CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT....

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... Empty
Bài gửiTiêu đề: NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT....   NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:04 am


NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT

1/ Yuyo kẻ đại thù của thần chết
Có thể gọi như thế và cũng có thể gọi ngược lại rằng Yuyo là tử thần . Nhưng thực ra Yuyo vẫn chỉ là yuyo, một khoảng không gian dài không hơn một lóng tay tức chỉ tương đương với trên, dưới 2 phân . Tuy đơn giản và có vẻ hết sức tầm thường như vậy, yuyo đã trở thành điều mà hết thảy các nhân vật cao thủ võ lâm mong mỏi nắm bắt được. Vậy thực sự yuyo là gi và giá trị ra sao ?
Trong khi truyền thụ võ công cho môn sinh, Lý Tiểu Long thường không ngừng nhắc tới giá trị lớn lao của khả năng cảm nhận đối với mọi vận động của bản thân và đối thủ. Theo Lý Tiểu Long, với một khả năng cảm nhận sắc bén, mỗi đòn đánh sẽ được nắm chắc cả về tốc độ lẫn mức chính xác.
Nhưng trước Lý Tiểu Long nhiều thế kỷ, trong võ giới Nhật đã xuất hiện phương pháp rèn luyện có tên gọi Yakusoku Kumite tức là phương pháp rèn luyện để nắm chắc tốc độ và mức chính xác của đòn đánh. Phương pháp này luôn đòi hỏi phải có hai người tập. Nhưng hai người này sẽ không thể hiện bất kỳ hình thức song đấu nào . Khi luyện, một người sẽ biến thành mục tiêu bất động trong lúc người kia cứ việc ra đòn. Tất nhiên việc ra đòn được đặt dưới một điều kiện là không bao giờ chạm vào mục tiêu. Dù đấm , đá thậm chí dùng khí giới, người ra đòn phải kịp thời ngưng đúng vào lúc sắp chạm mục tiêu. Cách tập và điều kiện này buộc cả người tập lẫn người đứng làm mục tiêu đều tập trung thật lớn vào cái khoảng cách cuối cùng giữa mục tiêu và đòn đánh. Sự tập trung này trước hết củng cố khả năng kiểm soát tốc độ của đòn đánh. Do công phu rèn luyện theo ngày tháng, người tập se cảm nhận không hề sai một phần giây đồng hồ lúc mà đòn tới mục tiêu. Kế tiếp, sự tập trung cũng tạo thói quen ấn định tức khắc một mục tiêu cụ thể cho ngọn đòn tung ra. Với cách tập này , không còn những mục tiêu mơ hồ là vùng ngực , vùng bụng, vùng hạ bộ mà chỉ có những mục tiêu có khi chỉ nhỏ bằng một điểm là cằm, là nhân trung, là nhũ căn huyệt, là thủy phân huyệt… Nhờ vậy khi lao vào một cuôc chiến đấu thật sự , người tập sẽ cảm nhận chắc chắn về thời điểm mà ngọn đòn của mình tới đích và đích đó luôn luôn định rõ nằm ở nơi nào trên thân thể đối phương.
Khả năng cảm nhận đó không chỉ xuất phát ở người ra đòn mà có ngay cả ở người đứng bất động làm mục tiêu, ở vị thế này, khả năng cảm nhận sẽ hướng nhiều về tốc độ đòn đánh cùng hường nhắm của đối thủ. Phối hợp cả 2 mặt của khả năng cảm nhận này, người ta sẽ biết rõ ngọn đòn của bản thân mình hay của đối phương sẽ chạm đích trước , dù tung ra cùng một lúc. Vào khi đó, người ta đã nắm được cái khoảng cách mang tên Yuyo từng được mệnh danh là khoảng cách sinh tử . Chính với khả năng cảm nhận này mà kiếm sư Misuyoshi Jubei đã biết trước được cái chết của đối thủ trong khi mọi người đều cho rằng ông và đối thủ đều có tài nghệ ngang nhau. Tất cả chỉ đơn giản ở điểm mọi người không nắm chắc được sự hơn kém trong một khoảng khắc thời gian được cụ thể hóa bằng khoảng không gian chỉ ngắn vừa bằng một lóng tay. Với khoảng cách đó , Jubei đã xả phanh ngực đối thủ trong khi lưỡi gươm của kẻ kia chỉ vừa kịp cắt đứt làn áo ngoài của ông. Khoảng cách từ làn áo ngoài vào tới da thịt quả là hết sức ngắn. Nhưng nắm chắc được nó thì Tử thần sẽ chắc chắn mất mạng hoặc cụ thể hơn , chính mình đã biến thành tử thần để gieo rắc cái chết. Vì vậy , võ giới Nhật từ thời cổ đã có quan niệm " không nắm chắc được Yuyo thì chỉ là một kẻ múa may chứ chưa phải là võ sĩ ".
2/ Tẩu hoả nhập ma là gì ?
Do tầm phổ biến của các loại chuyện võ hiệp, hầu như ai cũng có thể nghe nhắc tới mấy tiếng tẩu hoả, nhập ma theo cách hiểu tổng cương là một tai biến. Nhưng phần đông lại thường nghĩ loại tai biến này chỉ đến riêng với các cao thủ thượng thừa trong võ lâm. Đây là một lầm lẫn rất lớn.
Thực ra tẩu hoả, nhập ma là các tai biến xảy ra ở mọi trình độ luyện công và xảy ra nhiều ở trình độ sơ đẳng do kém hiểu biết về cánh luyện, thiếu trình độ để phát giác hầu kịp thời ứng phó.
Cũng cần phân biệt rõ tẩu hoả và nhập ma là 2 tai biến hoàn toàn khác biệt về cả tính chất lẫn nguyên do. Dù ở mức độ trầm trọng cả 2 tai biến đều đẩy người rèn luyện vào trạng thái mất trí, điên cuồng, nhưng ngay tính chất này cũng khác nhau. Người bị tẩu hoả trở nên điên cuồng do nội khí loạn chuyển , còn người bị nhập ma trở nên điên cuồng do các ảo ảnh huyễn hoặc chi phối.
Nói một cách khác, tẩu hoả là do tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và vượt khỏi ý hướng điều phối của người luyện công. Còn nhập ma là trạng thái mê loạn của người luyện công do ảo ảnh huyễn hoặc không còn khả năng nhận chân nổi thực tế, tin tưởng tuyệt đối vào những điều không hề có hoặc chỉ có trong sự vọng tưởng mà thôi.
Bị tẩu hoả ở mức độ nhẹ sẽ cảm thấy ngực, bụng trướng thống, đầu nặng mắt hoa do khí lực chuyển nhiều tới các bộ phận này. Trong tình trạng nặng hơn, do khí loạn chuyển khắp toàn thân, người luyện không chỉ chịu cảm giác đau đớn mà còn mất hẳn quyền chủ động với thân thể của mình. Khi đó, mọi hành vi, mọi cử động ngoài hẳn ý muốn đều có thể xảy ra và bước cuối cùng là điên cuồng thực sự.
Bị nhập ma không có các hiện tượng như trên. Do bị luôi cuốn bởi các ảo ảnh, người luyện sẽ dần dần từng bước lấy giả làm thật, và cứ thế tiến dần vào trạng thái gần như hôn mê, tinh thần thất tán và cuối cùng cũng đi tới sự điên cuồng. Do không có các hiện tượng biểu hiện rõ rệt nên tai biến Nhập ma hết sức nguy hiểm vì thường chỉ được phát giác vào lúc đã trở nên khó trị.
Để tránh các mối nguy hiểm tai biến trên khi luyện công, nên nhận rõ nguyên nhân của tẩu hoả và nhập ma ra sao.
Quá trình luyện công luôn bao gồm nhiều bước quan trọng mà quan trọng đáng kể là giai đoạn “ nhập tĩnh ” . Chính trong bước nhập tĩnh, người luyện công sẽ khởi sự thâu hoạch các thành quả để nâng cao dần trình độ công phu của mình. Nhưng để bước vào nhập tĩnh người luyện công phải đạt được ít nhất 2 điều kiện là “ Điều phối ý khí “ và “ bài trừ tạp niệm “ . Điều phối ý khí là dùng ý dẫn khí đi khắp các bộ phận thân thể theo cac quy luật nhất định mà mỗi công pháp đã vạch rõ. Bài trừ tạp niệm là đạt tới sự tập trung ý tưởng ở mức hoàn hảo .
Tai biến sảy ra khi người luyện coi nhẹ các điều kiện trên hoặc quá nôn nóng muốn gấp rút thu hoạch các thành quả . Một trong các nguyên tắc lớn của luyện công là : “ DỤNG Ý BẤT DỤNG LỰC “ . Các dụng ý cũng được chỉ dẫn rõ là : “ HỮU Ý, VÔ Ý XƯNG CÔNG PHU “ tức càn trành sự chấp ý để đạt tới trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Ý đến và đi phải nhẹ nhàng, thanh thoát như một là gió thoảng không bị thúc đẩy bởi các mong muốn hay mưu tính. Do sở cầu bản thân, cố dồn ép nhịp điều phối Ý – Khí để thu ngắn quá trình rèn luyện là đã “ dụng lực ” , tức đã vi phạm nguyên tắc căn bản nêu trên. Đây là nguyên do chủ yếu đưa đến tai hoạ Tẩu hoả. Người luyện muốn mau bước vào giai đoạn nhập tĩnh dã đặt bản thân mình vào thế rèn luyện quá cuồng nhiệt, dùng lực để cưỡng bức nhịp thở, gấp gáp vận khí luân chuyển trong khi quên bẵng đòi hỏi quan trọng là phải đạt tới trạng thái hoàn toàn tự nhiên.
So với điều phối ý khí, việc bài trừ tạp niệm còn có vẻ khó hơn. Do dó nhiều phép luyện bài trừ tạp niệm đã được đề ra như : sổ tức pháp, ngoại quan pháp, kế số pháp, mục thị tị chuẩn pháp … Nhưng người luyện công thường không lưu tâm tới các phép luyện này và tự đánh giá chủ quan về thành tựu bản thân để mau chóng bước qua giai đoạn nhập tĩnh. Trên thực tế, các tạp niệm chưa thực sự tiêu trừ đã dần dần hồi sinh ngay trong quá trình nhập tĩnh hoá thành các loại ảo ảnh. Thông thường ảo ảnh từ các điều mà người luyện sẽ nhìn thấy, tưởng nghĩ tới hoặc ấp ủ mơ ước.
Cách hay nhất là ngăn chặn trị dứt các chứng bệnh do các tai biến tẩu hoả, nhập ma đưa tới là tìm ngay một bậc thầy về khí công hoặc cac vị y sư chuyên về châm cứu.
Tuy nhiên, ngay khi phát giác tình trạng không may của mình cần tức khắc đình chỉ việc rèn luyện môn công của mình đang theo đuổi. Kế đó, tự mình có thể cố gắng điều trị bằng các phương pháp cụ thể nhất. Chẳng hạn như, người bị tẩu hoả có thể theo tập các môn công đưa lại tác dụng : tức hoả, thối hoả hoặc tán hoả, tức là các công phu chủ yếu đưa lực ra ngoài. Theo các chuyên gia khí công, người bị tẩu hoả nên chọn 1 trong 3 môn công sau để luyện:
1. Lục tự quyết , nhưng chỉ luyện 3 tiếng XU , KE , XI nên còn gọi là tam tự quyết
2. Xích long thám hải công
3. Thối hoả công
Trong lúc luyện , cần lưu ý các đặc điểm : Buông thả toàn thân, Bài trừ tạp niệm , Tâm thần an định , Dẫn khí xuống dưới .
Riêng những người bị nhập ma thì tự tạo một tâm lý nghịch hẳn với tâm lý đang có, tức là luôn ngờ vực , không tin vào một điều nào mà mình đã tin . Nhưng những người bị nhập ma thường không dễ nhận ra tai biến của mình nên vẫn phải sở cậy nhiều người ở xung quanh và đặc biệt là sở cậy nơi các y sư có thực tài về thôi nã , châm cứu .
Ngoài tẩu hoả, nhập ma , người luyện công còn có thể gặp một số tai biến khác và tai biến tẩu hoả, nhập ma còn có thể đến do một số nguyên nhân khác với nguyên nhân chính đã nêu. Phạm vi một bài viết ngắn không cho phép trình bày cặn kẽ các điều này, nên xin được kết luận bằng một lời nhắc nhở có tính cảnh giác : “ Muốn tránh tai biến trong luyện công nên kiên trì nhẫn nại và luyện tập trong khung cảnh ít bị ngoại cảnh chi phối “.
3/ Kình và lực khác nhau ra sao ?
Phát kình hoặc phát lực là điều mà người học võ nào cũng thường được nghe. Nhưng phân biệt thế nào là kình, thế nào là lực thì không phải ai cũng làm được dễ dàng , đó là chưa kể nhiều người sẽ không phân biệt nổi.
Quan niệm truyền thống Thiếu lâm coi Kình và Lực là 2 dạng sức mạnh khác nhau với các điểm dị biệt như sau: Lực là hữu hình, khởi từ xương, truyền qua sống lưng vào vai mà phát ra. Kình là vô hình, khởi từ gân, truyền qua tứ chi mà phát ra. Lại có một phân biệt khác cho rằng Lực vốn sẵn có và hiển lộ nên mang tính trực và hư , vì vậy mới gọi Chân lực là Trực lực hoặc Hư lực . Riêng Kình là một dạng Lực thông qua rèn luyện mà đạt tới nên ẩn tàng, mang tính Hoành và Thực. ; Vì vậy , Kình còn gọi là Hoành lực hoặc Thực lực. Cần lưu ý về nghĩa các tiếng dùng ở đây. Hư, Thực không thể hiểu theo cách thông thường là Có, Không mà cần hiểu theo đặc tính gồm chứa ở trong. Hư lực là sức mạnh hiển lộ nên có tính Cương, còn Thực lực là sức mạnh ẩn tàng nên có tính Nhu . Vì vậy , mới nói Lực hữu hình , Kình vô hình, Lực tản mạn, Kình hội tụ, Lực trì trệ, Kình thông bén. Những cách diễn tả này chỉ nhằm cho thấy Lực không thể phát hết do bị cản ở lưng và vai cuối cùng ở chính mục tiêu va chạm. ngược lại, Kình dễ dàng thông suốt qua tay chân khi phát qua mục tiêu khi va chạm. Tuy vậy, cần nhớ là Kình cũng phân thành Cương Kình và Nhu Kình. Quan niệm truyền thống Thiếu lâm hình dung Cương kình như một mũi dao nhọn còn Nhu kình như một làn gió thoảng. Mũi dao có thể bị ngăn lại do một lẽ nào đó nhưng ngọn gió sẽ thổi qua tất cả.
Mấy phần sau này là lấy từ cuốn Võ thuật thần kỳ
4 . Tám thức trong chiến đấu
a) Kinh hoàng: Cùng địch thủ giao đấu, trước tiên phải áp đảo về mặt tinh thần. Hét lên làm địch khiếp hải, làm tán loạn ý chí của địch, khiến địch phải hoảng loạn. Tiếng hét đồng thời trấn tĩnh lại tinh thần cho ta, làm mạnh thêm ưu thế, giúp sức pháp kình tạo lực. Khi ta hét lên làm địch thủ phải hốt hoảng, động tác hóa ra chậm, nhân lúc ấy ta xông vào tấn công ồ ạt, địch thủ không kịp né tránh hoảng loạn tất phải bị bại trận. Cao thủ Lý Tiểu Long có tiếng hét giống mèo kêu nhưng đủ ma lực để khủng bố tinh thần của địch thủ. Đây là bằng chứng rõ ràng về sự hiệu nghiệm của tiếng hét vậy.
b) Mãnh liệt: Khi tấn công địch thủ phải dũng cảm xốc tới, liều chẳng tiếc mình, toàn thân nhất trí, nhanh mà có lực.
c) Lang độc: Đã giao đấu kịch liệt thế tất một bên thắng một bên thua, đã đến lúc đó thì không thể không lòng lang tay độc cho được, ta chẳng chế ngự địch tất địch chế ngự ta. Khi đối địch thì yêu cầu "Đương trường chẳng nhường bước, cất tay chẳng lưu tình."
d) Thần cấp: Phép giao đấu muốn có hiệu quả thì phải nhanh, thần tốc, lòng(tâm) linh tay hoạt, lấy nhàn đợi nhọc, lấy tĩnh chế động, lấy nghiêm đợi lơi lõng, lấy (nghiêm) chỉnh chống (bấn) loạn.
Sức mạnh thì phải mượn sức chế ngự, thế mạnh phải thừa thế đó trở về, địch mạnh tất theo mé bên mà vào, địch yếu tất theo trung tâm mà xốc tới
5 . Khéo dùng chiếc dây lưng
Trong võ đường, sợi dây đai thắt lưng giúp cho việc tăng thêm sức lực. Người luyện võ cần phải "khí trầm đan điền", khi luyện tập, thắt chặt sợi đai tạo thành 1 sức ép nào đó với đan điền để tiện cho việc dồn khí xuống đan điền, nhờ vậy mới có thể bộc phát kình lực vượt mức bình thường. Khi ra đường sợi dây nịt thắt lưng lại là vũ khí phòng thân hữu hiệu. Vì dùng nịt có thể lấy nhu khắc cương, chống chọi được với dao găm, gậy gộc, một mình mà chống đỡ được đông người.
6 . Ba đốt (tiết) trong vận động võ thuật
Ba đốt, nói về toàn cơ thể con người thì tay là đốt ngọn (tiêu tiết) thân mình là đốt giữa (trung tiết), chân là đốt gốc (căn tiết). Nếu chia nhỏ thì ngay trong ba đốt kể trên cũng đều có ba đốt riêng cả. Ví dụ nói về tay thì bàn tay là đốt ngọn, khủy tay là đốt giữa, vai là đốt gốc. Nói về chân thì bàn chân là đốt ngọn, đầu gối là đốt giữa, háng là đốt gốc. Vận động của ba đốt không ngoài "nổi, theo, đuổi" tức là đốt ngọn nổi, đốt giữa theo, đốt gốc đuổi "vận động của ba đốt phải liền lạc, liên tục không trệ ngại nhau, phải hợp nhất với nhau. Có như vậy"quyền phát ra tiếng chân cất gió nổi lên".
7 . Thuyết "Ngũ yếu" trong võ thuật
Vận động trong võ thuật có 5 điều cần (ngũ yếu) đó là mắt tinh, tay lẹ, đảm vững ,bộ chắc, lực thực.
a) Mắt tinh: "Mắt là trinh sát, tâm là chủ soái "Trong giao đấu nhất định phải có ánh mắt tinh nhanh, chăm chú xem ý hướng của địch, phải là "tay đến, chân đến, mắt đến" nói "đến" đây là "đến cả loạt". Ánh mắt sắc như mắt ưng, vượn, nếu không được thế thì mình có ra đòn cũng khó đánh trúng mục tiêu, phòng thủ khó nhìn rõ ràng chiêu pháp của địch, chẳng còn cách nào lấy biến đối biến để đánh lại địch thủ.
b) Tay lẹ: "Ra tay chớ chậm chạp, chậm chạp để địch biến, giả sử địch có biến thì lòng ta lẹ như tên (bắn)" Trong giao đấu dứt khoát phải coi trọng đòn tay cho thật lẹ, như điện chớùp, như gió lốc, nếu như chẳng nhanh thì dù có tuyệt chiêu cũng khó lòng giành thắng được.
c) Đảm vững (tức gan dạ): "Nhất đảm, nhì sức, ba công phu" khi chiến đấu nhất định cần phải gan dạ, tâm vững là hàng đầu. Có gan dạ mới dám thủ thắng, đánh mạnh tiến khéo, tiến thoái tự nhiên. Lấy cái mạnh của ta để khắc lại cái kém của địch
d) Bộ chắc: "Bộ vững như khánh thạch gốc chắc địch khó xô". Trong giao đấu nhất định cần phải có bộ pháp kiên cố vững chắc mới được. Nếu bộ pháp không vững tất căn bản bị giao động, trên nặng dưới nhẹ dễ bị địch thủ đánh ngã. "Khoan tập đánh luyện tấn trước".
e) Sức thực (lực thực): Trong khi giao đấu cần có sức thực. Nếu đòn thế tung ra chẳng có tí hơi sức thì dù có đánh trúng địch cũng chẳng có hiệu quả tốt, không dễ giành thắng lợi trong cuộc đấu. Tuy có thuyết "bốn lạng chắn ngàn cân", nhưng ít nhất phải có cái sức "bốn lạng" đã, nếu không thì chỉ phủi bụi, làm trò cười cho địch thủ mà thôi.
8 . Một thân mang năm cung
"Một thân mang năm cung" là chỉ thân mình là một cánh cung dài, hai tay là hai cánh cung, hai chân là hai cánh cung. Năm cung hợp nhất tức là bảo toàn thân thành một chỉnh thể của kình thì mới có thể "tĩnh như núi đồi, động giống sông ngòi", mới có thể co, phát liên miên không dứt.
Năm cung thì lấy cung thân làm chủ, cung tay cung chân làm phụ, đều lấy hông làm trục, trên thì nối với hai cánh tay, dưới thì tùy theo hai chân. Mỗi khi dùng một thế, năm cung đều sẵn sàng, hình thành thế co rút chống đở cả tám mặt, lúc công lúc thủ như phóng tên, đầy đủ sức mạnh.
9 . Sử dụng tiếng hét trong võ thuật
Trong công pháp võ thuật có thuyết "Lục công tề bị, nãi vị thượng thừa" (sáu công phu sẵn sàng mới là bậc thượng thừa). Cái gì là lục công? Đó là THẦN, Ý, HÌNH, LỰC, THANH, KHÍ. Quyền phổ cũng có câu "thần ý là vua khiến, hình lực khí đi đầu, quen tập vận phép "tiếng", mới khiến lục công hoàn toàn". Tiếng hét trong võ thuật giữ một vị trí quan trọng trong võ thuật. Hét để áp đảo tinh thần đối phương, hét để tăng sức chịu đòn, hét để tăng sức mạnh ra đòn, hét để đả thông khí huyết, hét để cấp cứu người bị thương (shiatshu).
Quyền pháp Thiếu Lâm yêu cầu "Tú như miêu, đẩu như hổ, hành như long, thanh như lôi" (ngoan như mèo, lắc như hổ, đi như rồng, tiếng như sấm), đủ thấy từ xưa giới võ thuật đã thấy tầm quan trọng của tiếng hét như thế nào.
; - Võ thuật Trung Quốc có nhiều tiếng hét khác nhau, nhiều thì 8 âm, ít thì 2 âm như péng, yè, gì, hải, hâng, hu, heng, he, ha hoặc a, ya, hây, hâng, hù, ha, ná, yí v.v... Những âm này không có nghĩa chỉ là lúc dùng sức lên xuống ra vào mà phát ra tiếng hét hổ trợ tương đương.
; - Võ thuật Nhật Bản thì có tiếng hét KIAI trong KARATE. Đây là tiếng hét hoàn bị nhất vì bản thân là chữ có nghĩa (Ki: khí, Ai: hiệp khí) lại dùng làm được tiếng hét trong mọi trường hợp và ngay cả cấp cứu người bị bất tỉnh. Người giỏi dùng tiếng hét kiai có thể hét vỡ 1 cái ly thủy tinh để trước mặt.
; -Võ thuật Đại Hàn có 2 tiếng hét: kiap (biến thể từ kiai) dùng để tấn công, và ayya dùng để phòng thủ.
; - Các nghành võ thuật VN từ võ cổ truyền tới Vovinam đều không có tiếng hét nhất định, cũng không có mấy người chuyên luyện về tiếng hét. Trong giao đấu và luyện tập thì thầy hét sao trò bắt chước vậy, sao thấy thuận miệng thì thôi. Tựu chung cũng gồm những âm như a, ha, sát, cha, ya, hư, hự....

SƯU TẦM TỪ NET XƯA
Về Đầu Trang Go down
 
NGƯỜI LUYỆN VÕ CẦN BIẾT....
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Xác chết biết đi do người dân Toraja làm 'ma thuật'.
» Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.
» Con người sinh thái -Con người tâm linh
» Bí Phép Luyện Đạo
» Luyện âm binh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến