CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO   NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:10 am


NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO

Tác giả H. S. OLCOTT
(Một bài thuyết trình được đọc tại sảnh đường Pachaiyappa, Madras
vào ngày 26 tháng 4 năm 1882)
Nhà xuất bản Thông Thiên Học Adyar, Chennai (Madras) Ấn độ.


NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO
The Common Foundation of All Religions
Bản Dịch Hạnh Như 2008
Trước khi tiến hành thuyết trình, tiên khởi tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của bà Blavatsky (bạn đồng liêu bác học của tôi) và chính tôi về sự hoan nghênh nồng nhiệt và đặc biệt mà Ủy ban của quí vị đã dành cho chúng tôi khi vừa chân ướt chân ráo tới đây, và việc tụ tập đông đảo bao gồm một số lớn những người có giáo dục thuộc Chủ tịch đoàn. Như vậy chúng tôi có thêm một bằng chứng nữa về sự kiện công tác của chúng tôi ở Ấn Độ đã tiến triển nhờ được giới trí thức ở bán đảo Ấn Độ giám sát với sự chú tâm trìu mến. Một lần nữa, khi lần đầu tiên viếng thăm thị trấn của Chủ tịch đoàn, chúng tôi thấy mình hòa lẫn vào những người bạn mà không thể hiểu lầm được việc họ thành thật hoan nghênh chúng tôi; điều đó chắc chắn chứng tỏ rằng người ta không đón tiếp chúng tôi như những kẻ xa lạ mà là những người anh em từ vùng đất xa xôi trở về với dân tộc của mình. Chúng tôi hi vọng rằng những mối liên hệ anh em mà chúng tôi đã tạo ra với nhau có lẽ chẳng bao giờ bị cắt đứt mà sẽ càng ngày càng lớn mạnh hơn khi thời gian khiến cho tất cả chúng ta thấy mình cần phải thống nhất nỗ lực vì chính nghĩa thiêng liêng phục vụ cho quyền lợi của Ấn Độ. Tôi tin rằng quí vị sẽ kiên nhẫn chú ý tới những tư tưởng mà giờ đây tôi sẽ trình bày để cho quí vị xem xét.
Theo ông Herbert Spencer thì “Tôn giáo là một thực tại lớn lao (tôi xin nói là lớn nhất) và là một sự thật vĩ đại – không kém phần là một yếu tố bản thể và bất hoại trong bản chất con người”. Ông chủ trương rằng các định chế tôn giáo trên thế giới đều biểu diễn một tình cảm chân thực phổ biến khắp thế giới trong nhân loại cũng đúng sự thật như bất kỳ định chế nào khác. Ta không được lẫn lộn những điều mê tín dị đoan thêm thắt vào (chúng đã tràn lan và làm xuyên tạc tình cảm tôn giáo) với bản thân tình cảm tôn giáo. Điều này xảy ra quả thật là một lỗi lầm đầy ác ý đối với cả những nhà tôn giáo lẫn những người chống tôn giáo. Khi quét sạch những khối u nhọt này, Khoa học luôn luôn đưa chúng ta tới gần sự thật căn bản và do đó nó phục vụ và là thân hữu với tôn giáo chân chính. Căn bản của sự thật là một bình nguyên rộng lớn gồm một tảng đá mà thượng tầng kiến trúc thần học của thế giới được xây dựng trên đó. Theo như tựa đề trong bài thuyết trình của chúng tôi thì đó là “nền tảng chung của mọi tôn giáo”.
Thế thì nó là cái gì vậy? Tảng đá ấy là cái gì? Đó là một khối hỗn hợp mà thành phần cấu tạo có nhiều hơn một yếu tố. Trước hết ta cần có ý niệm là một bộ phận trong bản chất con người không hề mang tính vật lý; kế đó là ý niệm về việc bộ phận phi vật lý này vẫn tiếp tục tồn tại sau khi cái xác chết; thứ ba là có tồn tại một Nguyên thể Vô cực ẩn bên dưới mọi hiện tượng; thứ tư là có một mối quan hệ nào đó giữa Nguyên thể Vô cực này và bộ phận phi vật lý của con người.
Cả nhà khoa học lẫn nhà thần học giờ đây đều công nhận sự tiến hóa của quan niệm lớn lao hơn bắt nguồn từ quan niệm trí thức thấp kém hơn theo cái trình tự phân bậc này. Sự tiến hóa ấy có kèm theo một sự thải trừ vì trong tôn giáo cũng như mọi địa hạt khác của tư tưởng, ta không thể thấy được ánh sáng chừng nào chưa xua tan được các đám mây đen. Sự thật nguyên thủy là ánh sáng còn thần học là các đám mây và chúng vẫn cứ là đám mây mặc dù chúng lóng lánh với mọi sắc thái của quang phổ. Bái vật giáo, việc thờ cúng động vật, sùng bái anh hùng, thờ cúng tổ tiên, sùng bái thiên nhiên, sùng bái kinh sách; thuyết đa thần, độc thần, hữu thần, linh thần, vô thần, duy vật (bao gồm cả thuyết vật chứng), thuyết bất khả tri; việc mù quáng tôn thờ ngẫu tượng, việc mù quáng tôn thờ lò đúc – đó là Thủy và Chung của mọi tư tưởng tôn giáo thuộc loài người, là thước đo mức độ mù quáng tương đối về tâm linh.
Mọi khái niệm này đều phải đi qua một lăng kính duy nhất đó là tâm trí con người. Chính vì thế mà chúng ta mới bất toàn, không phù hợp, mang tính nhân bản xiết bao. Một con người chẳng bao giờ thấy được trọn cả ánh sáng bằng cách nhìn từ bên trong cơ thể mình ra bên ngoài; cũng giống như người ta không thể thấy được ánh sáng thanh thiên bạch nhật qua kính cửa sổ đã bị bụi làm cho mờ tối hoặc nhìn thấy những ngôi sao qua một thấu kính phản chiếu lem luốc. Tại sao vậy? Bởi vì các giác quan của thể xác chỉ thích ứng với những sự vật của cõi hồng trần và tôn giáo thì vốn thuộc về siêu việt. Sự thật của tôn giáo không phải là một điều mà ta quan sát được bằng giác quan hồng trần song đó là một điều để cho trực giác thông linh kiểm nghiệm. Kẻ nào chưa phát triển được quyền năng tâm linh này thì y không thể biết được tôn giáo như là một sự kiện; y chỉ có thể chấp nhận nó là một tín điều hoặc tô vẽ nó cho bản thân coi như là một sự đa cảm của xúc động. Sự ngu tín là cái khẩu hiệu mà người ta khoác lên một xúc cảm, còn sự bồng bột là một khẩu hiệu khác dành cho xúc cảm khác. Ẩn sau cả hai thứ này là sự Đa nghi vốn cũng đe dọa cả hai thứ.
Cũng giống như con người, tôn giáo cũng trải qua nhiều giai đoạn; một là tuyên cáo, tuyên truyền, tử vì đạo; hai là chinh phục, tín ngưỡng; ba là lơ là, tự phê bình; bốn là suy đồi, ngoan cố bám lấy hình thức; năm là đạo đức giả; sáu là thỏa hiệp; bảy là suy thoái và diệt vong. Và cũng giống như loài người, không một tôn giáo nói chung nào mà không lần lượt trải qua những giai đoạn ấy. Ngay chính vào lúc hiện tại, ta thấy người thổ dân Úc châu đắm chìm vào vực sâu của thuyết bái linh vật; người da đỏ Mỹ châu vừa mới thoát ra khỏi Thời kỳ Đồ đá, còn người Âu châu đang sung mãn trong cao trào văn minh vật chất. Thế là chỉ cần thoáng nhìn qua lịch sử tôn giáo ta cũng thấy các trường phái và giáo phái rất dị giáo mọc ra trong mỗi tôn giáo lớn; mỗi trường phái này đều tiêu biểu cho sự đi chệch đặc biệt ra khỏi chính thống giáo nguyên thủy, một số tiến riêng biệt theo con đường hướng về mục tiêu tối hậu mà chúng tôi vừa phác họa. Cũng giống như vị y sĩ quan sát các triệu chứng của bệnh nhân, tôi cũng lưu ý thấy rằng lịch sử thường xuyên biểu lộ thành những sự ghét cay ghét đắng lẫn nhau giữa các bè phái và giáo phái này; đây là bằng chứng rõ rệt nhất về tính đúng đắn của tiên đề khi chúng tôi phát biểu – mới vừa đây – rằng bộ óc phàm của con người trên cõi trần chẳng bao giờ thật sự biết được Tôn giáo. Tất cả những sự thù ghét cay đắng và trả thù độc ác của giáo phái này đối với giáo phái kia, của tín ngưỡng của thế giới này đối với tín ngưỡng của thế giới kia, cho thấy rằng con người đã nhầm lẫn điều không cốt yếu lại coi là điều cốt yếu, điều hão huyền lại coi là thực tại.
Ta có thể trắc nghiệm lại phát biểu này một cách dễ dàng nhất. Ta hãy tạm thời bỏ qua cái cuộc chiến tranh này của các nhà thần học để xét tới lớp người đã phát triển được thần thông và ta thấy điều gì? Thay vì là sự tranh chấp thì lại có sự thái bình, thỏa thuận, khoan dung lẫn nhau, tán thành một cách đầy tình huynh đệ về những điều căn bản của tôn giáo. Cho dù tín ngưỡng công truyền của họ ra sao đi nữa thì họ vẫn cao cả hơn và vượt xa tín ngưỡng ấy, sự thánh thiện bẩm sinh và bản chất hiền hòa của họ đã mang lại sức sống và sức mạnh cho Giáo hội mà họ đại diện; họ là những đóa hoa của cái cây nhân loại, là anh em của toàn thể loài người, vì họ biết đâu là cái ánh sáng tỏa chiếu đằng sau những đám mây; họ thấy được cùng một tảng đá bên dưới nền móng của mọi Giáo hội. Tôi xin yêu cầu những vị nào muốn tin chắc về sự kiện này hãy đọc tác phẩm Dabistan của Mohsan Fami, trong đó ông ghi chép lại những quan sát của mình về các vị sādhus thuộc 12 tôn giáo khác nhau cách đây hai thế kỷ. Kẻ đa nghi thời nay ắt bảo rằng: “Cứ chấp nhận mọi tiên đề ấy đi thì làm sao ông có thể chứng minh cho tôi biết rằng khoa học đã chẳng quét sạch mọi giả thuyết tôn giáo ấy cùng với các thần thoại, huyền thoại, điều mê tín dị đoan và những điều cồng kềnh khác?” Được thôi, tôi xin trả lời rằng: “Có đấy”. Thông Thiên Học đang được xây dựng ngay chính trên cái đường lối dữ liệu ấy. Một số người nghĩ rằng chúng tôi chống đối lại Khoa học; nhưng ngược lại, chúng tôi nồng nhiệt ủng hộ khoa học chừng nào nó chưa bắt đầu giáo điều hóa những sự kiện mới xuất phát từ những dữ liệu đã biết nhưng chưa hoàn chỉnh. Khi khoa học đạt tới mức giáo điều như vậy thì chúng tôi sẽ thách đố nó, chiến đấu chống lại nó hết sức mình cũng chẳng khác nào khi chúng tôi chiến đấu chống lại sự giáo điều trong thần học. Đó là vì theo ý tôi thì chẳng có gì quan trọng khi bạn mù quáng tôn thờ một vật linh, một con người, một quyển kinh sách hoặc một cái lò đúc – đó cũng đều là việc mù quáng sùng bái ngẫu tượng; Khoa học có thể và đã từng độc ác vô lương tâm theo một đường lối giống như Giáo hội đã từng như vậy.
Bước đầu tiên là ta phải đồng ý được với nhau xem từ ngữ “Khoa học” có nghĩa là gì. Tôi coi khoa học là việc tập hợp và sắp xếp những sự kiện mà ta quan sát được về Thiên nhiên. Nếu đúng là như vậy thì tôi xin phản đối những biện pháp nửa vời; tôi muốn những quan sát ấy phải hoàn chỉnh bao quát trọn cả Thiên nhiên chứ không chỉ là một nửa của Thiên nhiên. Chẳng biết đó là cái loại bản thể học nào khi ta giả vờ điều tra về các định luật thuộc bản thể mình mà chỉ chú ý tới giải phẫu cơ thể học, sinh lý học và bất cứ thứ gì liên quan tới cái khung thể xác của con người mà lại bỏ qua tất cả những gì liên quan tới chức năng tâm trí của nó? Bạn ắt bảo rằng thật phi lý, nhưng tôi xin hỏi bạn liệu việc nghiên cứu thể xác mà không có tâm trí có phi lý hay chăng so với khi nghiên cứu con người cả về thể xác lẫn tâm trí mà lại lờ đi những biểu lộ vượt xác phàm của bản chất trung gian của một con người . Bạn ắt muốn tôi định nghĩa xem tôi ngụ ý muốn nói gì về cái “bản chất trung gian” và những biểu lộ vượt xác phàm: tôi xin thực hiện điều ấy bằng cách bắt đầu với đề nghị rằng nơi một con người có nhiều hơn mức ta có thể đốt nó bằng lửa, dùng cọp để ăn thịt nó, dùng nước để làm cho nó chết đuối, dùng dao để chặt nó ra thành từng mảnh hoặc chôn vùi nó dưới đất để cho thối rữa. Nhà duy vật ắt chối bỏ điều này nhưng việc đó chẳng có gì quan trọng; ta có thể dễ dàng chứng tỏ đề nghị nêu trên cũng giống như chứng tỏ y là một con người.
Ở Âu Tây có một khoa học được gọi là Tâm lý học: đây là việc gọi không chính xác, thật ra đó là một loại môn học khác nhưng ta chẳng cãi nhau về từ ngữ làm chi. Được thôi, khi bạn thử phân tích ý niệm của phương Tây ẩn bên dưới thuật ngữ Tâm lý học này thì bạn ắt phát hiện ra rằng nó chỉ liên quan tới những biểu lộ trí thức bình thường và bất bình thường của bộ óc. Một lớp nhà khoa học – nhất là những nhà tâm thần học nghiên cứu về bệnh điên – quả quyết rằng tâm trí là chức năng của não thất bằng chất xám thuộc các thùy của bộ óc, nếu ta làm tổn thương bộ óc bằng bất kỳ một hình thức tai nạn nào, thì cảm giác bị cắt đứt, tư tưởng ngưng tồn tại, tâm trí bị tiêu diệt, thế là biến mất thực thể biết suy tư do đó có trách nhiệm. Mọi thứ còn lại chỉ là cái xác chết thối rữa và trước khi có tai nạn thì từ cái xác chết thối rữa này có năng lượng điện từ nảy sinh ra mọi thứ phân biệt con người với con thú thấp nhất, cũng giống như hoa sen mọc giữa bùn.

Phe chống lại thì khẳng định rằng bộ óc là cơ quan của tâm trí, là bộ máy để biểu lộ tâm trí và cái điều gì đó biết suy tư nơi con người vẫn còn suy nghĩ và vẫn còn tồn tại cho dẫu bộ óc đã tan nát, cho dẫu con người đã chết. Một đằng thì suy nghĩ theo luận điệu của khoa học duy vật, một đằng thì suy tư theo lối của Giáo hội Ki Tô và của số đông cái gọi là các nhà Thần linh học hiện đại. Phái duy vật coi con người là Đơn nhất, là một bộ máy biết suy tư; phái kia coi con người là Lưỡng tính, một tổ hợp của phần xác và phần hồn. Trong cả hai trường phái này không hề có chỗ đứng cho một “bản chất trung gian”. Thật ra thì thỉnh thoảng bạn cũng thấy có một lời bóng gió thoáng qua nào đó về một nguyên khí thứ ba cao siêu hơn tức “Tinh thần”; chẳng hạn như trong kinh Tân Ước của Ki Tô giáo (Thánh thư Thassaloniaus, V, 23) khi thánh Paul bảo rằng: “Tôi xin cầu nguyện Thiên Chúa cho trọn cả tinh thần, phần hồn và phần xác của quí vị được bảo tồn không bị tì vết cho đến khi Chúa Giê su Ki Tô phục lâm – đây là một phát biểu cho dù lành mạnh đối với thần học thì lại mơ hồ chết người và phi chính thống đối với khoa học. Nhưng trọn cả sự lơ mơ trong giáo huấn Ki Tô cũng như giáo huấn của đồng cốt đều ủng hộ cho thuyết lưỡng tính này; khi thể xác chết đi thì nguyên thể thứ nhì bước vào đời sinh hoạt mới mẻ của riêng mình cho đến khi nó đạt được một trạng thái theo định đề một là tốt hẳn hai là xấu hẳn. Giờ đây thì những nhà quan sát có kinh nghiệm về hiện tượng đồng cốt đều đã thấy nhiều hình linh hoạt hoặc sự xuất hiện ít nhiều có thực chất của những người chết; họ coi đó là phần hồn của người chết trở về viếng thăm lại địa hạt của người còn sống. Họ chẳng có ý niệm gì về cái bản chất trung gian này. Nhưng các triết gia Ấn Độ đã phân tích con người sâu xa hơn nhiều. Thay vì là một bộ phận đơn giản hoặc một cặp lưỡng tính thì con người bao gồm không ít hơn bảy nhóm riêng biệt theo sự quả quyết của các triết gia Ấn Độ. Đó là:
1. Thể vật chất tức Stūlasarīra
2. Lingasarīra
3. Nguyên sinh khí tức Jīva
4. Kāmarūpa, sinh ra thành Māyāvirūpa
5. Trí khôn ngoan của óc phàm (tức hồn thú) - Manas
6. Trí tuệ tâm linh tức Buddhi
7. Ātmā
Và sự phân tích của họ tỉ mỉ đến nỗi mỗi một trong các nhóm này lại được chia thành bảy nhóm nhỏ. Nói chung thì các nguyên khí thứ nhất, thứ tư và thứ bảy đánh dấu biên giới của con người tam phân tức tam bội. Và nguyên khí thứ tư ở ngay giữa xác phàm (Stūlasarīra) với Ātmā tức nguyên khí vĩnh hằng thiêng liêng; nguyên khí thứ tư này chính là bản chất trung gian mà chúng ta đang tìm kiếm. Bây giờ thì người ta hỏi chúng tôi một câu tiếp nữa là liệu nguyên khí thứ tư Māyāvirūpa tức Song trùng thể (Double) này của con người là thông minh hay không thông minh, là vật chất hay tinh thần; kế nữa liệu ta có thể dùng khoa học để giải thích hoặc chứng minh được sự tồn tại của nó hay không. Chúng tôi xin lần lượt xét tới những điều này.
Tự thân cái Song trùng thể ấy chẳng qua chỉ là một đám hơi, một mớ sương mù hoặc một hình thể rắn chắc tùy theo trạng thái ngưng tụ tương đối của nó. Xét vì bên ngoài cơ thể có một loạt tình huống về khí quyển, điện, từ, địa từ và những tình huống khác cho nên hình tướng này có thể không ai thấy được, thế nhưng nó có thể gây ra những tiếng động hoặc bày ra những cuộc trắc nghiệm khác về sự hiện diện của nó; xét tới một loạt những tình huống khác thì nó có thể hữu hình nhưng giống như một đám sương mù; khi xét tới một loạt tình huống thứ ba thì nó có thể ngưng tụ để hoàn toàn thấy được hoặc thậm chí sờ mó được. Ta có thể lấp đầy hết bộ sách này đến bộ sách khác chỉ bằng vào những đoạn văn tóm tắt các trường hợp đã được ghi chép lại về các cuộc thăm viếng hiện hình này. Đôi khi hình tướng ấy biểu lộ sự thông minh, nó biết nói; đôi khi nó chỉ có thể hiện hình ra – tôi đang nói tới việc người chết hiện hình. Bản thân tôi thấy hơn 500 cuộc hiện hình như thế ở một địa điểm nơi nước Mỹ mà còn có cả trăm ngàn người khác cũng thấy; tôi đã tường thuật lại kinh nghiệm của mình dưới dạng một quyển sách mà một số nhà khoa học lỗi lạc ở Âu Tây đã ca tụng là một bản ghi chép công phu về những điều quan sát chính xác theo khoa học. Tôi chỉ đề cập tới điều đó để cho bạn biết rằng ở đây không có trường hợp nào là ảo giác hoặc phát biểu vô căn cứ. Vậy thì được thôi, ở đây ta có bản chất trung gian của con người tác động bên ngoài thể xác hoặc sau khi thể xác đã chết; mặc dù về phần mình, vì vốn tin vào tâm lý học Á đông cho nên tôi không tin rằng những sự hiện hình sau khi chết này là chính chơn nhơn tức là Chơn ngã biết suy tư và có trách nhiệm. Tôi quan niệm rằng đó chẳng qua chỉ là hình bóng mờ mờ nhân ảnh của người đã chết, là vật chất được cấp năng lượng do tàn dư của sinh lực vẫn còn vướng mắc trong các phân tử lần lửa chưa tan biến đi. Nhưng để chứng minh cho mệnh đề của mình, chúng tôi phải chứng tỏ được rằng cái nguyên khí trung gian này (Ảo thân tức Song trùng thể) có thể được tùy ý tách ra khỏi thể xác người còn sống, được phóng chiếu ra đi tới một nơi cách xa và được ý thức trọn vẹn của con người làm linh hoạt.
Chúng ta có hai phương diện để chứng minh điều này (1) qua bằng chứng hội tụ của các người chứng kiến tận mắt được ghi chép lại trong kho tài liệu của nhiều dân tộc khác nhau; (2) chứng cớ của những nhân chứng còn sống. Trong các tác phẩm triết học và tôn giáo của Ấn Độ có nhiều bằng chứng như thế. Chẳng nói đâu xa chúng tôi xin trích dẫn trường hợp Sankarāchārya, ông làm cho thể xác đê mê xuất thần, bỏ nó lại cho đệ tử canh giữ và nhập vào xác của một vị vua vừa mới băng hà, sống trong đó một vài tuần; còn trường hợp của Agastya, ông xuất hiện ngay trận chiến nóng bỏng giữa Rāma và Rāvana, trong khi thể xác đê mê xuất thần ở vùng đồi Nilghiris. Câu chuyện này được tường thuật trong tác phẩm Rāmāyana. Trong Yoga Sutras của Patañjali, người ta khẳng định hiện tượng này nằm trong quyền năng của mọi người thành tựu Siddha, vốn đã đạt được toàn bích về khoa Yoga. Về phần nhân chứng còn sống thì tôi là một trong những người ấy vì tôi đã thấy Song trùng thể của nhiều người tác động một cách thông minh ở cách xa thể xác họ. Và trong quyển sách nhỏ này giờ đây tôi xin trình bày cho quí vị (Những điều bóng gió về Thông Thiên Học bí truyền, Calcutta, 1882) ta thấy có chứng nhận của không ít hơn 9 nhân vật nổi tiếng – 5 người Ấn Độ và 4 người Âu châu – họ đã thấy những sự xuất hiện như thế vào nhiều dịp khác nhau chỉ nội trong hai năm vừa qua. Thế rồi ta có cả chục những sự chứng nhận tương tự của những người đáng tin cậy sống ở những nơi khác nhau trên thế giới mà ta đọc thấy được trong nhiều tác phẩm của Âu Tây bàn về những đề tài này. Tôi không cho rằng một công chúng đa nghi lại hi vọng coi mớ bằng chứng này là có tính thuyết phục chẳng dè dặt chút nào; hiện tượng được trích dẫn vượt quá kinh nghiệm thông thường của con người đến nỗi muốn tin nó là thực tại thì mỗi người phải tự mình thấy và tin. Tuy nhiên tôi xin khẳng định rằng ở đây chúng tôi có một trường hợp có nhiều xác suất là đúng vì theo những qui điển nghiêm nhặt nhất trong khoa học chính thống thì chúng tôi không thể nghi ngờ việc biết bao nhiêu nhân chứng cá biệt lại đồng lỏa với nhau để nói dối; họ chưa bao giờ gặp hoặc nghe nói tới những người kia, thật ra thậm chí họ cũng không sống cùng một thế hệ; thế nhưng chứng cớ của họ bổ sung lẫn nhau.
Nhưng nếu chúng tôi có một trường hợp có lẽ là đúng thì nhà khoa học ắt hỏi chúng tôi liệu chúng tôi kế đến muốn yêu cầu khoa học điều gì. Liệu chúng tôi có viện dẫn ra được một lời giải thích tự nhiên và hợp khoa học hay chăng hoặc đó là một lời giải thích siêu tự nhiên vì vậy không hợp khoa học xét về hiện tượng Song trùng thể của người sống xuất ra và người chết hiện hình? Tôi chắc chắn rằng mình sẽ trả lời theo kiểu tự nhiên và khoa học. Tôi vốn tận tụy với Khoa học đến mức chối bỏ mạnh mẽ sự kiện có một hiện tượng phép lạ đã từng xảy ra trong thời đại này hoặc bất kỳ thời đại nào. Bất cứ điều gì phải xảy ra ắt phải được thực hiện trong khuôn khổ của định luật thiên nhiên. Nếu giả sử điều gì khác hơn thì cầm bằng như bảo rằng trong các định luật của vũ trụ không có sự thường hằng và người ta có thể dẹp chúng sang một bên, dùng một Quyền năng vô trách nhiệm xía vào để đùa giỡn theo ngẫu hứng. Chúng ta ắt sẽ ở trong một vũ trụ cà giựt, khởi động và bị dừng lại giống như một cái đồng hồ mà con nít đang chơi. Thuyết siêu tự nhiên này ắt là lời nguyền rủa cho mọi tín ngưỡng, nó treo lơ lửng như một cái lưỡi dao của đao phủ thủ treo lủng lẳng trên cổ các tôn giáo và chỉ chuốc lấy lời châm biếm của kẻ đa nghi. Nó là cái rễ khô đã bị hết chất nhựa vốn ăn sâu vào tâm khảm của bất cứ tín ngưỡng nào dựa trên nó. Nếu nó được đưa vào trong đoàn thể của một giáo hội thì nó đã tiên liệu trước sự hủy diệt tối hậu cũng chắc chắn như khối u ác tính ẩn tàng lẫn vào hệ thống cơ thể con người mà một ngày kia sẽ giết chết cơ thể. Và trong mọi thời kỳ thì thế kỷ 19 này là một thế kỷ tồi tệ nhất mà những kẻ ủng hộ tôn giáo siêu tự nhiên ra mặt công khai trước công chúng. Chúng đang bị xuống dốc ở mọi xứ sở, bị tan chảy trước ngọn lửa của phòng thí nghiệm giống như những bức tranh bằng sáp. Không đâu, khi tôi đứng lên bênh vực Ấn Độ giáo, Phật giáo hoặc Bái Hỏa giáo, tôi muốn mọi người hiểu cho rằng tôi không yêu cầu người ta tôn trọng hoặc khoan dung đối với các tôn giáo ấy vượt ngoài các giới hạn của định luật thiên nhiên; tôi tin – không đâu tôi biết – rằng nền tảng của các tôn giáo ấy mang tính khoa học và xét về bản thân tôi thì các tôn giáo ấy phải trụ vững hay sụp đổ dựa vào những tình huống đó. Tôi không bảo rằng chúng cũng dung hòa thiết yếu với khoa học nhưng tôi xin nói rằng cho dù chúng có nền tảng như thế nào đi chăng nữa, hoặc là rộng hoặc là hẹp, hoặc là dài hoặc là ngắn, thì nền tảng ấy phải là nền tảng hợp khoa học. Và cũng như vậy khi tôi yêu cầu bạn đừng biến mình thành ra kẻ lố bịch bằng cách chối bỏ bản chất trung gian này nơi con người thì đó là vì nhờ đọc nhiều và có nhiều kinh nghiệm cá nhân, tôi tin chắc rằng Song trùng thể tức Ảo thân là một sự kiện khoa học.
Vậy thì ta hãy trở lại vấn đề liệu nó là vật chất hay là một điều gì khác nữa? Tôi xin nói đó là vật chất cộng với một điều gì khác nữa. Và ở đây tôi xin dừng lại một lúc để nghĩ xem vật chất là gì. Những nhà tư tưởng lơ mơ – trong số đó ta phải kể vào những chàng trai non trẻ mới tốt nghiệp đại học mặc dù họ rất vinh dự với tước hiệu ấy – rất hay liên tưởng ý tưởng vật chất với những tính chất là mật độ, có thể nhìn thấy được và có thể sờ mó được. Nhưng điều này không dễ biện minh. Không khí mà ta thở thì mắt không thấy được, thế nhưng vật chất – tương đương của nó là khí oxy, khí hydro, khí ni tơ và axit carbonic, mỗi thứ đều bao gồm các nguyên tử có thể cân đo được và dùng phép phân tích để chứng minh được. Ngoại trừ trong những tình huống chuẩn bị sẵn, còn thì điện không thể nhìn thấy được thế nhưng nó vẫn là vật chất. Chưa ai đã nhìn thấy chất Ether Vũ trụ của khoa học, thế nhưng nó là vật chất ở trạng thái cực kỳ tế vi. Ta hãy xét ví dụ quen thuộc là các dạng nước và thử xem chúng nhanh chóng leo lên các nấc thang tế vi cho tới khi chúng thoát khỏi tầm nắm bắt của khoa học: nước đá cứng như đá, nước đá chảy ra thành nước, hơi nước ngưng tụ lại, hơi nước hóa nhiệt và không thể nhìn thấy được, điện, và rồi nó vượt ra khỏi thế giới hậu quả để nhập vào thế giới nguyên nhân.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO   NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:11 am


Vậy thì khi đã có sẵn lời cảnh báo này, xin các bạn trẻ đầu óc còn quá nóng nảy thuộc trường Đại học Madras đừng có cãi lại tôi khi tôi bảo rằng triết lý của Ấn Độ về con người thích hợp với những đường lối của khoa học hiện đại, khít khao hơn triết lý của Ki Tô hữu siêu tự nhiên hoặc của nhà khoa học duy vật. Ta đã thấy cũng như các dạng lần lượt của nước leo lên tới tận thế giới vô hình; cũng vậy, ở đây Triết lý Bí truyền của Ấn Độ giáo cung cấp cho ta một loạt phân bậc những sự bố trí phân tử trong cơ cấu tổ chức của con người; ở đầu bên này là khối cụ thể xác phàm, còn ở đầu bên kia là điều tinh vi cuối cùng tên là Ātmā, tức Tinh thần. “Nhưng làm thế nào mà tất cả những điều này lại tồn tại cùng nhau trong một tổ hợp duy nhất; phải chăng con người giống như một cái tổ gồm những chiếc hộp hoặc những chiếc giỏ lồng vào nhau, hay là ông ngụ ý muốn nói rằng có một điều phi lý về khoa học khi hai sự vật có thể chiếm cùng một không gian trong cùng một lúc?” Đây là một thắc mắc bên lề phát sinh từ thắc mắc chính yếu, nhưng chúng ta phải xử trí nó trước.
Vậy thì tôi xin nói theo như người ta giải thích cho tôi biết thì mỗi một trong nhiều tập hợp nguyên tử hợp thành bảy bộ phận của con người đều chiếm chỗ trong khoảng không gian xen kẽ giữa hai tập hợp nguyên tử thô trược kế tiếp nhau. Chúng được tập trung xét về nhiều loại năng lượng ở trong cái mà người Ấn Độ gọi là Shadadharams, tức trung tâm sinh lực mà đỉnh cao là Sahasrāram nơi Ātmā ngự. Điểm tối cao này ở trên đỉnh đầu, những điểm khác ở chót xương sống, bụng dưới, rún, tim, cuống họng và trung tâm xoang trán. Vậy thì các nguyên tử Buddhi thấm nhuần khoảng xen kẽ của Manas; các nguyên tử Manas thấm nhuần khoảng xen kẽ của Kāmarūpa; các nguyên tử của Kāmarūpa thấm nhuần khoảng xen kẽ của Jīva; các nguyên tử của Jīva thấm nhuần khoảng xen kẽ của xác phàm (Stūlasarīra). Và vì mỗi lớp thô hơn đều chứa đựng các hạt của mọi nguyên khí tinh vi hơn cho nên xác phàm là cái vỏ thô nhất mà nhiều bộ phận của con người phức hợp được chứa đựng trong đó. Thấm nhuần và cấp năng lượng cho tất cả chính là Ātmā, tức cái năng lượng tối hậu không ai hiểu nổi khi chỉ dùng các giác quan của xác phàm; Brahman có mô tả cho con người về Ātmā trong Māndūkya Upanishat bằng cách nói rằng: “Con không phải là cái này, không phải là cái kia, cũng chẳng phải là cái thứ ba, cũng chẳng phải là bất cứ điều gì mà tâm trí có thể lĩnh hội được nhờ vào các nhận thức của thể xác. Thi sĩ bình dân Telugu đã miêu tả hay ho và bóng bẫy ý tưởng này trong bài thơ Sītārāma Añjaniyam (vật chất vũ trụ) trong đó Sītā – bản thân bà là nhân cách hóa của Prakriti – được các con gái và vợ của các Rishis yêu cầu chỉ rõ chồng mình, nhưng vì khiêm tốn nên bà không chỉ ra. Bấy giờ các phụ nữ lần lượt chỉ một số người đàn ông khác nhau, mỗi lần chỉ lại hỏi: “Đây có phải là chồng bà không?” Bà trả lời không, nhưng khi họ chỉ tới Rāma thì bà im lặng vì thậm chí bà không thể nói tới vị chúa tể của lòng mình trước mặt những kẻ xa lạ. Do đó thi sĩ muốn ta hiểu rằng trong khi ta có thể tha hồ nói Ātmā không phải là gì, thì khi bắt buộc phải nói xem Ātmā là cái gì, ta ắt phải im lặng vì lời lẽ không có khả năng diễn tả được ý tưởng cao siêu.
Bây giờ ta đã chuẩn bị sẵn sàng để trả lời hai thắc mắc mà nhà phê bình tưởng tượng nêu ra. Khi được phóng ra một cách hữu thức vượt ngoài tầm thể xác nhờ vào năng lượng phát triển của một Điểm đạo đồ về Khoa học Huyền bí, Kāmarūpa chứa trong nó mọi Manas và Buddhi (kể cả Chittham và Ahankāram – ngã chấp) tức là Trí tuệ và Trí huệ Tâm linh. Điểm đạo đồ rời bỏ cái vỏ phàm tục của mình – bỏ lại Jīva và Lingasarīra trong đó và nhất thời sống, suy nghĩ và hành động trong cái Song trùng thể này của bản thân. Trạng huống nguyên tử của nó ít thô trược hơn trạng huống của xác phàm cho nên nó có quyền năng cao về mặt di chuyển và nhận thức. Các hàng rào vốn ngăn cản được cơ thể - chẳng hạn như các bức vách của một căn phòng – không thể chặn đứng được nó vì các hạt của nó có thể đi xuyên qua các kẽ vật chất thô trược hợp thành bức vách. Chính trong thế giới nội tâm mà nó có thể đi du hành qua không gian giống như tư tưởng vốn bản thân là một dạng năng lượng. Hoặc nếu muốn thì Điểm đạo đồ có thể chỉ cần phóng ra một hình ảnh vô trí của bản thân khiến cho nó xuất hiện ở nơi mà mình có thể tập trung tư tưởng của mình. Tùy theo Điểm đạo đồ muốn mà hình ành ấy chẳng qua chỉ là một hình ảnh hão huyền hay là chính bản ngã của mình; nó có thể chỉ là vật chất không thôi hoặc là vật chất cộng với bản thân y.
Khi chúng tôi tường thuật về bản chất trung gian của một người xét theo khoa học thì tôi đã chứng tỏ rằng chúng ta có thể làm như vậy qua việc tập hợp các chứng cớ và bằng cách quan sát cá nhân. Chúng tôi có thể nói thêm rằng ta có thể có thêm bằng chứng nữa bằng những phương pháp tốt hơn và bảo đảm hơn hết đó là việc bản thân ta hãy trải qua một khóa tự rèn luyện cần thiết để có thể phóng chiếu được Song trùng thể của chính mình. Đó là vì đây không phải là khoa học đặc quyền dành cho một vài cá nhân được ưu đải mà là một khoa học chân chính dựa trên định luật thiên nhiên và bên trong tầm với của bất cứ người nào có đủ điều kiện. Người nông dân thấp hèn nhất cũng có thể vén được bức màn bí mật như vị quân vương kiêu hảnh nhất hay là vị tu sĩ có địa vị tôn quí nhất.
Nhưng người ta thường thắc mắc: tại sao những bí mật này lại không được công khai đối với thế giới cũng thoải mái như các chi tiết trong hóa học hoặc bất cứ ngành tri thức nào khác? Đối với một kẻ lý luận hời hợt thì cũng tự nhiên thôi khi thắc mắc như vậy, nhưng đây không phải là một thắc mắc lành mạnh. Sự khác nhau giữa khoa học tâm linh và khoa học vật lý cốt ở chỗ ta chỉ có thể học được khoa học tâm linh bằng cách tự triển khai các thần thông. Không một giáo sư đại học nào có thể triển khai chúng giúp bạn cũng như bất kỳ người bạn, thân bằng quyến thuộc nào khác; bạn phải tự triển khai chúng cho bản thân. Liệu có một người nào khác lại có thể học giúp bạn môn âm nhạc, tiếng Bắc phạn, hoặc hội họa hoặc điêu khắc hay chăng? Liệu có một người nào khác có thể ăn, ngủ hoặc cảm thấy ấm cúng hay lạnh lẽo, hoặc tiêu hóa hoặc thở hít giúp bạn hay chăng? Thế thì tại sao bạn lại trông mong y học tâm lý dùm bạn? Cho dù bạn có trông mong điều ấy đến đâu đi chăng nữa thì dù sao y cũng không thể làm được điều đó và đấy là câu trả lời tối hậu cho mọi kẻ thắc mắc như thế. Ta cũng không hoàn toàn chắc chắn được rằng cho dù bạn cố gắng nhiều như vậy, chưa chắc gì bạn đã triển khai được những quyền năng này cho bản thân. Liệu mỗi người đều có hay chăng năng khiếu về ngôn ngữ, âm nhạc, thi ca, khoa học hoặc triết học? Bạn biết rằng mỗi bộ môn này đều đòi hỏi một vài năng khiếu minh bạch nào đó và nếu bạn không có năng khiếu thì bạn không bao giờ trở thành một nhạc sĩ, thi sĩ, khoa học gia hoặc triết gia được. Các ngành khoa học vật lý rất khó lĩnh hội ngay cả khi bạn có năng khiếu tự nhiên, nhưng khoa học tâm linh còn khó hơn khoa học vật lý – tôi hầu như có thể nói rằng khó hơn mọi khoa học vật lý tổ hợp lại. Chính vì thế mà người ta đã mô tả Chơn sư là “tinh hoa hiếm hoi của một thế hệ những người tìm hiểu” (quyển Thế giới Huyền bí của ông Sinnett trang 101) và mọi thế hệ Sādhu chân chính đều được tôn vinh là một bậc siêu nhân. Người ta chỉ áp dụng từ ngữ này cho ngài theo nghĩa ngài đã vượt trên những nhược điểm, thành kiến và vô minh của đồng loại.
Người ta thật là vô minh và mù quáng trước kinh nghiệm của loài người khi thường xuyên yêu cầu chúng tôi, những Sáng lập viên Thông Thiên Học, hãy biến các hội viên thành những bậc cao đồ. Chúng tôi phải chỉ ra con đường tắt dẫn lên đỉnh Hi mã lạp sơn, những đường đèo độc đạo dẫn tới các đạo viện trên đồi Nilghiris. Thiên hạ không sẵn lòng làm việc và chịu khó để thu lượm kiến thức giống như tất cả những người đã có được kiến thức từ trước đến nay mà họ chỉ muốn leo lên một cái toa xe hạng nhất để được thẳng tới đằng sau Bức màn che bí mật Nữ thần Isis. Họ tưởng rằng Hội chúng ta đã phát minh ra một loại Câu lạc bộ Phép lạ hay Trường học Pháp thuật trong đó chỉ cần tốn 10 rupi là người ta có thể trở thành một Chơn sư từ khi tắm buổi sáng cho đến lúc dùng bữa buổi chiều tối! Những người như thế hoàn toàn quên mất lời thệ nguyện trong hai mục tiêu chính của Hội: tạo nên một hạt nhân Huynh đệ Đại đồng để nghiên cứu chân lý và xúc tiến tình cảm tử tế giữa người với người; cũng như xúc tiến việc nghiên cứu tôn giáo cổ truyền, triết học và khoa học. Họ không chịu đánh giá cao cái bộ phận thuần túy vị tha này trong công trình của Hội, họ dường như cũng chẳng nghĩ rằng đó là một điều cao quí và đáng công lao nhất khi phải vất vả vì hạnh phúc và sự thức tỉnh của loài người. Họ có một óc tò mò khôn nguôi muốn chứng kiến những phép lạ và trong nhiều trường hợp họ chẳng chịu khảo cứu về những động cơ thúc đẩy ẩn tàng của minh triết mà chỉ ngồi một chỗ miệng há hốc ra, lưỡi thè lè thắc mắc xem người ta làm cái mánh lới ấy như thế nào và cái mánh lới tiếp theo sẽ ra sao?
Những đầu óc như thế có gia nhập Hội Thông Thiên Học thì cũng không lợi ích gì và tôi khuyên họ nên ở ngoài Hội. Chúng tôi không muốn những cá nhân tầm phào ích kỷ như thế. Hội chúng tôi vốn làm việc nghiêm túc, cần mẫn, xả thân cho nên chúng tôi chỉ cần những người xứng đáng với tên gọi là người và đáng được chúng tôi tôn trọng. Chúng tôi cần những người mà thắc mắc đầu tiên không phải là “liệu tôi gia nhập Hội thì có lợi ích gì chăng?” Công trình của chúng tôi đòi hỏi người ta phải phụng sự tức là những người chỉ biết thỏa mãn với việc lao động vì thế hệ sắp tới và những thế hệ nối tiếp nữa; những người ấy khi thấy tình trạng tôn giáo trên thế giới thật đáng phàn nàn – thấy các tín ngưỡng cao quí bị đồi bại, thấy các đền thờ, nhà thờ và nơi thờ tự đông nghẹt những kẻ đạo đức giả và kẻ nhạo báng – thì họ cháy bỏng một ham muốn đốt lên trở lại ngọn lửa tâm linh và đạo đức trên bàn thờ đã bị ô uế, để đưa tri thức của các bậc Thánh hiền tới trong tầm tay của một thế giới nặng trĩu tội lỗi. Chúng tôi cần những người Ấn Độ yêu thương nước Ấn với một tình cảm thuần khiết đến nỗi họ coi việc phụng sự và đau khổ vì ích lợi của nước Ấn Độ là một niềm vui và một sự vinh dự vô giá. Chúng tôi cần những người nhất thời có thể dẹp qua một bên những hận thù ấu trĩ về chủng tộc, về tín ngưỡng và giai cấp cũng như đã dẹp qua một bên tấm vải bị lấm lem hoặc một chiếc áo bị sờn rách; với một tấm lòng yêu thương và một lương tâm trong sạch, họ sẵn sàng chung tay với mọi người khác – dù cho người ta là da đen hay da trắng, da đỏ hay da vàng, người nô lệ hay người tự do – có con tim hòa nhịp với tình yêu thương nước Ấn Độ cùng với những đàn con trẻ rải rác khắp thế giới thuộc nhiều chủng tộc. Chúng tôi hoan nghênh nhất là những người sẵn lòng chà đạp lên lòng ích kỷ của mình khi nó xung đột với lợi ích chung. Chúng tôi hoan nghênh nhà nghiên cứu khoa học thông minh có những quan niệm rộng rãi về đề tài của mình đến mức y thấy hoàn toàn là quan trọng cần phải giải quyết được bí mật về Thần lực cũng như biết được các tổ hợp nguyên tử của Vật chất và khi cảm thấy điều đó y không sợ và cũng chẳng xấu hổ khi tôn làm thầy bất cứ ai có đủ tài năng cho dù người ấy thuộc sắc da nào đi chăng nữa.
Bây giờ ta hãy xúc tiến thêm một bước lập luận khoa học của mình. Xét vì ta đã chứng minh được sự tồn tại của Song trùng thể cũng như việc nó phóng chiếu ra bằng cách nào? Dĩ nhiên là phải tốn năng lượng. Năng lượng ấy là sinh lực do ý chí phát động. Khả năng tập trung ý chí vì mục đích này là một năng lực có thể tự nhiên hoặc thụ đắc. Có một số người tự nhiên có năng khiếu mạnh đến nỗi họ thường phóng Song trùng thể của mình đi ra nơi xa, khiến chúng hiện hình ra thấy được mặc dù họ chưa một ngày nghiên cứu về khoa tâm lý; tôi có biết cả người nam lẫn người nữ thuộc loại này. Nhưng đây là một quyền năng không thông dụng và chẳng phải lúc nào cũng có thể vận dụng được ngoại trừ khi ta đã thật sự thông thạo về khoa học tâm lý. Tác dụng của bộ óc qua việc máy móc triển khai dòng lực ý chí đã được Bain và Maudsley trình bày ít nhiều tỉ mỉ, còn trong tác phẩm Vũ trụ Vô hình, giáo sư Tait và Balfour Stewart đã truy nguyên cho ta thấy tác dụng năng động của sự tiến hóa tư tưởng trong chất Ether mà người Ấn Độ gọi là Ākāsa hằng ngàn năm nay. Họ đã đi xa đến mức bảo rằng có thể nghĩ tới một mệnh đề theo đó sự tiến hóa của tư tưởng chỉ trong bộ óc của một người thôi cũng ảnh hưởng năng động tới một hành tinh ở xa. Nói cách khác, khi tư tưởng triển khai ra thì nó lập nên một rung động của các hạt chất ether và chuyển động này ắt phải tiếp tục vô hạn. Thế mà đạo sĩ yoga triển khai được một dòng như vậy, xoay chuyển nó vào chính mình thành ra một lực tập trung; tiếp tục quá trình này cho đến khi quyền năng ấy đủ mạnh để trục xuất Song trùng thể ra khỏi cái khung thể xác rồi phóng chiếu nó đi tới nơi đâu mà mình muốn. Như vậy ta đã chứng tỏ được sự thật về Ảo thân, việc nó có thể tồn tại bên ngoài cơ thể và năng lượng khiến nó phóng chiếu ra. Tôi không thể đi sâu vào chi tiết để triển khai lập luận này vì tôi chỉ có thể giữ chân bạn một tiếng đồng hồ trong thời tiết nhiệt đới nóng nực này. Nhưng ít ra tôi tin rằng mình đã chứng tỏ cho các bạn điều vốn chỉ dựa vào các nguyên tắc khoa học chứ không cần tới sự mê say của những kẻ ủng hộ thuyết siêu tự nhiên.
Và bây giờ liệu cái Song trùng thể này nó chẳng có gì khác hơn là cái thường được gọi là “Linh hồn” – có bất tử chăng? Không đâu, nó không bất tử. Vì nó là một khối tập hợp vật chất cho nên cuối cùng nó phải tuân theo luật tản mác, sớm muộn gì cũng phân rã và làm chia lìa vũ trụ ngoại giới bất cứ thứ gì mang tính vật chất. Đó là định luật của các hình tướng thuộc hành tinh cũng như các hình tướng nhỏ bé hơn. Vì mọi thứ mang tính vật chất trong một ngôi sao chủ yếu là được ngưng tụ từ các nguyên tử lỏng lẻo trong không gian, cho nên cũng giống như vậy đối với vật liệu của cơ thể con người cho dù nó là thô trược hay tinh vi thì nó chủ yếu là cũng được ngưng tụ từ các nguyên tử hỗn loạn trong chất Ākāsa. Và chúng phải trở về tình trạng phân tán này bất cứ khi nào lực hướng tâm hút chúng vào trong cốt lõi của con người không còn chống lại lực ly tâm do các nguyên tử trong không gian hút chúng ra. Điều này đưa ta tới thẳng vấn đề sự liên tục tồn tại sau khi thể xác chết. Đây là điều chia rẽ giữa các tôn giáo trên thế giới. Phái nhị nguyên khẳng định rằng linh hồn lên thiên đường hoặc xuống địa ngục để được ân thưởng hoặc chịu phạt đời đời tùy theo hành vi mà nó thực hiện khi còn ở trong thể xác. Mặc dù họ không gọi đích danh như thế, song đúng là họ dạy thuyết công và tội. Đó là vì ngay cả các nhà thần học cực kỳ phản khoa học cũng khẳng định rằng một Đấng thiêng liêng thưởng phạt đã tiền định trước một số người sẽ được cứu chuộc còn một số người bị đày đọa; những nhà thần học ấy cũng cho ta biết rằng cái công tín ngưỡng trong một hệ thống đạo đức và giới luật nào đó để được chia xẻ cái công gánh tội dùm của người khác, là những điều kiện tiên quyết cho sự cực lạc trong tương lai. Vì vậy ta có thể giả định rằng cái công tức Nghiệp Quả ấy là hòn đá tảng của Tôn giáo. Đây là một mệnh đề vừa hợp lý vừa hợp khoa học vì tư tưởng, lời nói và hành vi của một người là biết bao nhiêu nguyên nhân ắt phải thể hiện ra thành các hậu quả tương ứng, những nguyên nhân thiện chỉ có thể tạo ra các hậu quả thiện, những nguyên nhân ác chỉ có thể tạo ra các hậu quả ác trừ phi chúng bị hóa giải bởi những nguyên nhân mạnh hơn mang tính thiện.
Tôi không cần đi vào việc phân tích siêu hình thế nào là thiện thế nào là ác. Ta có thể lướt qua điều ấy dựa vào định đề đơn giản là bất cứ điều gì mang tính chất làm con người đồi bại, thúc đẩy sự bất công khốn khổ, đau khổ, vô minh và thú tính trong xã hội đều cốt yếu là ác; điều gì có khuynh hướng ngược lại là thiện. Tôi ắt gọi một tôn giáo là tồi nếu nó dạy rằng cứ làm điều ác đi rồi sẽ gặt quả thiện vì điều thiện chẳng bao giờ bắt nguồn từ điều ác; cây ác không sinh ra trái thiện. Một tôn giáo chỉ được tuyên truyền bằng cách chỉa gươm hoặc bằng cách đưa thánh tử vì đạo lên giàn hỏa thiêu hoặc bằng cách dùng những dụng cụ tra tấn, hoặc bằng cách hủy hoại xứ sở, bắt nhân dân làm nô lệ; hoặc bằng những chiến lược quỉ quyệt dụ dỗ người lớn trẻ con dốt nát lìa bỏ gia đình, giai cấp và tín ngưỡng của cha ông; tôn giáo ấy là một tôn giáo hèn hạ mang tính ma quỉ, kẻ thù của sự thật, hủy diệt hạnh phúc xã hội. Nếu tôn giáo không dựa vào lời nói dối thì ta có thể chứng minh được sự thật và nó có thể đứng vững như ngọn núi đá chống lại mọi đợt công kích của kẻ đa nghi. Một tôn giáo chân chính không hành động ám muội như một kẻ phong cùi trần truồng che giấu vết lở loét của mình khi một kẻ phê bình bạo dạn quét mắt tìm thấy và yêu cầu xuất trình giấy chứng minh. Nếu tôi đứng đây để bênh vực cho điều thiện trong Ấn Độ giáo thì đó là vì tôi tin chắc rằng điều thiện vốn tồn tại và cho dù một số người có thể nghĩ những điều quá lố rối rắm của nó về phong tục, huyền thoại và mê tín dị đoan là hoang đường và thậm chí ấu trĩ đến đâu đi nữa thì bên dưới những điều đó vẫn có một hòn đá tảng sự thật, sự thật khoa học. Trên hòn đá tảng ấy nó có định mệnh vươn cao trải qua vô số thế hệ vị lai, cũng như nó đã từng đứng sừng sững trải qua vô số thế hệ rao giảng cái Tín ngưỡng từ thời xa xưa khi các bậc Thánh hiền từ trên đỉnh cao Hi mã lạp sơn chiếu ánh sáng sự thật tâm linh chói lọi lên một thế giới vô minh và hắc ám.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO   NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:12 am

Thật là hợp lý khi bạn muốn hỏi tôi rằng liệu những người trong quí vị phải làm thế nào khi bản thân quí vị không có năng khiếu thoát ra khỏi cái bức màn che thể xác vốn gây ra hão huyền để có được một nhận thức thực sự mật thiết về sự thật “Thiêng liêng” trải qua các giác quan tâm linh đã phát triển. Vì bản thân chúng tôi đã chứng tỏ rằng không phải ai ai cũng có thể là Cao đồ được, cho nên liệu chúng tôi mang lại niềm an ủi nào cho những người khác? Điều này khiến ta cần nhất thời để mắt tới thuyết tái sinh. Nếu cái quãng nhỏ cuộc đời này mà giờ đây chúng ta đang trải qua là toàn bộ kiếp sinh tồn của con người; nếu bạn và tôi chưa bao giờ sống trước khi và sẽ chẳng bao giờ sống trở lại thì ắt chẳng có một tia hi vọng để hiến cho bất cứ tâm trí nào không thể tự tử về mặt trí thức vì mù quáng tin tưởng. Giáo lý về việc gánh tội thay cho người khác không chỉ là không thể quan niệm nổi mà còn là hoàn toàn ghê tởm đối với kẻ nào có một quan niệm rộng lớn hơn và hợp khoa học hơn về nguồn gốc và số phận của con người so với quan niệm của các nhà nhị nguyên. Một quan niệm với những nhận thức tôn giáo dựa trên trực giác cho rằng nhân và quả vốn tương đồng, có một Định luật toàn bích và ngự trị tương ứng khắp cả vũ trụ; bên dưới bất kỳ quan niệm hợp lý nào về tính vĩnh hằng ắt luôn luôn có cùng một thần lực đang hoạt động cũng như hiện nay – người nào có quan niệm như vậy ắt gạt phắt đi cái lời quả quyết rằng giây phút sống hữu tình ngắn ngủi này của ta là kiếp sống duy nhất.
Khoa học đã truy nguyên chúng ta qua một chuỗi kiếp sinh tồn dài không thể tưởng tượng nổi – trong các giới nhân loại, động vật, thực vật và khoáng vật – tới tận cái nôi của sự sống hữu tình vị lai, tức chất Ether trong không gian. Thế thì liệu một nhà khoa học có dám cả gan quả quyết rằng bạn và tôi (vốn tiêu biểu cho một trình độ tiến hóa tương đối cao) đã đạt được mức này mà trước đó không phát triển qua các kiếp sống khác hoặc là trên trái đất này hoặc là trên các hành tinh khác? Và nếu y không dám thì y phải tuân theo những qui luật của chính y về việc bảo toàn và tương quan năng lượng, y phải suy ra từ trọn cả sự tương tự trong thiên nhiên cho rằng vượt ngoài kiếp sống này còn có một kiếp sống khác dành cho chúng ta. Lực làm cho chúng ta tiến hóa không thể bị tiêu phí đi, nó phải tiếp tục đường lối rung động của mình cho đến khi đạt mức giới hạn. Và tín đồ Ấn giáo cũng như Phật giáo, các Cao đồ Kỳ na giáo và Bái Hỏa giáo đều định nghĩa cái giới hạn ấy là một thế giới trừu tượng vượt ngoài tầm thế giới hiện tượng hão huyền và đau khổ. Cho dù họ gọi nó là gì đi chăng nữa – là Mukti hoặc Niết Bàn hoặc Ánh Sáng – thì đó cũng là cùng một ý tưởng; đó là hệ quả của Nguyên thể năng lượng vĩnh hằng sau khi đã băng qua một chu kỳ tương quan với vật chất. Bản chất Trung gian nói chung chẳng bao giờ đạt được cái giới hạn tối hậu ấy vì nó mang tính vật chất xét về hình tướng, kích cỡ, màu sắc và các mối quan hệ nguyên tử; do đó nếu ta gọi nó là “phần Hồn” thì ta có thể nói rằng phần Hồn không bất tử bởi vì điều gì mang tính vật chất đều luôn luôn có khuynh hướng trở lại tình trạng nguyên tử sơ thủy. Và khi lập luận theo những tiên đề này, triết gia Ấn giáo dạy rằng điều thoát ra ngoài thế giới hiện tượng chính là Ātmā tức TINH THẦN. Và thế là trong khi xét theo quan điểm Ấn giáo thì thật chính xác khi ta bảo rằng phần Hồn không bất tử, thế nhưng ta cũng phải nói thêm rằng “Tinh thần” là bất tử bởi vì không giống như phần Hồn tức Bản chất Trung gian, Ātmā không chứa đựng các thành tố hữu hoại và có thể bị tiêu diệt mà có bản thể không thay đổi và vĩnh hằng.
Sự lẫn lộn các từ ngữ “phần Hồn” và “Tinh thần” giờ đây thông dụng xiết bao thì lại gây bối rối và có đầy ác ý xét về mức độ này.
Ta không có lập luận nào chống lại thuyết Tái sinh của Á đông, theo đó ta không nhớ được những kiếp trước kia của mình. Ta đã quên hết 95% những diễn biến trong cuộc đời hiện nay của ta. Trí nhớ không thể hiện những mánh khóe ranh ma nhất. Mỗi người trong chúng ta đều có thể nhớ lại một diễn biến tầm phào nào đó trong các diễn biến thuộc trọn một ngày, một tháng hoặc một năm, thuộc các năm thơ ấu nhất của ta, và diễn biến ấy tuyệt nhiên chẳng hề quan trọng và xét theo biểu kiến cũng chẳng được dự tính ghi khắc không thể phai nhòa được lên ký ức nhiều hơn các diễn biến khác. Làm thế nào lại như vậy được? Và nếu việc hoàn toàn quên mất đa số những diễn biến trong đời mình không phải là bằng chứng cho thấy chúng đã không tồn tại một cách hữu thức vào lúc đó, thì việc ta quên mất toàn thể những kinh nghiệm trong các kiếp trước không hề là lập luận chống lại sự kiện có những kiếp trước kia. Tôi cũng chẳng cần phải vội vã nói thêm rằng những lời tự xưng là nhớ được kiếp trước mà trường phái Luân hồi hiện đại khẳng định liệu có phải là bằng chứng đáng tin cậy cho những kiếp đó hay chăng; cũng có thể lắm, tôi không nói đó chỉ là những mánh khóe tưởng tượng, những ảnh tượng trong trí não được gợi nên do những ảnh hưởng ngẫu nhiên ngoại lai. Vấn đề duy nhất đối với chúng ta đó là trong khoa học và khoa luận lý liệu ta có cần nêu định đề cho bản thân mình là có một loạt các kiếp sống ở đâu đó, vào nhiều lúc khác nhau. Và tôi nghĩ rằng ta phải trả lời khẳng định cho câu hỏi này.
Như vậy sau khi đã công nhận có nhiều kiếp sống và trở lại với lập luận của mình, ta thấy rằng ngay cả khi bất cứ người nào trong số chúng ta không có khả năng đạt được quả vị cao đồ trong kiếp này, thì y vẫn còn có khả năng đạt được quả vị ấy trong kiếp tới. Nếu chúng ta khởi sự thì chúng ta ắt tạo ta một nguyên nhân mà sớm muộn gì cũng tỉ lệ với năng lượng nguyên thủy, nguyên nhân ấy sẽ đưa ta tới quả vị cao đồ, cùng với nó là hiểu biết những định luật ẩn tàng về bản thể, cũng như con đường phá vỡ xiềng xích của vật chất để đạt được Giải thoát – Mukti. Và bước đầu tiên để khởi sự là phải tẩy rửa ta khỏi những thói quen ham muốn tai hại, từ bỏ những thành kiến vô lý, những giáo điều và sự thiếu khoan dung, cố gắng phát hiện điều cốt yếu là cơ bản và điều không cơ bản trong tôn giáo mà người ta giảng dạy, sống theo lý tưởng cao nhất về điều thiện, trí huệ và chánh niệm tâm linh mà người ta rút ra từ tôn giáo ấy, cũng như từ trực giác thuộc bản thể của chính mình. Tôi coi người ấy là một kẻ điên rồ đả phá ngẫu tượng khi y làm sụp đổ bất cứ tôn giáo nào – nhất là một trong những tôn giáo cổ truyền trên thế giới – mà không khảo sát nó và tin theo nó về sự thật nội tại. Tôi coi y là một kẻ hiếu danh sốt sắng muốn vá víu một Tín ngưỡng mới xuất phát từ những Tín ngưỡng cũ chỉ với mục đích nổi tiếng trong bàn dân thiên hạ. Tôi coi y là một kẻ nhiệt tình điên loạn khi trông mong biến mọi người sao cho nhìn thấy sự thật cũng giống như chính mình, bởi vì không có hai con người nào thậm chí có thể thấy một cái cây hoặc một lùm cây giống nhau chứ đừng nói chi tới việc lĩnh hội những mệnh đề siêu hình một cách cũng minh bạch như thế. Còn về phần những kẻ nào đi khắp thế giới tuyên truyền cho tín ngưỡng tôn giáo đặc thù của mình mà không có khả năng chứng tỏ nó cao siêu hơn các tín ngưỡng khác lẽ ra nó được thay thế hoặc trả lời dứt khoát những thắc mắc đúng đắn của các nhà phê bình thì họ hoặc là những kẻ mơ mộng đầy hảo ý hoặc là những kẻ điên rồ tự đắc. Nhưng cho dù họ có thể là điên, hiếu danh hoặc đần độn thì nếu họ chân thành, cá nhân họ vẫn có quyền được tôn trọng theo cái mức độ chân thành mà họ luôn luôn biểu lộ. Trừ phi toàn thể thế giới sẵn sàng chấp nhận một thủ lãnh duy nhất không thể sai lầm và mù quáng chọn theo một tín điều duy nhất thì chỉ có một qui tắc khôn ngoan duy nhất bao giờ cũng phải được khoan dung đối với đồng loại của mình; đó là bản thân chúng ta luôn luôn có óc phán đoán què quặt và chẳng bao giờ được hoàn toàn tự do. Đó là chính sách và nền tảng đã được công khai tuyên bố của Hội Thông Thiên Học mà bạn có thể thấy được qua việc đọc quyển sách nhỏ bao hàm Điều lệ và Qui tắc của nó. Nền tảng đó là khoan dung lẫn cho nhau và tình huynh đệ đại đồng.
Bạn ắt bảo rằng phải có những giai đoạn sơ cấp đưa tới quả vị cao đồ, do đó khoa học hiện đại đã nêu ra một số giai đoạn sơ cấp ấy. Tôi xin nói với bạn rằng tâm lý học là khoa học khó khăn nhất mà ta đi sâu được tới tận đáy của nó, thế nhưng việc khảo cứu của Tây phương đã dẹp sạch được nhiều chướng ngại trên con đường ấy. Cho đến nay thuật thôi miên mesmer là ngành nghiên cứu cần thiết nhất mà ta phải tiếp thu trước tiên. Nó cung cấp cho bạn (1) bằng chứng về việc tâm trí có thể tách rời khỏi sự tồn tại hữu thức trên cõi trần, một đối tượng bị thôi miên mesmer có thể phô bày một ý thức trí tuệ hoạt động và óc phân biện trong khi cơ thể y chẳng những yên ngủ mà còn chìm sâu trong một sự xuất thần đến nỗi giống như một cái xác đang hấp hối hơn là một con người còn sống; (2) nó cung cấp cho bạn bằng chứng về việc có thể thật sự truyền tư tưởng từ một tâm trí này sang một tâm trí khác; không cần thốt ra một lời hoặc đưa ra một dấu hiệu có thể nhận thức được, nhà thao tác mesmer có thể truyền cho đối tượng tư tưởng ở trong tâm trí mình; (3) nó dễ dàng chứng tỏ thực tại về một quyền năng nghe các âm thanh và thấy những sự vật diễn ra ở khoảng cách xa, liên lạc tư tưởng với những người ở xa, nhìn xuyên qua tường, nhìn xuống tận lòng đất, nhìn xuống đáy biển sâu thẳm và nhìn xuyên qua mọi chướng ngại khác đối với mắt phàm; (4) có khả năng nhìn vào cơ thể con người, dò tìm vị trí và nguyên nhân bệnh tật, kê đơn thuốc thích hợp cũng như có khả năng truyền sức khỏe và phục hồi sức sống tâm trí và thể lực bằng cách đặt tay của nhà thôi miên mesmer lên trên đối tượng hoặc y truyền sinh lực tráng kiện của mình vào một ly nước để cho bệnh nhân uống hoặc truyền vào quần áo để cho bệnh nhân mặc; (5) có khả năng thấy được quá khứ và thậm chí dự báo được tương lai. Khoa học Thôi miên Mesmer khiến cho một người – không phải là bậc Cao đồ về tâm lý học Á đông cao cấp – có thể chứng minh hoàn toàn cho bản thân và cho người khác khả năng đạt được những điều này và còn nhiều điều khác nữa. Tôi nói như vậy dựa vào thẩm quyền của một Ủy ban thuộc Hàn lâm viện Pháp. Thế rồi ngoài khoa Thôi miên Mesmer ra còn có những ngành vô cùng quan trọng như thuật Trắc tâm, thuật vân dụng Od, thuật Đồng cốt và những thuật khác hầu như ít được nhắc tới vượt ngoài tầm bài thuyết trình hiện nay của tôi. Mỗi một và tất cả thuật này đều giúp cho người tìm hiểu đạt được minh triết “Thiêng liêng” để có một quan niệm thông minh và hợp khoa học về các định luật của “cái Điều gì đó Vĩnh hằng” (theo cách gọi của Herbert Spencer) mà bạn có thể gọi là Thượng Đế hoặc bất cứ hồng danh nào mà bạn thích. Dù bạn chọn cho nó hồng danh nào thì kiến thức về nó cũng là mục tiêu cao nhất dành cho tư tưởng con người và việc đạt được tình trạng hài hòa với nó chính là hoài bão cao siêu nhất, cần thiết nhất và là bước đầu của một con người thông tuệ. Nói tóm lại thì việc theo đuổi kiến thức này chính là THÔNG THIÊN HỌC (Minh triết Thiêng Liêng) và phương pháp khảo cứu chính đáng cấu thành Khoa học Thông Thiên Học.
Và thế là chỉ cần một câu phát biểu tôi cũng giải đáp được cả ngàn thắc mắc xem Thông Thiên Học là gì và đâu là mục tiêu của việc khảo cứu Thông Thiên Học. Mãi cho đến lúc này, hầu hết quí vị cũng như đại đa số người Ấn Độ đều tưởng tượng cho rằng chúng tôi đến để rao giảng một tôn giáo mới nào đó, để tuyên truyền một sự hoang tưởng mới mẻ nào đó, để dựng nên một “Giáo hệ Mới mẻ” nào đó. Giờ đây bạn thấy mình đi xa sự thật đến đâu và dân gian nói chung đã đối xử bất công với chúng tôi như thế nào. Thay vì rao giảng một tôn giáo mới, chúng tôi chỉ rao giảng những điều khẳng định cao siêu của các tôn giáo xưa nhất trên thế giới để cho thế hệ hiện nay tin tưởng được. Chúng tôi không hiến ra điều đó qua những bản ngã vô minh tồi tàn của mình bởi nó làm sao có thể tiếp dẫn quí vị và hướng đạo quí vị, nhưng chính các đấng Thánh hiền khả kính thuộc thời cổ sơ mới làm được điều đó. Chúng tôi không yêu cầu quí vị trung thành với một người Mỹ hoặc một người Nga mà là trung thành với một triết lý Ấn Độ xa xưa. Chúng tôi đến không phải để kéo đổ hoặc hủy hoại mà để xây dựng lại cái cơ cấu dẻo dai của tôn giáo Á đông. Chúng tôi yêu cầu quí vị giúp chúng tôi dựng nó lên trở lại không phải dựa trên bãi cát trôi ưa phản bội của đức tin mù quáng mà dựa trên nền tảng vững như đá của sự thật, rồi dùng xi măng gắn những viên đá rời rạc của nó dính cứng vào chất xi măng kết dính của Khoa học Hiện đại. Ấn độ giáo đích thực chẳng có gì phải sợ công trình khảo cứu của Khoa học. Cho dù những thế hệ trước kia có thể đã truyền thừa cho quí vị bất cứ điều gì sai trái thì chúng tôi cũng sẵn sàng bỏ qua, và khi đã đến lúc cho chúng tôi nhìn xuyên suốt qua những điều hão huyền hiện nay thì chúng tôi ắt hoan hỉ làm như thế. “Thế giới không thể xây dựng được trong một ngày” và chúng tôi đâu phải là kẻ dốt nát hăng hái mơ tới việc có thể dò ra được và phá tan những sai lầm thâm căn cố đế chỉ nội trong một ngày, một năm hoặc một thế hệ. Ta chỉ cần bao giờ cũng muốn biết sự thật, sẵn lòng lên tiếng vì sự thật, hành động vì sự thật và nếu cần thì chết vì sự thật khi chúng ta đã khám phá ra nó.
Thiên hạ thường thắc mắc theo tôn giáo chúng tôi thì làm sao chúng tôi có thể liên giao bình đẳng và thân hữu với những người thuộc Tín ngưỡng đối nghịch. Tôi xin trả lời rằng việc cá nhân chúng tôi ưa thích tôn giáo trên thế giới này hơn tôn giáo khác chẳng liên quan gì tới vấn đề nói chung là Thông Thiên Học (Minh triết Thiêng liêng). Chúng tôi ủng hộ Thông Thiên Học là phương pháp duy nhất giúp cho người ta phát hiện được cái Điều gì đó Vĩnh hằng mà không yêu cầu những người có tín ngưỡng khác hơn chúng tôi phải theo tín ngưỡng của chúng tôi và bỏ đi tín ngưỡng của chính họ. Hai Sáng lập viên chúng tôi đều rao giảng một tôn giáo khoan dung, nhân từ, tử tế, vị tha, bác ái; tôn giáo ấy không bới móc những điều xấu xa trong tín ngưỡng của người lân cận mà chỉ mưu tìm những gì tốt đẹp khiến cho y sống trọn với bộ luật đạo đức và sùng đạo nhất mà y có thể tìm được. Tóm lại, chúng tôi rao giảng cái tôn giáo được thể hiện qua Qui tắc Vàng của Khổng tử, của Phật Thích Ca và của các bậc giáo chủ thuộc hầu hết mọi tôn giáo lớn; điều đó được bảo tồn để cho hậu thế hâm mộ và kính ngưỡng trong Chiếu chỉ của Đức Vua A Dục ghi trên những phiến đá đơn lẻ và những phiến đá ở Hindustan. Nếu tuân theo tín ngưỡng đơn giản này thì chúng tôi chẳng khó khăn gì khi sống hoàn toàn hài hòa với kẻ tuân theo bất kỳ tín ngưỡng nào gặp gỡ chúng tôi trong tinh thần hỗ tương. Nếu chúng tôi có đấu tranh với những kẻ tự xưng là Ki Tô hữu thì đó chỉ là vì họ đã phản bội lại giáo huấn của Đấng mà họ tự cho là mình gọi bằng Thầy, và họ đã dùng đủ mọi mánh khóe hèn hạ và không xứng đáng để ra sức chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của chúng tôi. Chính họ đã chiến đấu chống lại chúng tôi vì chúng tôi đã bảo vệ Ấn Độ giáo và các tôn giáo Á đông khác, chúng tôi không chiến đấu chống lại họ. Nếu họ thực hành các huấn điều của chính mình thì chúng tôi chẳng bao giờ lên tiếng hoặc dùng ngòi bút để chống lại họ vì lúc bấy giờ họ ắt tôn trọng tình cảm tôn giáo của người Ấn giáo, Bái Hỏa giáo, Kỳ na giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo, và đến lượt họ cũng xứng đáng được chúng tôi tôn trọng. Nhưng họ bắt đầu bằng cách vu khống thay vì lập luận và tôi e rằng vu khống sẽ là vũ khí được ưu ái nhất để dẫn tới một kết cuộc cay đắng. So sánh với cách ứng xử khiếm nhã của người đồng hương ưa cãi vã vốn đã diễn thuyết ở đây vào ngày hôm trước, tố cáo kinh Phệ đà là sự ghê tởm, dơ dáy, còn các nhà Thông Thiên Học là những kẻ phiêu lưu không đáng tôn trọng thì cách cư xử của vị luật sư Hồi giáo mới cao quí và dịu dàng làm sao khi ông bảo vệ cho Raymond Lully trước một tòa án Hồi giáo có khuynh hướng phạt Lully vì ra sức tuyên truyền cho tôn giáo mình ở xứ sở này. “Hỡi tín đồ Hồi giáo, nếu quí vị nghĩ một người Hồi giáo đã hành động lập được công trạng khi ra sức rao giảng Hồi giáo trong đám người ngoại đạo thì tại sao chúng ta lại không thể nhân từ đối với Ki Tô hữu này khi động cơ thúc đẩy của y cũng đồng nhất như thế?” Tôi không thể nhớ tới những lời chính xác nhưng đó là ý nghĩa của nó. Cái tiếng nói Nhân từ dịu dàng thốt ra từ cửa miệng của vị luật sư ấy và những lời lẽ của ông ta là tiếng vọng của Tinh thần sự thật.
Vậy thì hỡi những người nam phụ lão ấu ở Madras, nếu quí vị tự xưng là những người yêu nước Ấn Độ thì quí vị hãy biến mình để cho xứng đáng với sự ban phúc của các bậc Thánh hiền, hãy chung lòng chung sức với chúng tôi để tiến hành công trình vĩ đại này. Chúng tôi yêu cầu quí vị không cần phải có danh dự, không cần phải có lợi ích thế tục hoặc cũng chẳng tưởng thưởng cho cá nhân chúng tôi. Chúng tôi chẳng mưu cầu việc dụ quí vị theo chúng tôi; quí vị hãy chọn những nhà lãnh tụ chính đáng trong số những người thanh khiết nhất và minh triết nhất nơi quí vị thì chúng tôi ắt sẽ theo quí vị. Chúng tôi không tự cho mình là bậc thầy của quí vị vì tất cả những điều mà chúng tôi có thể giảng dạy đều là những điều mà chúng tôi học được từ Á đông; Phúc âm mà chúng tôi truyền bá vốn bắt nguồn từ các bậc ẩn sĩ nơi vùng sơn cước của Ấn Độ chứ không bắt nguồn từ các vị giáo sư ở phương Tây. Chúng tôi biện bạch cho Ấn Độ để phục hồi tôn giáo cổ truyền của nó, để minh chứng cho sự vinh quang xưa kia của nó, để duy trì sự vĩ đại của nó về khoa học, nghệ thuật và triết học. Nếu có bất kỳ sự ưu ái ích kỷ nào đối với giáo phái hoặc giai cấp hoặc thành kiến cục bộ cản đường đi thì bạn hãy dẹp nó sang một bên, ít ra cho tới khi bạn làm được một điều gì đó cho xứ sở sinh ra bạn, để cho dòng dõi cao quí của bạn được nổi danh. Trong đám đông người tụ tập này, tôi thấy trên trán của quí vị có vẽ những vạch giáo phái thẳng đứng của phái Nhị nguyên và phái Bất nhị thờ Vishnu cũng như các đường vằn nằm ngang của phái thờ Shiva. Đây là những sự biểu thị bên ngoài của những sự dị biệt tôn giáo thường bộc phát thành những lời lẽ cay đắng và những hành vi cay đắng. Nhưng theo một ý nghĩa khác hơn mắt phàm, tôi thấy có một tập hợp những dấu hiệu giáo phái biểu thị mối nguy hiểm lớn lao hơn cho quốc gia và tính linh của Ấn Độ. Những dấu hiệu này đã in hằn sâu trong trí óc và tâm hồn của một số người – mặc dù may mắn thay không phải là tất cả - trong đám các thanh niên đầy triển vọng nhất, những đứa con ưu tú nhất của mẹ Ấn Độ đang đau buồn, chúng đã gặm nhấm hết cái óc tự hào là họ thuộc về dân Ấn Độ và đã được truyền thừa các tôn giáo này. Đó là những học vị Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cử nhân Văn chương, Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn mà trường Đại học ở đó dành cho quí vị. Sau ba năm giao tiếp với quốc gia Ấn Độ và đồng hóa được với tư tưởng của nó, tôi hầu như cảm thấy rùn mình khi một thanh niên thuộc dòng dõi quí tộc nào đó được giới thiệu với tôi là đã tốt nghiệp Đại học có bằng cấp. Tôi đâu có đánh giá thấp tầm quan trọng của giáo dục Đại học hay sự vinh dự mà người ta đạt được qua việc có một bằng Đại học, nhưng tôi xin bảo rằng nếu người ta chỉ đạt được đặc quyền ấy mà phải hi sinh danh dự quốc gia cũng như trực giác tâm linh thì đó là một lời nguyền rủa đối với kẻ đã tốt nghiệp và một thảm họa cho xứ sở của y. Chẳng thà tôi thấy một người Bairāgee dơ dáy tin theo trực giác của tổ tiên đối với khả năng tâm linh của con người, còn hơn là tôi thấy kẻ tốt nghiệp Đại học ưu tú nhất lại mất hết niềm tin ấy. Chẳng thà tôi kết giao với vị ẩn sĩ trần truồng trong rừng rậm còn hơn là giao tiếp với một người tốt nghiệp Đại học mặc dù chất đầy bằng cấp nhưng do một giáo trình lịch sử và khoa học giả mạo, đã mất hết mọi niềm tin vào bất cứ thứ gì lớn lao trong Vũ trụ hơn hẳn Haekel hoặc Comte hoặc không tin vào bản thân mình có bất cứ quyền năng nào cao siêu hơn khả năng sinh con đẻ cái, tư duy hoặc tiêu hóa. Nếu muốn, bạn có thể gọi tôi là kẻ Bảo thủ; tôi là kẻ Bảo thủ trong chừng mực là chừng nào các giáo sư thời nay có thể chỉ cho tôi thấy một Triết lý không thể công kích được; một Khoa học tự mình chứng minh cho mình nghĩa là mang tính công lý tiên đề; một Khoa Tâm lý học bao quát được mọi hiện tượng tâm linh; một Tôn giáo mới vốn là trọn cả sự thật không hề khiếm khuyết – thì chừng đó tôi mới không tuyên bố rằng điều mà tôi cảm nhận, điều mà tôi biết chính là sự thật, nghĩa là các đấng Thánh hiền đã biết được các bí mật của Thiên nhiên và của Con người; chỉ có một nền tảng chung cho mọi tôn giáo và trên nền tảng ấy đã và đang có sự hài hòa và thân hữu như huynh đệ của các bậc Đạo trưởng và các Điểm đạo đồ bí truyền thuộc mọi Tín ngưỡng lớn trên thế giới. Nền tảng ấy chính là Thông Thiên Học (Minh triết Thiêng liêng). Cầu mong sao các đấng Chơn sư cổ truyền ban phúc cho nước Ấn Độ nghèo khó của chúng ta!
* * * * * * * * *
http://thongthienhoc.com/sach%20nen%20tang%20chung%20cho%20moi%20ton%20giao.htm
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO   NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NỀN TẢNG CHUNG CỦA MỌI TÔN GIÁO
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
» GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: HUYỀN BÍ HỌC-
Chuyển đến