CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg Empty
Bài gửiTiêu đề: Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg   Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg I_icon_minitimeSat May 29, 2010 7:03 pm

Hiệu ứng Lichtenberg (Điện ký họa – sự phát quang sinh học) (Cool

Chụp Hào quang

(CXHVN). Những hiện tượng mà chúng tôi sẽ đề cập thật là quyến rũ song cũng không có gì là kỳ lạ hay siêu nhiên, bởi vì những rung động sóng điện từ đan dệt liên thể không – thời gian từ mọi phương vị có khả năng chuyển tải thông tin là một hiển nhiên. Có cần nhắc lại rằng các sóng điện của radio và vô tuyến truyền hình chỉ là những sóng điện từ – có bước sóng đặc biệt – được sử dụng hàng ngày để chuyển tải với tốc độ ánh sáng, mọi thông tin về âm thanh và hình ảnh mà chúng ta thu được bằng máy radio và ti vi.
Những bức xạ của trường điện từ bao quanh thân thể con người và làm sáng tỏ một cách chính xác tình trạng sức khỏe, mối quan hệ về cảm xúc hay tình yêu giữa chúng ta với người khác mà chúng ta quan sát được như đã nói ở phần trên là gì vậy (6)?
Mọi vật thể nóng phát sáng, dù đó là mặt trời – một phản ứng dây chuyền hạt nhân khổng lồ – đang chiếu sáng chúng ta hay một bó đuốc, một bóng đèn điện, một ngọn nến cháy đều phát đi sóng của các loại bức xạ. Những bức xạ này phóng ra những hạt chủ yếu là photon, nhưng cũng có électron hay những hạt nặng hơn như proton ở trong lòng và do các sóng điện từ của liên thể không – thời gian chuyển tải.
Khi các photon trong lòng một sóng càng gần nhau thì độ dài phân cách các sóng càng ngắn và tần số của sóng khi chúng đi qua một điểm càng cao; ngược lại khi các photon càng xa nhau thì độ dài phân cách các sóng càng lớn và tần số của sóng khi chúng đi qua một điểm càng thấp. Các bức xạ có tần số cao nhất mà chúng ta biết được là bức xạ của tia gamma và tia X, chúng được phát đi từ mặt trời và nguy hiểm cho cơ thể con người. Bức xạ có tần số thấp nhất là của sóng điện phát đi từ radio và ti vi. Giữa hai bức xạ đó là các sóng trung bình của ánh sáng mà mắt con người nhìn thấy được, đi từ màu tím – một sự oanh tạc photon với tần số cao – cho tới màu đỏ – một sự oanh tạc photon với tần số thấp.
Nhưng có những cơ thể không phát sáng, thí dụ như cơ thể con người, vẫn có khả năng phát đi những bức xạ có tần số khác nhau, mà người ta gọi đó là sự phát quang, và trong trường hợp của các sinh vật, là sự phát quang sinh học. Cũng như ánh sáng và bức xạ vũ trụ, sự phát quang sinh học là sự phóng đi những hạt photon, électron hay hạt nặng hơn, trong sóng điện từ của liên thể không – thời gian. Chỉ khác ở chỗ: Khi vật thể nóng phát sáng phát đi những hạt có tần số rung động đủ cao, như tốc độ bắn của súng liên thanh – thì những cơ thể không phát sáng, như cơ thể sinh vật phát đi những hạt có tần số rung động thấp, như tốc độ của súng bắn từng phát một. Đó là lý do tại sao phát quang sinh học lại không được xếp vào phổ ánh sáng đã biết từ sóng gamma đến sóng điện. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại.
Chúng ta biết rằng, mọi cơ thể đều hình thành từ các phân tử, các phân tử lại được hình thành từ các nguyên tử. Mà mọi nguyên tử đều gần một hạt nhân có những hạt nặng, neutron và proton bao quanh bởi các quỹ đạo hình tròn trên đó quay các électron. Dưới tác động của các kích thích tự nhiên khác nhau và thu vào hoặc phát ra các photon tức là tạo ra một bức xạ.
Cuối cùng, các nguyên tử và phân tử có thể nhận được hay để mất đi một hoặc nhiều électron và chúng trở thành vật tích điện. Hiện tượng này được gọi là ion hóa cũng có khả năng bức xạ. Và tất nhiên mọi tế bào của cơ thể con người đều được phân cực, có nghiã là được bọc trong một lớp điện dương, gồm các ion potassium, còn bên trong tế bào điện tích trung tính, đó là các ion sodium.
Những bức xạ mà chúng ta vừa quan sát được trên các bức ảnh khác nhau đã có được bằng cách sau đây: Người ta sử dụng một thiết bị gồm một điện cực cho phép nạp một dòng điện. Trên bề mặt của thiết bị có một phim, trên phim này người ta đặt vật cần điện ký họa, người ta đưa vào một dòng điện. Cường độ của dòng điện phải khá mạnh (vài chục nghìn vol) và tất nhiên cũng không được vượt quá ngưỡng an toàn, phù hợp với vật cách điện được sử dụng nếu không sẽ xãy ra hiện tượng điện giật chết người. Sau đó người ta đưa vào một dòng điện rất yếu, khoảng một micro ampe. Một điện trường hình thành thường là xoay chiều, nó tác động đến vật được chụp, vật này cũng tích điện, và chính sự tương tác của điện trường trên vật được chụp đã sinh ra các bức xạ được in lên phim ảnh.
Tất nhiên, hiện tượng được mô tả và quan sát như trên đặt ra nhiều câu hỏi hơn là lời giải đáp. Câu hỏi đầu tiên thuộc về nguồn gốc của hiện tượng.
Hiện tượng đã có từ rất lâu, vào một ngày mưa gió của năm 1760. Hôm đó một giáo sư vật lý Trường đại học Tổng hợp GƯTTINGEN vùng hạ Saxe (Đức), ngạc nhiên dừng lại trước một cái cây bị sét đánh. Điều làm ông ngạc nhiên là nhìn thấy quang phổ điện của cây được in trên mặt đất. Hiện tượng này ám ảnh ông đến mức khi trở về tới phòng thí nghiệm, ông tìm cách tái tạo nó. Ông đã thành công và thu được các hình ảnh – tất nhiên là không phải các bức ảnh vì kỹ thuật chụp ảnh lúc đó chưa có, và ông đặt tên mình cho hiệu ứng này là Hiệu ứng Lichtenberg. Hiệu ứng này nhằm phản ảnh được các trường về điện và là nguồn gốc của cái mà ngày nay người ta gọi là hiệu ứng Kirlian, như quả táo Newton là nguồn gốc của định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu thế kỷ XVII là thế kỷ của các ánh sáng, thì thế kỷ XIX sẽ là thế kỷ của loại ánh sáng mà từ đó các nhà bác học đã xác định được một cách chặt chẽ sự hiện hữu của từ và điện, kể cả việc thống nhất hai hiện tượng đó làm một.
Thật vậy, từ thế kỷ XVIII, từ tính đã làm náo động Paris, với sự tuyên bố của Mesmer, một thầy thuốc người Đức, rằng ông ta đã phát minh ra “từ tính động vật” một chất lỏng sinh ra từ các sinh vật có thể điều khiển được, với nó người ta có thể thông tin từ xa và chữa khỏi bệnh tật, như một phiên bản cổ của năng lượng orgone một thứ ête lấp đầy không gian mà nhờ nó – như nhà tâm lý học và phân tâm học nổi tiếng Wilhern Reich đã khẳng định trong những năm năm mươi, người ta có thể chữa được bệnh ung thư. Mesmer đã tập hợp quanh bàn tiệc từ tính của mình một phần triều đình của vua Louis XVI và những đệ tử của Mesmer đã thành lập cả một “hội hòa âm” một hội tam điểm thực sự về từ tính. Nhưng đó là một câu chuyện về chủ thuyết bí truyền, cũng là bước đầu của nền khoa học mới về năng lượng.
Chúng ta bước sang thế kỷ XIX. Từ thời Newton, người ta tin rằng ánh sáng được hình thành không phải từ các sóng mà từ các hạt. Các nhà vật lý Huygens và Young cũng ra sức chứng minh ánh sáng có tính chất sóng, nhưng thuyết quang học của Newton đã thắng. Đến thế kỷ XIX, người Pháp, ông Fresnel cũng chứng minh ánh sáng lan truyền dưới dạng sóng, trong khi Faraday nhận ra rằng một từ trường làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng. Người Anh, ông Maxwell nhận xét: điện và từ tính lan truyền theo tốc độ của ánh sáng và ông chứng minh rằng không gian rung động dưới tác động riêng rẽ của điện trường và từ trường. Ông kết luận: Các rung động tạo ra bởi từ trường phối hợp với nhau để tạo ra các sóng điện từ hình thành ánh sáng có thể nhìn thấy, nhưng ánh sáng cũng chỉ là một phần bức xạ của vũ trụ. Năm 1869 ông công bố thuyết điện từ của ánh sáng nổi tiếng của mình về tính điện từ của ánh sáng, điều mà ông đã kiên trì xây dựng trong 25 năm dưới sự chế nhạo của cả tổ chức khoa học thời kỳ đó. Cùng với thuyết tương đối của Einstein, thuyết lượng tử của Max Planck, thuyết tính điện từ của ánh sáng là một trong những cách mạng khoa học lớn nhất của thế giới hiện đại.
Maxwell tuyên bố: Ête lấp đầy không gian, rung động dưới tác động riêng rẽ của điện trường và của từ trường ở thế vuông góc với nhau. Thí dụ, các rung động điện thì ở thế thẳng đứng, còn các rung động từ tính thì ở thế nằm ngang. Hai loại rung động này phối hợp với nhau tạo ra những rung động điện từ bước sóng có chiều dài khác nhau trong những giới hạn rộng. Khi bước sóng có chiều dài từ 0,40 đến 0,75 micron thì đó là loại rung động ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Cũng trong thời kỳ này, từ 1840 đến 1940, các thí nghiệm về điện và tiếp theo là thí nghiệm về điện ký họa – một danh từ chung bao quát tất cả những phương pháp cho phép thu được một hình ảnh của các bức xạ phát đi từ một nguồn điện.
Thật vậy, ngay từ 1822, Niepce đã phát minh kỹ thuật chụp ảnh, nhưng phải đợi đến 1837, Daguerre mới thành công trong việc in và rửa ảnh. Từ đó, các nhà nghiên cứu nảy ra ý kiến sử dụng kỹ thuật chụp ảnh. Năm 1842, người Anh Carlston thực hiện thí nghiệm đầu tiên. Năm 1860, tại tỉnh Tours, thiếu tá Darguet chụp ảnh các súc vật bị giết hại tại lò mổ thành phố với hy vọng ghi được linh hồn của súc vật vào phim ảnh. Năm 1884 những người Đức thực hiện các kỹ thuật khác. Năm 1889, nhà vật lý Tiệp Khắc Navratil làm các thí nghiệm khác phối hợp kỹ thuật điện và kỹ thuật chụp ảnh, để lại một quyển sổ ghi chép về các kỹ thuật ông ta đã sử dụng được đặt tên là “Điện ảnh ký” (électrophotographie).
Năm 1890, một người Pháp tên là D’Arsonval hoàn chỉnh các thiết bị điện tạo ra được những bức xạ có tần số và điện áp cao. Ba năm sau 1893, nhà phát minh gốc Nam Tư Nicolas Tesla đã thực hiện tại hội chợ Chicago một thí nghiệm đầy ấn tượng. Sau khi hoàn thiện một máy phát điện xoay chiều có tần số và điện áp cao, ông dịch chuyển trong các trường điện được tạo ra như vậy thì xuất hiện một vầng ánh sáng bức xạ từ cơ thể của ông ta làm cho quần chúng đến quan sát thí nghiệm hết sức ngạc nhiên. Và khi sử dụng máy phát điện có điện thế trên 200.000 vôn và tần số trên 4 mêgahéc, toàn thân ông ta bốc lửa còn hơn cả bất kỳ con Quỷ Méphisto nào trên sân khấu! Báo chí đăng tải những bức ảnh về hiện tượng này, ngoài việc chứng minh rằng cơ thể con người khi “tắm” mình trong một trường điện xoay chiều có thể tạo ra được một bức xạ mạnh mẽ mà mắt các khán giả có thể trông thấy thì hiện tượng này vẫn chỉ có tính cách như một môn trình diễn trên sân khấu. Nhưng lại quá sớm để khẳng định đây là hiện tượng nổi tiếng về aura (cái hào quang) bức xạ quanh cơ thể con người, như cảm nhận của các hoạ sỹ thời trung cổ khi vẽ vầng hào quang quanh đầu Đức Chúa trời và trên đầu các Thánh, chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.
Năm 1896, tại Paris bác sỹ Henri Baradue và nhà vật lý Ba Lan Jodko Narkiewiecz nảy ra ý kiến chụp các bàn tay và lá cây được “ngâm” trong một điện trường. Hai năm sau, Narkiewiecz công bố khoảng ba nghìn bức ảnh loại này nhưng việc có nhiều những bức ảnh chỉ chứng minh là các thí nghiệm có thể được lặp lại song không giải thích được hiện tượng hoặc chưa khai thác được hiện tượng đó, có lúc còn làm cho người ta chán nản. Khoa điện ký học (l’électrographie) rơi vào quên lãng trong hơn bốn mươi năm. Mặt khác điện và việc chụp ảnh đã trở thành các hiện tượng quen thuộc của đời thường và không còn gây được sự tò mò cho công chúng.
Song gần đến thế chiến lần thứ hai năm 1939, một thợ điện trẻ tuổi người Nga ở Krasnodar tên là Semyon Kirlian phát hiện ra một hiện tượng mới. Ông này làm công việc bảo trì các thiết bị điện của một bệnh viện. Khi vừa sửa xong một máy phát điện cao tần, ông ta bị phóng điện, nhưng không mảy may bị đau đớn mà chỉ gây ra một bó tia bức xạ có màu. Hiệu ứng này gây ấn tượng đến mức ông muốn chụp ảnh nó. Ngày hôm sau, với sự giúp đỡ của một sinh viên, ông ta làm lại thí nghiệm, sau khi đặt tay mình lên tấm phim, ông rửa nó tại nhà riêng trước mặt người vợ tên là Valentina. Cả hai người đều thấy bàn tay được ”in” trên tấm phim và bàn tay được bao quanh một vầng bức xạ khớp với hình của nó.
Không lâu sau đó, bệnh viện được trang bị một máy phát điện mới, người ta cho Kirlian cái máy cũ đã hết hạn sử dụng. Kirlian chữa cho máy chạy, được vợ giúp đỡ ông ta tiếp tục tiến hành các thí nghiệm, cải thiện các bức ảnh làm cho chúng ngày càng rõ hơn. Cả hai vợ chồng đều phát hiện được lá cây cũng tạo ra các bức xạ và cùng lao vào nghiên cứu hiện tượng này một cách có hệ thống. Năm 1949 họ nhận được bằng chứng nhận. Họ chụp ảnh màu hoàn thiện thiết bị, tăng số lượng các thí nghiệm. Họ gởi kết quả nghiên cứu của mình đến Viện Hàn lâm Xô viết, được viện này chú ý và chấp nhận. Đến cuối những năm 50 họ nhận được tiền trợ cấp và một phòng thí nghiệm, người ta bắt đầu biết đến công trình của họ ở nhiều nơi trên thế giới, trong một số giới khoa học và cả trong quảng đại dân chúng, và họ đặt cho hiệu ứng này cái tên của họ. Hiệu ứng Kirlian bắt đầu từ đó.
Năm 1965, hai người Anh của Trường đại học Birmingham là Smart và Milner cũng sản xuất được các ảnh tương tự, mà họ hoàn toàn không biết vợ chồng Kirlian. Và năm 1970, hai nhà báo người Mỹ, là Lynn Schroeder và Sheila Ostrander làm một cuộc điều tra dài ngày tại Liên bang Xô viết, cho xuất bản cuốn sách nhan đề “Những khám phá tâm lý sau bức màn thép”, được dịch sang tiếng Pháp năm 1973 và được nhà xuất bản Robert Laffond cho in với tên sách “Những sự tìm tòi tuyệt vời về Cận tâm lý học tại Liên bang Xô viết”. Cuốn sách nhanh chóng trở nên nổi tiếng và làm cho đại chúng trên toàn cầu biết đến hiệu ứng Kirlian.
Báo chí vào cuộc, khẳng định người Nga đã chụp được aura (hào quang). Giới khoa học huyền bí nhận thấy trong hiệu ứng Kirlian có sự hiện hữu của từ tính, sự đúng đắn của Cảm xạ học và nhiều điều khác nữa. Nhưng sự hiện hữu của từ tính là một việc, còn việc chụp được nó chưa thể mang lại một kết quả gì hơn thế, khi người ta cũng không biết thật ra mình đã chụp cái gì, như trong trường hợp thôi miên. Ngược lại việc này lại kích thích sự nghi ngờ trong giới khoa học nhất là ở nước Pháp nơi mà Descarte và Aristote vẫn ngự trị như những ông chủ tuyệt đối của Trường đại học Tổng hợp.
Ít độc đoán, không thành kiến, lại nghiêng về công tác thực nghiệm, các giới khoa học Mỹ liền quan tâm đến vấn đề. Ngay từ 1970, nhà nữ tâm lý học Thelma Moss, trường đại học UCLA ở Californie làm một cuộc du lịch sang Liên bang Xô viết. Khi về nước, bà cho công bố bản tường thuật về chuyến đi của bà. Một nhà khoa học khác William Tiller, Trường đại học Tổng hợp Stanford Californie cũng làm một cuộc du lịch sang Liên bang Xô viết và khi trở về bắt đầu làm các loại thí nghiệm này tại phòng thí nghiệm của mình. Tại Pháp, vào năm 1971 Georges Hadjo cùng với Christian Malézieux và Hervé Moskovakis bắt đầu việc nghiên cứu hiệu ứng Kirlian.
Sự hâm mộ nhiệt thành của các nhà khoa học trên thế giới được biểu hiện ở hầu như khắp mọi nơi, các thí nghiệm được nhân lên, nhất là ở Hoa Kỳ. Đến mức năm 1975, hai người Mỹ Stanley Krippner và Daniel Rubin xuất bản cuốn sách “ Những năng lượng của ý thức” (Les Énergies de la conscience) tổng kết vấn đề này trên thế giới và mở đầu cho sự hợp tác giữa các nhà khoa học Mỹ và Xô viết về nghiên cứu hiệu ứng Kirlian như một vấn đề cận tâm lý.
Cuốn sách được dịch và do nhà xuất bản Tchou ấn hành 1977 tại Pháp dưới cái tên “Năng lượng của cơ thể sống” gồm các bài viết, báo cáo về thực nghiệm hiệu ứng Kirlian đã được tiến hành trên thế giới đem lại cho người đọc một nhận định chính xác về tình trạng nghiên cưú.
Nhà nghiên cứu người Rumani Dimitrescu từ một hiệu ứng Kirlian, đã làm sáng tỏ được những huyệt châm cưú, đó là những điểm kháng điện yếu hơn trên da mà ông gọi là électronographie. Vì sao người Trung Hoa thời cổ đại đã đi đến xác định được sự hiện diện của các điểm châm cưú vẫn còn là một bí mật. Nhưng điều đó cũng vẫn không ngăn cản được hiệu ứng Kirlian phát hiện ra những điểm nhỏ mà quanh chúng có một bức xạ mạnh. Sự khám phá này khẳng định người thầy thuốc châm cứu khi châm những chiếc kim đã làm phân tán hoặc ngược lại tập trung những électron và như thế tác động đến sự lưu thông năng lượng trong cơ thể.
Những thí nghiệm được kể lại trong cuốn sách làm xuất hiện nhiều kết luận gây bối rối. Như bức xạ quan sát được quanh các cây cối là rất khác nhau tùy theo cây đó ốm yếu hay khỏe mạnh. Những bức xạ tạo ra quanh cơ thể con người cũng vậy, tùy theo lúc đó chủ thể bị căng thẳng hay thư giãn. Quanh cơ thể một người hoàn toàn thư giãn thì bức xạ quanh cơ thể anh ta sẽ có màu trắng, xanh, bóng và đầy đặn. Và ngược lại bức xạ sẽ kém đậm đặc và kém sáng bóng ở một chủ thể đang bị căng thẳng. Hơn thế, bức xạ có thể biến mất ở những chủ thể cực kỳ căng thẳng. Và đây cũng là một chuyện không may đến với chính Kirlian. Vào một ngày nọ ông phải làm một cuộc thí nghiệm để trình bày trước một hội đồng các quan chức và các nhà khoa học Xô viết. Lúc đó ông ta quá cảm động và trong trạng thái căng thẳng dẫn đến việc trên các bức ảnh không thể hiện được bức ảnh nào và chỉ sau khi ông ta bình tĩnh trở lại thì công việc mới được tiếp tục có kết quả. Đó là bằng chứng không thể chối cãi rằng trạng thái tâm lý thay đổi có thể làm thay đổi sự bức xạ năng lượng ở con người.
Những thí nghiệm khác nhau, tiến hành tại Liên bang Xô viết cũng như ở Hoa Kỳ đã làm rõ là có sự truyền năng lượng của thầy chữa sang người bệnh. Trong quá trình truyền năng lượng, vành bức xạ bao quanh ngón tay người thầy thuốc kém đậm đặc đi, còn tại ngón tay của người bệnh thì độ đậm đặc lại được tăng lên. Hơn thế, trong một cuộc thí nghiệm tại Hoa Kỳ do Thelma Moss, Kendall Johnson, John Hubacher và Jack Gray cùng với Olga Worral – nhà nhân điện (magnétiseur) nổi tiếng người Mỹ tiến hành, đã xảy ra một điều lạ. Người ta chụp một chiếc lá bị cắt và đã được Olga Worral nạp năng lượng. Thật là lạ, sau khi rửa phim người ta không còn thấy bức xạ phát ra quanh chiếc lá. Olga Worral quan sát chiếc lá và tuyên bố, có thể bà ta đã nạp quá nhiều năng lượng và cần phải làm việc nhẹ nhàng hơn. Người ta làm lại thí nghiệm, bức xạ lại xuất hiện và bóng rõ hơn nhiều so với ảnh chiếc lá chụp trước khi nạp năng lượng.
Người ta cũng nhận thấy có sự bức xạ khác nhau giữa những lá cây nguyên vẹn và lá cây bị cắt. Quanh lá cây nguyên vẹn bức xạ có màu trắng với một gợn màu hồng hoặc đỏ. Với lá cây bị cắt, các mảng màu đỏ, màu cam hiện ra rất rõ ngay tại chỗ lá bị cắt. Hơn thế, những chiếc lá được thầy chữa xử lý bằng năng lượng cho thấy có sự tăng rõ rệt về độ phát sáng của bức xạ, từ đó cho phép kết luận có sự truyền năng lượng của thầy chữa sang chiếc lá.
Thelma Moss và nhóm nghiên cứu của bà còn tiến hành một thí nghiệm kỳ lạ hơn. Người ta chụp ảnh một chiếc lá nguyên vẹn với ý định sẽ cắt nó sau đó. Vậy mà trên bức ảnh người ta nhìn thấy những lỗ đen xuất hiện trên bức xạ chính tại những chỗ chiếc lá sẽ bị cắt. Việc xảy ra như là chiếc lá biết trước nó sẽ bị cắt, tức là đã có sự truyền thông tin một cách vô thức giữa nhà thí nghiệm và chiếc lá. Người ta còn nhận thấy bức xạ năng lượng quanh một vật được bàn tay con người phóng năng lượng vào đậm đặc hơn nhiều so với bức xạ cũng với vật đó nhưng không được phóng năng lượng. Một chủ thể P.S.I (tác động bằng tâm lý) khi tập trung tư tưởng cho thấy anh ta phát đi một bức xạ mà các chùm tia bị ngắn đi nhưng dày đặc hơn.
Richard Allan Miller và Karl Elmendorff đưa một giải pháp về vật lý cho một hiện tượng trên rút ra từ nhiều cuộc thí nghiệm do các ông tiến hành: Hình ảnh thu được lúc phóng điện chính là của trường bức xạ được tạo ra bởi sự vận động cổ điển của các électron và photon. Bức ảnh Kirlian thu được là sự ion – hóa, tức là sự phát đi những tích điện từ vỏ bọc dạng khí của vật nằm trong trường đó, được chụp ảnh. Chính hiện tượng này đã làm cho con người nhìn thấy được các “Khí” phát ra trên bề mặt bao quanh vật được chụp ảnh.
Tất nhiên, nguồn gốc của bức xạ là dòng điện. Nhưng các vật sống – sinh vật cũng phát đi các électron, photon, ion và khí, những cái này tạo thành cái được gọi là aura (hào quang) – tức là một bức xạ đặc trưng của sinh vật mà hiệu ứng Kirlian đã thu được, sản phẩm của sự tương tác giữa trường điện từ được tạo ra từ một dòng điện và bức xạ của bản thân các vật được điện ký họa. Điều này là hiển nhiên vì nếu điện ký hoạ chỉ làm hiển hiện bức xạ của riêng trường điện từ thì không thể giải thích được một cách có lý tại sao lại có sự khác nhau về bức xạ của các trường điện từ đó, tuỳ theo chủ thể được chụp khoẻ mạnh hay yếu, căng thẳng hay thư giãn. Và cũng không thể giải thích được hiện tượng những thay đổi của trường điện từ được gắn với việc chủ thể có được nạp năng lượng hay không, hay khả năng “nhận biết từ trước” của thực vật trước khi chúng bị dao cắt vào thân chúng.
Cũng trong cuốn sách này, một bài viết khác cuả Richard Dobin, Carl Kirsch, Sander Kirsch, Jhon Pierra Kos, Eric Schwartz, Theodor Wolff và Yrsel Zeira đã tổng kết những thí nghiệm do nhóm nghiên cứu của Viện Năng lượng từ tính đã tiến hành. Những thí nghiệm nhằm đo đạc trường năng lượng của con người, tức là đo cái aura (hào quang) nổi tiếng mà rất nhiều nhà quan sát đã và đang khẳng định nhìn được nó bao quanh các sinh vật. Đến mức, các tác giả kết luận: Chính sự hiện hữu của các bức xạ hay aura này đã được các hoạ sỹ thời trung cổ vẽ dưới hình ảnh hào quang phát sáng bao quanh đầu Đức Chúa Trời và các Thánh.
Trường năng lượng phát đi từ cơ thể con người có thể chụp ảnh được. Cần phải tìm hiểu sâu thêm về trường năng lượng đó. Trước mắt tập trung nghiên cứu vùng lồng ngực và bụng. Một mục tiêu phải đạt được trong tương lai là nghiên cứu sự phân bố trường đó trong không gian bằng kỹ thuật “quét”: Các tác giả còn khẳng định nhịp dao động của trường năng lượng phát đi từ con người là vào khoảng hai mươi đến bốn mươi lần /phút và lượng ánh sáng phát đi từ các chủ thể thí nghiệm khác nhau là rất thấp (số lượng photon ghi được từ 50 đến 220 một giây), nhưng chúng vẫn hiện hữu. Tất nhiên người ta đã biết rằng số lượng photon ghi được trên một điểm của sóng thuộc phổ ánh sáng biến thiên từ 400.000 tỷ trên một giây (cho màu đỏ) đến 695.000 tỷ trên một giây (cho màu tím) thì có thể đánh giá được sự khác nhau giữa bức xạ của aura (hào quang) thuộc con người với bức xạ của mặt trời lớn biết chừng nào! Nhưng dù có yếu đến đâu, bức xạ đó vẫn hiện hữu.
Năm 1976 một người Áo, Tiến sĩ Woll có quan tâm đặc biệt đến điện ký hoạ và châm cứu, đã hoàn chỉnh được một phương pháp cho phép chỉ ra trên bề mặt da của con người. Không những các điểm châm cứu mà còn cả các đường kinh lạc mà dọc theo đó năng lượng từ tính vận hành.
Năm 1978, trong hội nghị chuyên đề về Năng lượng từ tính được tổ chức tại Paris – Georges Hadjo trình bày một kỹ thuật đặc biệt tinh vi về điện ký họa mà ông ta đã hoàn chỉnh và gọi tên là Électrophotonique. Kỹ thuật này cho phép lập lại mọi thí nghiệm đã làm từ trước song với một sự chính xác về kỹ thuật ảnh không thể sánh được và đưa đến các thí nghiệm độc đáo.
Sau cùng, 1978 Bác sĩ Laugt nhận được bằng Tiến sỹ với luận án “Điện ký họa” có khả năng thực hiện việc chẩn đoán bệnh trong y học.
Dư Quang Châu (Theo Bộ môn Năng lượng Cảm xạ)
http://www.camxahoc.vn/?p=1825
Về Đầu Trang Go down
 
Chụp Hào quang- Sự phát quang sinh học-Điện ký họa-Hiệu ứng Lichtenberg
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÂM QUANG VÀ KHÍ CÔNG
» Hào Quang
» Viên quang Bí Kiếp.
» VIÊN QUANG BÍ THUẬT
»  BẢY CUNG VÀ VÔ SỐ ĐIỂM LINH QUANG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: CẢM XẠ HỌC - RADIATION - SUPERSENONICS-
Chuyển đến