thần” lớn, đặt ngay bàn chánh trong miếu. Vì là chỗ tôn nghiêm nên tờ giấy này xưa nay không ai dám động đến. Mất mật chiếu, ông Thái hết sức lo sợ cơ mưu bị bại lộ...
___Tình cờ, một hôm ông Đạo Lập gặp ông Thái, trong câu chuyện ông Đạo Lập tiết lộ đã hóa rắn theo dõi và đốt tờ mật chiếu để bảo vệ mưu đồ đại nghĩa. Từ đó người đời đồn đại và tin là ông Đạo Lập biết tàng hình...
___Dự báo thiên cơ
Theo lời của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội ở Hà Tiên, bà từng nghe kể lại ngày xưa ông cố của bà vốn là nhà hàng hải, thường chở hàng hóa sang Xiêm (Thái Lan) buôn bán. Hồi ấy, ông cố vừa đóng xong chiếc thuyền buôn đặt tên là Minh Thuận và định cho xuất cảng với hàng hóa là hồ tiêu, hải sâm, đồi mồi… thì đúng lúc ông Đạo Lập ghé nhà chơi. Sau lễ cúng kiếng, ông cố của bà hỏi xin ông Đạo Lập một phép bình an, may mắn cho chuyến khai trương đặc biệt này. Ông Đạo Lập đưa cho ông cố bà ba lá bùa và nói chuyến đi rồi cũng may mắn, phát tài. Duy chỉ có vướng chút lo sợ nhưng cuối cùng sẽ bình an vô sự. Với ba chiếc bùa, khi ra khỏi cửa Hà Tiên thì đốt đi một lá. Lá thứ nhì chờ lúc có một con cá to định làm hại thì đốt. Còn lá thứ ba để dành đốt khi vào cửa sông Bắc Nam...
Thuyền dong buồm với 10 người, chiếc bùa thứ nhất được đốt vừa lúc ra khỏi Hà Tiên. Thuyền ra giữa biển, thình lình ở trước mũi thuyền sóng bắn lên cao. Một con cá to nhảy bổng lên khỏi mặt nước, bằng một tầm người đứng. Vị thuyền trưởng nhớ lời dặn của ông Đạo Lập đem đốt lá bùa thứ hai. Thuyền lập tức bình yên, tiếp tục vượt biển...
Lênh đênh trên đại dương, một buổi chiều nọ, trước mũi thuyền bỗng vụt hiện lên vật gì to như hòn đảo. Cả thuyền ai nấy đều kinh ngạc, tưởng chừng tàu bị lạc vào đảo hoang. Nhưng nhìn kỹ thì thấy nó cử động và khi đến gần mới nhận ra một con kình ngư khổng lồ, đang **ng **ng lướt sóng chặn đầu thuyền. Biết rõ đó là con vật ăn thịt người, trên tàu ai nấy kinh hoảng. Vị thuyền trưởng bấy giờ mới sực nhớ lá bùa thứ nhì đã đốt, chắc chắn nó phải được đốt vào lúc này mới đúng. Cùng đường, thuyền trưởng đành đem đốt lá bùa thứ ba nhưng hoàn toàn vô hiệu....
Kình ngư lướt tới càng nhanh, cái vẫy đuôi nhẹ của nó cũng đủ làm thuyền lật úp. Lúc ấy mọi người đều trông rõ từng khía cạnh của cánh vi cá khổng lồ. Thuyền trưởng ra lệnh cho thuyền đảo chệch một bên để tránh vật dữ. Tuy nhiên, sóng bủa trùng trùng tràn ngập cả sàn thuyền. Cánh vi cá và cánh buồm thuyền đã cao ngang nhau và chỉ cách chưa đầy chục thước. Nháy chớp, lưng cá đã cọ vào sườn thuyền khiến thuyền chao nghiêng dữ dội. Phút nguy ngập ập đến nhưng không hiểu sao con kình ngư bỗng dừng lại. Đợi khi thuyền vừa vượt khỏi, nó mới quẫy đuôi một cái khiến thuyền phải quay tròn mấy vòng. Mọi vật trên thuyền đều bị xô đổ nhưng từ từ yên trở lại...
Ông Phạm Thái Chung người ở làng Đa Phước, huyện An Phú (An Giang). Ngoài tên mà người dân vẫn gọi là Đạo Lập, ông còn có biệt hiệu khác là Đức tiên sinh. Hằng năm cứ vào ngày 26-9 âm lịch, người dân cúng giỗ ông.
Từ hôm ấy cho đến khi trở về, thuyền được bình yên, không còn gặp trở ngại. Khi về tới Mũi Nai (Kiên Giang), vị thuyền trưởng vừa lên bờ đã thấy ông Đạo Lập đứng sẵn ở dưới đám dừa bên mé biển, cười nói: “Đoán biết bữa nay cậu về nên ghé lại đón mừng. Chà! Chiều hôm ở ngoài Thổ Châu, cậu đã sợ xanh mặt, khi đó tôi ngồi trên chóp cột buồm chớ đâu. Nếu tôi không giữ cho thuyền vững lại và đuổi quái ngư đi, nó sẽ cắm đến và đội lật thuyền, các người đều đã vào bụng nó rồi. Các người chẳng thấy từ xa nó hướng thẳng về mũi thuyền đó sao!....
Thuyền trưởng bỗng thất sắc, nhớ lại từng phút lâm nguy ngoài biển. Ông Đạo Lập còn nói: “Chỉ tội nghiệp cho con cá bé, bỗng dưng chết oan ức vì lá bùa thứ hai, đáng lẽ phải để mà diệt con quái ngư ấy”. Nghe ông Đạo Lập nói, ai nấy đều kinh hồn...
Cho đến nay, dân vùng Thất Sơn và vùng ven biên giới dọc theo tuyến quốc lộ N1, nối từ Bảy Núi về miệt Kiên Lương, Hà Tiên vẫn còn kể khá nhiều chuyện về ông như ông Đạo Lập làm phép, ông Đạo Lập ném dao...

Vấn ðề người tàu trấn ếm thất sơn
Trong tiến trình sưu khảo về Bửu Sơn Kỳ Hương, có khám phá ra
được một số bia đá trấn ếm theo phương thuật địa lý chôn tại vùng Thất
Sơn:
Ông Phạm Thái Chung tức Ðạo Lập, một đại đệ tử của Ðức Phật
Thầy Tây An, đã khám phá ra cây trụ đá trấn ếm này tại núi Ngược, vùng
Ton Hon, Thất Sơn, và ông đã cho đào lên, đem về làng Bài Bài, xã Nhơn
Hưng, quận Tịnh Biên, tỉnh Châu Ðốc.
Ðức Bổn Sư Ngô Lợi, một vị
trong dòng kế truyền Bửu Sơn Kỳ Hương (sau Phật Trùm) cũng khám phá tại
đây một cây trụ ếm khác, chôn dấu dưới gốc ba cây đa lớn để che mắt thế
gian. Ðức Bổn Sư đã đem 50 môn đệ đến với búa rìa để phá gốc đa, đào
đất rất sâu mới lấy được cây trụ ếm lên.
Cây trụ ếm này có lẽ đã
bị phá hủy bởi các môn đệ Ðức Bổn Sư, nhưng cây trụ ếm do ông Ðạo Lập
di chuyển về Bài Bài, thì hiện vẫn còn tại đó, nhà sưu khảo tác giả tập
sách Thất Sơn Mầu Nhiệm có chụp hình và mô tả như sau:
Tấm đá đã bị mòn chữ đi nhiều, chỉ còn đọc được trên mặt những dòng: Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán.
Theo các dữ kiện này, thì trụ ếm được chôn vào mùa thu, tháng 8, đời vua Càn Long nhà Mãn Thanh năm thứ 57 tức 1792 Tây lịch.
Vấn đề được đặt ra để nghiên cứu là:
1. Ai đã chôn trụ đá.
2. Lý do chôn trụ đá.
Các trụ đá này không phải do người Việt trồng, mà do người Tầu.

thể gạt bỏ giả thuyết là chính triều đình vua Càn Long đưa người từ
Trung Hoa sang tận vùng Thất Sơn tại biên cương Việt Miên để trồng
những cây trụ đá này. Bởi vào thời kỳ đó giao thông khó khăn, tình hình
lại rất nhiễu nhương do những cuộc chiến tranh xảy ra giữa Cao Miên,
Việt Nam, Xiêm La.
Chỉ có giả thuyết có thể tin được là các trụ đá
đó trồng bởi lớp người Tàu đang hiện diện tại miền Nam Việt Nam thời kỳ
đó. Theo Việt sử, người Tầu theo nhà Minh đã có những nỗ lực phản Thanh
phục Minh bất thành, nên một số bỏ nước ra đi tị nạn tại các quốc gia
phía Nam. Năm 1679, một nhóm khoảng 3000 quân lính nhà Minh chỉ huy bởi
các bại tướng Dương Ngạn Ðịch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, dùng 50
chiến thuyền đi lưu vong, và được chúa Nguyễn cho đến định cư tại vùng
Gia Ðình, Biên Hòa, Ðịnh Tường. Năm 1707, một nhóm Trung Hoa khác do
Mạc Cửu lãnh đạo đã sang lập nghiệp tại Cao Miên từ 1680 để nhờ vua Cao
Miên che chở khai khẩn vùng đất Hà Tiên trên vịnh Xiêm La, nay nhận
thấy thế Cao Miên yếu, thế Việt Nam mạnh, nên bỏ Miên, đến xin quy phục
triều đình nhà Nguyễn, dâng đất 7 xã Hà Tiên, và hòn đảo Phú Quốc.
Nhưng người Tầu trồng các trụ bia ở vùng Thất Sơn với mục đích gì?
Công
dụng của trụ đá thường là để phân ranh giới. Nhưng ranh giới nào ở tận
Thất Sơn lại có liên hệ đến người Tầu, nước Tầu. Vậy thì không phải các
trụ bia này được trồng để phân ranh giới. Chỉ còn một lý do khác là
phong thủy địa lý.
Khoa học huyền bí Ðông phương có các môn chính
là phong thủy, bốc phệ, tướng số, chiêm tinh. Riêng khoa phong thủy,
cũng gọi là khoa địa lý, khởi thủy từ Trung Hoa có các tài liệu như
sách Thanh Nang của một ẩn sĩ đời Tần, sách Binh xa Ngọc xích của
Trương Tử Phòng đời Hán, sách Táng Kinh của Quách Phác đời Tấn, sách
Ngọc Tủy Chân Kinh của Trương Tử Vi đời Tống, sách Kim Tỏa Bí Quyết của
Trần Ðoàn đời Tống, sách Kim Ðẩu Quyết Táng Pháp của Lưu Bỉnh Trung đời
Nguyên. Khoa địa lý từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam đời Lê; có ông
Nguyễn Ðức Huyên gốc làng Tả Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, sang bên
Tầu học và sau đó ông nổi danh lừng lẫy như thủy tổ khoa địa lý tại
Việt Nam. Sau ông Tả Ao, có ông Hòa Chính cũng sang Tầu học khoa địa
lý.
Theo khoa học địa lý, người ta chọn đất để lập thành quách,
cất đình chùa, làm nhà cửa, đặt mồ mả. Mục đích là tìm cuộc đất tốt để
công việc đó sau này phát sanh những điều tốt lành hưng vượng cho người
chung quanh hay cho con cháu về sau.
Thầy địa lý sử dụng địa bàn
và tróc long để tìm đất và tìm huyệt dưới đất mà quy định tác dụng của
phần đất cũng như phương hướng, vị trí của nhà cửa hay mồ mả xây cất
trên đất đó.
Nếu thầy địa lý có thể giúp cho thân chủ các ý kiến
để sau này đạt được các hậu quả tốt đẹp thì cũng có thể đưa các ý kiến
để ám hại cho thân chủ sau này gặp các hậu quả xấu xa. Ðó là các trường
hợp gọi là trù ếm.
Thí dụ, nếu thầy địa lý bảo an táng di thể vào
đúng long huyệt có tụ khí tốt thì con cháu sẽ được phát, tức được hưng
vượng. Ngược lại nếu thầy địa lý chủ tâm trù ếm, bảo an táng vào chỗ
sơn cùng thủy tận tức là tuyệt địa, thì con cháu sẽ khốn khổ tàn mạt.
Về
những trụ bia mà phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã khám phá tại vùng Thất Sơn,
theo dư luận dân chúng vùng này, đó là do ý định trù ếm của người Tầu.
Tác giả tập sách Thất Sơn Mầu Nhiệm viết rằng:
Như thế, ta có thể
nói là cái trụ này của bọn họ Mạc, với con mắt địa lý vì thấy vượng khí
của vùng sơn lãnh linh thiêng, hoặc bởi biết có long huyệt, sợ đất Việt
sau này phát sinh thánh chúa (hay hưng vượng) nên họ đã trấn ếm ngay từ
sau khi cuộc Nam tiến của nước ta được hoàn thành. Sự trấn ếm và muốn
đè nén dân Việt, đối với người Tàu, là thường. Xem như ngày xưa, tương
truyền có Rồng ở lưu vực Hồng Hà, theo dõi đường Nam tiến để yểm trợ
dân Việt lập quốc. Thầy địa lý của Tầu là Cao Biền đã theo dấu đến xứ
Việt Nam, định trấn ếm và diệt cho hết, không để cho nó hun đúc tinh
thần dân tộc Việt. Nào dè Rồng đã ẩn mình kịp xuống vịnh Hạ Long. (*)
Vấn
đề, người Tàu trồng những cây bia đá để trấn ếm tương lai Việt Nam,
nghe qua có vẻ hoang đường, nhưng đó là sự thật có chứng tích (cây trụ
bia vẫn còn, có ghi đời vua Càn Long). Vấn đề này phải được hiểu theo
nhận thức của người Trung Hoa về khoa học huyền bí, tức phương thuật
địa lý mà họ tin rằng có thể áp dụng để trấn áp không cho nước Việt Nam
được hưng vượng.
Trong lịch sử Bửu Sơn Kỳ Hương, vấn đề trấn ếm
này được truyền ra trong quần chúng, và cũng là một yếu tố kích thích
lòng yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước của các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương,
Phật Giáo Hòa Hảo.
CÔNG THỨC TRẠI RUỘNG
Lập trại ruộng để vừa
khẩn hoang vừa tu hành là một công thức đặc biệt của Bửu Sơn Kỳ Hương.
Miền Nam trong thời kỳ khai phá, nhu cầu phát triển nông nghiệp rất
quan trọng. Chính quyền có các quy chế đồn điền dinh điền, với các biện
pháp để khích lệ dân chúng đi khai hoang. Kẻ tội phạm, nếu nhận đi tham
gia các đoàn khai hoang, thì được miễn tội. Cho nên giữa đám quần chúng
khai hoang, cuộc sống rất hỗn độn, tội ác đầy dẫy. Nhiều dự án khẩn
hoang cũng vì vấn đề nhân sự mà thất bại. Trái lại, các trại ruộng của
Bửu Sơn Kỳ Hương lại là những thành công. Bí quyết thành công nằm ở chỗ
có lãnh đạo. Tại trại ruộng này, quyền lãnh đạo do các đại đệ tử của
Phật Thầy Tây An, hướng dẫn tín đồ và dân chúng vừa làm ruộng, vừa tu
hiền. Nhờ có sự lãnh đạo trên phương diện tín ngưỡng, nhờ có niềm tin
và nếp sống đạo đức của các tín đồ, trại ruộng của Bửu Sơn Kỳ Hương
mang đặc tánh riêng biệt; vừa mở mang kinh tế xứ sở, lại vừa sống lương
thiện bình dị để tu tâm dưỡng tánh. Trại ruộng thay thế cho chùa chiền
như trung tâm tín ngưỡng, nhưng đồng thời lại là trung tâm sản xuất,
chớ không phi sản xuất như chùa chiền chỉ chú tâm vào việc tu hành mà
thôi.
Những trại ruộng do đại đệ tử của Phật Thầy điều khiển thời kỳ đó vẫn còn vết tích đến ngày nay, là:
1.
Trại ruộng Hưng Thới Xuân Sơn, thuộc vùng Thất Sơn, chân núi Ông Két do
ông Bùi Văn Thân và Bùi Văn Tây tức Ðình Tây lãnh đạo.
2. Trại
ruộng Láng Linh, mệnh danh là Bửu Hương Các, do Cố quản Trần Văn Thành
lãnh đạo, sau trở thành tổng hành dinh kháng chiến của chiến khu Bảy
Thưa.
3. Trại ruộng Cần Lố tại bờ Tiền Giang phía Ðồng Tháp Mười,
do ông Ðặng Văn Ngoạn tức đạo Ngoạn lãnh đạo, lan rộng đến các vùng
rạch Ông Bương, rạch Trà Bông. Tại đây có dựng ngôi chùa Trà Bông.
4.
Trại ruộng Cái Dầu (Bình Long) sát hữu ngạn sông Hậu Giang, khai thác
khu đất Tầm Phong Long, do ông Nguyễn Văn Xuyến, tức đạo Xuyến lãnh
đạo.
Ngoài ra còn các vùng Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Hanh (Long Xuyên),
Sa Ðec, Kiến Phong, Trà Bang (Rạch Giá), Vĩnh Long, Vĩnh Bình, đều có
bàn tay khai phá của các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, kể từ thời còn hoang

Thất Sơn Thần Quyền (võ phái tâm linh)
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.
Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.
Cao nhân ẩn tích
Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?
Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".
Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.
Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.
Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.
Phận duyên tiền định
Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.
Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.
Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.
Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.
Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.
Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.
Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.
Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.
Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.
Võ phái kỳ lạ
"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.
Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).
Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.
Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.
Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.
Thần chú vào... võ công ra
Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.
Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.
Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.
Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.
Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.
Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.
Tỉ thí tranh tài
Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".
Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.
Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.
Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.
Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.
Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.
Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...
Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.
Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.
Dựng nghiệp bất thành
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:04 am


Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.
Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.
Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.
Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.
Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.
Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.
Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...

THẤT SƠN THẦN QUYỀN - SỢI NỐI GIỮA THIỀN TÔNG VÀ MẬT TÔNG

Theo bài viết từ trang website Thư viện – Thích Nhất Hạnh thì:

Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch theo chữ Hán là Diệt Hỷ, tức là niềm vui của tịch diệt. Tiếng Phạn là Vin(taruci).

Thiền sư Vin(taruci) tới từ miền Nam Ấn Độ, đi bằng đường biển, và năm 562 thì cập bến có thể là Quảng Châu hoặc Giao Châu, chúng ta không biết rõ. Khoảng mười mấy năm sau thì ở Trung Hoa có một Pháp nạn (xảy ra từ năm 574 cho đến năm 577) do vua Vũ Đế nhà Bắc Chu gây ra. Nhà vua ghét Phật giáo nên đàn áp Phật giáo, không cho làm chùa, không cho in kinh, không cho giảng Pháp, không cho mở Đại Giới Đàn. Vì vậy mà một số các thầy phải lánh đi.

Trong thời gian pháp nạn đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có được gặp thiền Tổ thứ Ba ở bên Trung Quốc, tức là thầy Tăng Xán, hồi đó tổ cũng đang lánh nạn ở núi Tư Không. Đó là theo tài liệu của Thiền Uyển Tập Anh, có nghĩa là tập hợp những bông hoa đẹp nhất trong khu vườn thiền tập ở Việt Nam. Tên đầy đủ của sách là Đại Nam Thiền Uyển Tập Anh Ngữ lục.

Theo Thiền Uyển Tập Anh thì cuộc gặp gỡ giữa hai thầy Tăng Xán và Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không kéo dài lâu. Trong lúc gặp gỡ thầy Tăng Xán có nói rằng “Thôi thầy đừng ở đây nữa, thầy nên đi về Giao Châu, yên ổn hơn để hành đạo”. Cố nhiên thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi nghe theo và đi về Giao Châu. Nhưng thầy không đi ngay. Theo Thiền Uyển Tập Anh thì mải đến năm 580 thầy mới về tới Giao Châu. Khi đến Giao Châu, thầy ở tại chùa Pháp Vân. Chùa Pháp Vân hiện còn ở miền Bắc Việt Nam. Có bốn chùa rất xưa ở Việt Nam là chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện.

(Ở đoạn gặp gỡ này, theo tư liệu của trang Wikipedia thì có sự liên hệ giữa Sư Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi với Tổ Tăng Xán như sau: Năm 574, Sư sang Trung Quốc và nhân đây có cơ hội yết kiến Tam tổ Tăng Xán tại núi Tư Không. Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tổ, Sư bỗng đem lòng kính mộ, đứng trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói. Sư đứng im suy nghĩ giây lát bỗng nhiên tự ngộ, liền quì xuống lạy ba lạy. Tổ thấy vậy cũng chỉ gật đầu ba lần. Sư muốn đi theo hầu Tổ nhưng Tổ lại khuyên đến phương Nam giáo hóa.)

Cuộc hành trình tiếp theo của Sư Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi được trang Thư viện Thích Nhất Hạnh viết như sau:

Hồi đó ở Pháp Vân có một thiền sư Việt Nam đang dạy đồ chúng, tên là thiền sư Quán Duyên, có nghĩa là quán chiếu về 12 nhân duyên. Tên bình dân của chùa Pháp Vân là Chùa Dâu. Dâu ở đây là dâu nuôi tằm chứ không phải dâu Tây (fraise). Trong số đệ tử của thầy Quán Duyên có một thầy tên là Pháp Hiền. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dạy thêm cho thầy Pháp Hiền, và cho thầy Pháp Hiền đắc pháp, tức là trao cho thầy một cái đèn để làm giáo thọ.

Khi thầy Quán Duyên tịch rồi thì thầy Pháp Hiền bắt đầu dạy chúng. Thiền Uyển Tập Anh có đoạn nói rằng các vị xuất gia theo học với thầy Pháp Hiền hồi đó lên tới 300 vị, có nghĩa rằng lúc đó chùa Pháp Vân chắc lớn lắm. Đến năm 594 thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tịch. Đó là những con số mà Thiền Uyển Tập Anh đưa ra. Sách Thiền Uyển Tập Anh có nói rằng năm 562 thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới Trường An tức là tới kinh đô. Theo tôi thì những chi tiết này không được đúng lắm! Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có thể đến Quảng Châu hay Giao Châu sớm hơn.

Cũng theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi đến chùa Pháp Vân, thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dịch hai kinh là kinh Tượng Đầu, tức là kinh Đầu Voi, và kinh Nghiệp Báo Sai Biệt. Khi tới Chùa Pháp Vân thì thầy dịch thêm một kinh nữa gọi là kinh Tổng Trì. Nhưng chúng ta lại có một tài liệu của Phật giáo Trung Quốc nói hơi khác. Đó là tài liệu Thích Thị Thông Giám của một thiền sư tên là Thích Bảo Giác, người Trung Hoa. Thích Thị tức là The ((kya Family. Thích thị Thông Giám có ghi chép về thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi và nói rằng năm 582 thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi vẫn còn ở bên Trung Hoa, chưa về đến Chùa Pháp Vân. Vào năm đó thì pháp nạn đã qua rồi, và vua Tùy Văn Đế là một người yểm trợ cho đạo Phật, xuống chiếu mời thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi về kinh đô để dịch kinh. Có nghĩa là trước khi tới Giao Châu thì thầy đã được vua Tùy Văn Đế mời về dịch kinh.

Vua Tùy Văn Đế cũng có mời một vị xuất gia khác người Tây Trúc tới dịch kinh với thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, đó là thầy Pháp Trí, Dharma-j((na. Theo Thích Thị Thông Giám thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi chỉ dịch hai kinh Tổng Trì và Tượng Đầu mà thôi. Còn Nghiệp Báo Sai Biệt là do thầy Pháp Trí dịch.

Chúng ta nghĩ đứng về phương diện này thì Thích Thị Thông Giám nói đúng, tại vì khi tra cứu trong Đại Tạng Kinh thì Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh là do thầy Pháp Trí dịch, còn Tổng Trì và Tượng Đầu là do thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch. Các kinh đó vẫn còn ở trong Đại Tạng.

Một sai khác nữa là hai kinh Tổng Trì và Tượng Đầu đều được dịch tại kinh đô nhà Tùy. Trong khi đó thì Thiền Uyển Tập Anh lại nói rằng kinh Tổng Trì đã được dịch tại chùa Pháp Vân. Tuy vậy sự khác nhau đó không quan trọng lắm, dịch bên Trung Hoa hay dịch bên Giao Châu thì cũng được. Miễn là tên người dịch đúng thì thôi.

Như vậy chúng ta thấy có ba điều khác nhau giữa Thiền Uyển Tập Anh và Thích Thị Thông Giám: (i) Năm thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đến Giao Châu; (ii) Tên người dịch kinh Nghiệp Báo Sai Biệt; và (iii) Nơi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch kinh Tổng Trì (tại kinh dô nhà Tùy hay ở chùa Pháp Vân?)

Khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đến chùa Pháp Vân thì thầy được mời làm thiền sư khách. Trong thời gian đó thầy chú ý đến thầy Pháp Hiền. Hai người có trao đổi với nhau một câu chuyện và câu chuyện đó đã được ghi lại trong sách Thiền Uyển Tập Anh như sau:

Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi thấy thầy Pháp Hiền mặt mày có vẻ sáng sủa, dễ thương cho nên hỏi: “Sư chú họ gì?” Chúng ta nên biết câu chuyện trao đổi này diễn ra bằng tiếng Hoa. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi lúc này đã giỏi chữ Hán lắm, tại vì thầy đã được vua nhà Tùy mời về kinh đô để dịch kinh. Đến Trung Hoa từ năm 562 và đến năm 582 tức là thầy có đến 20 năm để học, cho nên thầy rất giỏi tiếng Trung Hoa. Vì vậy khi nói chuyện với Pháp Hiền, vì chưa ở Giao Châu lâu nên có thể thầy đã nói bằng tiếng Trung Hoa. Có thể ngày xưa thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có biết Giao Châu, nhưng chưa có dịp ghé thăm, nay được tổ Tăng Xán đề nghị nên thầy mới về Giao Châu. Khi đến, thấy đất Giao Châu hiền hòa, đẹp đẽ nên thầy quyết định ở lại.

Thầy Pháp Hiền là một người thông minh, lúc đó còn trẻ, ưa nói triết lý, nên khi được hỏi: “Sư chú họ gì?” Theo tiếng Hoa thì “họ” là “Tánh”, có nghĩa là Family name. Tánh cũng có nghĩa là nature, là bản tánh. Thầy tánh gì, tức là thầy họ gì? Thầy Pháp Hiền hỏi lại: Còn Hòa Thượng tánh gì? Có nghĩa là khi được hỏi họ tên mình là gì, thì mình chỉ muốn nói về triết lý thôi, nên mình hỏi lại “Bản tánh của Hòa Thượng là bản tánh gì?” Tức là hai người đứng trên hai bình diện khác nhau mà nói chuyện. Một người đứng trên bình diện rất thực tế: “Chú là họ gì?” Bên kia muốn chứng tỏ mình là một sư chú có tài, nên đã đấu lại: “Dạ còn Hòa Thượng tánh gì?” Lúc đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi mới nói rằng: “Thầy không có họ à?” Thầy Pháp Hiền trả lời: “Dạ bản tánh thì có chứ sao không, nhưng Hòa Thượng làm sao biết được bản tánh của con?” Một bên nói về họ, và một bên chơi chữ nên nhất định chỉ nói về bản tánh! Lúc đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi mới nghiêm mặt và nói: “Biết để làm gì?” Vì thầy lên giọng nên Pháp Hiền biết rằng đây không phải là một trò đấu lý để chơi, vì vậy thầy vội sụp xuống lạy thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Đó là cái không khí của lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người. Nó không được êm dịu lắm! Nhưng rốt cuộc thì tiền hung hậu cát, thầy Pháp Hiền đã trở thành đệ tử cưng của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi.



Kinh Tượng Đầu, tên đầy đủ là Tượng Đầu Tinh Xá Kinh là một kinh thuộc về Văn hệ Bát Nhã. Tượng Đầu là một ngọn núi không lớn lắm, ở gần Gaya, gọi là Gayasisa, không xa Bồ đề Đạo tràng bao nhiêu. Khi đến thăm Bồ đề Đạo tràng xong, tiếp tục đi lên miền Bắc, thì chúng ta sẽ đi ngang qua núi Tượng Đầu, có lẽ núi trông giống đầu con voi, nên mới được gọi là núi Tượng Đầu.

Ngày xưa, sau khi Bụt thành đạo, ngài về vườn Lộc Uyển để tìm 5 người bạn tu. Sau khi độ được cho 5 người bạn tu và lập được tăng thân đầu tiên tại vườn Lộc Uyển thì ngài mới trở về Gaya, trở về làng Oâruvela. Nơi đó ngài gặp ba anh em ông Ca Diếp. Người anh cả là Ưu Lâu Trần Loa Ca Diếp, lãnh đạo 500 đệ tử theo môn phái thờ Thần Lửa, và Bụt đã hóa độ cho ông Ưu Lâu Trần Loa Ca Diếp. Ông quy y với Bụt, trở thành người xuất gia và đem hết 500 đệ tử về xuất gia với Bụt. Sau đó hai người em ông Ca Diếp cũng bắt chước, mỗi người đem đệ tử của mình đến qui y và xuất gia với Bụt. Vì vậy sau khi thu phục được ba anh em Ca Diếp, Bụt có tới khoảng 900 đệ tử. Lúc đó chỗ ở hơi chật cho nên Bụt dẫn cả tăng đoàn lên núi Tượng Đầu. Tại đây ngài giảng một kinh gọi là Kinh Lửa. Tại vì 900 vị đệ tử mới của Bụt, ngày xưa họ thờ Thần Lửa. Nếu chưa biết kinh đó, quý vị nên tìm đọc thêm. Trong bài giảng, Bụt nói rằng tất cả đang bốc cháy. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp, tất cả đều đang bốc cháy.



Đến năm Bụt hơn 70 tuổi thì giáo đoàn của Bụt bị chia rẽ trầm trọng, vì người em chú bác của Bụt tên là Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta). Hồi đó Đề-Bà-Đạt-Đa thuyết phục được hơn 500 vị xuất gia đi theo mình lên núi Tượng Đầu làm một căn cứ mới, một giáo đoàn mới, và Devadatta nói đây mới thật là Bụt, Bụt mới.

Lúc đó trong nước cũng có ông vua mới, tức là vua A-Xà Thế. Hai người đồng tình với nhau và nói rằng ông vua cũ và ông Bụt cũ lâu quá mà chưa nhường chức cho mình. Bây giờ thái tử giết vua để lên làm vua mới, còn tôi sẽ vận động để Bụt nhường chức cho tôi.

Devadatta là người cũng khá thông minh, khá giỏi, khá khôn khéo cho nên đã tạo dựng được một giáo hội độc lập, thân nhà nước, “giáo đoàn quốc doanh” ở trên núi Tượng Đầu! Mỗi ngày vua A-Xà Thế đều cho mấy chục chiếc xe ngựa đem phẩm vật lên cúng dường trên đó. Dĩ nhiên đi theo nhà nước thì thế nào cũng được ưu đãi hơn!

Các thầy ở núi Linh Thứu trình tự sự lên Bụt thì ngài nói rằng: Cứ để họ vậy, đừng nhìn vào đó mà ham, mình sống hơi nghèo nhưng như vầy là được rồi. Hóa ra chuyện xảy ra ngày xưa cũng giống như chuyện xảy ra ngày nay! Đó là nhân học kinh Tượng Đầu mà chúng ta nhắc đến chuyện xưa một chút.

Tượng Đầu Tinh Xá là một kinh có chủ đề thiền và chủ đề giác ngộ Bồ đề, thuộc văn hệ Bát Nhã. Còn kinh Tổng Trì là một trong những kinh đầu tiên của hệ thống Mật giáo. Vì vậy cho nên chúng ta biết rằng pháp thiền quán của đạo Bụt mà thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đem vào Giao Châu hồi đó, có hai màu sắc: Màu sắc của Bát Nhã và màu sắc của Mật Tông. Có thể thầy là người đầu tiên đem những yếu tố Mật Tông vào trong đạo Bụt Việt Nam. Về sau cũng có những thầy khác đem yếu tố Mật Tông vào Phật giáo Việt Nam, nhưng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đầu tiên làm việc này.

Đoạn dẫn giải về nguồn gốc của Ngài Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đến đây là hết. Nhưng phần kết của bài trên rất quan trọng khi nó nhấn mạnh rằng: “Vì vậy cho nên chúng ta biết rằng pháp thiền quán của đạo Bụt mà thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đem vào Giao Châu hồi đó, có hai màu sắc: Màu sắc của Bát Nhã và màu sắc của Mật Tông. Có thể thầy là người đầu tiên đem những yếu tố Mật Tông vào trong đạo Bụt Việt Nam. Về sau cũng có những thầy khác đem yếu tố Mật Tông vào Phật giáo Việt Nam, nhưng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đầu tiên làm việc này”.

Và đây cũng là lý giải cho sự khác lạ của môn phái Thất Sơn Thần Quyền ở khía cạnh kết hợp giữa Mật tông và Quyền thiền mà hiếm có môn phái nào có được.

Nguồn gốc thất sơn thần quyền
MƠ HỒ…

Trong chính các học trò lâu năm ở hàng cao của môn này có nhiều nhận thức về nguồn gốc môn phái khác nhau. Nguyên nhân là do họ phần nhiều là học trò cũ của các học trò thế hệ đầu hoặc thứ hai của Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, những người này thời kỳ trước không nắm rõ nguồn gốc môn phái.

Đặc điểm của các học trò trong môn này hầu hết cung kính, nể sợ quá mức vị trưởng môn nhân nên không mấy người dám hỏi thẳng, hỏi cụ thể, chính xác về môn. Học trò đời sau truyền cho học trò sau nữa cảm nhận và suy nghĩ về nguồn gốc của môn này theo suy đoán của họ – vì họ không dám hỏi trực tiếp.

Mặc dù vậy, trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo lại không phải là người hà khắc, thậm chí, một số người đã từng tiếp cận ông Cảo cho biết, ông là người kín đáo nhưng rất bao dung. Sở dĩ có sự sợ hãi không cần thiết vì yếu tố của môn là tâm linh khiến nhiều học trò dè dặt, không dám hỏi hoặc người nọ nhìn người kia sợ nên cũng sợ theo thành ra cứ truyền miệng những hiểu biết không chính xác.

Không chỉ nguồn gốc của môn mà ngay các thủ tục, quy cách trong quá trình tu học cũng bị “tam sao thất bản” rất nhiều nên phổ biến trong nhân gian những thủ tục khá rườm rà khi nhập môn, dẫn đạo và thực hành công năng.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Dec 14, 2010 7:06 am


Cũng giống nhiều môn phái khác, các đệ tử rất ghét và thù địch những ai dám thẳng thắn nói hoặc bình luận về những điểm yếu, điểm mê hoặc của họ. Tuy nhiên, những người thật tâm muốn tìm hiểu chính xác môn này, khi tiếp cận vị trưởng môn đã nhận được giải đáp đầy đủ.

NGUỒN GỐC…

Trong khi phần đông đệ tử không rõ nguồn gốc thì một số đệ tử cao cấp cũng chưa rành. Nhiều người cho rằng, môn phái của họ do một vị Sư tổ sáng lập. Vị này là ai? Người Tây tạng? người Việt Nam? Đều có những lời đồn như thế. Tuy nhiên trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo cho biết, môn phái này có 3 vị Sư tổ, đều là người Việt Nam, cùng học Phật pháp tại vùng núi Thất Sơn sáng lập ra môn phái này. Trước đó, cả 3 vị Sư tổ này đều theo học một môn phái của đạo Phật do một vị Sư giác ngộ người Thiên Trúc (Ấn Độ) sáng lập. Nơi ông Cảo và các sư huynh đệ đã luyện tập trước đây là vùng Bảy núi thuộc tỉnh Long An, miền nam Việt Nam. Môn phái này là một dòng phái của Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên, vị Thượng sư này được thờ tượng ở các bàn thờ của môn, ở vị trí cao nhất.

Có nhiều người vô hiểu biết, nghe lõm bõm rồi cho rằng, Thất Sơn Thần Quyền của Việt Nam chẳng qua là môn Quyền thề của Trung Quốc. Nhưng theo tìm hiểu của người viết, Quyền thề của Trung Quốc là một môn phái lâu đời của các Đạo sĩ trong khi Thất Sơn Thần Quyền lại là môn mới hình thành và xuất phát điểm từ vùng núi Thất Sơn của tỉnh Long An trên cơ sở của hệ phái Tì Ni Đa Lưu Chi kết hợp giữa Thiền tông và Mật tông.

Theo Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, người Trung Quốc không có môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Trong số 3 học trò đầu tiên mà ông Cảo dạy có một người có nguồn gốc Trung Quốc là ông Hợi (học trò đầu tiên), hai ông tiếp theo là ông Cư và ông Mạc (người Phú Thọ).

BÊN NGOÀI…

Nhiều người đã từng tham gia viết bài, bàn luận về môn phái khá bí hiểm này, vì nó không công khai. Đa số họ là người không ở trong môn nên không biết gì cụ thể về môn này, cũng chỉ ù ù cạc cạc nghe đồn, nghe lỏm, được dự xem một số buổi tập ở các sân… cóp nhặt lại và tự cho rằng mình có hiểu biết đầy đủ về môn phái tâm linh này. Kỳ thực họ vô hiểu biết.

Có thể thấy một số bài viết của người vô hiểu biết bày ra ở một số trang mạng Cảm xạ học (http://www.camxahoc.com.vn/index.php...d=22&Itemid=51) với thái độ bài xích, bôi nhọ hoặc nhìn nhận vô cùng lệch lạc do vốn kiến thức về tâm linh sơ đẳng hoặc do thù địch.

Rất hiếm hoi mới tìm thấy một người nghiên cứu sách cổ, rất lâu năm ở Hà Nội nói về nguồn gốc môn phái Thất Sơn Thần Quyền khác đi. Theo tài liệu cổ mà ông này còn lưu giữ được, Thất Sơn Thần Quyền là một môn phái được cho là đã thất truyền ở Trung Hoa của Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ. Sau khi vị này vào Trung Hoa thì môn này được tiếp tục lưu truyền trong một thời gian rất ngắn và du nhập vào Việt Nam. Vùng du nhập cụ thể là Hà Nội, khu vực dốc Hàng Than, do một vị sư từ xa xưa kế thừa. Theo lý này, người ta còn hay gọi Thất Sơn Thần Quyền là Võ nhà chùa, vì thấy nhiều vị sư tập.

Đây là môn phái khá lạ ở Việt Nam. Nó là môn phái tâm linh thuộc dòng Mật tông – có sử dụng bùa chú. Nó có vẻ thuộc dòng Mật tông Tây tạng, nơi các vị Lạt Ma cũng sử dụng quyền thuật rất giỏi trong khi ở Việt Nam và Trung Quốc, Mật tông được biết đến ít gắn bó với quyền mà chỉ có thuật. Thất Sơn Thần Quyền ngoài thuật còn có quyền. Điểm khác biệt về quyền của môn tâm linh này so với Thiếu Lâm Tự là nó không có hình thế cụ thể để “bắt chước” theo. Các chiêu thức của nó tùy thuộc vào tâm thức của môn sinh trong khi thực hành mà xuất ra nên dù có tới hàng chục ngàn đệ tử nhưng đảm bảo không ai đi quyền giống ai. Chỉ có một người khẳng định có thể khiến cho hàng loạt đệ tử ra sân nhập thần và xuất quyền cùng một cách thức như nhau, đồng đều như các phái võ hay biểu diễn… đó là ông Nguyễn Văn Cảo.

LƯU TRUYỀN…

Có rất nhiều lưu truyền xung quanh môn phái này. Được biết, từ ông Cảo, môn phái này đã âm thầm đóng góp không nhỏ tinh hoa cho rất nhiều đệ tử là người trong quân ngũ, đặc biệt là thời chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Xa hơn nữa, ở vùng Bảy Núi, phái môn này đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo một bộ phận thanh niên yêu nước biết đến quyền + thuật để chống lại thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Tuy là môn phái có biểu hiện rõ nhất về Quyền và Thuật nhưng giá trị tinh hoa của nó lại nằm ở yếu tố Tâm Linh Tối Cao mà tất cả những người đi tìm tới Chân lý, Giác ngộ đều cùng nhắm tới.

Hiện tại, rất hiếm hoi có thể tìm thấy một đệ tử của môn này chú tâm hoàn toàn vào yếu tố Tâm Linh Tối Cao để đạt đến Đại giác ngộ. Hầu hết họ chỉ chú trọng vào Quyền + Thuật, do đó, thái độ xem trọng, nể vì cũng thường dành cho những người có biểu hiện về Quyền giỏi hoặc Thuật giỏi.

Một số cái nhìn về môn phái TSTQ
Cháu cảm nhận được chú có tấm lòng tìm lại cuội nguồn của 36 vị Lục Tổ, cháu xin đóng góp 1 chút kiến thức học được truyền thụ từ Thầy cháu, cháu đăng lên để chia sẻ cùng chú.

Thật sự 36 vị Lục Tổ Chân Truyền là môn phái Thất Sơn Thần Quyền lưu truyền từ núi Thất Sơn ra. Các vị Tổ Sư du học từ Thái đem về; cương lỉnh học thuật của Thất Sơn Thần Quyền là do kết hợp giữa Tiên Thiên Trung Hoa và Nam Tông Phật Giáo, đây là môn phái cận đại như môn Vỏ Vô Vi Nam vậỵ. Mổi vị trong 36 đều gồng được mà vị nào cũng làm được tất cả việc như mở thư giải ếm hoặc ngược lại, nhưng từng vị như vậy thì có bản lảnh chuyên môn riêng biệt; tuỳ theo sắc lệnh căn duyên của mổi người sẻ thích hợp 1 trong 36 vị Tổ sẻ về. Thầy cháu còn có pháp của 36 vị Lục Tổ cao hơn nửa; cháu dùng tam dương chỉ gỏ bài thỉnh Tổ Chính Tông của Thất Sơn Thần Quyền và từng danh vị của 36 vị lục tổ theo cổ ngử Pali để chú ngâm cứu .

Nam mô Tây Phương Phật Tổ Thích Ca Như Lai Bồ Đề Tổ Sư 36 vị Lục Tổ Lục Cụ Chuẩn Đề Bồ Tát, Quán Âm, Già Lam Quan Đế 9 phương Trời 10 phương Phật, Tả Quan Châu, Hữu Quan Bình, Đấu Chiến Thắng Phật, Bạch Hổ Sơn Động cảm ứng chứng minh. (3x)
Namô Ngọc Hòang Thượng Đế, Chư Vị Phật Tổ, Ngài Già Lam Thánh Chúng, Ba Ông Quốc Vương Đại Thần, Cửu Thiên Huyền Nữ Cửu Vị Tiên Nương, Vong Hồn Sư Ông Sống Cứu Thế Trợ Dân Vản Về Chầu, Phật Tổ Cảm ứng Chứng Minh cho đệ tử (tên tuổi)... cầu Hội Tổ (luyện phép xuất quyền, chửa bệnh,...). (3x)
Nô Mô Xá Xây Kà Ra Mây (7x)(đây là câu chú hội Tổ Chánh)

Danh Sách 36 vị Lục Tổ:

1./ NÔ MÔ XÁ XÂY KÀ RA MÂY
2./ NO THĂN NGĂN
3./ MA NẠT NĂNG
4./ HẾ XA HẤP
5./ PHÁCH GIÁ BÀ TÁ
6./ NÁ MÁ BÀ TÁ
7./ NÚM NÁ BỜ RƯM
8./ NA Á MO RI
9./ NA XA PA
10./ NÁ KÀ XA DÁ MẮC MẮC
11./ NỨT KHÉT BĂNG KÀ RA MÍ
12./ Ề HẾ MẮP CẶP BANH ÂM FÙ RA MẮC MẮC
13./ Ề HẾ SA MA THÍ Á
14./ Ề HẾ A CÚ SA GIÁ MẮC MẮC
15./ Ề HẾ Ế Á TẾ GIÁ MẮC MẮC
16./ Ề HẾ PHEO QUĂN TẾT NĂN KÊ RÊ THA
17./ Ề HẾ PÚT THÔ BÚC LÁ MANH TUA MẮC MẮC
18./ PÚT THÔ KHAI NĂN SĂN TUA MẮC MẮC
19./ Ề HẾ MÊ BRÂY CÔ MA DĂN MẶC MẶC
20./ Ề HẾ PÚT THÔ ĐÙM BRÂY CÔ MA DĂN MẶC MẶC
21./ THÓC THIA QUĂN SĂN SÓC CĂN
22./ ẮC CA RA ĐUM TĂN SĂN LĂN Á THÍ Á THÁ MÍ
23./ A HĂN BĂN SẾ TA SA LA DĂN SA MAO
24./ Á MÊ MÍ CĂN ÔNG PHÚC CHẮC Ề HẾ
25./ Ề HẾ CA RA MÂY TỐ TA TÊ TIN DĂN ÔNG PHÚC CHẮC Ề HẾ
26./ Ề HẾ NA RA MO MẮC MẮC
27./ Ề HẾ MẮC QUẴN SUNG Ắ QUẴN SUNG Ú QUẴN SUNG
28./ Ề HẾ MÍ TẾ CHỀ TẾ BẾ TẾ CĂN
29./ ÔNG CÀ RA MÍ NÍC KHÉT BĂN CÀ RA MÍ MẮC QUĂN TÂY
30./ CÀ RA KHA KHA KHẮ KHẮ
31./ PÚT THÔ MẮC HĂN SĂN TUA MẮC MẮC
32./ KHẮ KHẮ KHA KHA CÀ RA
33./ Ề HẾ Ắ SA NGĂN MẮC MẮC
34./ Ề HẾ NẮC MÔ PÚT THÊ DẮC
35./ PÚT THÔ BÔN RÁP BRÂY MẮC MẮC
36./ OM MẮC ĐẶC CĂN ĐẶC CĂN ĐÁT THÔ MÔN SÔN CĂN QUĂN CĂN MẮC MẮC THÍ Ắ.
...........
Bây giờ bắt đầu học nhé.

Đây là lời nguyện trước bàn thờ Tổ :

Nam mô Tây Phương Phật Tổ Thích Ca Như Lai. Bồ Đề Tổ Sư. Ba mươi sáu vị Lục Tổ. Phật Chuẩn Đề Bồ Tát. Quan Thế Âm Bồ Tát.Ông Già Lam Quan Đế. Chín phương trời. Mười phương Phật . Tả ông Quan Châu. Hữu ông Quan Bình. Đấu Chiến Thắng Phật. Bạch Hổ Sơn Động.
Nam Mô Ngọc Hòang Thược Đế. Chư vị Phật Tổ. Ba ông Quốc Vương Đại Thần. Cửu vị Tiên Nương. Vong hồn sư ông. Vong hồn sư phụ. Sống cứu thế trợ dân. Giản chư vị về chân Phật Tổ.
Hộ trì cho đệ tử là. (tên) ...... tuổi..... Xin được phép..... (lời cầu)./.
........
Trước hết để tại hạ nói cái "lợi" và "hại" của các đệ tử Lâm Kinh Thần Võ kêu ông Tổ nhập vô xác đánh võ đã nhé. Câu trả lời cho các huynh sẽ được sáng tỏ ngay.
Khi ông tổ đã nhập vô một cái xác nào rồi. Người đó sẽ không còn tự điều khiển được chân tay mình nữa. Họ sẽ tấn công địch thủ mà không màng gì tới thân thể mình. Lúc đó ngừoi võ sĩ đó không còn cảm giác gì nữa. Dù cho có ai lấy dao cứa cổ họ cũng không thấy đau và thấy sợ hãi chút nào. Họ chỉ còn biết tấn công và tấn công. Nói cho khó nghe một chút thì chính đó là những "thằng điên liều mạng" không còn biết sống chết là gì nữa.
Vậy thì khi hai võ sĩ lên đài , đồng cân đồng sức với nhau mà gặp trường hợp này sẽ ra sao. Chắc chắn các huynh có câu trả lời ai thắng ai bại rồi. Nhưng kẻ kêu ông Tổ về đánh cái kiểu "thánh chiến" đó sẽ có kết quả gì khi về nhà. Câu trả lời đương nhiên là thê thảm rồi. Cứ nhào vô đánh lấy chết thì chắc chắn về nhà phải ngất ngư thôi ! Dù cho chắc chắn thắng địch thủ trên đài thì cũng phải đi nhà thương dưỡng sức vài tháng là cái chắc.
Còn nếu như ngòai đời mà một đệ tử kêu ông Tổ nhập xác để đánh nhau với một người sức lực và võ thuật cao cường. Tỉ như gặp một ông quyền anh cỡ nặng ký mà nhào vô đánh cái kiểu đó. Thì chỉ vài phút sau chắc chắc sẽ bị y tặng cho vài cú là vỡ sọ mà chết. Lúc đó ông Tổ chỉ còn nước rước linh hồn thằng đệ tử mình về miền cực lạc mà thôi !
Tuy nhiên , khi một ngừoi nào đó, dùng bùa , phép đánh mình thì coi như vô ích. Những lọai bùa phép vô hình đó sẽ không còn hiệu lực gì nữa trên một đệ tử Thần Võ.
Chỉ riêng với võ đường Nguyễn Lành đã cho ra hàng ngàn môn sinh, đó là chưa kể tới các môn phái khác. Cho nên ở Việt Nam bây giờ không biết có bao nhiêu ngừoi luyện Thần Quyền mà kể. Chỉ có điều những đệ tử chân chính tu luyện Thần Quyền ít muốn cho ai biết mình là môn đệ của Thần Quyền mà thôi.
Để cho các huynh có chút khái niệm về Thần Quyền.Tại hạ xin phép sư huynh Kim Cang Trí , chép lại lời giải thích khá đầy đủ của sư huynh ấy về Thần Quyền trên diễn đàn "Bủa Chú Tiên Gia" cho các huynh đọc nhé.
"Thần Quyền thì có nhiều phái lắm , nói chung đa số các môn phái huyền thuật đều có Thần Quyền (Lổ Ban không có ), như là : Thất Sơn thần quyền, Mẹ Sanh thần quyền , Vạn Thiên Giới Linh thần quyền , Ngủ Hổ thần quyền v.v........
Thần Quyền còn được gọi là Vỏ Tổ , Phật Quyền , Thần Võ Đạo v.v.....nhưng tựu chung cũng là cấp Thần mà thôi ! thường kẻ mới nhập môn thì được ông Thầy dùng nhang khoán Bùa thổi trên đỉnh đầu , tam tinh (trán) 2 bên 2 lổ tai , trước ngực sau lưng , 2 cánh tay , rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước Bùa có cấp vị Tổ võ nào đó theo hộ từ đó , và để cho tân môn sinh đó kêu , luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẽ luyện môn khác ! Sau khi uống xong ly nước phép đó rồi ông Thầy đó sẻ cho đệ tử ấy đứng chấp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây nhang giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền , đọc liên tục , đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện , có người lên mạnh , người lên yếu , người chậm người nhanh tùy căn cơ , và xác "nặng , nhẹ " , đặc điểm của Thần Quyền là bị đánh không đau , sức mạnh phi phàm , ra đòn nhanh lẹ và dũng mãnh không sợ đao kiếm , roi côn v.v....tay không đở dao , gậy , chém không đứt , đâm không lũng.
..........
Cấm kỵ của Thần Quyền cũng nhiều cái khác nhau giửa các môn phái , tuy nhiên những điều cơ bản chung là :
Không Phản Tổ , phản Thầy
Không tửu sắc , tà dâm
Không tham lam , trộm cắp
Không cậy mạnh hiếp yếu
Không ăn chó , trâu , mèo , khỉ , cá gáy.

Nếu phạm thì sẻ bị Tổ hành , vật , bắt ăn miểng chai , ngâm mình dưới sông , leo lên tuột xuống 1 cây dừa , cây đa cao nào đó v.v....trầy sát cả mình mẩy , khi đó phải có những người trong Môn Đạo đến đọc Chú đốt nhang xin giải thì mới hết !

Thần Quyền lên nhập xác có thể đánh Hầu quyền , Long quyền , Hổ quyền , Ưng quyền v.v....nói chung là thập bát ban vỏ nghệ cùng các thứ binh khí (chỉ có phi đao tui chưa có dịp thấy qua), có kẻ khi Thần về nhập xác phi thân nhảy lên nóc nhà 4 , 5 thước như chơi , khi đi bài quyền chuyển tấn , dậm tấn nghe rầm rầm rúng động cả mặt đất , sức mạnh dử lắm , mắt của kẻ Thần nhập xuất quyền lúc đó đứng tròng , đồng tử không đảo , không liếc ngang dọc chỉ nhìn thẳng , nhưng rất tinh tế không hề ngả , đụng bất kỳ chướng ngại đồ vật nào xung quanh ! người luyện Vỏ Thần thì thường có luyện luôn môn Gồng , những người học các môn này thường thì rất hiền , và không bao giờ ra tay đánh người trước (trừ những kẻ "ba mớ " ngựa non háu đá ), chỉ để hộ thân và làm việc nghĩa cứu khổn phò nguy giúp bá tánh mà thôi , những người luyện lâu môn này cũng có thể biết thêm các thứ : chửa bệnh , mở ếm , gở thư , trừ tà v.v..... gọi là nghề văn nghiệp võ theo tiếng bình dân của họ !

Theo thegioivohinh.com

Một cái nhìn về Thần quyền
Thần Quyền ở VN
Giờ xin nói rõ hơn về chuyện Thần Quyền ở VN rồi sẽ đến bùa chú ở tây phương. Như đã nói ở trên, ngày xưa vì ham vui và thiếu kiến thức Nug theo bạn tập Thần Quyền, nhưng có lẽ Thần chê nặng xác phàm nên chẳng thấy kết quả gì gọi là mỹ mãn sau vài tháng ngồi thiền và uống bùa. Có điều lạ là lúc ấy Nug có bạn gái dễ dàng, chắc không phải vì đẹp trai hay tài giỏi nhưng có lẽ vì “ma lực” của bùa, dĩ nhiên là Nug chưa biết bùa yêu. Ðó là chuyện ngày xưa, giờ thì bỏ ra chó không thèm gặm. Lúc luyện Nug phải uống bùa, muốn uống phải nín thở viết hay vẻ bùa lên giấy. Giấy và viết phải hoàn toàn mới chưa dùng lần nào và chỉ dùng trong việt vẻ buà và viết buà thôi. Nug có một cuốn sổ bằng hai bàn tay để viết bùa và vẻ bùa để uống. Bùa thì có nhiều loại như là Bùa Tổ, bùa gồng ở bụng và vài tên khác mà giờ Nug đã quên. Còn bùa nhức đầu, bùa buộc, bùa yêu thì chỉ dùng để sên người khác chứ lầm lẫn uống vào chắc cũng mệt. Thần chú “vô kim” (kim sẽ chạy lên đở ở lưng hoặc vai khi bị chém lén, nếu dao có dín máu chó thì đến lẹm (kim may bao bố) cũng thua, cũng gẩy) thì cả hai phái Thiên Tiên và Thất Sơn mà Nug còn nhớ giống như nhau đó là “uống trừ mạnh độc ngã hoạnh tư ngã nội gia đình nhập quanh tin sức cấp cấp y như ...”. Khi theo phái Thất Sơn (1980), đã sang đây, thì được “thầy” dùng mũi dao (dài như đoản kiếm) vẻ bùa khắp thân, vừa vẻ “thầy” vừa nói tiếng gì như tiếng Phạn. Nug nhớ mài mại lời “thầy” nói là lưng Nug có bùa Tam Ðao, ngực có bùa bảy kiếm ...vv. những bùa này nhầm bảo vệ thân thể . Vì nhác gan chẳng bao giờ đánh lộn hay giành gái với ai nên Nug không biết là những bùa ấy có công hiệu như lời không. Cả hai lần theo chẳng thấy Thần nào nhập và sau đó Nug được biết là “Ông Lục” có đến, đứng ngay cửa nhưng không vào. Ông đã không muốn vào thì làm sao ông muốn nhập vào Nug để đi vài bài quyền đẹp mắt cho được nà. Tuỳ theo “duyên” có người “được” ông Lục nhập; có người “được” thần Bạch Hổ nhập ...vv. chứ không nhất thiết là lúc nào cũng Lục. “Thầy” vặn dò là phải năn uống bùa và ngồi thiền, hy vọng ngày đẹp trời nào đó ông sẽ viếng. Sau vài năm tập luyện on/off chẳng thấy ông thèm để ý đến Nug. Một đêm nọ, đang ngồi nhà thì bổng dưng Nga dẫn chiếc xe đạp BMX (của ai gởi) đạp một vòng đến nhà “thầy” gần đấy. Gõ cửa, cửa mở, bước vào thì có khoảng môt chục người đang ngồi ăn nhậu. Vừa ngồi xuống “thầy” lên tiếng :”Dữ hông, gọi nãy giờ giờ mới tới!!!”, thì ra “thầy” và “đồng nghiệp” của “thầy” dùng âm binh gọi Nug. Ðêm ấy sau khi rửa chân Nug và hai người nữa vào phòng có bàn thờ. Phòng cửa kín mít, có kệ thờ, lư hương và tấm vải vàng có nhiều chử bùa vẻ, đèn đỏ nhỏ leo lét sáng mờ mờ cùng khói hương làm Nug cũng rờn rợn như bước vào một cõi âm u nào đó. Hai chàng kia thì sau khi “hai thầy” vừa chỉ tay nói vài câu tiếng Phạn hai chàng lăn đùng ra, một chàng tay đang thủ một thế của bài hổ quyền, chàng còn lại thì nằm một đống. Hai thầy xoay sang Nug, đang đứng chấp tay quá trán và trên người chỉ có cái quần sọc, vừa chỉ vừa la vừa nói như giận hờn gì lắm và đang “kể” tội Nga bằng tiếng Phạn. Khoảng gần một phút sau thì tự động người xoay tròn trong khi tay vẫn chấp quá trán, cứ y như đang múa balê, không ngưng được, xoay vòng, mất thăng bằng va vô tường, từ vách này sang vách nọ tưởng như bầm mình. Rồi cuối cùng, khoảng gần nữa tiếng đồng hồ sau, “ông” vẫn chưa nhập và “hai thầy” thì mồ hôi mẹ mồ hôi con tuông ra mệt mỏi ngồi thở hồng hộc như muốn đầu hàng cái thằng “nặng xác phàm” này. Chuyện bị vật và bỏ hẳn thần quyền theo đạo Công Giáo xin miển kể nơi đây .

Tây phương cũng biết “thư”, biết “ếm”, bùa yêu ...vv y như xứ mình nếu không muốn nói là mạnh hơn. Theo tài liệu của Cha Amorth thì đáng sợ nhất là voodoo ở Phi Châu và “macumbe” ở Brazil mà dân Haitian thường dùng. Theo như hiểu thì bị “thư” hay bị “ếm” tiếng Anh gọi là “being hexed” or "malefice" và bùa yêu là “love potion” hoặc “binding”.

Hex có hai loại, trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là khi một phát sư hay phù thủy bỏ bùa vào thức ăn hoặc thức uống để hại người. Những tay phù thủy này dùng nhiều vật lạ lùng như xương người chết; máu kinh nguyệt; various burned powders; animal part ...vv và tim là món được chuộng nhiều nhất và một số dược thảo để luyện bùa. Thần chú được đọc trong lúc luyện. Nạn nhân bị thư ngoài những triệu chứng đau đớn khác thì đau bụng là hầu như người bị thư nào cũng bị. Sau khi nạn nhân ói ra hết nhữhg vật lạ như đinh; cuộn dây kẻm; wooden doll, mảnh chai ...vv qua sự giúp đở của một exorcist thì bịnh sẽ dứt ngay. Ở VN và một số dân du mục dùng trứng gà để lấy những món “lạ” này ra, có khi lấy ra được cả rắn, chỉ khác nhau là ở VN thầy pháp bất ngờ cho dời nạn nhân đến rồi dùng trứng gà đập lên đầu, khi nào nạn nhân thấy nhột ở cổ thì khạc ra. Còn dân du mục (gypsies) thì dùng nguyên trái trứng lăn trên ngực nạn nhân trong khi lầm bầm đọc thần chú, xong, đập trứng ra sẽ thấy những vật thư lấy ra từ nạn nhân.

Cách gián tiếp là khi phù thuỷ dùng hình nộm hoặc hình ảnh, móng tay, quần áo ...vv. nói chung những vật thể thuộc về nạn nhân để hại người ấy . Thay vì hình nộm phù thuỷ có thể dùng một người cùng phái tính, cùng tuổi hoặc súc vật để ra tay. Những gì làm trên hình nộm sẽ xảy ra trên nạn nhân, điều lạ một khi giải thoát được một nạn nhân thì y như là trong gối hoặc nệm của nạn nhân ấy có những vật lạ như dây cà tha (chỉ 5 màu); móng tay; bím tóc bị buộc chặc; thú đang bằng nút (thường là chuột); mảng vải vấy máu; khúc cây; khúc sắt; cuộn dây kẻm cong queo hoặc búpbê bị đâm nát . Ðôi khi những vật này chỉ hiện ra sau khi gối hoặc nệm được Thánh Giá hoặc ảnh Ðức Mẹ chạm vào. Những vật lạ này phải được rảy nước phép trước khi đốt, tro hay những gì còn sót lại phải được bỏ xuống dòng nước chảy như suối hay sông và nhất là không nên đổ vào bồn cầu tiêu hay bồn rửa mặt trong nhà. Cha Candido Amantini kể rằng cái lỗi lầm ngài vấp phải lúc bắt đầu làm exorcist là ngày nọ khi cha exorcise một bé gái và sau khi câ.t vâ'n quỷ cha được biết là có một hex (như bùa ếm) được chôn dưới một gốc cây gần nha`. Cha đào lên, đó chỉ là một cái hộp bằng cây bên trong chư'a những món lỉnh kỉnh vô nghĩa, vì không biết nên cha chỉ đổ cồn và châm lửa. Từ đó và suốt 10 năm sau cha bị chư'ng đau bụng.

Bùa Yêu của tây phương mạnh không thua gì bùa yêu ở xứ ta. Thường thì phù thuỷ được mướn để làm chuyện này với một số tiền. Cha Amorth có kể lại chuyện một cô nọ mê vị hôn phu của bạn thân mình. Vì quá yêu anh chàng và sau một tời gian tìm cách mồi chày anh chàng không được cô nàng không tiếc tiền nhờ một phù thuỷ bỏ bùa yêu anh chàng này . Như các bạn đoán, hai người cuối cùng lấy nhau, và theo lời của anh chàng kia thì chẳng có gì gọi là hạnh phúc khi sống với nàng này, suốt ngày cứ như ở tù, không bỏ bà vợ được và luôn cảm nghĩ là mình bị áp lực cưới bà này.
Theo phayant.blogspot.com

Vài lời khuyên cuả người vào tu luyện trước
(Theo bài viết của langtu.gemany)

hiện nay trên cać nước nói trung, việt nam nói riêng các đạo phái tâm linh có rất nhiều và hiện diện trong cuộc sống trong xã hội cuả con người, đạo phái nào cũng có cửa tu_mật tông_tu luyện chưởng pháp bằng tâm linh võ thuật...nhìn trung các đạo phái tập luyện võ thuật tâm linh, chưởng pháp điều lơ lớ nhìn giống như nhau ,khi họ tung cước đi quyền phóng chưởng .v.v.v. chỉ có vài điểm khác nếu ta thực sự để tâm quan sát kỹ, mới nhận biết được, hoặc những người cao tăng cuả các phái_tâm linh_họ có cảm nhận bằng những thính giác cuả kinh nghiệm tu luyện hoặc bằng giác quan thứ 6 mà tháng năm tu tập cuả < thần nhãn > đắc đạo mà nhìn nhận thấy được....
môn phái__thất sơn thần quyền__cuả đạo phật cuả con người việt nam , có từ thời nhà__LÝ__xuất sứ tại_huyện châu đốc_tỉ̉nh an giang_trong các thời kỳ _VUA CHÚA _phong kiến chỉ có người trong dòng tộc_HOÀNG THÂN MẪU THÍCH_và các cận thần cuả vua mới được phép tu tập theo học, chứ người dân thường không ai được phép học cả...theo dòng lịch sử các triều đại phong kiến cuả đất nước, nhà thờ tổ cuả môn phái .T.S.T.Q. đã dy chuyển ra_CỐ ĐÔ HUẾ_không ai trong môn phái biết từ thời_VUA_ nào...từ thửa khai sinh lập ra môn phái ,từ xa xưa cho tới nay môn phái vẫn chỉ có cái tên là_ THẤT SƠN THẦN QUYỀN_chứ không có___thất sơn thần quyền 1__hoặc 2_hay là tên nào khác nữa .... chỉ có thời thập niên 80 và 90 môn phái phát truyển quá mạnh mẽ, và làm cho trên giới võ lâm cuả giang hồ kính lể, không những vậy anh em trong môn còn cứu người chữa bệnh và__TRỊ TÀ MA NGOẠI ĐẠO__CỨU GIÚP CHÚNG SINH_nên dân gian qúy mến đặt cho thêm cái tên__YÊU ÁI_ là__QUYỀN THỀ__
môn phái : T.S.T.Q : ngày xưa trong môn có : 16 : lời thề nguyện
sau này cụ_SƯ TỔ_chỉnh sửa lại chỉ còn có : 9 : lời thề nguyện, cũng thời kỳ đó những ai ở trong môn chính gốc chân chuyền, không còn có phong cách : VUỐT MẶT : khi giao đấu hoặc gặp phải những chuyện sẩy ra khi va chạm với các phái võ lâm ,hoặc chạm phải các phái võ tâm linh khác ở cuộc sống hằng ngày ngoài đưởng ngoài chợ... phong cách cử chỉ vuốt mặt trước khi ra đòn hoặc giao đấu ,chỉ còn lại với những môn sinh cuả những ông thầy mấy gốc mà thôi....cử chỉ xin quyền ra đòn cuả anh em trong môn chính gốc chân chuyền ,rất đơn giản _ CHỈ BẮT QUYẾT_HOẶC ..._chứ người ngoài môn không thể biết phong cách__xin quyền_đó được....

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM   THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
THẾ GIỚI VÕ THẦN VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MA THUẬT
»  MA THUẬT ĐEN VÀ NHẬP XÁC TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO
» TÂM LINH THẦN THỨC LUẬN TRONG THẾ KỶ 21
» GIỚI THIỆU MÔN VÕ THẦN DƯỠNG SINH CỦA MÔN PHÁI TÂM LINH HUYỀN MÔN ĐẠO .
» GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP NỘI HỎA CỦA TÂY TẠNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THẦN - ĐÔNG NAM Á :: VÕ THẦN VIỆT NAM-
Chuyển đến