CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 6:57 am



KHÍ CÔNG Y ĐẠO

Thầy Đỗ Đức Ngọc khicongydaotailieu

doducngoc@gmail.com

http://qigongrememo.com

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Thaydoducngoc2.th


ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Md11z.thĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Md10o.thĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Md9j.thĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Md8t.thĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO 213507.th


http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/12/kinh-gui-thay-o-uc-ngoc-xin-hoi-ve-benh.html

CCĐY 4 – KHÍ CÔNG Y ĐẠO LÀ GÌ?
Khí Công Y Đạo là một phương pháp chữa bệnh bằng cách tập luyện khí công đơn giản, chú trọng đến sự quân bình khí hóa của lục phủ ngũ tạng. Tập luyện khí công là công phu theo dõi kiểm soát hơi thở theo những quy luật riêng tùy theo lúc tập động công hay tĩnh công.
Phương pháp Động công:
Mục đích của động công là tập luyện cơ thể bền bỉ dẻo dai, khai thông được khí huyết ở những vùng bị bế tắc đã gây nên bệnh, khai mở các huyệt của kỳ kinh bát mạch và các luân xa theo một nhịp độ sinh học đồng bộ giữa động tác và hơi thở thuận với nhịp sinh học trao đổi chất của âm dương khí huyết để tự nó có thể khai mở được vòng tiểu chu thiên và đại chu thiên trong cơ thể ngỏ hầu tăng cường khả năng tự chữa bệnh và phòng chống bệnh không những cho chính bản thân mình mà còn có khí lực và thần lực để chữa bệnh cho người khác mà không sợ mệt và mất khí như những thầy chữa bệnh khác.
Những bài tập động công cũng có thể áp dụng hướng dẫn cho người bệnh tập luyện nhằm tăng cường dương khí, những động tác tay chân đều theo quy luật trong âm có dương, trong dương có âm và các động tác phải phù hợp với hơi thở tùy theo mỗi trường hợp bệnh cần chữa trị.
Ba mươi sáu thế khí công căn bản để trị bệnh thuộc phần Động công, chú trọng vào sự điều chỉnh khí hóa của hệ thống Tam Tiêu, điều chỉnh thần kinh ( thần ) , thông khí huyết cho lục phủ ngũ tạng, chuyển khí chạy theo vòng Nhâm-Đốc theo thứ tự đi hết một vòng tiểu chu thiên và tăng cường khí hoạt động cho tam tiêu là Tông khí , Ngũ hành khí, Nguyên khí.
Khí của vùng thượng tiêu :
Do Đan điền Khí vận hành bởi hơi thở của phế khí được tăng cường do hít thở sâu cho dưỡng khí vào đầy phổi được tích lũy dư thưà hơn người bình thường, chỉ những người tập thể dục thể thao hoặc tập khí công mới có được, gọi là TÔNG KHÍ, nhờ nó tích lũy được nhiều oxygiène trong phổi mới làm tăng được hồng cầu và tăng áp lực kích thích sự tuần hoàn của tim mạch được mạnh hơn bình thường.
Khí của vùng trung tiêu :
Do Đan điền Thần vận hành bởi khí của lục phủ ngũ tạng được tăng cường sự sinh hóa chủ động có kiểm soát để có thể tăng cường chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng giúp cho sự hấp thụ và chuyển hóa khí huyết lưu thông khắp các kinh mạch, gọi là NGŨ TẠNG KHÍ .
Khí của vùng hạ tiêu :
Do Đan điền Tinh vận hành bởi nguyên khí tiên thiên bẩm sinh tích lũy tại thận, được bảo vệ, duy trì và tiếp nạp tồn trữ thêm khí hậu thiên do ăn uống. Khi tập khí công đưa hơi thở vào Đan điền tinh để tăng cường chức năng hoạt động của thận làm cho nguyên khí tiên thiên hoạt động mạnh hơn, giúp cho sự sinh hóa chuyển hóa tinh chất của thức ăn hóa khí, chuyển khí hóa thần giúp thận có khả năng hoạt động khỏe và lâu bền, kéo dài tuổi thọ hơn, gọi là nguyên khí hậu thiên do tập luyện khí công mà có được, gọi chung cả hai loại khí của thận là NGUYÊN KHÍ.
Khi ba loại Tông khí, Ngũ tạng khí và Nguyên khí cùng hòa hợp đúng và đủ mới có thể chọn lọc được cốc khí ( chất bổ của thức ăn ) để sinh hóa và chuyển hóa trọn vẹn cốc khí thành hai loại khí quan trọng và cần thiết cho cơ thể là khí dinh dưỡng gọi là VINH KHÍ ( là cốc khí chuyển hóa thành máu nuôi dưỡng cơ thể phát triển) và khí bảo vệ gọi là VỆ KHÍ (là cốc khí chuyển hóa thành khí lực giúp máu tuần hoàn, và điều chỉnh số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết thanh, huyết bản, các loại hormones các loại kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể tăng cường sức đề kháng khi có bệnh ).
Khí Vinh và Vệ mạnh hay yếu, lệ thuộc vào tông khí từ đan điền khí, tuần hoàn luân phiên qua huyệt Chiên Trung (giao điểm đường giữa ngực và đường ngang qua hai núm vú ), khi ấn ngón tay vào huyệt không có cảm giác đau là người khỏe mạnh, ngược lại nếu có cảm giác đau là cơ thể đã thiếu hụt hai loại khí vinh-vệ do mất quân bình của ba loại khí ở tam tiêu.
Phương pháp Tĩnh công :
Theo quy luật âm dương hòa hợp, tập động công là tập tăng cường dương khí và tập tĩnh công là phần âm chuyển hóa khí làm mạnh chức năng thần kinh, nhưng trong cách luyện và theo dõi hơi thở cũng thể hiện quy luật trong âm có dương, mục đích điều khiển hơi thở nhằm khai thông các đại huyệt ( luân xa = charkra ) trên Nhâm-Đốc mạch, giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng Tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể. Tĩnh công phải hội đủ ba điều kiện là điều thân, điều ý, điều tức.
Điều thân :
Có nhiều cách tập thở ở tư thế đứng, nằm, ngồi, ở đây chúng tôi hướng dẫn cách ngồi để nạp khí và cách nằm để dưỡng thần.
Điều ý :
Với khẩu quyết của khí công Ý ở đâu khí ở đó, khí đến đâu huyết đến đó cho nên tùy theo mục đích chữa bệnh hợp với nhu cầu cơ thể cần, như muốn tăng cường sự khí hóa, cần tăng huyết, cần an thần.. ý sẽ được tập trung vào các vị trí khác nhau ở đan điền khí, ở đan điền thần, ở đan điền tinh hoặc ở huyệt Mệnh môn..
Điều tức :
Là tập điều hòa hơi thở được tự nhiên : nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên cho thành một thói quen, nhằm khai thông các huyệt đạo trên Nhâm-Đốc mạch giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể.
Điều hòa hơi thở đúng sẽ làm thay đổi chức năng co bóp của tim và nhịp tim được cải thiện ngay sau khi tập, đã được kiểm chứng đo điện tâm đồ ngay tại lớp học cho một bệnh nhân trước khi tập, trong khi tập và sau khi tập có biểu đồ như sau :

Nhịp tim trước khi tập

Nhịp tim trong khi tập

Nhịp tim được duy trì sau khi tập
Tập thở chú ý đến điều chỉnh hơi thở nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên, không gò bó không ép hơi, tạo thành nhịp thở sinh học đều đặn theo chu kỳ khoảng 6 đến 12 hơi thở ra thở vào trong một phút, sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được mạnh gấp nhiều lần hơn những người khác. Bình thường một người khỏe mạnh không bệnh tật, thở trung bình một phút được 18 hơi, nếu đến tuổi già vẫn giữ được 18 hơi thì tuổi thọ có thể sống lâu 100 tuổi. Nếu hơi thở trên 18 hơi là cơ thể đã có bệnh (thí dụ như bị thở gấp, ngắn hơi, hụt hơi trong bệnh tim mạch, suyễn, đau đớn..) thì tuổi thọ sẽ giảm. Con rùa thở 2 hơi trong một phút, tuổi thọ trung bình của rùa sống được 300 năm. Như vậy chúng ta muốn cơ thể khỏe mạnh sống lâu phải tập luyện cho thành thói quen tự nhiên với nhịp thở sinh học đều đặn dưới 18 hơi một phút, càng thở ít hơi, tuổi thọ càng cao. Ngày xưa có một ông lão 80 tuổi trông rất hồng hào khỏe mạnh và trẻ như tuổi 50, có nhiều người hỏi ông cách tập luyện làm sao để được trẻ khỏe như ông, ông trả lời : đói ăn, khát uống, mệt ngủ khì . Họ nói, điều ông dạy đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, có gì đặc biệt đâu nào . Ông trả lời : Phải, đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, nhưng 80 tuổi vẫn làm chưa xong. Ý nói tuổi già vẫn còn phải tập luyện tiếp tục duy trì sự ăn uống ngủ nghỉ được điều độ, bình thường tự nhiên theo nhu cầu, đó là duy trì tinh-khí-thần hòa hợp .Khí công chú trọng đến điều tức để duy trì sự hòa hợp của tinh-khí-thần thì cơ thể mới khỏe mạnh, tuổi thọ mới lâu bền được.
VớI mục đích tự chữa bệnh, 40 bài tập động công được chọn lựa cô đọng, tập với nhịp thở từ 6 đến 12 hơi trong một phút, theo trình tự từ bài đầu đến bài cuối sẽ có lợi ích nhiều cho việc điều chỉnh tinh-khí-thần, khai thông khí huyết toàn thân, tăng cường được cả 5 loại khí giúp cơ thể đủ khả năng tự động phòng chống bệnh tật có hiệu qủa trong các bệnh đau nhức đầu, phong thấp đau nhức tay chân, đau lưng gối, thần kinh tọa, các bệnh thuộc nội tạng tuần hoàn tim mạch như bệnh áp huyết, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnh thuộc hô hấp như suyễn, lao phổi, khó thở, bệnh thuộc hấp thụ, tiêu hóa như tiểu đường, cholesterol, gan, mật, bao tử, bệnh đường ruột như táo bón, tiêu chảy, bệnh rối loạn nội tiết..
Ngoài ra có 3 bài tập thở tĩnh công để dưỡng tâm an thần, tăng cường hệ thống thần kinh, hệ miễn nhiễm và nội tiết giúp bệnh mau hồi phục.
Đã có nhiều người tập đều đặn một thời gian, sức khỏe được cải thiện, họ lấy làm lạ, những bệnh tật kinh niên tự biến mất dần, ít phải dùng thuốc hơn, nhất là các bệnh đau nhức chân tay, lưng gối, cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, dị ứng cây cỏ và thời tiết, ho hen, suyễn, áp huyết, tiểu đường.. biến mất, lại ăn ngon, ngủ khỏe. Họ lấy làm lạ, vì các thế tập trong bài không có gì đặc biệt, cầu kỳ và khó nhớ, khó tập như các môn khí công khác, nhưng kết qủa thật kỳ diệu, như một phép lạ. Họ yêu cầu tôi giải thích.
Như trên, tôi đã giải thích, các động tác được cài đặt có trình tự để thông khí huyết, khai thông kỳ kinh bát mạch để cơ thể tự tuần hoàn theo vòng Tiểu chu thiên và Đại chu thiên. Tôi kể một câu chuyện làm thí dụ để chúng ta hiểu rõ hơn tại sao nó đơn giản mộc mạc mà lại vô cùng cao siêu thâm thúy không ngờ được :
Ở miền Nam nước ta, Cụ Đồ Chiểu nổi tiếng là một nhà thơ, có một chàng tên Văn Bình tự coi mình là nhà thơ hay, tìm đến cụ để thử tài cao thấp. Tìm đến nơi, gặp được ông lão ngồi đan giỏ, cho biết Cụ Đồ đi vắng một lát, xin mời cậu ngồi chờ, ông hỏi mục đích tìm gặp Cụ Đồ, Văn Bình ngỏ ý muốn bàn luận thơ văn với Cụ. Ông lão bảo, tôi cũng biết võ vẽ vài chữ chứ không biết làm thơ gì, xin được đối với cậu từng chữ một cho vui trong lúc chờ đợi Cụ Đồ về, cậu có bằng lòng không ? Dĩ nhiên Văn Bình chịu ngay.
Ông lão ra vế đối : chữ thứ nhất là Võ, cậu đối lại là Văn, chữ thứ hai là Trắc, cậu đối lại là Bình, chữ thứ ba là Đáo, cậu đối lại là Lai, chữ thứ tư là Nam, cậu đối lại là Bắc, chữ thứ năm là Cô, cậu đối lại là Cụ.
Ông lão ngưng không ra vế đối nữa, mà nói, thôi bây giờ chúng ta thử ráp lại xem câu của chúng mình có nghĩa gì không nào ?
Và ông đọc câu của ông là :
Võ Trắc Đáo Nam Cô,

Câu của Văn Bình là:
Văn Bình Lai Bắc Cụ.
Chữ bắc cụ được đọc lái ngược lại thành một nghĩa khác.
Văn Bình đọc xong, thẹn đỏ mặt, biết ông lão chính là Cụ Đồ đã chơi khăm mình. Những chữ thật tầm thường như thế trở nên có ý nghĩa thâm thúy vô cùng. Vì thế những bài tập khí công với những động tác tầm thường, nhưng mục đích được cài đặt để thông Đại chu thiên, là một môn khí công vừa rút ngắn thời gian vừa có kết qủa hơn các môn khí công khác phải mất nhiều năm tập luyện mà cũng chưa đạt được sự cải thiện sức khỏe để tự chữa khỏi những bệnh nan y.
Chúng tôi mong rằng những giải thích về lợi ích của môn tập khí công tự chữa bệnh và cuộn băng video hướng dẫn những động tác tập thể dục khí công sẽ giúp ích được phần nào cho những ai quan tâm đến việc tập luyện để tăng cường sức khỏe cho chính bản thân mình và có thể chỉ dẫn cho những người bệnh khác tập một vài động tác để cải thiện được sức khỏe cho họ, điều đó đủ đem lại cho chúng tôi một niềm vui vô tận.
doducngoc
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/10/ccy-4-khi-cong-y-ao-la-gi.html

Học khí công y đạo của Thầy Đỗ Đức Ngọc

http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=19412

PHỎNG VẤN THẦY ĐỖ ĐỨC NGỌC
của
HỘI KHÍ CÔNG Y ĐẠO VIỆT NAM
(trích Thời Báo ngày 12-08-2006 trang 138 &140)

Trong chương trình phục vụ cộng đồng, phóng viên của đài Tiếng Nói Việt Nam; do công ty Thời Báo chủ trương, đã đến chùa Linh Sơn ở Toronto, để phỏng vấn thầy Đỗ Đức Ngọc và Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam.
Chúng tôi đến chùa Linh Sơn vào lúc 12 giờ trưa của ngày thứ Hai đầu tuần, phòng chữa bệnh và nơi học của các học viên của phân hội Khí Công Y Đạo Toronto là căn hầm của chùa Linh Sơn ở số 1 đường Howard (Toronto). Tưởng cũng nên nói thếm một chút rằng chùa Linh Sơn và Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam là 2 tổ chức riêng biệt, không liên hệ với nhau. Chùa Linh Sơn đã cho Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam mượn cơ sở nầy để giảng dạy và chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân trong vùng nầy mà thôi.
Khi chúng tôi đến thì số bệnh nhân cũng đã đến khá đông. Cũng có những bệnh nhân ngoại quốc và đủ mọi quốc tịch. Chúng tôi thấy có một ông ngưòi Ấn Độ, mang con đến xin chữa bệnh. Một cặp gia đình bệnh nhân khác, mà khi phóng viên đài Tiếng Nói Việt Nam hỏi ra thì mới biết họ là người Bồ Đào Nha. Những bệnh nhân ngoại quốc đã đến xin chữa bệnh, qua sự giới thiệu của các bạn bè, mà phần đông những người bạn của họ là những bệnh nhân người Việt Nam, đã được chữa bệnh khỏi và sau đó đã giới thiệu những người nầy đến Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam.
Chúng tôi cũng thấy nhiều hội viên của Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam đang chữa bệnh cho các bệnh nhân trên các ghế dài, được đóng đặc biệt chỉ dành cho việc chữa bệnh bằng khí công.
Thầy Đỗ Đức Ngọc cũng đang chữa bệnh cho một bà bệnh nhân người ngoại quốc bị ung thư cổ. Chúng tôi chờ thầy chữa trị xong đã đến xin phỏng vấn. Sau đây là bài phỏng vấn của chúng tôi:
Phóng Viên đài Tiếng Nói VN (PV): Xin thầy cho qúy thính giả đài Tiếng Nói VN ở Montreal và Toronto biết sơ qua về Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam.
Thầy Đỗ Đức Ngọc (TDDN): Môn Khí Công Y Đạo do tôi thành lập ở Việt Nam từ những năm 1980s. Thời đó tôi cũng là người học võ nghệ. Một dịp bị đau tay mà đi chữa theo Tây Y, chữa bằng châm cứu cũng không hết. Tình cờ tôi có đọc những cuốn sách viết về Khí Công, rồi tự học và chữa cho mình. Tôi đã kiếm ra một số huyệt và đã tự chữa cho mình khỏi. Từ đó nhờ có căn bản về võ nghệ cũng như về Đông Y và Châm Cứu và tôi cũng may mắn được đọc thêm một số tài liệu bí truyền của Thầy Tám (giáo phái Cao Đài), từ đó tôi phát triển dần và thành lập môn phái Khí Công Y Đạo mục đích giúp đồng bào tự chữa bệnh, tự ngăn ngừa bệnh. Môn phái Khí Công Y Đạo đã phát triển ở Canada từ năm 1993. Riêng tại Toronto thì bắt đầu từ năm 2005, cứ hai tuần một lần, tôi từ Montreal bay về Toronto vào mỗi ngày thứ hai để chữa bệnh cho các bệnh nhân cũng như giảng dạy môn Khí Công cho các hội viên ở phân hội này.
PV:
Xin thầy cho biết Khí Công có thể chữa được những bệnh gì ?
TDDN: Trong hai năm hoạt động ở Toronto có đến 2500 bệnh nhân đến xin chữa bệnh. Các bệnh nhân đủ mọi quốc tịch từ Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Pakistan. Chúng tôi áp dụng những phương pháp động công là các thế thể dục, tĩnh công là việc ngồi thiền thở sâu phối hợp cùng cách ăn uống tức là phối hợp cả 3 phưong pháp TINH-KHÍ-THẦN để chữa bệnh. Chúng tôi chữa được đủ mọi loại bệnh từ các bệnh tiểu đường, cao máu, cao mỡ, mất ngủ cho đến các bệnh đau nhức chân tay, các bệnh coma v.v.. Điển hình như trường hợp của bác Trần Bá Quy, đứng cạnh đây (vừa nói thầy Ngọc vừa chỉ sang một học viên đứng gần đó), bác là học viên ở đây và cũng đã là người áp dụng phương pháp Khí Công Y Đạo để chữa bệnh.
PV: Xin bác Quy cho qúy thính giả của đài Tiếng Nói Việt Nam biết thêm về kết quả mà bác đã chữa bệnh.
Bác Trần Bá Quy: Tôi năm nay đã 79 tuổi và đã theo học lớp Khí Công Y Đạo của thầy Đỗ Đức Ngọc từ nhiều năm nay. Cách đây 5 năm tôi đã được bác sĩ cho biết là đã bị bệnh tiểu đường. Tôi cũng biết vậy thôi nhưng cũng chẳng biết nhiều về bệnh này. Dần dần tôi bị bệnh tiểu đường nặng hơn. Một lần tôi bị ngất xỉu được đưa đến bệnh viện. Sau k hi được chụp hình não, thì bác sĩ mới cho tôi biết là tôi bị bướu não, loại bướu lành. Như thế là tôi bị một lúc hai bệnh vừa tiểu đường và bướu não. Bệnh bướu não có thể là do biến chứng của bệnh tiểu đường. Tôi đã theo học lớp Khí Công, tập động công và nhất là tập tĩnh công nghĩa là ngồi thiền tập thở theo phưong pháp Khí Công Y Đạo. Dần dần bệnh tiểu đường của tôi thuyên giảm. Mới đây đi khám bác sĩ và được chụp hình não bộ thì các bác sĩ cho biết cái bướu não đã gần như mất hẳn. Tôi rất mừng và cảm ơn thầy Ngọc cùng hội Khí Công Y Đạo đã giúp cho tôi cơ hội để tập luyện chống lại các bệnh tật tôi đã mắc phải.
PV: (quay sang thầy Ngọc) Thưa thầy, môn Khí Công Y Đạo xem ra rất hiệu nghiệm trong việc chữa bệnh và ngừa bệnh. Xin thầy cho qúy thính giả đài Tiếng Nói Việt Nam biết thêm là cách tập môn Khí Công này có khó khăn không?
TDDN: Môn Khí Công Y Đạo Việt Nam rất dễ tập luyện. Ai cũng tập được, chỉ cần sự chuyên cần bền bĩ. Các thể động công cũng như tĩnh công đdã được tôi đặt ra cho quảng đại quần chúng nên rất dễ tập luyện mà kết quả thần kỳ.
PV: Thưa thầy, nếu muốn xin học Khí Công Y Đạo thì xin ở đâu ?
TDDN: Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam sẽ khai giảng khoá học mới ở Montreal và Toronto trong tháng 8 sắp đến. Tại Montreal quý thính giả muốn theo học có thể ghi danh ở chùa Quan Âm hay tại Nhà Thờ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam . Tại Toronto thì xin đến chùa Linh Sơn. Qúy thính giả có thể liên lạc bằng điện thoại ở số 514-276-5090 begin_of_the_skype_highlighting 514-276-5090 end_of_the_skype_highlighting ở Montreal và số 416-461-6570 begin_of_the_skype_highlighting 416-461-6570 end_of_the_skype_highlighting ở Toronto.*
PV: Thay mặt cho qúy thính giả của đài Tiếng Nói Việt Nam chúng tôi thầy Ngọc và Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam đã dành thời giờ giải thích về môn Khí Công kỳ diệu nầy.
TDDN: Xin cám ơn anh và xin gởi lời kính chúc sức khoẻ đến quý thính giả đài Tiếng Nói Việt Nam.

Nguyễn Huy Khôi.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 6:59 am

* Bài phỏng vấn trên đây thực hiện vào năm 2006 nên câu trả lời về địa chỉ và cách thức ghi danh học Khí Công Y Đạo, Lê Thy xin cập nhật như sau:
Montreal: Xin mời đến tập thể dục khí công (động công và tĩnh công) do Thầy Đỗ Đức Ngọc hướng dẫn vào mỗi chiều thứ Bẩy ở Trung Tâm Lajeunesse, địa chỉ 7378 đường Lajeunesse, phòng 212 từ 13:30 đến 15:00 .
Toronto: Chủ Nhật cách tuần Thầy Ngọc xuống Toronto huớng dẫn trị bịnh và dậy lý thuyết tại: Trụ sở 2 của Hội Nguời Việt số 3585 Keele St. Học lý thuyết từ 10 sáng đến 2 giờ chiều, huớng dẫn trị bịnh từ 2 đến 5 giờ chiều
Thời khoá biểu hoạt động năm 2009 của thầy Ngọc tại Toronto :
Tháng 8: CN 02, 16, 30.
Tháng 9: CN 13, 27.
Tháng 10: CN 11, 25.
Tháng 11: CN 08, 22.
Tháng 12: CN 06
http://tambut.wordpress.com/2009/07/21/phongvan_1/

Làm thế nào học khí công y đạo việt nam của Thầy Đỗ Đức Ngọc một cách hiệu quả
Làm thế nào học tốt môn khí công y đạo của Thầy Ngọc kiến thức của Thầy như rừng y . Học để hiểu đã là vấn đề lớn còn học mà thự chành thì còn phải nhọc lòng hơn . Nhưng việc học nó cũng ngư
mọi việc khác , phải thích nó , say sưa với nó thì mới có hưng phấn vượt qua các trở ngại .
1/ Trước tiên phải biết thế nào là ngữ hành trong lục phủ ngũ tạng : tim -tâm bào ( vỏ trái tim )là âm hỏa . Ruột non , tam tiêu ( hệ thống tuần hoàn máu )
là hỏa dương , Lá tỳ ( tụy )là thổ âm , dạ dày ( vị ) thổ dương . Ruột già ( đại trường ) kim dương , phổi ( phế - là kim âm
Thận -thủy âm , bàng quang là thủy dương , gan là mộc âm , túi mật ( đởm ) là mộc dương . Để nhớ vòng tương sinh ngũ hành ta nhớ : nước ( thủy ) tưới cây tươi tốt
cây dễ sinh hỏa hoạn , sau hỏa hoạn còn đống tro ( thổ ) , trong đống tro đó có kim , khi đun nóng kim thì nóng chảy thành nước
chu kỳ cứ thế tương sinh . Còn tương khắc : thủy dập tắt lửa , , lửa đun chảy kim , kim làm chết cây , cây làm bạc màu đất , đất chặn được nước
2/ Hiểu vận hành trong 14 kinh : phổi - tim -tâm bào ( kinh âm từ trong cánh tay ra cuối ngón tay cái -út -giũa )
ruột già -tam tiêu -ruột non ( kinh dương từ ngón tay trỏ -áp út -út về phía cơ thể )
bàng quang - dạ dày - túi mật ( kinh dương từ trên đầu chạy xuống các ngón chân : út - thứ hai - áp út , theo trình tự mặt sau chân - sống chân - cạnh phía ngoài chân )
thận -gan - tụy ( kinh âm chạy từ dưới các ngón chân : ngón 3 - phía trong và ngoài ngón cái lên đầu -vị trí phía trong bắp chân , đùi )
xem chi tiết tại : khicongydaotailieu.blogsport.com/Tài Liệu về Huyệt /Chức năng khí hóa của 14 đường kinh
3/ Quy tắc nhận biết như thế nào là thực-hư -suy , như thế nào là hư : thấp hơn tiêu chuẩn khí công là hư ( mãn tính ) , cao hơn là thực là cấp tính
còn cả thực cả hư là suy
Con hư bổ mẹ là bổ kinh liền kề phía trước kinh đó : ví dụ kinh hỏa âm hư bổ mẹ nó là mộc dương tức túi mật
Mẹ thực tả con : tức tả kinh kế sau nó : ví dụ kinh hỏa dương thực thì tả kinh thổ âm tức tỳ
Chữa bệnh thực : vuốt từ huyệt bản bệnh sang sinh bệnh , xả tại tĩnh huyệt cơ sở sinh bệnh BB-SB-XẢ KINH SB
Chữa bệnh hư chứng : vuốt từ khắc bệnh sang bản bệnh rồi xả tại tĩnh huyệt cơ sở bản bệnh KB-BB- xả kinh BB
Chữa bệnh suy chứng : vuốt từ khắc bệnh sang bản bệnh , vuốt từ huyệt bản bệnh sang sinh bệnh , xả tại tĩnh huyệt cơ sở sinh bệnh
KB-BB-SB-XẢ KINH SB
XEM CHI TIẾT TẠI :khicongydaotailieu.blogsport.com/Tài Liệu về Huyệt/Thực tập vuốt huyệt chữa bệnh tổng quát
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...a-12-kinh.html
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...a-12-kinh.html
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...-kinh-ngu.html
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...yen-huyet.html
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...a-12-kinh.html
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...yet-ong-y.html
4/ cÁCH ĐOÁN BỆNH : nhìn bề ngoài : màu sắc da bình thường , tái , xám , sạm xỉn màu , đỏ
nghe tiếng nói : bình thường - hụt hơi - to tiếng - nói dai ...
quan sát mắt -tai -lưỡi
khai bệnh đau vùng nào
Nắn xoa trên 14 kinh xem đau huyệt của kinh nào , vùng nội tạng nào
Xúc chạm xem nóng lạnh như thế nào
5/ chú trọng các huyệt bát pháp , phép chữa bệnh chỉ bằng một huyệt
http://khicongydaotailieu.blogspot.c...et.html/Thực tập chữa bệnh bằng 1 huyệt
https://docs.google.com/fileview?id=...MjE3ZTEz&hl=en
Nói chung kiến thức của Thầy đúng là rừng y , nhưng biết cách tiếp cận có hệ thống thì việc học đỡ vất vả , nhanh tiến bộ có hiệu quả
Khi muốn tìm học cách tự chữa bệnh nào đó thì vào mục lục học chữa bệnh xếp theo chuy6en khoa : http://khicongydaododucngoc.blogspot...uyen-khoa.html
tìm những bài tương tự bệnh mình cần tìm , đọc kỹ cách giải của Thầy , thấy nội tạng nào có bài thuốc -cách ăn - bài tập tương ứng bệnh đó
nhưng các bài tập khác thì vẫn nên tập nhưng liều ít hơn .
Cứ đau nhức xương thì xả cặn thận và bổ thận : ngò tây ,câu kỳ tử ,táo đen ,đỗ trọng ,địa cốt bì ...
Đau nhức gân cơ thì chăm sóc gan tỳ : : phan tả diệp , phụ tử lý trung hoàn , bổ trung ích khí hoàn
Da : chú ý gan phổi : phan tả diệp , bách hợp cổ kim hoàn
Ung thư : tăng khí huyết ...
Khi những kiến thức của Thầy Ngọc được phân bổ nhỏ từng phân đoạn đem vào chương trình giáo dục học đường từ cấp tiểu học lên cấp đại học sau đại học thì mọi người có cuộc sống hoàn thiện hơn , dễ dàng
thông minh hơn

http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=29622

Người đưa tin tâm linh
Blog này
Được Liên kết Từ đây
Trang tâm linh
Blog này



Được Liên kết Từ đây



Trang tâm linh



Thứ ba, ngày 15 tháng sáu năm 2010
Cấu trúc tâm linh trong cơ thể con người
OZ-Một bài nghiên cứu khá công phu, dẫn chứng cụ thể, giải đáp phần lớn những bí ẩn về y học qua tâm linh. Bài được đăng trên TGVH bởi anh Bin571, theo đó tác giả là Đỗ Đức Ngọc hiện đang cư trú tại Canada. Xin giới thiệu cùng các bằng hữu.


I.NGUYÊN NHÂN BỆNH :

Theo y học hiện đại, nhờ vào những xét nghiệm y khoa trong việc khám và chẩn bệnh, chúng ta mới biết được nguyên nhân hầu tìm ra cách chữa trị có hiệu qủa. Tuy nhiên đa số các bệnh đều là tổn thương thực thể, có những kết qủa xét nghiệm bất bình thường so với tiêu chuẩn mẫu mực. Ngược lại, có những bệnh không tìm ra được nguyên nhân vì các kết qủa xét nghiệm y học đều bình thường, trong trường hợp ấy chúng ta không rõ nguyên nhân, cho là bệnh tâm lý thần kinh. Nếu không biết cách chữa, một thời gian sau có biến chứng làm tổn thương thực thể rõ ràng, lúc đó việc chữa trị lại khó khăn hơn.
Đối với y học phương đông, tìm nguyên nhân bệnh không dựa vào kết qủa xét nghiệm y khoa bằng máy móc dụng cụ, mà dựa vào quy luật khí hóa ngũ hành của tạng phủ (nguồn gốc của dịch y đạo), giống như dựa vào bảng tiêu chuẩn mẫu mực của Tây y, để so sánh giữa hai tình trạng khỏe và bệnh.
Khí hóa ngũ hành của tạng phủ là những biến đổi trong cơ thể tạo ra những chu kỳ tuần hoàn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết, hệ thần kinh… thộng qua các tạng phủ và các chức năng riêng mà nó đảm nhận. Khi tất cả các sự biến đổi trong con người được điều hòa tốt, gọi là sự khí hóa chính thường, thì con người được khỏe mạnh, còn sự khí hóa bất thường làm mất quân bình sự khí hóa chung của tổng thể thì con người bị bệnh, do đó phải truy tìm nguyên nhân.
Có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài cơ thể và nguyên nhân bên trong cơ thể. :
Nguyên nhân bên ngoài gồm nguyên nhân chủ quan như va chạm tổn thương, môi trường sống và làm việc, do ăn uống, ngủ nghỉ không đúng cách... nguyên nhân khách quan ảnh hưởng do sự tuần hoàn của vũ trụ tác động bởi mặt trời và nước biển tạo ra khí hậu, thời tiết, mùa màng, cây cỏ, vạn vật để nuôi dưỡng con người bị khác thường không phù hợp. Đó là do ảnh hưởng khí hóa của vũ trụ.
Nguyên nhân bên trong là sự khí hóa của tiểu vũ trụ để nuôi dưỡng tế bào, tác động bởi hai yếu tố tâm-thận. Tâm thuộc hỏa giống như mặt trời, Thận thuộc thủy giống như nước biển. Tim mạch và hơi thở tạo ra nhiệt năng tác động lên thận tạo ra sự tuần hoàn bên trong gọi là sự khí hóa tạng phủ. Vũ trụ và tiểu vũ trụ tạo ra sự tuần hoàn đều đặn nhờ vào sự biến đổi của hai yếu tố thủy-hỏa (âm-dương) để khí hóa, do đó đông y gọi là thiên nhân đồng nhất thể.

Dù do nguyên nhân nào làm cho sự khí hóa bất thường sẽ không nuôi dưỡng tế bào, mà còn làm hại tế bào gây ra bệnh tật. Đông tây y cùng quan điểm, nhưng tây y tìm nguyên nhân qua xét nghiệm, đông y tìm nguyên nhân theo khí hóa.
Theo đông y, có 4 loại khí hóa bất thường gây ra bệnh gọi là sự tắc tuần hoàn. :

1-Tắc tuần hoàn khí : Không bị tổn thương thực thể, xét nghiệm không thấy, nhưng vẫn có hậu qủa của nó như mạch đập đều nhưng mạnh hơn hay yếu hơn, chỗ mạnh hơn, chỗ yếu hơn khi bắt mạch.. làm cho nhức đầu, chóng mặt, đau nhức phong tê thấp, chậm tiêu hóa, mệt mỏi.. chỗ đau không nhất định..

2-Tắc tuần hoàn huyết : Có tổn thương thực thể, đau nhức một chỗ cố định như huyết tụ, máu bầm, sung huyết não, tắc nghẽn mạch, huyết khô hóa vôi làm thoái hóa xương khớp…

3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa : Thức ăn chứa lâu trong bao tử và đường ruột do tiêu hóa chậm sẽ hóa nhịêt độc gây táo bón, tiêu chảy, loét bao tử, tiểu đường, hoặc phát sinh vi khuẩn, sán lãi, vi trùng… thấm vào máu thành bệnh nhiễm trùng…

4-Tắc tuần hoàn tâm sinh lý : Do thói quen, phong tục tập quán về ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tư duy, cố chấp, bảo thủ, thành kiến, tánh tình vui, buồn, giận, lo sợ, xúc động, tích cực, tiêu cực, tánh khí bất thường…..có ảnh hưởng đến sức khỏe như vui qúa làm thần kinh hưng phấn tim mạch sẽ đập mạnh, vui qúa hóa điên dại mất lý trí, buồn hay thở dài hại phổi ( một trong những nguyên nhân ung thư vú của phụ nữ), giận qúa làm cơ gân co rút hại gan, tục ngữ có câu giận bầm gan tím ruột, lo qúa ăn mất ngon hại tỳ vị, sợ vãi đái hại thận ảnh hưởng thần kinh…Tắc tuần hoàn tâm sinh lý cũng không xét nghiệm được trực tiếp, chỉ khi nào do tình trạng bệnh kéo dài làm tắc tuần hoàn chuyển từ tắc khí sang tắc huyết làm tổn thương thực thể mới xét nghiệm được. Lý do biến đổi tâm sinh lý lại tùy thuộc vào mỗi người mỗi khác có liên quan đến cấu trúc tâm linh trong cơ thể nó tác động vào cấu trúc vật chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên phương pháp chữa bệnh của đông y liên kết được cả hai phần vô hình và hữu hình qua sự khí hóa ngũ hành của tạng phủ.

II: CẤU TRÚC VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH :

Ở mỗi con người chúng ta ai cũng có hai phần cấu trúc hữu hình và vô hình.
Phần cấu trúc hữu hình là cơ thể vật chất tạo ra hình hài cơ thể nam nữ với đầy đủ các cơ quan tạng phủ do các tế bào hòa hợp lại.
Phần cấu trúc vô hình là cấu trúc tâm linh, trong đó có một phần là tâm tánh khí tạo ra nét đặc thù của cá tính mỗi người do gène (DNA) mà khoa học đã chứng minh được, còn phần quan trọng nhất là thứ lớp của cấu trúc tâm linh hiện diện vô hình trong cơ thể, chúng ta cảm nhận được mà khoa học chưa chứng minh được.
Chúng ta hãy xét nghiệm các trường hợp sau đây để có thể hình dung ra được các thứ lớp của cấu trúc theo quan niệm đông y. Đó là chìa khóa tìm hiểu sự khí hóa của tạng phủ trong việc chữa bệnh :

1-Thể Xác : Khi cơ thể không còn sự sống, mất sự hiện diện của các thể tâm linh, thân xác nằm bất động không còn thở, chúng ta gọi là xác chết, đó là phần cấu trúc vật chất.

2-Thể Phách : Khi con người hôn mê bất tỉnh, thân bất động, chỉ còn hơi thở để duy trì sự sống ( trong trường hợp hôn mê sâu=coma ), đông y gọi là còn thể phách. Đông y nói “ Phế tàng phách” là phần tâm linh vô hình cư trú ở phổi chỉ huy chức năng hoạt động của phổi, giúp phổi thở để duy trì sinh mạng thông qua sự tuần hoàn của khí.

3-Thể Vía : Thể vía chỉ huy mọi cử động cơ học, là phần tâm linh vô hình cư trú ở tiểu não sau gáy, khi bị va chạm tổn thương, hay say rượu, trúng độc hôn mê, đứt mạch máu não làm tê liệt, cử động sẽ bị giới hạn mất kiểm soát như ý muốn.

4-Thể Hồn : Thể hồn chỉ huy mạng lưới gân cơ, thần kinh, làm co rút hoặc thư giãn khiến cho cơ thể biết đau hoặc không đau. Đông y nói “Gan tàng hồn” là phần tâm linh vô hình cư trú ở gan, có nhiệm vụ giúp gan hoạt động theo chức năng của nó. Khi mất cảm giác, vô tri, là thể hồn đã rời thể xác. Còn đau đớn qúa sức chịu đựng làm thể hồn bị tổn thương kêu la thảm thiết như trường hợp ung thư hành hạ đau đớn, mà thực thể gan không bị tổn thương, thể hồn bị tổn thương sinh ra ác mộng.

5-Thể Thần : Thể thần chỉ huy tình cảm, hệ thống tim mạch, hệ thống tuần hoàn huyết làm cho da thịt hồng hào, mặt tươi tỉnh hoặc mặt mày mất sắc, mất thần như ngây dại, hoảng hốt. Đông y nói “ Tâm tàng thần” là phần tâm linh vô hình cư trú tại tâm giúp cho tâm hoạt động theo chức năng của nó về hệ tuần hoàn tim mạch và thần kinh… Khi bị tổn thương thì tim mạch nhảy loạn, thần sắc thay đổi, dễ xúc động, qúa khích động như điên khùng hoặc qúa bi quan, nói năng cười khóc bất thường.

6-Thể Ý : Thể ý chỉ huy sự diễn đạt của tư tưởng, tập trung hoặc mất tập trung, biết phân biệt tốt xấu, ưa thích hay không ưa thích, tính qủa quyết hay do dự… qua sự tiết hormone như truyền một tín hiệu có ảnh hưởng đến các cơ quan, phối hợp sự nói năng và cử chỉ phù họp với ý muốn. Đông y nói “ Tỳ tang ý ” là phần tâm linh vô hình cư trú tại lá lách. Khi thể ý bị tổn thương sẽ mất đi sự quyết đoán, không ham muốn, không thích cử động nói năng và ăn uống nữa mặc dù thực thể của lá lách không bị tổn thương.

7-Thể Chí : Thể chí chỉ huy sự hoạt động của bộ não, ẩn tàng sức mạnh ý chí, lý tưởng của thể xác và tinh thần, bao gồm phần tiên thiên và hậu thiên, phần tiên thiên là những dữ liệu tích lũy từ những kiếp trước đem vào bộ nhớ của não khi sinh ra, và những gène ( chủng tử) của cha mẹ, phần hậu thiên do sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần và sự học hỏi kinh nghiệm thu thập được trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đông y nói “Thận tàng chí” là phần tâm linh vô hình cư trú ở thận, về tinh thần, nó làm cho con người phát triển hay không phát triển phần hạ trí như thông minh hay đần độn, nhớ dai hay mau quên, có ý chí sáng tạo hay ỉ lại…, về thể xác, nó điều hòa chức năng thận biến hóa các chất bổ dưỡng chuyển thành khí huyết, sinh tinh tủy, nuôi xương, bổ não, duy trì và phát triển, sản xuất tế bào mới thay thế tế bào cũ. Thể chí mạnh, duy trì được sự minh mẫn, trẻ trung, kéo dài tuổi thọ. Khi thận không bị tổn thương thực thể mà bị bệnh mất trí nhớ, mất ký ức phải nghĩ ngay đến phần hạ trí bị tổn thương do thể chí.

8-Thể Trí: Thể trí gồm hai phần, phần hạ trí và thượng trí. Thể trí cư trú ở não làm cho não phát triển.
a-Thể Hạ Trí : Do con người khi phát triển đã học hỏi, tích lũy đươc những kinh nghiệm và khi sử dụng những kiến thức ấy thì cũng mới chỉ chiếm tối đa 7-8% tế bào não trong mọi sinh hoạt thường ngày.
b-Thể Thượng Trí : Các thần đồng, các nhà bác học, các bậc thiền sư, kỳ nhân.. đã sử dụng được các phần tế bào não vượt ngoài giới hạn 8% so với những người khác. Những kiến thức hiểu biết này đặc biệt không ai có, nó khác lạ mới mẻ, chúng ta gọi nó là thể thượng trí. Trong bộ óc chúng ta, hơn 90% tế bào não còn lại là những băng đĩa còn bỏ trống chưa chứa dữ kiện nào, nó dành sẵn cho con người ghi thêm những kết qủa, những kinh nghiệm đã tìm tòi phát minh được ở đời này, hoặc để ghi nhận được những điều mới lạ học hỏi được ở các cõi thiền định hoặc trong những giấc mơ có ý thức khi ao ước tìm tòi phát minh một điều gì. Phần còn lại là những băng đĩa đã ghi đầy những kinh nghiệm trong qúa khứ nhiều đời tích lũy được, nhưng những dữ kiện ấy đem vào thân xác đời này bị vô minh che lấp nên không có khả năng khai mở được hết mà chỉ sử dụng được một phần nào, chúng ta gọi là bẩm sinh để trở thành các kỳ nhân, thần đồng, các nhà khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật. Còn thông thường khi chúng ta có một vấn đề khó giải quyết, qua một đêm yên tĩnh nghỉ ngơi, tự nhiên sáng dạy đã tìm được cách giải quyết, người đời gọi là thông minh.
Thể thượng trí được khai mở qua phương pháp tập thiền, tập khai mở luân xa như yoga, hoặc do sau tai nạn bị chấn thương sọ não.. Khi sử dụng được thể thượng trí, nó dẫn ta vào không gian 4 chiều như thân xác ở một chỗ, mà thể hồn đi vào không gian khác, không gian qúa khứ để thấy biết những hoạt động của tiền kiếp, hay không gian tương lai ở những cảnh giới khác để học hỏi, tìm tòi, sau này trở thành một nhà phát minh như các nhà khoa học, hoặc trở thành nhà tiên tri.., còn đối với những người thỉnh thoảng mới xuất hiện thể thượng trí, khi có khi không, người ta gọi là linh tính, giác quan thứ sáu…

Bẩy thể tâm linh vô hình cư trú trong cơ thể vật chất, có liên quan hai chiều nhờ vào thể thần, thông qua hệ thần kinh và các màng lưới thần kinh. Tất cả đều điều khiển chức năng hoạt động của tạng phủ, vừa nuôi dưỡng bảo vệ tạng phủ theo một quy luật tuần hoàn chung gọi là sự khí hóa ngũ hành.


Chân dung Thầy Đỗ Đức Ngọc (Internet)

III.THÂN BỆNH-TÂM BỆNH

Qua tám trường hợp trên, chúng ta thấy, ngoài Thể Xác được góp nhặt từ cát bụi ( theo Thiên Chúa giáo ) hay tinh cha huyết mẹ ( theo Phật giáo), thành một thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa, mà đông y gọi là lục phủ ngũ tạng, có đủ tứ đại : đất thuộc thổ, trong thổ có chứa kim, nước thuộc thủy, gió thuộc phong mộc, lửa thuộc hỏa, trong thân còn chứa 7 thể tâm linh để giúp cho cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học đều đặn và quyết định sự sống chết của con người khi phần tâm linh rời khỏi cơ thể thì thân xác chết, thi thể tan rã lại trở về với cát bụi.
Như vậy sự bệnh hoạn, sống chết của thân ta lệ thuộc vào phần cấu trúc tâm linh, nó định đoạt cho ta tất cả mà chúng ta không biết chúng từ đâu tới, nó ở với ta bao lâu, khi nó lìa khỏi thân ta, nó đi về đâu, và chính bản chất nó được cấu tạo ra sao ? Những câu thắc mắc ấy đã được giải đáp đầy đủ trong triết lý Phật giáo.
Đứng trên quan điểm y học, Tây y tìm tòi mọi phương pháp chữa bệnh tiên tiến nhất cũng chỉ giải quyết được phần thể xác, về lãnh vực trị liệu tâm lý thần kinh chưa phân biệt rõ phần tâm linh nào bệnh, và cách chữa ra sao nên vẫn chưa đạt được hiệu qủa như ý muốn.
Dựa vào sự cấu trúc của cơ thể, phần bệnh của thể xác chúng ta tạm gọi là thân-bệnh, Phần cấu trúc tâm linh bị bệnh chúng ta gọi là tâm-bệnh.

1-Thần làm hại khí :
Cấu trúc tâm linh là phần vô hình cư trú trong tạng phủ để điều khiển mọi chức năng hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục.. qua hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.. cho nên khi chúng bị bệnh sẽ làm xáo trộn mọi chức năng của các cơ quan, chứ không làm tổn thương thực thể thì y học tây phương tìm không ra bệnh, đông y gọi là giai đoạn thần làm hại khí.

2-Khí làm hại huyết :
Nếu tâm bệnh cứ tiếp diễn lâu dài sẽ làm tổn thương thực thể, làm thay đổi hình dạng cấu trúc của thân xác như sưng, gẫy, lở loét, viêm, phù, thắt nghẹt lưu thông khí huyết tạo ra khối u hay chèn ép nứt xương…thì Tây y sở trường chữa được những loại bệnh này hơn là đông y.
Nhưng những loại bệnh này, đông y chia làm hai loại cấp tính và mãn tính. Loại cấp tính do nguyên nhân bên ngoài như tai nạn, cần phải giải phẫu, hay cấp cứu ngay nếu không sẽ chết thì đông y không làm được. Còn loại sưng đau chấn thương chưa nguy đến tính mạng thì cách chữa đông y có thể thu ngắn thời gian và có kết qủa trị liệu hơn tây y. Loại bệnh mãn tính, theo đông y, phải tìm nguyên nhân gốc, và chắc chắn đã có ảnh hưởng không tốt cho phần cấu trúc tâm linh, giai đoạn này đông y gọi là khí làm hại huyết, cho nên tây y dùng phẫu thuật cũng chưa giải quyết được gốc bệnh, đa số các loại bệnh của con người ở loại này. Tây y thường giải quyết trực tiếp vào phần cơ thể bị bệnh bằng phẫu thuật để tránh lây lan và dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng gây ra mầm bệnh.

3-Tinh-Khí-Thần :
Phương pháp này khác hẳn về quan điểm chữa bệnh của tây y so với đông y. Tại sao ? Vì đông y coi con người là một tổng thể hòa hợp của thân và tâm, nên đã nhìn ra được ba yếu tố quan trọng trong vấn đề bệnh hoạn và sự sống chết của con người, đó là tinh-khí-thần.

Tinh :
Là những chất bổ do ăn uống để nuôi cơ thể, nếu hợp với nhu cầu mà cơ thể cần sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, không đúng nhu cầu sẽ làm cho cơ thể bệnh mặc dù khi phân chất thức ăn đó không có độc tố, trái lại chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể không muốn hấp thụ làm cơ thể phải tốn mất thêm năng lượng đào thải chúng ra ngoài, như vậy cơ thể cũng bị bệnh nếu lạm dụng nhiều chất bổ không cần thiết. (Thí dụ như chất đường, chất béo, chất vôi…không có độc, nhưng dư thừa làm con người bị bệnh.)

Khí :
Là chức năng hoạt động của các cơ quan lục phủ ngũ tạng làm công việc biến dưỡng, chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần, ở thể động là sinh hóa thức ăn như co bóp, tiết dịch, phân tích, tổng hợp, hấp thụ, đào thải…ở thể tĩnh như nghỉ ngơi là chuyển hóa dưỡng trấp thành máu, vinh khí, nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, và thành năng lượng vệ khí bảo vệ cơ thể, duy trì sức khoẻ và sự sống.

Thần :
Có hai loại là dục thần do cha mẹ sinh ra mang tâm tánh của cha mẹ, và thức thần mang tâm tánh cá biệt của mình có từ nhiều đời, cả hai loại là vô hình, nhưng phần hữu hình là tim mạch, bộ óc và hệ thần kinh cùng các gène mang tính di truyền. Thần có nhiệm vụ kiểm soát, điều chỉnh, hòa hợp mọi hoạt động của cơ thể thông qua những chức năng của các tạng phủ, cả hai loại thần được phát triển về hai mặt, mặt tiềm năng do bẩm sinh cấu tạo ra chức năng và tâm tính của mỗi người do ảnh hưởng cha mẹ và do ảnh hưởng qúa khứ nhiều đời, mặt khác do học hỏi tiếp tục ở trường học, xã hội và kinh nghiệm đang trải qua ở đời này.

4-Ngũ nguyên :Để có thể điều chỉnh được tinh-khí-thần hòa hợp giữa hai phần cấu trúc vật chất và tâm linh, đông y dùng hệ thống lý luận ngũ hành để liên kết chúng vào cùng một hành như :

1-Qủa tim, hệ tim mạch gồm đường kinh tâm, tâm bào, thuộc hành hỏa ,về phần tâm linh có hàm chứa nguyên thần, cái tạo ra cho con người biết trọng lẽ phải, biết suy nghĩ đúng sai, gọi là Lễ mới sinh ra thức thần. Khi thức thần bị dao động mạnh do cảm xúc sẽ làm hại tim.

2-Lá lách và kinh Tỳ thuộc hành thổ, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên khí, cái tạo ra khí phách con người biết trọng chữ Tín hay không, nó sinh ra vọng ý nhiều hay ít, nếu vọng ý quá đáng sinh lo nghĩ nhiều sẽ hại tỳ ăn mất ngon.

3-Phổi và kinh Phế thuộc hành kim, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tình, cái tạo ra tình người có Nghĩa hay không, nó tạo thành phách, nó tạo ra tình cảm, khi tình cảm bị giao động sinh buồn sẽ làm hại phổi.

4-Thận và kinh thận thuộc hành thủy, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tinh, cái tạo ra sự khôn ngoan hiểu biết gọi là Trí, cái không hiểu biết, chỉ ham sắc dục nó sinh ra trược tinh mất sáng suốt, khi bị giao động sinh sợ hãi sẽ làm hại thận ( sợ vãi đái).

5-Gan và kinh Can thuộc hành mộc, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tánh, là bản chất tình người gọi là Nhân do hồn dẫn dắt, khi giận giữ mất tánh người sẽ làm hại gan ( giận bầm gan, giận mất khôn ).

Như vậy, các bệnh liên quan đến chức năng của tạng phủ, tâm lý thần kinh, bệnh thuộc tâm linh, đông y dùng phương pháp lý luận ngũ hành hỏa, thổ, kim, thủy, mộc để điều chỉnh lại sự khí hóa của tổng thể, vì khi thân bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm bệnh và ngược lại tâm bệnh cũng ảnh hưởng đến thân bệnh. Cả hai loại bệnh đều làm rối loạn chức năng hoạt động của tạng phủ, trực tiếp là rối loạn chức năng nội tiết mà đông y gọi là hệ nội dược.
IV-NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN Y HỌC :

Có sự đối đãi hai chiều giữa thân bệnh và tâm bệnh. Khi thân bệnh dù có tổn thương thực thể nhưng chưa làm mất chỗ cư trú của phần tâm linh thì thân bệnh không đáng ngại, nhưng tâm bệnh có thể làm tổn thương thân bệnh. Chúng ta hãy nghiên cứu đến các hiện tượng sau :

1-Hiện tượng chưa tổn thương thể phách :
Thân thể dù có bệnh do thế gian đặt tên và phân loại bệnh dễ chữa hay khó chữa, miễn là nó chưa làm mất nơi cư trú của phần tâm linh và chưa làm hại đến sự rối loạn chức năng của hơi thở là thể phách, thì thân có bệnh không chữa được cũng vẫn kéo dài sự sống như bệnh phong cùi, lở lói, ung nhọt ngoài da.. có thể làm hư hỏng ngũ quan, tứ chi, ung thư da, hoặc coma, mà không làm rối loạn thể phách, thể phách vẫn điều khiển hơi thở đều đặn thì mạng sống vẫn được duy trì.

2-Hiện tượng rối loạn thể phách :
Người khỏe mạnh, trung bình một phút hít vào thở ra tự nhiên được 18 hơi đều đặn, nhưng khi bệnh do cơn đau, hay bị ngộp thở do trúng độc, va chạm tổn thương, hoặc do khí tắc như suyễn sẽ làm hơi thở ngắn gấp, nhanh, dồn dập, đứt đoạn.. sẽ làm rối loạn thể phách thì khó bảo toàn tính mạng.

3-Hiện tượng rối loạn thể vía :
Thể vía cư trú ở não sau gáy, khi bị va chạm đụng mạnh vào gáy, hay sung huyết não, trúng độc do thuốc, rượu, làm hôn mê nhẹ sẽ bị giới hạn cử động như tê liệt, bán thân bất toại, múa vờn, Parkinson, chân tay đầu cổ mắt mặt co giật, nói cà lăm, ngọng..

4-Hiện tượng rối loạn thể hồn :
Khi thể hồn rối loạn hay mơ thấy xuất hồn đi vơ vẩn không chủ đích, ngay cả lúc thân có bệnh, đi đứng nằm ngồi như người mất hồn, ngơ ngẩn. Ngoài bệnh gan, các bệnh mãn tính cũng làm ảnh nhưởng đến gan làm gân mạch và thần kinh co thắt gây đau đớn. Khi bệnh chạm vào thể hồn thì nhân cách và tánh tình thay đổi. Bệnh thực thì ngông cuồng qúa khích, dễ nổi nóng giận. Bệnh hư thì sinh bi quan, yếu đuối, hèn hạ, hờn dỗi, không phải gan bị tổn thương mà chức năng gan qúa yếu không thể tàng trữ huyết, không lọc được độc tố, không trao đổi oxy, không nuôi dưỡng được phần gân móng, làm chùng gân, không khai khiếu ra nơi tròng đen mắt làm mờ mắt, hỏng gai thị… nhìn cặp mắt như không có hồn. Đa số những người bị rối loạn thể hồn do thân bệnh đều liên quan đến sự thiếu máu trầm trọng, áp huyết rất thấp. Loại người này dễ bị du hồn vất vưởng mất thân xác nhập vào trở thành điên loạn tâm thần..

5-Hiện tượng rối loạn thể thần :
Thể thần có hai loại là dục thần và thức thần.
Dục thần do cha mẹ sinh ra cư trú ở tâm, nên đông y gọi tâm tàng thần, có ảnh hưởng tâm tánh cha mẹ theo gènes. Còn thần thức là tâm tánh cá biệt do học hỏi nằm trong tiềm thức có ảnh hưởng đến sự phát triển con người. Thức thần sinh tam tâm là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai.
Tâm qúa khứ ảnh hưởng đến tâm hiện tại, có cách suy nghĩ và hành sử theo bản năng riêng đã tích lũy được trong qúa khứ, cho nên tục ngữ có câu : cha mẹ sinh con, trời sinh tánh, còn tâm hiện tại ảnh hưởng của cha mẹ có sẵn và tâm tương lai do ảnh hưởng của học hỏi ở cả hai mặt vô hình và hữu hình trong cuộc sống thường nhật.
Về hữu hình do sự giáo dục từ gia đình, học đường, xã hội, tu học, kinh nghiệm sống…Về vô hình do tu thiền, quán tâm, trong giấc ngủ có ý thức hoặc tập khí công thiền. Theo đông y, làm sao tập luyện được tâm không viên, ý không mã, lúc đó tâm không động thì định được thần, thần không động thì định được khí, ví như người làm xiếc đi trên dây thừng cao 10 mét, mặc cho khán giả la hét cổ võ, nếu tâm thần và khí không bị ảnh hưởng bên ngoài, mà trụ ở trên mỗi bước chân, cho nên họ đi trên dây đu một cách dễ dàng. Như vậy muốn khỏi động tâm thì tập mắt ngơ tai điếc tánh viên thông, làm cho tâm được sáng suốt sẽ học hỏi được nhiều điều ở trong cõi thiền. Vào được cảnh giới tĩnh lặng do thiền hay do tĩnh công như đi vào không gian 4 chiều. Không gian và thời gian của thân thì ở một chỗ, còn thể tâm linh có thể đi vào thời gian qúa khứ hay tương lai.
Thần là cái biết trong tình trạng nhập thiền, mình vẫn biết rõ ràng mạch lạc khi nhắm mắt còn tỉnh thức, hoặc cơn ngủ sâu mà thấy cảnh giới quá khứ hay tương lai như một buổi xem phim chiếu bóng, mình có thể ở ngoài cuộc hay tham dự trong cuộc, mọi chi tiết đều nhớ rõ mà không hoang mang sợ sệt, chỉ dùng cái biết để quan sát, khi tỉnh dậy hoặc xuất thiền, nếu có thắc mắc, khi nhập thiền lại, vẫn có thể tìm hiểu thêm cho tường tận được.
Thể thần khi bị rối loạn làm tình trạng tim mạch bất thường, tâm thay đổi bất thường kéo theo các thể tâm linh khác rối loạn theo, khi ngủ hay thấy ác mộng, lửa cháy, máu chảy, sợ bị giết hại…

a-Trường hợp nhập thiền vào qúa khứ :
Có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, hai môi tím, dầy lên và xệ xuống miệng không khép chặt lại được, 10 ngón tay mầu đen như dính thuốc nhuộm quần áo, thở mệt, ngồi một chỗ, đi đứng thì mệt mỏi, nói chuyện còn tỉnh táo nhưng nói nhỏ hơi, nói nhiều cũng mệt.
Bệnh nhân đã chữa đông tây y dược đủ thứ mà không khỏi. Tôi thấy ái ngại và để tâm suy nghĩ làm sao chữa được bệnh này. Khi trong mơ gặp được vị y tổ trong quá khứ mô tả một cây thuốc tên gọi cây óc chó phối hợp với lá hẹ chữa được bệnh hở van tim. Hình dáng của cây đã thấy trong mơ, nơi cây mọc đã được chỉ dẫn là ở hàng rào, bờ ruộng chỗ nào cũng có, cách dùng cũng được nghe giảng. Khi tỉnh dậy, cho người đi tìm hái về ở vùng Hốc Môn. Về tên của cây, dân gian cũng đã có tên sẵn, ở miền Nam gọi là cây ổi dại, ở miền Bắc gọi là cây sung dại.Cách sử dụng : Lấy 9 đọt (1 đọt là ngắt bẻ một đoạn dài bằng một gang tay đo từ ngọn xuống ). Pha một ít nước rồi giã 9 đọt cây óc chó, vắt lọc thành nửa ly . Giã 50g lá hẹ với một ít nước, vắt lọc thành nửa ly. Hai ly để riêng đem phơi đêm để lấy sương khí, lúc nửa đêm uống 1 ly nào trước cũng được, nửa giờ sau uống tiếp ly thứ hai. Uống luôn 2 đêm liên tiếp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, khỏe mạnh như cũ, hai môi thu nhỏ, đổi sắc hồng, mười đầu móng tay hết tím xanh, người hết bị mệt thở.
Như vậy bà bệnh nhân này cũng có tu được chút phước duyên mới có cơ hội được các vị thầy vô hình thông qua vị thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho mình.
Nếu người thầy thuốc không tu tạo phước, nhân công lao đó về mình do tính kiêu ngạo, vị thầy đó sẽ mất hết khả năng chữa bệnh bằng tâm linh, sau này sẽ chỉ là một thầy thuốc tấm thường như các thầy khác ở thế gian. .

b-Trường hợp nhập thiền trong hiện tại :
Tôi có người bạn tu thiền, ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chạy di tản, anh và con gái 5 tuổi bị kẹt ở lại, sau anh phải đi học tập cải tạo, anh gửi con gái anh cho một bạn gái, hai năm sau anh trở về, bạn gái anh cho biết bé đi học đã bị lạc mất tích.
Mấy năm sau anh vẫn tập thiền đều đặn theo thời khóa 4 lần mỗi ngày vào giờ tý, ngọ, mẹo, dậu, mỗi lần nửa giờ. Tự nhiên một buổi trưa anh nhập thiền thấy con gái mình đứng trước cửa một căn nhà ở Củ Chi, anh ghi nhận mọi chi tiết về địa điểm căn nhà, rồi anh xả thiền, lấy xe gắn máy đến Củ Chi, quả thật anh đến đúng nơi và xin chủ nhà cho anh nhận lại đứa con gái của mình về.

Môt trường hợp đặc biệt khác. Khi tôi đang làm việc tại phòng mạch ở Montreal, bỗng có điện thoại từ Ý gọi đến của một bệnh nhân người Ý xin cầu cứu, đứa con trai 6 tuổi sinh thiếu tháng, não thiếu oxy nên xương cổ èo oặt, hiện nó đang bị lên cơn crise cardiac chân tay dẫy dụa co giật, bà không gọi xe cứu thương mà bà gọi tôi. Tôi nhắm mắt lại, thấy một linh ảnh, đứa bé đang bị cúi gục đầu xuống nên nghẹt cổ họng không thở được, cơ thể thiếu oxy khiến tim sẽ ngưng đập. Tôi vội vàng nói với bà ta : Bà hãy mau dựng cổ đứa bé ngay lại. Sau đó tôi hỏi : Con bà hết co giật chưa. Bà trả lời : Nó khỏi rồi. Nhưng tôi cứ phải giữ cổ nó luôn à. Tôi trả lời. Nguyên nhân nó làm cơn do cổ nó yếu, bị gục xuống sát ngực nên ngộp thở. Bà nên mua một cái vòng chống cổ (collier) để giữ cho cổ khỏi bị gục xuống là không bao giờ bị lên cơn nữa.
Một năm sau, bà đem cháu sang Montreal để tôi tái khám, bà nói : Từ ngày ông nói cho cháu đeo vòng cổ, cháu không bao giờ bị co giật nữa. Nhưng tôi không hiểu sao các bác sĩ chữa cho cháu lại không tìm ra nguyên nhân bị co giật là do cổ yếu, vì cứ mỗi tháng cháu bị vài lần như thế, môi tím tái, đều đem đi cấp cứu chữa về tim mạch và cho uống thuốc thần kinh mà không hết bệnh.

c-Trường hợp nhập thiền vào tương lai :
Có những cảnh tôi thường gặp khi tâm tĩnh lặng, cảnh đó xuất hiện nhiều lần rất quen thuộc, nhưng trên thực tế chưa đi đến bao giờ, ngay cả người và việc. Nhưng về sau tôi có dịp đến một nơi nào lạ lần đầu tiên thì cũng đúng là cảnh đã từng thấy làm tôi không bỡ ngỡ chút nào. Có lần, gia đình chúng tôi cần một người giúp đỡ để cho con đi ra khỏi Việt Nam sau năm 1975, địa chỉ ở vùng quê Trà Vinh, chỉ có số nhà, và Khóm, Xã, không có tên đường. Đêm hôm đó tôi xuất thần đi tìm để ghi nhận hình ảnh, địa điểm. Sáng hôm sau hai vợ chồng tôi đón xe đò đi xuống Trà Vinh. Tôi quan sát những đoạn đường đã đi qua, đến một nơi hai bên đường là đồng ruộng, có một xóm nhỏ vài nhà nằm cách đường lộ khoảng 100m phải đi qua một cây cầu khỉ, chúng tôi xuống xe giữa đường còn cách xa thị xã Trà Vinh. Bà xã tôi sợ quá, nếu không phải chỗ này, mà phải đi nữa thì tìm đón xe đi tiếp là chuyện rất khó khăn vào thời ấy. Tôi nói đúng chỗ này rồi, bà xã tôi lo lắng hỏi, anh đã đi đến đây bao giờ đâu mà nói đúng chỗ rồi, nhưng qủa thật chúng tôi vào đúng nhà đúng chỗ mặc dù chưa quen biết trước diện mạo chủ nhà.

d-Trường hợp nhập thiền để học hỏi :
Tôi có người bạn thiền muốn tu đốn ngộ, anh cứ thắc mắc thế nào là quả báo nhãn tiền ? Khi anh nhập thiền, anh thấy mình đang đứng ở đầu một ngõ hẻm cụt, nhìn thấy một tên ăn cắp tay cầm một cái ví tiền, chạy qua mặt anh vào trong ngõ cụt, rồi một thanh niên khác đuổi theo đang ngơ ngác không biết chạy vào ngõ hay chạy thẳng, anh buột miệng chỉ đường. Khi người thanh niên lấy lại được cái ví xong rồi chạy đi, tên ăn cắp đến đánh anh vì cái tội không biết đầu đuôi câu chuyện mà chỉ bậy, tên kia cũng là tên ăn cắp chạy theo để cướp lại. Bấy giờ anh mới hiểu, việc gì xảy ra cũng có nhân duyên qủa báo.
Trường hợp suy nghĩ tìm tòi để phát minh ra những cái mới lạ cũng là một cách nhập tâm để vào thiền, có liên quan tổng hợp cả quá khứ, hiện tại, tương lai, thường xảy ra đối với các nhà khoa học, bác học, bác sĩ, nghệ sĩ, mỹ thuật hội họa, và các nhà tiên tri…

6-Hiện tượng rối loạn thể ý :
Thể ý cư trú ở Tỳ, hay mưu toan nghĩ ngợi, lo qúa làm ăn mất ngon. Tỳ chủ hình sắc, ăn ngon, mặc đẹp, ngăn nắp, sạch sẽ, tính tình mực thước, đa mưu. Tỳ chủ ý muốn, sinh tâm nên ý chạy thì tâm chạy cho nên nhà Phật có câu nói tâm viên ý mã ( tâm như con vượn nhảy nhót lung tung không lúc nào dừng nghỉ, ý như con ngựa chạy theo).
Khi thể ý bị tổn thương làm thành bệnh hoang tưởng. Thí dụ một người bị thương cụt tay, trong giấc ngủ mơ vẫn không thấy tay bị cụt, không cảm thấy đau. Trường hợp này thực tế là xác-thân có bệnh cụt tay, nhưng ý-thân không có bệnh. Ngược lại, khi ngủ mơ thấy bất cứ cảnh nào trong mộng cũng thấy tay còn nguyên nhưng bị đau như lúc tỉnh, như vậy bệnh mãn tính đã làm tổn thương thể tâm linh, ý-thân cũng bị bệnh đau tay, đó là lý do tại sao một thương binh đã bị cưa cụt tay mà vẫn cảm thấy đau ngoài cổ tay. Muốn chữa loại bệnh này cũng phải dùng ý để chữa, một thiền sư đã cho bệnh nhân một loại thuốc bôi đặc biệt để dụ bệnh nhân tin rằng bôi thuốc này vào sẽ hết đau. Thiền sư dặn, khi nào bệnh nhân cảm thấy tay đau, hãy bình tĩnh tìm xem chỗ đau ở đâu, rồi dùng thuốc này bôi vào. Cuối cùng bệnh nhân giác ngộ chỗ đau không có tay làm sao mà bôi thuốc, rõ ràng là bệnh không có thực mà do ý làm ra bệnh. Ý tại tâm, vạn pháp do tâm sinh ( nghĩ là có tay bị đau) thì vạn pháp cũng do tâm diệt (nghĩ rằng không có tay làm sao mà đau được.)
Khi rối loạn thể ý, trong mơ hay thấy nhiều sự việc lung tung không có mạch lạc rõ ràng, thể ý bệnh làm cho thân bị bệnh mộng du, tỉnh dậy không hay biết mình đã làm gì, hoặc thân bị bệnh nói nhảm như điên khùng, như ma nhập thuộc bệnh tâm thần.
Khi một người chết đi, thân xác không còn, bẩy thể tâm linh do ý làm chủ, lúc đó không phải là xác-thân mà là ý-thân thì thời gian và không gian không còn ngăn cách họ. Họ nghĩ muốn đến một nơi nào xa xôi là họ đã có mặt ở đó ngay.

7-Hiện tượng rối loạn thể hạ trí :
Thể hạ trí liên quan đến thận và trí nhớ. Thể hạ trí bị rối loạn do sợ hãi một điều gì kinh khủng, do va chạm tổn thương thận, do mổ thận, chọc tủy sống, do té ngã va chạm não bộ làm mất trí nhớ. Có trường hợp không tổn thương thực thể về thận hoặc não, nhưng bị đe dọa tinh thần, bị khủng bố trí não, bị nghe những tiếng rên la thảm thiết, hoặc bị giam cầm hành hạ trí não làm rối loạn thể trí sẽ bị mất trí nhớ, hoặc bị ngộp thở do khí độc làm não thiếu oxy, hoặc trẻ em khi sinh ra thiếu oxy trong não làm trí nhớ kém phát triển.

8-Hiện tượng rối loạn thể thượng trí :
Trường hợp ít gặp. Rối loạn thể thượng trí trong trường hợp cháy não do thiền sai tẩu hỏa nhập ma, do tập trung vào việc học sử dụng tối đa bộ não, nói đến những điều cao siêu hoang tưởng không ai hiểu được, thay vì là một thiên tài bị trở thành người vô dụng. Ngoài ra do một tình cờ va chạm làm rối loạn thể thượng trí một phần, làm màng lưới vô hình giữa hai luân xa vía và luân xa ý thông với nhau tạo ra một người có khả năng tiên tri làm thầy bói khi đúng khi sai, hoặc là người có giác quan thứ sáu tự nhiên, hoặc là phù thủy…
V-NHỮNG HIỆN TƯỢNG SIÊU HÌNH :

1-Tự nhiên bị hôn mê xuất hồn :
Người tập Yoga, khí công hoặc nhập thiền thường hay gặp trường hợp này. Thân xác còn hơi thở như ngủ say một lúc, hoặc lâu cả tháng như các nhà yoga, đó là tình trạng xuất hồn. Có 4 trường hợp xuất hồn :

a-Xuất hồn không mục đích :
Do uống thuốc ngủ nặng liều hay do làm việc qúa mệt mỏi rồi ngủ say như chết người khác mang đi chỗ khác mà không hay biết, lúc đó hồn rong chơi không mục đích tùy theo tam tâm dẫn dắt, ý dẫn thần, thần dẫn hổn, hồn dẫn trí, còn phách ở lại với thân, cho nên thân của một nhà bác học và một tướng cướp nằm ngủ thì không khác nhau, nhưng giấc mơ của hai người khác nhau. Nhà khoa học mơ thấy đang giảng dạy, đang phát minh, còn tên cướp mơ thấy cướp của hay tù ngục. Giấc mơ vượt không gian, thời gian, có thể chúng ta ở trong mộng thấy cảnh từ sơ sinh, lớn lên sinh cơ lập nghiệp, đi bao nhiêu nơi chốn, sinh con đẻ cái đầy nhà, rồi đến lúc gìa chết, khi tỉnh dậy là mộng không phải thực.

b-Xuất hồn có mục đích :
Do thiền quán sát, hoặc muốn tìm hiểu cầu học, phát minh, tìm chân lý, những nghi tình ấy lúc nào cũng ám ảnh trong đời sống thực cũng như trong mộng liên tục, do đó các nhà khoa học mới thành công trong lãnh vực khám phá tìm tòi những cái mới, hay, có lợi ích để phục vụ nhân loại về lãnh vực khoa học, y tế, nghệ thuật. Trong lịch sử Phật giáo, các vị tổ Thiên Thân, Vô Trứ, Mã Minh từng xuât hồn lên cung trời Đâu Suất học đạo với Đức Phật Di Lặc để sau này truyền bá Phật giáo đại thừa, trước ba vị tổ này, Phật giáo đa số theo nguyên thủy tiểu thừa. Về lãnh vực đông y, tên những vị thuốc cây cỏ và tên các huyệt cũng đựoc tìm ra và bổ sung vào kho tàng y học phương đông cũng nhờ ở các danh y nghiên cứu tìm tòi ra bằng cách này.

c-Trường hợp xuát hồn do đánh đồng thiếp :
Có những vị thầy có khả năng làm cho một người nằm ngủ, xuất hồn đi vào cõi chết để tìm người thân qúa cố, như trường hợp bà ngoại tôi nhờ thầy đánh đồng thiếp đưa hồn của bà xuống âm phủ tìm gặp ông ngoại tôi. Khi bà xuất hồn đi thì thầy pháp dùng thần lực theo dõi du hồn của bà đề phòng bất trắc hồn lìa khỏi xác sẽ bị chết, lúc đó, thầy pháp bắt ấn, đọc chú, tay vẩy nước hay miệng phun rượu vào người bà làm bà tỉnh lại. Bà kể, bà đã xuống gặp và đang nói chuyện hàn huyên tâm sự với ông, bà muối ở lại với ông (lúc đó bà không biết ở lại tức là chết), bà nói : Bỗng nhiên trời mưa, bà thấy ngoài sân đang phơi quần áo, bà phải chạy ra sân lấy quần áo vào. Khi bà chạy ra sân thì cảnh đó biến mất, mở mắt ra bà thấy mọi người đứng trước mặt, thế là hồn của bà đã nhập lại xác thân.

d-Gọi hồn về :
Một nam bệnh nhân kể, sau một tai nạn đụng xe. Em đang đi vào một vườn hoa đẹp chưa từng thấy, bỗng nhiên nhìn bên trái thấy có một bông hoa rất lớn đẹp đặc biệt, em đi lại đó, rồi nhìn sang bên phải tít đằng xa lại có một bông hoa giống như thế, rồi lại một bông hoa khác bên trái cũng mãi ở xa xa, cứ thế em đi tìm những bông hoa lạ. Tự nhiên em nghe văng vẳng tiếng ai gọi tên em, gọi to nữa, gọi to nữa, rồi em có cảm giác có người vừa gọi tên em vừa tát vào má em. Em mở mắt ra thấy cô y tá tây vừa gọi vừa tát vào má của em. Em mừng qúa, ôm ngay cô y tá và cám ơm cô đã cứu sống mạng em, nhờ cô em mới tỉnh lại, hồn nhập vào xác, nếu không gọi kịp thì em đã chết hồn lìa khỏi xác rồi.


2-Liên lạc bằng thể ý giữa cõi sống và chết :
Trong vũ trụ có rất nhiều làn sóng điện từ trường, các thể tâm linh cũng phát sóng ở tần số giao động cố định, nhưng con người tùy theo sự mẫn cảm của thần kinh và cảm xúc của tình cảm sẽ phát ra những sóng khác nhau, khi vui chơi, khi làm việc, khi nghỉ ngơi, khi ngồi thiền, tần số phát ra khác nhau. Các thể tâm linh phát sóng rất thấp, nhỏ hơn 1 hertz, nếu người nào đã loại bỏ được những tâm phiền trược chỉ còn tâm vi tế nghĩ đến một vấn đề duy nhất để giúp người, lúc nào cũng chỉ có một tâm ở trong mộng cũng như trong đời sống thực, thì tự nhiên sẽ bắt được liên lạc với thể ý của người đã chết. Có ba trường hợp: Họ nhờ vả mình giúp đỡ, mình nhờ họ chỉ điểm, và mình học hỏi nơi họ.

a-Nhờ vả giúp đỡ:
Năm 1969, khi tôi còn ở trong một đơn vị quân đội vùng Quảng Ngãi. Đêm nằm trong pháo đài phòng thủ, đọc sách dưới ánh sáng của cây nến nhỏ, kẻng điểm 10 giờ tối, tôi tắt đèn mắt nhắm lại để ngủ, căn hầm tối thui, tôi thấy một người nhỏ bằng ngón tay cái mặc quần áo trắng đang nhảy nhót trước mắt tôi, tôi mở mắt ra lại không thấy. Cứ nhắm mắt thì thấy, mở mắt thì không thấy. Tôi nghĩ nếu cứ như thế cả đêm sẽ mất ngủ. Sau tôi nhắm mắt và nghĩ thầm, nếu có ai chết oan ức muốn nhờ tôi giúp đỡ gì thì cứ cho tôi biết, sau đó tôi nhắm mắt chờ đợi. Người tí hon xuất hiện từ từ lớn bằng một người cao khoảng 1,80m tuổi khoảng 40, mặc quần áo bà ba trắng, máu đỏ đang chảy từ giữa ngực xuống thấm đỏ áo, bước đi loạng choạng. Tôi tự tay nhéo vào cánh tay mình cảm thấy đau, là biết mình đang tỉnh không phải trong mơ. Chúng tôi trao đổi với nhau bằng thể ý, nghĩa là những câu hỏi chỉ nghĩ đến chứ không nói ra lời, còn tai tự nhiên nghe được lời nói của anh ta kể giọng nói rõ ràng, âm thanh lớn, diễn tả cảm xúc như người bình thường, chuyện xảy ra như trong mơ chỉ tôi biết và nghe được, những quân nhân khác đang ngủ trong pháo đài không hề hay biết. Anh ta kể cho tôi biết tên là Nguyễn Mật, quần áo trắng đang mặc là bộ quần áo mới đi ăn giỗ, đi qua khu Rừng Lăng (khi xưa còn hoang vắng, không có đồn trại như hiện tại), anh bị đồn Tây đóng ở đó tưởng anh là Việt Minh nên bắn chết, xác chôn ngay dưới đất chỗ tôi đang nằm ngủ. Anh ta nhờ tôi tìm đến nhà anh ở một huyện khác báo cho mẹ anh và em trai của anh tên là Nguyễn Sơn biết ngày chết của anh, và đem hài cốt của anh về quê cải táng.
Khi tôi nhận lời hứa giúp anh, anh liền biến nhỏ lại từ từ và biến mất. Tôi mở mắt thắp nến, quay số điện thoại dặn trực ban dành cho tôi một chiếc xe jeep để sáng hôm sau tôi đi tìm hiểu hư thực. Sáng hôm sau tôi đi, ý-thân của anh đi theo dẫn tôi đến đúng ngay trước cửa nhà anh lúc 12 giờ trưa, để hỏi thăm một bà cụ già đang ngồi trên võng. Tôi hỏi cụ có phải là mẹ của anh Nguyễn Sơn không, bà cụ không nhận, và cụ chỉ nơi ở của anh Nguyễn Sơn quanh co. Tôi nghĩ giữa tôi và bà cụ xa lạ, và câu chuyện của anh Nguyễn Mật nhờ vả tôi nhắn lại với mẹ anh, sợ mẹ anh không tin, nên tôi cáo lỗi đi quay trở ra. Lúc tôi quay ra cửa, bỗng nhiên trông thấy một bàn thờ nhỏ bên cạnh cửa có ảnh thờ một người trung niên, tôi mừng qúa nói lớn : Anh Nguyễn Mật đây rồi. Bà cụ ngạc nhiên hỏi : Cậu làm sao quen biết thằng Mật, nó chết lâu rồi mà..
Tuy tôi không được gặp người em trai của anh là Nguyễn Sơn như anh kể, nhưng đã gặp được mẹ anh và tôi đã kể những điều mà anh muốn nhờ vả để nhắn gửi cho mẹ anh.

b-Được chỉ điểm :
Trước kia tôi chữa bệnh bằng châm cứu, sau sợ cây kim sẽ lây lan truyền bệnh cho người khác, nên đổi sang cách bấm huyệt. Khi chưa có khí công nội lực, chỉ chữa bệnh bằng bấm huyệt làm tôi mất sức rất nhiều, tôi phải tự chữa cho mình bằng huyệt, bằng thuốc uống đông y cũng không phục hồi sức khỏe như cũ được. Sau mơ được một vị thầy vô hình, một vị cố danh y tiền bối chỉ điểm công dụng và cách vận hành 6 đại huyệt để phục hồi và tăng cường sức khỏe, vừa chữa bệnh và phòng chống được bệnh, từ đó tập theo và lập ra phương pháp chữa bệnh bằng khí công như hiện nay.

c-Học hỏi :
Học hỏi có nhiều cách :
Trao đổi bằng thể ý trong lúc ngủ hoặc lúc thiền :
Thí dụ khi tôi chữa bệnh cho một người thấy không có gì biến chuyển tốt, tìm hiểu nguyên nhân vẫn chưa tìm ra tại sao.
Nếu một người lúc nào cũng ôm ấp suy nghĩ tìm tòi để giải quyết một vấn đề nào đó cho ra lẽ, thì đó cũng chính là một hình thức như thiền công án và vấn đề đó vẫn theo vào trong giấc ngủ. Như vậy ban ngày thì xác-thân cũng dùng ý để suy nghĩ, ban đêm mặc dù xác-thân nghỉ ngơi, nhưng ý-thân vẫn làm việc ở ngoài xác-thân, trong cõi vô hình để học hỏi cho đến khi sóng não truyền đi tín hiệu vào cõi vô hình cùng tần số, sẽ hiện ra một cảnh giới như được gặp thấy một bệnh nhân giống tình trạng như bệnh nhân của mình đang được một vị thầy trong cõi vô hình chữa khỏi…, cảnh đó giống như mình đang xem một cuộn phim tài liệu biểu diễn các thao tác và các huyệt có trên kinh mạch, ngoài kinh mạch, lúc đó mình có những điểm thắc mắc vì thấy trái với kinh nghiệm thường ngày của mình, mình sẽ nêu câu hỏi bằng ý và tức khắc được nghe tiếng giảng giải, có thể thấy mặt thầy hay không thấy mặt thầy trong cõi vô hình, nhưng những kiến thức học được qua những bài giảng trong cọi vô hình ấy rất mới lạ hoàn toàn, khiến cho mình nhận ra những sách vở mình học vẫn còn thiếu sót. Khi tỉnh dậy đem áp dụng chữa cho bệnh nhân thấy có kết qủa, sau đó nghiên cứu thêm để liên kết chúng lại thành một hệ thống mạch lạc. Những người có khẳ năng này đa số là những nhà khoa học, bác học, các nhà nghiên cứu sáng tạo, và người đời gọi những vị này là những nhà phát minh (chỉ phát minh ra những cái mà thế gian chưa có, không thể dựa vào chứng từ thống kê nào để có thể kiểm chứng đúng sai. Vì thống kê chỉ là đánh giá thành qủa tiến bộ của khoa học trong qúa khứ, chứ không phải là thành qủa tiến bộ của khoa học trong tưong lai)..

Được dạy trong lúc ngủ :
Mỗi đêm trong lúc ngủ vào một giờ nhất định được kỳ nhân truyền cho kinh nghiệm kiến thức, những vị này có thể là thầy của mình trong qúa khứ hoặc là các vị ẩn tu đắc đạo đang tu ở một nơi nào xa xôi, là thầy vô hình dạy mình trong giấc ngủ về những vấn đề nan giải mà thế giới chưa giải quyết được, như bệnh ung thư máu, nhồi máu cơ tim, hệ thống vận hành kỳ diệu của kỳ kinh bát mạch trong vấn đề chữa bệnh…Khi đem áp dụng với những điều đã học được vào đời sống hiện tại có kết qủa, lúc đó mình sẽ đúc kết được kinh nghiệm thực tế.
Trong phương pháp tập thở khí công thiền có câu : Vân thông khí công soi cốt tiết. Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần. Nhờ đó tôi đã thấy nguyên nhân đau nhức vai kinh niên của một bệnh nhân khi chụp quang tuyến X không có tổn thương, nhưng bà ta cảm thấy xương đòn gánh đau nhức buốt như bị gẫy, tôi nhờ soi cốt tiết mà thấy được khúc xương có máu tụ lấm tấm như thâm kim, liền dùng kim tam lăng châm nặn máu ra là bà ta khỏi bệnh.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 7:00 am

3-Cái chết đến như thế nào ?
Khi chúng ta bị bệnh nan y, các thầy thuốc bó tay, mình đành chờ cái chết đến hoặc trong đau đớn, hoặc trong lo sợ, hoặc trong bình an.
Thực ra cái chết của thân bệnh không phải qua một cơn bệnh mà chết được dễ dàng như chúng ta tưởng, vì sự sống chết của con người còn lệ thuộc vào yếu tố tâm linh. Chúng đến để cư trú vào thân xác ta do cha mẹ sinh ra bằng cách nào, tại sao đến, đến để làm gì, chúng ở bao lâu, chúng rời khỏi thân xác ta rồi đi đâu vẫn là điều bí mật đối với khoa học. Cho nên khi phần tâm linh chưa chịu rời khỏi thân xác thì dù có bệnh ung thư nó cũng chẳng chịu đi. Khi nó muốn đi, thân không có bệnh ta cũng chết. Do ý tạo nên nghiệp mới sinh ra làm người để kinh qua 4 giai đoạn khổ là sinh, già, bệnh, chết.
Sinh là khổ :
Thí dụ sinh ra trong hoàn cảnh không như ý là khổ.
Già là khổ :
Giầu có sung sướng mong được trẻ mãi để hưởng những cái mình có mà không được cũng khổ, vì lúc đó lưng còng má hóp, tay chân run rẩy, ăn chẳng được, nói chẳng ra hơi. Hoặc suốt đời vất vả không đủ cơm ăn áo mặc, qúa già mà nghèo khổ mãi mới thấm thía cái già là khổ.
Bệnh là khổ :
Công danh sự nghiệp đang có đầy đủ mà thân xác tự nhiên bị bệnh nằm ngồi một chỗ, đi đứng khó khăn, ăn uống chẳng được, ngủ chẳng yên, thuốc thang chẳng bớt, không muốn bệnh mà bệnh cứ đến hành hạ đau đớn khổ sở sống không bằng chết, muốn chết cũng không xong, nếu nghèo mà bệnh cứ dây dưa kéo dài lại còn khổ hơn.
Chết là khổ :
Hạnh phúc, danh lợi, tài, sắc, sự nghiệp đầy đủ, tự nhiên phải bỏ lại tất cả những công lao thành qủa đã tạo ra mà chưa được hưởng, phải từ giã những người thân thuộc trong cơn hấp hối, hơi thở thoi thóp, giầu cũng như nghèo, sắp phải đi vào cõi chết cô đơn, sợ hãi, muốn níu kéo sống thêm một lúc cũng không được cũng là khổ.

Tất cả tứ khổ đó ngoài ý muốn. Cái chết đến do thể ý dẫn thần, hồn, phách và trí rời khỏi thể xác, cho nên Phật giáo nói Ý tạo ra nghiệp mới sinh luân hồi. Nhưng ý tạo ra nghiệp, dẫn nghiệp được thì ý cũng có thể cải nghiệp được. Ý dẫn nghiệp tạo ra tuổi thọ, ý tạo nghiệp làm ra bệnh, ý cải nghiệp tạo ra phước. Cho nên con người chỉ chết được khi hội đủ ba điều kiện là hết phước, hết nghiệp bệnh, và hết thọ mạng. Vì thế, có những bệnh nhân nan y chỉ chờ chết mà tự nhiên khỏi bệnh, y học tây phương cho là một phép lạ, thực ra thân xác bị bệnh là thân nghiệp bệnh mà phước và thọ mạng của họ còn.
Đông và Tây y từ trước đến nay vẫn tin vào khoa học huyền bí là tử vi, có định các sao bổn mạng thuộc thọ mạng ở cung Mệnh, cung Thân, các sao ở cung Phúc đức là phước mạng, các sao bệnh nghiệp ở cung Tật ách, mặc dù lá số tử vi có phản ảnh sẵn hình ảnh của một đời người nhưng không phải lúc nào cũng cố định cho cả ngàn người sinh ra cùng năm tháng ngày giờ. Vì tử vi còn có câu đức năng thắng số, hành động xấu tốt tạo ra nghiệp của mỗi người mỗi khác, nên cuối cùng thọ mạng, nghiệp mạng, phước mạng cũng không giống, do đó khi chết hay bệnh hoạn, sung sướng hay khổ sở đều khác nhau.
Tin tử vi chỉ là tương đối, nhưng phước tích lũy ở kiếp trước và kiếp này do hành động tốt hay xấu đem lại có thể làm tăng hay giảm nghiệp. Do cộng nghiệp và những liên đới giữa những người thân ở kiếp trước nên đời này đã định sẵn anh em, cha mẹ và tuổi thọ cùng những tai nạn và bệnh hoạn. Nhưng tạo nghiệp là do ý, sẽ đổi thành tốt hay xấu hơn, cho nên những người không biết đời sống tương lai của mình ra sao và chết như thế nào, bao giờ chết, thì họ gọi đó là số mạng.
Chúng ta hãy phân tích những trường hợp về số mạng tiêu biểu cho một số người :

a-Trường hợp 1: Thí dụ một người có phước mạng đến 80 tuổi, thân mạng 70 tuổi,, nghiệp bệnh 60 tuổi. Vậy khi đến 60 tuổi sẽ có bệnh nặng. Nếu trong đời thân khẩu ý không tạo điều ác hại người, lại có nhiều phước nên dư tiền của, bạn bè thương, có người thân chăm nom săn sóc thuốc thang đầy đủ, bệnh sẽ qua khỏi, sống đến 70 tuổi mới chết, phước mạng dư nên bệnh nặng hóa nhẹ, vẫn sống vui vẻ hạnh phúc, khi chết tự nhiên như ngủ, có nhiều người thân bên cạnh. Nếu tạo điều ác, phước mạng giảm, chỉ ỷ lại tiền của giầu có, nhưng không được bạn lành, thầy giỏi, thuốc hay, nên bệnh lây lất khổ sở mãi đến 70 tuổi mới chết, nhưng phước mạng cũ còn nên tang lễ đầy đủ. Nếu trong đời tạo nhiều điều thiện, nghiệp bệnh sẽ giảm nhẹ.

Có một bà người Canada tốt bụng, biết tu thiền, nhận hai người con nuôi, một em bé gái 3 tuổi từ VN và một bé gái Ấn dộ mới sinh ở Canada, năm nay hai đứa ngoài 20 tuổi. Bà mới bị tai nạn xe đụng hôn mê sâu, bác sĩ cho biết không cứu được sau khi cưa lấy nửa hộp đầu sọ để lấy máu bầm ra mà không lấy hết được. Người nhà phía anh em và cha mẹ của bà đồng ý để bác sĩ rút ống thở cho bà ra đi, còn người chồng thương vợ không đành lòng để vợ ông bị chết, ông tin vào phương pháp đông y khí công của tôi may ra có thể cứu được, như ông đã từng chứng kiến nhiều trường hợp giống như vợ ông cũng đã được tôi cứu khỏi.
Hai ý kiến trái ngược nên không ai chịu ai, họ nhờ đến một phù thủy tây phương cho biết số mạng của bệnh nhân còn cứu được không. Bà phù thủy cho biết 3 điều : Bà nói tôi nghe tiếng gọi tên nạn nhân là Odette, tôi thấy nạn nhân ngồi trong xe hơi, bị xe khác đụng ở một góc đường X vào buổi sáng, Tôi thấy hồn bà đang đứng cạnh giường trong bệnh viện, nạn nhân đã nghe được bác sĩ nói không cứu được nên không muốn nhập vào xác để trở thành phế nhân, bà nguyện rằng nếu có ai cứu khỏi bệnh hoàn toàn trở lại như người bình thường thì bà mới chịu nhập xác. Bà phù thủy kết luận : Vậy để tùy người nhà quyết định.
Trong ba điều bà phù thủy nói thì hai điều trên đúng 100%, còn điều thứ 3 chưa biết nên họ cần phải thử. Họ mời tôi đến bệnh viện, lúc đó có mặt đứa con gái nuôi người Ấn có học yoga và thiền. Tự nhiên nó nói với bố nuôi là chồng của bà rằng : Maitre Do, theo nó nhìn thấy, có khả năng giúp me sống lại được. Như vậy mọi chuyển xảy ra trên thế gian này đều do phước duyên tốt mới gặp nhau được.
Tôi đứng trước giường, thấy thần sắc của bà còn khỏe, như ngủ say, nửa đầu mổ lấy sọ ra rồi khâu lại mà không ráp mảnh sọ vào, da đầu dính sát óc mềm nhũn lùng bùng, nếu chỉ đụng nhẹ là hư bộ óc dễ làm chết người.
Tôi bấm trên huyệt Nhân Trung, Thần Đình và gọi tên bà để hồn nhập vào xác, sau khi chữa xong, bà đột nhiên tỉnh dạy và la lên Oh,no, Oh,no, bà rất khỏe, chân tay vùng vẫy, dùng tay gạt tay tôi ra, như vậy thể vía còn mạnh. Tôi dặn người nhà cho bà đội nón an toàn để bảo vệ cái đầu và tay đeo găng đánh box để bà đừng chạm vào đầu. Vài ngày sau, các bác sĩ thực sự tin rằng bà đã sống lại, nên ráp lại nửa hộp xương sọ cho bà. Tuần lễ kế tiếp, tôi đề nghị y tá cho bà ngồi trên xe lăn đẩy đi chơi, và dặn chồng bà kể lại những kỷ niệm của 2 người trong qúa khứ để đánh thức thể ý thể thần giúp bà phục hồi thể trí.
Hiện nay bà đã khỏe hẳn, tính tình thay đổi hiền dịu, nói năng nhẹ nhàng, đi đứng bình thưòng.

b-Trường hợp 2 : Thí dụ phước mạng 40 tuổi, thân mạng 60 tuổi, nghiệp bệnh 50 tuổi. Khi đến 40 tuổi hết phước, tài sản, gia đình, người thân ly tán, sống nghèo khổ đến 50 tuổi bệnh dây dưa lây lất khổ sở kéo dài đến 60 tuổi mới chết. Nếu từ nhỏ biết làm việc thiện, phước mạng tăng, gia đình sẽ không ly tán, bệnh sẽ nhẹ hơn. Nếu làm ác, dù có bệnh ung thư cũng không chết ngay mà phải chịu đau đớn hành hạ khổ sở kéo dài đến 60 tuổi, cho nên sống chết không phải do bệnh, mà bệnh là hiện tướng của ác nghiệp để cho người biết để tu tỉnh sửa tâm tánh, nếu ý dừng không tạo thêm nghiệp, không lo sống chết, không lo bệnh hoạn nghèo khổ, coi như tự nhiên ai cũng phải trải qua. Nếu ý không loạn, thần sẽ không loạn, tâm sẽ được bình yên thì trí, hồn, thần, vía, phách vẫn bảo vệ duy trì hơi thở đều đặn, nếu để tâm tĩnh lặng quán sát hơi thở, tự nhiên các thể tâm linh không bị tổn thương sẽ duy trì được thân mạng.
Thân, khẩu, ý, dừng là đã không còn tạo thêm nghiệp, khi hiện tướng của nghiệp đến, muốn cải nghiệp tốt cho thân xác bớt khổ những ngày còn lại ở kiếp này hoặc tốt hơn ở kiếp sau thì hãy buông bỏ hết tham sân si, bỏ hết lo nghĩ buồn phiền oán trách thân phận, hãy tập cho thân khẩu ý chân thật, thiện lành, hữu ích ( thân chân thật, thân thiện lành, thân hữu ích, khẩu chân thật, khẩu thiện lành, khẩu hữu ích, ý chân thật, ý thiện lành, ý hữu ích). Khi ý dừng thì tâm bình, tâm bình thì thế giới nội tại trong con người chúng ta cũng bình yên, tế bào sẽ hoạt động trật tự điều hòa trở lại, lúc đó chúng ta mới hiểu được triết lý sâu xa của nhà Phật : Vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt.

c-Trường hợp 3 : Thí dụ phước mạng 70 tuổi, thân mạng 80 tuổi, nghiệp bệnh 60 tuổi. Khi 60 tuổi bị bệnh, phước mạng còn thì gia đình có tiền của chạy chữa thuốc thang được khỏi bệnh, đến 70 tuổi hết phước phải sống khổ sở đến 80 tuổi mới chết. Nếu biết làm việc thiện từ nhỏ, phước mạng tăng khi chết không khổ mấy. Nếu làm việc ác bệnh sẽ kéo dài qua 70 tuổi hết tiền chạy chữa thuốc thang bệnh lây lất kéo dài khổ sở đến 80 mới chết.

d-Trường hợp 4 : Thí dụ phước mạng 70 tuồi, thân mạng 80 tuổi, nghiệp bệnh không có gì nặng lắm. Cuộc đời ít có bệnh và tai nạn, sống hạnh phúc trong giầu sang sung sướng đến 70 tuổi, sau 70 tuổi mới khổ về vật chất, tình cảm, đến 80 tuổi mới chết. Nếu từ nhỏ biết làm việc thiện, sau 70 tuổi sống bình thản đủ ăn mặc, 80 tuổi chết già như ngủ. Nếu làm việc ác, sau 70 tuổi sống không hạnh phúc, không đầy đủ vật chất, chết trong cảnh nghèo khổ.

e-Trường hợp 5 : Thí dụ phước mạng 80 tuổi, thân mạng 70 tuổi, nghiệp bệnh không có gì nặng. Cả một đời sung sướng hạnh phúc, danh lợi đầy đủ. 70 tuổi chết già không bệnh tật, cái chết đến như là một giấc ngủ say. Nếu từ nhỏ biết làm việc thiện, thân mạng kéo dài sống thêm được vài năm. Nếu làm việc ác là đã tạo nghiệp xấu, chết bất đắc kỳ tử năm 70 tuổi.

f-Trường hợp 6 : Thí dụ phước mạng không, thân mạng 50 tuổi, nghiệp bệnh không. Cuộc đời khổ sở ăn xin, không có phước thì không có may mắm được học hành, không được may mắn ở trong gia đình hạnh phúc, không cha mẹ, người thân, khổ cho đến 50 tuổi mới chết. Nếu làm việc thiện, cuộc đời không giầu được, đủ nuôi thân. Nếu làm ác tạo nghiệp bệnh, chịu thêm bệnh hoạn đau đớn, dù có bệnh ung thư cũng 50 tuổi mới chết để đền bù lại những việc ác đã gây ra.

g-Trường hợp 7 : Phước mạng không, thân mạng không, nghiệp bệnh 5 tuổi. Sinh ra đời không có phước, thân mạng không có, ăn chẳng được do bệnh hoạn èo oặt, cha mẹ phải chịu cộng nghiệp chăm sóc nuôi nấng trong khổ sở thiếu thốn đến 5 tuổi chết bệnh.

h-Trường hợp 8 : Phước mạng không, thân mạng 30 tuổi, nghiệp bệnh 30 tuổi. Sống nghèo khổ, tự lập đến 30 tuổi chết bất đắc kỳ tử. Nếu biết làm việc thiện cuộc sống không khổ mấy, 30 tuổi chết bệnh. Nếu làm việc ác cuộc sống khổ cực, chết bất đắc kỳ tử hoặc tai nạn trước năm 30 tuổi.

i-Trường hợp 9 : Phước mạng, thân mạng, nghiệp bệnh cùng tuổi. Cuộc đời đang hạnh phúc đầy đủ, đến tuổi chết bất đắc kỳ tử. Nếu làm việc thiện chết sẽ sau thân mạng hoặc chết bệnh một cách nhẹ nhàng. Nếu làm ác chết bất đắc kỳ tử do tai nạn.

j-Trường hợp 10 : Phước mạng và thân mạng không, nghiệp bệnh 1 tuổi. Khi sinh ra đã chết để qua một kiếp trả nghiệp.

Qua những trường hợp trên, chúng ta nhận thấy con người chết là do nghiệp, nghiệp tạo ra bởi ý thiện hay ác cho nên ý cũng có thể cải được nghiệp. Dùng ý cải nghiệp sẽ tăng phước mạng và thân mạng, bệnh hoạn sẽ qua khỏi hoặc nhẹ. Ý đừng lo nghĩ đến sống chết, bệnh hoạn, ý đừng nghĩ đến điều ác, hướng dẫn thân khẩu chân thật, thiện lành, hữu ích, giúp ích kẻ khác vô vụ lợi thành một thói quen tự nhiên mà khỏi cần tính toán, như vậy ý dừng, tâm dừng thì thần định khí tụ. Khi bệnh đến, ý không xao động, nên thân có bệnh mà tâm không bệnh. Tâm bệnh làm tổn thương cấu trúc tâm linh, tâm không bệnh nên trong giấc ngủ không bao giờ mơ thấy thân bệnh. Thí dụ thân bệnh té ngã gẫy chân, trong mơ, thân thể vẫn toàn vẹn, đi lại dễ dàng. Nếu trong đời biết làm việc thiện sẽ gặp được người giúp đỡ, gặp thầy gặp thuốc chữa khỏi bệnh. Nếu là người tu tâm dưỡng tánh, giữ giới, thân -khẩu-ý làm thiện thể hiện tâm từ, khi bệnh hoạn, trong mơ cũng gặp được người mách bảo cách tìm thuốc thang để tự chữa khỏi bệnh. Trong trường hợp cả thân-khẩu-ý lúc nào cũng ở trong chánh định khi mơ vẫn tỉnh thức, biết thân mình có bệnh gặp được thánh nhân chữa khỏi qua các thể cấu trúc tâm linh, khi tỉnh dậy tự nhiên hết bệnh, y học gọi là một phép lạ.
4-Ranh giới giữa sống và chết :
Bất kỳ một lý do gì, phần cấu trúc tâm linh rời thể xác gọi là chết. Không phải ai chết cũng thành ma.
Khi bị tai nạn, uống thuốc độc, té ngã, coma lâu, bị chặt đầu, đâm chém…. tạng phủ hư hại làm phần cấu trúc tâm linh mất chỗ dựa làm cho con người chết. Nếu tâm một người còn ham sống, ham danh lợi, người không biết tu tâm dưỡng tánh làm tâm tánh bất định, ba phải, lừng khừng, luyến ái trần gian, tiền của, gia đình, vợ con, bạn bè thân thuộc, phần tâm linh mất thể xác họ phải luẩn quẩn bên người thân gọi là ma, mọi điều mình nói họ nghe được nhưng họ nói mình không nghe được, một thời gian khi cái xác rữa ra, phần tâm linh phải tìm một thân xác khác để đầu thai.
Khi con người đã tạo nhiều nghiệp ác trong qúa khứ, lại thêm nghiệp ác trong hiện tại chồng chất, nên trong mơ, thấy bị bắt bớ giam cầm đánh đập hay bị giết chết, thời gian trong mơ do ý ác dẫn đi phản ảnh lại những điều mình đã gây ra cho người khác, phần tâm linh bị tổn thương như bị bóp cổ, bị đánh què chân, trong mơ sợ hãi kêu la, khi tỉnh dậy tự nhiên phần thể xác bị tật nói ngọng, đi què, người đời gọi là quả báo. Những gì người đó thấy trong mơ không thể kể lại, một là nói không được vì bị ngọng, hai là đã thấy luật nhân quả bị trừng phạt nên sợ hãi, hoặc biết tu tỉnh đổi tánh, hoặc trở thành điên khùng. Có khi phần tâm linh trong cơn mơ rời thể xác quá lâu, người thân tưởng đã chết đem chôn xác, khi phần tâm linh trở về không còn xác nên cứ vất vưởng quyến luyến ở nơi quen thuộc, người đời gọi là ma.
Những người tự tử vì dại dột, không vì lý tưởng, thể xác chết nhưng thể ý còn luyến ái, oán giận, nuối tiếc… nên thể tâm linh chưa dứt bỏ được, cứ quanh quẩn ở bên cạnh những người họ muốn trả thù, muốn chọc phá, như vậy gọi là ma.
Còn những người tuẫn tiết vì lý tưởng như hy sinh thân mạng vì chính nghĩa, vì lợi ích cho người khác họ sẽ thành thần như thần làng ( thành hoàng), thần đình, miếu, mặc dù không còn thể xác nhưng thể tâm linh của họ vẫn theo đuổi lý tưởng của họ.

Những người đã hội đủ ba điều kiện hết phước, hết thân mạng, hết nghiệp bệnh, khi chết đau đớn, và một thời gian sau tùy theo nghiệp dư thừa lành ác khác nhau sẽ tái sinh để nhận thân xác mới.
Những người dư phước, tu thiện, làm lành, trong những giấc mơ khi ngủ, họ đã mơ thấy từng đến cảnh giới thiện lành mà họ thích, cho nên ở giấc ngủ cuối cùng, thể tâm linh của họ đã bỏ xác đến cảnh giới đó để tiếp tục tu học một thời gian, thời gian ở thể ý tùy theo nơi họ đến, nhưng đối với thế gian, họ đã chết trong một giấc ngủ sâu an lành bộ mặt vui vẻ.
Có một trường hợp bệnh nhân uống thuốc hạ áp huyết xuống thấp qúa bị chóng mặt và hôn mê phải đưa vào bệnh viên cấp cứu. Bác sĩ cho biết bộ não đã chết, khuyên người nhà đồng ý cho bác sĩ rút ống thở. Họ mời tôi đến cứu lúc buổi sáng. Máy chỉ áp huyết 65/60mmHg, Máy trợ thở 100%, anh ta không tự thở được, mặt hồng hào khỏe mạnh, da thịt ấm áp, như đang ngủ rất say. Buổi sáng khi tôi bấm huyệt tăng áp huyết lên đến 140/90mmHg xong, thì áp huyết lại tụt xuống khoảng 80-90, tăng cường hơi thở để tự thở được 40%, buông tay không bấm huyệt thì hơi thở xuống 10%. Đến giờ ăn cơm trưa, y tá mời ra khỏi phòng, chúng tôi nghĩ có thể có hy vọng vào buổi chiều trở lại bệnh viện chữa tiếp để xem bộ thần kinh của bệnh nhân có thể phục hồi lại được những chức năng khí hóa như bình thường hay không.
Nhưng con người có số, buổi trưa khi chúng tôi vắng mặt, bác sĩ vào khám thấy có thay đổi các thông số trên các máy theo dõi biểu đồ tim mạch, nên quyết định làm hai cái test, chích một loại phóng xạ vào người để xem máu có lên nuôi não không, chích oxy tối đa vào phổi xong rút máy trợ thở ra trong 10 phút xem phổi có tự thở được một mình hay không. Cả hai test đều thất bại, họ xem như anh đã chết rồi nên không gắn máy trợ thở vào nữa để xác anh nằm ngoài hành lang lâu khoảng nửa giờ và gọi chúng tôi đến vĩnh biệt anh lần cuối.
Khi chúng tôi đến, nhìn mặt anh vẫn hồng hào tươi tỉnh như ngủ, chân tay vẫn ấm áp bình thường, vợ anh không chịu tin là anh đã chết, khóc lóc năn nỉ bác sĩ cứu mạng, bà không tin ở cách thử như thế. Ông bác sĩ cho thử một test khác ngoại lệ cho mọi người được xem scan bộ não, trong não khô không còn tí máu nào để cho não hoạt động, rồi ông đưa xác anh vào phòng gắn lại các ống dây đo áp huyết, máy trợ thở cho anh và cho phép người nhà ở lại với anh 24 tiếng đồng hồ nữa để chờ đợi thân nhân ở xa về nhìn mặt anh lần cuối.
Lúc đó máy đo áp huyết chỉ 65/60 mmHg, máy trợ thở 100% như cũ. Người nhà yêu cầu tôi ở lại thêm một ngày may ra cứu sống được anh. Lúc đó là 2 giờ trưa, tôi có chuyến bay phải về Montreal lúc 5 giò chiều. Tôi nói nếu cơ thể còn ấm cho đến chiều và áp huyết hay hơi thở tăng lên sau khi chữa thì mới có hy vọng, nhưng bấm huyệt thì nó tăng, buông tay ra thì nó như cũ. Tôi nói với mẹ của anh là anh ấy đi rồi, Mẹ anh khóc òa lên gọi tên anh, thể tâm linh anh còn đứng bên cạnh anh, anh nhập phần hồn và phần vía để báo cho mẹ anh biết bằng cách lắc lắc 10 đầu ngón chân nhiều lần giống như có ai cù chân bị nhột có nghĩa là con đây, con đây, và anh chảy nước mắt. Tôi nói, cụ ơi, anh ấy trả lời cụ này. Cụ gọi nữa đi. Cụ khóc và gọi tiếp, anh trả lời bằng chân tiếp. Vợ anh mừng tưởng anh sống lại, nhưng mấy lần sau anh không trả lời nữa. Tôi nói với người nhà là anh muốn đi, hãy để anh đi thanh thản nhẹ nhàng theo con đường anh đã chọn, thân xác anh đang ngủ như say, mặt mày bình thản vui vẻ, chân tay vẫn ấm áp.

Còn những người tu xuất gia hay tại gia, lúc nào thân-khẩu-ý cũng ở trong chánh niệm, chánh định, thể xác và thể tâm linh chung một lý tưởng, họ sẽ biết trước và chuẩn bị ngày bỏ xác của họ.

Cuộc đời của những người làm nhiều việc ác, trước khi chết, trong giấc ngủ, họ mơ thấy những điều sợ hãi, hốt hoảng, họ la hét không muốn chết, ý của họ dẫn các thể tâm linh trải qua tất cả các sự việc và hành động của họ đã làm trong quá khứ giống như họ được xem phim về cuộc đời của họ do chính họ đóng vai chính, càng coi càng sợ hãi vì những cảnh họ gây khổ đau cho người khác lại xẩy ra trên chính mình họ ( trên thân- ý, không phải trên thân- xác) khiến họ đau đớn la hét, cảnh đó cứ tái diễn lập đi lập lại nhiều lần, ý thân của họ cứ dần đi từ cảnh này sang cảnh khác phản ảnh của thiện nghiệp và ác nghiệp nhiều đời nhiều kiếp. Xác thân trên thế gian của họ đã chết, nhưng ý thân đang phản ảnh nhiều đời nhiều kiếp gọi là địa ngục, cuối cùng thân ý dẫn thể tâm linh vào một thân xác mới hợp với nó để tái sinh.
Nếu một người vừa chết, thể tâm linh xuất ra, thay vì thể ý cũng dẫn các thể tâm linh khác trải qua những thiện nghiệp và ác nghiệp nhiều đời, nhưng khi lúc thân xác còn sống đã biết ăn năn hối cải, tu thiện lành, có bạn đạo, khi ý thân dẫn qua các cảnh sợ hãi, họ được may mắn nghe tiếng đọc kinh cầu nguyện của bạn đạo, họ trở về chánh niệm, chánh định, ý thân dừng lại và cũng tụng niệm theo, họ không còn phai trải qua các cảnh sợ hãi phản ảnh nhiều đời nhiều kiếp của họ.
Nếu một người có đời sống đơn giản, không bon chen trong cuộc sống, biết tri túc, tu tâm dưỡng tánh làm thiện, khi chết xác-thân họ đi vào gíâc ngủ sâu, ý-thân cũng dẫn các thể tâm linh qua các cảnh thiện ác phản ảnh những gì họ đã làm trong nhiều kiếp nhưng tất cả các cuộc sống nhiều đời nhiều kiếp không có gì phức tạp, khi cuốn phim đời trải qua trước mặt, đôi lúc họ hài lòng mỉm cười với những hành động thiện, ý thân sẽ dẫn các thể tâm linh vào một thân xác mới hợp với nó để tái sinh.
Những người có tâm ưa thích hoạt động làm những công việc giúp ích kẻ khác như các nhà khoa học, tu sĩ, giáo dục, y tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật… với tinh thần làm việc vô vụ lợi không mệt mỏi, không bao giờ làm ác. Lúc nào cũng chỉ muốn theo đuổi nghề như một lý tưởng, thì cái chết đến rất nhẹ nhàng như một giấc ngủ và như thay một cái áo, thân xác già nua bỏ lại, tái sinh vào một thân xác mới phù hợp với điều kiện thuận lợi tiếp tục theo đuổi ngành nghề của mình, vì thế có những người kiếp nào cũng làm một nghề như giáo sư, bác sĩ.. Nếu cuộc đời là phàm phu có thiện có ác, ý không chuyên tâm vào việc nào thì lại phải trải nghiệm qua cuộn phim đời trước khi chọn xác thân mới.
Những người phước mạng dư, lại biết làm việc thiện, nghiệp bệnh hết, dù thân mạng hết cũng sống được lâu hơn số mạng, cái chết đến như một giấc ngủ nhẹ nhàng, thể tâm linh đi vào một cảnh giới khác để tiếp tục học hỏi, nếu họ chưa muốn vào cảnh giới đó mà muốn quay trở lại thân xác cũ thì họ sống lại như sau một giấc ngủ. Có người sống lại trong trường hợp còn nằm trên giường sau 3,4 ngày ngủ, có người sống lại khi đã nằm trong quan tài, họ kêu lên cho người thân biết đê mở hòm ra, có trường hợp đã chôn xuống đất. Trong trường họp họ sống lại, cuộc sống của họ thay đổi hẳn so với thói quen lúc trước, ăn uống đơn giản, ít nói chuyện thế gian, chuyên tu cầu học hoặc hướng dẫn chỉ bảo người khác làm điều thiện lành, sở dĩ họ trở lại thế gian là để làm gương cho con cháu và những người thân thuộc.
Có những người ngồi thiền, thể tâm linh thường xuỵên vào được những cảnh giới lạ, thể tâm linh của họ rời bỏ xác lúc nào cũng dễ dàng nếu họ muốn vào cảnh giới đó để tu học và tiến hóa tiếp.

Đỗ Đức Ngọc
Người đưa tin tâm linh
Thứ hai, ngày 21 tháng sáu năm 2010
Cấu trúc tâm linh trong cơ thể con người (II)
(Tiếp theo)
5-Nhập xác :
Có hai trường hợp nhập xác : tạm thời và vĩnh viễn.
a-Nhập xác tạm thời : Trong không gian, ngoài thể vật chất mà chúng ta nhìn thấy được như thân người, sinh vật, cây cỏ, còn có nhiều thân ở thể tâm linh nơi các cõi giới khác, nó là thể hơi rất nhẹ không nhìn bằng mắt thường được, họ cũng có sinh hoạt riêng của họ tùy theo trình độ tiến hóa mà họ ở các cõi cao hơn loài người hay thấp hơn loài người, và thời gian một năm ở các cõi cũng khác nhau.
Nhập xác tạm thời là một trong những thân tâm linh ấy nhập vào thân xác của một người không hoàn toàn đủ 7 thể tâm linh, mà tùy thuộc vào mục đích nhập xác như báo tin, quấy phá, trả thù..

b-Nhập xác để báo tin : Năm 1970, ở đơn vị tôi, đêm nào cũng bị pháo kích, thỉnh thoảng lại có những người bị trúng đạn chết. Ở địa phương có một cái lăng nhỏ thờ thành hoàng, theo lời kể của dân địa phương thì trước kia linh thiêng lắm, bây giờ thì hoang tàn. Bỗng nhiên lúc 2 giờ chiều một ngày kia, có một anh lính trẻ nhất đơn vị mới nhập ngũ, mặt non choẹt nhảy cò cò bằng một chân nghe bình bịch nặng nề đến trước mặt chúng tôi, nói giọng khàn khàn của người già, ông cho hay ông là thành hoàng tên là Almy người Hời đã chết cách nay 300 năm, báo tin cho chúng tôi biết đêm nay lúc 12 giờ có một quân nhân sẽ phải chết. Chúng tôi hỏi tên và biết ra gia cảnh trong sổ quân bạ của anh còn cha mẹ già, nếu phải chết thì tội cho gia đình, chúng tôi nhờ ông cứu mạng. Ông nói số phải chết đêm nay do ác nghiệp mà anh ta đã gây ra. Nể lời thỉnh cầu của chúng tôi, ông chỉ có thể giúp được bằng cách xô anh ta qua một bên cho đạn trúng gẫy chân, còn thoát chết hay không là do số mạng của hắn. Ông muốn cho chúng tôi chứng kiến được mọi sự kiện xảy ra từ đầu tới cuối, ông yêu cầu thiên cơ bất khả lậu và cử một linh hồn đến gác bên cạnh giường ngủ chúng tôi, đến 12 giờ sẽ đánh thức chúng tôi dậy. Vì là tiền đồn, tối phải tắt hết đèn tránh làm lộ mục tiêu bị pháo kích, những người không có nhiệm vụ trực gác đều đi ngủ sớm lúc 8 giờ. Lúc 12 giờ con ma ấy cầm chân kéo chúng tôi dậy. Chúng tôi mặc áo giáp, đội nón sắt, ngồi chờ dợi trong pháo đài tối mờ mờ nhờ ánh sao đêm, một lát sau nghe đạn pháo bắt đầu nổ rải rác ở các điểm đóng quân của các đơn vị bạn, rồi đến đơn vị chúng tôi, một trái nổ ầm ngay góc sau pháo đài của tôi để mở đầu cuộc pháo kích. Mỗi khi bị pháo kích chúng tôi không chạy ra ngoài mà ở trong lô cốt hoặc trong pháo đài là căn hầm vừa là nơi ngủ vừa là nơi phòng thủ, chĩa súng ra các lỗ châu mai ở 3 hướng chờ đợi địch sẽ tràn vào đơn vị để tấn công doanh trại sau khi pháo kích xong, lúc đó chúng tôi sẽ bắn hỏa châu soi sáng khắp bên ngoài doanh trại để thấy rõ địch quân đến tấn công. Trong khi các trái đạn pháo kích nổ ầm ầm chỗ này chỗ kia, máy truyền tin liên lạc từ pháo đài chỉ huy đến các pháo đài phòng thủ gọi nhau thông báo tin tức và mệnh lệnh, bỗng có một tiếng hét lớn A !!! rồi ngưng bặt ở phía sau dẫy nhà để quân xa. Tôi nghi là anh lính đã bị nạn, nhưng vì thiên cơ bất khả lậu, cả đơn vị không ai biết bí mật này, lại nữa câu chuyện có vẻ mê tín dị đoan ai mà tin, trong khi đó các máy truyền tin liên lạc báo tin quân số đầy đủ tại mỗi pháo đài phòng thủ. Sau 2 giờ bị pháo kích rồi im lặng không có cuộc tấn công nào, đơn vị tập họp lại điểm quân số đều báo cáo đầy đủ, tôi cũng mong anh ta được bình yên. Mười lăm phút sau, kẻng ở một trạm gác báo động, lính gác cho hay chưa có ai ra thay phiên gác, thì ra chính anh ta trên đường ra thay phiên gác đã bị trúng đạn pháo kích bị thương nặng gãy văng một đùi cách xa người 6 mét đang thoi thóp thở. Tức tốc xe tải thương và một trung đội chiến đấu đi đầu chạy mở đuờng đưa anh đến bệnh viện dã chiến. Anh bị mất máu quá nhiều, các quân nhân ai có loại máu O đều hy sinh hiến máu truyền cho anh ta. Sáng hôm sau chúng tôi đến thăm anh thì bệnh viện đã đưa anh xuống nhà xác.
Trong trường hợp này ông Almy nhập vào anh lính trẻ ở thể vía (chân cụt), thể phách ( giọng nói khàn khàn), thể ý ( truyền đạt tư tưởng), thể thượng trí ( biết trước thiên cơ ), người bị nhập là anh lính trẻ không nhớ những gì mình đã nói và làm ( nhẩy cò cò vì ông thành hoàng Almy bị cụt một chân ).

b-Nhập xác để cứu người :
Khoảng năm 1970, ở Quảng Ngãi các đơn vị quân đội thường xuyên bị pháo kích, nên tất cả các quân nhân đều ăn ở trong một hầm trú ẩn vừa là lô cốt phòng thủ, tác chiến, cứ 7 người 1 lô cốt. Trong đó có 1 lô cốt toàn là các quân nhân thuộc ban quân xa, trong lô cốt chứa xăng, trái sáng mà họ đã tham lam lượm về làm của riêng, thay vì trao trả vào kho, chỉ có một người khác tính nết họ, ông tên là Nhu, tín đồ Công Giáo thuần thành, chân thật, hiền lành. chỗ ông năm ngay chính giữa pháo đài, mỗi tối thường đọc kinh trước khi đi ngủ. Đêm hôm đó lô cốt bị trúng một qủa pháo, lô cốt xập nát, thịt da tan nát văng tứ tung dính lên tường vách đất. Người ta thu nhặt bỏ chung vào một bao chôn chung trước pháo đài và ghi tên 7 người chết trong pháo đài đó.
Ngày hôn sau, mọi người thấy bác Nhu ở đâu lù lù đi đến, áo quần dính đất, hóa ra bác không chết. Điều tra cặn kẽ, hỏi tối hôm đó bác làm gì ở đâu ? Bác trả lời : Vào pháo đài, đi ngủ sớm lúc 8 giờ. Hỏi lúc bị pháo kích bác có biết không, bác trả lời không. Thế bác ra khỏi pháo đài lúc nào. Bác trả lời : Tôi có biết gì đâu, đêm ngủ, tôi thấy một vừng hào quang sáng chói của Chúa, và có người dẫn tôi đi theo Chúa. Khi tỉnh dạy mở mắt ra thấy tôi nằm dưới một gò đất, khi về không thấy lô cốt đâu tôi mới lên đây, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra…..
Sau đó chúng tôi đưa bác lên quân y viện kiểm tra sức khỏe. Bác bị chấn thương phổi phải nằm viện 1 năm, rồi được giải ngũ vì thương tật. Ngày bác xuất ngũ, Nhà Thờ Giáo Xứ Rừng Lăng đã mời tất cả các đơn vị đến dự lễ lớn tạ ơn Chúa đã hiện ra phép lạ cứu bác Nhu.

c-Nhập bằng thể vía để báo tin : Tôi có một em trai chết năm 3 tuổi, 7 năm sau đứa em gái 7 tuổi đang nằm ngủ bên cạnh mẹ tôi lúc đó đang ngồi trên giường đan áo. Tôi ngồi học bài bên cạnh mẹ tôi, 10 giờ đêm nhìn ra ngoài trời tối đen như mực, gió thổi vào nhà hơi lành lạnh, trong nhà đèn điện sáng trưng, cửa thông ra sân sau khép hờ, thỉnh thoảng bị gió thổi lắc qua lắc lại, bỗng nhiên em gái tôi trong cơn ngủ mê, tự dơ tay đánh vào đùi và la hét lên bảo rằng Mẹ ơi, anh Ngọc đánh con. Nó cứ lập đi lập lại nhiều lần mà vẫn ngủ say. Chúng tôi đánh thức nó dậy và hỏi ai đánh nó, nó trả lời rằng tôi đứng cạnh giường đánh nó mấy lần. Mẹ tôi lấy làm lạ, bà suy nghĩ rồi chợt nhớ ra, em trai tôi có khuôn mặt giống tôi, ngày mai là ngày giỗ nó mà tâm bà suýt lãng quên, bà thầm cầu nguyện, sau đó em gái tôi ngủ bình yên. Trường họp này em trai tôi chỉ nhập thể vía mượn tay em gái tôi làm cử chỉ để báo tin.

d-Nhập bằng thể vía qua trung gian một vật như bàn cơ để báo tin:
Nhiều người không tin vào trò chơi bàn cơ để gọi các hồn ma nhập vía chỉ vào từng chữ cái trên bàn cơ để ráp thành câu, truyền đạt ý muốn. Nhưng các chức sắc Cao Đài thường được những vị Thầy giáng cơ bút để dạy Đạo là có thật.
Tôi có người bạn đồng ngũ là tín đồ Cao Đài đã về Tòa Thánh Tây Ninh mượn một bàn cơ đem ra Quảng Ngãi, nơi đơn vị đóng quân, bên cạnh một nghĩa trang, có rất nhiều người bị chết oan thời chiến tranh. Mỗi đêm lúc 12 giờ, chúng tôi thường đem bàn cơ để trên mui xe GMC đậu ở cạnh bãi tha ma, thắp nhang cầu nguyện sẵn lòng giúp đỡ những oan hồn nào còn vất vưởng chưa siêu thoát.
Khi thể vía hồn ma nhập về làm cơ di chuyển, chỉ vào chữ này chữ nọ, đôi khi họ chọc ghẹo mình, chỉ vào chữ ma, chỉ vào chữ qủy, chỉ vào chữ thần, thánh… chúng tôi mời họ ra, và khi chúng tôi nói mục đích của chúng tôi muốn giúp họ, nếu có ai đi ngang, xem giùm có hồn ma nào cần giúp đỡ thì hãy mời họ nhập vào cơ để chúng tôi đỡ mất thời giờ.
Có một lần, cơ chạy rất chậm, chúng tôi chưa kịp hỏi xã giao, cơ cứ chạy tự nhiên, chúng tôi ráp thành một đoạn văn sau đây :
“Tôi tên là Nguyễn Thị Mót, 73 tuổi, khi đi ngang chợ phiên làng ở đây bị tây bắn chết, cách đây gần 60 năm, dân làng chôn tôi ở chỗ….. Tôi muốn nhờ các cậu xin cho tôi vào chùa ….quy y để nghe kinh kệ tu hành”
Tôi nói : Uả, nơi chôn cụ ở ngay chùa rồi mà sao cụ không được nghe kinh.
Cụ lại cho cơ chạy thành câu : Tôi bị hủi, những ma ở đó họ đuổi không cho tôi vào chùa
Tôi nói : Họ không cho cụ vào chùa thì chúng cháu giúp cụ bằng cách nào ?
Cụ viết tiếp : Các cậu vào chùa xin Thầy trụ trì cho tôi quy y làm con của Phật, lúc đó tôi mới được vào chùa.
Ngày hôm sau, chúng tôi tìm đến chùa cách xa nơi chúng tôi ở khoảng 5 km, hỏi thăm các bô lão làng, họ xác nhận có chôn cụ ở đám đất trống gần đây nhưng địa thế đã thay đổi thành chợ, thành chùa và nhà san sát, không biết đích xác là chỗ nào nữa. Chúng tôi đi vòng chung quanh chùa, có một khoảng tường mọc rêu xanh như lời cụ nói là chỗ hài cốt của cụ ở dưới đó. Tôi lại gần, dơ xòe bàn tay rà rà hướng xuống đất, miệng thầm nguyện, nếu phải đúng cụ nằm nơi đây thì giựt lắc tay cháu 3 lần. Tự nhiên tay tôi bị giựt 3 cái, tôi xin cụ lập lại lần nữa, tay tôi lại bị giựt 3 cái. Tôi nói : Thôi được rồi, chúng cháu sẽ vào chùa thưa với thầy trụ trì để xin quy y cho cụ.
Đến đêm ngày 16 ta, chùa nào cũng cúng rằm xong, tôi nghĩ chắc cụ đã được quy y theo Phật rồi, nên lại đem bàn cơ ra bãi đậu xe, thỉnh cụ về.
Vía cụ nhập vào cơ viết ngay một câu như sau : Tôi xin cám ơn các cậu, tôi đã được quy y vào chùa. Kể từ nay xin các cậu đừng gọi tôi nữa để tôi yên tâm tu hành. Thăng.

Cũng nhờ vào bàn cơ mà tôi biết, ngay dưới nền căn hầm trú ẩn của chúng tôi là mồ mả lâu đời của một vị thống chế người Hời. Mỗi đêm có hiện lên nhiều bóng dáng (ý-thân) mà chúng tôi nhìn được, gồm 12 vị tướng quân Hời, mình mặc chiến bào giống như chiến phục của vua Quang Trung đi qua đi lại trước cửa pháo đài. Vị tướng nhỏ tuổi nhất khi chết ở tuổi 42, ông cho biết các vị kia đã già, rất nghiêm nghị, không tiếp xúc với những người thế tục, chỉ có ông được phép giao tiếp với chúng tôi mà thôi. Ông giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, không phải qua bàn cơ mà trao đổi bằng ý-thân khi ngủ hay khi thiền. Ông kể đất này của dân tộc Hời, người bạn Cao Đài của tôi kiếp trước là một hoàng tử Hời, yêu một công chúa Hời, nhưng duyên không thành, công chúa tự vẫn chết, nay đã trở thành Tiên Mẫu, ông gọi là Tiên Cô Sao cũng đang có sứ mạng cai quản vùng đất này, Ông thành hoàng ở đây là Qủy Vương Almy cụt một giò, cũng đã kể cho chúng tôi biết, ông tu 300 năm không thành chánh qủa, đã theo làm đệ tử của Tiên Mẫu. Tiên cô Sao cũng có người em trai hiện là một trong 2 đồng tử đứng cầm lọng che hai bên cho Mẫu Mẹ khi Mẹ giảng đạo trên thiên đình. Vị đồng tử này đã mô tả một buổi giảng đạo, ngồi trên tòa cao là Mẫu Mẹ, dưới là 20 Tiên Mẫu, và dưới nữa là hàng ngàn quần tiên của những Tiên Mẫu đi theo học đạo. Cậu đồng tử này đã lập lại những lời giảng của Mẫu Mẹ cho chúng tôi nghe mỗi đêm.
Chúng tôi đã nhờ những vị này che chở đường tên mũi đạn mỗi khi bị địch pháo kích vào đơn vị rất có hiệu qủa. Trước kia mỗi tối khoảng từ 12 giờ đêm đến 2 giờ, các đơn vị đều bị pháo kích một lượt khoảng 200 qủa, đơn vị nào cũng có lính hoặc gia đình trong khu gia binh bị chết mỗi ngày. Nhưng từ khi được các vị che chở, không bao giờ đạn pháo rơi vào doanh trại của chúng tôi, chỉ có lần duy nhất được ông Almy báo trước có một quân nhân bị chết vì tới số làm ác không thể cải nghiệp được.

d-Nhập thể vía để quấy phá trừng phạt : Căn bệnh múa giật ( chorée, danse de St.Guy) có hai loại, loại bị tai nạn hoặc phạm thuốc tổn hại thể vía ở tiểu não, khám nghiệm y khoa có tổn thương thần kinh, hệ tim mạch. Loại tự nhiên bị múa giật không có triệu chứng bệnh, bị múa giật chân tay nhưng các thể khác bình thường, khám không tìm ra được nguyên nhân hữu hình, nhưng nguyên nhân vô hình do đụng chạm xúc phạm đến các thể tâm linh khác, nên bị họ nhập thể vía vào xác thân mình để trừng phạt một thời gian, sau họ xuất ra khỏi xác thân ta thì bệnh tự nhiên hết.

e-Nhập thể vía và thể ý để trừng phạt : Ở một đám giỗ cho người vợ lớn, người chồng tự nhiên đến qùy gối cạnh bàn thờ, hai tay quặt ra phía sau giống như đang bị trói, thỉnh thoảng tự tát vào mặt mình và tự tố giác những hành vi bí mật hãm hại vợ lớn chết để lấy vợ bé. Cử chỉ bị trói và bị đánh là thuộc thể vía và diễn tả tư tưởng sự việc là thể ý của bà vợ lớn.

f-Nhập bằng thể phách, vía, ý, trí : Năm 1948, có người chỉ điểm hãm hại, lính Tây ập vào nhà ông ngoại tôi, kết tội ông làm cách mạng, bắt tù giam, tịch thu trang viên để làm doanh trại tiền đồn. Hai năm sau ông ngoại tôi được thả ra nhưng Pháp không trả lại nhà và tài sản. Một hôm ông cho gọi tất cả gia đình con cháu tụ tập về quanh ông để ông báo tin hôm nay ông chết, và cấm không cho mọi người khóc và yêu cầu mọi người ra khỏi phòng để ông yên tĩnh một mình. Mẹ tôi, bà ngoại và các cậu, dì ra ngồi trên băng ghế ngoài sân chờ đợi nghe ngóng xem có động tịnh gì trong phòng của ông không. Đêm khuya thanh vắng, ánh trăng lặng lẽ soi sáng xuống những con người đang âm thầm khóc và thỉnh thoảng len lén đến cửa phòng ông nghe ngóng xem ông còn thức hay ngủ, cho mãi đến sáng, mọi người bước vào gọi ông thức dậy mới hay ông đã bỏ thân xác ra đi từ lúc nào không ai hay biết, ở dưới gối có 3 lá thư, một gửi cho chính phủ Pháp, một gửi cho bà con làng xóm, một gửi cho gia đình. Khi tiễn đưa linh cửu ông, cả làng bạn bè thân tộc xa gần đều đưa tiễn, sau đó gia đình phân tán mỗi người một nơi. Sắp đến ngày giỗ đầu một năm, ở nhà bà ngoại tôi xẩy ra một chuyện lạ, một buổi tối trời, cơm nước vừa xong, các dì ra sân ai làm việc nấy thường ngày, trời hơi se lạnh, dì thì dọn dẹp, dì rửa chén bát, dì thì lo bỏ than qủa bàng vào bếp lò và ủ lại cho sáng hôm sau. Trong căn nhà sàn bên sông lù mù ánh sáng của một cây đèn dầu đặt giữa giường trước mặt bà ngoại tôi đang ngồi bên cạnh chồng chăn và gối, mặt sau nhà là con sông có vài con thuyền của những bà con dưới quê lên lánh nạn cư ngụ tạm trên sông. Khi một dì đi qua mặt bà ngoại, bà tự nhiên hắng giọng lấy tay chỉ vào mặt dì tôi rồi nghiêm nghị mắng với giọng nói đàn ông: Bố chúng mày ngồi lù lù ở đây mà chẳng có đứa nào chào hỏi đến, lấy cho ta cái xe điếu. Dì sợ hãi chạy đi gọi mẹ tôi và các dì cùng các bà con dưới thuyền lên. Linh tính họ biết chắc là ông ngoại tôi nhập vào xác bà ngoại để về báo một chuyện quan trọng. Khi mượn được xe điếu, ông đòi ống điếu, rồi ông đòi thuốc lào, không ngờ từ lúc ông nhập đến lúc ông xuất đi tôi đã phải chạy đi mua cho ông 7 lần thuốc lào cách nhà 500m. Mọi người xúm lại chung quanh giường, bà con chòm xóm mỗi người hỏi một câu như : Ông đang làm gì, ở đâu, ông đi đâu, và hỏi thăm đến những người đã chết từ lâu bây giờ ra sao… Ông cho biết người đã tái sinh, người còn cực khổ, linh hồn còn vất vưởng, còn ông đang đi tra xét án, nhân tiện ngang qua đây ghé vào nhắn tin, ông chỉ thuyền quan của ông đang đậu ngoài kia. Tôi khiều vào đùi bà ngoại và hỏi : Ông ơi, thuyền của ông đậu ở đâu sao cháu không thấy ?, vì thực ra những thuyền chung quanh đấy là bà con ở dưới quê lên lánh nạn tôi đã biết, không thấy có thuyền nào lạ cả. Ông trả lời để yên cho ông nói chuyện. Ông xin phép bà con đừng hỏi chuyện nữa để ông có việc nói chuyện với vợ con. Ông nói với mẹ tôi và cá dì biết cuối năm nay ông sẽ đón bà ngoại tôi đi, còn mẹ tôi phải theo cha tôi di cư vào Nam (tiên đoán trước khi di cư 1954), em trai tôi đã chết lâu rồi phải cho nó quy y để khỏi vất vưởng, và mọi việc khác ông sắp đặt cho trước, rồi ông xuất thể tâm linh của ông ra khỏi thân xác của bà ngoại tôi. Trước khi ông xuất, mẹ tôi, các dì và bà con họ hàng khóc lóc năn nỉ xin ông nghĩ lại, mẹ tôi phải vào Nam, các dì còn nhỏ dại cần bà ngoại tôi chăm sóc, ông đừng đón cụ bà đi để khổ cho con cháu bơ vơ, ông nói để ông nghĩ lại. Thế rồi bà ngoại tôi úp hai lòng bàn tay lên mặt, ngửa đầu ra sau và nói : Tôi đi đây !
Sau đó bà ngoại tôi dật mình nhìn chung quanh hỏi sao bà con làm gì mà đến đây đông thế này, mùi thuốc lào ở đâu đem đi ngay, vì bà ngoại tôi sợ mùi thuốc lào lắm. Các vị trưởng tộc dặn tất cả mọi người chỉ nói cho bà ngoại tôi biết ông ngoại về dặn dò con cháu, dấu biệt chuyện ông sẽ đón bà đi, lúc đó bà ngoại tôi mới ngoài 60, tu tâm dưỡng tánh làm lành, đến 100 tuổi vẫn còn đi đứng khỏe mạnh không bệnh tật, bà mất như ngủ say.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 7:00 am


g-Nhập bằng phách, vía, hồn : Mỗi năm vào các buổi lễ đình, hương chức trong làng chọn sẵn một người đàn ông tánh tình trung trực chuẩn bị thân xác để làm lễ xiên lình cầu bình an cho xóm làng. Lễ xiên lình là một vị thần nhập phách, vía, hồn, vào một xác thân, dùng một cây giáo dài 2m, đầu giáo là một mũi mác dài nhọn xiên thủng vào má từ bên này sang bên kia mà không chảy máu, cán giáo còn lại do một người đỡ cứ chạy qua chạy lại theo bước chân của người được thần đình nhập, khi thì múa quyền, khi thì lễ vái, lễ xong rút cây xiên lình ra, thần thè lưỡi dài ra lấy dao rạch đứt lưỡi một chút máu chảy ra đầy miệng, ông phun máu vào một mâm giấy vàng bạc để làm phép gọi là giấy bùa đem phân phát cho những người cần xin trừ tà ma. Sáng hôm sau tôi thấy 2 má của thân xác có hai đốm vôi trắng bôi lên, không có vết sẹo tổn thương ở má, hỏi ông có đau không, ông nói ông không đau, khi xiên lình làm lễ ông không biết. Không đau là thể hồn ông không bị tổn thương, má ông không có sẹo là thể phách không bị tổn thương, ông múa may gì ông không biết là thể vía của ông không làm mà là vía của thần.

h-Nhập để trả thù : Một người bị chết oan do cướp của, bị hãm hiếp, luật pháo không có chứng cớ buộc tội, người bị chết oan nhập vào họ tự tố cáo, tự moi ra những chứng cớ để luật pháp có thể trừng trị giúp họ, còn không, họ nhập vào xác kẻ tội phạm để gây tai nạn, bị hoa mắt tự đâm vào xe cộ, hay té lầu, nhẩy sông…
Khi còn đóng quân ở Quảng Ngãi, tôi thường nghiên cứu các hiện tượng siêu hình, tôi dược biết có một trường hợp trả thù hi hữu. Dưới chân núi Thiên Bút có một tiền đồn trước kia do lính Tây đóng, đã bắt một cô gái hãm hiếp đến chết. Cô trả thù bằng cách cứ mỗi đêm cô nhập vào một tên cho nó tự làm tình để cơ thể suy nhược từ từ đến chết. Sau này lính Sư đoàn 2 đến đóng, anh nào có máu háo sắc đều bị cô trả thù, họ đều mô tả hình dạng tuổi tác của cô giống nhau. Để được bình yên, họ lập một miếu nhỏ bên đường để thờ cô.

i-Nhập xác đặc biệt : Ở VN chúng tôi mở phòng chữa bệnh miễn phí để vừa hành nghề phước thiện vừa học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau hầu đúc kết ra một phương pháp chữa bệnh hoàn hảo có hiệu lực hơn phối hợp cả đông tây y, cho toa, bắt mạch, hốt thuốc, phát thuốc miễn phí, châm cứu day bấm huyệt, khí công, nhân điện, võ thuật dưỡng sinh, thiền..Có những bệnh nặng chúng tôi tình nguyện đến tận nhà bệnh nhân. Học trò của tôi là em trai của một người bạn, theo tôi hành nghề, cậu ta trước kia chữa bệnh bằng bùa chú giúp người không lấy tiền, nay muốn đổi sang cách chữa bệnh bằng day bấm huyệt và cách lý luận bệnh chứng theo đông y, cậu ta có khả năng tiếp xúc với các thể tâm linh bậc thầy và học thêm được nhiều điều ích lợi. Cậu ta thường báo trước cho tôi biết tình hình sức khỏe của những bệnh nhân mà tôi đang chữa ở chỗ này chỗ kia, có những ca bệnh tầm thường bệnh nhân còn rất khỏe nhưng cậu bảo tôi là họ sắp chết, nên từ chối đừng chữa tiếp, nếu chữa sẽ bị mang tiếng, trong số bệnh nhân của tôi có một em sinh viên Đại học Bách Khoa Phú Thọ đang học năm cuối, tự nhiên bị trúng phong méo miệng tê liệt nhẹ, tôi chữa khỏi và em đã có thể tự đạp xe đạp tiếp tục đi học lại, tôi vẫn chữa tiếp tục, bây giờ cậu ta bảo ngưng không chữa mới là chuyện lạ. Tôi hỏi tại sao. Cậu bảo Thầy chờ xem. Tôi đành viện lý do nói rằng em đã bớt nhiều rồi, dành thời giờ ở nhà ôn bài thi làm luận án cho xong, thi rồi thì chữa tiếp. Ngày nào em cũng đạp xe đi học đi qua phòng mạch, trong thời gian một tháng không có chuyện gì xảy ra, em thi kết qủa rất khá cha mẹ em rất mừng, mẹ em nói cả anh em giòng họ đều làm ruộng, , buôn bán, lao động chân tay, chưa có ai khoa bảng như nó.
Một hôm vào buổi sáng tôi được báo tin em đã chết, mẹ em cho biết hai hôm trước em bị đau răng hàm phải đi nhổ gấp, bác sĩ dặn nếu có ra máu nhiều và đau nhức phải trở lại ngay. Cháu nó đang vẽ dở bài để nộp cho kịp chiều hôm qua, tối nó đau uống aspirine cho đỡ đau chờ sáng đi tái khám, ai dè đêm cháu đi luôn.
Bản tính tôi trước kia hay bảo thủ cố chấp, chỉ tin vào tài năng chứ không chịu tin vào mê tín, cho nên có những bệnh nhân cậu ta bảo tôi đừng chữa tôi vẫn ngoan cố cứ chữa mà không cho cậu ta biết, thế mà cậu ta vẫn biết qua những bậc thầy vô hình của cậu chỉ điểm. Như thường lệ, tôi tiếp tục lại chữa bệnh cho một bà tê liệt cấm khẩu một tháng không ăn uống được đã từ từ khỏe lại. Một hôm tôi đến nhà bệnh nhân thấy vắng vẻ không có ai ở nhà, hàng xóm cho biết bệnh nhân sáng ăn xong bị đau bụng dữ dội phải chở vào nhà thương gấp, mấy hôm sau được biết cụ đã khỏe hơn, đang nằm bệnh viện điều trị tiếp, hai tuần lễ sau nghe tin cụ chết. Cậu ta cho biết đáng lẽ cụ chết ở nhà cách hai tuần trước, nhưng vì thầy cố chấp cứ tiếp tục chữa, Thầy Tổ vô hình muốn cứu thầy nên đã dời bệnh nhân vào bệnh viện cho khỏe lại rồi chết để thầy khỏi bị mang tiếng.
Lần lượt, tôi được báo trước sẽ có 4 trường hợp tương tự, không được chữa, nhưng tôi chưa tin, vẫn cố chấp đi chữa cho họ, nhìn bằng mắt thế tục, sức khỏe của họ mỗi ngày mỗi khá hơn, nhưng các thầy vô hình đã cứu tôi bằng cách dời họ vào bệnh viện rồi mới chết. Những chuyện sống chết như vậy vượt ngoài khả năng chữa bệnh của khoa học làm tôi thắc mắc nghi ngờ đến khả năng chữa bệnh của mình, cho nên tôi nghĩ rằng nếu mình có khả năng thực sự thì mình sẽ tiếp tục học hỏi them kinh nghiệm để trau giồi tay nghề, còn nếu mình bất tài, chỉ là thầy dởm thì mình sẽ dẹp nghề cho sớm. Vì thế, tôi nhờ cậu ta sắp xếp cho tôi được tiếp xúc với một vị Thầy tổ vô hình của cậu.
Một buổi tối trong căn nhà nhỏ của cậu có bàn thờ tổ Thái Thượng Lão Quân, cậu dặn tôi trước rằng tổ chỉ giáng phàm vài phút, phải chuẩn bị câu hỏi, cậu chỉ là xác bị nhập sẽ không biết gì để giúp tôi. Nói rồi cậu ta thắp nhang khấn vái nghiêm chỉnh thành kính làm tôi hồi hộp, cậu nhắm mắt, tay bắt ấn, múa một bài quyền và từ từ ngồi thiền. Tôi biết Tổ đã nhập vội chắp hai tay cúi lạy, và một đoạn đàm thoại ngắn diễn ra như sau :
-Kính lạy Tổ.
-Ta không phải tổ của ngươi.
-Xin cho con được gọi là Thầy.
-Ngươi đã có Thầy rồi.
-Sao con không biết, và không được dạy gì hết, nếu Thầy không dạy, con có biết gì đâu mà chữa bệnh…
-Ngươi phải tiếp tục chữa bệnh cứ người, và phải thay đổi phương pháp, nếu không thay đổi phương pháp sẽ làm 4 người bị chết.
-Con có biết gì đâu mà thay đổi phương pháp, nếu chết người thì con không làm nghề này nữa.
-Ngươi phải làm và phải thay đổi phương pháp.. Thầy ngươi là Ngài Hoa Đà…..Ngươi không nhiếp tâm đến ngài làm sao ngài tiếp độ cho ngươi. Ngươi cứ tiếp tục chữa bệnh phước thiện ở chùa, lúc nào cũng có ta hiện diện nơi đó.
-Con muốn được học và chữa bệnh bằng kinh mạch huyệt đạo hơn là học thuốc của Ngài Hoa Đà để tránh sát sinh.
-Bảy kiếp trước ngươi đã là học trò của Ngài Biển Thước giỏi về kinh mạch, nay ngươi phải chuyển mình theo Ngài Hoa Đà để độ chúng sinh…

Nói xong ngài hít thở và xả thiền. Quả nhiên mấy năm sau thể tâm linh tôi được học hỏi và được hướng dẫn tìm ra một phương pháp mới, viết thành tài liệu Hướng dẫn Tập luyện Khí Công Y Đạo.

k-Nhập xác vĩnh viễn :
Có những trường hợp thường gặp sau đây :

Trường hợp hóa thân : Một người vừa chết ở nơi này, thể tâm linh nhập vào đứa trẻ cũng vừa mới sinh ra ở nơi khác, mặc dù khác văn hóa, phong tục tập quán, thân xác mới có đời sống tiến hóa độc lập để tiếp tục tu học, hành đạo giúp đỡ kẻ khác, có thể thân xác mới sẽ là tu sĩ, bác học, khoa học gia.. . ít bị ảnh hưởng tâm tính của cha mẹ.

Trường hợp người hai mặt : Một người có đời sống bình thường, tự nhiên sau một tai nạn hoặc sau một cơn sốt thập tử nhất sinh, tánh tình thay đổi làm như hai con người khác nhau chung một thân xác, không thể biết lúc nào là người A lúc nào là người B, cứ sống chung như thế cho đến chết, có nhiều lý do đưa đến hậu qủa khác nhau. Thí dụ người chồng âm mưu với vợ bé ám hại vợ lớn chết, thể tâm linh vợ lớn nhập vào thân xác vợ bé vào ban đêm làm đổi tính nết của bà bé, sinh ra tính tình gắt gỏng, giận giữ, khó tính, nói hành nói tỏi suốt đêm để quấy phá hai người, ban ngày bà bé lại hiền dịu như cũ, hoàn toàn không biết chuyện gì đã xảy ra đêm qua, bà bé có lỗi với bà lớn nên bà lớn theo trả thù bà bé cho đến chết.
Người xúc phạm đập phá nơi thờ phụng linh thiêng sẽ bị ác thần trừng phạt làm tính tình thay đổi luôn, khám cơ thể không có bệnh, gọi là bệnh tâm thần, khi thì dễ thương tội nghiệp, khi thì dễ ghét, chính bệnh nhân đôi khi cũng tự biết mình kỳ cục mà mình không kềm chế được.
Có những người khi lên cơn thay đổi sắc mặt dễ thấy, tự nhiên mặt đỏ lên bắt đầu đập phá, qua hết cơn trở lại bình thường như không có bệnh.
Có những người hai mặt như một, nhẹ nhàng hơn, không làm hại người khác đó là trường hợp kết nghĩa anh em hoặc chị em thề kiếp nào cũng sống chung với nhau, cho nên khi một người thể xác chết trước, thể tâm linh không đi tái sinh mà cứ ở lại chung với người bạn để giúp đỡ họ, đó là các trường hợp ông đồng bà bóng, các người coi bói không do nghiên cứu sách vở mà ứng khẩu khi nói ra lúc trúng lúc trật, lúc nói trúng là thể tâm linh người chết thấy biết, lúc nói trật đoán mò là do thể tâm linh ấy đã xuất ra ngoài. Đôi lúc họ biết có cái gì kỳ lạ ở cơ thể họ, dấu hiệu thay đổi là ngáp và đổi nhịp thở.

Trường hợp em trai nhập vào chị :
Chuyện lạ xảy ra ở phòng mạch (Montreal). Một gia đình 4 người, một bà mẹ và 3 người con từ Ottawa, có hẹn trước lên Montreal xin được hướng dẫn cách tự chữa bệnh cao áp huyết. Sau khi hướng dẫn cho bà mẹ và 2 người con xong, còn lại một cô chị, tôi đo áp huyết ở mỗi bên tay, lúc thì áp huyết rất cao trên 190/110mmHg mạch 110, lúc đo lại, áp huyết chỉ 129/85mmHg mạch 82. Tôi đo đi đo lại lúc cao, lúc thấp, không phải máy sai, nhưng tôi cũng hơi thắc mắc, nên để ý đến sắc diện trên khuôn mặt bệnh nhân, khi áp huyết cao và áp huyết thấp có khác nhau gì không. Sau đó tôi dạy thở để làm hạ áp huyết khoảng 15 phút, áp huyết xuống 120/88mmHg mạch 72. Xong rồi, cô ngồi dạy được nửa chừng tự nhiên người co cứng, mặt tái xanh, mắt nhắm, rét run, tay chân co giật. Người khác nhìn vào tưởng đang giẫy chết do áp huyết tăng cao đột ngột hoặc trụy mất mạch. Tôi biết có chuyện lạ, một tay đỡ đầu cô nằm xuống rồi dùng ngón tay bấm huyệt Nhân Trung và Thần Đình, một tay bấm Nội Quan trái, và tôi quát lên : Xuất ! xuất ra khỏi người này ngay.!.
Bỗng dưng cô vừa khóc vừa nói một tràng tiếng lạ nghe âm như tiếng Miên, người ta gọi là tiếng cõi âm. Tôi bảo : Ngươi hãy nhìn xem ta là ai ? Muốn nhắn gì thì nói tiếng Việt, rồi xuất ra khỏi người này đi.
Cô đổi giọng nói như một thanh niên, cô mở mắt quay đầu sang phải nhìn tìm bà mẹ, lấy tay vẫy bà lại rồi nói : A má , a má ơi, con lạnh qúa, con mất nhà dồi, a má ơi cứu con…... rồi khóc bù lu bù loa. Cũng may các phòng mạch bên cạnh, các bác sĩ nghỉ hè, nên không có ai hiểu lầm lỡ gọi 911 đến sẽ phiền lắm, tưởng bệnh nhân đang bị thầy thuốc hành hạ la hét làm bệnh nhân phải khóc .
Đằng sau lưng tôi bà mẹ nói với 2 người con rằng : Thằng Hải nhập vào chị nó.
Bà nói tiếp : Thằng Hải con trai tôi nó đi làm thủy lợi bên Việt Nam bị chết đuối lâu rồi mà cứ nhập vào chị nó hoài, khiến con nhỏ không đi làm ăn gì được.
Tôi khuyên thằng Hải : Hãy tha cho chị ngươi, đừng sống vất vưởng bám theo chị ngươi nữa, chỉ làm khổ cho cả nhà. Hãy nghe lời khuyên của ta, mẹ ngươi đưa vong linh ngươi vào chùa, có chỗ ăn ở nương tựa, theo Phật tu hành để về với Phật, còn hơn là sống lang thang vất vưởng khổ sở không nhà cửa, đói rét lạnh mà không ích gì. Nếu bằng lòng theo lời ta, thì xuất hồn ra ngoài, đừng theo chị ngươi nữa, có chịu không.
Nó gật đầu, thôi khóc, chắp 2 bàn tay cúi lạy tôi . Tôi quay sang nói với bà mẹ, ngày mai bà đem hình nó nhờ thầy trụ trì chùa rước vong của nó vào chùa cho quy y theo Phật, đặt pháp danh cho nó. Nó nghe thế lại chắp tay cúi lạy tôi lần nữa.
Cả nhà mừng rỡ khi biết nó nghe lời tôi khuyên. Bà nói gia đình đã bao nhiêu năm nhờ đến nhiều Thầy pháp trục nó xuất ra khỏi chị nó mà không được. Sao Thầy hay qúa chỉ khuyên nó mà nó nghe lời Thầy mới lạ.

Trường hợp thay hồn đổi xác : Là trường hợp hi hữu, thân mạng hết, thọ mạng và phước mạng còn dư, người này có thể sống thêm với thể xác cũ kéo dài thân mạng được, nhưng cơn ngủ sâu họ rời bỏ thân xác lâu, khi quay về xác đã chôn, nếu họ may mắn tìm được một thân xác có nghiệp mạng hết, phước mạng hết, thọ mạng còn dư vừa mới chết đi, họ nhập vào mượn xác sống cho đến hết số mạng của mình, họ sống lại hoàn toàn không biết đến cha mẹ anh em thân thuộc của người cũ, họ đòi về nhà họ ở với gia đình của họ.

Nhập xác do bùa ngãi :
Là những thể tâm linh vất vưởng chưa đi đầu thai được do bị hãm hại chết, số mạng chưa dứt, bị những người có quyền năng sai khiến bằng bùa ngãi, cho nhập vào người này người kia để quấy phá vụ lợi. Hoặc có ai do bị cơn sốc tâm thần phát điên, họ thừa cơ nhập vào sinh ra nói lảm nhảm, nói, nghe, viết hai ba chuyện cùng một lúc, không đầu không đuôi, người nghe không hiểu, thể thần, thể ý nhập thường xuyên nên tính tình, tư tưởng của họ bị thay đổi luôn, nói và làm xong đều không nhớ không biết gì cả.

Thần giao cách cảm :
Người được khai mở nhãn thông, nhĩ thông do bất kỳ một lý do gì như tu luyện, té ngã, tai nạn va chạm thần kinh, thiền hay thôi miên…tần số phát sóng của luân xa nơi tuyến thùy hoạt động tạo ra tần số rung trung gian dễ liên lạc được với các tần số của cõi giới tâm linh, họ trao đổi bằng thể ý, họ thấy được, nghe được chứ không phải bị nhập, nên họ vẫn tỉnh táo như người bình thường, họ chỉ chuyển đạt lời yêu cầu của các thể tâm linh người chết cho người thân còn sống, hoặc ngược lại. Vì truyền thông bằng thể ý nên thời gian và không gian có cách xa cũng như thấy ở trước mắt không có gì trở ngại.
Thí dụ có một bà mẹ nhận được giấy báo tử của con trai tử trận bên Lào, đến nhờ một người có quyền năng xem con bà thực sự còn hay đã mất. Ông bảo tôi thấy nó còn sống, đang ở một căn hầm giam chung với nhiều quân nhân khác ở bên Lào. Bà ta hỏi nó có về được không. Ông trả lời được, từ 3-6 tháng, qủa nhiên tháng thứ tư con bà trốn thoát và về được đến nhà.
Người ta nhờ những người có khả năng thần giao cách cảm gọi là nhà cảm xạ học đi tìm hài cốt, tìm nguồn nước uống, tìm nguồn quặng mỏ để khai thác. Ngược lại, có những thầy chữa bệnh có khả năng nhãn nhĩ thông, được các cơ thể tâm linh nhập nhĩ nói vào tai cho biết. Một hôn thầy Ba ở làng Quảng Ngãi đang làm ruộng, ông nghe trong tai có người nói : Vế ngay, có người bị rắn cắn đang chờ ông ở nhà. Ông ta về, qủa nhiên ông đã cứu kịp thời cho nạn nhân khỏi chết.

Trường hợp đồng cốt :
Đồng cốt có loại thật loại dởm .
Loại dởm là giả mượn thần thánh để lừa bịp ăn tiền. Loại thật là ông thầy cho một thể tâm linh khác mược xác một lúc để gặp gỡ nói chuyện với người thân còn sống, khi hai bên nói chuyện, ông thầy không biết. Hoặc người thầy làm trung gian cho thể tâm linh nhập vào một người lạ khác không quen biết gọi là người ngồi đồng, thể tâm linh nhập vào gọi là cốt. Đồng có khi là nam, mà cốt nhập vào có khi là nữ, nói giọng nữ, và có những thói quen cử chỉ cũ của cốt khi còn sống hay làm để người thân dễ dàng nhận ra, cốt người già nói giọng già, cốt người trẻ nói giọng trẻ như hồi còn sống. Nếu đồng là người có tật hay nói cà lăm, không biết ngoại ngữ, nhưng khi cốt nhập vào là người ngoại quốc thì cốt nói tiếng ngoại quốc không có gì trở ngại, cốt tầu nói tiếng tầu, cốt tây nói tiếng tây…Tại sao lại được như thế.
Bởi vì 7 thể tâm linh của người đồng xuất ra ngoài, đứng cạnh đó, 7 thể tâm linh của cốt nhập vào thân xác của đồng, nên mọi hành vi cử chỉ lời nói là của cốt, người thầy dởm không thể nào làm được.
Đồng cho mượn xác để cốt nhập vào, nhưng nếu thể thần của đồng mạnh, thì cốt không thể nhập vào được, nhưng nếu thể thần của đồng qúa suy yếu, chẳng những cốt dễ nhập mà cốt muốn chiếm đoạt thể xác luôn, nếu người thầy không có năng lực trục cốt ra được, đồng sẽ trở thành điên, trở thành người trung gian cho nhiều cốt muốn nhập vào, nói đủ thứ tiếng, đặc biệt có thứ ngôn ngữ trên thế gian không có, gọi là tiếng cõi âm giữa các cốt nói chuyện với nhau qua miệng của đồng, thế gian gọi là người điên mắc bệnh tâm thần đa diện, gặp trường hợp này, đem đồng vào chùa nhờ chư tăng cho các cốt quy y, hướng dẫn vong linh của các cốt chuyển nghiệp, đồng cũng quy y để cốt khác không nhập vào nữa.
6-Tái sinh

Đức Phật thường nói tam thiên đại thiên thế giới, vậy nó ở đâu ?
Nói về số lượng để chúng ta có thể hình dung ra được, thì thế giớ chúng ta đang ở giống như là một qủa sung, quanh một chùm sung trên một cây sung, chung quanh còn hàng vạn cây sung khác ở khắp nơi trên thế giới. Vậy một qủa sung so với những qủa sung khắp thế giới có thấm vào đâu, đếm sao cho hết. Nói theo khoa học, qủa địa cầu chúng ta đang ở trong một thái dương hệ, trong nhiều thái dương hệ của một giải ngân hà trong nhiều giải ngân hà khác, chúng ta làm sao biết hết được.
Nhưng kinh Phật cũng lại nói : Vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt. Tâm sinh tâm diệt đều do ý tạo ra. Chư Phật chỉ cho chúng ta cách tu tâm dưỡng tánh để thành Phật, chứ chư Phật không hóa phép cho chúng ta thành Phật được. Người nào có tâm lành, hành động thiện lành đã là tâm Phật, người nào có tâm ác, hành đông ác là tâm chúng sinh. Như vậy thành Phật cũng do tâm, thành chúng sinh cũng do tâm. Phật chỉ có trong tâm mình chứ ngoài tâm không có Phật. Phật là một người giác ngộ hoàn toàn, là những vị đã tu chứng, thể hiện được hạnh nguyện bi-trí-dũng của mình cho người khác noi theo và mình cũng sẽ thành Phật nếu ý mình muốn và phải thực hành theo hạnh nguyện của một vị bồ tát nào mà mình thấy thích hợp để rồi sau mình sẽ thành Phật như ngài, chứ không phải mình không làm gì, chỉ cầu nguyện ngài ban phép hóa mình thành Phật. Những ý tưởng và hành động của mình thực hành cho đến chỗ chân thiện mỹ tuyệt đối thì gọi là Phật, nếu ý tưởng bất hảo gọi là chúng sinh thì phải bị trầm luân hụp lặn trong bể khổ nhiều đời nhiều kiếp.
Ý tạo ra nghiệp lành nghiệp dữ, nên điều khiển ý rất khó, vì một ý sẽ inh ra vạn ý, vạn pháp không bao giờ dừng nghỉ do tham sân si mới tạo ra nghiệp, nghiệp tạo ra phước mạng, thân mạng và bệnh nghiệp mỗi người mỗi khác gọi là luật nhân qủa. Công cụ tạo ra nhân qủa là Danh và Sắc.
Phần tâm linh có tâm cảm nhận, có ý dẫn dắt, biết phân biệt hơn thua, cố chấp. Có 2 loại ý khác nhau. Ý của Danh và ý của Sắc. ý thuộc một trong 6 căn nhiễm 6 trần là ý của thân. Còn ý của phần tâm linh là vô hình chỉ huy và liên kết mọi hoạt động của tư tưởng từ qúa khứ tiền kiếp đến hiện tại ở đời này và tương lai ở đời sau…...

Tam thiên đại thiên thế giới là một ý để diễn tả Phật nơi nào cũng có, cõi của các ngài ở hoàn toàn là lý tưởng. Chúng ta có thể tu để về ở các cõi Phật nào mà chúng ta muốn. Nói vậy mà không phải vậy. Phật không ở nơi nào ngoài tâm. Chúng ta muốn đến cõi nưóc của một vị Phật nào để ở, thì chính tâm chúng ta phải tu luyện theo hạnh nguyện của vị Phật đó đã làm để rồi sẽ thành Phật như các ngài, nhưng thời gian phải mất bao lâu còn tùy thuộc vào chúng ta, từ một sát na đến a tăng kỳ kiếp, tập luyện đến bao giờ ý dừng, tâm định, như tu theo pháp môn tịnh độ, chỉ đọc một câu niệm Phật mà nhất tâm bất loạn thì thành Phật, hay như ngồi thiền mà tâm rỗng như bọt biển, bản chất là nước, tự nó tan vỡ ra trở về với nước biển, nhà thiền gọi là nhập cõi niết bàn tịch tịnh..
Như vậy thành Phật cũng do ý, không thành Phật mà thành chúng sinh cũng do ý. Kiếp sau không muốn làm người nghèo khổ mà muốn làm người giầu sang cũng do ý hoặc không muốn làm người ở cõi ta bà, muốn lên cõi niết bàn cũng do ý…nhưng được hay không còn do nghiệp mình đã tạo ra lành hay dữ, vì ý sinh vạn ý, vạn pháp, không bao giờ dừng nghỉ đều do tâm tham, sân, si mê hoặc chuyên cầu lợi cho mình khiến cho mình tạo ra nghiệp xấu thì làm sao có thể thành Phật. Muốn thành, tức là đấng đã giác ngộ, phải làm sao tu được câu Vạn pháp do tâm diệt.

Cũng với ý này, nên đông y áp dụng vào phương pháp chữa bệnh có thể chữa được những bệnh cả về thân xác lẫn phần tâm linh.
Trong kinh sám hối có câu : Tâm diệt rồi tội liền tiêu
Vậy theo triết lý Phật giáo, con người chỉ có hai phần luôn luôn dính liền với nhau khi còn sống là thể xác và tâm linh. Phần tâm linh có tâm làm chủ, hay phân biệt so sánh hơn thua, cố chấp gọi là Danh. Phần thể xác gọi là Sắc. Hễ có Danh-Sắc thì có lục nhập qua 6 căn của thân như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, nhiễm 6 trần, như mắt tiếp xúc với sắc thấy vạn vật, tai tiếp xúc với nghe, mũi tiếp xúc với ngửi mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với chạm xúc, ý tiếp xúc với vạn pháp nghĩ đến cái này cái kia…Nhưng nếu con người không có phần Danh là tâm tham dự vào phần Sắc để phân biệt đánh giá đẹp xấu cho mắt, đánh giá lời nói âm thanh cho tai, đánh giá thơm thối cho mũi, đánh giá vị ngon dở cho lưỡi, đánh giá mềm mại thô cứng, nóng lạnh cho thân khi chạm xúc, đánh giá tốt xấu lành dữ cho ý.. thì không phải là con người phàm phu tục tử nữa rồi.
Ngược lại, người tu phải đạt đến trình độ luyện tâm tách Danh ra khỏi Sắc, mắt có nhìn mà không phân biệt đẹp xấu, tai có nghe nhưng không để ý khen chê, mũi có ngửi nhưng không cần biết mùi, lưỡi có nếm nhưng không biết vị, có chạm xúc mà không để tâm, ý không nghĩ tốt xấu…. tu được như vậy đã là thánh hiền, khổ nỗi kẻ phàm phu gọi những vị này là ngu, cho nên người tu vừa hiền vừa ngu là bước đầu tu học (Kinh Hiền Ngu)

Bất cứ lối tu nào cũng vậy, như tu tánh luyện mạng, muốn có kết qủa tốt cần phải giữ giới , rồi định, thì mới có huệ.
Giới của tu tánh là luyện tâm, cho tâm dừng, ý dừng, không phân biệt, bỏ tâm chấp, tu tâm xả.
Định của tu tánh là tinh tấn.siêng năng thường xuyên không sao lãng, tu luyện tâm mãi mãi giống như kẻ hiền ngu.
Huệ là kết qủa của sự tu luyện hết tham sân si không bị ảnh hưởng của thất tình lục dục.

Về phương pháp chữa bệnh của đông y khí công là tu tánh luyện mạng.
Giới của tu mạng là điều hòa hơi thở, tập luyện hơi thở cho chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường, thở ít hơn 18 hơi trong một phút, khí công tập luyện 6 hơi trong một phút. nếu tập được hơi thở như thế tâm tánh sẽ điềm đạm, nhu mì, không bị sân giận làm rối loạn nhịp thở…
Định của tu mạng là định tâm hay trụ ý, cột tâm tại một điểm, hoặc đan điền thần, đan điền tinh, hoặc Mệnh Môn, hoặc Thiên Môn hoặc Ấn Đường tùy vào mục đích để vừa điều tâm, điều khí, điều chỉnh sức khỏe để chữa thân bệnh, tâm bệnh. Điều hòa hơi thở ngoài công dụng giúp tính khí điềm đạm để tu tâm, còn có công dụng điều hòa sự khí hóa chức năng của lục phủ ngũ tạng, tạo nhịp độ sinh học đều đặn, tăng cường oxy, loại bỏ tế bào cũ, nuôi dưỡng tế bào mới, giúp thân thể luôn luôn khỏe mạnh không bệnh tật.
Công việc của Định là chăm chỉ luyện tập đều đặn thường xuyên, không lo sống chết.
Huệ là kết qủa tu luyện, tập luyện, tâm bình an, thân khỏe mạnh không bệnh tật.
Khi thân hết bệnh, tâm ưa làm điều lành, dùng thân này để tu cải nghiệp, tạo thêm nhiều nghiệp lành như giúp đỡ những người khác cùng tu tạo thêm phước, thì thành Phật ngay kiếp này, mình sống không nhiễm lụy trần tục không khác gì đang sống cảnh niết bàn tại thế, và khi hết phước nghiệp, thọ mạng hết, với tâm bồ tát thì ở kiếp nào cũng còn tâm thức bồ tát, còn dục tâm là do tinh cha huyết mẹ tạo nên, khi tái sanh, do ý lành dẫn nghiệp lành được vào một trong cõi nước của Phật do hạnh nguyện mà nó đã chọn theo vị bồ tát nào hay của vị Phật nào, thì đó là sự tái sinh của một người tu.

Còn người tu chưa phát tâm bồ tát, nhưng khi thân bệnh, tâm vẫn bình thản, xem bệnh là nghiệp, cần phải tu tâm làm lành để cải nghiệp, khi hết nghiệp, họ xuất hồn đi theo một vị bồ tát, thường là Bồ tát Quán Âm, vì ý họ lúc nào cũng nghĩ đến tịnh độ. Khi phần tâm linh rời khỏi xác trong giấc ngủ sâu, họ đi đến cõi Phật để tu tiếp. Họ nghĩ cuộc đời họ vẫn liên tục tu hành cầu đạo thành Phật. Thời gian tu học ở cõi Phật do ý dẫn đã rời khỏi xác lâu, xác đã chết họ cũng đâu biết được, có khi giấc ngủ như giấc mộng Nam Kha, mơ thấy mình sinh ra, lớn lên, lập gia đình, có con cháu đầy đàn, rồi tỉnh giấc mới biết là mơ chưa đủ thời gian chín một nồi cháo kê đang nấu dở dang, hay giấc mơ như Đỗ Quyên hóa quốc, cuộc đời như một giấc mộng dài. Ngược lại, thực cũng như mơ, người tu dùng thân Ý đi đây đi đó chứ không dùng thân xác, họ vào cõi của thân Ý mà đến Phật, sinh hoạt bằng thân Ý, quên thân xác mất rồi, lúc đó xác của họ mặc tình người thân muốn làm gì thì làm.
Có những người khi còn sống, thân Ý đi đến một chỗ quen thuộc nhất định, nhiều lần, là cõi của ý, mà họ tưởng là mơ, nhưng khác với mơ, mơ khi tỉnh dậy quên hay nhớ không rõ ràng mạch lạc, còn đi bằng thân ý, tỉnh dậy nhớ rõ ràng mạch lạc, khi cần thiết vẫn có thể đến lại những nơi ấy. Nơi thân ý đi có thể là một cõi ngoài qủa địa cầu, ở một hành tinh khác, thế giới khác, khi có duyên được đi qua, mình cảm thấy cảnh vật quen thuôc như mình đã từng đến. Như vậy ý dẫn tâm sinh vạn pháp, có hư có thực. Khi tâm định, ý dừng, thì vạn pháp có cũng như không. Không hư không thực, sắc tức thị không, không tức thị sắc, nó vẫn là nó. Từ tâm đối đãi người phàm phu thấy núi là núi, sông là sông, mới tu xem cảnh như huyễn, thì núi không phải là núi, sông không phải là sông, khi hết đối đãi, biết dừng lại hiện tại, không tiếc qúa khứ, không nghĩ đến tương lai chưa tới, chỉ cần an trú trong hiện tại bình an, thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, chỉ vì do ý sinh ra thế này thế khác.
Chính vì tâm không định, ý không dừng, do tham sân si lôi cuốn từ vô thỉ, tạo ra tâm thức xấu mới làm cho phần tâm linh đi theo con đường lục đạo luân hồi, khiến cho mình tái sinh theo nghiệp xấu rơi vào cảnh khổ mà không thoát được khổ sinh già bệnh chết..
Đỗ Đức Ngọc


http://omanizen.blogspot.com/2010/06/cau-truc-tam-linh-trong-co-con-nguoi-ii.html




Sự lợi ích của tập thể dục khí công y đạo
Trước phong trào của quần chúng đua nhau tìm học khí công tự chữa bệnh để thay thế cho cách chữa bệnh bằng thuốc hiện nay đã không thể nào tránh khỏi những phản ứng phụ khiến cho cơ thể chưa khỏi được bệnh cũ lại mang thêm bệnh mới do sự tương phản của thuốc làm cho mọi người càng ngày càng lo sợ mỗi khi có bệnh. Đó là lý do tại sao thời đại ngày nay mọi người đều quan tâm tìm hiểu cách chữa bệnh bằng khí công để thay thế thuốc.
Tuy nhiên, không phải khí công nào cũng có thể chữa bệnh được. Chúng ta thường biết đến khí công tài chi của Trung quốc rút ra từ võ thuật Thái cực quyền của Tổ sư Trương tam Phong, kết hợp giữa khí công hơi thở và động tác theo biến động âm dương trong thái cực đồ, loại này thích hợp cho người lớn tuổi tập luyện thể lực bằng những động tác nhẹ nhàng chậm rãi dùng để dưỡng sinh, yoga cũng là loại khí công tập thể lực nhẹ nhàng của Ấn độ, ngoài ra còn các loại khí công thuộc các trường phái Lão học luyện hơi thở qua ba đan điền trên cơ thể tạo ra đời sống toàn vẹn về vật chất, tinh thần và tình cảm của con người, ba yếu tố đó là tinh-khí-thần, lấy tâm pháp diệt ái dục để tinh đầy đủ hóa thành khí, luyện khí hóa thần, thần vững vàng không dao động sẽ hòa đồng nhịp sinh học với môi trường thiên nhiên trong vũ trụ gọi là thần hoàn hư, thì thân nào mà bệnh tật, nên phương pháp này còn gọi là phương pháp luyện đơn trường sinh. Trường phái Phật học do Tổ sư Đạt Ma sáng lập mục đích cường thân kiện thể giúp thể lực khỏe mạnh để tu tâm luyện tánh không trở ngại, ngoài võ công vừa nhu vừa cương, vừa có nội lực ngoại lực, đó là võ thuật thiếu lâm, còn có loại khí công nhẹ nhàng cho người lớn tuổi tăng cường thể lực là Đạt Ma Dịch cân kinh. Thần y Hoa Đà chế ra môn khí công phòng bệnh và chữa bệnh gọi là Ngũ cầm hí ( hổ, báo, rồng, hạc, rắn) để chữa bệnh phù hợp với ngũ tạng. Thiết bố sam khí công thịnh hành ở Trung quốc khoảng năm 1000 trước công nguyên, mục đích vận khí trong gân cốt, có công dụng tái sinh tủy xương sinh ra huyết cầu trong nội tạng và vận khí bảo vệ lớp da thành mình đồng da sắt, sau này những người bán thuốc dạo thường áp dụng biểu diễn kết hợp với múa quyền cước người ta gọi là sơn đông mãi võ.

Cho đến ngày nay khí công trên thế giới đã phát triển lên đến hàng ngàn loại khác nhau, nhưng tạm chia thành bốn loại, loại khí công yoga hoặc thiền, khí công võ thuật, khí công dưỡng sinh phòng bệnh và khí công chữa bệnh. Riêng khí công chữa bệnh có hai loại, loại khí công nội lực truyền khí từ thầy thuốc sang bệnh nhân giúp bệnh nhân khỏe mạnh hết bệnh tật, loại khí công bệnh nhân được thầy thuốc hướng dẫn phải tự tập lấy các bài tập riêng cho phù hợp với bệnh của tạng phủ mình giúp cơ thể tự tạo ra thuốc từ hệ nội dược ( système endocrine ) để chữa bệnh, loại khí công tự chữa bệnh này đang được ngành y trên thế giới nghiên cứu .
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 7:02 am

Khí công bắt đầu được nghiên cứu ở nhiều quốc gia do các bác sĩ vừa am tường phương pháp tây y, vừa nghiên cứu học hỏi đông y châm cứu, vừa luyện tập khí công qua cách thở hoặc qua các động tác theo hơi thở thấy có kết qủa kiểm chứng theo tiêu chuẩn tây y về những thay đổi của cơ thể bằng những thông số cân đong đo đếm được thành phần máu cụ thể qua những kiểm nghiệm bằng máy móc và bằng những biểu đồ điện tâm đồ, điện não đồ, điện phế đồ đo phế dung về tác dụng có lợi ích của khí công . Ở Pháp có giáo sư bác sĩ châm cứu Nguyễn văn Nghi đã viết, dịch và giảng dạy châm cứu theo kinh điển Hoàng đế nội kinh và viết về khí công theo cách nhìn của một nhà khoa học thực nghiệm và Bác sĩ Nguyễn tối Thiện thuộc nhóm Nghiên cứu và thực hành thiền quán ở Pháp cũng đã nghiên cứu những lợi ích cho sức khỏe khi tập thở thiền. Ở Việt Nam có giáo sư bác sĩ Ngô gia Hy người đã tập luyện khí công để tự chữa bệnh cao áp huyết cho mình khỏi bệnh và sau đó vừa tập vừa thực nghiệm những kết qủa khi tập khí công qua những cách thở khác nhau, đã mang lại cho chúng ta thêm niềm tin vào môn khí công nhờ vào những công trình nghiên cứu của giáo sư thấy có lợi cho cơ thể đối với hệ hô hấp, tuần hoàn tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các tuyến hạch và đối với giấc ngủ .Ngoài ra còn có những kết qủa nghiên cứu của Đại học Harvard, Tokyo, và ở Viện Khí công trị liệu Trung quốc, cũng cho thấy khí công có thể chữa được các bệnh sau đây :

Đối với hệ hô hấp :
Mỗi khi thay đổi cách thở khác nhau đều làm thay đổi phế dung, cách thở khí công là chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều làm tăng chỉ số thông khí phổi từ 70-83 lít/phút, gọi là khí tăng cường hay tông khí sẽ thúc đẩy toàn bộ các khí khác trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, chỉ có các vận động viên thể thao, người tập võ, tập thở khí công mới có tông khí .Theo đông y, khi hít vào sâu tới bụng thì phổi đưa khí vào thận, khi thở ra tông khí giúp phổi khuyếch tán ra da, và sự thay đổi nồng độ CO2, và Oxy cũng thay đổi tăng hay giảm tùy theo cách thở và mục đích chữa bệnh, nên có cách thở để bảo vệ da lông không cho thoát mồ hôi chống lạnh với môi trường bên ngoài như thời tiết để phòng bệnh cảm cúm, có cách thở cho thoát mồ hôi giải nhiệt trong bệnh sốt, có cách thở làm giảm tiêu thụ oxy làm cho cơ thể quen chịu đựng với môi trường thiếu oxy, có cách thở cho tăng hấp thụ oxy để làm tăng hồng cầu, còn nồng độ oxyde carbone tăng ở mức độ vừa phải gây hưng phấn trung tâm hô hấp có lợi trong điều trị bệnh viêm phế quản kinh niên, suyễn, thở khó..

Đối với hệ tim mạch :
Thở khí công quán tức, sổ tức, theo dõi hơi thở có thể làm chủ hệ thần kin, tức gián tiếp kiểm soát hệ thần kinh thực vật, vì thở vào làm hưng phấn hệ giao cảm và ức chế đối giao cảm, khi thở ra làm hưng phấn đối giao cảm và ức chế giao cảm, do đó nếu thở vào thở ra lâu bằng nhau đông y gọi là quân bình âm dương là làm quân bình chức năng nội tạng. Có những cách thở vào nhiều hơn ra hoặc ra nhiều hơn vào, hoặc thở tăng nội lực có thì ngưng thở giữ khí lâu hay mau giữa hai thì thở vào thở ra tùy theo mục đích cần chữa bệnh. Khí thở còn tùy vào vị trí khí đến đâu trong ba vị trí của đan điền. Nếu thở bằng ngực làm tăng nhịp tim trong giai đoạn thở vào và làm co thắt mạch ngoại biên. Nếu thở bằng bụng thì ngược lại giảm xuất lượng tim và nhịp tim nhưng làm giãn mạch ngoại biên. Nếu thư giãn làm tăng hiệu lực của thở bụng và cơ hoành ( nơi đan điền thần ) làm tim đập chậm, giãn mạch ngoại biên có tác dụng làm hạ áp huyết .Thì nín thở giữa hai thì thở vào ra làm chậm nhịp tim rõ rệt sẽ làm tăng lượng máu vào tim và não. Như vậy tùy theo cách thở, qua những kết qủa thử nghiệm khí công đã chữa được bệnh áp huyết cao, thất nhịp tim do thần kinh ( arythmie cardiaque d’origine nerveuse ) phong thấp các van tim (rhumatisme valvulaire cardiaque ), bệnh huyết kết tĩnh mạch (thrombophlébite ).

Nếu một người bệnh thở nhanh bằng ngực, hơi thở không sâu xuống bụng và hơi thở không chậm như kiểu khí công sẽ làm giảm lưu lượng máu vào tim và não chứng tỏ bất ổn về tâm thần do tác động xung kích từ bên ngoài và sẽ không kiểm soát được cơ thể chống bệnh tật do môi trường bên ngoài xâm nhập, ngược lại thở bụng ở đan điền thần, thể tích khí lưu thông cao khoảng 500 ml, càng xuống sâu dưới rốn ( đan điền tinh ) thông khí cao hơn nhiều nữa sẽ làm tăng nồng độ oxyde carbone trong phế nang và làm tăng hoạt tính đối giao cảm, nhịp tim chậm lại, oxy và máu vào tim, não nhiều hơn. Nếu kiểm soát được hơi thở sâu giúp tâm bình hóa giải được tất cả xáo trộn khí huyết gây ra bệnh. Giả sử một người có bệnh khó thở, hoặc bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ hồng cầu bạch cầu bất bình thường phải chỉnh bằng thuốc để tăng hồng cầu, hoặc tăng hay giảm bạch cầu cho tình trạng trở lại bình thường, nhưng hơi thở bất bình thường lại làm cho tỷ lệ máu không ổn định, thì chính cách tập thở khí công làm thay đổi tỷ lệ oxy và oxyde carbone cũng có thể tái lập quân bình trở lại bình thường. Vai trò của oxyde carbone rất quan trọng, nồng độ cao vừa phải làm giãn mạch làm tăng lưu thông máu để oxygène hóa các mô, đào thải những dị hóa acide có lợi, tăng oxy và máu cho não phòng chống lão suy, chữa bệnh hay quên do thiếu máu não, làm mạnh cơ tim. Nếu thở bằng phổi, khí chỉ ở phần ngực làm tăng thông khí phổi nhưng co thắt mạch não và co thắt mạch tim và làm ức chế chuyển hóa oxygène từ huyết sắc tố sang tế bào làm thiếu máu não và thiếu máu cho tim tuần hoàn, cho nên khi thấy một người bệnh chỉ thở phần ngực trên sẽ không có tông khí, không đủ oxy cho tim và não, bệnh sẽ càng ngày càng trở nặng, kiểm nghiệm kết qủa thành phần máu càng ngày càng tệ hơn, nhất là những người có bệnh tim mạch hay bệnh mạch vành mà chỉ thở ngực làm co thắt mạch vành dễ gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim. Thở khí công là tập thở nhẹ bằng bụng mà nhìn cơ hoành như không thở, mục đích không làm tăng thông khí phổi để không ảnh hưởng đến nhịp tim, chỉ cần khí tụ tại đan điền tinh, ngược lại nếu cũng thở vào bụng nhưng thở nhanh và sâu làm cho nhịp tim thay đổi lại có tác dụng đưa lượng máu vào cơ xương và trán, nhưng giảm lưu lượng máu tuần hoàn ra tứ chi làm tê các đầu tay và chân.

Trường hợp thở ra dài hơn thở vào theo hai thì theo công thức 1-2 ( thở ra lâu gấp 2 lần thở vào) hoặc ba thì theo công thức 1-4-2 ( thì ngưng thở lâu gấp 4 lần thở vào) làm hưng phấn đối giao cảm và ức chế giao cảm mục đích làm nhịp tim chậm lại, tăng lượng máu cho não và tim, và giúp cho tâm được bình an.

Đối với hệ tiêu hóa :
Tập khí công phải uốn lưỡi lên vòm họng trên để nối mạch Nhâm-Đốc ở phần trên gọi là thượng kiều, còn nhíu hậu môn là nối mạch Nhâm-Đốc ở hạ kiều, khi cuốn lưỡi có lợi cho chức năng tuyến nước bọt làm tăng cường bài tiết nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn ngay từ khi thức ăn vào miệng, giúp thận thủy biến thành thận khí lên gốc lưỡi điều hòa hỏa khí của tim, giữ cho thân nhiệt bình thường, cổ họng không khô khát và đầu lưỡi cũng là khiếu của tâm cuốn lên trên nối được dòng khí qua tuyến tùng lên đỉnh đầu làm tăng cường hệ thần kinh điều khiển chức năng của phủ tạng.

Khi hít thở bụng bằng tĩnh công hoặc động công cúi ngửa làm tăng cường nhu động ruột sẽ kích thích mau đói, ăn ngon, ngược lại nếu một người bình thường có bệnh ăn xong mà tiêu hóa chậm làm chán ăn thì sau khi tập khí công, thức ăn trong bao tử được co bóp chuyển hóa nhanh.

Về phương diện dinh dưỡng :
Bao tử chứa thức ăn, tỳ bao gồm tụy tạng sẽ chuyển hóa thức ăn, tỳ mạnh thì ăn ngon, mau đói, chuyển hóa đường qua insulin và glucagon, tỳ suy ăn mất ngon, no qúa làm tổn thương tỳ khí hại chức năng chuyển hóa sẽ bị bệnh tiểu đường, còn đói qúa tổn thương vị khí.

Về phương diện huyết học :
Tỳ vừa dẫn khí, thông huyết, chuyển hóa thức ăn thành huyết nuôi cơ bắp, tái tạo tế bào. Khí của vị đi xuống là thuận khi thở vào, tỳ khí đi lên khi thở ra, nên muốn mạnh vị khí cần thở vào nhiều, giúp chuyển hóa nhanh, cần thở ra nhiều hơn thở vào sẽ làm hưng phấn đối giao cảm tăng tiết insulin, có lợi để chữa bệnh tiểu đường bằng khí công thay thế thuốc chích insulin từ ngoài vào cơ thể.,còn nếu muốn điều hòa quân bình khí của tỳ vị thì thở vào thở ra bằng nhau.

Như vậy tập khí công đã chữa được những bệnh như ăn uống không tiêu, no hơi sình bụng, ợ chua, bón kinh niên, loét bao tử và ruột non ( ulcère gastro duodénal ), viêm bao tử kinh niên ( gastrite chronique ), viêm ruột mãn tính ( entéro colite chronique ), viêm gan mãn tính ( cirrhose du foie), viêm túi mật ( cholécystite ).

Đối với hệ thần kinh :
Tùy theo phương pháp tập để hưng phấn hay ức chế loại thần kinh nào. Nếu quán tức ( theo dõi hơi thở ) hoặc sổ tức ( đếm số hơi thở ) vào vùng đan điền nào ( tinh-khí-thần) và bằng cách dẫn khí, tụ khí ,dồn khí, đều làm thay đổi chức năng thần kinh não, làm hưng phấn hay ức chế hệ phản xạ. Đối với khí công quan trọng là điều tâm, điều thân, điều ý.

Dùng tâm kiểm soát hơi thở để làm chủ hệ thần kinh thực vật, loại bỏ được những phản xạ nội cảm thụ hoặc ngoại cảm thụ bất lợi cho cơ thể, điều tâm có tác dụng hưng phấn vỏ não ở một vùng theo ý muốn và làm ức chế vỏ não ở vùng khác, nhưng ức chế hay hưng phấn không qúa ngưỡng để thần kinh không bị căng thẳng, ức chế giác quan và cảm xúc để ngoại cảnh hay nội cảnh không làm ảnh hưởng biến đổi xấu cho sức khỏe cơ thể. Điều thân và tĩnh công ức chế phản xạ vận động cơ khớp .Điều ý gián tiếp ức chế hệ lưới và vùng dưới đồi qua vỏ não giúp hạn chế hay loại bỏ phản xạ có hại cho cảm xúc. Khi bế quan chuyển ý vào trong theo dõi sự sinh hóa chuyển hóa, như nhịp đập của mạch, lực di chuyển của khí, nhiệt độ thay đổi từng vùng..lúc đó sẽ không bị ảnh hưởng môi trường và ngoại cảnh bên ngoài tác động vào cơ thể khiến cho khí chạy loạn gây xung động bên trong, tất cả khí của hơi thở lúc đó đang giúp ngũ tạng khí, nguyên khí, chuyển hóa cốc khí thành vinh khí, vệ khí giúp cơ thể khỏe mạnh sung mãn, tinh thần sảng khoái, tiêu trừ bệnh tật như thần kinh suy nhược (dépression nerveuse), bệnh tâm thể (maladie psycho-somatique),loạn trương lực thần kinh thực vật (dystonie neuro-végétative), tạng co giật (spamophilie), chứng ưu tư (anxiété ), loạn tâm thần ám ảnh (névrose obsessionnelle ), đau nhức do thần kinh (douleurs nerveuses ou d’origine mal définie), đau dây thần kinh (névralgie faciale, intercostale), viêm dây thần kinh (névrite, polynévrite ), đau nhức thần kinh gân cơ (fibromyalgie ).

Đối với giấc ngủ :
Giấc ngủ và thở khí công có những điểm tương đồng là toàn thân buông lỏng làm giãn nở huyết mạch ngoại biên, nhắm mắt yên lặng, thở nhẻ, đều, không bị ngoại cảnh chi phối, nhưng khác nhau về kết quả, khí công chủ động tập trung tư tưởng cao loại bỏ tạp niệm trong lúc tỉnh thức làm chuyển hóa cơ bản giảm, tim đập đều chậm, thở thiền làm lắng đọng vọng tưởng, vọng niệm, thành kiến, ký ức, lo buồn sợ hãi, và tỉnh thức sáng suốt để ghi nhận trực tiếp tất cả những nguồn rung động bên ngoài và bên trong cơ thể. Tâm thức lúc đó đạt tới một trạng thái tự do tuyệt đối không bị vẩn đục bởi phiền não, chấp ngã, chúng ta sẽ khám phá ra được một thế giới nội tại bình an.

Khoa học đã ghi nhận được sự thay đổi của sóng não trong 4 giai đoạn :
-Giai đoạn sóng Beta 13-20 hertz khi làm việc.
-Giai đoạn sóng Alpha 8-13 hertz khi nghỉ ngơi.
-Giai đoạn sóng Theta 4-7 hertz khi thiền còn tỉnh thức, nó cũng là giai đoạn buồn ngủ, hôn trầm.
-Giai đoạn sóng Delta 1-3 hertz là giai đoạn ngủ sâu.

Quan sát hơi thở một bệnh nhân nằm thở bình thường qua nhiều giai đoạn :
a-Giai đoạn chưa tập trung ý vào hơi thở ( sóng beta ): Hơi thở không đều, ngắn hơi, nhanh, đứt đoạn, đếm được 20-30 hơi trong một phút.

b-Giai đoạn thở đều (sóng alpha): Hơi thở đều, ngắn, nhẹ, nhanh, cũng nhịp 20-30 hơi trong 1 phút.

c-Giai đoạn tập thở có ý thức, có kiểm soát ( sóng theta ): Khi mới tập, hơi thở chưa đều nhưng thở sâu và lâu hơn, số lần thở giảm đi trong nửa giờ đầu. Nếu còn tiếp tục tỉnh táo tập thở, số lần thở sẽ giảm nữa, khoảng 12 -16 hơi. Ngược lại, nếu rơi vào hôn trầm ( mê đi mà không hay biết ) sẽ đi vào giấc ngủ ngon. Sóng Theta xuất hiện trên điện não đồ, tâm được bình an, thần kinh và gân cơ thư giãn, giảm co thắt đau nhức. Nếu xét nghiệm hàm lượng lactose trong máu khi ngủ sẽ giảm so với lúc thần kinh bị căng thẳng, khi xáo trộn tâm lý, hàm lượng lactose trong máu tăng cao.

d-Trong trạng thái còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở, sẽ trở thành thói quen đều đặn, sẽ tạo được nhịp thở sinh học 6-8 hơi trong 1 phút, giúp khí huyết lưu thông đều, sự tiêu thụ năng lượng sẽ giảm, không bị tiêu hao lãng phí, sự biến dưỡng căn bản (métabolisme basal) xuống mức tối thiểu, ăn ngủ ít mà vẫn khỏe như các vị thiền sư

e-Giai đoạn ngủ :
Sau khi tỉnh thức để theo dõi hơi thở ở giai đoạn sóng Theta, có được nhịp thở sinh học 6-8 hơi trong một phút thì khi ngủ nhịp thở sinh học 6-8 hơi vẫn được duy trì. Đây chính là giai đoạn chữa bệnh bằng giấc ngủ có ý thức.

Các nhà Yoga khi ngủ, chúng ta thấy hình như không thở, vì hơi thở rất nhẹ, hơi vào như sợi chỉ chứng tỏ số lượng oxy vào ít, nhưng thiền, sự tiêu thụ oxy trong cơ thể còn ít hơn so với khi ngủ, cho nên 1 giờ thiền có gía trị bằng 2-3 giờ ngủ, và chúng ta cũng có thể giải thích tại sao các nhà yoga có thể giam mình trong một hòm kín mà không chết ngộp. Điều đó chứng tỏ tập khí công thiền làm cho nhịp tim chậm lại, làm giảm trương lực cơ và làm giảm áp huyết.

Đối với hệ nội tiết :
Theo đông y và tây y, thận có vai trò điều hòa áp huyết qua hệ thống renin-aldosteron. Renin do thận bài tiết, angiotensin do gan bài tiết, aldosteron do tuyến thượng thận (thận dương) bài tiết. Khi áp huyết bị giảm, thận tăng bài tiết renin làm tăng áp huyết bù trừ, khi thận thiếu máu cục bộ làm renin tăng sẽ tăng áp huyết gọi là hội chứng tăng áp huyết do thận.

Thận cũng bài tiết prostaglandin (P.G.E2) giãn mạch để điều hòa lưu thông máu trong thận, điều hòa chuyển hóa nước và tái hấp thụ natri, tuyến thượng thận hoạt động tốt theo đông y làm mạnh xương, đen râu tóc, tăng tuổi thọ, thay đổi tế bào não chống lão hóa, theo đông y, nếu chức năng thận âm, thận dương mạnh sẽ nuôi gan theo quan hệ mẹ con trong ngũ hành, có lợi trong việc điều trị bệnh giác quan như viêm võng mạc (rétinite ),teo thần kinh thị giác (atrophie optique), mất thể thăng bằng (trouble d’équilibre), suy thị giác và thính giác không do chấn thương. Theo tây y tuyến thượng thận tạo kalicrein làm giãn mạch, tạo dihydrocholecalciferol 1;25-(OH2)O3 có tác dụng chuyển hóa calci lấy từ chất bổ của thức ăn, chất này giống như loại xúc tác giúp chế biến thức ăn thành calci để nuôi xương, giống như trong cơ thể của động vật trâu, bò, lừa, ngựa.. chỉ ăn cỏ khô, trong cỏ không có thành phần calci nhưng nhờ chất tạo xương của tuyến thượng thận làm cho xương cốt phát triển cứng mạnh, do đó đông y quan niệm muốn bổ xương phải bổ thận để tuyến thượng thận mạnh sẽ chuyển hóa chất bổ của thức ăn thành chất xương, chất xương theo quan niệm đông y không phải chỉ là chất bột calcium mà xương cứng, dẻo, bền, có sớ chắc, nhờ ở Vitamine A-D có trong dầu cá, chất sulfure, phosphore có trong các thức ăn như chuối, cá, mè đen..Ngoài ra đông y và tây y cũng coi trọng tuyến thượng thận hay thận dương Mệnh môn làm tăng cường chức năng thận, điều hòa thận thủy và tâm hỏa, điều hòa áp huyết và tăng sinh hồng cầu, huyết bản và sinh tủy do chất erythropoietin có trong tuyến thượng thận. Chất cortisone được sản xuất từ tuyến thượng thận khi cần thiết để chống viêm, điều hòa chuyển hóa nước, giữ nước lại trong ngăn ngoại bào chuyển hóa protein, đường, và mỡ. Chất Dopamin hoạt tính alpha co mạch ngoại biên, có hoạt tính beta đối với tim, làm giãn động mạch thận làm tăng siêu lọc tiểu cầu, tăng bài tiết thải natri .

Một điều kỳ diệu của đông y khí công vẫn thường áp dụng theo quy luật ngũ hành, con hư bổ mẹ. Khi thận hư yếu không tạo ra xương và máu, tây y chữa trực tiếp vào thận bằng cách tái tạo lại các chất mà tuyến thượng thận thiếu như chất cortisone, chất adrenalin, dopamin..ngược lại đông y chữa bổ thận thủy là bổ phế kim mẹ của thận, làm mạnh thận dương chính là hơi thở tông khí có được trong khi tập khí công.

Nếu thở châm, nhẹ, sâu, lâu, đều xuống đan điền tinh, vùng huyệt Khí hải hoặc Quan nguyên sẽ làm tăng chức năng khí hóa của chức năng thận âm và thận dương..

Nếu hơi thở xuống Khí hải là biển khí nơi thu hút các âm chất ( dưỡng trấp biến thành máu ) chuyển hóa thành khí chuyền qua Mệnh môn là thận dương , vị trí nằm giữa hai qủa thận có thể ví như tuyến thượng thận của tây y, mà theo tây y, tủy tuyến thượng thận bài tiết cathecholamin trong đó có adrenalin và kích thích tố renin phối hợp với angiotensin ảnh hưởng đến tim mạch và áp huyết, vỏ tuyến thượng thận, đông y gọi là thận dương tạo các kích thích tố corticoide trong đó có glucocorticoide (một loại cortisone) để chuyển hóa đường, chuyển hóa protein, mỡ, có tác động chống viêm hay dị ứng, có Menelano corticoide (aldosteron) giúp chuyển hóa natri, kali, muối, nước, vôi, có kích thích tố sinh dục androgen và estrogen.

Nếu hơi thở xuống tới huyệt Quan nguyên là giao hội huyệt của can tỳ thận bị dồn nén sẽ kích thích thần kinh đối giao cảm làm kích thích hệ sinh dục, ở người nam làm cương dương vật sẽ trổi dậy sự ham muốn tình dục. Đối với bệnh sinh dục, tiết niệu như bất lực (impuissance) ,xuất tinh sớm (éjaculationprécoce), di tinh (spermatorré), đau bụng huyết ( dysménorrhée ) đều có thể chữa được bằng khí công. Tuy nhiên nếu tập khí công để cường thân kiện thể tăng tuổi thọ, tinh thần minh mẫn thì không nên làm hao tổn tinh khí, nên khí công chú trọng đến sự quân bình hơi thở âm dương điều hòa làm cân bằng hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm để tiết dục để không hao tổn tinh huyết, theo đông y 40g máu tạo 1g tinh, mỗi lần phóng tinh có vào khoảng 400 triệu tinh trùng thoát ra ngoài làm hao nội lực. Trong trường hợp âm chất chuyển từ Khí hải sang Mệnh môn mà khả năng lọc của thận dương yếu không nhận hết, âm chất sẽ đọng ở bụng làm thành mỡ và đờm.

Thận được ví như một nhà máy lọc dầu tinh vi hiện đại, thì chỉ có dầu thô lỏng từ mỏ dầu đưa lên nhà máy, sau khi lọc sẽ cho chúng ta nhiều sản phẩm từ lỏng sang thể hơi như săng dầu, acetone, ether, thể đặc như nhựa đường, thể cứng như nhựa mủ làm ống nước, vì thế dưỡng trấp trong thức ăn ở thể lỏng thô, thận là nhà máy lọc, nếu nhà máy lọc tốt sẽ tạo ra chất đặc như xương tủy, tạo ra chất lỏng như huyết, hồng cầu, bạch cầu, tạo ra chất khí vinh vệ giống như chất acetone, ether của nhà máy lọc dầu..nếu nhà máy lọc hư yếu không đúng và đủ công suất để hoàn tất chức năng lọc thì tất cả dưỡng trấp sẽ biến thành mỡ và đờm.

Đối với các tuyến hạch :

Tuyến yên :
Trục dưới đồi tuyến yên điều hòa chức năng của tuyến thượng thận, tuyến giáp, tinh hoàn, bài tiết chất andrenocorticotropin (A.C.T.H.) ở thùy trước điều hòa tuyến thượng thận, chất thyroid stimulating hormone (TSH) điều hòa tuyến giáp, chất follicle stimulating hormone (FSH) kích thích tinh hoàn sinh tinh trùng, chất luteinizing hormone (LH) kích thích tinh hoàn bài tiết testeron, chất prolactin (PRL) kích thích sản xuất sữa, chất human growth hormone (h.GH) điều hòa sự phát triển cơ thể. Ở thùy sau có chất kích thích tố vasopressin kháng bài niệu (ADH) và Oxytocin điều hòa bài tiết sữa và tăng sự co bóp tử cung lúc sắp sinh.
Vùng dưới đồi bài tiết các chất kích thích tố thần kinh để điều hòa chức năng của tuyến yên.

Tuyến giáp:
Bài tiết thyroxin và tridothyronin tăng cường cơ chế sinh hóa và chuyển hóa calci làm xương hấp thụ calci nhiều hơn và làm giảm tỷ lệ calci trong ngăn ngoại bào.
Tuyến cận giáp qua kích thích tố parathormon kiểm tra nồng độ calci trong ngăn ngoại bào, nếu thiếu sẽ hấp thụ calci từ ruột, nếu dư sẽ bài tiết qua thận, và kiểm soát tốc độ phóng thích calci từ xương.

Tuyến tụy :
Điều hòa chất insulin và glucagon kiểm soát lượng đường, chuyển hóa các carbohydrate vào cơ thể và tăng cường sự phóng thích đường dự trữ trong gan.
Khí công dùng huyệt Trung quản kích thích can tỳ (gan-lá mía) để điều hành hấp thụ và chuyển hóa đường, về dịch lý Tỳ thuộc hành thổ điều hòa được cả bốn hành kim, mộc, thủy, hỏa.

Tuyến ức :
Tạo kích thích tố hình thành tế bào Lympho làm tăng hệ miễn dịch, khí công dùng huyệt Chiên trung để điều hòa chức năng tuyến ức, huyệt Chiên trung theo khí công là huyệt điều hành vinh khí và vệ khí.

Tuyến tùng :
Bài tiết melatonin có công dụng điều hòa kích thích tố gonadotropin trong chức năng tình dục và sinh sản.

Quan niệm con người là một tổng thể trong việc điều chỉnh bệnh tật :
Đông y chữa bệnh là điều chỉnh lại chức năng khí hóa ngũ hành của một tổng thể, tìm nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp tứ chẩn giống như tây y xét nghiệm thử máu, thử phân và nước tiểu, hoặc chụp hình để định bệnh trước khi chữa, nhưng khi chữa thì đông y chữa vào système, tây y chữa vào organe theo từng chuyên khoa riêng biệt. Đúng ra y học hiện đại cũng nên có cái nhìn toàn diện về những thay đổi bất bình thường trong bộ máy tinh vi phức tạp còn nhiều bí ẩn mà qua giải phẫu học, mô học, tế bào học, sinh hóa học, sinh lý học, vi trùng học..hoặc đi sâu vào từng bộ phận chuyên khoa nội tạng cũng chỉ do nhu cầu tìm hiểu sâu rộng, nhưng khi chữa bệnh người thầy thuốc phải tổng hợp những cái hiểu biết riêng rẽ gom vào một mối trong sự liên hệ chức năng của một tổng thể để chữa vào nguyên nhân gốc. Nếu càng chuyên khoa hóa để chữa càng mất đi cái quân bình tổng thể, vì các hiện tượng triệu chứng chỉ là cục bộ nhưng nó có mối qua lại liên hệ giữa cơ quan tạng phủ này với tạng phủ khác, vì thế cách chữa của đông y là điều chỉnh lại những chức năng mất quân bình dư hoặc thiếu, thí dụ có khi bệnh áp huyết thì ở tim mạch nhưng nguyên nhân do thận tăng renin khi thận suy thì đông y bổ thận như chúng ta đã biết qua sự phân tích chức năng tuyến thượng thận theo tây y. Hoặc bọng đái viêm xơ hóa đi tiểu ít một nhưng đi 20-30 lần trong ngày, nguyên nhân do lao thận hoặc do viêm gan mật nặng gây nhiễm độc cho thận, trong trường hợp này đông y phải xét đến yếu tố hư thực để chữa theo ngũ hành tổng thể, nếu can thực phải tả tâm hỏa, nếu do can hư phải bổ thận, tuy nhiên nếu cả đông y lẫn tây y có thể cho là khó chữa, nếu không biết cách chữa đúng có thể chữa lợn lành thành lợn què, thì môn khí công chữa bệnh có thể dung hòa để làm tăng sinh hóa chuyển hóa mạnh chức năng tạng phủ tự điều chỉnh chữa khỏi được mọi bệnh tật.

Sơ lược nguồn gốc hình thành môn khí công y đạo :
Với lòng mong mỏi đi tìm một phương pháp vừa cường thân kiện thể nhẹ nhàng cho mọi lứa tuổi vừa chữa được bệnh nội ngoại khoa bổ sung cho cách chữa bệnh bằng thuốc uống qúa nhiều loại thuốc bệnh cùng một lúc sẽ gây hại cho cơ thể hơn là lợi, và muốn duy trì đuợc sức khỏe và tuổi thọ trong một thân thể minh mẫn thì không cách gì hơn là phải tìm hiểu môn học đông y châm cứu cùng tập luyện khí công xem chúng có liên hệ với nhau như thế nào.

Năm 1977 tác giả bị đau cánh tay trái không đưa ra sau hoặc mặc quần áo được, không rõ nguyên nhân, nhưng bệnh càng ngày càng tệ, uống thuốc không bớt, vận khí tập như võ thuật hay đưa tay cử động như môn thể thao càng cảm thấy đau, đi châm cứu cũng bớt rồi tái lại, mà mỗi lầm châm cứu bằng kim tôi cảm thấy sợ. Mình xem phim hoặc đọc chuyện chưởng thấy nhất dương chỉ và điểm huyệt qúa hay, như vậy huyệt là cái gì, nếu hay tại sao các thầy châm cứu chữa không hết thì vô lý thật. Tôi bèn mua sách châm cứu của cụ Thượng Trúc dò theo các đường kinh mạch, chỗ nào có huyệt cứ bấm thử xem sao, tập bấm vào huyệt, cạnh huyệt, trên huyệt, dưới huyệt để phân biệt có gì khác lạ, nghiệm xem khi bấm huyệt đau như thế nào, cái đau chạy lan tỏa đến đâu. Thời gian tự học hỏi và mò mẫm vô tình bấm phải huyệt Tiểu hải có cảm giác dễ chịu khác lạ, nơi đó không phải là điểm đau a thị huyệt nên không dễ tìm, bấm vài lần tôi cảm thấy tay tôi cử động dễ dàng nhẹ nhõm hơn, nhưng chưa được kết qủa như ý. Tôi đánh dấu vị trí huyệt đó rồi nhờ một người bạn bấm mạnh, nó có cảm giác đau tức lan tỏa cánh tay và vai một lúc rồi sau hết đau, cuối cùng bệnh đau tay của tôi khỏi hẳn. Tôi kết luận là huyệt chữa bệnh rất hay nhưng khả năng bấm huyệt còn tùy vào lực bấm và cách chọn huyệt để chữa phải đúng bệnh, lệ thuộc vào sự lý luận cao siêu của thầy thuốc trong việc tìm nguyên nhân gây bệnh, phải biết bởi hành nào trong ngũ hành, bởi kinh nào trong 12 kinh, và phải dùng huyệt nào trong số 360 huyệt, vì trong đó có nhiều huyệt chữa những triệu chứng bệnh giống nhau nhưng nguyên nhân khác nhau. Khi suy ngẫm lại tại sao mình bị bệnh, tại sao uống thuốc (thuộc tinh ) cũng không hết, tại sao châm cứu và vận khí để đả thông kinh mạch (thuộc khí ) không hết, sau đó tôi mới biết nguyên nhân do tinh thần (thuộc thần ), vì trước khi chưa bệnh tôi bị khủng hoảng tinh thần do công việc làm, khiến khí huyết suy kém gây nên bệnh. Bệnh theo ngũ hành là tâm hỏa suy khiến tỳ thổ suy, tay chân yếu khiến khí huyết tắc thuộc khí không thông nên vận khí bị đau, mặc dù vẫn ăn ngon, nhưng ngủ không khỏe. Thầy thuốc khi châm cứu không biết châm vào huyệt Tiểu hải, mà châm theo công thức bài bản sẵn có, không cần lý luận tìm nguyên nhân, không chọn đúng huyệt cần châm, hoặc cũng như thuốc uống thuộc tinh cũng không giải được chỗ khí bị bế tắc mặc dù cho thuốc đúng bệnh. Tôi chợt có nhận xét các ông thầy thuốc, các võ sĩ, các vận động viên, các nhà châm cứu, cũng có lúc bệnh mà tự chữa cho mình không được.

Bởi vì nơi đau bị tắc khí huyết, nếu là thầy thuốc bị bệnh tự chữa bằng thuốc uống mà không khỏi, như vậy phải cần phối hợp thêm cách chữa tập cho thông khí bằng vận động hoặc giải tắc bằng huyệt.

Nếu thầy châm cứu bị bệnh tự chữa bằng châm kim để thông huyệt nhưng không đủ khí lưu thông chỗ đau vì cơ thể thiếu huyết không tiết ra nội dược sẽ không hết, nên cần phải cầu thêm thuốc bên ngoài.

Nếu các vận động viên bị bệnh khi vận khí càng đau thêm thì phải cần biết giải huyệt những nơi bị tắc.

Tóm lại một bệnh muốn chữa khỏi phải chữa đủ cả ba yếu tố tinh-khí-thần hòa hợp gồm bổ tinh chất bằng ăn uống thuốc men đúng, vận khí thông kinh mạch, và dưỡng thần không bị nội ngoại cảnh chi phối cảm xúc giận buồn lo lắng ..như vậy chỉ có tập khí công mới hội đủ 3 yếu tố để tự chữa bệnh. Tôi đã có sẵn kiến thức về đông y dược trong thời gian hành nghề thu mua và chế biến thuốc thành phẩm đông y , trước đó tôi cũng tập luyện võ thuật và đang nghiên cứu cách chữa bệnh bằng huyệt, trong ba điều kiện tinh-khí-thần hòa hợp tôi đã có hai, chỉ cần làm sao làm chủ được tâm lý thần kinh, luyện thần giữ cho tinh thần nhu hòa, tâm bình để có thể kiểm soát điều hòa được chức năng khí hóa trao đổi chất trong cơ thể được quân bình không bị nội tâm hay ngoại cảnh chi phối bởi tham sân si thất tình lục dục làm xáo trộn khí huyết mà gây nên bệnh, chính những thay đổi tâm lý thần kinh đó, tưởng không có gì hại, nhưng thật ra nó cũng đã là một xung kích âm thầm phá hoại cơ thể như một độc dược, thí dụ như sự sợ hãi đã làm tim đập nhanh, mặt tái mét, nổi da gà, rối loạn nhu động ruột, đôi khi vãi đái ,rối loạn nội tiết, ức chế bao tử bài tiết dịch nên chán ăn rối loạn chức năng khí hóa.

Tình cờ một duyên may đến, tôi được trao đổi kinh nghiệm chữa bệnh với Cha Bùi đức Tiệp, cựu hiệu trưởng Trường Trung học Nguyễn bá Tòng, thời gian lúc đó cha cũng đang nghiên cứu châm cứu và khí công. Cha đưa cho tôi Cẩm nang tập thở khí công luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần. Khi tôi tập một thờI gian, đến chỗ không hiểu nhờ cha giảng giải, cha cho biết cha không phải là tác giả của cẩm nang, mà nó xuất phát từ Bác Tám ở Tam tông Miếu, và cha đã giới thiệu cho tôi đến gặp. Bác Tám cũng cho biết có tập được một thời gian rồi ngưng vì cũng không hiểu chỗ cao siêu vi diệu xuất xứ từ lời dạy qua giáng bút cơ mật của Cao Đài giáo. Bác thấy tôi có căn cơ học nhanh, bác cho tôi tham khảo thêm những tài liệu bí truyền bổn giáo để tự học lấy lên cao hơn, theo một pháp môn gọi là Đại thừa cửu chuyển, căn bản hít thở là khai thông tiểu chu thiên, đại chu thiên, pháp luyện chuyển tinh thành khí, pháp luyện chuyển khí thành thần, pháp luyện chuyển thần hoàn hư, tập từng bước từ sơ nhất chuyển đến cửu chuyển, mỗi một lần chuyển là một sự thay đổi tiến bộ theo sự chỉ dạy của tổ sư bổn giáo, khi chưa đạt được những ấn chứng mới thì cứ tập ở mức cũ bao giờ có sự chuyển đổi bậc, sẽ chứng ngộ được những kinh nghiệm theo cơ bút đã giảng, hiện nay tôi vẫn tập chưa xong hết cửu chuyển, nhưng đã có kinh nghiệm phổ biến những lợi lạc cho người khác học được từ sơ nhất chuyển đến tứ chuyển được tạm chia thành 6 cấp, cấp 6 khai mở hỏa xà phải diệt dục dành cho những người lớn tuổi không còn ham mê sắc dục, loại khí công này dùng để tu tánh luyện mạng, từ sơ nhất chuyển đến tứ chuyển giúp cho thân thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc. Từ ngũ chuyển đến cửu chuyển thuộc về siêu hình học dùng để phát triển tâm linh. Trong qúa trình tập luyện cửu chuyển đều theo đồ hình Tu Chân Nội Lý Đồ, vừa tổng hợp thông kỳ kinh bát mạch, đi theo vòng Nhâm-Đốc thông tiểu chu thiên và đại chu thiên vừa luyện thần hoàn hư để phát triển nội lực của tinh-khí-thần để có được tinh lực, khí lực, thần lực .

Sau một thời gian tập luyện chứng nghiệm được chỗ vi diệu, Bác Tám mời tôi truyền lại cho các vị đạo trưởng từ các tỉnh về tu học, từ lúc đó môn Khí Công Y Đạo chính thức ra đời và được giảng dạy lớp đầu tiên cho các thầy thuốc châm cứu nơi Tam tông miếu trước khi tôi rời khỏi Việt Nam để sang Canada.

Vậy Khí công Y Đạo là gì ?
Khí Công Y Đạo là một phương pháp chữa bệnh bằng cách tập luyện khí công đơn giản, chú trọng đến sự quân bình khí hóa của lục phủ ngũ tạng. Tập luyện khí công là công phu theo dõi kiểm soát hơi thở theo những quy luật riêng tùy theo lúc tập động công hay tĩnh công.

Phương pháp Động công:
Mục đích của động công là tập luyện cơ thể bền bỉ dẻo dai, khai thông được khí huyết ở những vùng bị bế tắc đã gây nên bệnh, khai mở các huyệt của kỳ kinh bát mạch và các luân xa theo một nhịp độ sinh học đồng bộ giữa động tác và hơi thở thuận với nhịp sinh học trao đổi chất của âm dương khí huyết để tự nó có thể khai mở được vòng tiểu chu thiên và đại chu thiên trong cơ thể ngỏ hầu tăng cường khả năng tự chữa bệnh và phòng chống bệnh không những cho chính bản thân mình mà còn có khí lực và thần lực để chữa bệnh cho người khác mà không sợ mệt và mất khí như những thầy chữa bệnh khác.
Những bài tập động công cũng có thể áp dụng hướng dẫn cho người bệnh tập luyện nhằm tăng cường dương khí, những động tác tay chân đều theo quy luật trong âm có dương, trong dương có âm và các động tác phải phù hợp với hơi thở tùy theo mỗi trường hợp bệnh cần chữa trị.

Ba mươi sáu thế khí công căn bản để trị bệnh thuộc phần Động công, chú trọng vào sự điều chỉnh khí hóa của hệ thống Tam Tiêu, điều chỉnh thần kinh ( thần ), thông khí huyết cho lục phủ ngũ tạng, chuyển khí chạy theo vòng Nhâm-Đốc theo thứ tự đi hết một vòng tiểu chu thiên và tăng cường khí hoạt động cho tam tiêu là Tông khí , Ngũ hành khí, Nguyên khí.

Khí của vùng thượng tiêu :
Do Đan điền Khí vận hành bởi hơi thở của phế khí được tăng cường do hít thở sâu cho dưỡng khí vào đầy phổi được tích lũy dư thưà hơn người bình thường, chỉ những người tập thể dục thể thao hoặc tập khí công mới có được, gọi là TÔNG KHÍ, nhờ nó tích lũy được nhiều oxygiène trong phổi mới làm tăng được hồng cầu và tăng áp lực kích thích sự tuần hoàn của tim mạch được mạnh hơn bình thường.

Khí của vùng trung tiêu :
Do Đan điền Thần vận hành bởi khí của lục phủ ngũ tạng được tăng cường sự sinh hóa chủ động có kiểm soát để có thể tăng cường chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng giúp cho sự hấp thụ và chuyển hóa khí huyết lưu thông khắp các kinh mạch, gọi là NGŨ T_NG KHÍ .

Khí của vùng hạ tiêu :
Do Đan điền Tinh vận hành bởi nguyên khí tiên thiên bẩm sinh tích lũy tại thận, được bảo vệ, duy trì và tiếp nạp tồn trữ thêm khí hậu thiên do ăn uống. Khi tập khí công đưa hơi thở vào Đan điền tinh để tăng cường chức năng hoạt động của thận làm cho nguyên khí tiên thiên hoạt động mạnh hơn, giúp cho sự sinh hóa chuyển hóa tinh chất của thức ăn hóa khí, chuyển khí hóa thần giúp thận có khả năng hoạt động khỏe và lâu bền, kéo dài tuổi thọ hơn, gọi là nguyên khí hậu thiên do tập luyện khí công mà có được, gọi chung cả hai loại khí của thận là NGUYÊN KHÍ.

Khi ba loại Tông khí, Ngũ tạng khí và Nguyên khí cùng hòa hợp đúng và đủ mới có thể chọn lọc được cốc khí ( chất bổ của thức ăn ) để sinh hóa và chuyển hóa trọn vẹn cốc khí thành hai loại khí quan trọng và cần thiết cho cơ thể là khí dinh dưỡng gọi là VINH KHÍ ( là cốc khí chuyển hóa thành máu nuôi dưỡng cơ thể phát triển) và khí bảo vệ gọi là V_ KHÍ (là cốc khí chuyển hóa thành khí lực giúp máu tuần hoàn, và điều chỉnh số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết thanh, huyết bản, các loại hormones các loại kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể tăng cường sức đề kháng khi có bệnh ).

Khí Vinh và Vệ mạnh hay yếu, lệ thuộc vào tông khí từ đan điền khí, tuần hoàn luân phiên qua huyệt Chiên Trung (giao điểm đường giữa ngực và đường ngang qua hai núm vú ), khi ấn ngón tay vào huyệt không có cảm giác đau là người khỏe mạnh, ngược lại nếu có cảm giác đau là cơ thể đã thiếu hụt hai loại khí vinh-vệ do mất quân bình của ba loại khí ở tam tiêu.

Phương pháp Tĩnh công :
Theo quy luật âm dương hòa hợp, tập động công là tập tăng cường dương khí và tập tĩnh công là phần âm chuyển hóa khí làm mạnh chức năng thần kinh, nhưng trong cách luyện và theo dõi hơi thở cũng thể hiện quy luật trong âm có dương, mục đích điều khiển hơi thở nhằm khai thông các đại huyệt ( luân xa = charkra ) trên Nhâm-Đốc mạch, giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng Tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể. Tĩnh công phải hội đủ ba điều kiện là điều thân, điều ý, điều tức.

Điều thân :
Có nhiều cách tập thở ở tư thế đứng, nằm, ngồi, ở đây chúng tôi hướng dẫn cách ngồi để nạp khí và cách nằm để dưỡng thần.

Điều ý :
Với khẩu quyết của khí công Ý ở đâu khí ở đó, khí đến đâu huyết đến đó cho nên tùy theo mục đích chữa bệnh hợp với nhu cầu cơ thể cần, như muốn tăng cường sự khí hóa, cần tăng huyết, cần an thần.. ý sẽ được tập trung vào các vị trí khác nhau ở đan điền khí, ở đan điền thần, ở đan điền tinh hoặc ở huyệt Mệnh môn..

Điều tức :
Là tập điều hòa hơi thở được tự nhiên : nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên cho thành một thói quen, nhằm khai thông các huyệt đạo trên Nhâm-Đốc mạch giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể.
Điều hòa hơi thở đúng sẽ làm thay đổi chức năng co bóp của tim và nhịp tim được cải thiện ngay sau khi tập, đã được kiểm chứng đo điện tâm đồ ngay tại lớp học cho một bệnh nhân trước khi tập, trong khi tập và sau khi tập.
Tập thở chú ý đến điều chỉnh hơi thở nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên, không gò bó không ép hơi, tạo thành nhịp thở sinh học đều đặn theo chu kỳ khoảng 6 đến 12 hơi thở ra thở vào trong một phút, sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được mạnh gấp nhiều lần hơn những người khác. Bình thường một người khỏe mạnh không bệnh tật, thở trung bình một phút được 18 hơi, nếu đến tuổi già vẫn giữ được 18 hơi thì tuổi thọ có thể sống lâu 100 tuổi. Nếu hơi thở trên 18 hơi là cơ thể đã có bệnh (thí dụ như bị thở gấp, ngắn hơi, hụt hơi trong bệnh tim mạch, suyễn, đau đớn..) thì tuổi thọ sẽ giảm. Con rùa thở 2 hơi trong một phút, tuổi thọ trung bình của rùa sống được 300 năm. Như vậy chúng ta muốn cơ thể khỏe mạnh sống lâu phải tập luyện cho thành thói quen tự nhiên với nhịp thở sinh học đều đặn dưới 18 hơi một phút, càng thở ít hơi, tuổi thọ càng cao. Ngày xưa có một ông lão 80 tuổi trông rất hồng hào khỏe mạnh và trẻ như tuổi 50, có nhiều người hỏi ông cách tập luyện làm sao để được trẻ khỏe như ông, ông trả lời : đói ăn, khát uống, mệt ngủ khì . Họ nói, điều ông dạy đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, có gì đặc biệt đâu nào . Ông trả lời : Phải, đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, nhưng 80 tuổi vẫn làm chưa xong. Ý nói tuổi già vẫn còn phải tập luyện tiếp tục duy trì sự ăn uống ngủ nghỉ được điều độ, bình thường tự nhiên theo nhu cầu, đó là duy trì tinh-khí-thần hòa hợp .Khí công chú trọng đến điều tức để duy trì sự hòa hợp của tinh-khí-thần thì cơ thể mới khỏe mạnh, tuổi thọ mới lâu bền được.

VớI mục đích tự chữa bệnh, 40 bài tập động công được chọn lựa cô đọng, tập với nhịp thở từ 6 đến 12 hơi trong một phút, theo trình tự từ bài đầu đến bài cuối sẽ có lợi ích nhiều cho việc điều chỉnh tinh-khí-thần, khai thông khí huyết toàn thân, tăng cường được cả 5 loại khí giúp cơ thể đủ khả năng tự động phòng chống bệnh tật có hiệu qủa trong các bệnh đau nhức đầu, phong thấp đau nhức tay chân, đau lưng gối, thần kinh tọa, các bệnh thuộc nội tạng tuần hoàn tim mạch như bệnh áp huyết, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnh thuộc hô hấp như suyễn, lao phổi, khó thở, bệnh thuộc hấp thụ, tiêu hóa như tiểu đường, cholesterol, gan, mật, bao tử, bệnh đường ruột như táo bón, tiêu chảy, bệnh rối loạn nội tiết..

Ngoài ra có 3 bài tập thở tĩnh công để dưỡng tâm an thần, tăng cường hệ thống thần kinh, hệ miễn nhiễm và nội tiết giúp bệnh mau hồi phục.

Đã có nhiều người tập đều đặn một thời gian, sức khỏe được cải thiện, họ lấy làm lạ, những bệnh tật kinh niên tự biến mất dần, ít phải dùng thuốc hơn, nhất là các bệnh đau nhức chân tay, lưng gối, cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, dị ứng cây cỏ và thời tiết, ho hen, suyễn, áp huyết, tiểu đường.. biến mất, lại ăn ngon, ngủ khỏe. Họ lấy làm lạ, vì các thế tập trong bài không có gì đặc biệt, cầu kỳ và khó nhớ, khó tập như các môn khí công khác, nhưng kết qủa thật kỳ diệu, như một phép lạ. Họ yêu cầu tôi giải thích.
Như trên, tôi đã giải thích, các động tác được cài đặt có trình tự để thông khí huyết, khai thông kỳ kinh bát mạch để cơ thể tự tuần hoàn theo vòng Tiểu chu thiên và Đại chu thiên. Tôi kể một câu chuyện làm thí dụ để chúng ta hiểu rõ hơn tại sao nó đơn giản mộc mạc mà lại vô cùng cao siêu thâm thúy không ngờ được :

Ở miền Nam nước ta, Cụ Đồ Chiểu nổi tiếng là một nhà thơ, có một chàng tên Văn Bình tự coi mình là nhà thơ hay, tìm đến cụ để thử tài cao thấp. Tìm đến nơi, gặp được ông lão ngồi đan giỏ, cho biết Cụ Đồ đi vắng một lát, xin mời cậu ngồi chờ, ông hỏi mục đích tìm gặp Cụ Đồ, Văn Bình ngỏ ý muốn bàn luận thơ văn với Cụ. Ông lão bảo, tôi cũng biết võ vẽ vài chữ chứ không biết làm thơ gì, xin được đối với cậu từng chữ một cho vui trong lúc chờ đợi Cụ Đồ về, cậu có bằng lòng không ? Dĩ nhiên Văn Bình chịu ngay.

Ông lão ra vế đối : chữ thứ nhất là Võ, cậu đối lại là Văn, chữ thứ hai là Trắc, cậu đối lại là Bình, chữ thứ ba là Đáo, cậu đối lại là Lai, chữ thứ tư là Nam, cậu đối lại là Bắc, chữ thứ năm là Cô, cậu đối lại là Cụ.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 7:02 am

Ông lão ngưng không ra vế đối nữa, mà nói, thôi bây giờ chúng ta thử ráp lại xem câu của chúng mình có nghĩa gì không nào ? Và ông đọc câu của ông là :
Võ Trắc Đáo Nam Cô,
Câu của Văn Bình là Văn Bình Lai Bắc Cụ.
Chữ bắc cụ được đọc lái ngược lại thành một nghĩa khác.
Văn Bình đọc xong, thẹn đỏ mặt, biết ông lão chính là Cụ Đồ đã chơi khăm mình. Những chữ thật tầm thường như thế trở nên có ý nghĩa thâm thúy vô cùng. Vì thế những bài tập khí công với những động tác tầm thường, nhưng mục đích được cài đặt để thông Đại chu thiên, là một môn khí công vừa rút ngắn thời gian vừa có kết qủa hơn các môn khí công khác phải mất nhiều năm tập luyện mà cũng chưa đạt được sự cải thiện sức khỏe để tự chữa khỏi những bệnh nan y.

Chúng tôi mong rằng những giải thích về lợi ích của môn tập khí công tự chữa bệnh và cuộn băng video hướng dẫn những động tác tập thể dục khí công sẽ giúp ích được phần nào cho những ai quan tâm đến việc tập luyện để tăng cường sức khỏe cho chính bản thân mình và có thể chỉ dẫn cho những người bệnh khác tập một vài động tác để cải thiện được sức khỏe cho họ, điều đó đủ đem lại cho chúng tôi một niềm vui vô tận.
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2011/03/su-loi-ich-cua-tap-duc-khi-cong-y-ao.html#more

BẨY THỂ TÂM LINH
Hỏi:
Con chào thầy NGỌC !
Thầy cho con hỏi khi thở khí công mà thấy trong người nóng lên và cảm thấy có gì đó chạy rần rần trong người nhất là ở tay và chân .Đó có phải là ta đã tác động vào một trong 7 thể trên cơ thể không ? Xin thầy chỉ dạy thêm về 7 thể đó trên cơ thể mỗi người ?

-- Duong Thai
Đáp:
Đó là khí của hơi thở tích lũy được từ phổi nhờ tâm hỏa dẫn xuống thận thủy chuyển hóa ra dương khí đi từ trong âm ra ngoài dương thoát ra da lông theo sự khí hóa tự nhiên của cơ thể, nhưng hơi thở này chỉ đủ tác động lên thể thân xác, và thể phách, làm cho da thịt hồng hào khỏe mạnh. Đó là khí công bình thường mà mọi người đang tập luyện để cơ thể khỏe mạnh, tăng tuổi thọ, không bệnh tật.

Chỉ khi nào tập thở đến chỗ như không thở, là lối thở của thai tức, khí tích lũy được dư thừa mới tác động vào thể vía giúp cho sự cử động của thân xác nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn, đi đứng nhẹ nhàng thoăn thoắt là đặc tính của thể vía, và khí tích lũy từ thể vía dư thừa mới tác động lên thể hồn, lúc đó hồn mới tách ra khỏi thân xác đi ngao du sơn thủy tầm sư học đạo. Trước giai đoạn này, khi ngủ, cảm thấy mình đi ra khỏi con người mình ở trên cao, nhìn vào thân xác thấy mình đang nằm, và thấy rõ từng đốt xương trong cơ thể mình. Đó là giai đoạn thành công của 2 câu khẩu quyết :

Vân thông khí công soi cốt tiết
Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần.
Giai đoạn xuất hồn đi chơi là giai đoạn chưa được khôn dễ bị lầm đường lạc lối. Cứ tiếp tục tập cho thể thần tách ra khỏi cơ thể. Đó là giai đoạn 5 của Khí Công Y Đạo Việt Nam. Lúc đó mới là kết qủa của 2 câu khẩu quyết :

Xuất thần lên cảnh thần tiên
Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu.

Từ giai đoạn này trở đi sẽ không học những cái gì mà ở thế gian đã có, sẽ học những gì ở cảnh giới khác mà thế gian chưa có, rồi đem áp dụng vào thế gian, người đời gọi là những phát minh mới hay những sáng tạo của các nhà nghiên cứu khoa học, không thể so sánh đối chiếu nó với những chứng từ thống kê của khoa học hiện đại, thống kê chỉ để đánh dấu mức tiến hóa của nhân loại trong giai đoạn qúa khứ, vì những cái đúng trong qúa khứ sẽ trở thành những cái sai trong tương lai ...Trong Đạo Phật, những vị có khả năng này là những vị La Hán, đạp Phật gọi là những vị vô học, không phải là không có học, mà là không cần học nữa, vì những cái biết mà nói ra cũng chẳng ai biết và hiểu được. Những người này hay bị những học giả ở thế gian đố kỵ, chính vì thế khi Ông Galillé nói trái đất tròn, trong khi các học giả của Giáo Hội La Mã cho là vuông, nên Ông Galillé mới bị chết chém… Nhưng những người có khả năng sáng tạo và phát minh này, chính là những người có sứ mạng giúp đỡ cho sự học hỏi và tiến hóa chung của nhân loại.

Muốn hiểu rỏ 7 thể tâm linh xin xem bài dưới đây :
TÌM HIỂU NHỮNG TRÚC TÂM LINH TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TẬT
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH :

Theo y học hiện đại, nhờ vào những xét nghiệm y khoa trong việc khám và chẩn bệnh, chúng ta mới biết được nguyên nhân hầu tìm ra cách chữa trị có hiệu qủa. Tuy nhiên đa số các bệnh đều là tổn thương thực thể, có những kết qủa xét nghiệm bất bình thường so với tiêu chuẩn mẫu mực.Ngược lại, có những bệnh không tìm ra được nguyên nhân vì các kết qủa xét nghiệm y học đều bình thường, trong trường hợp ấy chúng ta không rõ nguyên nhân, cho là bệnh tâm lý thần kinh. Nếu không biết cách chữa, một thời gian sau có biến chứng làm tổn thương thực thể rõ ràng, lúc đó việc chữa trị lại khó khăn hơn.

Đối với y học phương đông, tìm nguyên nhân bệnh không dựa vào kết qủa xét nghiệm y khoa bằng máy móc dụng cụ, mà dựa vào quy luật khí hóa ngũ hành của tạng phủ ( nguồn gốc của dịch y đạo ), giống như dựa vào bảng tiêu chuẩn mẫu mực của Tây y, để so sánh giữa hai tình trạng khỏe và bệnh.

Khí hóa ngũ hành của tạng phủ là nhhững biến đổi trong cơ thể tạo ra những chu kỳ tuần hoàn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết, hệ thần kinh… thộng qua các tạng phủ và các chức năng riêng mà nó đảm nhận. Khi tất cả các sự biến đổi trong con người được điều hòa tốt, gọi là sự khí hóa chính thường, thì con người được khỏe mạnh, còn sự khí hóa bất thường làm mất quân bình sự khí hóa chung của tổng thể thì con người bị bệnh, do đó phải truy tìm nguyên nhân.

Có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài cơ thể và nguyên nhân bên trong cơ thể. :

Nguyên nhân bên ngoài gồm nguyên nhân chủ quan như va chạm tổn thương, môi trường sống và làm việc, do ăn uống, ngủ nghỉ không đúng cách... nguyên nhân khách quan ảnh hưởng do sự tuần hoàn của vũ trụ tác động bởi mặt trời và nước biển tạo ra khí hậu, thời tiết, mùa màng, cây cỏ, vạn vật để nuôi dưỡng con người bị khác thường không phù hợp. Đó là do ảnh hưởng khí hóa của vũ trụ.

Nguyên nhân bên trong là sự khí hóa của tiểu vũ trụ để nuôi dưỡng tế bào, tác động bởi hai yếu tố tâm- thận. Tâm thuộc hỏa giống như mặt trời, Thận thuộc thủy giống như nước biển. Tim mạch và hơi thở tạo ra nhiệt năng tác động lên thận tạo ra sự tuần hoàn bên trong gọi là sự khí hóa tạng phủ. Vũ trụ và tiểu vũ trụ tạo ra sự tuần hoàn đều đặn nhờ vào sự biến đổi của hai yếu tố thủy-hỏa để khí hóa, do đó đông y gọi là thiên nhân đồng nhất thể.

Dù do nguyên nhân nào làm cho sự khí hóa bất thường sẽ không nuôi dưỡng tế bào, mà còn làm hại tế bào gây ra bệnh tật. Đông tây y cùng quan điểm, nhưng tây y tìm nguyên nhân qua xét nghiệm, đông y tìm nguyên nhân theo khí hóa.

Theo đông y, có 4 loại khí hóa bất thường gây ra bệnh gọi là sự tắc tuần hoàn. :

1-Tắc tuần hoàn khí : Không bị tổn thương thực thể, xét nghiệm không thấy, nhưng vẫn có hậu qủa của nó như mạch đập đều nhưng mạnh hơn hay yếu hơn, chỗ mạnh hơn, chỗ yếu hơn khi bắt mạch.. làm cho nhức đầu, chóng mặt, đau nhức phong tê thấp, chậm tiêu hóa, mệt mỏi.. chỗ đau không nhất định..

2-Tắc tuần hoàn huyết : Có tổn thương thực thể, đau nhức một chỗ cố định như huyết tụ, máu bầm, sung huyết não, tắc nghẽn mạch, huyết khô hóa vôi làm thoái hóa xương khớp…

3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa : Thức ăn chứa lâu trong bao tử và đường ruột do tiêu hóa chậm sẽ hóa nhịêt độc gây táo bón, tiêu chảy, loét bao tử, tiểu đường, hoặc phát sinh vi khuẩn, sán lãi, vi trùng… thấm vào máu thành bệnh nhiễm trùng…

4-Tắc tuần hoàn tâm sinh lý : Do thói quen, phong tục tập quán về ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tư duy, cố chấp, bảo thủ, thành kiến, tánh tình vui, buồn, giận, lo sợ, xúc động, tích cực, tiêu cực, tánh khí bất thường…..có ảnh hưởng đến sức khỏe như vui qúa làm thần kinh hưng phấn tim mạch sẽ đập mạnh, vui qúa hóa điên dại mất lý trí, buồn hay thở dài hại phổi ( một trong những nguyên nhân ung thư vú của phụ nữ), giận qúa làm cơ gân co rút hại gan, tục ngữ có câu giận bầm gan tím ruột, lo qúa ăn mất ngon hại tỳ vị, sợ vãi đái hại thận ảnh hưởng thần kinh…Tắc tuần hoàn tâm sinh lý cũng không xét nghiệm được trực tiếp, chỉ khi nào do tình trạng bệnh kéo dài làm tắc tuần hoàn chuyển từ tắc khí sang tắc huyết làm tổn thương thực thể mới xét nghiệm được. Lý do biến đổi tâm sinh lý lại tùy thuộc vào mỗi người mỗi khác có liên quan đến cấu trúc tâm linh trong cơ thể nó tác động vào cấu trúc vật chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên phương pháp chữa bệnh của đông y liên kết được cả hai phần vô hình và hữu hình qua sự khí hóa ngũ hành của tạng phủ.

II: CẤU TRÚC VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH :

Ở mỗi con người chúng ta ai cũng có hai phần cấu trúc hữu hình và vô hình.

Phần cấu trúc hữu hình là cơ thể vật chất tạo ra hình hài cơ thể nam nữ với đầy đủ các cơ quan tạng phủ do các tế bào hòa hợp lại.
Phần cấu trúc vô hình là cấu trúc tâm linh, trong đó có một phần là tâm tánh khí tạo ra nét đặc thù của cá tính mỗi người do gène (DNA) mà khoa học đã chứng minh được, còn phần quan trọng nhất là thứ lớp của cấu trúc tâm linh hiện diện vô hình trong cơ thể, chúng ta cảm nhận được mà khoa học chưa chứng minh được.

Chúng ta hãy xét nghiệm các trường hợp sau đây để có thể hình dung ra được các thứ lớp của cấu trúc theo quan niệm đông y. Đó là chìa khóa tìm hiểu sự khí hóa của tạng phủ trong việc chữa bệnh :

1-Thể Xác :
Khi cơ thể không còn sự sống, mất sự hiện diện của các thể tâm linh, thân xác nằm bất động không còn thở, chúng ta gọi là xác chết, đó là phần cấu trúc vật chất.

2-Thể Phách : Khi con người hôn mê bất tỉnh, thân bất động, chỉ còn hơi thở để duy trì sự sống ( trong trường hợp hôn mê sâu=coma ), đông y gọi là còn thể phách. Đông y nói “ Phế tàng phách” là phần tâm linh vô hình cư trú ở phổi chỉ huy chức năng hoạt động của phổi, giúp phổi thở để duy trì sinh mạng thông qua sự tuần hoàn của khí.

3-Thể Vía : Thể vía chỉ huy mọi cử động cơ học, là phần tâm linh vô hình cư trú ở tiểu não sau gáy, khi bị va chạm tổn thương, hay say rượu, trúng độc hôn mê, đứt mạch máu não làm tê liệt, cử động sẽ bị giới hạn mất kiểm soát như ý muốn.

4-Thể Hồn : Thể hồn chỉ huy mạng lưới gân cơ, thần kinh, làm co rút hoặc thư giãn khiến cho cơ thể biết đau hoặc không đau. Đông y nói “Gan tàng hồn” là phần tâm linh vô hình cư trú ở gan, có nhiệm vụ giúp gan hoạt động theo chức năng của nó. Khi mất cảm giác, vô tri, là thể hồn đã rời thể xác. Còn đau đớn qúa sức chịu đựng làm thể hồn bị tổn thương kêu la thảm thiết như trường hợp ung thư hành hạ đau đớn, mà thực thể gan không bị tổn thương, thể hồn bị tổn thương sinh ra ác mộng.

5-Thể Thần : Thể thần chỉ huy tình cảm, hệ thống tim mạch, hệ thống tuần hoàn huyết làm cho da thịt hồng hào, mặt tươi tỉnh hoặc mặt mày mất sắc, mất thần như ngây dại, hoảng hốt. Đông y nói “ Tâm tàng thần” là phần tâm linh vô hình cư trú tại tâm giúp cho tâm hoạt động theo chức năng của nó về hệ tuần hoàn tim mạch và thần kinh… Khi bị tổn thương thì tim mạch nhảy loạn, thần sắc thay đổi, dễ xúc động, qúa khích động như điên khùng hoặc qúa bi quan, nói năng cười khóc bất thường.

6-Thể Ý : Thể ý chỉ huy sự diễn đạt của tư tưởng, tập trung hoặc mất tập trung, biết phân biệt tốt xấu, ưa thích hay không ưa thích, tính qủa quyết hay do dự… qua sự tiết hormone như truyền một tín hiệu có ảnh hưởng đến các cơ quan, phối hợp sự nói năng và cử chỉ phù họp với ý muốn. Đông y nói “ Tỳ tang ý ” là phần tâm linh vô hình cư trú tại lá lách. Khi thể ý bị tổn thương sẽ mất đi sự quyết đoán, không ham muốn, không thích cử động nói năng và ăn uống nữa mặc dù thực thể của lá lách không bị tổn thương.

7-Thể Chí : Thể chí chỉ huy sự hoạt động của bộ não, ẩn tàng sức mạnh ý chí, lý tưởng của thể xác và tinh thần, bao gồm phần tiên thiên và hậu thiên, phần tiên thiên là những dữ liệu tích lũy từ những kiếp trước đem vào bộ nhớ của não khi sinh ra, và những gène ( chủng tử) của cha mẹ, phần hậu thiên do sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần và sự học hỏi kinh nghiệm thu thập được trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đông y nói “Thận tàng chí” là phần tâm linh vô hình cư trú ở thận, về tinh thần, nó làm cho con người phát triển hay không phát triển phần hạ trí như thông minh hay đần độn, nhớ dai hay mau quên, có ý chí sáng tạo hay ỉ lại…, về thể xác, nó điều hòa chức năng thận biến hóa các chất bổ dưỡng chuyển thành khí huyết, sinh tinh tủy, nuôi xương , bổ não, duy trì và phát triển, sản xuất tế bào mới thay thế tế bào cũ. Thể chí mạnh, duy trì được sự minh mẫn, trẻ trung, kéo dài tuổi thọ. Khi thận không bị tổn thương thực thể mà bị bệnh mất trí nhớ, mất ký ức phải nghĩ ngay đến phần hạ trí bị tổn thương do thể chí.

8-Thể Trí: Thể trí gồm hai phần, phần hạ trí và thượng trí. Thể trí cư trú ở não làm cho não phát triển.

a-Thể Hạ Trí : Do con người khi phát triển đã học hỏi, tích lũy đươc những kinh nghiệm và khi sử dụng những kiến thức ấy thì cũng mới chỉ chiếm tối đa 7-8% tế bào não trong mọi sinh hoạt thường ngày.

b-Thể Thượng Trí : Các thần đồng, các nhà bác học, các bậc thiền sư, kỳ nhân.. đã sử dụng được các phần tế bào não vượt ngoài giới hạn 8% so với những người khác. Những kiến thức hiểu biết này đặc biệt không ai có, nó khác lạ mới mẻ, chúng ta gọi nó là thể thượng trí. Trong bộ óc chúng ta, hơn 90% tế bào não còn lại là những băng đĩa còn bỏ trống chưa chứa dữ kiện nào, nó dành sẵn cho con người ghi thêm những kết qủa, những kinh nghiệm đã tìm tòi phát minh được ở đời này, hoặc để ghi nhận được những điều mới lạ học hỏi được ở các cõi thiền định hoặc trong những giấc mơ có ý thức khi ao ước tìm tòi phát minh một điều gì. Phần còn lại là những băng đĩa đã ghi đầy những kinh nghiệm trong qúa khứ nhiều đời tích lũy được, nhưng những dữ kiện ấy đem vào thân xác đời này bị vô minh che lấp nên không có khả năng khai mở được hết mà chỉ sử dụng được một phần nào, chúng ta gọi là bẩm sinh để trở thành các kỳ nhân, thần đồng, các nhà khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật. Còn thông thường khi chúng ta có một vấn đề khó giải quyết, qua một đêm yên tĩnh nghỉ ngơi, tự nhiên sáng dạy đã tìm được cách giải quyết, người đời gọi là thông minh.

Thể thượng trí được khai mở qua phương pháp tập thiền, tập khai mở luân xa như yoga, hoặc do sau tai nạn bị chấn thương sọ não.. Khi sử dụng được thể thượng trí, nó dẫn ta vào không gian 4 chiều như thân xác ở một chỗ, mà thể hồn đi vào không gian khác, không gian qúa khứ để thấy biết những hoạt động của tiền kiếp, hay không gian tương lai ở những cảnh giới khác để học hỏi, tìm tòi, sau này trở thành một nhà phát minh như các nhà khoa học, hoặc trở thành nhà tiên tri.., còn đối với những người thỉnh thoảng mới xuất hiện thể thượng trí, khi có khi không, người ta gọi là linh tính, giác quan thứ sáu…

Bẩy thể tâm linh vô hình cư trú trong một cơ thể vật chất, có liên quan hai chiều nhờ vào thể thần thông qua hệ thần kinh và các màng lưới thần kinh. Tất cả đều điều khiển chức năng hoạt động của tạng phủ, vừa nuôi dưỡng bảo vệ tạng phủ theo một quy luật tuần hoàn chung gọi là sự khí hóa ngũ hành.
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/10/tim-hieu-nhung-cau-truc-tam-linh-trong.html

CCĐY 7 – CẢI TỬ HỒI SINH
Anh NCL. đã được Thầy Đỗ đức Ngọc, người sáng lập Phương pháp Khí Công Y Đạo Việt Nam cứu sống sau khi bị ngã vỡ đầu rồi hôn mê bất tỉnh (coma).
Tôi là ĐhP. em rể, được ủy nhiệm của gia đình cảm tạ Thầy Ngọc và viết đôi lời tóm tắt những diễn tiến của việc cứu chữa :
Ngày 15 tháng 2 năm 2005, được các con của Anh L. cho biết từ hôm trước cho đến trưa ngày trên, không thấy anh về, cả nhà điện thoại khắp nơi mới rõ anh ấy đang nằm tại khu urgence của Hôpital Général de Montréal. Tới nơi, sau khi có kết qủa scan, bác sĩ chuyên khoa não cho hay bệnh tình qúa nặng không thể cứu chữa được nữa, tạm đưa bệnh nhân lên lầu 9, khu soins intensifs chỉ trong một thời gian ngắn cho vui lòng thân nhân yêu cầu, và lúc đó người nhà chỉ còn cầu mong sao có một sự nhiệm mầu xảy ra. Xin đa tạ Trời Phật giúp đỡ, đúng lúc đó, gia đình chợt nhớ tới Thầy Ngọc, vội liên lạc và được Thầy chấp nhận.
Tôi đưa đón Thầy Ngọc và chứng kiến tường tận cách chữa bệnh của Thầy. Hôm đầu, trên đường đến nhà thương, Thầy nói trước với tôi, Thầy sử dụng hai huyệt ở hai ngón chân út, nếu hai chân và toàn thân cử động thì bệnh nhân có cơ hội hồi phục. Đúng như lời nói, bệnh nhân phản ứng y hệt như dự đoán. Những ngày sau đó Thầy tiếp tục day nhiều điểm khác để giúp cơ thể tan máu bầm, đả thông kinh mạch hoạt động bình thường, day bấm những huyệt cho bệnh nhân mở mắt, kích thích những huyệt tim mạch và tăng cường hơi thở giúp bệnh nhân thở mạnh hơn không cần đến máy thở, giúp tiêu hóa tốt, những điểm phục hồi thần trí, tỉnh não, và những điểm kích thích cho tứ chi cử động linh hoạt có lợi cho việc đi đứng sau này được bình thường không bị di chứng tê liệt.
Sự săn sóc tận tình, bất vụ lợi của Thầy Ngọc, mỗi ngày một lần, có ngày sáng Thầy đến, sau đó Thầy ra sân bay đi Toronto truyền dạy khí công cho lớp trên ấy, chiều về Thầy lại vào chăm sóc bệnh nhân không hề biết mệt mỏi, nét mặt lúc nào cũng vui vẻ, ửng hồng vì nội lực sung mãn. Nhờ vậy, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, được rời khỏi khu soins intensifs ở lầu 9 lên lầu 14 dành cho những người bị chấn thương não bộ đã tỉnh táo lại.
Ba tuần sau, bệnh nhân rời Hôpital Général de Montréal để qua viện phục hồi tập đi. Trong thời gian khoảng hai tháng từ ngày nhập viện đến ngày 17 tháng 4 năm 2005, bệnh nhân trí óc đã phục hồi tỉnh táo như xưa, sức khỏe mỗi ngày một khả quan hơn hoàn toàn nhờ khí công của Thây Ngọc.
Thành qủa thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của gia đình, bạn bè, và những người thân trong gia đình, nên chúng tôi, dù biết không có gì có thể so sánh và đền đáp công ơn to lớn Cải tử hồi sinh ấy, chỉ còn biết đồng lòng kính gửI tới Thầy Đỗ đức Ngọc và gia đình Thầy lời cảm tạ và lòng biết ơn chân thành và sâu xa nhất của chúng tôi.
Chúng tôi cũng xin vô cùng cám ơn sự giúp đỡ, săn sóc, thăm hỏi, hổ trợ tinh thần lẫn vật chất của bạn bè, của các bệnh viện, của toàn thể y sĩ và nhân viên, đặc biệt nhất là nhóm thiện nguyện viên như Cô Ngọc, Cô Mai y tá, Cô Mai Phương, anh Hiếu, anh Long, Thanh, Đức, và Đan. đã luân phiên đến chăm sóc cho Anh NCL.
Toàn thể anh chị em gia đình N.C. cảm tạ
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/10/ccy-7-cai-tu-hoi-sinh.html

CCĐY 7 – TRONG HÔN MÊ SÂU THẦN THỨC ĐI VỀ ĐÂU?
Dãy lầu tằng 9 của bệnh viện toàn những ca cấp cứu hôn mê, nhìn những thân nhân với bộ mặt rầu rĩ, lo lắng, sợ hãi, chán nản, thất vọng, hồi hộp.. đang chờ ở phòng đợi được các cô y tá cho vào thăm từng hai người một lần cho mỗi phòng bệnh, có người sốt ruột đi tới đi lui, hết ra lại vào, thời gian như ngừng lại, đồng hồ trên tường chỉ 7 giờ tối.
Khi người nhà liên lạc được với y tá bằng điện thoại bên trong phòng cấp cưú, cô dẫn tôi vào phòng, lấy áo choàng mầu vàng khoác vào người tôi, và đưa tôi đeo găng cao-su trắng mỏng trước khi tiếp xúc trên mình bệnh nhân.
Một người đàn ông nằm trên giường, mắt phải và môi sưng bầm tím, mắt nhắm nghiền, hai cánh tay, các ngón tay và bắp chân sưng phù nước bóng loáng, người bất động, hơi thở thoi thóp, trong phòng im phăng phắc, chỉ nghe rõ tiếng kêu sịch-sạch của máy truyền thức ăn lỏng vào mũi, và tiếng kêu sọc-sọc của hơi nước đọng lại trong ống thở bên ngoài mũ chụp nơi mũi miệng, thân nhiệt cao, người đang bị sốt nhiễm trùng đường tiểu, áp huyết cao 220/100mmHg, máy bơm oxy trợ thở cho phổi thu nạp và hoạt động khoảng 80-85%, chỉ số thở do phổi tự thở thay đổi từ khoảng 0.1-0.5, con số này đối với đông y cũng có giá trị chẩn đoán liên quan đến chức năng hoạt động của thận.
Bác sĩ đang có mặt tại chỗ chờ người nhà có thẩm quyền đến để thuyết phục người thân cho rút thở vì không còn hy vọng, bệnh nhân bị hôn mê sâu vừa bị tai nạn té ngã không giải phẫu kịp lúc để lấy máu bầm trong não, huyết bầm đã tràn vào đầy óc, lại vừa bị hôn mê do thuốc chích chống co giật, đến ngày hôm nay đã 6 ngày, tôi thấy một khuôn nhựa đúc đặt sau gáy chống đỡ đầu sọ và gáy, nơi bị tổn thương, kèm theo mảnh giấy lưu ý ‘’không được đụng chạm thay đổi vị thế của đầu’’. Tôi nghe người nhà trả lời với bác sĩ là không đồng ý rút ống thở, các ông không còn cách chữa thì cho chúng tôi chữa theo cách cổ truyền của á đông.. người nhà chỉ vào tôi và nói : đây là thầy massage khí công..Bác sĩ cũng miễn cưỡng đồng ý cho phép làm gì thì làm, nhưng không được đụng đến bộ đầu. Người nhà nghĩ rằng bệnh ở đầu chắc phải chữa ở trên đầu, bây giờ không cho đụng làm sao mà chữa, có vẻ hơi thất vọng nhìn tôi. Nhưng may mắn, nguyên tắc của đông y, bệnh ở đầu chữa ở chân, bệnh ở chân chữa ở đầu, nên tôi nói không sao. Miệng tuy nói vậy, nhưng nhìn chỗ nào trên cơ thể cũng đầy dây nhợ, ống dây dẫn thuốc, dây nhựa song song với ống chân để truyền nước tiểu ra ngoài, ống dẫn tiểu khô không có nước tiểu, bệnh nhân đang bị bí tiểu.
Tôi kiểm tra xem não còn hoạt động không, tình trạng hoạt động bao nhiêu phần trăm là do phản xạ mạnh hay yếu khi bấm huyệt thông máu não ở huyệt Chí âm, góc móng ngoài ngón chân út. Vừa bấm, bệnh nhân nhúc nhích ngón chân và có phản xạ sang chân bên kia, tôi lại bấm huyệt Chí âm bên chân kia, não truyền ra một phản xạ sang chân bên đối nghịch. Tôi lại bấm tiếp tục và mạnh hơn lần trước, bệnh nhân có phản ứng cử động co gối lên, đó là dấu hiệu tốt, việc thứ hai phải làm là huyết áp đang tăng khiến sung huyết não, phải giảm áp lực huyết cho thoát ra ngoài bằng cách bấm nặn máu ra các đầu ngón tay, trong trường hợp máu không ra phải cần đến kim châm mà y tá thường dùng mỗi lần để đo lượng đường-huyết trong bệnh tiểu đường. May qúa, khi bấm nặn máu, máu ra từ mầu đỏ đậm đặc sang đỏ tươi đủ 10 đầu ngón tay và ngón chân. Tôi nói với người nhà trường hợp này có thể cưú được, trên khuôn mặt cô em gái bệnh nhân sáng lên mừng rỡ, cô gọi y tá báo tin mừng, y tá cũng mừng, vì 6 ngày qua không thấy có dấu hiệu hồi sinh, cô báo cho bác sĩ, bác sĩ đến xem rồi nói : cũng như cũ thôi . Cô em thất vọng nói với tôi như an ủi tôi : Thôi, họ nói gì kệ họ, mình chữa theo cách của mình. Chúng tôi cởi áo khoác của bệnh viện, rửa tay sát trùng rồi ra ngoài phòng đợi, cô báo tin cho những người thân trong gia đình đang hồi hộp chờ tin tức sau khi tôi chữa.
Tối hôm sau tôi đến chữa lần thứ hai, vừa bước vào phòng đã nghe tiếng tụng kinh phát ra âm thanh nhỏ, từ máy cassette bỏ túi để trên bàn cạnh giường. Tôi thử kích thích lại huyệt tỉnh não thấy không có phản ứng, bấm nặn máu 10 đầu ngón tay chân ra máu mà cũng không có phản ứng, thân nhiệt xuống, tay chân ấm, các chỉ số theo dõi sự sống cũng như hôm trước, hơi khá hơn, áp huyết xuống, chỉ số thở không thay đổi, mặt bệnh nhân thấy bình thản hơn hôm qua, đó là dấu hiệu tốt, nhưng tôi tự hỏi tại sao lại không có phản ứng? Mặc dù sự sống chết tùy thuộc số mạng và nghiệp báo của mỗi người, nhưng còn nước còn tát là một hy vọng cuối cùng của bệnh nhân và những người thân trông cậy vào khả năng của thầy thuốc. Trong trường hợp này, tôi nghĩ, đến lý thuyết đông y nói về sự cấu tạo thần, là một trong 3 yếu tố chữa bệnh tinh-khí-thần đúng vào trường hợp này.
Thần trong ngũ hành, thì phế tàng thể phách, gan tàng thể hồn, tâm tàng thể thần, tỳ tàng thể ý, thận tàng thể chí.. Thần là một ý niệm vô hình chỉ huy ngũ tạng hoạt động.
Chỉ huy cho phổi thở để duy trì thân xác sống là thể phách, nếu một bệnh nhân hôn mê sâu trong một thời gian dài như ngủ, lay gọi không biết, ngắt nhéo không phản ứng gân cơ, hay phản ứng bằng sắc mặt nhăn nhó, mặc dù sự tuần hoàn tim mạch bình thường, chúng ta gọi là người thực vật. Về siêu hình học, khi một thai nhi vừa sinh ra, thể phách đến trước để duy trì sự sống, thể hồn đến sau. Khi cơ thể bị va chạm mạnh hay sắp chết thì thể hồn lìa xác trước, thể phách rời bỏ lại thân xác ra đi cuối cùng, vì thế mà có nhiều trường hợp phổi đang thở, tự nhiên ngừng thở mà chúng ta tìm không ra lý do, mặc dù có dùng đến máy xung điện để kích thích.
Gan tàng thể hồn, về tâm linh là tri giác, về vật chất theo đông y, gan chỉ huy hệ thống ống máu, gân mạch, mao quản, những sợi thần kinh chạy khắp cơ thể để cảm nhận được những va chạm tiếp xúc qua da để biết nóng lạnh, biết ngứa, biết đau, biết phản ứng ưa ghét, như vuốt ve thì để yên, khi làm đau thì tạo ra phản xạ vận động chống đỡ. Nhưng hệ thống thần kinh của gan làm việc được hữu hiệu phải nhờ thể phách giúp phổi hoạt động mạnh thúc đẩy hô hấp tạo lực đẩy khí huyết tuần hoàn đầy đủ. Tri giác của hồn khi nhận được một tín hiệu giao cảm, muốn tạo được phản xạ phải nhờ trung gian là thể ý tạo ra những cử động. Cử động có hai loại, loại phản xạ vô tình tự nhiên không có tri giác của hồn và không có sự tham dự của ý, còn sự cử động có sự tham dự của của cả hai, như chăm chú thực tập để học hỏi một động tác nào cho đúng hay chính xác như lái xe, cầm đũa ăn cơm..Bất cứ một cử động nào của cơ thể, siêu hình học gọi là thể vía. Về châm cứu học, có từ thời Ông tổ châm cứu Tần việt Nhân hiệu là Biển Thước, soạn ra quyển Nạn kinh để bổ sung và giải thích rõ sự vận hành 12 kinh mạch và 8 kỳ kinh, trên kinh có nhiều huyệt không những để chữa được những bệnh về khí huyết mà còn để chữa được những bệnh liên quan đến thần, cụ thể là điều chỉnh phục hồi được bảy thể tâm linh: thể xác, thể thần, thể hồn, thể phách, thể vía, thể ý, thể chí, (thể ý là thể hạ trí ,theo tiêu chuẩn khoa học là sự hoạt động tối đa 10% tế bào não như trong các bộ đầu của các nhà bác học, còn thể chí là thể thượng trí mà người bình thường trong thế gian không có, theo khoa học là sự phát triển của một phần trong 90% tế bào não còn lại mà khoa học chưa biết, để phát huy những khả năng siêu trí huyền diệu, chỉ có được do tập thiền định), cho nên có những huyệt được đặt tên mang ý nghĩa quan trọng như thần môn, thần đình, thần đường, thần đạo, thần khuyết, thần phòng, thần tàng, hồn môn, ý xá, linh đài, chí âm, chí dương, mệnh môn, não hộ, hộ phách.. và để lại kinh nghiệm chỉ cho chúng ta, là những người ở thế hệ sau biết dùng huyệt nào để khai mở kích thích cho thần, hồn, phách, vía, ý, chí, phục hồi để chữa những bệnh mà tây y gọi là tâm thần.
Khi quan sát một người bệnh đang hôn mê, phân loại cấp độ nặng nhẹ, có 7 trường hợp theo đông y :
a-Trường hợp 1 : Nặng nhất là người bất động chỉ còn thể phách ở lại với thể xác, nghĩa là chỉ còn hơi thở.
b-Trường hợp 2 : Đụng vào người còn phản ứng cử động là còn thể vía và thể phách ở lại với thể xác. Thần của vía tập trung ở gáy, khi một người té ngã hay bị đánh đụng mạnh sau gáy sẽ mất cử động, viá sẽ rời cơ thể như một bóng ảnh mờ xuất ra ngoài, khi cử động và mở mắt được là vía còn.
c-Trường hợp 3 : Bấm vào da thịt biết đau tạo ra phản ứng hay nhăn nhó, tức là còn tri giác là còn thể hồn, thể vía, và thể phách ở lại với thể xác. Ban ngày hồn xuất ra nơi mắt, nhìn và thu thập sự việc để học hỏi. Ban đêm một phần hồn trở về gan chỉ huy gan làm nhiệm vụ của gan, một phần gọi là du hồn ra ngoài thân xác để học hỏi trong thế giới vô hình ở cõi trung giới, đó là những giấc mơ, có thể nhớ lại những chuyện xảy ra trong tiền kiếp, có thể là sự việc sắp xảy ra trong tương lai xa hoặc tương lai gần, những chuyện xảy ra trong mơ mà khi tỉnh còn nhớ rõ không bỏ sót một chi tiết nào, đó mới chính là du hồn, người có khả năng thiền định thì du hồn cũng ra khỏi thân xác, chứ không cần phải xuất hồn trong lúc ngủ, vì thế trong dân gian thường nói ba hồn bẩy vía. Bẩy vía chỉ huy cử động của 7 cơ quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, khẩu, ý. Khi người bị hôn mê, du hồn ở ngoài thân xác, hồn là tri giác rất khôn, nó thấy chúng ta, nhưng chúng ta không thấy nó. Khi chúng ta lay gọi thân xác và nói chuyện, nó biết nhìn, nghe và hiểu những gì xảy ra chung quanh thân nó, một phần hồn còn trong thân xác biểu lộ cảm xúc rơi nước mắt. Nếu thân xác không bị hủy hoại du hồn mới nhập vào, nếu không nó sẽ bỏ xác ra đi.
d-Trường hợp 4 : Khi mắt mở, chân tay cử động là vía đã hoạt động được một phần chứ chưa đầy đủ như người bình thường, khi người bệnh nhìn những người thân chung quanh một cách đờ đẫn là chưa có thể thần, khi tỉnh táo hoàn toàn là thần sắc đầy đủ, nhưng chưa nhớ lại được những sự việc gì đã xảy ra.
e-Trường hợp 5 : Khi nhớ lại được sự việc xảy ra, và hiểu biết mọi việc giống như lúc chưa bị bệnh là trí đã được phục hồi là thể trí hạ trí đã trở lại với thể xác. Sau khi coma tỉnh lại, không phải ai cũng được may mắn còn thể trí. Thể trí là những ký ức trong bộ nhớ ghi lại nhiều điều đã học hỏi, đã làm và những kinh nghiện trong qúa khứ bị mất sạch, còn thể trí từ hiện tại mới học hỏi được sẽ tích lũy dần những kinh nghiệm như lúc bắt đầu mới học.
f-Trường hợp 6 : Là người hoàn toàn bình phục như một phép lạ, cơn bệnh nguy hiểm qua đi như một giấc mơ, khi tỉnh như ngủ mới dậy, thể trí còn đầy đủ. Trí nhớ qúa khứ không hề bị mất.
g-Trường hợp 7 : Trong hôn mê, du hồn ra ngoài, có may mắn học hỏi thêm những điều mới lạ trong cõi trung giới, khi trở về với thể xác, tỉnh táo khỏe mạnh bình thường, thể trí qúa khứ còn đầy đủ, nhưng là thể phàm trí ( hạ trí ), thêm vào đó, họ có thêm thể siêu trí ( thượng trí ), ngoài khả năng của người bình thường và họ tự nhiên có ý chí đem ra thực hiện những điều đã học hỏi được ở cõi trung giới để truyền bá giúp đỡ người khác, đó là thể chí, thí dụ như một người đã đạt được những cảnh giới thiền nay muốn chỉ lại cho những người khác . Đó là thể chứa lý tưởng theo đuổi của một con người để tiến hóa, tạo ra một nguyên khí mới tàng trữ năng lượng mới ở thận, giúp con người có thêm sức mạnh, trí thông minh, trẻ lại và tăng tuổi thọ để có đủ thời gian thực hiện lý tưởng ấy.
Tóm lại, đa số những người bị hôn mê sâu, khi tỉnh dậy trở thành tàn tật một phần thể viá như đi đứng, ăn, nói, cử động không hoàn toàn, một phần thể hồn bị tổn thương mất tri giác, một phần thể trí không phục hồi, nhưng có những người may mắn, sau tai nạn, tỉnh dậy phần thể trí vẫn trở lại bình thường như khi chưa bệnh.
Tôi nhìn bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh của anh đang ở giai đoạn nào, tôi chợt hiểu du hồn đang nghe tiếng tụng kinh từ máy cassette. Trong trường hợp này có 4 tình huống xảy ra :
Trường hợp 1 : Nếu trường hợp thể hồn còn vương vấn ham muốn ở lại thế gian vật chất, cho dù có tàn tật hay không, thì thể hồn vẫn lảng vảng bên cạnh thể xác, ai đến thăm, nói chuyện gì nó đều hiểu biết, nhưng không phát biểu được, và chưa thể nhập vào thể xác khi thể xác còn tổn thương, nó chờ khi nào có sự chữa trị làm cho thể phách thể vía khỏe mạnh, đầy đủ, tức là theo tiêu chuẩn tây y, các thông số hồi sinh như điện phế đồ đo nhịp thở, điện tâm đồ đo nhịp tim mạch, áp huyết, điện não đồ, thận đồ trở lại bình thường, qua cơn nguy hiểm, chỉ chờ bệnh nhân tỉnh, nghĩa là thể vía thể thần được phục hồi, thì đúng lúc đó thể hồn nhập vào là tỉnh hẳn.
Trường hợp 2 : Nếu các thông số hồi sinh không có, hồn còn vất vưởng chưa muốn rời thân xác, vẫn biết có người thân đến thăm, họ chỉ biểu lộ được một phần của vía ở mắt, nước mắt trào ra, nhưng có lay gọi không thấy tỉnh, trường hợp này sự cứu chữa vô ích, cần hướng dẫn tâm linh cho phần hồn rời thể xác được thanh thoát nhẹ nhàng.
Ngược lại, tác động trên huyệt thấy có phản xạ thể vía, một phần thể hồn, và điều chỉnh bằng huyệt có thể làm thay đổi thông số hồi sinh thì có thể chữa cho bệnh nhân tỉnh lại được.
Trường hợp 3 : Nếu các thông số hồi sinh trở lại bình thường, trừ điện não đồ không hoàn toàn, hồn cũng không thể nhập xác, bệnh nhân thân xác khỏe mạnh bình thường, nhưng như ngủ say từ năm này đến năm khác, trừ khi trong cõi trung giới họ may mắn học hỏi được những khả năng siêu trí rồi trở về nhập vào thể xác, lúc đó điện não đồ trở thành bình thường, nhưng rất hiếm.
Trường hợp 4 : Nếu trường hợp thể hồn trong thời gian qúa khứ có ý tưởng chán sống ở thế gian vật chất, thì nhân cơ hội này thể hồn bỏ lại thể xác không vương vấn. Nếu lúc đó thể hồn được hướng dẫn tâm linh, nghe được những lời cầu nguyện của tôn giáo như nghe kinh tụng, nghe lời giảng của linh mục.. mà ngộ được thế gian là giả tạo, họ sẽ về với Chúa hay theo Phật.. lúc đó thể phách ra đi cuối cùng tan thành mây khói, thể xác sẽ theo thời gian thối rữa để rồi thân tứ đại từ cát bụi trrở về cát bụi. Trường hợp này cũng áp dụng cho những người lớn tuổi già yếu, cơ thể suy nhược, vì lý do nào đó bị hôn mê, nếu có chữa tỉnh thì 7 thể không toàn vẹn, khi tỉnh rồi thì thời gian trong quãng đời còn lại chỉ có ý nghĩa đang tồn tại chứ không phải đang sống, người nhà vẫn phải hầu hạ phục vụ cực nhọc mệt mỏi cho một thể xác bệnh hoạn, vừa khổ cho những người thân, vừa khổ cho bệnh nhân không được giải thoát, lúc đó nên cho nghe kinh giảng, giúp thân tâm thanh tịnh chờ siêu thoát là giải pháp tốt nhất cho kẻ ở ngườI đi. Cho nên những bạn già của tôi thường dặn tôi là khi họ có mệnh hệ nào, con cháu có mời tới cứu chữa thì đừng cứu để cho họ đi luôn trong giấc ngủ cuối cùng của cuộc đời một cách thanh thản.
Bệnh nhân mà tôi hiện đang cứu chữa ở vào cả hai trường hợp một và bốn, nửa muốn sống, nửa nghe kinh lại muốn ra đi, thành ra thể hồn do dự, lúc hồn vào thì tỉnh, hồn ra thì mê. Tôi hỏi lại người thân, muốn giúp bệnh nhân chọn đường đi nào. Nếu muốn giúp bệnh nhân đi được thanh thản thì để cho họ nghe kinh hướng dẫn phần tâm linh. Nếu muốn trở lại thế gian nhiều bất trắc rủi ro cho phần đời còn lại thì cứ chữa theo tục ngữ còn nước còn tát, số mệnh theo may rủi. Người nhà bằng lòng, tắt băng tụng kinh, thay vào đó, tôi cho bệnh nhân nghe băng thu tiếng nói của người thân nội dung gợi nhớ những kỷ niệm trong những ngày vừa qua, tiếng nói của anh em, con cháu thân thuộc, hoặc tiếng ca nhạc kịch cải lương để sát vào tai, mục đích đánh thức bộ não thường xuyên làm tỉnh thần kinh, đánh thức thể vía ở tai, khi đó sử dụng huyệt Chí âm giúp máu lưu thông, tỉnh não giúp thể thần hồi phục, tim mạch áp huyết ổn định, dùng huyệt Phục lưu làn tan máu bầm trong não, máu bầm trong não được tống ra ngoài cơ thể bằng đường mũi miệng và đường tiểu, tác động thể vía cho mắt mở ra bằng huyệt Tam âm giao, tác động thể phách cho hơi thở mạnh bình thường bằng huyệt Vân môn, Trung Phủ, tác động huyệt Trung quản kích thích hấp thụ, tiêu hóa hoạt động tốt bình thường, thay đổi băng nghe, bằng cách cho nghe các bản tin tức thời sự để phục hồi ký ức đã có trong qúa khứ không bị mất, tiếng nói vào tai vừa đánh thức bộ não, vừa phục hồi chức năng thận, theo đông y, thận khí khai khiếu ra tai, thận hư thì tai điếc, thận mạnh thì ý chí cầu sinh mạnh khiến bộ não phục hồi, nếu không, khi tỉnh lại, ký ức như một tờ giấy trắng không còn một chữ nào để nhớ, lúc đó phát âm cũng khó khăn.
Cứ tiếp tục mỗi ngày dùng huyệt tác động phục hồi 6 thể tâm linh trên cơ thể, anh đã phục hồi nhanh trong khoảng thời gian 4 tuần lễ, và sau 3 tháng anh đã trở lại đời sống bình thường không tàn tật.. (xem bài cảm tạ của gia đình N.C.L.)
Trong trường hợp cấp cứu ở một bệnh viện khác, bệnh nhân là một thanh niên bị hôn mê sâu, bác sĩ chê không còn cách chữa, đề nghị người nhà quyết định rút ống trợ thở và chích morphine giúp bệnh nhân ra đi nhẹ nhàng không đau đớn. Đối với người thân là một mất mát to lớn bất ngờ không dễ chấp nhận theo quan niệm của tây phương, dù sao còn nước còn tát, gia đình và bạn bè bàn luận rằng có nghe báo chí đăng tải các bài viết về cách chữa bệnh bằng khí công, hãy thử liên lạc với hội khí công ở Montréal nhờ thầy khí công đến cứu mạng được không, mọi người bảo không mất mát gì, cứ thử xem sao may ra có cơ hội cứu sống được. Một thành viên khác theo quan niệm tây phương, cho rằng tây y bó tay không chữa được thì đông y khí công còn có thể làm được gì, cô không bằng lòng. Thể hồn bệnh nhân nghe được, nước mắt đọng trên khóe mắt. Thế mà không hiểu tại sao tự nhiên sáng sớm hôm sau, người phản đối lại thay đổi ý kiến, đã gọi điện thoại cho người chị bằng lòng đồng ý để cho thầy khí công đến chữa và hối thúc phải mời cho bằng được thầy đến ngay. Gia đình hỏi tại sao lại có thái độ thay đổi khác với ý chống đối ngày hôm qua. Cô trả lời một cách sợ hãi : Hồn ảnh về nói với em, ảnh muốn sống, hãy cứu ảnh. Hình ảnh của anh lảng vảng quanh giường và năn nỉ hoài với em. Đó chính là du hồn ra khỏi thân xác đi gặp những người thân khác để cầu cứu, anh đã đi quanh giường của người em trai, nhìn nó để cầu cứu, trong ba đêm liên tiếp người em trai kể với tôi rằng vẫn thấy hình ảnh người anh đi quanh giường suốt đêm làm cậu sợ qúa không ngủ được. Sau khi được cứu, người em không còn thấy hồn người anh xuất hiện nữa. Thế là anh được cứu sống bằng phương pháp khí công chữa bệnh. Có những trường hợp du hồn may mắn gặp được những đấng hiển linh như đức Mẹ, Phật Quan âm..cứu chữa trong cõi trung giới, một cõi vô hình ngoài thế gian vật chất, tự nhiên tỉnh lại khỏe mạnh, chúng ta thường gọi là phép lạ. (xem bài cam tạ của gia đình G. L.)
Một trường hợp khác, bệnh nhân là người tây phương đang trong coma ở một bệnh viện, nằm bất động trên giường, nửa mảnh sọ đầu đã mổ lấy ra hẳn lúc làm phẫu thuật cấp cứu khi đầu bị chấn thương, sau hai tuần không thấy có dấu hiệu hồi sinh, cơ thể còn ấm. Các bác sĩ quyết định khuyên người thân bằng lòng cho chích morphine giúp bệnh nhân ra đi không đau đớn. Thân nhân không bằng lòng. Gia đình chia hai phe, phe theo quyết định của tây phương đồng ý với cách giải quyết của bác sĩ, người chồng và bạn bè của bệnh nhân biết qua khả năng của khí công chữa bệnh, có ý muốn nhờ hội khí công giúp. Hai phe không đồng thuận, họ nhờ cách giải quyết của một bà tiên tri. Bà ta cho biết 3 điều, trong đó hai điều đúng 100%, điều thứ 3 chưa xảy ra thì do họ tự quyết định .
Điều thứ nhất, bà nói : Tôi nghe tên bệnh nhân có âm thanh là Olette, qủa thật là tên của bệnh nhân. Điều thứ hai : Tôi thấy ở một góc đường lúc 8 giờ sáng, bệnh nhân ngồi trong xe hơi bị đụng chấn tnuơng sọ não, đúng như vậy. Điều thứ ba : Hồn bệnh nhân đang đứng cạnh giường, bà ta phân vân không muốn nhập vào xác, bà đã nghe các bác sĩ nói không chữa được, bà không muốn nhập vào xác trong trường hợp thân thể tàn phế, bà nguyện thân thể phải lành lặn hoàn toàn như cũ thì bà nhập vào, nếu không có thể chữa khỏi hoàn toàn như thế bà sẽ ra đi.
Điều thứ ba này khiến gia đình phân vân, phe chống đối cũng không dám quyết định, cuối cùng họ nhờ đến khí công. Khi bà vừa được bấm vào huyệt tỉnh não, bà tỉnh ngay, mắt thì mở như người ngủ mới tỉnh, tay thì gạt bàn tay thầy thuốc không cho đụng vào mặt mình, miệng thì la to phản đối Oh ! No ! Oh ! No ! Bà tỉnh hoàn toàn, đi đứng cử động khỏe mạnh, nhưng bộ não như người bị chạm mát thần kinh, ai hỏi, ai đến, ai đụng, ai nói bất cứ điều gì, bà chỉ có một câu nói duy nhất Oh, No ! Oh ! No Các bác sĩ đến khám kiểm tra tổng quát, xác nhận sự sống đã hồi phục, bác sĩ giải phẫu gắn trả lại nữa mảnh sọ cho bà và bà được chuyển đến nơi khác để chữa tâm thần.
Người chồng theo phương pháp hướng dẫn cách chữa bằng khí công phục hồi các thể tâm linh trong cơ thể, mỗi ngày ông gợi nhớ cho bà, và ghi chú sự tiến bộ mỗi ngày của bà, ông khoe với tôi, hôm nay vợ tôi nói được 3 từ mới, dần dần 6 từ, 10 từ, lên đến 170 từ khác nhau, tôi bảo cho bà nghe nhạc và dạy cho bà hát theo những bản nhạc quen thuộc ngày xưa bà thích, kể lại những kỷ niệm cũ, đưa bà xem những ảnh cũ, đặt câu hỏi cho bà nhắc đến những kỷ niệm ấy, bà nhớ và bà nói được nhiều lắm, không còn có thể đếm được là bao nhiêu từ nữa.
Hai tuần sau tôi đến thăm bà, ông chồng nhắc bà:
-Kìa Maitre Do, người chữa bệnh cho em đến kìa, em có nhớ không ?
-Oui !
-Em chào ổng đi.
-Bonjour ! Comment ça va, et vous ?
Chồng bà cho biết bà đã nhớ lại nhiều lắm, ông hỏi tôi là bà muốn ông kể cho bà nghe những gì xảy đến cho bà trong tai nạn vừa qua, vậy có nên kể hay không? Tôi trả lời có, nhưng đơn giản và xem như là một rủi ro nhẹ không trầm trọng để bà yên tâm, trong lòng bà sẽ vứt bỏ được mối lo lắng thắc mắc thì bệnh sẽ mau hồi phục.
Cũng trên lầu 9 tại bệnh viện này có một thanh niên trẻ khoảng dưới 30 tuổi, bị một người say đánh té ngã chấn thương sọ não hôn mê bất tỉnh, bác sĩ cho mổ sọ lấy máu bầm ra ngay và đã khâu lại hộp sọ, nhưng hơn một tuần không thấy có dấu hiệu hồi sinh, người sưng phù. Người anh cho mời tôi đến chữa.
Tôi dùng huyệt tỉnh não, thông máu ứ trong sọ não, bệnh nhân có phản xạ nhúc nhích chân tay, tôi gọi :
-Hùng ơi ! Mở mắt ra, có chị đến thăm này.
Người anh thì nói :
-A Hùng à ! Có thầy Ngọc đến cứu nị !
Tôi gọi : Hùng ! Mở mắt ra. Cậu ta nhướng mắt lên và hé mở.
Khi cậu ta không còn nghe thấy tiếng ai nói nữa, và tôi ngưng tay không chữa do yêu cầu của người chị, chị bắt đầu tâm sự với em, giọng nói của chị nhỏ qúa, tôi có đem máy thu loại bỏ túi để cho chị nói vào băng thu khoảng 5 phút, tôi đặt ống nghe vào tai cậu và mở lại cho cậu nghe, mọi người chứng kiến đều nhìn thấy cậu cảm động nước mắt chảy dài xuống má, cô thấm nước mắt cho cậu. Sau đó cô nói với tôi, sợ em cô có tỉnh lại cũng bị tàn tật khổ cho nó suốt đời, cô muốn em cô ra đi. Mọi người tôn trọng ý kiến của cô lặng lẽ ra khỏi phòng, cô bắt đầu tụng kinh và đi quanh giường của cậu, mặt cậu dịu lại, mọi người bùi ngùi trước sự quyết định của cô
Mỗi lần tôi đến bệnh viện chữa cho những người khác, tôi cũng ghé qua phòng của cậu để quan sát sự diễn tiến của 7 thể tâm linh, người chị vừa đi quanh giường tụng kinh, vưà khóc thút thít, mắt của cậu đã mở nhưng không có thần, hai ba tuần sau tôi không hiểu cậu đã ra đi về với Phật hay được chích morphine để du hồn rời bỏ xác lang thang trong cõi trung giới ngụp lặn trong kiếp luân hồi.
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/10/ccy-7-trong-hon-me-sau-than-thuc-i-ve.html

CCĐY 4 – CÂU CHUYỆN TỪ CÕI TRUNG GIỚI HƯ HAY THỰC?
1-Tài thử tài ư ? Vương mang nghiệp hư !
2-Tài ? Thử tài ư ? Vương mang nghiệp hư.
Này M.Q. con. Hôm nay hai Thầy cùng giáng lâm. Lần này Thầy giáng bút tương đối nhiều vì đã có Thái thượng lão quân tiên sinh tẩy trược uế nơi đạo tràng chân tâm của con.
Một bí truyền để trị áp huyết cao hay thấp là mai hoa châm, còn hai huyệt Thầy sẽ cho con biết sau vì duyên khởi chưa có, bởi lẽ nhơn sanh còn trong vòng điên đảo của nghiệp chướng.
Như con biết được trong tư duy (mà người đời thường gọi cái biết này là do tánh linh, là giác quan ngoại biệt). Đây, để Thầy nói rõ điểm này : Bởi thương con có nghĩa nên Thầy đã giáng bút giải đáp lời con thỉnh cầu về cách chữa trị vài bệnh mà đông y và tây y hiện giờ vẫn chưa tìm ra đáp số. Một bài Thầy giảng luận rõ chứng bệnh và cho công thức huyệt trị thì được quan tâm đến, còn một bài Thầy cho huyệt Dương Giao thì thắc mắc là chưa hay..!
Thầy cũng buồn nên việc con thỉnh nguyện không được giải đáp trọn vẹn. Dĩ nhiên đây cũng là điều con dối Thầy, vì không phải điều mà con có tham vọng muốn biết thì tại sao con lại nhận trong sớ tấu trình hoặc trong lời tấu trình ?
Thầy hiểu con, hiểu nội tâm của con nên Thầy không quở phạt mà còn thương và ban cho con ân sủng đón nhận nhiệm mầu để con trị bịnh. Thầy nói là con trị bịnh chớ không phải chữa bịnh. Vì trên cõi trời này thì ý nghĩa của trị bịnh là làm dứt con bệnh, tức là diệt trừ bịnh của bịnh nhân, còn chữa bịnh là một biến dạng của bịnh dưới một trạng thái khác và một hình thức khác.
Bây giờ Thầy trở lại hai câu nói :
1-Tài thử tài ư ? Vương mang nghiệp hư !
2-Tài ? Thử tài ư ? Vương mang nghiệp hư .
Con thấy gì ? Con biết gì ?
Này, M.Q. con, hai câu trên chắc phải có hai trình độ hiểu biết khác nhau. Câu 1 là có tài thật sự ! Câu 2 như một chiếc thùng lủng đáy.
Thầy có ý dìu dắt con nên cái ý này. Thầy nói tại đây, chứ không giải thích liền, để con nhìn thấy thâm thúy mà làm mẫu mực, hay vội vàng thắc mắc vì lời nói không sáng sủa, không mạch lạc hoặc không đâu vào đâu cả giữa câu nói trước và kế.
Cái hay của người thầy chữa bịnh là chẩn đoán bịnh một cách chính xác và có công thức trị bịnh một cách hợp thời, đúng liều lượng, Tây y và Đông y trùng hợp trong nhận thức này.
Việc con có mặt ở Long Viên Tự để góp sức bồi đức và trị bịnh nên Thầy có giáng hạ nơi đó vận chuyển cho con... dĩ nhiên Thầy thấy được sự tình nơi đây..
Con nên cho thầy chữa bịnh cho nhà sư trụ trì biết rằng, không nên thoa thuốc sát trùng ở vết thương trên mặt của nhà sư nữa, hoặc châm quanh vết thương này, vì thực sự nếu việc này không thực hiện thì vết thương đã lành hẳn lâu rồi.
Con hãy nói thẳng để cứu người thầy chữa bịnh cho nhà sư, vì thà con mất lòng của người còn hơn để người lâm nạn mà con làm ngơ sao ? Người bị lâm nạn gì ? Và tại sao lại có, khi người không hề làm tiền làm bạc gì của bịnh nhân ? Vì mùa Vu lan gần kề, ngoài ra Thầy không thể cho biết rõ hơn được. Còn các chứng bịnh khác thì người nên chữa tiếp (cũng tại chùa này ), nhưng cốt yếu là phải thay đổi phương pháp, nếu không, mà như bịnh nhân khoảng 10% có hết bịnh thì đó là sự hên và may ( nói theo người hồng trần ) của ông thầy, và khoảng 10% biểu chứng nhẹ và phát giác bịnh kịp thời, còn lại 80% khoảng đó, thì chỉ làm phí thời giờ của cả đôi bên là người chữa bịnh và người bịnh.
Nhưng thay đổi phương pháp là thay đổI như thế nào ? Thầy cũng như Thái Thượng Lão Quân không giải đáp, vì không phải học trò của mình. Thầy Hoa Đà có thể độ cho người này. Con hãy nói khi ở hồng trần cũng giỏi về kinh mạch nhưng lại chuyên về thuốc. Hãy thử chuyển mình một chút về cá tính, thì Thầy Hoa Đà đến độ ngay. Và phương cách độ như thế nào thì đó thuộc về phần của Thầy Hoa Đà cho biết.
( Trích một bài trong Di giáo y tổ Biển Thước ).
Chú thích :
Đây là một trong những bài giảng của Tổ Biển Thước dạy cho đệ tử tên M.Q. khi nhập định vào cõi trung giới. MQ trước kia là thầy chữa bệnh bằng bùa chú Lỗ Ban, nhưng chính bản thân anh ta vẫn thường hay dễ bị cảm cúm, đau nhức cổ gáy vai mãn tính, ngày nào cũng phải đi giác hơi cão gió, sau gặp tôi ở Chùa Long Viên, Phú Nhuận, được chữa khỏi, và theo tôi học nghề đẻ phụ giúp tôi trong việc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào ở chùa này. Một thời gian sau, cậu ta giỏi hơn tôi, có những cách chữa khác tôi, Cậu cho biết Thầy tổ Lỗ ban của cậu là Thái Thượng Lão Quân biết cậu có ý thích chữa bệnh bằng huyệt mà không thích chữa bệnh bằng bùa chú nữa, nên đã mời Y Tổ Biển Thước dạy chữa bệnh bằng châm cứu bấm huyệt cho cậu, mỗi tuần 3 lần, qua những giờ nhập định để học lý thuyết.

Qua lời kể của cậu, mỗi khi học, cậu thấy cảnh, Tổ Biển Thước giảng, chỉ rõ vị trí huyệt đạo trên người mẫu là Ông Vương Thúc Hòa, ( Ông Hoa Đà sống thời Tào Tháo, ông Biển Thước có trước Hoa Đà 1000 năm, ông Vương Thúc Hòa có sau Hoa Đà hơn 1000 năm, đều là những thầy thuốc giỏi, sống bất tử cùng thời trong cõi trung giới ). Về thực hành, cậu theo phụ giúp tôi, nhưng trong cõi vô hình, Thầy Biển Thước nói lúc nào cũng có mặt tổ ở chùa để phù trợ cậu và chứng kiến quan sát những việc làm của tôi với bệnh nhân. Trong bài giảng này, Tổ Biển Thước gọi tôi là thầy chữa bệnh cho nhà sư trụ trì, cậu ta là thầy trị bệnh, tôi là thầy chữa bệnh, có nghĩa là chữa hết bệnh này lại biến chứng sang bệnh khác. Tôi biết tôi bây giờ kém tài hơn cậu ta, nên đề nghị cậu xin cho tôi làm đệ tử của Tổ Biển Thước. Tổ không chấp nhận, theo quy luật thầy trò, thì cậu vừa là học trò của Tổ trong cõi vô vi, vừa là học trò của tôi trong cõi hữu vi, vì theo vai vế tôi không thể nào làm học trò của tổ được, và tổ cũng cho biết, tiền kiếp nhiều đời tôi cũng đã giỏi về huyệt, bây giờ phải theo thầy Hoa Đà học thuốc, còn muốn trở thành thầy trị bệnh, phải tự thay đổi phương pháp, đó là Khí Công Y Đạo, do tôi đã học hỏi được từ Đại Thừa Cửu chuyển, rút tỉa được trong những bài giáng cơ bút ( tài liệu mật của bổn giáo) do chính Đức Cao Đài Tiên ông Hồng Y Lão Tổ Thái Thượng Lão Quân dạy cho các vị đạo trưởng trong bổn giáo.
Trong 18 vị tổ Phật giáo, có ba tổ Thiên Thân, Vô Trứ và Mã Minh, khi nhập định, lên Cung Trời Đâu Suất học đạo với Đức Phật Di Lặc, nhờ đó đã soạn ra kinh sách đại thừa, cho nên chúng ta mới có Phật giáo đại thừa như ngày nay.
Trở lại câu chuyện trên, khi chúng tôi chữa bệnh, gặp những trường hợp khó không giải quyết được, nên thỉnh cầu Tổ Biển Thước chỉ bảo qua sự nhập định của MQ. Có hôm Tổ cho huyệt chữa là Thượng trung uyển, chúng tôi tra tìm tự điển huyệt không biết vị trí huyệt ở đâu mà châm, sau phải xin tổ chỉ thẳng vào cơ thể, khi nhập định, tổ chỉ thẳng vào 2 huyệt Thượng quản và Trung quản, là danh từ thông dụng của thời đại chúng ta, tên thượng trung uyển là danh từ cổ thuộc thời đại của tổ. Trong bài có đề cập đến huyệt Dương Giao, do chúng tôi thỉnh cầu xin tổ chỉ cho cách chữa một ca bệnh nan y của thời đại là nhồi máu cơ tim. Chúng tôi thắc mắc không dám tưởng tượng chỉ 1 huyệt đó mà bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nhồi máu cơ tim, thật là thần kỳ.
Tập Tĩnh công ở trình độ cao trong Đại thừa cửu chuyển chúng ta cũng có thể nhập định vào cõi trung giớI học hỏi thêm tay nghề để giúp cho những người bệnh nan y có duyên may được gặp chúng ta, ở giai đoạn tứ, ngũ và lục chuyển, tổ dạy :
Qua tứ chuyển cơ trời phát lộ
Thoát ngoài vòng tứ khổ trần ai
Gom vào tư tưởng trong ngoài
Luyện phanh trong sạch thánh thai nhẹ nhàng

Ngũ chuyển đạo thông toàn cơ nhiệm
Ngồi định thần tầm kiếm căn nguyên
Xuất thần lên cảnh thần tiên
Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu
Lần lục chuyển tam diêu bất động
Tâm vô vi trống lỗng căn cơ
Bụi trần không thể đóng dơ
Linh đơn hai phẩm giựt cờ thánh tiên
Như vậy, theo ý tổ, một thầy bình thường của thế gian dù giỏi đến đâu cũng chỉ là thầy chữa bệnh, kết qủa 20%, còn 80% chỉ làm mất thời giờ của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Trong ca chữa cancer trên mặt thầy trụ trì chùa Long Viên, trước kia tôi chưa thay đổi phương pháp, chưa biết tĩnh công thiền định, nên không thấy được kết qủa công việc mình làm là đúng hay sai, tôi tưởng là 1 cái mụn ở má, trong mụn không có ngòi, mà có những hang rỗng thể xốp máu cứ chảy ra, ngoài cách bấm huyệt, tôi dùng Rimactan làm thuốc sát trùng bôi trên mụn, thấy có kết qủa, nhưng tới mùa Vu Lan, theo lời Tổ, tôi ngưng không chữa nữa. Theo ý tổ, thật ra không cần thuốc sát trùng, bệnh cũng sắp lành, nếu dùng thuốc sát trùng mạnh gây
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 7:08 am


Theo ý tổ, thật ra không cần thuốc sát trùng, bệnh cũng sắp lành, nếu dùng thuốc sát trùng mạnh gây biến chứng khác làm cho sư trụ trì bị bệnh nặng thêm không thể làm phật sự đàn tràng xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng bảy Vu lan, những cô hồn vất vưởng không được giải thoát, thì bao nhiêu tội lỗi đó là do hậu qủa tôi đã làm cho nhà sư bệnh không thể hành lễ khiến các cô hồn đó mất đi cơ hội giải thoát. Tất cả những sai lầm đó tôi sẽ phải gánh nghiệp, cho nên tổ đã cứu tôi, và lúc nào cũng theo dõi công việc làm của tôi để phòng ngừa những sai lầm trong chữa bệnh.
Tôi vẫn theo con đường lý tưởng phải tiếp tục đi cho tới đích của pháp môn Đại thừa cửu chuyển là :
Cửu chuyển đắc Lôi âm an hưởng
Mặc vui chơi bốn hướng ba nhà
Rượu cờ vui thú sen tòa
Đào tiên chung cuộc điều hòa cảnh không
Pháp tiên phật thần thông vô lượng
Ứng hóa linh cao thượng toàn năng
Qúi thay cảnh báu chi bằng ?
Nghêu ngao khiển hứng gió trăng khó lường.
Pháp cửu chuyển là nền thanh khiết
Thoát luân hồi đoạn diệt oan khiên
Còn chi nghiệp qủa nối chuyền
Tâm không, đắc phật thành tiên tại trần.

http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/10/ccy-4-cau-chuyen-tu-coi-trung-gioi-hu.html

Ông Đỗ Đức Ngọc khuyên mọi người nếu có bệnh thì cầu ơn trên chữa là nhanh nhất .
trích :
"Bài 27 : Cầu xin ơn trên, được chữa khỏi bệnh đau bụng tiêu chảy cho con 2 tuổi
Thưa thầy con đã theo hướng dẫn của thầy xin ơn trên chữa bệnh cho bé nhà con. Tối qua sau khi cầu khấn thì lại có sự lạ thầy ạ. Hai tay đang chắp của con tách ra tay trái hạ xuống để yên, tay phải di chuyển sang phía bé đang nằm (con vẫn nhắm mắt) rồi bàn tay con ngón trỏ duỗi ra, ba ngón cụp vào lòng bàn tay, ngón cái chạm vào đốt thứ hai ngón giữa rồi cứ thể di chuyển phía trên người bé con áng cách người bé độ một khoảng. Cứ thế tay con di chuyển lúc như vẽ hình sin dọc theo người bé lúc thì ngang, lúc thì hình tròn, lúc thì như hình sóng nước lúc thì như người đang vẩy tay, nói chung rất nhiều đường, con không biết như thế là thế nào. Nhưng đêm qua bé đi ngoài có một lần rất ít không như mọi đêm khác đi rất nhiều. Con cảm động quá đoán chắc bé nhà con đang được ơn trên chữa bệnh. Con cảm ơn thầy đã hướng dẫn con để con thấy một thế giới khác thật màu nhiệm. Từ nay con sẽ cố gắng tu học, sống tốt hơn để không phụ lòng ơn trên chiếu cố đến mẹ con con.

Kính thầy.

Trả lời :

Phương pháp tự cầu nguyện xin ơn trên chữa bệnh có nhiều hiệu qủa chính xác hơn y khoa. Ơn trên gia thần lực vào đôi tay người chữa như một máy dò scan để tìm bệnh, như một tia laser phát sóng để khám bệnh, như một máy truyền năng lượng tăng oxy, tăng hồng cầu, như một tia hồng ngoại tuyến, như tất cả các loại máy móc hiện đại của ngành y tập trung trên hai bàn tay của người chữa, để điều chỉnh lại chức năng của lục phủ ngũ tạng, điều chỉnh quân bình âm dương hòa hợp, để cơ thể phục hồi lại sự khí hóa ngũ hành, đặc biệt là điều chỉnh lại các luân xa phách. Phương pháp này còn hiệu nghiệm hơn phương pháp chữa bệnh bằng từ trường năng lượng mà các bác sĩ đang học ở Trung Tâm Năng Lượng Vũ Trụ như bà Barbara đã viết trong quyển Bàn Tay Ánh Sáng .
Qua kinh nghiệm này, sẽ giúp chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào thế giới tâm linh, giúp con người diệt tâm ngã mạn và sở tri kiến chấp vào tài năng kiến thức khoa học của mình để có thể yên tâm đi trên con đường tu học và tiến hóa của nhân loại..Thân
doducngoc
"
vậy theo lời Ông thì nên (vào vutruhuyenbi.com xin điểm đạo.)
__________________

http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2010/10/ccy-4-cau-chuyen-tu-coi-trung-gioi-hu.html
Về Đầu Trang Go down
TrungDao




Tổng số bài gửi : 2
Join date : 13/09/2009

ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitimeFri Apr 29, 2011 12:58 pm

Link Download Sách Khí Công Y Đạo - PDF File:

http://trung2dao.blogspot.com/2011/04/khi-cong-y-ao.html

Thân Mến
TrungDao
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO   ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
ĐỔ NGỌC ĐỨC ĐẠI SƯ - KHÍ CÔNG Y ĐẠO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KHÍ CÔNG VIỆT NAM
» KHÍ CÔNG MẬT TÔNG
» KHÍ CÔNG MẬT TÔNG
» Để tập KHÍ CÔNG có hiệu quả, phương pháp tập luyện như thế nào là đúng ?
» MẬT TÔNG TÂY TẠNG KHÍ CÔNG LỤC PHÁP .

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: KHÍ CÔNG TỔNG QUÁT :: GIỚI THIỆU CÁC CAO THỦ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG-
Chuyển đến